• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Phượng Nghiên Trấn Quốc (2 Viewers)

  • chap-7

Chương 7: Tiệc mừng thọ của Tô gia




Tô gia- một trong ngũ đại gia tộc Bình Tây quốc.



Tô gia ba đời đều xuất thân từ võ tướng, tay nắm trọng binh của triều đình, là quyền thần đắc lực dưới tay Hoàng đế. Nam nhân Tô gia cả đời chỉ cưới duy nhất một người, dù cho chính thê có chết đi thì họ vẫn không cưới thêm người nào khác.



Này đúng thật là “nước sông ba ngàn, chỉ cần một gáo”



. Tô Lão thái quân năm nay đã hơn bảy mươi, dù vậy sức khoẻ vẫn rất ổn định, hằng ngày luôn cùng tôn tử trong nhà luyện võ đánh quyền.



Ông chính là vị Thượng tướng quân duy nhất của Bình Tây quốc, cả đời sống trong máu tanh, trong bụi đất từ vó ngựa, danh hiệu Phiêu Kỵ Thượng tướng quân chính là tìm được từ trong sinh tử. Tô Lão thái thái là Sở thị, được Hoàng đế ban Cáo Mệnh nhất phẩm, là lão phu nhân quyền lực nhất trong chúng phu nhân Đế thành.



Năm nay bà vừa tròn bảy mươi, đối với nội tôn hay ngoại tôn bà đều hết mực cưng chiều. Lão thái thái sinh ra bốn người con.



Gia chủ Tô gia Đại lão gia Tô Thường, Nhị lão gia Tô Miên, Đại cô cô Tô Tịch và cuối cùng là Nhị cô cô Tô Sương. Gia chủ Tô Thường theo chân phụ thân chinh chiến xa trường, cũng từ trong hiểm nguy lấy được danh hiệu Uy Vũ Đại tướng quân.



Phu nhân của Tô Thường là Bình Dương quận chúa- nữ nhi Dụ Thân vương.



Bà sinh cho ông hai người con là Đại tiểu thư Tô Yên Vân được đích thân Hoàng đế ban thánh chỉ phong Vãn An huyện chủ cùng Đại thiếu gia Tô Yến nối bước cha ông trên người cũng có tước vị Xa Kỵ Tướng quân. Nhị lão gia Tô Miên không cùng phụ thân ra chiến trường sinh tử, ngược lại có thiên phú trong lĩnh vực thương trường, dần dần trở thành Hoàng thương của Bình Tây quốc, kinh tế của Tô phủ chính là một tay ông nắm.



Phu nhân là Diệp thị- nữ nhi Diệp Đại học sĩ.



Tô Miên cũng có hai người con.



Nhị tiểu thư Tô Yên Chi cùng Nhị thiếu gia Tô Vệ. Đại cô cô Tô Tịch chính là Trầm quốc công phu nhân, năm đó Trầm quốc công Trầm Tường phải vượt qua bao khổ ải mới đưa được mỹ nhân về nhà. Nhị cô cô Tô Sương từ lâu đã vào cung, hy sinh hạnh phúc của mình trở thành trụ chống cho Tô gia không thể sụp đổ.



Tô Sương dung mạo xinh đẹp lại hiền lành dễ bảo, Hoàng đế thương xót phong cho Nhu phi.



Nhu phi tuy bình thường không hãm hại ai, luôn an phận thủ thường nhưng cũng không ai dám đụng đến bà bởi sau lưng bà là cây đại thụ Tô gia.



Nhìn chung, Tô gia vừa có uy quyền trong triều chính, có thương nhân tài giỏi trong thương trường, lại có cả nữ nhân trong Hậu cung.



Một Tô gia quyền thế như vậy đã và đang trở thành cái gai trong mắt không ít người. Tiệc mừng thọ hôm nay của Tô Lão thái thái được tổ chức vào buổi chiều giờ Dậu (17-19 giờ) bên trong Hoa viên lộng lẫy của Tô gia. Tuy tổ chức vào giờ Dậu nhưng mới giờ Thân (15-17 giờ) trước cổng Tô gia đã dừng không ít xe ngựa.



Trầm quốc công phủ đi tổng cộng ba chiếc xe ngựa.



Xe đi đầu gồm Tô Tịch, Trầm Thư Kính.



Xe kế tiếp là Nhị tiểu thư Trầm Ánh Cầm và Tứ tiểu thư Trầm Ánh Nguyệt.



Xe cuối cùng là xe chở quà tặng.



Đại thiếu gia Trầm Ngôn theo Trầm quốc công Trầm Tường đã đi từ sớm. Xe ngựa vừa dừng lại đã thu hút không ít sự chú ý của những người đang đứng bên ngoài.



Trên lồng đèn treo trước xe ngựa có khắc chữ “Trầm”



, nhìn liền biết đây nhất định là xe ngựa của Trầm quốc công phủ.



Một người mặc y phục khá chỉnh chu, chắc là cũng đến dự tiệc, mở quạt che miệng hỏi người đứng cạnh mình: “Này, không phải xưa giờ Trầm gia không đi dự tiệc nhà ai bao giờ sao? Sao lần này lại đi đông đủ thế?”



. Nam tử kia gõ cán quạt lên đầu y một cái, mắng: “Ngu xuẩn, ngươi không biết Trầm quốc công phu nhân là nữ nhi của Lão thái thái Tô gia sao? Mừng thọ của mẫu thân mình còn không đi thì chờ bị nước bọt của dân chúng dìm chết đi”



. Tiểu đánh tiểu nháo bên này chẳng ảnh hưởng gì đến bên kia.



Tôn mẹ- bà tử thân tín của Tô Tịch nhảy xuống trước, cùng với nữ nhi Tôn Vu đỡ Tô Tịch bước xuống xe. Hôm nay theo lời của Trầm Thư Kính, Tô Tịch quyết định phải lấy lại hình ảnh của mình trong mắt người khác.



Năm đó bà là một trong Tứ Đại mỹ nhân, sao có thể để mình hoa tàn ít bướm trong Trầm gia được.



Trên người là y phục màu vàng đất, tay áo rộng thùng thình theo gió bay bay, thắt lưng nhỏ nhắn ẩn dưới đai lưng bằng ngọc, ngọc khánh trên cổ áo khắc bốn chữ “Tam phẩm Cáo Mệnh”



Dung mạo tuy đã ba mươi lăm nhưng được bảo dưởng tốt chẳng ai nghĩ bà đã đến tuổi đó rồi, bên môi luôn nở nụ cười, trái lại mang theo phong vị hoạt sắc sinh hương*. Hỷ Tình theo sau Tô Tịch nhảy xuống, xoay người đỡ Trầm Thư Kính.



Trầm Thư Kính vừa xuất hiện liền dẫn đến không ít lời nghị luận bàn tán. Chỉ thấy dưới ráng chiều cam đỏ, một nữ tử vận váy dài màu tím, đai lưng làm bằng sợi gấm An Châu rủ xuống hai sợi dây bên hông, ngọc bội hình cánh quạt trắng thuần khắc chữ “Trầm”



dường như đang bừng sáng, tóc đen ba ngàn vì chưa cập kê nên chỉ bới một nửa trên còn lại dưới thả sau lưng.



Trên búi tóc cắm hai cây trâm Phượng Hoàng làm từ bạch ngọc, mắt phượng mày ngài, tiên tư ngọc sắc*. Trầm Thư Kính vừa bước xuống xe đã dành hết nổi bật của chúng tiểu thư, dẫn đến không ít người khó chịu, trong đó có Trầm Ánh Cầm. Phẫn hận nhìn y phục hoa lệ trên người Trầm Thư Kính, lại nhìn xuống một thân lụa hồng phấn của mình, tâm trạng Trầm Ánh Cầm tuột dốc không phanh.



Từ khi di nương bị lấy lại quyền chưởng quản phủ, ăn mặc của nàng ta cùng di nương liền thấp không thể chịu nổi.



Trầm Ánh Cầm tức giận lôi kéo tay Trầm Ánh Nguyệt, ở trên cánh tay nõn nà của nàng ta hung hăng nhéo.



Trên tay truyền đến cảm giác đau đớn, nhưng lại không dám la lên, Trầm Ánh Nguyệt cắn môi nhịn nhục.



Trầm Ánh Cầm bắt nạt nàng ta không ít, nhưng không ngờ lần này lại tàn độc như vậy, Trầm Ánh Nguyệt cảm giác móng tay Trầm Ánh Cầm đang cắm sâu trong da thịt chính mình. Tô Tịch hài lòng nhìn nữ nhi xinh đẹp loá mắt, kéo tay nàng mang theo đoàn người còn lại nhanh chóng bước vào trong phủ.



Từ trong góc khuất, một nam tử vận y phục thêu mãng xà màu bạc chậm rãi bước ra, trên đai lưng ngọc bích đeo một chiếc kim bội hình tròn khắc hai chữ “Tịnh vương”



Theo sau y là một nam tử khác vận tử bào cũng thêu mãng xà, kim bội hình chữ nhật trên ngọc đái* hình chữ nhật khắc hai chữ “Nam vương”



. Nam tử vận tử bào cau mày hỏi: “Lục hoàng huynh, huynh rốt cuộc muốn gì?”



. Nam tử y phục thêu mãng xà bạc nhếch khoé môi, bật cười: “Bản vương muốn gì sao? Bản vương chính là muốn mượn sức của Tô gia leo lên đế vị.



Thất hoàng đệ, ngươi sẽ không tranh giành Hoàng vị với bản vương chứ?”



. “Chỉ cần hoàng huynh không đụng đến nàng, ta nhất định sẽ không dính líu đến cuộc chiến tranh dành Hoàng vị của các huynh”



. “Được, nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy.



Chỉ cần bản vương không đụng đến Trầm Thư Kính, ngươi nhất định phải buông bỏ cơ hội kế vị.



Nhớ lấy lời hứa ngày hôm nay”



. Dứt lời, nam tử y phục thêu mãng xà bạc nhấc chân tiến vào trong phủ.



Gió chiều mơn man thổi làm bay bay sợi gấm màu đen buộc tóc của nam tử vận tử bào, hắn trầm tư nghĩ ngợi một lúc rồi xoay người đi hướng khác, không bước vào Tô phủ. Trên đường cái người qua kẻ lại, Trác Thiếu Hằng cau mày suy tư.



Chỉ cần Trác Thiếu Kình không đánh chủ ý đến Trầm Thư Kính, Trác Thiếu Hằng nhất định sẽ không lộ diện tranh giành Hoàng vị, chỉ cần sống trong bóng tối mà bảo hộ nàng an toàn hắn cũng mãn nguyện. —



—Chú thích—



*Hoạt sắc sinh hương: vẻ đẹp sinh động.



*Tiên tư ngọc sắc: dung mạo như tiên, khí sắc như ngọc.



*Ngọc đái: đai lưng bằng ngọc.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom