Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 84: 84: Nổi Giận
Edit: Hà Thu
Chạng vạng tối ngày hôm đó, Tứ công chúa sai người đưa tiểu thế tử về Ngưng Vân viện.
Thẩm Nghi Thu nhìn nhũ mẫu ôm đứa bé rời đi, trong mắt tràn đầy vẻ lưu luyến.
Uất Trì Việt vòng tay qua ôm lấy đầu vai nàng, thấp giọng nói:
- Nếu nàng thích trẻ con như vậy, ngày sau chúng ta cũng sẽ sinh một đứa.
Hắn lập tức nhớ lại một buổi đêm ở kiếp trước, trong lòng không khỏi chần chờ.
Trẻ con nhà người ta thôi mà Thái tử phi đã nâng niu ở trong lòng bàn tay như vậy rồi, nếu là con ruột của mình sinh ra thì không biết còn như thế nào nữa.
Nhưng bây giờ trước mắt nàng còn phải trị bệnh khó thụ thai, họa phúc ở đời cũng rất khó mà đoán trước được.
Lại nghĩ, hắn và tiểu Hoàn đều thông minh hơn người, đẹp đẽ đáng yêu, lại thấu tình đạt lý.
Có con thì nhất định định cũng không bao giờ đáng ghét như đứa nhỏ nhà Tứ công chúa.
Nghĩ tới đứa con của hắn cùng tiểu Hoàn, đáy lòng hắn khẽ run lên, phảng phất như ngọn gió nam ấm áp đang thổi qua khiến cành liễu đung đưa.
Hài tử của hắn cùng tiểu Hoàn, hắn tinh tế nhẩm đi nhẩm lại mấy chữ này, trong lòng bỗng như bừng tỉnh.
Đời trước hắn cũng vô cùng chờ mong Thẩm Nghi Thu sinh hạ hoàng tử cho hắn, nhưng lúc đó là hắn đang mong muốn có con trai trưởng.
Nhưng bây giờ hắn đơn giản chỉ mong muốn có một đứa con chung của hai người, không quan trọng đích thứ, cũng không liên quan gì tới giang sơn xã tắc.
Thẩm Nghi Thu nghe vậy thì rũ mắt xuống thấp.
Hài tử chính là điều mà nàng tiếc nuối nhất ở kiếp trước, nếu đời này có thể có được đứa con của riêng mình...!Nàng cũng không dám nghĩ tới, nếu cứ hy vọng rồi cuối cùng lại thất bại, nàng không biết mình còn có thể chấp nhận được nữa hay không.
Nàng không biết trả lời câu nói của Uất Trì Việt như thế nào, chỉ mơ hồ "ừm" một tiếng.
Uất Trì Việt chỉ cho là nàng đang thẹn thùng, nên cũng không để ở trong lòng.
Kỳ nguyệt tín của Thẩm Nghi Thu đúng hạn mà tới, đương nhiên là không thể đi săn bắn được, cũng không thể tới hồ nước nóng ngâm mình, mỗi khi tới ngày như thế này nàng chỉ đặc biệt thích ngủ.
Thẩm Nghi Thu ngủ cả ngày ở trong phòng, Uất Trì Việt thì ở đông hiên xử lý chính vụ.
Cuộc săn bắn trong những năm qua, chiến tích của Thái tử luôn đứng đầu cách mọi người rất xa.
Tới năm nay thì chỉ đánh được đúng duy nhất một con thỏ, mà đây còn là do Nhật tương quân bắt được nữa chứ.
Nhật tương quân lai lịch rõ ràng, cũng không cần phải giấu đâu lòi đuôi, nghênh ngang mang con thỏ gia nhập vào Thiếu Dương viện.
Tiểu thái giám ngày thường chịu trách nhiệm chăm sóc nó cũng đều theo đến Thiếu Dương viện.
Tiểu thái giám kia đặc biệt thông minh lanh lợi, chỉ một ngày là đã thân quen với mấy cung nhân nội thị bên cạnh Thẩm Nghi Thu.
Nhất là với Tố Nga, suốt ngày một tiếng tỷ tỷ, hai tiếng trưởng tỷ tỷ, ríu rít không ngừng.
Tố Nga thấy miệng hắn dẻo ngọt như thế, cũng rất thích nói chuyện với hắn.
Nói tới nói lui, lại nói tới chuyện trước đây lúc Nhật tương quân còn được nuôi dưỡng ở trong vườn Ngự Uyển phía Bắc.
Vị tiểu thái giám kia nói:
- Bây giờ ổn rồi.
Mỗi khi điện hạ muốn gặp Nhật tương quân cũng không cần phải chạy tới chạy lui nữa.
Có hôm đêm hôm khuya khoắt cũng phải đi tới vườn thăm, đúng thật là khiến cho nô giật nảy mình.
Trong lòng Tố Nga khẽ động, liền vội vàng hỏi:
- Là ngày nào cơ?
Tiểu thái giám nói:
- Là hôm sinh nhật của Hiền phi nương nương, ngày hai mươi ba đó.
Mặt Tố Nga biến sắc, kêu lên "a a" một tiếng rõ to, rồi vội vàng quay người đi vào trong điện.
Thẩm Nghi Thu đang nằm lệch ra trên giường kiểm tra danh sách quà tặng từ Đông cung đưa tới vào ngày lễ.
Thấy nàng hốt hoảng chạy vào, liền cười nói:
- Có chuyện gì vậy?
Tố Nga "phịch" một tiếng quỳ xuống đất:
- Nương tử, nô tỳ đáng chết.
Nói xong liền đem hết chuyện lúc nãy tiểu thái giám kia nói ra báo cáo lại, rồi tự trách nói:
- Chỉ trách nô tỳ, mới nghe được có đôi câu vài lời đã nhanh mồm nhanh miệng, tự nhiên lại khiến nương nương nảy sinh hiềm khích với điện hạ.
Nô tỳ có chết một trăm lần cũng không đủ.
Thẩm Nghi Thu vội vàng đỡ nàng dậy:
- Ngươi biết chuyện tới báo cho ta, đâu có tội gì.
Huống chi ta cũng chưa bao giờ để chuyện này ở trong lòng.
Nàng nhớ lại hôm đó hơn nửa đêm rồi Uất Trì Việt có lặng lẽ đi ra ngoài, đúng là có chuyện như vậy.
Nàng bất giác bật cười, cũng cảm thấy có chút áy náy.
Mặc dù nàng cười trừ, nhưng cuối cùng vẫn là nàng hiểu lầm Uất Trì Việt, là lòng nàng tiểu nhân.
Tố Nga nghe thấy chủ nhân nói chưa từng để việc này ở trong lòng, khó tránh khỏi lại sinh ra một loại cảm giác lo lắng khác.
Từ lúc nương tử gả vào Đông cung tới nay, Thái tử đối xử với nàng như thế nào, mọi người đều rõ ràng như ban ngày.
Còn nàng tuy luôn một mực kính cẩn với Thái tử, nhưng thái độ trước sau vẫn chỉ nhàn nhạt mơ hồ.
Nếu nàng có chút để bụng, biết được phu quân buổi tối lại đi gặp gỡ nữ nhân khác.
Nhất định sẽ khó chịu, tâm phiền ý loạn vô cùng, làm sao có thể bình tĩnh như vậy được?
Tố Nga không khỏi lại nhớ tới chiếc áo trong đặt ở trong hộp gỗ nhỏ, nhớ tới cái khăn tay cũ và sợi dây trường mệnh trong hộp, trong lòng thầm than một tiếng.
Vậy là nương tử vẫn còn...!Nàng không dám nghĩ tiếp, chỉ nói:
- Nương tử khoan dung nên bây giờ mới không trách tội nô tỳ.
Là nô tỳ nhiễu loạn đúng sai, lúc này nên đi nhận phạt mới phải.
Thẩm Nghi Thu biết nàng cố chấp, nếu không phạt nàng, chỉ sợ rằng trong lòng nàng sẽ luôn cảm thấy khó xử.
Đành nói:
- Vậy phạt ngươi ba tháng bổng lộc.
Lúc này Tố Nga mới bái tạ cảm ơn.
Thẩm Nghi Thu nghĩ nghĩ lại nói:
- Chúng ta tới Ly Sơn có mang theo chút vải may áo.
Ngươi tìm giúp ta xem, có xấp vải xa tanh trắng mịn hoặc là vải gấm dày Ích Châu không? Nếu không có thì lấy vải dày Ngô Lăng hoặc Thục Lăng cũng được, nhưng mà nhất định phải là màu trắng.
Tố Nga nói:
- Nương tử dùng để làm gì?
Thẩm Nghi Thu đáp:
- Làm quần áo bên trong.
Tố Nga hiểu ngay, nhất thời mừng rỡ nói:
- Vậy nô tỳ đi ngay đây!
Thẩm Nghi Thu thấy nàng vui mừng ra mặt, cũng không biết nên khóc hay nên cười.
Những người bên cạnh nàng này tuy ngoài miệng không nói, nhưng trong lòng vẫn luôn lo lắng thay cho nàng.
Chắc là đời trước có quá nhiều chuyện chen ngang giữa nàng với Uất Trì Việt, nên rất nhiều chuyện trong lòng nàng cũng chẳng biết rõ là ai đúng ai sai.
Nàng có thể buông bỏ được chuyện cũ, nhưng sớm đã không còn ý nghĩ muốn gửi gắm tình cảm nữa rồi.
Như đời trước đó, làm sao nàng lại chưa từng có chứ?
Từ trước tới nay, tình yêu đối với nàng luôn là một thứ vô cùng xa xỉ.
Một đời này nàng lại chẳng cầu gì khác hơn, chỉ muốn hai chữ "tự do".
Nhưng sang đời này tuy nàng với Thái tử mới thành hôn được mấy tháng, vậy mà lại thân cận hơn rất nhiều so với cả một đời trước.
Ngày đó ở trong sơn cốc hắn thổ lộ tâm tư, cũng làm nàng sinh ra một chút cảm giác tri kỷ.
So sánh với việc hai người sống như người lạ ở kiếp trước, đúng là khác biệt rất nhiều.
Thực ra người làm quân vương như Uất Trì Việt cũng không có gì để chỉ trích.
Nếu như cả đời cứ sống coi nhau như người dưng nước lã, chưa chắc đã không phải là chuyện tốt.
Nàng ngây người nhìn một hồi.
Lúc này Tố Nga đã dẫn theo hai cung nhân bưng mười xấp vải áo đem tới:
- Nương tử, chúng ta đến đây mang theo đồ như vậy.
Vải trắng thuần đều ở đây cả, nhưng xấp vải trắng Tây Vực thì lại không có.
Thẩm Nghi Thu thu hồi suy nghĩ, sai cung nhân này vải áo lên trên giường.
Nàng chọn một tấm có hoa văn cành trúc Ngô Lăng, một tấm vải gấm sa tanh mịn Ích Châu.
Vải Ngô Lăng thì dùng để làm quần khố với tất, còn vải gấm sa tanh thì làm quần áo trong.
Chọn xong chất vải, nàng nhờ cung nhân cất nốt đống vải còn thừa đi.
Lại sai Tố Nga mang kéo, thước cây cùng bút mực, sau đó liền bắt tay ngay vào việc cắt may.
Tay nghề nữ công của nàng tuy rất bình thường, nhưng những y phục này làm nhiều đã thành quen.
Cho dù thời gian đã trôi qua được vài năm, nhưng mỗi một đường nét kích cỡ ngắn dài nàng đều nhớ kỹ ở trong lòng.
Một lát sau nàng đã cắt vải xong, lại dùng hai tay vò qua vò lại cho mềm vải.
Khi nàng còn bé, lúc đó thân thể a nương cũng còn khỏe mạnh, bà luôn tự mình may y phục bên trong cho nàng cùng a da.
Cũng vò qua vải cho mềm như thế này, cứ làm như vậy để tới lúc khi mặc lên người, cho dù là quần áo mới nhưng vẫn sẽ mềm mại dễ chịu như quần áo cũ.
Sau khi xoa bóp vải áo được nửa canh giờ, nàng lại thành thạo may vá chúng lại bằng kim tay.
Mất chừng nửa ngày nàng mới làm xong một chiếc quần khố.
Nàng đoán chừng chắc Uất Trì Việt cũng sắp xong công việc chính sự rồi, liền đem vải áo, kim khâu để hết vào trong tráp rồi cất đi.
Từ ngày hôm đó trở đi, cứ mỗi khi Uất Trì Việt đi tới thư phòng xử lý công văn, Thẩm Nghi Thu sẽ ở trong phòng ngủ may vá.
Bẵng đi mấy ngày, đảo mắt liền tới ngày hai mươi chín.
Vào ngày này, Trương hoàng hậu cùng Đức phi, Thục phi và một đám phi tần khác đang chuẩn bị tới Hoa Thanh cung, hai vị lương đệ ở trong Đông cung cũng cùng đi tới.
Xe ngựa của Đông cung tới trước.
Thẩm Nghi Thu với hai vị lương đệ đã nhiều ngày không gặp, vừa gặp mặt liền nói mãi không hết chuyện.
Tới chạng vạng tối, cuối cùng xe ngựa của Bồng Lai cung cũng tới nơi.
Thế nhưng Trương hoàng hậu lại không có trong đó.
Hỏi thăm một chút mới biết, nguyên do là vì mấy hôm trước Hoàng hậu tái phát bệnh cũ, hiện tại đang nằm liệt trên giường bệnh.
Bởi vì sợ Thái tử với Thái tử phi lo lắng, nên lệnh cho đám người ở Cam Lộ điện giấu giếm tin tức.
Mắt thấy sắp tới thời gian xuất phát, nhưng không có cách nào đi được nên mới để Đức phi tới truyền tin.
Trương Hoàng hậu vốn có bệnh cũ nhiều năm, chỉ là bà không thích phiền hà tới người bên ngoài nên mỗi lần phát bệnh đều yên lặng không một tiếng động.
Vậy nên cũng không nổi tiếng được bằng bệnh "lười biếng" của Hiền phi.
Thẩm Nghi Thu nghe được tin tức này, trong lòng rất khó chịu.
Trương hoàng hậu mắc bệnh khi mang thai, bao nhiêu danh y nổi tiếng cũng không có cách nào trị được tận gốc.
Đời trước không chờ được tới lúc Uất Trì Việt đăng cơ đã về cõi vĩnh hằng.
Năm nay Hoàng đế nhất quyết muốn ăn Tết ở Ly Sơn, vào ngày Tết nguyên đán sẽ thiết lập đại triều hội ở Quan Phong lâu ngoại thành Hoa Thanh cung.
Tất cả các bách quan trên dưới cùng các mệnh phụ đều được triệu tới, ở Bồng Lai cung chỉ còn lại Trương hoàng hậu và một số mỹ nhân không có phân vị của Dịch đình.
Dưới gối của Trương hoàng hậu không có đứa con gái nào, mẫu thân đã qua đời, cũng không có tỷ muội nào khác.
Mấy vị công chúa mà bà sủng ái trước đây đều đã xuất giá, bây giờ cũng phải mang theo phò mã tới Ly Sơn để làm bạn giá nên đương nhiên không thể ở bên cạnh hầu hạ bà được.
Trong lòng Thẩm Nghi Thu rất khó chịu.
Đêm đến cứ nằm trằn trọc, mãi cũng không ngủ được.
Cuối cùng nàng lấy hết dũng khí mà gọi một tiếng:
- Điện hạ.
Uất Trì Việt lập tức hỏi:
- Sao vậy?
Ngữ khí mười phần rõ ràng, hiển nhiên là cũng chưa ngủ.
Thẩm Nghi Thu mấp máy môi nói:
- Thần thiếp có một yêu cầu quá đáng...
Lời còn chưa dứt, đã nghe Thái tử nói:
- Nàng cũng đang lo lắng cho mẫu hậu sao?
Trong lòng Thẩm Nghi Thu ấm áp.
Nàng vẫn luôn cho rằng Thái tử không thân cận với Hoàng hậu lắm, bây giờ nghe thấy từ "cũng" này, liền biết hắn cũng đang nhớ đích mẫu.
Nàng nói:
- Thiếp muốn đi về Bồng Lai cung để chăm sóc bệnh tình của mẫu hậu, mong điện hạ cho phép.
Uất Trì Việt lui ra phía sau một chút, nhìn thẳng vào mắt nàng:
- Ngày mai nàng đi đông nội, vậy định khi nào trở về?
Dừng một chút lại nói:
- Nàng dự định cùng ta chia nhau ra ăn Tết?
Thẩm Nghi Thu im lặng không nói.
Ly Sơn cách Trường An mấy chục dặm đường, nếu ngồi xe ngựa cả đi cả về trong vòng một ngày thì quả thực quá miễn cưỡng.
Ngày mai nàng đi thăm bệnh Hoàng hậu, đương nhiên sẽ không thể về kịp để ăn Tết cùng Thái tử.
Nàng biết trước rằng nhất định Thái tử sẽ không đồng ý, chỉ là không nói trong lòng sẽ cảm thấy khó chịu bất an.
Bây giờ nghe thấy ý tứ ở trong lời nói của hắn, quả nhiên là mười phần khó chịu.
Trong lòng nàng thất vọng, nhưng cũng không còn cách nào khác.
Mới năm đầu tiên thành hôn đã cùng phu quân tách ra ăn Tết riêng, cho dù có ở gia đình bình thường cũng khó mà chấp nhận.
Chứ đừng nói thời gia đình hoàng tộc, có thể nói là một chuyện kinh hãi thế tục.
Hắn không tức giận ra mặt đã là có sức kiềm chế hơn người rồi.
Đang muốn nhắm mắt lại không đề cập tới việc này nữa, chợt thấy bên hông bị xiết chặt lại, là Thái tử đang giữ eo của nàng.
Uất Trì Việt hôn loạn lên mặt nàng mấy cái, lúc này mới nói:
- Không hổ là tiểu Hoàn ngoan của cô, tâm địa vừa thiện lương lại vừa hiếu thuận như vậy.
Thẩm Nghi Thu vui mừng khôn xiết:
- Điện hạ đồng ý? Nhưng nếu chia ra ăn Tết...
Nếu truyền ra ngoài, cuối cùng sẽ có hại cho danh tiếng của Đông cung và thanh danh của Thái tử.
Uất Trì Việt lại nói:
- Ai nói cô muốn cùng nàng chia ra ăn Tết?
Ngừng một chút lại nói:
- Ngày mai ta đi xin a da, chúng ta về Bồng Lai cung bồi mẫu hậu hết ngày ba mươi Tết.
Thẩm Nghi Thu cả kinh nói:
- Vậy đại triều hội Tết nguyên đán làm sao bây giờ? Còn có dạ yến ngày ba mươi Tết nữa...!
Tết nguyên đán Hoàng đế không những phải ngồi nhận triều bái của các bách quan triều đình, còn phải đón tiếp sứ thần của các nước láng giềng.
Đương nhiên không thể nào có chuyện Thái tử lại vắng mặt được.
Huống hồ chuyện Đế Hậu bất hòa, ai ai cũng biết.
Thái tử không tham gia dạ yến ngày ba mươi Tết, lại đi Bồng Lai cung bồi đích mẫu, tất nhiên Hoàng đế sẽ không vui.
Uất Trì Việt lại nói:
- Cô cùng mọi người dùng hết bữa tối, sau đó về Ly Sơn trong đêm là được.
Thẩm Nghi Thu đang định nói gì đó, Uất Trì Việt đã cướp lời:
- Không phải là vì nàng, là bản thân ta muốn đi.
Dứt lời liền ấn đầu nàng vào trong ngực mình:
- Mau ngủ đi, nếu không ngày mai mệt mỏi là nàng chịu.
Thẩm Nghi Thu dựa đầu vào ngực người nam nhân, nghe thấy tiếng tim đập rất vững vàng, trong lòng cũng thấy yên tâm, chỉ chốc lát sau liền ngủ thiếp đi.
Sáng sớm hôm sau, Uất Trì Việt đi tới Tử Vân quan để thỉnh an Hoàng đế, nhân tiện chào từ biệt.
Xưa nay Hoàng đế đều dậy rất muộn, Uất Trì Việt phải đợi chừng một canh giờ, mới thấy Hoàng đế tỉnh dậy.
Vấn an hàn huyên xong xuôi, Uất Trì Việt đem hết mọi chuyện ra nói, nghe xong sắc mặt Hoàng đế trầm xuống hết mức.
Hôm qua biết tin Trương thị làm bộ làm tịch, muốn làm mất mặt mũi của ông, ông đã tức sôi ruột rồi.
Bây giờ nghe thấy lời này của Thái tử, lửa giận càng bùng phát lớn hơn.
Ông nghiêm mặt nói:
- Hoàng hậu không có ở đây, yến hội còn có thể do Đức phi chủ trì.
Nhưng người làm Thái tử như ngươi không có mặt, trẫm đi đâu tìm được người để thay ngươi?
Uất Trì Việt quỳ rạp xuống đất, nhưng trên mặt không có lấy một tia sợ hãi, chỉ trầm trọng nói:
- Thánh nhân lấy đạo hiếu trị thiên hạ.
Bây giờ mẫu hậu bị bệnh, phận làm con nên ở bên cạnh phụng dưỡng, xin Thánh nhân thành toàn.
Hoàng đế liếc nhi tử một chút, hừ lạnh một tiếng, mấy nếp nhăn ở khóe miệng co rúm lại:
- Ngươi chỉ biết tận hiếu với đích mẫu của ngươi, vậy còn trẫm với mẹ đẻ ngươi thì sao?
Nói vậy nhưng trong lòng ông lại âm thầm cười lạnh.
Nói thì đường hoàng như thế, nhưng đơn giản chẳng qua là nhìn thấy Trương gia đang nắm hổ phù của cấm vệ quân Bắc nha, nên lúc này mới vội vã chạy đến lấy lòng Trương thị chứ gì.
Uất Trì Việt hạ bái nói:
- Nhi tử vô năng, không có kế sách vẹn cả đôi đường.
Xin Thánh nhân thứ tội.
Hoàng đế vung tay áo, lạnh giọng nói:
- Ngươi muốn đi thì đi đi, đại triều hội Tết nguyên đán cũng không cần có mặt.
Uất Trì Việt vẫn mang phong thái ung dung đĩnh đạc, bình thản bất động, lông mày cũng chẳng hề nhíu lấy một lần:
- Tuân mệnh.
Nói xong liền hành lễ tạ ơn rồi lui ra.
Hoàng đế tức giận đạp đổ một bình lư hương và đập vỡ hai bộ chén trà.
Uất Trì Việt đi ở bên ngoài hành lang, sau lưng không ngừng truyền tới những âm thanh vỡ vụn của đồ sứ, nhưng hắn lại giống như không nghe thấy..
Chạng vạng tối ngày hôm đó, Tứ công chúa sai người đưa tiểu thế tử về Ngưng Vân viện.
Thẩm Nghi Thu nhìn nhũ mẫu ôm đứa bé rời đi, trong mắt tràn đầy vẻ lưu luyến.
Uất Trì Việt vòng tay qua ôm lấy đầu vai nàng, thấp giọng nói:
- Nếu nàng thích trẻ con như vậy, ngày sau chúng ta cũng sẽ sinh một đứa.
Hắn lập tức nhớ lại một buổi đêm ở kiếp trước, trong lòng không khỏi chần chờ.
Trẻ con nhà người ta thôi mà Thái tử phi đã nâng niu ở trong lòng bàn tay như vậy rồi, nếu là con ruột của mình sinh ra thì không biết còn như thế nào nữa.
Nhưng bây giờ trước mắt nàng còn phải trị bệnh khó thụ thai, họa phúc ở đời cũng rất khó mà đoán trước được.
Lại nghĩ, hắn và tiểu Hoàn đều thông minh hơn người, đẹp đẽ đáng yêu, lại thấu tình đạt lý.
Có con thì nhất định định cũng không bao giờ đáng ghét như đứa nhỏ nhà Tứ công chúa.
Nghĩ tới đứa con của hắn cùng tiểu Hoàn, đáy lòng hắn khẽ run lên, phảng phất như ngọn gió nam ấm áp đang thổi qua khiến cành liễu đung đưa.
Hài tử của hắn cùng tiểu Hoàn, hắn tinh tế nhẩm đi nhẩm lại mấy chữ này, trong lòng bỗng như bừng tỉnh.
Đời trước hắn cũng vô cùng chờ mong Thẩm Nghi Thu sinh hạ hoàng tử cho hắn, nhưng lúc đó là hắn đang mong muốn có con trai trưởng.
Nhưng bây giờ hắn đơn giản chỉ mong muốn có một đứa con chung của hai người, không quan trọng đích thứ, cũng không liên quan gì tới giang sơn xã tắc.
Thẩm Nghi Thu nghe vậy thì rũ mắt xuống thấp.
Hài tử chính là điều mà nàng tiếc nuối nhất ở kiếp trước, nếu đời này có thể có được đứa con của riêng mình...!Nàng cũng không dám nghĩ tới, nếu cứ hy vọng rồi cuối cùng lại thất bại, nàng không biết mình còn có thể chấp nhận được nữa hay không.
Nàng không biết trả lời câu nói của Uất Trì Việt như thế nào, chỉ mơ hồ "ừm" một tiếng.
Uất Trì Việt chỉ cho là nàng đang thẹn thùng, nên cũng không để ở trong lòng.
Kỳ nguyệt tín của Thẩm Nghi Thu đúng hạn mà tới, đương nhiên là không thể đi săn bắn được, cũng không thể tới hồ nước nóng ngâm mình, mỗi khi tới ngày như thế này nàng chỉ đặc biệt thích ngủ.
Thẩm Nghi Thu ngủ cả ngày ở trong phòng, Uất Trì Việt thì ở đông hiên xử lý chính vụ.
Cuộc săn bắn trong những năm qua, chiến tích của Thái tử luôn đứng đầu cách mọi người rất xa.
Tới năm nay thì chỉ đánh được đúng duy nhất một con thỏ, mà đây còn là do Nhật tương quân bắt được nữa chứ.
Nhật tương quân lai lịch rõ ràng, cũng không cần phải giấu đâu lòi đuôi, nghênh ngang mang con thỏ gia nhập vào Thiếu Dương viện.
Tiểu thái giám ngày thường chịu trách nhiệm chăm sóc nó cũng đều theo đến Thiếu Dương viện.
Tiểu thái giám kia đặc biệt thông minh lanh lợi, chỉ một ngày là đã thân quen với mấy cung nhân nội thị bên cạnh Thẩm Nghi Thu.
Nhất là với Tố Nga, suốt ngày một tiếng tỷ tỷ, hai tiếng trưởng tỷ tỷ, ríu rít không ngừng.
Tố Nga thấy miệng hắn dẻo ngọt như thế, cũng rất thích nói chuyện với hắn.
Nói tới nói lui, lại nói tới chuyện trước đây lúc Nhật tương quân còn được nuôi dưỡng ở trong vườn Ngự Uyển phía Bắc.
Vị tiểu thái giám kia nói:
- Bây giờ ổn rồi.
Mỗi khi điện hạ muốn gặp Nhật tương quân cũng không cần phải chạy tới chạy lui nữa.
Có hôm đêm hôm khuya khoắt cũng phải đi tới vườn thăm, đúng thật là khiến cho nô giật nảy mình.
Trong lòng Tố Nga khẽ động, liền vội vàng hỏi:
- Là ngày nào cơ?
Tiểu thái giám nói:
- Là hôm sinh nhật của Hiền phi nương nương, ngày hai mươi ba đó.
Mặt Tố Nga biến sắc, kêu lên "a a" một tiếng rõ to, rồi vội vàng quay người đi vào trong điện.
Thẩm Nghi Thu đang nằm lệch ra trên giường kiểm tra danh sách quà tặng từ Đông cung đưa tới vào ngày lễ.
Thấy nàng hốt hoảng chạy vào, liền cười nói:
- Có chuyện gì vậy?
Tố Nga "phịch" một tiếng quỳ xuống đất:
- Nương tử, nô tỳ đáng chết.
Nói xong liền đem hết chuyện lúc nãy tiểu thái giám kia nói ra báo cáo lại, rồi tự trách nói:
- Chỉ trách nô tỳ, mới nghe được có đôi câu vài lời đã nhanh mồm nhanh miệng, tự nhiên lại khiến nương nương nảy sinh hiềm khích với điện hạ.
Nô tỳ có chết một trăm lần cũng không đủ.
Thẩm Nghi Thu vội vàng đỡ nàng dậy:
- Ngươi biết chuyện tới báo cho ta, đâu có tội gì.
Huống chi ta cũng chưa bao giờ để chuyện này ở trong lòng.
Nàng nhớ lại hôm đó hơn nửa đêm rồi Uất Trì Việt có lặng lẽ đi ra ngoài, đúng là có chuyện như vậy.
Nàng bất giác bật cười, cũng cảm thấy có chút áy náy.
Mặc dù nàng cười trừ, nhưng cuối cùng vẫn là nàng hiểu lầm Uất Trì Việt, là lòng nàng tiểu nhân.
Tố Nga nghe thấy chủ nhân nói chưa từng để việc này ở trong lòng, khó tránh khỏi lại sinh ra một loại cảm giác lo lắng khác.
Từ lúc nương tử gả vào Đông cung tới nay, Thái tử đối xử với nàng như thế nào, mọi người đều rõ ràng như ban ngày.
Còn nàng tuy luôn một mực kính cẩn với Thái tử, nhưng thái độ trước sau vẫn chỉ nhàn nhạt mơ hồ.
Nếu nàng có chút để bụng, biết được phu quân buổi tối lại đi gặp gỡ nữ nhân khác.
Nhất định sẽ khó chịu, tâm phiền ý loạn vô cùng, làm sao có thể bình tĩnh như vậy được?
Tố Nga không khỏi lại nhớ tới chiếc áo trong đặt ở trong hộp gỗ nhỏ, nhớ tới cái khăn tay cũ và sợi dây trường mệnh trong hộp, trong lòng thầm than một tiếng.
Vậy là nương tử vẫn còn...!Nàng không dám nghĩ tiếp, chỉ nói:
- Nương tử khoan dung nên bây giờ mới không trách tội nô tỳ.
Là nô tỳ nhiễu loạn đúng sai, lúc này nên đi nhận phạt mới phải.
Thẩm Nghi Thu biết nàng cố chấp, nếu không phạt nàng, chỉ sợ rằng trong lòng nàng sẽ luôn cảm thấy khó xử.
Đành nói:
- Vậy phạt ngươi ba tháng bổng lộc.
Lúc này Tố Nga mới bái tạ cảm ơn.
Thẩm Nghi Thu nghĩ nghĩ lại nói:
- Chúng ta tới Ly Sơn có mang theo chút vải may áo.
Ngươi tìm giúp ta xem, có xấp vải xa tanh trắng mịn hoặc là vải gấm dày Ích Châu không? Nếu không có thì lấy vải dày Ngô Lăng hoặc Thục Lăng cũng được, nhưng mà nhất định phải là màu trắng.
Tố Nga nói:
- Nương tử dùng để làm gì?
Thẩm Nghi Thu đáp:
- Làm quần áo bên trong.
Tố Nga hiểu ngay, nhất thời mừng rỡ nói:
- Vậy nô tỳ đi ngay đây!
Thẩm Nghi Thu thấy nàng vui mừng ra mặt, cũng không biết nên khóc hay nên cười.
Những người bên cạnh nàng này tuy ngoài miệng không nói, nhưng trong lòng vẫn luôn lo lắng thay cho nàng.
Chắc là đời trước có quá nhiều chuyện chen ngang giữa nàng với Uất Trì Việt, nên rất nhiều chuyện trong lòng nàng cũng chẳng biết rõ là ai đúng ai sai.
Nàng có thể buông bỏ được chuyện cũ, nhưng sớm đã không còn ý nghĩ muốn gửi gắm tình cảm nữa rồi.
Như đời trước đó, làm sao nàng lại chưa từng có chứ?
Từ trước tới nay, tình yêu đối với nàng luôn là một thứ vô cùng xa xỉ.
Một đời này nàng lại chẳng cầu gì khác hơn, chỉ muốn hai chữ "tự do".
Nhưng sang đời này tuy nàng với Thái tử mới thành hôn được mấy tháng, vậy mà lại thân cận hơn rất nhiều so với cả một đời trước.
Ngày đó ở trong sơn cốc hắn thổ lộ tâm tư, cũng làm nàng sinh ra một chút cảm giác tri kỷ.
So sánh với việc hai người sống như người lạ ở kiếp trước, đúng là khác biệt rất nhiều.
Thực ra người làm quân vương như Uất Trì Việt cũng không có gì để chỉ trích.
Nếu như cả đời cứ sống coi nhau như người dưng nước lã, chưa chắc đã không phải là chuyện tốt.
Nàng ngây người nhìn một hồi.
Lúc này Tố Nga đã dẫn theo hai cung nhân bưng mười xấp vải áo đem tới:
- Nương tử, chúng ta đến đây mang theo đồ như vậy.
Vải trắng thuần đều ở đây cả, nhưng xấp vải trắng Tây Vực thì lại không có.
Thẩm Nghi Thu thu hồi suy nghĩ, sai cung nhân này vải áo lên trên giường.
Nàng chọn một tấm có hoa văn cành trúc Ngô Lăng, một tấm vải gấm sa tanh mịn Ích Châu.
Vải Ngô Lăng thì dùng để làm quần khố với tất, còn vải gấm sa tanh thì làm quần áo trong.
Chọn xong chất vải, nàng nhờ cung nhân cất nốt đống vải còn thừa đi.
Lại sai Tố Nga mang kéo, thước cây cùng bút mực, sau đó liền bắt tay ngay vào việc cắt may.
Tay nghề nữ công của nàng tuy rất bình thường, nhưng những y phục này làm nhiều đã thành quen.
Cho dù thời gian đã trôi qua được vài năm, nhưng mỗi một đường nét kích cỡ ngắn dài nàng đều nhớ kỹ ở trong lòng.
Một lát sau nàng đã cắt vải xong, lại dùng hai tay vò qua vò lại cho mềm vải.
Khi nàng còn bé, lúc đó thân thể a nương cũng còn khỏe mạnh, bà luôn tự mình may y phục bên trong cho nàng cùng a da.
Cũng vò qua vải cho mềm như thế này, cứ làm như vậy để tới lúc khi mặc lên người, cho dù là quần áo mới nhưng vẫn sẽ mềm mại dễ chịu như quần áo cũ.
Sau khi xoa bóp vải áo được nửa canh giờ, nàng lại thành thạo may vá chúng lại bằng kim tay.
Mất chừng nửa ngày nàng mới làm xong một chiếc quần khố.
Nàng đoán chừng chắc Uất Trì Việt cũng sắp xong công việc chính sự rồi, liền đem vải áo, kim khâu để hết vào trong tráp rồi cất đi.
Từ ngày hôm đó trở đi, cứ mỗi khi Uất Trì Việt đi tới thư phòng xử lý công văn, Thẩm Nghi Thu sẽ ở trong phòng ngủ may vá.
Bẵng đi mấy ngày, đảo mắt liền tới ngày hai mươi chín.
Vào ngày này, Trương hoàng hậu cùng Đức phi, Thục phi và một đám phi tần khác đang chuẩn bị tới Hoa Thanh cung, hai vị lương đệ ở trong Đông cung cũng cùng đi tới.
Xe ngựa của Đông cung tới trước.
Thẩm Nghi Thu với hai vị lương đệ đã nhiều ngày không gặp, vừa gặp mặt liền nói mãi không hết chuyện.
Tới chạng vạng tối, cuối cùng xe ngựa của Bồng Lai cung cũng tới nơi.
Thế nhưng Trương hoàng hậu lại không có trong đó.
Hỏi thăm một chút mới biết, nguyên do là vì mấy hôm trước Hoàng hậu tái phát bệnh cũ, hiện tại đang nằm liệt trên giường bệnh.
Bởi vì sợ Thái tử với Thái tử phi lo lắng, nên lệnh cho đám người ở Cam Lộ điện giấu giếm tin tức.
Mắt thấy sắp tới thời gian xuất phát, nhưng không có cách nào đi được nên mới để Đức phi tới truyền tin.
Trương Hoàng hậu vốn có bệnh cũ nhiều năm, chỉ là bà không thích phiền hà tới người bên ngoài nên mỗi lần phát bệnh đều yên lặng không một tiếng động.
Vậy nên cũng không nổi tiếng được bằng bệnh "lười biếng" của Hiền phi.
Thẩm Nghi Thu nghe được tin tức này, trong lòng rất khó chịu.
Trương hoàng hậu mắc bệnh khi mang thai, bao nhiêu danh y nổi tiếng cũng không có cách nào trị được tận gốc.
Đời trước không chờ được tới lúc Uất Trì Việt đăng cơ đã về cõi vĩnh hằng.
Năm nay Hoàng đế nhất quyết muốn ăn Tết ở Ly Sơn, vào ngày Tết nguyên đán sẽ thiết lập đại triều hội ở Quan Phong lâu ngoại thành Hoa Thanh cung.
Tất cả các bách quan trên dưới cùng các mệnh phụ đều được triệu tới, ở Bồng Lai cung chỉ còn lại Trương hoàng hậu và một số mỹ nhân không có phân vị của Dịch đình.
Dưới gối của Trương hoàng hậu không có đứa con gái nào, mẫu thân đã qua đời, cũng không có tỷ muội nào khác.
Mấy vị công chúa mà bà sủng ái trước đây đều đã xuất giá, bây giờ cũng phải mang theo phò mã tới Ly Sơn để làm bạn giá nên đương nhiên không thể ở bên cạnh hầu hạ bà được.
Trong lòng Thẩm Nghi Thu rất khó chịu.
Đêm đến cứ nằm trằn trọc, mãi cũng không ngủ được.
Cuối cùng nàng lấy hết dũng khí mà gọi một tiếng:
- Điện hạ.
Uất Trì Việt lập tức hỏi:
- Sao vậy?
Ngữ khí mười phần rõ ràng, hiển nhiên là cũng chưa ngủ.
Thẩm Nghi Thu mấp máy môi nói:
- Thần thiếp có một yêu cầu quá đáng...
Lời còn chưa dứt, đã nghe Thái tử nói:
- Nàng cũng đang lo lắng cho mẫu hậu sao?
Trong lòng Thẩm Nghi Thu ấm áp.
Nàng vẫn luôn cho rằng Thái tử không thân cận với Hoàng hậu lắm, bây giờ nghe thấy từ "cũng" này, liền biết hắn cũng đang nhớ đích mẫu.
Nàng nói:
- Thiếp muốn đi về Bồng Lai cung để chăm sóc bệnh tình của mẫu hậu, mong điện hạ cho phép.
Uất Trì Việt lui ra phía sau một chút, nhìn thẳng vào mắt nàng:
- Ngày mai nàng đi đông nội, vậy định khi nào trở về?
Dừng một chút lại nói:
- Nàng dự định cùng ta chia nhau ra ăn Tết?
Thẩm Nghi Thu im lặng không nói.
Ly Sơn cách Trường An mấy chục dặm đường, nếu ngồi xe ngựa cả đi cả về trong vòng một ngày thì quả thực quá miễn cưỡng.
Ngày mai nàng đi thăm bệnh Hoàng hậu, đương nhiên sẽ không thể về kịp để ăn Tết cùng Thái tử.
Nàng biết trước rằng nhất định Thái tử sẽ không đồng ý, chỉ là không nói trong lòng sẽ cảm thấy khó chịu bất an.
Bây giờ nghe thấy ý tứ ở trong lời nói của hắn, quả nhiên là mười phần khó chịu.
Trong lòng nàng thất vọng, nhưng cũng không còn cách nào khác.
Mới năm đầu tiên thành hôn đã cùng phu quân tách ra ăn Tết riêng, cho dù có ở gia đình bình thường cũng khó mà chấp nhận.
Chứ đừng nói thời gia đình hoàng tộc, có thể nói là một chuyện kinh hãi thế tục.
Hắn không tức giận ra mặt đã là có sức kiềm chế hơn người rồi.
Đang muốn nhắm mắt lại không đề cập tới việc này nữa, chợt thấy bên hông bị xiết chặt lại, là Thái tử đang giữ eo của nàng.
Uất Trì Việt hôn loạn lên mặt nàng mấy cái, lúc này mới nói:
- Không hổ là tiểu Hoàn ngoan của cô, tâm địa vừa thiện lương lại vừa hiếu thuận như vậy.
Thẩm Nghi Thu vui mừng khôn xiết:
- Điện hạ đồng ý? Nhưng nếu chia ra ăn Tết...
Nếu truyền ra ngoài, cuối cùng sẽ có hại cho danh tiếng của Đông cung và thanh danh của Thái tử.
Uất Trì Việt lại nói:
- Ai nói cô muốn cùng nàng chia ra ăn Tết?
Ngừng một chút lại nói:
- Ngày mai ta đi xin a da, chúng ta về Bồng Lai cung bồi mẫu hậu hết ngày ba mươi Tết.
Thẩm Nghi Thu cả kinh nói:
- Vậy đại triều hội Tết nguyên đán làm sao bây giờ? Còn có dạ yến ngày ba mươi Tết nữa...!
Tết nguyên đán Hoàng đế không những phải ngồi nhận triều bái của các bách quan triều đình, còn phải đón tiếp sứ thần của các nước láng giềng.
Đương nhiên không thể nào có chuyện Thái tử lại vắng mặt được.
Huống hồ chuyện Đế Hậu bất hòa, ai ai cũng biết.
Thái tử không tham gia dạ yến ngày ba mươi Tết, lại đi Bồng Lai cung bồi đích mẫu, tất nhiên Hoàng đế sẽ không vui.
Uất Trì Việt lại nói:
- Cô cùng mọi người dùng hết bữa tối, sau đó về Ly Sơn trong đêm là được.
Thẩm Nghi Thu đang định nói gì đó, Uất Trì Việt đã cướp lời:
- Không phải là vì nàng, là bản thân ta muốn đi.
Dứt lời liền ấn đầu nàng vào trong ngực mình:
- Mau ngủ đi, nếu không ngày mai mệt mỏi là nàng chịu.
Thẩm Nghi Thu dựa đầu vào ngực người nam nhân, nghe thấy tiếng tim đập rất vững vàng, trong lòng cũng thấy yên tâm, chỉ chốc lát sau liền ngủ thiếp đi.
Sáng sớm hôm sau, Uất Trì Việt đi tới Tử Vân quan để thỉnh an Hoàng đế, nhân tiện chào từ biệt.
Xưa nay Hoàng đế đều dậy rất muộn, Uất Trì Việt phải đợi chừng một canh giờ, mới thấy Hoàng đế tỉnh dậy.
Vấn an hàn huyên xong xuôi, Uất Trì Việt đem hết mọi chuyện ra nói, nghe xong sắc mặt Hoàng đế trầm xuống hết mức.
Hôm qua biết tin Trương thị làm bộ làm tịch, muốn làm mất mặt mũi của ông, ông đã tức sôi ruột rồi.
Bây giờ nghe thấy lời này của Thái tử, lửa giận càng bùng phát lớn hơn.
Ông nghiêm mặt nói:
- Hoàng hậu không có ở đây, yến hội còn có thể do Đức phi chủ trì.
Nhưng người làm Thái tử như ngươi không có mặt, trẫm đi đâu tìm được người để thay ngươi?
Uất Trì Việt quỳ rạp xuống đất, nhưng trên mặt không có lấy một tia sợ hãi, chỉ trầm trọng nói:
- Thánh nhân lấy đạo hiếu trị thiên hạ.
Bây giờ mẫu hậu bị bệnh, phận làm con nên ở bên cạnh phụng dưỡng, xin Thánh nhân thành toàn.
Hoàng đế liếc nhi tử một chút, hừ lạnh một tiếng, mấy nếp nhăn ở khóe miệng co rúm lại:
- Ngươi chỉ biết tận hiếu với đích mẫu của ngươi, vậy còn trẫm với mẹ đẻ ngươi thì sao?
Nói vậy nhưng trong lòng ông lại âm thầm cười lạnh.
Nói thì đường hoàng như thế, nhưng đơn giản chẳng qua là nhìn thấy Trương gia đang nắm hổ phù của cấm vệ quân Bắc nha, nên lúc này mới vội vã chạy đến lấy lòng Trương thị chứ gì.
Uất Trì Việt hạ bái nói:
- Nhi tử vô năng, không có kế sách vẹn cả đôi đường.
Xin Thánh nhân thứ tội.
Hoàng đế vung tay áo, lạnh giọng nói:
- Ngươi muốn đi thì đi đi, đại triều hội Tết nguyên đán cũng không cần có mặt.
Uất Trì Việt vẫn mang phong thái ung dung đĩnh đạc, bình thản bất động, lông mày cũng chẳng hề nhíu lấy một lần:
- Tuân mệnh.
Nói xong liền hành lễ tạ ơn rồi lui ra.
Hoàng đế tức giận đạp đổ một bình lư hương và đập vỡ hai bộ chén trà.
Uất Trì Việt đi ở bên ngoài hành lang, sau lưng không ngừng truyền tới những âm thanh vỡ vụn của đồ sứ, nhưng hắn lại giống như không nghe thấy..
Bình luận facebook