Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sherlock Holmes toàn tập ( Tập 2 ) - Phần 22 - Chương 02
Nỗi bất hạnh của dòng họ Baskerville
- Trong túi tôi có một bản chép tay - Bác sĩ Mortimer nói.
- Tôi nhận ra điều đó ngay từ lúc ông mới vào đây.
- Bản chép tay xa xưa lắm rồi.
- Đầu thế kỷ XVIII, nếu không phải là đồ giả mạo.
- Do đâu ông biết?
- Với tôi, ông luôn cho tôi thấy mép bản chép tay đó, nó rộng khoảng 1, 2 inch. Sẽ là một chuyên gia tồi nếu không thể xác định được niên đại của tài liệu với một sai số chừng một, hai thập kỷ. Tôi xác định bản chép tay của ông ở vào năm 1738.
- Chính xác là năm 1742! - Bác sĩ Mortimer rút bản viết tay từ túi áo bên phải ra. - Vật quý báu này được ngài Charles Baskerville trao cho tôi. Cách đây 3 tháng, cái chết của ngài đã làm xúc động cả vùng Devonshire. Tôi coi mình không chỉ là bác sĩ riêng mà còn là người bạn tâm tình của ngài. Ngài là một người có quyền lực, thông minh, rất từng trải.
Holmes đưa tay ra nhận xấp giấy rồi trải nó trên đầu gối.
- Watson này, anh có thấy những chữ “s” dài và chữ “s” ngắn viết xen nhau không? Chính chi tiết này giúp tôi xác định niên đại của văn tự.[1]
Qua vai anh, tôi nhận ra những tờ giấy úa vàng. Phía trên trang giấy có dòng chữ: lâu đài Baskerville, phía dưới có các con số to, nét chữ rộng: 1742.
- Đây có lẽ là bản ghi chép gì đó hay tờ cung khai.
- Vâng. Bản ghi chép một truyền thuyết lưu truyền trong dòng họ Baskerville.
- Nhưng tôi chưa thấy được sự liên hệ giữa chúng với hiện tại?
- Thưa ông, vấn đề rất có liên quan và không trì hoãn được, cần phải giải quyết nó trong vòng một ngày đêm. Thủ bản có quan hệ trực tiếp tới vấn đề. Nếu được phép của ông, tôi sẽ đọc nó.
Sau khi ngả người vào lưng ghế bành. Holmes khép các đầu ngón tay lại với nhau, nhắm mắt lại với tư thế hoàn toàn thoải mái. Bác sĩ Mortimer quay lưng về phía ánh sáng, và bắt đầu đọc truyện thời xưa:
“Về nguồn gốc con chó của dòng họ Baskerville, có rất nhiều lời đồn đại khác nhau. Tuy nhiên, vì ta là hậu duệ trực tiếp của Hugo Baskerville, và vì ta được nghe chính cha ta kể lại, cũng như người đã được nghe chính thân phụ của người, nên ta phải viết lại câu chuyện này, bằng giấy trắng mực đen, tin tưởng chắc chắn rằng sự việc đã xảy ra đúng như lời kể. Ta mong muốn con cháu của ta nên hiểu rằng Công lý vốn luôn luôn trừng phạt mọi tội lỗi cũng có thể ban ân tha thứ, và mọi lỗi, dù nặng nề đến mấy, cũng có thể giải trừ được bằng sự cầu nguyện và hối cải. Ta mong ước câu chuyện này sẽ dạy cho con cháu ta biết rằng những dục vọng xấu xa đã gây cho gia đình ta biết bao đau khổ phải được kiềm chế để khỏi làm hại dòng họ ta nữa. Điều đó không phải để các ngươi e sợ những hậu quả trong quá khứ mà chính là để cho các ngươi thận trọng trong tương lai.
Các ngươi nên biết rằng vào thời cuộc Đại cách mạng 1642-1649, chủ nhân của điền trang Baskerville là Hugo - chắc chắn ông ấy là người vô đạo, báng bổ thần thánh, một người hơi hoang dã. Thật vậy, láng giềng của ông có lẽ bào chữa cho ông đến thế thôi, vì nên biết rằng cả xứ lúc ấy cũng chưa được khai hóa gì mấy. Nhưng tính tình hung bạo của ông ấy thì cả miền đều biết tiếng. Bỗng một hôm, ông ấy si mê cô con gái một tiểu điền chủ trong vùng. Cô thiếu nữ thận trọng lẩn tránh ông, vì tai tiếng của ông làm cô kinh hãi. Vào ngày lễ Thánh Michel, với sự giúp sức của năm hay sáu đồng bọn, Hugo đã bắt cóc cô gái trong lúc cha và các anh cô đi vắng. Ông đưa cô về điền trang, nhốt trên gác, rồi cùng đồng bạn mở tiệc ăn mừng. Hẳn nhiên cô gái sợ đến điên người khi nghe những tiếng ca hát lẫn với những lời chửi rủa gớm ghiếc từ dưới nhà vọng tới: khi đã say sưa thì Hugo chẳng lịch sự gì và ngôn ngữ của ông đáng để thiên lôi thưởng cho một lưỡi tầm sét! Nhưng trong cơn sợ hãi, cô gái đánh bạo làm một điều mà những người đàn ông can đảm cũng phải ngần ngại: cô bám vào đám dây leo phủ mặt tường lần tới ống máng xối, leo xuống đất, chạy băng qua đầm lầy về hướng trang trại của cha, cách điền trang 9 dặm[2].
Một lúc sau, Hugo rời bàn tiệc với ý định mang cho nữ tù nhân của mình một ít thức ăn và rượu vang, và có lẽ mang tới cả nhiều điều tồi tệ hơn nữa. Ông thấy cái lồng trống rỗng và con chim xanh đã cất cánh bay cao. Thế là ông như bị ma quỷ nhập vào. Ông chạy như bay xuống cầu thang từng bốn bậc một, ào vào phòng tiệc, nhảy lên đàn, đá văng tất cả bình rượu và thức ăn, thề trước mặt bạn bè rằng ngay trong đêm đó ông sẽ dâng cả xác và hồn cho quỷ sứ nếu ông bắt lại được cô gái. Trong khi cả bọn còn ngây người trước cơn giận dữ điên cuồng đó thì có một gã độc ác nhất trong bọn, hoặc có lẽ do uống say hơn hết, đề nghị thả chó ra đuổi theo cô gái. Lập tức Hugo chạy ra khỏi phòng, ra lệnh thắng ngựa và thả chó ra. Ông cho đàn chó ngửi chiếc khăn tay của cô gái, để cho chúng định hướng; rồi trong tiếng sủa hoang dại của đàn chó, cuộc săn đuổi diễn ra trên khu đầm lầy ngập ánh trăng.
Các thực khách khác đứng ngơ ngác một lúc. Nhưng một lúc sau, họ chợt hiểu sẽ có chuyện gì đó sắp xảy ra. Thế là trong cảnh nhốn nháo cực kỳ, người đòi súng, kẻ đòi ngựa, kẻ khác kêu thêm vài bình rượu. Có 13 tên tỉnh táo hơn một chút, nhảy phốc lên ngựa đuổi theo Hugo và đàn chó. Có ánh trăng sáng hướng dẫn, cả bọn thúc ngựa phi nước đại theo con đường mà cô gái nhất định phải chạy về nhà.
Đi được vài dặm, bọn họ gặp một người chăn cừu. Họ lớn tiếng quát hỏi anh ta có trông thấy đàn chó không. Người chăn cừu run sợ đến nỗi nói không ra tiếng. Sau cùng, anh ta mới ấp úng nói rằng có trông thấy cô gái đang bị đàn chó rượt theo.
- Nhưng tôi còn trông thấy chuyện khủng khiếp hơn kia. Hugo Baskerville cưỡi con ngựa cái đen vượt qua tôi, còn phía sau ông ta là một con chó chắc là từ địa ngục sổng ra đang lẳng lặng chạy theo... Cầu Chúa đừng cho con phải gặp nó!
Bọn kỵ sĩ say sưa chửi rủa người chăn cừu rồi tiếp tục đuổi theo. Nhưng chỉ một lúc sau, cả bọn thấy lạnh toát người: họ nghe tiếng ngựa phi nước đại, rồi họ thấy con ngựa đen, sùi bọt mép, lao qua trước mặt họ, dây cương kéo lê trên đất và không có người cưỡi. Cả bọn hãi, xúm xít lại sát nhau. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tiến bước, mặc dù mỗi người trong bọn họ, nếu có một mình, sẽ rất vui lòng quay ngựa trở về. Được một lúc thì họ bắt gặp đàn chó. Đàn chó săn giống, nổi tiếng gan dạ mà bây giờ chen chúc nhau bên bờ một cái dốc, một vài con len lén lảng ra xa, những con khác lông dựng ngược, nhìn chăm chăm về phía đáy thung lũng trước mắt.
Cả bọn kỵ mã dừng hẳn lại, tỉnh hẳn người! Phần đông không chịu đi tới nữa, nhưng có ba người bạn của Hugo, những người can đảm nhất, hoặc có thể còn say rượu, cứ đi xuống cái dốc. Họ đi tới một bãi rộng, có hai cột đá được dựng lên từ thời tiền sử, và bây giờ vẫn còn đó. Ánh trăng soi sáng vùng đất trống này: nằm giữa bãi cỏ là cô gái bất hạnh, đã chết vì sợ hãi và kiệt lục. Ba kỵ mã sợ xanh mặt, không phải vì tử thi của cô gái, cũng không phải vì cái xác của Hugo Baskerville. Một quái vật, một con thú to tướng, đen ngòm, giống như chó nhưng to hơn chó rất nhiều, đang đứng trên mình Hugo. Trong khi cả ba người đang đứng chết sững thì con quái vật cắn xé cổ họng của Hugo rồi quay đầu nhìn họ, quai hàm trễ xuống và cặp mắt sáng long lanh. Thế là họ mất hết hồn vía, kéo cương quay đầu ngựa chạy thục mạng, vừa kêu rú vang động cả đầm lầy. Người ta quả quyết rằng một người đã chết ngay đêm đó, còn hai người kia thì suốt đời cũng không hoàn hồn.
Đó là câu chuyện về nguồn gốc con chó mà người ta cho là kẻ giáng tai họa khủng khiếp xuống dòng họ chúng ta từ ấy đến nay. Sở dĩ ta chép lại chuyện này là vì điều gì được hiểu thấu rõ ràng sẽ gây ít sợ hãi hơn những điều được hiểu ngầm hay được giải thích sai lạc. Không thể phủ nhận là nhiều người trong dòng họ chúng ta đã kết thúc đời mình một cách đột ngột, đẫm máu và bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta có thể ẩn náu trong lòng nhân từ vô hạn của Chúa Quan phòng, là đấng sẵn lòng tha thứ những con cháu vô tội thuộc đời thứ ba hay thứ tư. Ta xin giao phó con cháu ta cho Chúa Quan phòng, và khuyên thêm các ngươi chớ lang thang vào khuh đầm lầy trong giờ tăm tối là thời khắc hoành haàh của ma quỷ.
(Câu chuyện của Hugo Baskerville này truyền từ các con trai của ông ta, Rodger và John, nhưng không truyền lại cho Elizabeth, em gái của họ).”
Đọc xong, bác sĩ Mortimer dịch kính lên trán và dán mắt vào Holmes. Nhà thám tử ngáp dài, ném mẩu thuốc vào lò sưởi, nói:
- Thế nào?
- Theo ông, điều đó có thú vị không?
- Tlhú vị đối với những người ưa thích truyện cổ tích.
Bác sĩ Mortimer rút từ trong túi ra một tờ báo được gấp làm tư.
- Thôi được. Đây là số báo Tin vắn Devonshire ra ngày 14 tháng 5 năm nay. Trong đây có đăng bài tường thuật ngắn về các sự kiện liên quan tới cái chết của ngài Charles Baskerville được phát hiện vài ngày trước đó.
Holmes hơi rướn ngươi về phía trước. Bác sĩ Mortimer sửa lại chiếc kính, và đọc:
“Cái chết mới được phát hiện cách đây không lâu của ngài Charles Baskerville, ứng cử viên có triển vọng của đảng Tự do trong kỳ bầu cử sắp tới, đã gây ra một ấn tượng nặng nề cho cả miền Trung Devonshire. Mặc dầu ngài Charles đến sống tại lâu đài Baskerville chưa lâu, nhưng ngài đã chiếm được lòng yêu mến và kính trọng của tất cả những ai từng tiếp xúc với ngài. Như mọi người đều biết, ngài Charles đã tiến hành việc kinh doanh rất có lãi ở Nam Phi. Với đầu óc sáng suốt, ngài đã thành công lớn và trở về Anh quốc với một gia tài đáng kể. Ngài đến ở tại lâu đài Baskerville chỉ mới 2 năm trước, đưa ra một kế hoạch xây dựng lại thái ấp rất tuyệt vời. Lúc còn sống, nhiều lần ngài bày tỏ ý định cải thiện sinh hoạt cho những người đồng hương của mình, và nhiều người trong số những cư dân ở đây đã có lý do riêng để thương tiếc ngài. Sự đóng góp hào phóng của ngài cho địa phương cũng như cho toàn địa phận đã được nhắc lại nhiều lần trên những trang báo của chúng tôi.
Mặc dầu cuộc điều tra đã kết thúc nhưng cái chết của ngài Charles vẫn chưa sáng tỏ. Ngài goá vợ và là một con người có nhiều đức tính lạ lùng. Mặc dầu rất giàu có, ngài vẫn sống giản dị, tổng số người phục vụ trong nhà ở lâu đài chỉ gồm cặp vợ chồng ông Barrymore: người chồng làm quản lý điền trang còn bà vợ thì làm quản gia. Theo những lời khai của họ - những lời khai này trùng hợp với những lời khai của bạn hữu gần gũi với người đã khuất - thì vào thời gian gần đây, sức khoẻ của ngài Charles có suy giảm. Ngài có bệnh đau tim. Bác sĩ James Mortimer, người bạn thân thiết, đồng thời là bác sĩ của gia đình ngài, cũng nhấn mạnh điều này trong bản cung khai của mình.
Sự việc diễn ra rất đơn giản. Ngài Charles Baskerville có thói quen trước khi ngủ thường di dạo một vòng quanh lâu đài Baskerville chỗ lối đi dưới những hàng cây. Ngày 4 tháng 5, ngài Charles có ý định đi London vào sáng hôm sau và ra lệnh cho ông Barrymore chuẩn bị hành trang. Buổi tối, ngài đi dạo, trong thời gian đó, luôn luôn hút thuốc. Ông đã không bao giờ trở lại. Lúc nửa đêm, khi nhận thấy cánh cửa dẫn tới lâu đài vẫn còn mở, Barrymore cảm thấy lo sợ, bèn đốt đèn lên và đi tìm ông chủ. Ngày hôm đó mưa dầm, những vết chân của ngài Charles in rõ trên con đường. Khoảng giữa con đường này có một cửa hàng rào nho dẫn tới khu đầm lầy than bùn. Nếu phán đoán theo một vài tài liệu thì ngài Charles có đứng cạnh cánh cửa nhỏ này vài phút và sau đó tiếp tục đi... Thi thể của ngài được tìm thấy ngày hôm sau ở cuối con đường.
Ở đây có một điểm chưa rõ: Barrymore nói là ngay sau khi ngài Charles rời khỏi cửa hàng rào thì đặc điểm của vết chân ngài có thay đổi (có lẽ ngài bắt đầu nhón trên mũi giày). Vào thời gian này, có một người gipsy[3] buôn ngựa, tên là Murphy, đi qua khu đầm lầy, cách không xa con đường. Ông ta nghe thấy những tiếng kêu, nhưng không thể xác định là những tiếng kêu vọng tới từ hướng nào. Không tìm thấy dấu tích bạo lực nào trên cơ thể của ngài Charles. Nhưng gương mặt người chết bị biến dạng đến khó nhận ra. Tuy nhiên, hiện tượng tương tự vẫn thường đi kèm với cái chết do ngạt thở và do sự suy kiệt trong hoạt động của tim. Trên cơ sở pháp y, người ta đã đi tới kết luận về cái chết như sau: Người bị nạn chết vì bệnh. Điều này phù hợp với tình trạng bệnh lý từ lâu của ngài Charles. Bởi vậy dư luận mong sao người thừa kế ngài Charles sẽ mau chóng đến ở lâu đài và tiếp tục những sáng kiến cao cả mà người đi trước đã phải dừng lại. Như người ta nói thì người gần gũi nhất của ngài là ông Henry Baskerville, cháu ruột của ngài Charles. Theo nguồn tin cuối cùng có được của chúng tôi thì người thanh niên này hiện đang sống ở Mỹ. Giờ đây người ta đang tìm kiếm và thông báo cho anh ta biết về các tài sản khổng lồ mà anh ta được thừa kế.”
Bác sĩ Mortimer gấp tờ báo lại, bỏ vào túi:
- Thưa ông Holmes, đó là tất cả những gì được thông báo về cái chết của ngài Charles Baskerville.
- Vào thời gian trước đây tôi có dịp đọc vụ án này trên báo, nhưng khi ấy tôi đang phải giải quyết vụ án những viên ngọc ở Vatican và công việc với Giáo hoàng, bận tới mức đã bỏ qua một vụ án đáng lưu ý ở Anh quốc. Có nghĩa đây là toàn bộ những tin tức được công bố?
- Vâng.
- Vậy thì ông hãy cho tôi biết những sự thật chưa được công bố đi! - Holmes ngả người vào lưng ghế bành, đan những ngón tay vào nhau, tỏ vẻ của vị quan toà công minh và nghiêm khắc.
- Tôi chưa hề nói với bất cứ người nào, bởi vì tôi không đồng ý với những dư luận nảy sinh từ cái đầu óc mê tín. Tôi còn một động cơ nữa là nếu tôi nói ra thì những truyền thuyết kinh hoàng lại càng thổi bùng lên sự sợ hãi. Với hai lý do trên, tôi tự cho phép mình không nói ra hết sự thật. Nhưng với ông, tôi có thể nói thẳng. Vì với một người có khả năng thực nghiệm như ông, vấn đề sẽ đuợc giải thích gần với sự thật nhất.
Khu đầm lầy có than bùn là nơi hoàn toàn vắng vẻ. Cho nên những láng giềng thường xuyên cố gắng gặp gỡ nhau. Vì thế, tôi thường xuyên gặp gỡ ngài Charles Baskerville, ngoài ra còn có ông Frankland ở biệt thự Lafter, ông Stapleton, một nhà tự nhiên học, là những người trí thức trong vùng.
Ngài Charles ưa sống cô độc, thế nhưng bệnh tình của ngài đã khiến chúng tôi gần gũi nhau. Ngài đã chuyển từ Nam Phi về những tư liệu khoa học rất quý và chúng tôi đã dùng nhiều buổi tối để trao đổi về giải phẫu học.
Thời gian gần đây, cứ mỗi tháng, tôi lại cảm thấy thần kinh của ngài căng thẳng hơn lên. Ngài tin vào truyền thuyết tôi vừa đọc, nên những lúc dạo chơi trên lãnh địa của mình, ngài không hề đi vào khu đầm lầy vào ban đêm. Ngài tin chắc là tai họa khủng khiếp luôn luôn đè nặng lên dòng họ ngài. Ý tưởng về một bóng ma nào đó ám ảnh dai dẳng không cho ngài được yên tĩnh. Ngài thường hỏi tôi là khi đi thăm bệnh nhân, tôi có nhìn thấy cái gì lạ không, có nghe tiếng chó sủa không? Câu này ngài hỏi rất thường xuyên và mỗi lần hỏi, giọng ngài run run vì lo ngại.
Ba tuần trước khi xảy ra tai nạn, tôi đã đến lâu đài vào buổi chiều. Ngài đứng ở cửa ra vào. Tôi bước xuống xe ngựa. Lúc đến gần ngài, tôi đột nhiên nhận thấy ngài đang nhìn qua vai tôi tới một chỗ nào đó. Mắt ngài biểu lộ sự khiếp đảm cùng cực. Tôi ngoảnh đầu lại và kịp nhìn thấy ở ngay cuối con đường có một con vật gì đó trông từa tựa như nai, đen và lớn. Ngài hoảng sợ tới mức buộc phải đi tới nơi con vật thoáng xuất hiện và nhìn xem nó lẩn vào đâu. Nhưng ở đấy không còn gì cả.
Sự việc này đã gây một ấn tượng rất nặng nề đối với ngài. Suốt buổi tối, tôi ở chỗ ngài và thế là đến một lúc nào đấy sau khi giải thích cho tôi biết nguyên do nỗi lo ngại của mình, ngài yêu cầu tôi giữ gìn tài liệu này. Tôi buộc đề cập đến sự việc này vì nó có liên quan đến những gì xảy ra tiếp theo và ảnh của nó đối với tinh thần của ngài Charles.
Cũng chính vì lý do đó mà tôi đã khuyên ngài Charles đi London. Trái tim của ngài dù đã khá hơn, nhưng nỗi lo ngại vẩn vơ như thế đã ảnh hưởng không tốt đến nó. Tôi cho rằng, sau một chuyến đi xa khỏi nguồn gốc của sự lo sợ sẽ giuú ngài lấy lại tinh thần. Ông Stapleton, một người bạn khác của ngài, cũng đồng quan điểm với tôi. Tuy nhiên, ngay ở thời khắc cuối cùng đã xảy ra sự việc khủng khiếp.
Sau khi tìm thấy thi thể của ngài, người quản gia đã phái người chăn ngựa đi đến chỗ tôi. Tôi làm việc muộn, nên tôi đã đến lâu đài sau một giờ đồng hồ. Tôi đã kiểm tra tất cả những sự kiện có ghi trong biên bản điều tra. Tôi đi theo vết chân của ngài trên suốt con đường rậm rì cây cối, xem xét kỹ chỗ cạnh cửa hàng rào, nơi chắc có lẽ ngài đã dừng lại, để ý tới đặc điểm thay đổi của vết chân ngài và dám chắc rằng ngoài những vết đó ra, còn có những dấu vết khác trên con đường đất rải sỏi. Ngài nằm sấp, dang hai tay ra, những ngón tay bám chặt vào đất, bộ mặt của ngài méo mó đến mức tôi không nhận ra ngài ngay. Không có sự xây xát nào ở ngài. Thế nhưng Barrymore đã khai không đúng trong bản điều tra. Theo lời của ông ta thì trên mặt đất cạnh thi thể không có một dấu vết nào cả. Thật ra anh ta đã không xem kỹ. Cạnh thi thể ngài không xa, có những dấu vết rất mới và rất rõ.
- Những dấu chân?
- Vâng, những dấu chân.
- Đàn ông hay đàn bà?
Bác sĩ Mortimer nhìn chúng tôi đăm đăm và thầm thì:
- Ông Holmes, đó là những vết chân của một con chó khổng lồ!
---
[1] Trong văn tự viết tay thời xưa, hai chữ “s” liền nhau được viết một chữ dài, một chữ ngắn.
[2] Nguyên văn: 3 leagues (tức khoảng 14,4 km). League là đơn vị đo lường cổ, tương đương 3 dặm Anh.
[3] một giống dân du mục ở châu Âu.
hết:Chương 2, xem tiếp:
Chương 3
- Trong túi tôi có một bản chép tay - Bác sĩ Mortimer nói.
- Tôi nhận ra điều đó ngay từ lúc ông mới vào đây.
- Bản chép tay xa xưa lắm rồi.
- Đầu thế kỷ XVIII, nếu không phải là đồ giả mạo.
- Do đâu ông biết?
- Với tôi, ông luôn cho tôi thấy mép bản chép tay đó, nó rộng khoảng 1, 2 inch. Sẽ là một chuyên gia tồi nếu không thể xác định được niên đại của tài liệu với một sai số chừng một, hai thập kỷ. Tôi xác định bản chép tay của ông ở vào năm 1738.
- Chính xác là năm 1742! - Bác sĩ Mortimer rút bản viết tay từ túi áo bên phải ra. - Vật quý báu này được ngài Charles Baskerville trao cho tôi. Cách đây 3 tháng, cái chết của ngài đã làm xúc động cả vùng Devonshire. Tôi coi mình không chỉ là bác sĩ riêng mà còn là người bạn tâm tình của ngài. Ngài là một người có quyền lực, thông minh, rất từng trải.
Holmes đưa tay ra nhận xấp giấy rồi trải nó trên đầu gối.
- Watson này, anh có thấy những chữ “s” dài và chữ “s” ngắn viết xen nhau không? Chính chi tiết này giúp tôi xác định niên đại của văn tự.[1]
Qua vai anh, tôi nhận ra những tờ giấy úa vàng. Phía trên trang giấy có dòng chữ: lâu đài Baskerville, phía dưới có các con số to, nét chữ rộng: 1742.
- Đây có lẽ là bản ghi chép gì đó hay tờ cung khai.
- Vâng. Bản ghi chép một truyền thuyết lưu truyền trong dòng họ Baskerville.
- Nhưng tôi chưa thấy được sự liên hệ giữa chúng với hiện tại?
- Thưa ông, vấn đề rất có liên quan và không trì hoãn được, cần phải giải quyết nó trong vòng một ngày đêm. Thủ bản có quan hệ trực tiếp tới vấn đề. Nếu được phép của ông, tôi sẽ đọc nó.
Sau khi ngả người vào lưng ghế bành. Holmes khép các đầu ngón tay lại với nhau, nhắm mắt lại với tư thế hoàn toàn thoải mái. Bác sĩ Mortimer quay lưng về phía ánh sáng, và bắt đầu đọc truyện thời xưa:
“Về nguồn gốc con chó của dòng họ Baskerville, có rất nhiều lời đồn đại khác nhau. Tuy nhiên, vì ta là hậu duệ trực tiếp của Hugo Baskerville, và vì ta được nghe chính cha ta kể lại, cũng như người đã được nghe chính thân phụ của người, nên ta phải viết lại câu chuyện này, bằng giấy trắng mực đen, tin tưởng chắc chắn rằng sự việc đã xảy ra đúng như lời kể. Ta mong muốn con cháu của ta nên hiểu rằng Công lý vốn luôn luôn trừng phạt mọi tội lỗi cũng có thể ban ân tha thứ, và mọi lỗi, dù nặng nề đến mấy, cũng có thể giải trừ được bằng sự cầu nguyện và hối cải. Ta mong ước câu chuyện này sẽ dạy cho con cháu ta biết rằng những dục vọng xấu xa đã gây cho gia đình ta biết bao đau khổ phải được kiềm chế để khỏi làm hại dòng họ ta nữa. Điều đó không phải để các ngươi e sợ những hậu quả trong quá khứ mà chính là để cho các ngươi thận trọng trong tương lai.
Các ngươi nên biết rằng vào thời cuộc Đại cách mạng 1642-1649, chủ nhân của điền trang Baskerville là Hugo - chắc chắn ông ấy là người vô đạo, báng bổ thần thánh, một người hơi hoang dã. Thật vậy, láng giềng của ông có lẽ bào chữa cho ông đến thế thôi, vì nên biết rằng cả xứ lúc ấy cũng chưa được khai hóa gì mấy. Nhưng tính tình hung bạo của ông ấy thì cả miền đều biết tiếng. Bỗng một hôm, ông ấy si mê cô con gái một tiểu điền chủ trong vùng. Cô thiếu nữ thận trọng lẩn tránh ông, vì tai tiếng của ông làm cô kinh hãi. Vào ngày lễ Thánh Michel, với sự giúp sức của năm hay sáu đồng bọn, Hugo đã bắt cóc cô gái trong lúc cha và các anh cô đi vắng. Ông đưa cô về điền trang, nhốt trên gác, rồi cùng đồng bạn mở tiệc ăn mừng. Hẳn nhiên cô gái sợ đến điên người khi nghe những tiếng ca hát lẫn với những lời chửi rủa gớm ghiếc từ dưới nhà vọng tới: khi đã say sưa thì Hugo chẳng lịch sự gì và ngôn ngữ của ông đáng để thiên lôi thưởng cho một lưỡi tầm sét! Nhưng trong cơn sợ hãi, cô gái đánh bạo làm một điều mà những người đàn ông can đảm cũng phải ngần ngại: cô bám vào đám dây leo phủ mặt tường lần tới ống máng xối, leo xuống đất, chạy băng qua đầm lầy về hướng trang trại của cha, cách điền trang 9 dặm[2].
Một lúc sau, Hugo rời bàn tiệc với ý định mang cho nữ tù nhân của mình một ít thức ăn và rượu vang, và có lẽ mang tới cả nhiều điều tồi tệ hơn nữa. Ông thấy cái lồng trống rỗng và con chim xanh đã cất cánh bay cao. Thế là ông như bị ma quỷ nhập vào. Ông chạy như bay xuống cầu thang từng bốn bậc một, ào vào phòng tiệc, nhảy lên đàn, đá văng tất cả bình rượu và thức ăn, thề trước mặt bạn bè rằng ngay trong đêm đó ông sẽ dâng cả xác và hồn cho quỷ sứ nếu ông bắt lại được cô gái. Trong khi cả bọn còn ngây người trước cơn giận dữ điên cuồng đó thì có một gã độc ác nhất trong bọn, hoặc có lẽ do uống say hơn hết, đề nghị thả chó ra đuổi theo cô gái. Lập tức Hugo chạy ra khỏi phòng, ra lệnh thắng ngựa và thả chó ra. Ông cho đàn chó ngửi chiếc khăn tay của cô gái, để cho chúng định hướng; rồi trong tiếng sủa hoang dại của đàn chó, cuộc săn đuổi diễn ra trên khu đầm lầy ngập ánh trăng.
Các thực khách khác đứng ngơ ngác một lúc. Nhưng một lúc sau, họ chợt hiểu sẽ có chuyện gì đó sắp xảy ra. Thế là trong cảnh nhốn nháo cực kỳ, người đòi súng, kẻ đòi ngựa, kẻ khác kêu thêm vài bình rượu. Có 13 tên tỉnh táo hơn một chút, nhảy phốc lên ngựa đuổi theo Hugo và đàn chó. Có ánh trăng sáng hướng dẫn, cả bọn thúc ngựa phi nước đại theo con đường mà cô gái nhất định phải chạy về nhà.
Đi được vài dặm, bọn họ gặp một người chăn cừu. Họ lớn tiếng quát hỏi anh ta có trông thấy đàn chó không. Người chăn cừu run sợ đến nỗi nói không ra tiếng. Sau cùng, anh ta mới ấp úng nói rằng có trông thấy cô gái đang bị đàn chó rượt theo.
- Nhưng tôi còn trông thấy chuyện khủng khiếp hơn kia. Hugo Baskerville cưỡi con ngựa cái đen vượt qua tôi, còn phía sau ông ta là một con chó chắc là từ địa ngục sổng ra đang lẳng lặng chạy theo... Cầu Chúa đừng cho con phải gặp nó!
Bọn kỵ sĩ say sưa chửi rủa người chăn cừu rồi tiếp tục đuổi theo. Nhưng chỉ một lúc sau, cả bọn thấy lạnh toát người: họ nghe tiếng ngựa phi nước đại, rồi họ thấy con ngựa đen, sùi bọt mép, lao qua trước mặt họ, dây cương kéo lê trên đất và không có người cưỡi. Cả bọn hãi, xúm xít lại sát nhau. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tiến bước, mặc dù mỗi người trong bọn họ, nếu có một mình, sẽ rất vui lòng quay ngựa trở về. Được một lúc thì họ bắt gặp đàn chó. Đàn chó săn giống, nổi tiếng gan dạ mà bây giờ chen chúc nhau bên bờ một cái dốc, một vài con len lén lảng ra xa, những con khác lông dựng ngược, nhìn chăm chăm về phía đáy thung lũng trước mắt.
Cả bọn kỵ mã dừng hẳn lại, tỉnh hẳn người! Phần đông không chịu đi tới nữa, nhưng có ba người bạn của Hugo, những người can đảm nhất, hoặc có thể còn say rượu, cứ đi xuống cái dốc. Họ đi tới một bãi rộng, có hai cột đá được dựng lên từ thời tiền sử, và bây giờ vẫn còn đó. Ánh trăng soi sáng vùng đất trống này: nằm giữa bãi cỏ là cô gái bất hạnh, đã chết vì sợ hãi và kiệt lục. Ba kỵ mã sợ xanh mặt, không phải vì tử thi của cô gái, cũng không phải vì cái xác của Hugo Baskerville. Một quái vật, một con thú to tướng, đen ngòm, giống như chó nhưng to hơn chó rất nhiều, đang đứng trên mình Hugo. Trong khi cả ba người đang đứng chết sững thì con quái vật cắn xé cổ họng của Hugo rồi quay đầu nhìn họ, quai hàm trễ xuống và cặp mắt sáng long lanh. Thế là họ mất hết hồn vía, kéo cương quay đầu ngựa chạy thục mạng, vừa kêu rú vang động cả đầm lầy. Người ta quả quyết rằng một người đã chết ngay đêm đó, còn hai người kia thì suốt đời cũng không hoàn hồn.
Đó là câu chuyện về nguồn gốc con chó mà người ta cho là kẻ giáng tai họa khủng khiếp xuống dòng họ chúng ta từ ấy đến nay. Sở dĩ ta chép lại chuyện này là vì điều gì được hiểu thấu rõ ràng sẽ gây ít sợ hãi hơn những điều được hiểu ngầm hay được giải thích sai lạc. Không thể phủ nhận là nhiều người trong dòng họ chúng ta đã kết thúc đời mình một cách đột ngột, đẫm máu và bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta có thể ẩn náu trong lòng nhân từ vô hạn của Chúa Quan phòng, là đấng sẵn lòng tha thứ những con cháu vô tội thuộc đời thứ ba hay thứ tư. Ta xin giao phó con cháu ta cho Chúa Quan phòng, và khuyên thêm các ngươi chớ lang thang vào khuh đầm lầy trong giờ tăm tối là thời khắc hoành haàh của ma quỷ.
(Câu chuyện của Hugo Baskerville này truyền từ các con trai của ông ta, Rodger và John, nhưng không truyền lại cho Elizabeth, em gái của họ).”
Đọc xong, bác sĩ Mortimer dịch kính lên trán và dán mắt vào Holmes. Nhà thám tử ngáp dài, ném mẩu thuốc vào lò sưởi, nói:
- Thế nào?
- Theo ông, điều đó có thú vị không?
- Tlhú vị đối với những người ưa thích truyện cổ tích.
Bác sĩ Mortimer rút từ trong túi ra một tờ báo được gấp làm tư.
- Thôi được. Đây là số báo Tin vắn Devonshire ra ngày 14 tháng 5 năm nay. Trong đây có đăng bài tường thuật ngắn về các sự kiện liên quan tới cái chết của ngài Charles Baskerville được phát hiện vài ngày trước đó.
Holmes hơi rướn ngươi về phía trước. Bác sĩ Mortimer sửa lại chiếc kính, và đọc:
“Cái chết mới được phát hiện cách đây không lâu của ngài Charles Baskerville, ứng cử viên có triển vọng của đảng Tự do trong kỳ bầu cử sắp tới, đã gây ra một ấn tượng nặng nề cho cả miền Trung Devonshire. Mặc dầu ngài Charles đến sống tại lâu đài Baskerville chưa lâu, nhưng ngài đã chiếm được lòng yêu mến và kính trọng của tất cả những ai từng tiếp xúc với ngài. Như mọi người đều biết, ngài Charles đã tiến hành việc kinh doanh rất có lãi ở Nam Phi. Với đầu óc sáng suốt, ngài đã thành công lớn và trở về Anh quốc với một gia tài đáng kể. Ngài đến ở tại lâu đài Baskerville chỉ mới 2 năm trước, đưa ra một kế hoạch xây dựng lại thái ấp rất tuyệt vời. Lúc còn sống, nhiều lần ngài bày tỏ ý định cải thiện sinh hoạt cho những người đồng hương của mình, và nhiều người trong số những cư dân ở đây đã có lý do riêng để thương tiếc ngài. Sự đóng góp hào phóng của ngài cho địa phương cũng như cho toàn địa phận đã được nhắc lại nhiều lần trên những trang báo của chúng tôi.
Mặc dầu cuộc điều tra đã kết thúc nhưng cái chết của ngài Charles vẫn chưa sáng tỏ. Ngài goá vợ và là một con người có nhiều đức tính lạ lùng. Mặc dầu rất giàu có, ngài vẫn sống giản dị, tổng số người phục vụ trong nhà ở lâu đài chỉ gồm cặp vợ chồng ông Barrymore: người chồng làm quản lý điền trang còn bà vợ thì làm quản gia. Theo những lời khai của họ - những lời khai này trùng hợp với những lời khai của bạn hữu gần gũi với người đã khuất - thì vào thời gian gần đây, sức khoẻ của ngài Charles có suy giảm. Ngài có bệnh đau tim. Bác sĩ James Mortimer, người bạn thân thiết, đồng thời là bác sĩ của gia đình ngài, cũng nhấn mạnh điều này trong bản cung khai của mình.
Sự việc diễn ra rất đơn giản. Ngài Charles Baskerville có thói quen trước khi ngủ thường di dạo một vòng quanh lâu đài Baskerville chỗ lối đi dưới những hàng cây. Ngày 4 tháng 5, ngài Charles có ý định đi London vào sáng hôm sau và ra lệnh cho ông Barrymore chuẩn bị hành trang. Buổi tối, ngài đi dạo, trong thời gian đó, luôn luôn hút thuốc. Ông đã không bao giờ trở lại. Lúc nửa đêm, khi nhận thấy cánh cửa dẫn tới lâu đài vẫn còn mở, Barrymore cảm thấy lo sợ, bèn đốt đèn lên và đi tìm ông chủ. Ngày hôm đó mưa dầm, những vết chân của ngài Charles in rõ trên con đường. Khoảng giữa con đường này có một cửa hàng rào nho dẫn tới khu đầm lầy than bùn. Nếu phán đoán theo một vài tài liệu thì ngài Charles có đứng cạnh cánh cửa nhỏ này vài phút và sau đó tiếp tục đi... Thi thể của ngài được tìm thấy ngày hôm sau ở cuối con đường.
Ở đây có một điểm chưa rõ: Barrymore nói là ngay sau khi ngài Charles rời khỏi cửa hàng rào thì đặc điểm của vết chân ngài có thay đổi (có lẽ ngài bắt đầu nhón trên mũi giày). Vào thời gian này, có một người gipsy[3] buôn ngựa, tên là Murphy, đi qua khu đầm lầy, cách không xa con đường. Ông ta nghe thấy những tiếng kêu, nhưng không thể xác định là những tiếng kêu vọng tới từ hướng nào. Không tìm thấy dấu tích bạo lực nào trên cơ thể của ngài Charles. Nhưng gương mặt người chết bị biến dạng đến khó nhận ra. Tuy nhiên, hiện tượng tương tự vẫn thường đi kèm với cái chết do ngạt thở và do sự suy kiệt trong hoạt động của tim. Trên cơ sở pháp y, người ta đã đi tới kết luận về cái chết như sau: Người bị nạn chết vì bệnh. Điều này phù hợp với tình trạng bệnh lý từ lâu của ngài Charles. Bởi vậy dư luận mong sao người thừa kế ngài Charles sẽ mau chóng đến ở lâu đài và tiếp tục những sáng kiến cao cả mà người đi trước đã phải dừng lại. Như người ta nói thì người gần gũi nhất của ngài là ông Henry Baskerville, cháu ruột của ngài Charles. Theo nguồn tin cuối cùng có được của chúng tôi thì người thanh niên này hiện đang sống ở Mỹ. Giờ đây người ta đang tìm kiếm và thông báo cho anh ta biết về các tài sản khổng lồ mà anh ta được thừa kế.”
Bác sĩ Mortimer gấp tờ báo lại, bỏ vào túi:
- Thưa ông Holmes, đó là tất cả những gì được thông báo về cái chết của ngài Charles Baskerville.
- Vào thời gian trước đây tôi có dịp đọc vụ án này trên báo, nhưng khi ấy tôi đang phải giải quyết vụ án những viên ngọc ở Vatican và công việc với Giáo hoàng, bận tới mức đã bỏ qua một vụ án đáng lưu ý ở Anh quốc. Có nghĩa đây là toàn bộ những tin tức được công bố?
- Vâng.
- Vậy thì ông hãy cho tôi biết những sự thật chưa được công bố đi! - Holmes ngả người vào lưng ghế bành, đan những ngón tay vào nhau, tỏ vẻ của vị quan toà công minh và nghiêm khắc.
- Tôi chưa hề nói với bất cứ người nào, bởi vì tôi không đồng ý với những dư luận nảy sinh từ cái đầu óc mê tín. Tôi còn một động cơ nữa là nếu tôi nói ra thì những truyền thuyết kinh hoàng lại càng thổi bùng lên sự sợ hãi. Với hai lý do trên, tôi tự cho phép mình không nói ra hết sự thật. Nhưng với ông, tôi có thể nói thẳng. Vì với một người có khả năng thực nghiệm như ông, vấn đề sẽ đuợc giải thích gần với sự thật nhất.
Khu đầm lầy có than bùn là nơi hoàn toàn vắng vẻ. Cho nên những láng giềng thường xuyên cố gắng gặp gỡ nhau. Vì thế, tôi thường xuyên gặp gỡ ngài Charles Baskerville, ngoài ra còn có ông Frankland ở biệt thự Lafter, ông Stapleton, một nhà tự nhiên học, là những người trí thức trong vùng.
Ngài Charles ưa sống cô độc, thế nhưng bệnh tình của ngài đã khiến chúng tôi gần gũi nhau. Ngài đã chuyển từ Nam Phi về những tư liệu khoa học rất quý và chúng tôi đã dùng nhiều buổi tối để trao đổi về giải phẫu học.
Thời gian gần đây, cứ mỗi tháng, tôi lại cảm thấy thần kinh của ngài căng thẳng hơn lên. Ngài tin vào truyền thuyết tôi vừa đọc, nên những lúc dạo chơi trên lãnh địa của mình, ngài không hề đi vào khu đầm lầy vào ban đêm. Ngài tin chắc là tai họa khủng khiếp luôn luôn đè nặng lên dòng họ ngài. Ý tưởng về một bóng ma nào đó ám ảnh dai dẳng không cho ngài được yên tĩnh. Ngài thường hỏi tôi là khi đi thăm bệnh nhân, tôi có nhìn thấy cái gì lạ không, có nghe tiếng chó sủa không? Câu này ngài hỏi rất thường xuyên và mỗi lần hỏi, giọng ngài run run vì lo ngại.
Ba tuần trước khi xảy ra tai nạn, tôi đã đến lâu đài vào buổi chiều. Ngài đứng ở cửa ra vào. Tôi bước xuống xe ngựa. Lúc đến gần ngài, tôi đột nhiên nhận thấy ngài đang nhìn qua vai tôi tới một chỗ nào đó. Mắt ngài biểu lộ sự khiếp đảm cùng cực. Tôi ngoảnh đầu lại và kịp nhìn thấy ở ngay cuối con đường có một con vật gì đó trông từa tựa như nai, đen và lớn. Ngài hoảng sợ tới mức buộc phải đi tới nơi con vật thoáng xuất hiện và nhìn xem nó lẩn vào đâu. Nhưng ở đấy không còn gì cả.
Sự việc này đã gây một ấn tượng rất nặng nề đối với ngài. Suốt buổi tối, tôi ở chỗ ngài và thế là đến một lúc nào đấy sau khi giải thích cho tôi biết nguyên do nỗi lo ngại của mình, ngài yêu cầu tôi giữ gìn tài liệu này. Tôi buộc đề cập đến sự việc này vì nó có liên quan đến những gì xảy ra tiếp theo và ảnh của nó đối với tinh thần của ngài Charles.
Cũng chính vì lý do đó mà tôi đã khuyên ngài Charles đi London. Trái tim của ngài dù đã khá hơn, nhưng nỗi lo ngại vẩn vơ như thế đã ảnh hưởng không tốt đến nó. Tôi cho rằng, sau một chuyến đi xa khỏi nguồn gốc của sự lo sợ sẽ giuú ngài lấy lại tinh thần. Ông Stapleton, một người bạn khác của ngài, cũng đồng quan điểm với tôi. Tuy nhiên, ngay ở thời khắc cuối cùng đã xảy ra sự việc khủng khiếp.
Sau khi tìm thấy thi thể của ngài, người quản gia đã phái người chăn ngựa đi đến chỗ tôi. Tôi làm việc muộn, nên tôi đã đến lâu đài sau một giờ đồng hồ. Tôi đã kiểm tra tất cả những sự kiện có ghi trong biên bản điều tra. Tôi đi theo vết chân của ngài trên suốt con đường rậm rì cây cối, xem xét kỹ chỗ cạnh cửa hàng rào, nơi chắc có lẽ ngài đã dừng lại, để ý tới đặc điểm thay đổi của vết chân ngài và dám chắc rằng ngoài những vết đó ra, còn có những dấu vết khác trên con đường đất rải sỏi. Ngài nằm sấp, dang hai tay ra, những ngón tay bám chặt vào đất, bộ mặt của ngài méo mó đến mức tôi không nhận ra ngài ngay. Không có sự xây xát nào ở ngài. Thế nhưng Barrymore đã khai không đúng trong bản điều tra. Theo lời của ông ta thì trên mặt đất cạnh thi thể không có một dấu vết nào cả. Thật ra anh ta đã không xem kỹ. Cạnh thi thể ngài không xa, có những dấu vết rất mới và rất rõ.
- Những dấu chân?
- Vâng, những dấu chân.
- Đàn ông hay đàn bà?
Bác sĩ Mortimer nhìn chúng tôi đăm đăm và thầm thì:
- Ông Holmes, đó là những vết chân của một con chó khổng lồ!
---
[1] Trong văn tự viết tay thời xưa, hai chữ “s” liền nhau được viết một chữ dài, một chữ ngắn.
[2] Nguyên văn: 3 leagues (tức khoảng 14,4 km). League là đơn vị đo lường cổ, tương đương 3 dặm Anh.
[3] một giống dân du mục ở châu Âu.
hết:Chương 2, xem tiếp:
Chương 3
Bình luận facebook