Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 117
Nếu như gàu sòng được đan bằng tre, có hình dạng giống hệt cái mo dừa hoặc mo cau được cắt đôi, sau nối cán dài với nơi tiếp giáp cán - gàu được buộc sợi dây thừng treo thẳng lên giá đỡ thì gàu dai lại khác. Nó có hình chóp tròn nhọn, lật ngửa, khung gàu ghép bằng gỗ, mình gàu đan mê tre; sau đó xảm (tức trát) dầu rái hoặc dầu chai cho kín kẽ và không thấm nước, thêm nữa còn có công dụng chống mối mọt rất tốt giúp gàu có thể sử dụng nhiều năm không mục, không bung.
Cái khung gàu gỗ ấy, không phải chạy vòng ôm cả thân gàu mà chủ yếu chỉ ràng, nẹp cắt ngang tiết diện dọc của thân gàu (tức hai bên thang) bằng hai bản gỗ kiên cố, trên dưới đều chừa mấu, khoan lỗ để dành cột dây. Mỗi bản hai đầu trên dưới, hai bản bốn đầu, vị chi cái gàu dai sẽ được cột tất cả bốn dây. Hai dây trên được gọi là dây miệng, hai dây dưới là dây đáy. Dây đáy ít chịu lực nên nếu thiếu dây có thể buộc tạm bằng dây cũ, dây mảnh. Dây miệng thì không. Đó là sợi dây chịu lực chủ yếu, gánh gồng toàn bộ trọng lượng của gàu nước được múc đầy (gàu dai thường có dung tích gấp đôi, gấp ba các loại gàu tát khác) nên phải dùng loại thật chắc chắn. Bốn sợi dây ấy, nếu tìm được loại dây mềm mại (dây vải, dây sợi bện…) thì càng tốt. Dây mềm linh hoạt, giúp người tát dễ điều khiển, quăng, múc chính xác, vừa gọn gàng vừa đỡ hao sức. Chưa hết, đôi khi người ta còn tiện thêm vài lóng tre hay lóng trúc, xỏ dây qua làm cái tay cầm (nhất là ở hai đầu dây miệng) cho người tát đỡ đau tay…
Tát nước gàu dai cần phải có hai người đứng đối diện nhau, mỗi người cầm một dây miệng, một dây đáy, đứng nghiêng mình, choãi chân trước chân sau, lựa thế mà trụ cho vững. Bắt đầu tát, hai người cùng khom lưng, thả dây cho gàu rơi xuống vũng. Dây miệng thả chùng hơn dây đáy để miệng gàu xuống trước, đáy xuống sau. Phải phối hợp thật ăn ý sao cho miệng gàu cắm xuống nước theo phương nghiêng chếch chừng bảy mươi độ. Chờ cho gàu vục nước, chìm miệng độ hai phần ba, người ta nhanh chóng thả chùng hết cỡ dây đáy cho đáy gàu chìm xuống, miệng gàu lật lên múc tiếp nước vào đầy gàu. Lúc này, cả hai đồng thời ngửa người ra sau, dùng sức toàn thân kéo hai dây miệng (dây đáy vẫn thả chùng) cho căng ra, đưa gàu từ dưới vũng bật lên. Lên đến nơi, canh cho miệng gàu vừa kê đúng vị trí là đồng rút dây đáy. Đáy gàu bị kéo căng sẽ bật lên, lật úp gàu, trút nước vào trong ruộng. Xong xuôi, lại khom lưng, thả chùng dây cho gàu rơi xuống vũng, bắt đầu một chu kì mới. Cứ thế lặp lại...
Gàu dai là công cụ chống hạn hiệu quả vào bậc nhất, không tát nước kiểu gì nhanh bằng tát gàu dai. Ấy thế nhưng, dùng gàu dai cũng có cái bất tiện: Thứ nhất, gàu dai cần đến hai người mới có thể tát; Thứ hai, tát nước gàu dai rất nặng và cũng đòi hỏi “tay nghề” chút ít nên muốn tát hiệu quả phải tìm người khỏe mạnh, quen việc.
Còn nữa, để có thể tát khỏe, tát dai mà không bị đuối, nghề tát nước gàu dai còn đòi hỏi thêm một yếu quyết ít ai “trong nghề” không biết, ấy là sự nương dựa, phối hợp thật ăn ý giữa đôi bên "đối tác". Nói thế cũng có nghĩa: hai người đang ghét, đang giận hoặc không hợp tính tình nhau thì tốt nhất chớ có rủ nhau đi tát nước gàu dai! Và ngược lại, chuyện ấy dành cho những cặp đang có tình ý làm cùng nhau thì cứ gọi là...
Thực chẳng khó hiểu tại sao trai gái quê lại thường hẹn hò nhau đi tát nước ban đêm. Trăng thanh gió mát, chàng chàng thiếp thiếp cùng nắm giữ dây gàu, nhịp nhàng phối hợp... cũng tình tứ lắm đấy.
Trần Tĩnh Kỳ với Lê Ngọc Chân, hai người bọn họ thì còn lâu mới được như vậy. Kỹ thuật tát nước gàu dai khá khó, cái gàu lại còn nặng, trong nhất thời Trần Tĩnh Kỳ vẫm chưa thể nắm bắt ngay được. Trong quá trình tát cùng Lê Ngọc Chân, hắn cứ khom lưng thả dây miệng gàu vục nước được chăng hay chớ. Kết quả là gàu nước lúc đầy lúc lưng, có khi mới chớm nước đã vội kéo giật lên; gặp lúc gàu đầy nước thì ì ạch vì quá nặng, chưa tới ruộng đã vội giật dây đáy khiến nước đổ ào xuống mương trở lại...
Còn may là Lê Ngọc Chân rất hiểu lý lẽ, biết đối với một người mới lần đầu đi tát nước gàu dai như Trần Tĩnh Kỳ thì trắc trở là điều khó tránh khỏi, nên không có la ó hay tỏ vẻ khó chịu gì; trái lại nàng còn nhẹ nhàng giảng giải, sửa cho hắn những "lỗi kỹ thuật" trong cách vung thả - kéo dây gàu, cách phối hợp giữa dây đáy và dây miệng, phối hợp với người cùng tát… Chừng non nửa buổi, nhờ nàng mà “tay nghề” của Trần Tĩnh Kỳ đã tiến bộ rõ rệt, thao tác đều đặn nhịp nhàng hơn. Qua thêm một lúc, hắn hầu như đã không còn mắc lỗi nữa.
Cái khung gàu gỗ ấy, không phải chạy vòng ôm cả thân gàu mà chủ yếu chỉ ràng, nẹp cắt ngang tiết diện dọc của thân gàu (tức hai bên thang) bằng hai bản gỗ kiên cố, trên dưới đều chừa mấu, khoan lỗ để dành cột dây. Mỗi bản hai đầu trên dưới, hai bản bốn đầu, vị chi cái gàu dai sẽ được cột tất cả bốn dây. Hai dây trên được gọi là dây miệng, hai dây dưới là dây đáy. Dây đáy ít chịu lực nên nếu thiếu dây có thể buộc tạm bằng dây cũ, dây mảnh. Dây miệng thì không. Đó là sợi dây chịu lực chủ yếu, gánh gồng toàn bộ trọng lượng của gàu nước được múc đầy (gàu dai thường có dung tích gấp đôi, gấp ba các loại gàu tát khác) nên phải dùng loại thật chắc chắn. Bốn sợi dây ấy, nếu tìm được loại dây mềm mại (dây vải, dây sợi bện…) thì càng tốt. Dây mềm linh hoạt, giúp người tát dễ điều khiển, quăng, múc chính xác, vừa gọn gàng vừa đỡ hao sức. Chưa hết, đôi khi người ta còn tiện thêm vài lóng tre hay lóng trúc, xỏ dây qua làm cái tay cầm (nhất là ở hai đầu dây miệng) cho người tát đỡ đau tay…
Tát nước gàu dai cần phải có hai người đứng đối diện nhau, mỗi người cầm một dây miệng, một dây đáy, đứng nghiêng mình, choãi chân trước chân sau, lựa thế mà trụ cho vững. Bắt đầu tát, hai người cùng khom lưng, thả dây cho gàu rơi xuống vũng. Dây miệng thả chùng hơn dây đáy để miệng gàu xuống trước, đáy xuống sau. Phải phối hợp thật ăn ý sao cho miệng gàu cắm xuống nước theo phương nghiêng chếch chừng bảy mươi độ. Chờ cho gàu vục nước, chìm miệng độ hai phần ba, người ta nhanh chóng thả chùng hết cỡ dây đáy cho đáy gàu chìm xuống, miệng gàu lật lên múc tiếp nước vào đầy gàu. Lúc này, cả hai đồng thời ngửa người ra sau, dùng sức toàn thân kéo hai dây miệng (dây đáy vẫn thả chùng) cho căng ra, đưa gàu từ dưới vũng bật lên. Lên đến nơi, canh cho miệng gàu vừa kê đúng vị trí là đồng rút dây đáy. Đáy gàu bị kéo căng sẽ bật lên, lật úp gàu, trút nước vào trong ruộng. Xong xuôi, lại khom lưng, thả chùng dây cho gàu rơi xuống vũng, bắt đầu một chu kì mới. Cứ thế lặp lại...
Gàu dai là công cụ chống hạn hiệu quả vào bậc nhất, không tát nước kiểu gì nhanh bằng tát gàu dai. Ấy thế nhưng, dùng gàu dai cũng có cái bất tiện: Thứ nhất, gàu dai cần đến hai người mới có thể tát; Thứ hai, tát nước gàu dai rất nặng và cũng đòi hỏi “tay nghề” chút ít nên muốn tát hiệu quả phải tìm người khỏe mạnh, quen việc.
Còn nữa, để có thể tát khỏe, tát dai mà không bị đuối, nghề tát nước gàu dai còn đòi hỏi thêm một yếu quyết ít ai “trong nghề” không biết, ấy là sự nương dựa, phối hợp thật ăn ý giữa đôi bên "đối tác". Nói thế cũng có nghĩa: hai người đang ghét, đang giận hoặc không hợp tính tình nhau thì tốt nhất chớ có rủ nhau đi tát nước gàu dai! Và ngược lại, chuyện ấy dành cho những cặp đang có tình ý làm cùng nhau thì cứ gọi là...
Thực chẳng khó hiểu tại sao trai gái quê lại thường hẹn hò nhau đi tát nước ban đêm. Trăng thanh gió mát, chàng chàng thiếp thiếp cùng nắm giữ dây gàu, nhịp nhàng phối hợp... cũng tình tứ lắm đấy.
Trần Tĩnh Kỳ với Lê Ngọc Chân, hai người bọn họ thì còn lâu mới được như vậy. Kỹ thuật tát nước gàu dai khá khó, cái gàu lại còn nặng, trong nhất thời Trần Tĩnh Kỳ vẫm chưa thể nắm bắt ngay được. Trong quá trình tát cùng Lê Ngọc Chân, hắn cứ khom lưng thả dây miệng gàu vục nước được chăng hay chớ. Kết quả là gàu nước lúc đầy lúc lưng, có khi mới chớm nước đã vội kéo giật lên; gặp lúc gàu đầy nước thì ì ạch vì quá nặng, chưa tới ruộng đã vội giật dây đáy khiến nước đổ ào xuống mương trở lại...
Còn may là Lê Ngọc Chân rất hiểu lý lẽ, biết đối với một người mới lần đầu đi tát nước gàu dai như Trần Tĩnh Kỳ thì trắc trở là điều khó tránh khỏi, nên không có la ó hay tỏ vẻ khó chịu gì; trái lại nàng còn nhẹ nhàng giảng giải, sửa cho hắn những "lỗi kỹ thuật" trong cách vung thả - kéo dây gàu, cách phối hợp giữa dây đáy và dây miệng, phối hợp với người cùng tát… Chừng non nửa buổi, nhờ nàng mà “tay nghề” của Trần Tĩnh Kỳ đã tiến bộ rõ rệt, thao tác đều đặn nhịp nhàng hơn. Qua thêm một lúc, hắn hầu như đã không còn mắc lỗi nữa.
Bình luận facebook