Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 107
Dâm từ cũng không thể hiểu theo mặt chữ nghĩa là các miếu cung phụng dã thần dâm đãng, mà là các chùa miếu chưa được chính thức thừa nhận thần linh chính thống, chỉ là miếu thờ mà dân gian tự lập ra để cung phụng các loại thần linh cổ quái.
Thiên hạ đâu đâu cũng có các miếu thờ do người dân tự phát mà thành, đất Ngô Sở còn nhiều các loại chùa miếu thờ dã thần hơn, gì mà miếu Hạng Võ, Đồng Thúc Vương, Trần phủ Hầu Vương, Ngũ Hiển Đại Đế, Lâm Tứ Hầu Vương, Bạch Hạc đại đế, Lưu Bồn Tử Đại Vương, Lộc Mã Tương Công, Đấu Tinh Đế Quân…
Người dân muốn thờ thì thờ, hoàn toàn cũng là một dạng mang tích công đức, những chùa miếu đó cũng chẳng có đạo nhân tôn giáo gì khiến người ta hướng về tinh thần tôn giáo, nhân sinh triết lí. Như vậy, sẽ không tránh được việc có những người giả thần giả thánh nhân cơ hội tới vơ vét của cải, lợi dụng sự mê tín làm xằng làm bậy, hơn nữa còn dính tới vấn đề tín ngưỡng.
Cho dù lúc đó, hành vi lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng hoạt động chính trị không phải nhiều, cũng không rõ ràng, nhưng loại hình tôn giáo này phát triển rộng khắp, tất nhiên sẽ gây ra họa lớn. Năm đó, Ngũ Đấu Mễ Giáo cũng được, Thái Bình Đạo cũng được, nhưng chẳng phải sẽ khiến cả nước loạn lên sao?
Thiên Tử Đại Đường tôn trọng Đạo giáo và Võ Tắc Thiên nắm giữ Phật giáo, chứ không phải là do biết được tôn giáo có một sức mạnh khổng lồ mà lợi dụng, với con mắt của Võ Tắc Thiên, đương nhiên có thể nhận ra hành động này của Địch Nhân Kiệt có tầm cỡ chính trị quan trọng như thế nào. Theo bà, những vụ án oan chẳng qua chỉ là thể hiện năng lực của một viên quan lại,, có thể sửa đổi tận gốc, định vương độ mới là bản lĩnh của kẻ làm thần trong triều đình.
Võ Tắc Thiên trầm tư một lát, thản nhiên nói:
- Triều đình hiện giờ đang trong lúc cần người, để Địch Công ở Giang Nam, có thể nói là có chút không trọng dụng nhân tài!
Thượng Quan Uyển Nhi nghe xong trong lòng lập tức xúc động, biết rằng Địch Nhân Kiệt có thể sẽ được phục chức.
Địch Nhân Kiệt là thế gia quan lại, ông nội Địch Hiếu Tự, thời Trinh Quán từng là Thượng Thư Tả Thừa, phụ thân Địch Tri Tốn, chính là Quỳ Châu Trưởng Sử. Địch Nhân Kiệt bản thân cũng vượt qua kì thi đậu tiến sĩ, làm quan tới nay, chiến tích lớn lao, con đường làm quan thuận buồm xuôi gió.
Thế nhưng năm trước khi Lang Gia Vương Lý khởi binh phản Võ, Võ Tắc Thiên phái Tể tướng Trương Quang Phụ dẹp loạn, Địch Nhân Kiệt đảm nhiệm Thứ Sử Dự Châu, thu thập loạn cục, giữa hai người này lại xảy ra xung đột. Trương Quang Phụ ỷ vào công lao kiêu ngạo, thấy Địch Nhân Kiệt sau khi nhận chức tiếp quản phần lớn vật tư phản quân để lại, liền đổi ý muốn vơ vét tài sản hối lộ.
Địch Nhân Kiệt không đồng tình, ngược lại còn giận giữ mắng mỏ Trương Quang Phụ không nên giết chóc người tốt, lấy hết công lao. Trương Quang Phụ ghi hận trong lòng, sau khi hồi triều tìm tội danh buộc tội Địch Nhân Kiệt. Gã quyền cao chức trọng, thân là Đương Triều Tể Phụ, lại có công dẹp loạn, Võ Tắc Thiên vì thưởng công thần liền giáng chức Địch Nhân Kiệt đi Giang Nam.
Hiện giờ xem ra, hành động này của Địch Nhân Kiệt rất được lòng Thiên Hậu, bà ta đã muốn trọng dụng lại rồi.
Võ Tắc Thiên lẩm bẩm tự nói một câu như vậy, đương nhiên không phải tùy tiện nói đấy, kỳ thật chính là để lộ tin cho nàng nghe. Địch Nhân Kiệt phải hồi triều, đương nhiên cần có người đi giới thiệu, tạo thế, mà việc này chỉ có triều thần như nàng đi tiến hành thì mới hợp thôi.
Thượng Quan Uyển Nhi làm có tốt hay không, lục lượng phản đối trong triều đình mạnh mẽ hay yếu, Thiên Hậu mới có thể quyết định thêm bước nữa. Nếu sự phản đối quyết liệt, bà cũng dễ thoái lui. Thượng Quan Uyển Nhi nắm quyền bính quan trọng, đây cũng là một sự thể hiện.
Mặc dù Thượng Quan Uyển Nhi rất khéo léo, không có ý lộng quyền, lúc giúp ngươi làm việc có hết lòng hay không cũng có thể quyết được chức quan của ngươi cao hay thấp. Một khi chức vị của ngươi được xác định, có muốn thăng tiếp cũng khó khăn. Có đôi khi, có người cả đời cố thủ ở vị trí đó nhưng lại vọt được lên địa vị quang vinh. Thượng Quan Đãi Chiếu là nội tướng cũng do những nguyên nhân này, vô tình ảnh hưởng tới triều chính, ảnh hưởng tới các quan viên lên chức và bị giáng chức.
***
Lúc này, có người tiến vào bẩm báo nói:
- Thiên Hậu, có trụ trì chùa Bạch Mã cầu kiến.
Võ Tắc Thiên lông mày hơi giương lên, kinh ngạc nói:
- A Sư tới đây?
Mời y vào đi.
Nói xong thuận tay buông tấu chương trong tay xuống.
Thương Quan Uyển Nhi khoát tay, các thái giám, cung nữ trong điện đều lui ra, Thượng Quan Uyển Nhi chỉnh lại trang phục hướng về phía Võ Tắc Thiên nghiêm trang nói:
- Uyển Nhi lui xin lui vào trong chờ lệnh!
- Ừ!
Võ Tắc Thiên gật gật đầu, ánh mắt chợt lóe lên khi thấy Tiết Hoài Nghĩa nện bước đi nhanh, vội vàng xông vào.
- Thượng Quan Đãi Chiếu!
Đối với vị cận thần thiên tử này, Tiết Hoài Nghĩa cũng không dám vô lễ, dừng chân hướng về phía nàng chắp lễ.
Thượng Quan Uyển Nhi tự nhiên cười nói, nói
- Tiết Sư!
Uyển Nhi cười, quyến rũ xinh đẹp khiến Tiết Hoài Nghĩa nhìn không chớp mắt, lễ xong, liền tiến tới trước một bước, hai tay hợp thành chữ thập, trịnh trọng hạ lễ với Võ Tắc Thiên:
- Bần tăng bái kiến Thiên Hậu!
Uyển Nhi lắc nhẹ tay áo, đi ra ngoài, Võ Tắc Thiên nhẹ nhàng vặn cái lưng mỏi, nghiêng người nằm trên người, cười khanh khách mà nói với y:
- A Sư sao lại tới lúc này?
Lúc này, cảm giác mới mẻ mà Tiết Hoài Nghĩa cao tu lực lưỡng đem lại cho Võ Tắc Thiên không còn mãnh liệt như trước nữa, nếu Võ Tắc Thiên mở hội nạp trai lơ, cũng không có gì kiêng kị, lúc Tiết Hoài Nghĩa lãnh binh thảo phạt Đông Đột Quyết, Võ Hậu đã nhìn trúng thái y Thẩm Nam Liêu.
Thẩm thái y nho nhã, phong độ khí chất không giống như thất phu phố phường Tiết Hoài Nghĩa, mặc dù không cao to bằng Tiết Hoài Nghĩa, nhưng lại có sự phóng khoáng nhã nhặn, cho nên trở thành tân sủng của Võ Tắc Thiên, Tiết Hoài Nghĩ lại chẳng biết gì.
Nhưng làm trai lơ đầu tiên cùng bà ta giường chiếu nhiều năm như vậy, cảm tình của Võ Tắc Thiên đối với Tiết Hoài Nghĩa vẫn rất sâu đậm, địa vị của hắn trong lòng bà vẫn cao nhất, bà sủng ái nhất cũng là hắn, đây cũng là điều Thẩm Nam Liêu không bì kịp.
Tiết Hoài Nghĩa cười ha hả, vòng qua bên giường rồi ngồi xuống, một tay đặt lên hông Võ Tắc Thiên, khẽ vuốt vuốt nói:
- Thiên Hậu, Hoài Nghĩa tới, muốn báo cho Thiên Hậu một tin vui.
Võ Tắc Thiên một tay chống má, lười biếng nhắm mắt lại, nắm tay y chuyển qua trước ngực, giọng điệu thoải mái thở nói:
- Cái gì mà chuyện vui, chùa Bạch Mã của ngươi có điềm lành gì xảy ra sao?
Nghe khẩu khí này của bà chỉ sợ thiên hạ đâu đâu cũng xuất hiện đủ loại điềm lành, hoặc là gán gép miễn cưỡng, hoặc là lừa gạt, trong lòng bà hiểu rõ hết, việc như vậy không thể qua mắt được bà. Tuy nhiên, những thứ được tạo ra đó lại làm cho vô số thảo dân trong thiên hạ tin tưởng không chút nghi ngờ, cho nên bà có tin hay không thì cũng không cần lo, thái độ của bà rất nghiêm túc, rất hoan nghênh.
Những trò như vậy, bà đã làm nhiều rồi, bà không cự tuyệt, trong lòng thì lại mỏi mệt, cho nên, lúc này lại một người khác, cho dù có là một tên côn đồ, nói rằng gã phát hiện ra điềm lành gì đó thì Võ Hậu cũng hết sức tin tưởng, giả bộ dạng vui mừng, nhưng ở trước người đàn ông của mình, bà liền thể hiện thái độ thật sự.
Tiết Hoài Nghĩa cười ha hả nói:
- Điềm lành, không sai, đúng là điềm lành, đó là điềm lành lớn nhất dưới gầm trời này, còn lớn hơn cả điềm lành Thần Thạch Lạc Dương, Thiên Hậu muốn nghe chứ?
Võ Tắc Thiên nghe thấy quả nhiên lại là điềm lành, trong lòng không thấy thú vị, cũng không hứng trí, bèn lười biếng nói:
- Vậy nói nghe xem!
Tiết Hoài Nghĩa dương dương đắc ý mà nói:
- Thiên Hậu, Tiết Hoài Nghĩa từ khi được Thiên Hậu phong làm chủ tọa chùa Bạch Mã, ngày nào cũng khổ đọc kinh thư, nghiên cứu các kinh điển trong Tàng Kinh Các, nhưng lại phát hiện, Thiên Hậu làm chủ thiên hạ, Phật chủ Thích Ca Mâu Ni đã sớm dự báo trước rồi.
Y một mặt nói, một mặt vỗ về đùa giỡn trong ngực Võ Tắc Thiên, Võ Tắc Thiên nhắm mắt lại, hưởng thụ sự vỗ về chơi đùa của y, hai đầu gối thì trải dài trên đùi y, nhưng khi những lời này lọt vào tai, Võ Tắc Thiên bật ngồi dậy, hai mắt sáng rực, niềm vui bất ngờ nói:
- Lời đó là thật sao?
Muốn có thiên hạ, đương nhiên là cần thực lực, nhưng muốn vững thiên hạ thì thực lực đâu đã đủ, không có lòng người thì thực lực mạnh yếu sớm muộn cũng thất thế. Võ Tắc Thiên hiện giờ nắm chính quyền, đã có đủ thực lực, cho nên bà ta không cho phép ai lên ngôi, nhưng tuổi tác như vậy lại không thể kiên nhẫn chờ đợi, cũng bởi vì bà ta thế vẫn chưa tạo đủ, còn chưa nắm giữ được lòng người.
Lúc này, Tiết Hoài Nghĩa lại nói y tìm ra căn cứ trong kinh Phật nói bà có thể xưng đế, Võ Tắc Thiên sao mà không kinh ngạc, sao mà không vui mừng được chứ?
Tiết Hoài Nghĩa thấy Võ Tắc Thiên biến đổi sắc mặt, trong lòng đắc ý, nói:
- Đúng vậy! Hoài Nghĩa đọc trong “ Đại Vân Kinh” bên trong có ghi lại, có một vị Tịnh Quang Thiên Nữ, từng được phật giảng Niết Bàn, sau lại bỏ qua thân phận trên trời, đầu thai làm một nữ nhân, trở thành một vị quốc chủ, lấy thủ hộ chính pháp. Nếu từng có một vị Thiên nữ có thể chuyển thế đầu thai, trở thành quốc chủ, như vậy Thiên Hậu ngài đương nhiên cũng có thể xưng đế.
Võ Tắc Thiên đầu tiên nghe xong cảm thấy vui vẻ, cần thận nghĩ ngợi, lại lắc đầu, Tiết Hoài Nghĩa không khỏi lo lắng, vội hỏi:
- Sao, không ổn sao?
Võ Tắc Thiên cân nhắc một lúc, nói:
- A Sư, câu chuyện như vậy, có vẻ quá mịt mờ rồi, khó có thể giáo hóa được thế nhân.
Tiết Hoài Nghĩa vắt hết óc ra mới có thể nghĩ ra một ý kiến hay như thế, vừa nghe Võ Tắc Thiên hủy bỏ ý tưởng, không khỏi thất vọng, nói:
- Cái này, không đủ để trở thành bằng chứng cho Thiên Hậu ngài xưng đế sao?
Võ Tắc Thiên cười, vuốt cái đầu trọc của y, dịu dàng nói:
- A Sư, ngươi tận tâm như thế vì trẫm, trẫm thật cao hứng. Trẫm cũng không nói rằng những câu chuyện xưa này của ngươi không có tác dụng, nhưng ngươi lí giải không đúng, nói cũng không rõ ràng.
Tiết Hoài Nghĩa mù tịt nói:
- Thiên Hậu cho rằng, cần phải giảng giải thế nào?
Nếu là người khác, Võ Tắc Thiên chỉ cần một câu ám chỉ, một ánh mắt, đối phương cũng có thể xử lí tốt mọi việc, ví như Thượng Quan Uyển Nhi, nhưng đối với người thô thiển như Tiết Hoài Nghĩa, bà không thể không giải thích rõ ràng, như vậy Tiết Hoài Nghĩa mới có thể lĩnh ngộ được.
Dù sao ở đây cũng không có ai, hai người bên ngoài là quân thần, nhưng thực chất lại là vợ chồng, cũng không có lời gì không tiện nói, Võ Tắc Thiên nhân tiện nói:
- A Sư, ngươi nghĩ xem, hoàng thất Đại Đường tín ngưỡng nhất là đạo giáo. Trong tam giáo, đạo giáo là nhất. Trẫm thì thờ phụng Phật giáo, đúng là từ lúc trẫm cầm quyền tới nay, Phật giáo mới có nhiều thành tựu, giỏi hơn đạo giáo, ngươi nói xem, đây có phải là thủ hộ chính pháp không?
Tiết Hoài Nghĩa trầm tư.
Võ Tắc Thiên cũng không để y phải suy nghĩ nhiều, trực tiếp nói:
- Cũng không phải nói, trẫm có thể giống như vị Tịnh Quang Thiên Nữ kia chuyển thế thành Vương, mà phải nói, trẫm, chính là vị Tịnh Quang Thiên Nữ, chính là pháp dụ của Phật Tổ, chuyển thế thành Vương, thống trị nhân gian, ngươi rõ chưa?
- À!
Hoài Nghĩa đã hiểu!
Võ Tắc Thiên nói như vậy, Tiết Hoài Nghĩa sao mà không hiểu, y lập tức gật đầu liên tục.
Võ Tắc Thiên nói:
- Những điều chứa đựng trong kinh phật, đơn giản chỉ là những câu chuyện từ hàng trăm năm trước, ngôn ngữ tối nghĩa khó hiểu, sao có thể giáo thụ thế nhân bây giờ? Theo trẫm, A Sư ngươi nên tập hợp các cao tăng đại đức, biên tập lại “Đại Vân Kinh” viết lại một các tỉ mỉ phật lý trong đó, đem ý tứ nói trẫm xưng đế nói rõ ràng hơn, để người đời hiểu được!
Thiên hạ đâu đâu cũng có các miếu thờ do người dân tự phát mà thành, đất Ngô Sở còn nhiều các loại chùa miếu thờ dã thần hơn, gì mà miếu Hạng Võ, Đồng Thúc Vương, Trần phủ Hầu Vương, Ngũ Hiển Đại Đế, Lâm Tứ Hầu Vương, Bạch Hạc đại đế, Lưu Bồn Tử Đại Vương, Lộc Mã Tương Công, Đấu Tinh Đế Quân…
Người dân muốn thờ thì thờ, hoàn toàn cũng là một dạng mang tích công đức, những chùa miếu đó cũng chẳng có đạo nhân tôn giáo gì khiến người ta hướng về tinh thần tôn giáo, nhân sinh triết lí. Như vậy, sẽ không tránh được việc có những người giả thần giả thánh nhân cơ hội tới vơ vét của cải, lợi dụng sự mê tín làm xằng làm bậy, hơn nữa còn dính tới vấn đề tín ngưỡng.
Cho dù lúc đó, hành vi lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng hoạt động chính trị không phải nhiều, cũng không rõ ràng, nhưng loại hình tôn giáo này phát triển rộng khắp, tất nhiên sẽ gây ra họa lớn. Năm đó, Ngũ Đấu Mễ Giáo cũng được, Thái Bình Đạo cũng được, nhưng chẳng phải sẽ khiến cả nước loạn lên sao?
Thiên Tử Đại Đường tôn trọng Đạo giáo và Võ Tắc Thiên nắm giữ Phật giáo, chứ không phải là do biết được tôn giáo có một sức mạnh khổng lồ mà lợi dụng, với con mắt của Võ Tắc Thiên, đương nhiên có thể nhận ra hành động này của Địch Nhân Kiệt có tầm cỡ chính trị quan trọng như thế nào. Theo bà, những vụ án oan chẳng qua chỉ là thể hiện năng lực của một viên quan lại,, có thể sửa đổi tận gốc, định vương độ mới là bản lĩnh của kẻ làm thần trong triều đình.
Võ Tắc Thiên trầm tư một lát, thản nhiên nói:
- Triều đình hiện giờ đang trong lúc cần người, để Địch Công ở Giang Nam, có thể nói là có chút không trọng dụng nhân tài!
Thượng Quan Uyển Nhi nghe xong trong lòng lập tức xúc động, biết rằng Địch Nhân Kiệt có thể sẽ được phục chức.
Địch Nhân Kiệt là thế gia quan lại, ông nội Địch Hiếu Tự, thời Trinh Quán từng là Thượng Thư Tả Thừa, phụ thân Địch Tri Tốn, chính là Quỳ Châu Trưởng Sử. Địch Nhân Kiệt bản thân cũng vượt qua kì thi đậu tiến sĩ, làm quan tới nay, chiến tích lớn lao, con đường làm quan thuận buồm xuôi gió.
Thế nhưng năm trước khi Lang Gia Vương Lý khởi binh phản Võ, Võ Tắc Thiên phái Tể tướng Trương Quang Phụ dẹp loạn, Địch Nhân Kiệt đảm nhiệm Thứ Sử Dự Châu, thu thập loạn cục, giữa hai người này lại xảy ra xung đột. Trương Quang Phụ ỷ vào công lao kiêu ngạo, thấy Địch Nhân Kiệt sau khi nhận chức tiếp quản phần lớn vật tư phản quân để lại, liền đổi ý muốn vơ vét tài sản hối lộ.
Địch Nhân Kiệt không đồng tình, ngược lại còn giận giữ mắng mỏ Trương Quang Phụ không nên giết chóc người tốt, lấy hết công lao. Trương Quang Phụ ghi hận trong lòng, sau khi hồi triều tìm tội danh buộc tội Địch Nhân Kiệt. Gã quyền cao chức trọng, thân là Đương Triều Tể Phụ, lại có công dẹp loạn, Võ Tắc Thiên vì thưởng công thần liền giáng chức Địch Nhân Kiệt đi Giang Nam.
Hiện giờ xem ra, hành động này của Địch Nhân Kiệt rất được lòng Thiên Hậu, bà ta đã muốn trọng dụng lại rồi.
Võ Tắc Thiên lẩm bẩm tự nói một câu như vậy, đương nhiên không phải tùy tiện nói đấy, kỳ thật chính là để lộ tin cho nàng nghe. Địch Nhân Kiệt phải hồi triều, đương nhiên cần có người đi giới thiệu, tạo thế, mà việc này chỉ có triều thần như nàng đi tiến hành thì mới hợp thôi.
Thượng Quan Uyển Nhi làm có tốt hay không, lục lượng phản đối trong triều đình mạnh mẽ hay yếu, Thiên Hậu mới có thể quyết định thêm bước nữa. Nếu sự phản đối quyết liệt, bà cũng dễ thoái lui. Thượng Quan Uyển Nhi nắm quyền bính quan trọng, đây cũng là một sự thể hiện.
Mặc dù Thượng Quan Uyển Nhi rất khéo léo, không có ý lộng quyền, lúc giúp ngươi làm việc có hết lòng hay không cũng có thể quyết được chức quan của ngươi cao hay thấp. Một khi chức vị của ngươi được xác định, có muốn thăng tiếp cũng khó khăn. Có đôi khi, có người cả đời cố thủ ở vị trí đó nhưng lại vọt được lên địa vị quang vinh. Thượng Quan Đãi Chiếu là nội tướng cũng do những nguyên nhân này, vô tình ảnh hưởng tới triều chính, ảnh hưởng tới các quan viên lên chức và bị giáng chức.
***
Lúc này, có người tiến vào bẩm báo nói:
- Thiên Hậu, có trụ trì chùa Bạch Mã cầu kiến.
Võ Tắc Thiên lông mày hơi giương lên, kinh ngạc nói:
- A Sư tới đây?
Mời y vào đi.
Nói xong thuận tay buông tấu chương trong tay xuống.
Thương Quan Uyển Nhi khoát tay, các thái giám, cung nữ trong điện đều lui ra, Thượng Quan Uyển Nhi chỉnh lại trang phục hướng về phía Võ Tắc Thiên nghiêm trang nói:
- Uyển Nhi lui xin lui vào trong chờ lệnh!
- Ừ!
Võ Tắc Thiên gật gật đầu, ánh mắt chợt lóe lên khi thấy Tiết Hoài Nghĩa nện bước đi nhanh, vội vàng xông vào.
- Thượng Quan Đãi Chiếu!
Đối với vị cận thần thiên tử này, Tiết Hoài Nghĩa cũng không dám vô lễ, dừng chân hướng về phía nàng chắp lễ.
Thượng Quan Uyển Nhi tự nhiên cười nói, nói
- Tiết Sư!
Uyển Nhi cười, quyến rũ xinh đẹp khiến Tiết Hoài Nghĩa nhìn không chớp mắt, lễ xong, liền tiến tới trước một bước, hai tay hợp thành chữ thập, trịnh trọng hạ lễ với Võ Tắc Thiên:
- Bần tăng bái kiến Thiên Hậu!
Uyển Nhi lắc nhẹ tay áo, đi ra ngoài, Võ Tắc Thiên nhẹ nhàng vặn cái lưng mỏi, nghiêng người nằm trên người, cười khanh khách mà nói với y:
- A Sư sao lại tới lúc này?
Lúc này, cảm giác mới mẻ mà Tiết Hoài Nghĩa cao tu lực lưỡng đem lại cho Võ Tắc Thiên không còn mãnh liệt như trước nữa, nếu Võ Tắc Thiên mở hội nạp trai lơ, cũng không có gì kiêng kị, lúc Tiết Hoài Nghĩa lãnh binh thảo phạt Đông Đột Quyết, Võ Hậu đã nhìn trúng thái y Thẩm Nam Liêu.
Thẩm thái y nho nhã, phong độ khí chất không giống như thất phu phố phường Tiết Hoài Nghĩa, mặc dù không cao to bằng Tiết Hoài Nghĩa, nhưng lại có sự phóng khoáng nhã nhặn, cho nên trở thành tân sủng của Võ Tắc Thiên, Tiết Hoài Nghĩ lại chẳng biết gì.
Nhưng làm trai lơ đầu tiên cùng bà ta giường chiếu nhiều năm như vậy, cảm tình của Võ Tắc Thiên đối với Tiết Hoài Nghĩa vẫn rất sâu đậm, địa vị của hắn trong lòng bà vẫn cao nhất, bà sủng ái nhất cũng là hắn, đây cũng là điều Thẩm Nam Liêu không bì kịp.
Tiết Hoài Nghĩa cười ha hả, vòng qua bên giường rồi ngồi xuống, một tay đặt lên hông Võ Tắc Thiên, khẽ vuốt vuốt nói:
- Thiên Hậu, Hoài Nghĩa tới, muốn báo cho Thiên Hậu một tin vui.
Võ Tắc Thiên một tay chống má, lười biếng nhắm mắt lại, nắm tay y chuyển qua trước ngực, giọng điệu thoải mái thở nói:
- Cái gì mà chuyện vui, chùa Bạch Mã của ngươi có điềm lành gì xảy ra sao?
Nghe khẩu khí này của bà chỉ sợ thiên hạ đâu đâu cũng xuất hiện đủ loại điềm lành, hoặc là gán gép miễn cưỡng, hoặc là lừa gạt, trong lòng bà hiểu rõ hết, việc như vậy không thể qua mắt được bà. Tuy nhiên, những thứ được tạo ra đó lại làm cho vô số thảo dân trong thiên hạ tin tưởng không chút nghi ngờ, cho nên bà có tin hay không thì cũng không cần lo, thái độ của bà rất nghiêm túc, rất hoan nghênh.
Những trò như vậy, bà đã làm nhiều rồi, bà không cự tuyệt, trong lòng thì lại mỏi mệt, cho nên, lúc này lại một người khác, cho dù có là một tên côn đồ, nói rằng gã phát hiện ra điềm lành gì đó thì Võ Hậu cũng hết sức tin tưởng, giả bộ dạng vui mừng, nhưng ở trước người đàn ông của mình, bà liền thể hiện thái độ thật sự.
Tiết Hoài Nghĩa cười ha hả nói:
- Điềm lành, không sai, đúng là điềm lành, đó là điềm lành lớn nhất dưới gầm trời này, còn lớn hơn cả điềm lành Thần Thạch Lạc Dương, Thiên Hậu muốn nghe chứ?
Võ Tắc Thiên nghe thấy quả nhiên lại là điềm lành, trong lòng không thấy thú vị, cũng không hứng trí, bèn lười biếng nói:
- Vậy nói nghe xem!
Tiết Hoài Nghĩa dương dương đắc ý mà nói:
- Thiên Hậu, Tiết Hoài Nghĩa từ khi được Thiên Hậu phong làm chủ tọa chùa Bạch Mã, ngày nào cũng khổ đọc kinh thư, nghiên cứu các kinh điển trong Tàng Kinh Các, nhưng lại phát hiện, Thiên Hậu làm chủ thiên hạ, Phật chủ Thích Ca Mâu Ni đã sớm dự báo trước rồi.
Y một mặt nói, một mặt vỗ về đùa giỡn trong ngực Võ Tắc Thiên, Võ Tắc Thiên nhắm mắt lại, hưởng thụ sự vỗ về chơi đùa của y, hai đầu gối thì trải dài trên đùi y, nhưng khi những lời này lọt vào tai, Võ Tắc Thiên bật ngồi dậy, hai mắt sáng rực, niềm vui bất ngờ nói:
- Lời đó là thật sao?
Muốn có thiên hạ, đương nhiên là cần thực lực, nhưng muốn vững thiên hạ thì thực lực đâu đã đủ, không có lòng người thì thực lực mạnh yếu sớm muộn cũng thất thế. Võ Tắc Thiên hiện giờ nắm chính quyền, đã có đủ thực lực, cho nên bà ta không cho phép ai lên ngôi, nhưng tuổi tác như vậy lại không thể kiên nhẫn chờ đợi, cũng bởi vì bà ta thế vẫn chưa tạo đủ, còn chưa nắm giữ được lòng người.
Lúc này, Tiết Hoài Nghĩa lại nói y tìm ra căn cứ trong kinh Phật nói bà có thể xưng đế, Võ Tắc Thiên sao mà không kinh ngạc, sao mà không vui mừng được chứ?
Tiết Hoài Nghĩa thấy Võ Tắc Thiên biến đổi sắc mặt, trong lòng đắc ý, nói:
- Đúng vậy! Hoài Nghĩa đọc trong “ Đại Vân Kinh” bên trong có ghi lại, có một vị Tịnh Quang Thiên Nữ, từng được phật giảng Niết Bàn, sau lại bỏ qua thân phận trên trời, đầu thai làm một nữ nhân, trở thành một vị quốc chủ, lấy thủ hộ chính pháp. Nếu từng có một vị Thiên nữ có thể chuyển thế đầu thai, trở thành quốc chủ, như vậy Thiên Hậu ngài đương nhiên cũng có thể xưng đế.
Võ Tắc Thiên đầu tiên nghe xong cảm thấy vui vẻ, cần thận nghĩ ngợi, lại lắc đầu, Tiết Hoài Nghĩa không khỏi lo lắng, vội hỏi:
- Sao, không ổn sao?
Võ Tắc Thiên cân nhắc một lúc, nói:
- A Sư, câu chuyện như vậy, có vẻ quá mịt mờ rồi, khó có thể giáo hóa được thế nhân.
Tiết Hoài Nghĩa vắt hết óc ra mới có thể nghĩ ra một ý kiến hay như thế, vừa nghe Võ Tắc Thiên hủy bỏ ý tưởng, không khỏi thất vọng, nói:
- Cái này, không đủ để trở thành bằng chứng cho Thiên Hậu ngài xưng đế sao?
Võ Tắc Thiên cười, vuốt cái đầu trọc của y, dịu dàng nói:
- A Sư, ngươi tận tâm như thế vì trẫm, trẫm thật cao hứng. Trẫm cũng không nói rằng những câu chuyện xưa này của ngươi không có tác dụng, nhưng ngươi lí giải không đúng, nói cũng không rõ ràng.
Tiết Hoài Nghĩa mù tịt nói:
- Thiên Hậu cho rằng, cần phải giảng giải thế nào?
Nếu là người khác, Võ Tắc Thiên chỉ cần một câu ám chỉ, một ánh mắt, đối phương cũng có thể xử lí tốt mọi việc, ví như Thượng Quan Uyển Nhi, nhưng đối với người thô thiển như Tiết Hoài Nghĩa, bà không thể không giải thích rõ ràng, như vậy Tiết Hoài Nghĩa mới có thể lĩnh ngộ được.
Dù sao ở đây cũng không có ai, hai người bên ngoài là quân thần, nhưng thực chất lại là vợ chồng, cũng không có lời gì không tiện nói, Võ Tắc Thiên nhân tiện nói:
- A Sư, ngươi nghĩ xem, hoàng thất Đại Đường tín ngưỡng nhất là đạo giáo. Trong tam giáo, đạo giáo là nhất. Trẫm thì thờ phụng Phật giáo, đúng là từ lúc trẫm cầm quyền tới nay, Phật giáo mới có nhiều thành tựu, giỏi hơn đạo giáo, ngươi nói xem, đây có phải là thủ hộ chính pháp không?
Tiết Hoài Nghĩa trầm tư.
Võ Tắc Thiên cũng không để y phải suy nghĩ nhiều, trực tiếp nói:
- Cũng không phải nói, trẫm có thể giống như vị Tịnh Quang Thiên Nữ kia chuyển thế thành Vương, mà phải nói, trẫm, chính là vị Tịnh Quang Thiên Nữ, chính là pháp dụ của Phật Tổ, chuyển thế thành Vương, thống trị nhân gian, ngươi rõ chưa?
- À!
Hoài Nghĩa đã hiểu!
Võ Tắc Thiên nói như vậy, Tiết Hoài Nghĩa sao mà không hiểu, y lập tức gật đầu liên tục.
Võ Tắc Thiên nói:
- Những điều chứa đựng trong kinh phật, đơn giản chỉ là những câu chuyện từ hàng trăm năm trước, ngôn ngữ tối nghĩa khó hiểu, sao có thể giáo thụ thế nhân bây giờ? Theo trẫm, A Sư ngươi nên tập hợp các cao tăng đại đức, biên tập lại “Đại Vân Kinh” viết lại một các tỉ mỉ phật lý trong đó, đem ý tứ nói trẫm xưng đế nói rõ ràng hơn, để người đời hiểu được!
Bình luận facebook