Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes - Chương 03 - Phần 2
“Đấy là tất cả những gì cô Morrison đã kể. Và anh cũng có thể hình dung được, đối với tôi, câu chuyện ấy chẳng khác gì ánh sáng giữa đêm đen. Mọi chi tiết, trước chẳng có gì liên kết với nhau, nay đã được sắp xếp lại theo đúng trình tự của nó và tôi đã lờ mờ phác họa ra toàn bộ vụ án. Việc còn lại mà tôi phải làm là đi tìm gặp người đàn ông đã gây xúc động mạnh cho bà Barclay. Nếu ông ta còn ở Aldershot thì chẳng có gì khó. Vùng này không đông dân cư, nên một người dị dạng chắc chắn sẽ được chú ý. Mất một ngày tìm kiếm, khi trời sẩm tối tôi đã tìm ra… Ông ta tên là Henry Wood, đang trọ tại chính dãy phố mà bà Barclay đã gặp ông ta. Ông ta mới ở đó được năm ngày. Đóng giả là nhân viên đăng ký hộ tịch, tôi đã trò chuyện khá lâu với bà chủ nhà trọ. Người đàn ông này là một nhà ảo thuật rong; ông ta đi diễn quanh các trại lính và các quán cà phê buổi chiều. Ông ta mang con thú theo trong một chiếc hộp. Con vật này làm bà chủ nhiều phen sợ hết vía, vì bà ta chưa hề thấy loài này bao giờ. Ông ta giải thích rằng nó được dùng để diễn trò. Bà chủ kể cho tôi nghe nhiều điều, rằng riêng việc ông ta sống sót được đã là điều kỳ lạ. Ông ta đi đứng vẹo vọ lắm, và nói một thứ tiếng lạ lùng; hai đêm vừa rồi bà ta cứ thấy ông ta khóc lóc rền rĩ trong phòng ngủ. Về tiền bạc, ông ta rất sòng phẳng.
“Nhưng trong số tiền đặt cọc ông ấy đưa cho bà, có một đồng bạc trông như đồng florin giả. Bà ta cho tôi xem, hóa ra đó là đồng rupi Ấn Độ.
“Thế đấy, anh bạn ơi, giờ thì tôi đã biết chúng ta đang ở đâu và vì sao tôi cần anh giúp. Rõ ràng sau khi chia tay hai người phụ nữ, ông ta đã đi theo họ, cách một quãng xa, và qua cửa sổ đã thấy cảnh hai vợ chồng Barclay cãi nhau. Ông ta chạy vào nhưng lại để xổng con thú mà ông ta mang theo trong cái hộp. Mọi việc thế là đã rõ. Chỉ có ông ta mới cho chúng ta hiểu được chuyện gì đã xảy ra.”
- Anh định đến hỏi ông ta?
- Phải. Và với sự có mặt của nhân chứng.
- Tôi sẽ làm nhân chứng.
- Anh sẽ chứng kiến tất cả. Ông ta chịu làm sáng tỏ sự việc thì tốt. Còn nếu ông ta không chịu, chúng ta sẽ giao vụ này cho cảnh sát.
- Sao anh biết ông ta còn ở đó khi chúng ta quay lại?
- Tôi luôn cẩn thận, anh vẫn biết mà. Tôi đã phái một chú nhóc lảng vảng trước cửa nhà trọ. Nếu ông ta bỏ đi, chú nhóc này sẽ theo sát từng bước. Mai chúng ta sẽ đến tìm ông ta ở phố Hudson. Còn bây giờ thì chính tôi sẽ thành tội phạm mất, nếu còn chưa buông tha cho anh đi ngủ.
Trưa ngày hôm sau, chúng tôi đến hiện trường xảy ra vụ án. Holmes dẫn đường đi sang phố Hudson. Mặc dù Holmes vốn giỏi che giấu cảm xúc, tôi vẫn thấy anh đang rất hồi hộp. Còn tôi phấn khích tựa đang xem thi đấu thể thao, lại như đang tiến hành cuộc khám phá đầy thú vị. Đây là tâm trạng thường thấy của tôi mỗi lần theo Holmes đi phá án.
- Phố Hudson đây rồi. - Holmes khẽ reo lên - A, Simpson đến báo cáo kia rồi.
- Ông ta vẫn còn ở đó, thưa ông! - Một cậu bé lang thang chạy về phía chúng tôi, vừa chạy vừa nói to.
- Giỏi lắm, Simpson. - Holmes khen ngợi và vỗ đầu chú bé - Đi cùng tôi nào, Watson! Cái nhà này đây.
Anh đưa ra tấm thiếp và ngỏ ý muốn gặp ông Henry Wood, vì có việc quan trọng. Lát sau, chúng tôi được mời vào nhà. Mặc dù đang mùa nóng nực, ông ta vẫn thu mình bên ngọn lửa và căn phòng nóng hầm hập như cái lò. Người đàn ông dị hình dị dạng đến khó tả ngồi rúm ró trong ghế bành. Nhưng khi khuôn mặt nhăn nhúm xấu xí quay sang nhìn chúng tôi, thì rõ ràng trước kia hẳn ông ta rất điển trai. Ông ta nhìn chúng tôi đầy nghi ngại. Không đứng lên, cũng chẳng nói chẳng rằng, ông chỉ cho chúng tôi hai cái ghế dựa.
- Ông Henry Wood, ông mới từ Ấn Độ trở về, tôi chắc thế. - Holmes nói rất nhã nhặn - Tôi đến gặp ông, hỏi về cái chết của đại tá Barclay.
- Can hệ gì đến tôi?
- Tôi cũng muốn làm sáng tỏ điều đó. Theo tôi biết, nếu vấn đề không được làm sáng tỏ, bà Barclay, bạn cũ của ông, sẽ bị đưa ra tòa xét xử vì tội giết người…
Người đàn ông bắt đầu phản ứng quyết liệt.
- Tôi không biết ông là ai, - Ông ta gào lên - hay do đâu mà ông biết mọi chuyện. Nhưng ông có dám thề là ông đang nói sự thật với tôi không?
- Chứ sao. Họ chỉ chờ bà ấy tỉnh trí lại để bắt giữ mà thôi.
- Trời ơi! Ông có phải cảnh sát không?
- Không. Nhưng tôi coi thực thi công lý là nghĩa vụ của tất cả mọi người.
- Tôi xin thề với ông, nàng hoàn toàn vô tội !
- Vậy thì ông là kẻ có tội !
- Không, tôi không gây ra tội ác.
- Vậy, ai giết đại tá Barclay?
- Đó là ý trời! Nhưng ông nên nhớ rằng, dù tôi có đập vỡ sọ hắn thì cũng chưa đủ trả những gì hắn nợ tôi. Nếu không phải hắn chết bởi lương tâm tội lỗi dằn vặt thì có lẽ chính tay tôi đã vấy máu hắn rồi. Ông muốn nghe kể lại mọi chuyện ư? Tôi chẳng có lý do gì đáng hổ thẹn mà phải ngại. Chuyện là thế này, thưa ông… Ông thấy, giờ đây tôi mang trên mình một cái bướu lạc đà và những chiếc xương sườn vẹo vọ, nhưng khi xưa, đã có thời hạ sĩ Henry Wood này là người đẹp trai nhất trung đoàn 117. Ngày ấy, chúng tôi đóng quân bên Ấn Độ, tại vùng Bhurtee. Barclay hồi đó là trung sĩ trong cùng đơn vị với tôi. Còn hoa khôi của cả trung đoàn, cô gái xinh đẹp nhất trần đời, là Nancy Devoy, con gái trung sĩ tiểu đội trưởng. Có hai chàng trai cùng yêu nàng, và chỉ một người được nàng đáp lại. Hẳn ông sẽ cười khi cái ông già tội nghiệp rúm ró bên lò sưởi này nói rằng nàng yêu tôi, vì thuở ấy tôi thật bảnh bao.
“Nhưng mặc dù tôi đã chiếm được trái tim nàng, cha nàng vẫn nhất định chọn Barclay làm chàng rể. Tôi chỉ là một anh chàng can đảm, ưa mạo hiểm. Còn anh ta có học hành hẳn hoi, và đã được chỉ định thành sĩ quan rồi. Nhưng Nancy chỉ yêu tôi, và tôi tin đáng lẽ tôi đã lấy được nàng nếu cuộc chiến Mutiny không bùng nổ, khắp nơi không chìm ngập trong máu lửa.
“Toàn thể trung đoàn bị bao vây ở Bhurtee, cộng thêm phân nửa lực lượng pháo binh, một đại đội lính người Sikh, nhiều dân thường và cả phụ nữ nữa. Khoảng mười ngàn quân phiến loạn như bầy cáo bao vây chúng tôi như vây quanh cái lồng chuột. Sang tuần thứ hai, chúng tôi bắt đầu khan hiếm nước. Vấn đề cấp bách là phải liên lạc được với binh đoàn của tướng Neill đang ngược lên xứ này. Đó là cơ may duy nhất, vì chẳng có hy vọng mở đường máu thoát ra, bởi cạnh chúng tôi còn có cả phụ nữ và trẻ con. Thế là tôi xung phong đi bắt liên lạc với tướng Neill. Lời thỉnh cầu của tôi được chấp thuận. Tôi sẽ đi cùng trung sĩ Barclay, vì anh ta thông thạo thực địa hơn cả, và sẽ mở đường cho tôi thoát ra ngoài. Tôi bắt đầu lên đường vào lúc 10 giờ tối hôm ấy. Hàng ngàn sinh mạng sẽ được cứu sống, nhưng tôi chỉ quan tâm đến duy nhất một người khi tôi trèo tường thoát ra đêm hôm ấy. Con đường chúng tôi đi men theo một dòng suối cạn. Chúng tôi hy vọng nhờ thế bọn địch sẽ không phát hiện ra. Nhưng vừa bò đến ven bờ suối, tôi đã chạm trán với sáu tên địch chờ sẵn đang ẩn mình trong bóng tối. Chỉ trong vài giây, tôi đã bị đánh ngất, rồi bị trói nghiến. Nhưng về tới nơi và nghe chúng kháo nhau, tôi mới ngớ người ra bởi một cú đòn còn đau đớn hơn: Chính đồng đội của tôi, kẻ đã chỉ đường cho tôi trốn ra, cũng là kẻ nộp tôi cho địch, bằng cách phái lính hầu đi báo cho chúng.
“Có lẽ tôi cũng không cần kể thêm. Giờ ông cũng đã hiểu James Barclay nham hiểm đến thế nào. Ngày hôm sau, vùng Bhurtee được tướng Neill đưa quân tới giải cứu.
Nhưng quân phiến loạn đã mang tôi theo trên đường rút chạy, và phải nhiều năm sau tôi mới lại được thấy một người da trắng. Tôi bị đánh đập dã man, bỏ trốn, rồi bị bắt lại và bị tra tấn tàn khốc. Ông hãy tưởng tượng tình trạng của tôi khi ấy! Một vài tên bỏ trốn sang Nepal, mang tôi theo, rồi sang đó mang tôi lên vùng Darjeeling. Ở đó, dân sơn cước giết quân phiến loạn, nên tôi trở thành nô lệ cho họ. Rồi tôi bỏ trốn. Nhưng thay vì đi xuống phía nam, tôi đi theo hướng bắc, cho tới khi đến Afghanistan. Tôi sống lang thang ở đó đến một năm trời, cuối cùng trở về Punjab sống với dân bản địa và kiếm sống bằng những trò ảo thuật mà tôi đã học được. Một kẻ tàn tật như tôi nếu có trở về Anh quốc, hay tìm cách liên lạc với chiến hữu, thì có ích gì đâu? Thậm chí dù rất muốn trả thù, tôi cũng không bao giờ làm thế. Chẳng thà tôi để Nancy và các đồng đội của tôi tưởng rằng tôi đã chết với tấm lưng thẳng, còn hơn để họ thấy tôi sống sót mà phải bò lê bò lết với một cây gậy, chẳng khác một con tinh tinh. Tôi nghe nói Barclay đã cưới Nancy và anh ta thăng tiến rất nhanh. Tuy nhiên, kể cả điều đó cũng không khiến tôi nói ra sự thật. Nhưng tiếng gọi của quê hương xứ sở luôn khiến tôi day dứt. Bao nhiêu năm tha hương, tôi vẫn mơ về những cánh đồng và những rào dậu xanh tươi cây cối của nước Anh. Cuối cùng, tôi quyết định phải trở về quê hương thân yêu. Tôi cố tiết kiệm để trở về, và đến doanh trại này, diễn trò ảo thuật mua vui sống qua ngày.
- Câu chuyện của ông thật xúc động. - Sherlock Holmes nói - Tôi đã nghe kể về cuộc gặp gỡ giữa ông và bà Barclay, về mối quan hệ của ông bà. Tôi đoán, sau đó ông đi theo bà ấy về nhà; qua cửa sổ, ông đã thấy bà ấy với ông chồng cãi cọ. Chắc rằng bà ấy đã trách móc ông chồng về chuyện ngày xưa. Thế là ông không kiềm chế nổi, liền chạy qua bãi cỏ, vào phòng.
- Quả vậy, thưa ông. Khi nhìn thấy tôi, hắn vô cùng khiếp đảm và té ngửa, đầu đập vào thành ghế. Nhưng hắn đã chết trước cả khi ngã xuống. Tôi trông thấy rõ cái chết hiện trên mặt hắn, rõ ràng như tôi đọc cuốn sách này, bên ngọn lửa. Sự xuất hiện của tôi giống như viên đạn bắn xuyên qua trái tim tội lỗi của hắn.
- Sau đó thì sao?
- Nancy ngất xỉu. Tôi lấy chìa khóa từ tay nàng, định mở cửa và gọi người đến giúp. Nhưng, chợt nghĩ, có lẽ tốt hơn nếu tôi để mọi thứ nguyên như thế và bỏ đi. Vì tôi ở vào tình thế tình ngay lý gian. Và nếu tôi bị bắt, mọi bí mật của tôi sẽ bị lộ. Trong lúc vội vã, tôi đã nhét chìa khóa vào túi áo và đánh rơi cây gậy khi đuổi theo Teddy đang leo lên rèm cửa. Tôi lại nhốt nó vào hộp, rồi vội vã bỏ chạy.
- Teddy là ai?
Người đàn ông đứng dậy, lôi từ trong góc nhà ra một thứ giống như cái lồng thỏ. Một con vật nhanh nhẹn chui ra. Nó rất đẹp, màu đỏ nhạt, mảnh mai và mềm mại, bốn cái chân chồn, mũi dài và mảnh, cặp mắt đỏ tuyệt đẹp.
- Con chồn đèn! - Tôi reo lên.
- Phải, có người gọi nó là chồn đèn, người khác lại gọi là chồn bắt rắn. - Người đàn ông xác nhận - Tôi thì gọi nó là “con bắt rắn”. Quả nó bắt rắn hổ mang cực nhanh. Tôi có một con rắn đã bẻ hết nanh, và tối nào Teddy cũng biểu diễn bắt rắn mua vui cho dân xứ này. Ông còn gì muốn biết nữa không?
- Rất có thể chúng tôi sẽ cần đến ông, một khi bà Barclay gặp khó dễ…
- Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng làm hết sức mình.
- Nếu không thì chẳng có lý do gì để gây ra một vụ ầm ĩ đối với một người đã chết dù ông ta đã thật xấu xa, hèn nhát. Hẳn là ông cũng mãn nguyện, vì ba mươi năm qua lương tâm ông ấy đã vô cùng cắn rứt bởi hành vi độc ác của mình. A, thiếu tá Murphy đang đi bên đường kia. Chào ông Wood! Tôi phải xem từ hôm qua đến giờ có chuyển biến gì không.
Chúng tôi đuổi kịp ông thiếu tá ở góc phố.
- A, ông Holmes. Tôi nghĩ ông đã biết vụ ầm ĩ này chẳng đi đến đâu rồi, phải không? - Ông ta nói.
- Gì vậy?
- Cuộc điều tra đã kết thúc. Giám định pháp y xác nhận nạn nhân chết vì xuất huyết não. Ông thấy không, vụ này cuối cùng lại hóa ra đơn giản.
- Vâng, thật quá đơn giản! - Holmes mỉm cười - Đi nào Watson. Chúng ta không còn cần thiết ở Aldershot nữa rồi.
- Có một việc tôi chưa hiểu. - Tôi nói khi chúng tôi cùng đi về phía nhà ga - Nếu ông chồng là James, ông bạn cũ là Henry, thì sao bà vợ lại nói đến David?
- Cái từ đó lẽ ra đã tiết lộ cho tôi biết tất cả câu chuyện này, Watson ạ, nếu như tôi giỏi suy luận. Rõ ràng từ đó dùng để oán trách.
- Để oán trách?
- Phải, Thánh David cũng sa ngã đôi lần. Và một trong những lần ấy, vị thánh đó cũng đã hành động như James Barclay. Tôi e là trí nhớ của tôi về Kinh Thánh hơi tệ.
“Nhưng trong số tiền đặt cọc ông ấy đưa cho bà, có một đồng bạc trông như đồng florin giả. Bà ta cho tôi xem, hóa ra đó là đồng rupi Ấn Độ.
“Thế đấy, anh bạn ơi, giờ thì tôi đã biết chúng ta đang ở đâu và vì sao tôi cần anh giúp. Rõ ràng sau khi chia tay hai người phụ nữ, ông ta đã đi theo họ, cách một quãng xa, và qua cửa sổ đã thấy cảnh hai vợ chồng Barclay cãi nhau. Ông ta chạy vào nhưng lại để xổng con thú mà ông ta mang theo trong cái hộp. Mọi việc thế là đã rõ. Chỉ có ông ta mới cho chúng ta hiểu được chuyện gì đã xảy ra.”
- Anh định đến hỏi ông ta?
- Phải. Và với sự có mặt của nhân chứng.
- Tôi sẽ làm nhân chứng.
- Anh sẽ chứng kiến tất cả. Ông ta chịu làm sáng tỏ sự việc thì tốt. Còn nếu ông ta không chịu, chúng ta sẽ giao vụ này cho cảnh sát.
- Sao anh biết ông ta còn ở đó khi chúng ta quay lại?
- Tôi luôn cẩn thận, anh vẫn biết mà. Tôi đã phái một chú nhóc lảng vảng trước cửa nhà trọ. Nếu ông ta bỏ đi, chú nhóc này sẽ theo sát từng bước. Mai chúng ta sẽ đến tìm ông ta ở phố Hudson. Còn bây giờ thì chính tôi sẽ thành tội phạm mất, nếu còn chưa buông tha cho anh đi ngủ.
Trưa ngày hôm sau, chúng tôi đến hiện trường xảy ra vụ án. Holmes dẫn đường đi sang phố Hudson. Mặc dù Holmes vốn giỏi che giấu cảm xúc, tôi vẫn thấy anh đang rất hồi hộp. Còn tôi phấn khích tựa đang xem thi đấu thể thao, lại như đang tiến hành cuộc khám phá đầy thú vị. Đây là tâm trạng thường thấy của tôi mỗi lần theo Holmes đi phá án.
- Phố Hudson đây rồi. - Holmes khẽ reo lên - A, Simpson đến báo cáo kia rồi.
- Ông ta vẫn còn ở đó, thưa ông! - Một cậu bé lang thang chạy về phía chúng tôi, vừa chạy vừa nói to.
- Giỏi lắm, Simpson. - Holmes khen ngợi và vỗ đầu chú bé - Đi cùng tôi nào, Watson! Cái nhà này đây.
Anh đưa ra tấm thiếp và ngỏ ý muốn gặp ông Henry Wood, vì có việc quan trọng. Lát sau, chúng tôi được mời vào nhà. Mặc dù đang mùa nóng nực, ông ta vẫn thu mình bên ngọn lửa và căn phòng nóng hầm hập như cái lò. Người đàn ông dị hình dị dạng đến khó tả ngồi rúm ró trong ghế bành. Nhưng khi khuôn mặt nhăn nhúm xấu xí quay sang nhìn chúng tôi, thì rõ ràng trước kia hẳn ông ta rất điển trai. Ông ta nhìn chúng tôi đầy nghi ngại. Không đứng lên, cũng chẳng nói chẳng rằng, ông chỉ cho chúng tôi hai cái ghế dựa.
- Ông Henry Wood, ông mới từ Ấn Độ trở về, tôi chắc thế. - Holmes nói rất nhã nhặn - Tôi đến gặp ông, hỏi về cái chết của đại tá Barclay.
- Can hệ gì đến tôi?
- Tôi cũng muốn làm sáng tỏ điều đó. Theo tôi biết, nếu vấn đề không được làm sáng tỏ, bà Barclay, bạn cũ của ông, sẽ bị đưa ra tòa xét xử vì tội giết người…
Người đàn ông bắt đầu phản ứng quyết liệt.
- Tôi không biết ông là ai, - Ông ta gào lên - hay do đâu mà ông biết mọi chuyện. Nhưng ông có dám thề là ông đang nói sự thật với tôi không?
- Chứ sao. Họ chỉ chờ bà ấy tỉnh trí lại để bắt giữ mà thôi.
- Trời ơi! Ông có phải cảnh sát không?
- Không. Nhưng tôi coi thực thi công lý là nghĩa vụ của tất cả mọi người.
- Tôi xin thề với ông, nàng hoàn toàn vô tội !
- Vậy thì ông là kẻ có tội !
- Không, tôi không gây ra tội ác.
- Vậy, ai giết đại tá Barclay?
- Đó là ý trời! Nhưng ông nên nhớ rằng, dù tôi có đập vỡ sọ hắn thì cũng chưa đủ trả những gì hắn nợ tôi. Nếu không phải hắn chết bởi lương tâm tội lỗi dằn vặt thì có lẽ chính tay tôi đã vấy máu hắn rồi. Ông muốn nghe kể lại mọi chuyện ư? Tôi chẳng có lý do gì đáng hổ thẹn mà phải ngại. Chuyện là thế này, thưa ông… Ông thấy, giờ đây tôi mang trên mình một cái bướu lạc đà và những chiếc xương sườn vẹo vọ, nhưng khi xưa, đã có thời hạ sĩ Henry Wood này là người đẹp trai nhất trung đoàn 117. Ngày ấy, chúng tôi đóng quân bên Ấn Độ, tại vùng Bhurtee. Barclay hồi đó là trung sĩ trong cùng đơn vị với tôi. Còn hoa khôi của cả trung đoàn, cô gái xinh đẹp nhất trần đời, là Nancy Devoy, con gái trung sĩ tiểu đội trưởng. Có hai chàng trai cùng yêu nàng, và chỉ một người được nàng đáp lại. Hẳn ông sẽ cười khi cái ông già tội nghiệp rúm ró bên lò sưởi này nói rằng nàng yêu tôi, vì thuở ấy tôi thật bảnh bao.
“Nhưng mặc dù tôi đã chiếm được trái tim nàng, cha nàng vẫn nhất định chọn Barclay làm chàng rể. Tôi chỉ là một anh chàng can đảm, ưa mạo hiểm. Còn anh ta có học hành hẳn hoi, và đã được chỉ định thành sĩ quan rồi. Nhưng Nancy chỉ yêu tôi, và tôi tin đáng lẽ tôi đã lấy được nàng nếu cuộc chiến Mutiny không bùng nổ, khắp nơi không chìm ngập trong máu lửa.
“Toàn thể trung đoàn bị bao vây ở Bhurtee, cộng thêm phân nửa lực lượng pháo binh, một đại đội lính người Sikh, nhiều dân thường và cả phụ nữ nữa. Khoảng mười ngàn quân phiến loạn như bầy cáo bao vây chúng tôi như vây quanh cái lồng chuột. Sang tuần thứ hai, chúng tôi bắt đầu khan hiếm nước. Vấn đề cấp bách là phải liên lạc được với binh đoàn của tướng Neill đang ngược lên xứ này. Đó là cơ may duy nhất, vì chẳng có hy vọng mở đường máu thoát ra, bởi cạnh chúng tôi còn có cả phụ nữ và trẻ con. Thế là tôi xung phong đi bắt liên lạc với tướng Neill. Lời thỉnh cầu của tôi được chấp thuận. Tôi sẽ đi cùng trung sĩ Barclay, vì anh ta thông thạo thực địa hơn cả, và sẽ mở đường cho tôi thoát ra ngoài. Tôi bắt đầu lên đường vào lúc 10 giờ tối hôm ấy. Hàng ngàn sinh mạng sẽ được cứu sống, nhưng tôi chỉ quan tâm đến duy nhất một người khi tôi trèo tường thoát ra đêm hôm ấy. Con đường chúng tôi đi men theo một dòng suối cạn. Chúng tôi hy vọng nhờ thế bọn địch sẽ không phát hiện ra. Nhưng vừa bò đến ven bờ suối, tôi đã chạm trán với sáu tên địch chờ sẵn đang ẩn mình trong bóng tối. Chỉ trong vài giây, tôi đã bị đánh ngất, rồi bị trói nghiến. Nhưng về tới nơi và nghe chúng kháo nhau, tôi mới ngớ người ra bởi một cú đòn còn đau đớn hơn: Chính đồng đội của tôi, kẻ đã chỉ đường cho tôi trốn ra, cũng là kẻ nộp tôi cho địch, bằng cách phái lính hầu đi báo cho chúng.
“Có lẽ tôi cũng không cần kể thêm. Giờ ông cũng đã hiểu James Barclay nham hiểm đến thế nào. Ngày hôm sau, vùng Bhurtee được tướng Neill đưa quân tới giải cứu.
Nhưng quân phiến loạn đã mang tôi theo trên đường rút chạy, và phải nhiều năm sau tôi mới lại được thấy một người da trắng. Tôi bị đánh đập dã man, bỏ trốn, rồi bị bắt lại và bị tra tấn tàn khốc. Ông hãy tưởng tượng tình trạng của tôi khi ấy! Một vài tên bỏ trốn sang Nepal, mang tôi theo, rồi sang đó mang tôi lên vùng Darjeeling. Ở đó, dân sơn cước giết quân phiến loạn, nên tôi trở thành nô lệ cho họ. Rồi tôi bỏ trốn. Nhưng thay vì đi xuống phía nam, tôi đi theo hướng bắc, cho tới khi đến Afghanistan. Tôi sống lang thang ở đó đến một năm trời, cuối cùng trở về Punjab sống với dân bản địa và kiếm sống bằng những trò ảo thuật mà tôi đã học được. Một kẻ tàn tật như tôi nếu có trở về Anh quốc, hay tìm cách liên lạc với chiến hữu, thì có ích gì đâu? Thậm chí dù rất muốn trả thù, tôi cũng không bao giờ làm thế. Chẳng thà tôi để Nancy và các đồng đội của tôi tưởng rằng tôi đã chết với tấm lưng thẳng, còn hơn để họ thấy tôi sống sót mà phải bò lê bò lết với một cây gậy, chẳng khác một con tinh tinh. Tôi nghe nói Barclay đã cưới Nancy và anh ta thăng tiến rất nhanh. Tuy nhiên, kể cả điều đó cũng không khiến tôi nói ra sự thật. Nhưng tiếng gọi của quê hương xứ sở luôn khiến tôi day dứt. Bao nhiêu năm tha hương, tôi vẫn mơ về những cánh đồng và những rào dậu xanh tươi cây cối của nước Anh. Cuối cùng, tôi quyết định phải trở về quê hương thân yêu. Tôi cố tiết kiệm để trở về, và đến doanh trại này, diễn trò ảo thuật mua vui sống qua ngày.
- Câu chuyện của ông thật xúc động. - Sherlock Holmes nói - Tôi đã nghe kể về cuộc gặp gỡ giữa ông và bà Barclay, về mối quan hệ của ông bà. Tôi đoán, sau đó ông đi theo bà ấy về nhà; qua cửa sổ, ông đã thấy bà ấy với ông chồng cãi cọ. Chắc rằng bà ấy đã trách móc ông chồng về chuyện ngày xưa. Thế là ông không kiềm chế nổi, liền chạy qua bãi cỏ, vào phòng.
- Quả vậy, thưa ông. Khi nhìn thấy tôi, hắn vô cùng khiếp đảm và té ngửa, đầu đập vào thành ghế. Nhưng hắn đã chết trước cả khi ngã xuống. Tôi trông thấy rõ cái chết hiện trên mặt hắn, rõ ràng như tôi đọc cuốn sách này, bên ngọn lửa. Sự xuất hiện của tôi giống như viên đạn bắn xuyên qua trái tim tội lỗi của hắn.
- Sau đó thì sao?
- Nancy ngất xỉu. Tôi lấy chìa khóa từ tay nàng, định mở cửa và gọi người đến giúp. Nhưng, chợt nghĩ, có lẽ tốt hơn nếu tôi để mọi thứ nguyên như thế và bỏ đi. Vì tôi ở vào tình thế tình ngay lý gian. Và nếu tôi bị bắt, mọi bí mật của tôi sẽ bị lộ. Trong lúc vội vã, tôi đã nhét chìa khóa vào túi áo và đánh rơi cây gậy khi đuổi theo Teddy đang leo lên rèm cửa. Tôi lại nhốt nó vào hộp, rồi vội vã bỏ chạy.
- Teddy là ai?
Người đàn ông đứng dậy, lôi từ trong góc nhà ra một thứ giống như cái lồng thỏ. Một con vật nhanh nhẹn chui ra. Nó rất đẹp, màu đỏ nhạt, mảnh mai và mềm mại, bốn cái chân chồn, mũi dài và mảnh, cặp mắt đỏ tuyệt đẹp.
- Con chồn đèn! - Tôi reo lên.
- Phải, có người gọi nó là chồn đèn, người khác lại gọi là chồn bắt rắn. - Người đàn ông xác nhận - Tôi thì gọi nó là “con bắt rắn”. Quả nó bắt rắn hổ mang cực nhanh. Tôi có một con rắn đã bẻ hết nanh, và tối nào Teddy cũng biểu diễn bắt rắn mua vui cho dân xứ này. Ông còn gì muốn biết nữa không?
- Rất có thể chúng tôi sẽ cần đến ông, một khi bà Barclay gặp khó dễ…
- Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng làm hết sức mình.
- Nếu không thì chẳng có lý do gì để gây ra một vụ ầm ĩ đối với một người đã chết dù ông ta đã thật xấu xa, hèn nhát. Hẳn là ông cũng mãn nguyện, vì ba mươi năm qua lương tâm ông ấy đã vô cùng cắn rứt bởi hành vi độc ác của mình. A, thiếu tá Murphy đang đi bên đường kia. Chào ông Wood! Tôi phải xem từ hôm qua đến giờ có chuyển biến gì không.
Chúng tôi đuổi kịp ông thiếu tá ở góc phố.
- A, ông Holmes. Tôi nghĩ ông đã biết vụ ầm ĩ này chẳng đi đến đâu rồi, phải không? - Ông ta nói.
- Gì vậy?
- Cuộc điều tra đã kết thúc. Giám định pháp y xác nhận nạn nhân chết vì xuất huyết não. Ông thấy không, vụ này cuối cùng lại hóa ra đơn giản.
- Vâng, thật quá đơn giản! - Holmes mỉm cười - Đi nào Watson. Chúng ta không còn cần thiết ở Aldershot nữa rồi.
- Có một việc tôi chưa hiểu. - Tôi nói khi chúng tôi cùng đi về phía nhà ga - Nếu ông chồng là James, ông bạn cũ là Henry, thì sao bà vợ lại nói đến David?
- Cái từ đó lẽ ra đã tiết lộ cho tôi biết tất cả câu chuyện này, Watson ạ, nếu như tôi giỏi suy luận. Rõ ràng từ đó dùng để oán trách.
- Để oán trách?
- Phải, Thánh David cũng sa ngã đôi lần. Và một trong những lần ấy, vị thánh đó cũng đã hành động như James Barclay. Tôi e là trí nhớ của tôi về Kinh Thánh hơi tệ.