• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Hot Say Mộng Giang Sơn (2 Viewers)

  • Chương 1173

Tháng tám năm Trường An thứ tư, Võ Tắc Thiên bắt đầu trở bệnh nằm liệt giường.

Đầu tháng chí, khí tượng dị biến, Trường An bỗng nhiên có rơi tuyết rất dày, thời tiết quái dị là thế, dẫn đến chuyện trên phố có phao một tin đồn.

Ngay từ hạ tuần tháng tám, tướng Đột Quyết trước đây quy thuận Võ Chu là Sất Liệt Văn Sùng bỗng nhiên phản loạn, tin tức được truyền về Trường An vào trung tuần tháng chín, Võ Tắc Thiên đang trên giường bệnh, sau khi nghe tin quân tình báo cáo, liền lập tức truyền chỉ, lệnh cho tể tướng Diêu Sùng làm Linh Võ đạo An Phủ đại sứ, điều động Linh Võ đạo binh mã bình dẹp yên phản loạn

Diêu Sùng tuy là quan văn nhưng từ nhỏ đã tập võ, hơn nữa lại biết việc quân cơ đại sự. Khi xưa quân Khiết Đan nổi loạn, Diêu Sùng từng nhiều lần lên dâng thư, mỗi câu đều phân tích vô cùng thấu đáo chuyện quân cơ, được Võ Tắc Thiên coi là một bậc kỳ tài nên mới đề bạt y lên làm Hạ Quan thị lang, cho đến bây giờ đã là quan tể tướng.

Cho nên Võ Tắc Thiên phái y mang binh dẹp loạn cũng coi như danh chính ngôn thuận. Đến lúc này vẫn chưa có người nào ý thức được đây đã là lần thứ hai Võ Tắc Thiên khởi xướng dẹp loạn với quần thuần.Võ Tắc Thiên tuy đã bị bệnh liệt giường nhưng cũng không từ bỏ khát vọng quyền lực với bản thân. Sau một hồi suy nghĩ cặn kẽ, bà ta sắp bắt đầu bổ nhiệm một loạt các nhân sự, bà phải tiến hành điều chỉnh một lượt theo cơ cấu quyền lực hợp với lý tưởng của mình đối với triều đình.

Ngày Diên Sùng dẫn binh sắp đến. Trong ban tể tướng có chức vụ trống, dựa theo lệ cũ, Võ Tắc Thiên phải hỏi ý kiến các tể tướng đã cáo lão hồi hương hoặc có sự cố khác mà phải rời khỏi cương vị về người kế tục tiếp theo. Kỳ thực, tể tướng trong Chính sự đường lúc này đã kín hết người rồi. Trước đây trong Chính sự đường chưa hề có nhiều tể tướng như vậy

Nhưng tể tướng hiện giờ có mấy vị tể tướng bì được với những vị tể tướng khôn khéo giỏi giang trước kia như Sầm Trường Thiện, Nhâm Tri Cổ, Bùi Hành Bản, Địch Nhân Kiệt, Ngụy Nguyên Trung đâu? Tể tướng bây giờ hoặc là Dương Tái Tư cái loại chỉ biết a dua nịnh hót, ngồi không ăn bám chờ chết hoặc là Tô Vị Đạo loại người gian hoạt lập lờ nước đôi.

Mà Võ Tắc Tiên đã tuổi già lực suy, tinh lực yếu kém, đã không còn giống như năm nào một mình có thể xử lý bao việc quốc gia đại sự. Lúc này bà cần sự trợ giúp từ các tể tướng hơn lúc nào hết, nên Võ Tắc Thiên cần một người thực sự có thể làm được việc. Diêu Sùng đề cử với Võ Tắc Thiên Thu quan Thị lang Trương Giản Chi, Võ Tắc Thiên nhớ tới Địch Lão Quốc cũng từng đề cử ông ta, thế là liền vui vẻ ưng thuận.

Võ Tắc Thiên đương nhiên biết rõ, Diêu Sùng nếu đề cử Trương Giản Chi, như vậy là Trương Giản Chi và Diêu Sùng tất nhiên là có chí hướng giống nhau. Nhưng bà càng rõ hơn, để trị việc nước, bà vẫn phải cần những người như vậy, bất kể ra sao, Trương Giản Chi vừa mới trở thành Tể tướng nên ở trong ban tể tướng chỉ xếp vào hạng cư mạt, ông ta hẳn là sẽ không thể nào quá khích giống như Diêu Sùng.

Nếu qua một thời gian ngắn, Trương Giản Chi tạo được nền móng, cũng giống như Diêu Sùng thường khó sai bảo thì lúc đó lại thay người khác là được. Trong hai mươi năm với thân phận là Thái hậu và hoàng đế của mình, bà ta trước sau đã thay đổi liền 70 tể tướng. Từ xưa đến nay, chưa từng có vị hoàng đế nào liên tiếp thay đổi tể tướng như Võ Tắc Thiên, chiêu thức nay bà ta sớm đã quen làm rồi.

Huống chi, Trương Giản Chi lại cùng tuổi với Võ Tắc Thiên, cả hai đều đã 80 tuổi, Võ Tắc Thiên cũng chẳng còn sống lâu được nữa, Trương Giản Chi cũng đã lớn tuổi vậy thì còn có thể nổi được sóng gió gì nữa? Vậy nên Võ Tắc Thiên cũng không quá cảnh giác với Trương Giản Chi. Sau khi Diêu Sùng xuất chinh, Trương Giản Chi được bổ nhiệm làm Đồng Phượng Các Loan Đài bình Chương sự, được vào Chính sự đường, trở thành tể tướng đương triều

Ngày Trương Giản Chi được phong quan là ngày mùng hai tháng hai năm Trường An thứ tư.

Ngày hai mươi ba, Võ Tắc Thiên phong Phượng Các Thị Lang Vi Tự Lập làm Kiểm giáo Ngụy Châu thứ sử, Đồng Bình chương sự.

Ngày ba mươi, Võ Tắc Thiên phong Hoài châu Trường sử Phòng Dung làm Chính giám đại phu, Đồng Bình chương sự

Ngày 5 tháng 11, Võ Tắc Thiên phong Vi Thừa Khánh làm Phượng Các Thị Lang, Đồng Bình Chương Sự

Một loạt nhân sự được bổ nhiệm, giống như một tổ hợp quyền lực kín không một kẽ hở, không chút nể nang nào ra bên ngoài.

Vi Tự Lập và Vi Thừa Khánh là huynh đệ, hai huynh đệ đồng thời nhập các phong tướng, chấn động một thời, điều làm người ta cảnh giác chính là, hai huynh đệ này đều qua lại sâu sắc với nhị Trương

Về việc Hoài Châu Trường Sử Phòng Dung được phong quan, đã từng tham gia biên soạn soạn “Tam giáo châu anh”, đến nay cũng là nhất đảng Nhị Trương.

Thời điểm Võ Tắc Thiên điều chỉnh một loạt các nhân sự như vậy, bà ta vẫn bị bệnh liệt giường, các chỉ thị đó đều thông qua cung đình phát ra, điều này khiến dân gian dần dần nghi kỵ nhiều hơn, có nhiều người nói đây vốn không phải do nữ hoàng truyền đạt mệnh lệnh vì nữ hoàng bấy lâu nay vẫn đang bị bệnh nặng, hôn mê bất tỉnh, đây là giả mạo chỉ dụ của nhà vua nhằm khuếch trương thế lực của mình.

Kỳ thực Võ Tắc Thiên tuy nằm triền miên trên giường bệnh, đến lâm triều cũng phải ngưng lại, nhưng bà ta cũng không đến nỗi không thể trông coi việc nước, ít nhất là những mệnh lệnh này đều là do bà gọi ban tể tướng tới trước mặt, rồi truyền đạt một cách rõ ràng, sáng suốt.

Nhưng với thế lực của mình thì phe thái tử, phe Tương Vương, phe Lương Vương đương nhiên sẽ không đứng yên để đợi Võ Tắc Thiên cải chính tin đồn. Những lời đồn đại đó có lợi với bọn họ, bọn họ vui mừng nhìn những tin đồn đó được truyền đi, trong đó có không ít những tin đồn trên thực tế là do bọn họ phao tin rồi tản ra bên ngoài

Sau khi Võ Tắc Thiên một hơi đề bạt ba đảng phái vây cánh của Nhị Trương bước vào chính sự đảng, bà ta như tự tay nhổ hai cái gai trong mắt rồi. Sau khi Ngụy Nguyên Trung bị giáng chức, Diêu Sùng chính là đại biểu cao nhất của phái phản Trương ở trong triều, đây là cái gai đầu tiên đối với Vỡ Tắc Thiên.

Hiệu giờ Diêu Sùng bị Võ Tắc Thiên phái đến Linh Vũ dẹp loạn, Lãnh tụ quan trọng thứ hai của phái phản Trương là Tống Cảnh liền trở thành cái gai trong mắt của Võ Tắc Thiên, Võ Tắc Thiên hạ lệnh, phái Tống Canh tới bốn nơi là Ba Thục, Dương Châu, U Châu, Lũng Hữu.

Bốn địa phương này, một ở phía đông, một ở phía bắc, một ở phía tây, một ở phía nam, không hề liên quan gì đến nhau, nếu như thêm Giao Chỉ nữa, vậy chẳng khác đi đẩy một vòng quanh lãnh thổ đế quốc Võ Chu. Cho dù là trước mắt Tống Cảnh muốn đi hết bốn nơi này thì trong khoảng thời gian một hai năm cũng không thể đi hết được.

Tống Cảnh biết đây chẳng qua là Võ Tắc Thiên muốn điều y ra khỏi kinh thành, y là Ngự Sử Trung Thừa, một khi y rời khỏi, Võ Hoàng Đế có thể đổi trận địa Túc chính ngôn quan này thành người của của phái Nhị Trương, đến lúc đó thì địa vị của Nhị Trương càng khó mà lay động được, nên Tống Cảnh đã ngang nhiên kháng chỉ, không chịu xuất hành.

Tống Cảnh chạy vào trong cung, trước mặt của Võ Tắc Thiên, y dùng lời lẽ chính nghĩ mà cự tuyệt:

- Thần thân là Ngự Sử Trung Thừa, có chức trách giám nhiếp bách quan, mà triều đình lại là nơi cơ quan trung ương của bách quan. Vì vậy, không phải quân quốc đại sự Trung thừa không thể rời triều. Đất nước nay không có việc gì lớn, thần không thể rời đi.

Tống Cảnh đùa bỡn vậy không khác nào chọc tức Võ Tắc Thiên, nhưng bà ta vẫn chưa muốn nói trắng ra mục đích của mình, đành phải cố nén cơn tức này. Nhưng mà những hành động liên tiếp gần đây của Võ Tắc chắc chỉ có kẻ mù mới không nhận ra bà ta đang muốn làm điều gì.

Đối diện với cuộc phản kích của nữ hoàng đế, quần thuần hết sức lo sợ, điều họ lo sợ nhất chính là bệnh tình của Võ Tắc Thiên vẫn chưa có chuyển biến gì tích cực, mỗi ngày đều chỉ có Nhị Trương mới có thể hầu hạ quân vương. Thời gian mà các đại thần có thể gặp được thiên tử thì ngày một ít đi, bọn họ lo lắng trong lúc nữ hoàng đế xảy ra bất trắc, Nhị Trương sẽ bí quá hóa liều, giả truyền thánh chỉ.

Nếu quả thật xảy ra cảnh đó, mặc dù bọn họ vẫn có thể điều khiển được thế cục, nhưng trên diện pháp lý chắc sẽ khó mà trụ lại được.Trong sử sách, bọn họ tất sẽ bị lưu lại một câu là loạn thần nghịch tử, đây có lẽ sẽ là điều mà bọn họ không thể dễ dàng tha thứ được.

Tể tướng Thôi Huyền Vĩ không kìm nén nổi, liền đi tới hậu cung để diện kiến nữ hoàng đế, Thôi Huyền Vĩ đề nghị:

- Thái tử và Tương Vương đều là con ruột của bệ hạ, ai cũng đức hạnh lễ nghĩa, đủ để phụng dưỡng thuốc thang cho bệ hạ. Bệ hạ nên lệnh cho hai hoàng tử đến hầu hạ người, cung cấm trọng địa, tốt hơn hết là đừng nên để người ngoài dòng tộc tự ý ra vào.

Võ Tắc Thiên mỉm cười nói:

- Ý tốt của Thôi khanh, trẫm vô cùng cảm kích.

Vậy mà, Võ Tắc Thiên lại không hề tiếp thu kiến nghị của Thôi Huyền Vĩ, quần thần lại càng thêm lo âu, bọn họ và Nhị Trương đã đến hồi hoàn toàn đối lập, mà đến nay kiếm sắc vốn phải thuộc về đế vương, chuôi kiếm giờ lại đang nằm trong tay Nhị Trương, chẳng ai có thể đoán trước được tiếp theo sẽ xảy ra chuyện gì.

Kiếm, đã treo trên đỉnh đầu bọn họ, bọn họ chỉ có một lựa chọn đó là phải hăng hái phản kích.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom