Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-7
Chương 7: Đỉnh núi chói lọi một thời, nay đã bị nhấn chìm trong đất cát
Câu nói của Tạ Bình Xuyên mở ra một vòng tuần hoàn, cứ lặp đi lặp trong đầu Từ Bạch.
Cô quên mất chính mình đã lên sân khấu thế nào, chỉ nhớ lúc bước lên bậc thang, Tạ Bình Xuyên còn cười vớ mình. Cô thấy dòng người chen chúc, bóng người hỗn loạn, nghe thấy tiếng người cười nói ồn ào, nhưng những cảm giác đó lại như cách cô rất xa.
Cô ngồi bên cây đàn piano lớn, làn váy như dòng sông cạn trên mặt đất. Sau khi tiếng đàn violin vang lên, cô đánh ra một khúc dạo đầu rất mượt mà, sự phối hợp tổng thể có thể xem là hoàn hảo.
Biểu diễn không thể nào không thuận lợi, bởi vì họ đã luyện tập rất lâu rồi.
Khi kết thúc, tiếng vỗ tay kéo dài không thôi.
Từ Bạch cầm làn váy chạy xuống sân khấu, nhanh chóng tìm thấy Tạ Bình Xuyên. Cô đến ngồi cạnh anh, lại đòi được khen nữa: "Tụi mình đã hứa rồi, anh phải nói thật với em."
Tạ Bình Xuyên hỏi ngược lại: "Nói gì?"
Từ Bạch nhìn anh, lời nói như còn ẩn ý: "Anh nghe hợp tấu lúc nãy rồi đúng không?"
Tạ Bình Xuyên cầm cặp mình, mở khoá kéo phía sau ra, lấy ra một... cuốn sách dày gần một ngón tay. Anh lật vài trang, xác nhận chắc chắn không sai, không có chút hư hại nào, rồi đặt cả quyển sách vào tay Từ Bạch.
Từ Bạch còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra, Tạ Bình Xuyên đã giải thích với cô: "Đây là phần thưởng cho em."
Từ Bạch cúi đầu, rốt cuộc cũng phát hiện đây là một quyển từ điển Cambridge Anh - Pháp.
Tạ Bình Xuyên nói: "Nghe bố em nói, em muốn làm phiên dịch viên tiếng Pháp. Anh nhớ em cũng có nói muốn làm phiên dịch viên tiếng Anh...."
Thế nên, Tạ Bình Xuyên mua một quyển từ điển Anh - Pháp. Anh cảm thấy thế này là đã giải quyết được mọi vấn đề.
Từ Bạch không nói gì.
Cô cúi đầu nhìn cuốn từ điển, hai tay dùng sức ước lượng. Từ điển rất nặng, cô thực sự có hơi cầm không nổi.
"Phần thưởng to quá ạ." Từ Bạch dùng đầu ngón tay vuốt ve bìa sách, "Bố em còn không tin em có thể làm phiên dịch viên."
Cô khẽ gật đầu, mở lòng mình: "Em muốn trở thành phiên dịch viên, cũng muốn học về ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ giống như một cây cầu, em muốn làm người xây cầu."
Nói xong những lời này, Từ Bạch ôm từ điển cười: "Ví dụ vậy hình như sai sai, em nói không giỏi lắm."
Nhưng Tạ Bình Xuyên nói: "Không cần giải thích, anh hiểu ý em."
Từ Bạch nghĩ thầm, đời người hiếm có được tri âm, hiếm hơn nữa chính là luôn có người ủng hộ chuyện mình muốn làm. Cô mở ra trang đầu tiên, đẩy sách đến trước mặt Tạ Bình Xuyên: "Anh viết một câu vào đây cho em được không, thêm tên của anh nữa."
Cô nói: "Vậy thì lúc em học sẽ rất có động lực luôn."
Giọng điệu của Từ Bạch vô cùng chân thành, Tạ Bình Xuyên không có lý do để từ chối. Anh lấy một cây bút ra, viết trên trang giấy: "Chúc em trở thành một dịch giả đủ tiêu chuẩn."
Ở cuối câu, anh vẽ một dấu gạch ngang, sau đó là ký tên của mình.
Tạ Bình Xuyên viết một dòng lưu loát, nét chữ cứng cáp. Vì có nét bút của anh trên trang giấy, Từ Bạch càng quý trọng cuốn từ điển này hơn. Cô lại ôm sách vào lòng, nói như đinh đóng cột: "Vâng, em sẽ cho nó phát huy tốt tác dụng."
Lúc Từ Bạch bày tỏ quyết tâm với Tạ Bình Xuyên, Quý Hành đang đứng chần chừ ở cửa.
Quý Hành không may mắn như Tạ Bình Xuyên, không thể lẻn vào hậu trường vào lúc này. Có điều Quý Hành chờ không bao lâu thì có một người quen đi tới trước mặt.
Người đó là Giản Vân.
Giản Vân chợt nhìn thấy Quý Hành, nhưng không dám nhìn thẳng anh. Cô mấp máy môi, kéo làn váy vòng sang một bên, cúi đầu nhìn sàn nhà dưới chân, sau đó mới cất giọng: "Em chào đàn, đàn anh."
Quý Hành nghe thấy, quay đầu sang.
"À, em là...." Anh không nhớ tên cô, dùng khuôn mặt tươi cười che giấu, "em là thành viên đội hợp tấu mà hả."
Giản Vân nói: "Dạ."
Nói xong, cô không khỏi cảm thấy cô đơn.
Nguyên nhân là vì, cô muốn trò chuyện với Quý Hành, nhưng lại không có lời nào để nói.
Giản Vân hỏi: "Đàn anh tới tìm ai ạ?"
Quý Hành không muốn thừa nhận, không muốn nói bản thân đến đây là vì không tìm thấy Tạ Bình Xuyên. Anh giơ tay đặt lên bả vai Giản Vân, thản nhiên trò chuyện với cô: "Em đừng cứ gọi anh là đàn anh hoài nữa, anh thấy kỳ kỳ, gọi là Quý Hành đi."
Anh thuần thục giới thiệu bản thân: "Quý trong thời tiết, Hành trong cân bằng, vừa hay vừa dễ nhớ."
Giản Vân thầm thừa nhận cách nói của anh.
Chuyện cô để ý không phải tên Quý Hành, mà là tay anh đang đặt trên vai cô kia. Trước giờ cô chưa từng tiếp xúc gần gũi như vậy với phái nam, cô cảm thấy bản thân vô cùng căng thẳng.
Quý Hành cũng nhận ra điều đó, anh hỏi: "Có phải em hơi sợ anh không, thật ra anh là người tốt đó."
Giản Vân chưa trả lời, Quý Hành đã lùi về sau một bước. Mặt anh phản chiếu gạch men sứ, anh sờ sờ tóc mình: "Hôm đó ở công viên, anh thấy em gấp tới sắp khóc...."
Giản Vân khẽ nhếch miệng: "Anh vẫn nhớ em hả?"
"Tất nhiên rồi." Quý Hành quay sang nhìn cô, có chút buồn cười, "Nếu không sao anh lại nói nhiều với em tới vậy, anh đâu phải người mới gặp đã thân liền đâu.""
Hôm nay Giản Vân không giống ngày thường. Cô mặc một chiếc đầm hoa thổ cẩm, tóc búi hết lên, lộ ra một gương mặt xinh xắn. Đừng nói người mới gặp một lần như Quý Hành, ngay cả vài người bạn cùng lớp còn không nhận ra cô.
Cô không biết vì sao bản thân lại vui vẻ, cô nhỏ giọng nói: "Em không sợ anh." Xem như trả lời câu hỏi trước của anh.
Quý Hành cười nói: "Em nói ít ghê, còn yên tĩnh hơn Tạ Bình Xuyên."
Anh vừa mới nhắc đến Tạ Bình Xuyên, Tạ Bình Xuyên đã đi ra từ bên trong.
Nhưng Tạ Bình Xuyên không đi một mình, sau lưng anh còn có Từ Bạch. Từ Bạch khoác một chiếc áo khoác trên vai, trong tay còn ôm một quyển sách dày. Tạ Bình Xuyên muốn cầm giúp cô, cô lại từ chối: "Em muốn tự mình ôm về nhà."
Quý Hành đứng một bên, liếc liếc mắt nhìn quyển sách kia. Anh tò mò đó là món gì mà Từ Bạch lại nâng niu quý trọng tới thế. Quý Hành không nhìn thấy tiêu đề kinh thiên động địa nào cả, anh chỉ nhìn thấy mấy dòng tiếng Pháp và tiếng Anh.
Người ta thường nói "vật hợp theo loài, người phân theo nhóm", hoặc là "muốn biết về một người, hãy nhìn bạn bè của người đó," ý là khi ta không hiểu rõ người nào thì hãy nhìn các mối quan hệ thân thiết của họ, ít nhiều có thể đoán ra vài sở thích của họ.
Thế nên sở thích của Từ Bạch, cũng không giống sở thích bình thường. Quý Hành thầm nghĩ.
Anh hỏi: "Từ Bạch, sau này em cũng tính đi du học hả?"
Vấn đề này gây khó cho Từ Bạch.
Cô muốn đi du học, nhưng bố phản đối, mẹ thì tán thành.
Mẹ Từ Bạch là một hoạ sĩ chuyên nghiệp. Thời trẻ bà từng học ở Ý, cũng từng kiến tập ở Hà Lan, sau khi về nước thì thừa hưởng sự nghiệp của bố, chuyên về hội hoạ trong nước, phong cách dung hợp giữa Trung Quốc và phương Tây.
Có lẽ từng đi con đường này, cho nên khi Từ Bạch nói ra mong muốn, mẹ hoàn toàn đứng về phía cô.
Mà bố cô thì hoàn toàn ngược lại, thường xuyên nói với cô về những cái gọi là ""đạo lý của người lớn"" mà cô chưa từng nghe qua, nào là "con còn nhỏ, ra ngoài dễ chịu khổ", hay"nghề phiên dịch là nghề không có tương lai".
Một hồi lâu sau Từ Bạch vẫn chưa trả lời, Tạ Bình Xuyên giải vây cho cô: "Từ Bạch còn chưa tốt nghiệp cấp 2, câu hỏi của mày quá sớm."
Quý Hành bỏ hai tay vào túi quần, hỏi ngược lại Tạ Bình Xuyên: "Vậy còn mày, Tạ Bình Xuyên, tự dưng tao nhớ mày chưa nói với tao mày xin vào trường nào của Mỹ?"
Tạ Bình Xuyên cứ như một bí ẩn.
Câu trả lời của anh, nói ra rồi giống như chưa nói: "Tao xin vào trường tao thích."
Từ Bạch đứng cạnh nghe, tuy cô cũng không biết kế hoạch của Tạ Bình Xuyên, nhưng cô chân thành hy vọng Tạ Bình Xuyên có thể vào được trường anh thích.
Đáng tiếc, trời không chiều lòng người.
Tháng 12 năm đó, tuyết đầu mùa rơi xuống. Thế nên cành lá trước sân khô rụng, tuyết trắng xoá, như tàn tích của tơ liễu, tô điểm cho mặt đất.
Từ Bạch đi dọc hành lang ngoài cửa, quẹo vào bức tướng phía sau viện. Cô choàng một chiếc khăn choàng cổ len cashmere, che khuất một nửa khuôn mặt, tay lại không đeo găng tay – để cô dễ gõ cửa.
Gõ cửa nhà Tạ Bình Xuyên.
Tạ Bình Xuyên ở nhà, nhưng trong nhà không chỉ có một mình anh.
Bố mẹ anh đã về nha, ba người tề tụ trong phòng ngủ anh. Từ khi Tạ Bình Xuyên lên cấp 3, những dịp đông đủ thế này chỉ có vài lần trong năm.
Cửa sổ phòng ngủ mở một nửa, Từ Bạch ngồi xổm ngoài cửa, nghe lén họ nói chuyện. Cô nghe thấy mẹ của Tạ Bình Xuyên nói: "Hồi tiểu học con đã bắt đầu học lập trình, mẹ với bố cũng ủng hộ con. Trình độ lập trình của con cao không có nghĩa năng lực con tốt, chỉ có thể cho thấy là bố mẹ sẵn sàng trau dồi con."
Tạ Bình Xuyên không nói lời nào, chỉ yên lặng ngồi đó.
Mẹ tiếp tục dạy anh: "Mẹ đã nói với con rất nhiều lần rồi, không được "nói như rồng leo làm như mèo mửa [1]", mơ ước viển vông. Lúc chọn trường, phải xem cho kỹ rồi hãy làm đơn xin. Havard với MIT là chỗ con thử sức được sao?"
[1] nói như rồng leo, làm như mèo mửa: tiêu chuẩn yêu cầu bản thân thì cao nhưng năng lực thực tế thì thấp.
Tạ Bình Xuyên vẫn không phản bác, vẫn im lặng không nói một lời.
Anh không chỉ xin vào Havard và MIT, anh còn xin vào Stanford và Princeton.
Mới đây, anh nhận được thư trả lời.
Tất cả là thư từ chối.
Nếu chỉ có như thế, bố mẹ anh sẽ không nổi giận. Nhưng điều làm bố mẹ Tạ Bình Xuyên thất vọng chính là hai trường mà Tạ Bình Xuyên nắm chắc nhất, cũng từ chối anh trước ngày hôm qua.
Hai trường nắm chắc, như cách gọi đã cho thấy, đã là trường kém nhất trong các trường đã nộp đơn.
Đối với bố mẹ của Tạ Bình Xuyên, con trai họ vẫn luôn xuất sắc. Từ khi Tạ Bình Xuyên bắt đầu vào tiểu học, thành tích của anh chưa từng làm bố mẹ nhọc lòng. Anh thông minh bẩm sinh, lại còn nỗ lực.
Nhưng hiện tại, sự xuất sắc này hoàn toàn bị phủ định. Đỉnh núi chói lọi một thời, nay đã bị nhấn chìm trong đất cát.
Sau khi mắc sai lầm, hầu hết mọi người đều không nghĩ đến phải khắc phục thế nào, mà chỉ nói những chuyện đã rồi – bố của Tạ Bình Xuyên cũng không ngoại lệ, ông nói: "Lúc trước kêu con nhờ bên trung gian mà không chịu nghe bố mẹ."
Tạ Bình Xuyên trả lời bố: "Chuyện của con, không cần họ làm giúp con. Tìm người trung gian không chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn bây giờ. Xin vào trường cạnh tranh khốc liệt, họ cũng không hoàn toàn nắm chắc."
Giọng của anh trầm thấp, thật ra vô cùng êm tai. Bình thường Từ Bạch rất thích, giờ phút này lại rất đau lòng.
Hai tay cô ôm đầu gối ngồi xổm ngoài cửa sổ, nhìn tuyết đọng trên ngọn cây, giống như một lớp kem phủ lên. Cô duỗi đây đẩy đẩy cây đó, quả cầu tuyết đó rơi xuống, rơi vào đầu cô.
Bố của Tạ Bình Xuyên hỏi: "Tiếng gì vậy?"
Tạ Bình Xuyên rất gần cửa sổ. Anh đứng lên, đi đến nhìn thoáng qua ngoài cửa sổ.
Rõ ràng nhìn thấy Từ Bạch, anh lại cười nói: "Là con mèo nhà Từ Bạch."
Thấy nụ cười chẳng hề gì này, mẹ anh càng giận hơn.
Mẹ thở dài nói: "Mẹ với bố con dạy con tự lập, không phải để con không kiêng dè bất cứ gì, mà là để trong lòng con có một cây thước đo, biết cân nhắc hành vi của bản thân."
Mẹ hỏi: "Con bị sáu trường đại học từ chối mà còn cười được?"
Tạ Bình Xuyên đứng trước cửa sổ đáp: "Ngoài tốn tiền chuyển phát nhanh, chúng ta cũng không tổn thất gì cả."
Anh thầm nghĩ, cười được vẫn tốt hơn khóc. Tất nhiên câu này anh sẽ không nói ra – anh không có ý định cãi nhau với bố mẹ, hơn nữa anh rất ghét cãi nhau.
Bố mẹ của Tạ Bình Xuyên có ý định sang Mỹ sống, cách đầu tiên họ chọn chính là di dân. Vì để sắp xếp ổn thoả cho cả nhà, mấy năm nay họ bận rộn với việc kinh doanh, từng bước lên kế hoạch tốt cho con đường phía trước.
Nhưng mọi việc khó vẹn toàn đôi bên. Khi họ tập trung vào sự nghiệp, họ không có nhiều thời gian bên cạnh con trai.
Khi Tạ Bình Xuyên còn nhỏ, anh thường xuyên được bố dạy dỗ. Khi đó anh mới bảy tám tuổi, ở cái độ tuổi mà chó cũng ghét đó, đầu óc anh lại quá thông minh, người lớn căn bản không kiểm soát được.
Bố anh thường bắt anh lại, dạy anh về triết lý nhân sinh. Ban đầu Tạ Bình Xuyên chẳng hiểu gì, sau đó thì dần hiểu ra, rốt cuộc cũng làm bố mẹ yên tâm.
Rồi sau đó, Tạ Bình Xuyên lên cấp hai. Mỗi buổi tối về nhà, trong nhà chỉ có mình anh. Anh phải mất một tháng để thích nghi và quen với việc sống một mình.
Thật ra cũng không phải một mình, kế nhà anh còn có Từ Bạch.
Lúc Tạ Bình Xuyên học cấp hai, Từ Bạch còn học tiểu học. Cô tan học sớm hơn anh, mỗi khi anh đi đến cửa viện, cô đều chạy ra chào đón, vui vẻ hô to: "Anh trai về rồi."
Đúng vậy, anh về rồi.
Nhìn thấy Từ Bạch, anh đã thấy vui rồi.
Giờ phút này, Từ Bạch đang ngồi xổm bên dưới cửa sổ phòng anh.
Tạ Bình Xuyên cúi người về phía trước, vươn tay trái, chạm lên đỉnh đầu Từ Bạch, phủi hết tuyết trên đầu cho cô.
Từ Bạch không dám nhúc nhích.
Cô mới gội đầu xong, sợi tóc vừa đen nhánh vừa mềm mại, giống như tơ lựa tốt nhất. Điều này làm Tạ Bình Xuyên sinh ra một loại ảo giác, dường như anh đang thực sự sờ một con mèo.
Giọng nói của bố Tạ Bình Xuyên kéo Tạ Bình Xuyên trở về hiện thực: "Không nói chuyện khác nữa, con ngẫm nghĩ lại đàng hoàng bây giờ phải làm sao đi, MIT không nhận con thì thôi, trường nắm chắc nhất cũng từ chối con...."
Tạ Bình Xuyên nói: "Còn năm trường chưa trả lời ạ."
Bố hỏi: "Năm trường nào thế?"
Tạ Bình Xuyên ngẩng đầu, nhìn về bầu trời phía xa: "Viện Công nghệ California, Đại học Carnegie Mellon..."
"Đừng nghĩ tới Viện Công nghệ California, đây không phải là trường con có thể xin vào." Bố anh đứng lên, lấy áo khoác vest khoác lên người mình, đi khỏi phòng, "Còn trường nào khác có thể nộp đơn nữa không?""
Từ Bạch không nghe hết cuộc nói chuyện của họ. Cô chầm chậm di chuyển khỏi bức tường, chạy đi không dấu vết.
________________
Tác giả muốn nói:
Sếp Tạ: Đã bảo nam chính đầy hào quang, vậy mà toàn là thư từ chối.
Câu nói của Tạ Bình Xuyên mở ra một vòng tuần hoàn, cứ lặp đi lặp trong đầu Từ Bạch.
Cô quên mất chính mình đã lên sân khấu thế nào, chỉ nhớ lúc bước lên bậc thang, Tạ Bình Xuyên còn cười vớ mình. Cô thấy dòng người chen chúc, bóng người hỗn loạn, nghe thấy tiếng người cười nói ồn ào, nhưng những cảm giác đó lại như cách cô rất xa.
Cô ngồi bên cây đàn piano lớn, làn váy như dòng sông cạn trên mặt đất. Sau khi tiếng đàn violin vang lên, cô đánh ra một khúc dạo đầu rất mượt mà, sự phối hợp tổng thể có thể xem là hoàn hảo.
Biểu diễn không thể nào không thuận lợi, bởi vì họ đã luyện tập rất lâu rồi.
Khi kết thúc, tiếng vỗ tay kéo dài không thôi.
Từ Bạch cầm làn váy chạy xuống sân khấu, nhanh chóng tìm thấy Tạ Bình Xuyên. Cô đến ngồi cạnh anh, lại đòi được khen nữa: "Tụi mình đã hứa rồi, anh phải nói thật với em."
Tạ Bình Xuyên hỏi ngược lại: "Nói gì?"
Từ Bạch nhìn anh, lời nói như còn ẩn ý: "Anh nghe hợp tấu lúc nãy rồi đúng không?"
Tạ Bình Xuyên cầm cặp mình, mở khoá kéo phía sau ra, lấy ra một... cuốn sách dày gần một ngón tay. Anh lật vài trang, xác nhận chắc chắn không sai, không có chút hư hại nào, rồi đặt cả quyển sách vào tay Từ Bạch.
Từ Bạch còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra, Tạ Bình Xuyên đã giải thích với cô: "Đây là phần thưởng cho em."
Từ Bạch cúi đầu, rốt cuộc cũng phát hiện đây là một quyển từ điển Cambridge Anh - Pháp.
Tạ Bình Xuyên nói: "Nghe bố em nói, em muốn làm phiên dịch viên tiếng Pháp. Anh nhớ em cũng có nói muốn làm phiên dịch viên tiếng Anh...."
Thế nên, Tạ Bình Xuyên mua một quyển từ điển Anh - Pháp. Anh cảm thấy thế này là đã giải quyết được mọi vấn đề.
Từ Bạch không nói gì.
Cô cúi đầu nhìn cuốn từ điển, hai tay dùng sức ước lượng. Từ điển rất nặng, cô thực sự có hơi cầm không nổi.
"Phần thưởng to quá ạ." Từ Bạch dùng đầu ngón tay vuốt ve bìa sách, "Bố em còn không tin em có thể làm phiên dịch viên."
Cô khẽ gật đầu, mở lòng mình: "Em muốn trở thành phiên dịch viên, cũng muốn học về ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ giống như một cây cầu, em muốn làm người xây cầu."
Nói xong những lời này, Từ Bạch ôm từ điển cười: "Ví dụ vậy hình như sai sai, em nói không giỏi lắm."
Nhưng Tạ Bình Xuyên nói: "Không cần giải thích, anh hiểu ý em."
Từ Bạch nghĩ thầm, đời người hiếm có được tri âm, hiếm hơn nữa chính là luôn có người ủng hộ chuyện mình muốn làm. Cô mở ra trang đầu tiên, đẩy sách đến trước mặt Tạ Bình Xuyên: "Anh viết một câu vào đây cho em được không, thêm tên của anh nữa."
Cô nói: "Vậy thì lúc em học sẽ rất có động lực luôn."
Giọng điệu của Từ Bạch vô cùng chân thành, Tạ Bình Xuyên không có lý do để từ chối. Anh lấy một cây bút ra, viết trên trang giấy: "Chúc em trở thành một dịch giả đủ tiêu chuẩn."
Ở cuối câu, anh vẽ một dấu gạch ngang, sau đó là ký tên của mình.
Tạ Bình Xuyên viết một dòng lưu loát, nét chữ cứng cáp. Vì có nét bút của anh trên trang giấy, Từ Bạch càng quý trọng cuốn từ điển này hơn. Cô lại ôm sách vào lòng, nói như đinh đóng cột: "Vâng, em sẽ cho nó phát huy tốt tác dụng."
Lúc Từ Bạch bày tỏ quyết tâm với Tạ Bình Xuyên, Quý Hành đang đứng chần chừ ở cửa.
Quý Hành không may mắn như Tạ Bình Xuyên, không thể lẻn vào hậu trường vào lúc này. Có điều Quý Hành chờ không bao lâu thì có một người quen đi tới trước mặt.
Người đó là Giản Vân.
Giản Vân chợt nhìn thấy Quý Hành, nhưng không dám nhìn thẳng anh. Cô mấp máy môi, kéo làn váy vòng sang một bên, cúi đầu nhìn sàn nhà dưới chân, sau đó mới cất giọng: "Em chào đàn, đàn anh."
Quý Hành nghe thấy, quay đầu sang.
"À, em là...." Anh không nhớ tên cô, dùng khuôn mặt tươi cười che giấu, "em là thành viên đội hợp tấu mà hả."
Giản Vân nói: "Dạ."
Nói xong, cô không khỏi cảm thấy cô đơn.
Nguyên nhân là vì, cô muốn trò chuyện với Quý Hành, nhưng lại không có lời nào để nói.
Giản Vân hỏi: "Đàn anh tới tìm ai ạ?"
Quý Hành không muốn thừa nhận, không muốn nói bản thân đến đây là vì không tìm thấy Tạ Bình Xuyên. Anh giơ tay đặt lên bả vai Giản Vân, thản nhiên trò chuyện với cô: "Em đừng cứ gọi anh là đàn anh hoài nữa, anh thấy kỳ kỳ, gọi là Quý Hành đi."
Anh thuần thục giới thiệu bản thân: "Quý trong thời tiết, Hành trong cân bằng, vừa hay vừa dễ nhớ."
Giản Vân thầm thừa nhận cách nói của anh.
Chuyện cô để ý không phải tên Quý Hành, mà là tay anh đang đặt trên vai cô kia. Trước giờ cô chưa từng tiếp xúc gần gũi như vậy với phái nam, cô cảm thấy bản thân vô cùng căng thẳng.
Quý Hành cũng nhận ra điều đó, anh hỏi: "Có phải em hơi sợ anh không, thật ra anh là người tốt đó."
Giản Vân chưa trả lời, Quý Hành đã lùi về sau một bước. Mặt anh phản chiếu gạch men sứ, anh sờ sờ tóc mình: "Hôm đó ở công viên, anh thấy em gấp tới sắp khóc...."
Giản Vân khẽ nhếch miệng: "Anh vẫn nhớ em hả?"
"Tất nhiên rồi." Quý Hành quay sang nhìn cô, có chút buồn cười, "Nếu không sao anh lại nói nhiều với em tới vậy, anh đâu phải người mới gặp đã thân liền đâu.""
Hôm nay Giản Vân không giống ngày thường. Cô mặc một chiếc đầm hoa thổ cẩm, tóc búi hết lên, lộ ra một gương mặt xinh xắn. Đừng nói người mới gặp một lần như Quý Hành, ngay cả vài người bạn cùng lớp còn không nhận ra cô.
Cô không biết vì sao bản thân lại vui vẻ, cô nhỏ giọng nói: "Em không sợ anh." Xem như trả lời câu hỏi trước của anh.
Quý Hành cười nói: "Em nói ít ghê, còn yên tĩnh hơn Tạ Bình Xuyên."
Anh vừa mới nhắc đến Tạ Bình Xuyên, Tạ Bình Xuyên đã đi ra từ bên trong.
Nhưng Tạ Bình Xuyên không đi một mình, sau lưng anh còn có Từ Bạch. Từ Bạch khoác một chiếc áo khoác trên vai, trong tay còn ôm một quyển sách dày. Tạ Bình Xuyên muốn cầm giúp cô, cô lại từ chối: "Em muốn tự mình ôm về nhà."
Quý Hành đứng một bên, liếc liếc mắt nhìn quyển sách kia. Anh tò mò đó là món gì mà Từ Bạch lại nâng niu quý trọng tới thế. Quý Hành không nhìn thấy tiêu đề kinh thiên động địa nào cả, anh chỉ nhìn thấy mấy dòng tiếng Pháp và tiếng Anh.
Người ta thường nói "vật hợp theo loài, người phân theo nhóm", hoặc là "muốn biết về một người, hãy nhìn bạn bè của người đó," ý là khi ta không hiểu rõ người nào thì hãy nhìn các mối quan hệ thân thiết của họ, ít nhiều có thể đoán ra vài sở thích của họ.
Thế nên sở thích của Từ Bạch, cũng không giống sở thích bình thường. Quý Hành thầm nghĩ.
Anh hỏi: "Từ Bạch, sau này em cũng tính đi du học hả?"
Vấn đề này gây khó cho Từ Bạch.
Cô muốn đi du học, nhưng bố phản đối, mẹ thì tán thành.
Mẹ Từ Bạch là một hoạ sĩ chuyên nghiệp. Thời trẻ bà từng học ở Ý, cũng từng kiến tập ở Hà Lan, sau khi về nước thì thừa hưởng sự nghiệp của bố, chuyên về hội hoạ trong nước, phong cách dung hợp giữa Trung Quốc và phương Tây.
Có lẽ từng đi con đường này, cho nên khi Từ Bạch nói ra mong muốn, mẹ hoàn toàn đứng về phía cô.
Mà bố cô thì hoàn toàn ngược lại, thường xuyên nói với cô về những cái gọi là ""đạo lý của người lớn"" mà cô chưa từng nghe qua, nào là "con còn nhỏ, ra ngoài dễ chịu khổ", hay"nghề phiên dịch là nghề không có tương lai".
Một hồi lâu sau Từ Bạch vẫn chưa trả lời, Tạ Bình Xuyên giải vây cho cô: "Từ Bạch còn chưa tốt nghiệp cấp 2, câu hỏi của mày quá sớm."
Quý Hành bỏ hai tay vào túi quần, hỏi ngược lại Tạ Bình Xuyên: "Vậy còn mày, Tạ Bình Xuyên, tự dưng tao nhớ mày chưa nói với tao mày xin vào trường nào của Mỹ?"
Tạ Bình Xuyên cứ như một bí ẩn.
Câu trả lời của anh, nói ra rồi giống như chưa nói: "Tao xin vào trường tao thích."
Từ Bạch đứng cạnh nghe, tuy cô cũng không biết kế hoạch của Tạ Bình Xuyên, nhưng cô chân thành hy vọng Tạ Bình Xuyên có thể vào được trường anh thích.
Đáng tiếc, trời không chiều lòng người.
Tháng 12 năm đó, tuyết đầu mùa rơi xuống. Thế nên cành lá trước sân khô rụng, tuyết trắng xoá, như tàn tích của tơ liễu, tô điểm cho mặt đất.
Từ Bạch đi dọc hành lang ngoài cửa, quẹo vào bức tướng phía sau viện. Cô choàng một chiếc khăn choàng cổ len cashmere, che khuất một nửa khuôn mặt, tay lại không đeo găng tay – để cô dễ gõ cửa.
Gõ cửa nhà Tạ Bình Xuyên.
Tạ Bình Xuyên ở nhà, nhưng trong nhà không chỉ có một mình anh.
Bố mẹ anh đã về nha, ba người tề tụ trong phòng ngủ anh. Từ khi Tạ Bình Xuyên lên cấp 3, những dịp đông đủ thế này chỉ có vài lần trong năm.
Cửa sổ phòng ngủ mở một nửa, Từ Bạch ngồi xổm ngoài cửa, nghe lén họ nói chuyện. Cô nghe thấy mẹ của Tạ Bình Xuyên nói: "Hồi tiểu học con đã bắt đầu học lập trình, mẹ với bố cũng ủng hộ con. Trình độ lập trình của con cao không có nghĩa năng lực con tốt, chỉ có thể cho thấy là bố mẹ sẵn sàng trau dồi con."
Tạ Bình Xuyên không nói lời nào, chỉ yên lặng ngồi đó.
Mẹ tiếp tục dạy anh: "Mẹ đã nói với con rất nhiều lần rồi, không được "nói như rồng leo làm như mèo mửa [1]", mơ ước viển vông. Lúc chọn trường, phải xem cho kỹ rồi hãy làm đơn xin. Havard với MIT là chỗ con thử sức được sao?"
[1] nói như rồng leo, làm như mèo mửa: tiêu chuẩn yêu cầu bản thân thì cao nhưng năng lực thực tế thì thấp.
Tạ Bình Xuyên vẫn không phản bác, vẫn im lặng không nói một lời.
Anh không chỉ xin vào Havard và MIT, anh còn xin vào Stanford và Princeton.
Mới đây, anh nhận được thư trả lời.
Tất cả là thư từ chối.
Nếu chỉ có như thế, bố mẹ anh sẽ không nổi giận. Nhưng điều làm bố mẹ Tạ Bình Xuyên thất vọng chính là hai trường mà Tạ Bình Xuyên nắm chắc nhất, cũng từ chối anh trước ngày hôm qua.
Hai trường nắm chắc, như cách gọi đã cho thấy, đã là trường kém nhất trong các trường đã nộp đơn.
Đối với bố mẹ của Tạ Bình Xuyên, con trai họ vẫn luôn xuất sắc. Từ khi Tạ Bình Xuyên bắt đầu vào tiểu học, thành tích của anh chưa từng làm bố mẹ nhọc lòng. Anh thông minh bẩm sinh, lại còn nỗ lực.
Nhưng hiện tại, sự xuất sắc này hoàn toàn bị phủ định. Đỉnh núi chói lọi một thời, nay đã bị nhấn chìm trong đất cát.
Sau khi mắc sai lầm, hầu hết mọi người đều không nghĩ đến phải khắc phục thế nào, mà chỉ nói những chuyện đã rồi – bố của Tạ Bình Xuyên cũng không ngoại lệ, ông nói: "Lúc trước kêu con nhờ bên trung gian mà không chịu nghe bố mẹ."
Tạ Bình Xuyên trả lời bố: "Chuyện của con, không cần họ làm giúp con. Tìm người trung gian không chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn bây giờ. Xin vào trường cạnh tranh khốc liệt, họ cũng không hoàn toàn nắm chắc."
Giọng của anh trầm thấp, thật ra vô cùng êm tai. Bình thường Từ Bạch rất thích, giờ phút này lại rất đau lòng.
Hai tay cô ôm đầu gối ngồi xổm ngoài cửa sổ, nhìn tuyết đọng trên ngọn cây, giống như một lớp kem phủ lên. Cô duỗi đây đẩy đẩy cây đó, quả cầu tuyết đó rơi xuống, rơi vào đầu cô.
Bố của Tạ Bình Xuyên hỏi: "Tiếng gì vậy?"
Tạ Bình Xuyên rất gần cửa sổ. Anh đứng lên, đi đến nhìn thoáng qua ngoài cửa sổ.
Rõ ràng nhìn thấy Từ Bạch, anh lại cười nói: "Là con mèo nhà Từ Bạch."
Thấy nụ cười chẳng hề gì này, mẹ anh càng giận hơn.
Mẹ thở dài nói: "Mẹ với bố con dạy con tự lập, không phải để con không kiêng dè bất cứ gì, mà là để trong lòng con có một cây thước đo, biết cân nhắc hành vi của bản thân."
Mẹ hỏi: "Con bị sáu trường đại học từ chối mà còn cười được?"
Tạ Bình Xuyên đứng trước cửa sổ đáp: "Ngoài tốn tiền chuyển phát nhanh, chúng ta cũng không tổn thất gì cả."
Anh thầm nghĩ, cười được vẫn tốt hơn khóc. Tất nhiên câu này anh sẽ không nói ra – anh không có ý định cãi nhau với bố mẹ, hơn nữa anh rất ghét cãi nhau.
Bố mẹ của Tạ Bình Xuyên có ý định sang Mỹ sống, cách đầu tiên họ chọn chính là di dân. Vì để sắp xếp ổn thoả cho cả nhà, mấy năm nay họ bận rộn với việc kinh doanh, từng bước lên kế hoạch tốt cho con đường phía trước.
Nhưng mọi việc khó vẹn toàn đôi bên. Khi họ tập trung vào sự nghiệp, họ không có nhiều thời gian bên cạnh con trai.
Khi Tạ Bình Xuyên còn nhỏ, anh thường xuyên được bố dạy dỗ. Khi đó anh mới bảy tám tuổi, ở cái độ tuổi mà chó cũng ghét đó, đầu óc anh lại quá thông minh, người lớn căn bản không kiểm soát được.
Bố anh thường bắt anh lại, dạy anh về triết lý nhân sinh. Ban đầu Tạ Bình Xuyên chẳng hiểu gì, sau đó thì dần hiểu ra, rốt cuộc cũng làm bố mẹ yên tâm.
Rồi sau đó, Tạ Bình Xuyên lên cấp hai. Mỗi buổi tối về nhà, trong nhà chỉ có mình anh. Anh phải mất một tháng để thích nghi và quen với việc sống một mình.
Thật ra cũng không phải một mình, kế nhà anh còn có Từ Bạch.
Lúc Tạ Bình Xuyên học cấp hai, Từ Bạch còn học tiểu học. Cô tan học sớm hơn anh, mỗi khi anh đi đến cửa viện, cô đều chạy ra chào đón, vui vẻ hô to: "Anh trai về rồi."
Đúng vậy, anh về rồi.
Nhìn thấy Từ Bạch, anh đã thấy vui rồi.
Giờ phút này, Từ Bạch đang ngồi xổm bên dưới cửa sổ phòng anh.
Tạ Bình Xuyên cúi người về phía trước, vươn tay trái, chạm lên đỉnh đầu Từ Bạch, phủi hết tuyết trên đầu cho cô.
Từ Bạch không dám nhúc nhích.
Cô mới gội đầu xong, sợi tóc vừa đen nhánh vừa mềm mại, giống như tơ lựa tốt nhất. Điều này làm Tạ Bình Xuyên sinh ra một loại ảo giác, dường như anh đang thực sự sờ một con mèo.
Giọng nói của bố Tạ Bình Xuyên kéo Tạ Bình Xuyên trở về hiện thực: "Không nói chuyện khác nữa, con ngẫm nghĩ lại đàng hoàng bây giờ phải làm sao đi, MIT không nhận con thì thôi, trường nắm chắc nhất cũng từ chối con...."
Tạ Bình Xuyên nói: "Còn năm trường chưa trả lời ạ."
Bố hỏi: "Năm trường nào thế?"
Tạ Bình Xuyên ngẩng đầu, nhìn về bầu trời phía xa: "Viện Công nghệ California, Đại học Carnegie Mellon..."
"Đừng nghĩ tới Viện Công nghệ California, đây không phải là trường con có thể xin vào." Bố anh đứng lên, lấy áo khoác vest khoác lên người mình, đi khỏi phòng, "Còn trường nào khác có thể nộp đơn nữa không?""
Từ Bạch không nghe hết cuộc nói chuyện của họ. Cô chầm chậm di chuyển khỏi bức tường, chạy đi không dấu vết.
________________
Tác giả muốn nói:
Sếp Tạ: Đã bảo nam chính đầy hào quang, vậy mà toàn là thư từ chối.
Bình luận facebook