-
Tình Bạn
Nhà tôi ở 1 vùng ven biển dân cư rất thưa thớt, cách hơn 200m mới có 1 hộ gia đình và mỗi hộ cũng nhiều nhất 7 người bao gồm ba mẹ con cái và ông bà. Vì vùng xa xôi nên chẳng có điện như ở TP và hồi đó trẻ em như chúng tôi chẳng dùng đt, máy tính, chơi game hay face, zalo, insta,...
Nhà nào khá giả thì cũng có tivi (hồi đó toàn tivi thùng, to như 1 cái thùng 50 lít và chạy bằng bình ắc quy hoặc máy nổ), điện thoại bàn chỉ có ở trạm y tế, trường học, quán tạp hóa và ở đồn biên phòng cách nhà tôi tận 1km. Tôi vào lớp 1 trong niềm vui mừng của ba mẹ và chị gái (hồi đó con được đi học là hãnh diện và cao quý lắm, không học mẫu giáo như bây giờ nên lớp 1 là lớp mở đầu của mỗi học sinh), tôi vui mừng lắm vì được đi học, được sắm cặp sách vở bút mới, niềm vui đối với các bạn bây giờ thấy bình thường nhưng nghĩ lại hồi đó chả thể nào diễn tả được. Sáng dậy lúc 4h đánh răng rửa mặt thay áo quần ăn cơm với trứng luộc và xách cặp đi bộ 1km để đến trường, hồi đó trẻ em 5 tuổi trở lên đều tự đi bộ 1 mình, ba mẹ anh chị không phải quản hay đi theo vì người dân rất hiền và đa số quen biết cả. Đến lớp học đứa nào cũng hồ hởi và vui vì gặp 1 số đứa bạn từ hồi napoleông cởi truồng tắm biển Tôi cũng vậy (dù là gái nghĩ lại hồi đó trẻ con hồn nhiên vô tư dễ sợ chứ không như lũ bây giờ, lanh mà ranh ghê quá), là 1 thành phần ham chơi ham học và ham diễn sâu đã quen được 1 tôi bạn 4 đứa 3 nữ 1 nam. Nhà tôi gần nhà ban nam (Tạm gọi là Đô vì nó gầy nhỏ con hơn tôi nên gọi đểu) còn 2 bạn nữ kia gần nhà nhau: Dung là bạn nữ da trắng, nhỏ con, hiền khô còn bạn còn lại người gầy cao hơi ngăm là Mực (nó đen nhất đám con gái nên đặt biệt danh vậy). Vào lớp học thì cứ như vỡ chợ, anh em ngồi với nhau và lũ trai ngồi chung đám con gái để buôn dưa bán chuột, bàn nhau tý ra chơi dàn quân đánh trận.
Sau khi thầy (chủ nhiệm) ba lô ba la các kiều mà đứa nào cũng chả hiểu xong thì các em ra chào cờ, nhận sách và được thả đi rông chơi xung quanh. Tôi và 3 đứa bạn thân chí cốt rủ rê được mấy đứa chơi dàn quân đánh trận (trò này giờ chắc gọi là ù ở miền nam). Tôi là đứa to con dáng khỏe nên chơi hăng nhất bầy (hồi đó cầm đầu bang cướp luôn ý mà ) và kết quả thì khỏi bàn đội tui thắng áp đảo và kéo được nhiều quân nhất về team.
Chơi xong, mệt rồi và dắt nhau đi ăn đá bào (đá bào nhỏ và đổ sirô các vị vô món ăn huyền thoại đấy các thím) 500 đồng 1 cốc và cứ thể trải qua 1 buổi sáng. Hẹn nhau sáng mai lại chiến tiếp rồi xách ba lô lên và đi về nhà trong niềm vui tắm biển với 4 em chó nhà nuôi (hội yêu chó luôn).
Với tiêu chí mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui, hồi đó đi học chăm dữ lắm, học thuộc, làm toán cực giỏi mỗi cái viết chữ thì thôi rồi, xấu hơn con cám thị nở chí phèo. Mà hồi đó chỗ vùng biển đảo không bắt buộc vở sạch chữ đẹp như các em bây giờ, chỉ viết rõ ràng đúng lề ô kẻ và không lem luốc thầy cô đọc được là ok các em fine nên tụi tôi chăm chú vào toán và học thuộc. Lớp 1 là bắt đầu cộng trừ, học thuộc thơ bài ngắn nên tôi học cực giỏi (và học sinh giỏi 4 năm liền tự hào quớ đi) bố mẹ thì khỏi nói, đi học về giơ vở có điểm 10 là ok cho con 1000 đồng ăn vặt luôn.
Nhà thằng Đô gần nhà nên nó hay sang rủ rê đi ăn đá bào ăn hàng và tất nhiên là nó ăn chực của tôi hoài và mãi nhưng không vấn đề, mình là người có tiền nên bỏ qua hết .
Cứ ngỡ cuộc sống sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc và ngọt ngào như đá bào siro đến khi học cấp 2, tận bây giờ tôi vẫn chưa thể nào quên khoảnh khắc chia tay gia đình và rời xa lũ bạn thân.
Năm học lớp 4, là năm thay đổi mọi thứ trong cuộc đời tôi.
Bố tôi phải đi làm xa, mẹ thì sức lao động có hạn, chỉ biết nuôi gà, trồng rau và nấu nướng cho 2 chị em đi học về có ăn. Với cuộc sống đó không đủ để lo tiền ăn học trang trải cho cả 2 chị em nên bố mẹ quyết định gửi tôi cho người bạn của bố nuôi (ông ấy không có con vì bị ảnh hưởng chiến tranh), người mà hiện giờ tôi vẫn gọi là ba 1 cách thân mật. Ba tôi và ông là 2 người cùng tham gia bộ đội chống Mỹ rất thân nhau, nhưng hồi đó ba tôi cưới mẹ nên đã xin xuất ngũ sớm và không có giấy tờ được hưởng chế độ (hồi đó chế độ cũng không được như bây giờ nên ba tôi cũng chẳng quan tâm hay đòi hỏi).
Lúc đó hoang mang không kể xiết, 1 phần vì xa nhà xa ba mẹ, bạn bè thầy cô, 1 phần vì nghe ba mẹ bảo sống ở thành phố sướng hơn và rất nhiều thứ tốt hơn ở đây (chắc cũng vì vậy mà ba mẹ tôi cắn răng để tôi rời đi). Hồi đó cũng không biết gì và cũng chưa tự quyết định được, cứ kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đó và nghe theo ba mẹ hết.
Lúc tôi kể với 3 đứa bạn thân thì hỡi ơi Lão Hạc và con chó Vàng, tụi nó mừng hơn cả được mua xe đạp và nhà có tivi tủ lạnh của điện máy xanh. Còn hùa nhau bảo tôi sướng rồi nhé, sắp được đi chơi TP rồi nhé (nó tưởng tôi đi du lịch dài hạn chắc, 1000% là vậy rồi), sau đó còn dặn dò nhớ chừa phần ăn uống, đồ chơi,... các kiểu con đà điểu như thể tôi trúng sổ số và mua cả khu hội chợ.
Đến khi hết năm lớp 4 và tôi lại phải xách va li lên và phi, làm hồ sơ rút học bạ trong sự luyến tiếc của thầy chủ nhiệm và cô hiệu trưởng (tôi học giỏi, lại ngoan, có sức sáng tạo trong lớp học nên được quý mến và nổi tiếng trong giới chơi bời của tiểu học ).
Chỉ 2 ngày nữa tôi sẽ lên tàu biển và vượt qua 200km đường biển để lên TP, chiều đó mấy đứa rủ nhau đi hái trộm ổi, xoài và cóc của nhà ông hàng xóm xa để làm tiệc chia tay và tất nhiên tôi lại là đứa cầm theo muối ớt và trèo lên hái cho tụi nó đứng dưới nhặt. Mấy đứa ăn chơi no nê phê pha lại rủ nhau đi tắm biển cùng các em chó nhà, rồi xong 1 buổi chiều và về nhà cơm nước với gia đình. Mẹ tôi nói thì kêu vui lắm còn khen tôi sẽ sống sướng, hồ hởi soạn áo quần đồ đạc vào vali cho tôi nhưng nghĩ lại tôi đã không nhận ra nỗi buồn của mẹ và ba. Ngày hôm sau là ngày cuối cùng tôi được ở gần gia đình bạn bè, tôi vẫn lập kèo với tụi nó tiếp tục hành trình đi trộm trái cây (Nói trộm cho oai cún chứ ông ấy biết tỏng là tụi tôi hái). Ăn xong tự dưng tôi thấy hơi chua (ăn xoài chua mà):
- Ê, tao đi rồi mấy đứa mày ở lại nhớ tao không? - Tôi hỏi 1 cách cà lơ phất phơ như kiểu rảnh háng không có gì nói
- Kệ mày chớ, mày đi rồi quên tụi tao thì có, sống sướng rồi, có bạn mới đồ mới chắc quên tụi tao - Cái Dung lên tiếng. Giọng nó đúng chất thục nữ con gái + với chắc nó buồn nên tui cũng thấy buồn theo
- Hay mày nói ba mẹ cho ở lại đi, đừng đi nữa, chứ mày đi sau tụi tao lấy đứa nào hái xoài, đưa muối ớt cho ăn - Thằng Đô lên tiếng nói kiểu như tui thích đi thì đi, không đi thì ở lại
- Ừ, ở lại đi, lên TP cũng sướng được gì đâu, khéo lại bị tụi TP nó khinh dân quê mùa đó mày - Con Mực đánh vào tâm lí của tôi 1 cách phũ cmn phàng
- Tụi mày làm gì dữ dậy, tao có muốn đi đâu, nhưng mẹ với ba tao muốn tốt cho tao nên mong tao đi, tao không đi thì ở lại tội ba mẹ tao - Tôi nói mà muốn khóc toáng lên vì tụi này nó làm tôi buồn quá, lúc đó nghĩ tụi này không muốn mình được sướng đây mà nên bắt mình ở lại. Thực ra thâm tâm nửa muốn ở lại nửa muốn đi lắm chứ, nhưng quyết định không do mình.
- Thôi tụi mày đừng nói nó, nó phải đi chứ ở lại đây khổ hoài như tụi mình sao, nó đi chán là nó về à - Dung nói trong mong muốn là tôi có thể quay lại với tụi nó
- Ừ, vậy mày đi rồi chán nhớ về với tụi tao, về nhớ mang quà cho tụi tao nhá - Mực đồng tình và tin tưởng tôi có thể trở về
- Ừ, tao nhớ tụi mày tao về mà - Lúc đó tôi cũng nghĩ đơn giản như vậy, còn thằng Đô nó im lặng không thèm nói câu gì
Cả lũ tàm xàm mấy chuyện xưa đi học sau đó lại rủ nhau ra biển trằn cho hết buổi chiều rồi về nhà.
Sáng hôm sau tôi ra bến tàu cùng ba mẹ và tụi nó lẽo đẽo theo sau, nói là tiễn chứ tụi nó chẳng có tý quà nào ngoài mỗi đứa đưa cho tôi 1000 đồng sau đó dặn dò tôi nhớ mua quà khi về.
Lên tàu mẹ dặn dò tôi rồi bảo bố nhớ ở với tôi 2 ngày rồi hẵng đi làm, dặn đủ điều sau đó tôi lên tàu trong sự bồi hồi.
Tàu nhổ neo thì tôi không kìm được nước mắt nữa, tôi khóc nức lên và kéo theo đó là tiếng khóc gọi của 3 đứa bạn thân, 3 đứa chạy theo cầu dọc đường tàu đi tận cuối cầu không còn đường mới dừng lại. Tôi không thể nào quên khoảnh khắc đó, mẹ tôi nước mắt tràn mi nhìn theo tôi cùng con tàu rời đi, ánh mắt đầy nỗi lo cùng dấu vết năm tháng để lại trong tôi nổi khắc khoải đến tận khi gặp lại. Hình ảnh 3 đứa bạn đuổi theo dọc đường tàu đi luôn in đậm vào tâm trí tôi đến tận khi tôi đã có những người bạn mới, cuộc sống mới và đã gặp lại chúng nó.
Có lẽ cuộc đời ai cũng có những dấu ân in đậm năm tháng tuổi thơ, tôi cũng vậy và hình ảnh mẹ và lũ bạn thân là hình ảnh buồn trong những kí ức vui khiến tôi mãi không thể nào quên dù nó đã qua và chúng tôi đã gặp lại.
-End-
Nhà nào khá giả thì cũng có tivi (hồi đó toàn tivi thùng, to như 1 cái thùng 50 lít và chạy bằng bình ắc quy hoặc máy nổ), điện thoại bàn chỉ có ở trạm y tế, trường học, quán tạp hóa và ở đồn biên phòng cách nhà tôi tận 1km. Tôi vào lớp 1 trong niềm vui mừng của ba mẹ và chị gái (hồi đó con được đi học là hãnh diện và cao quý lắm, không học mẫu giáo như bây giờ nên lớp 1 là lớp mở đầu của mỗi học sinh), tôi vui mừng lắm vì được đi học, được sắm cặp sách vở bút mới, niềm vui đối với các bạn bây giờ thấy bình thường nhưng nghĩ lại hồi đó chả thể nào diễn tả được. Sáng dậy lúc 4h đánh răng rửa mặt thay áo quần ăn cơm với trứng luộc và xách cặp đi bộ 1km để đến trường, hồi đó trẻ em 5 tuổi trở lên đều tự đi bộ 1 mình, ba mẹ anh chị không phải quản hay đi theo vì người dân rất hiền và đa số quen biết cả. Đến lớp học đứa nào cũng hồ hởi và vui vì gặp 1 số đứa bạn từ hồi napoleông cởi truồng tắm biển Tôi cũng vậy (dù là gái nghĩ lại hồi đó trẻ con hồn nhiên vô tư dễ sợ chứ không như lũ bây giờ, lanh mà ranh ghê quá), là 1 thành phần ham chơi ham học và ham diễn sâu đã quen được 1 tôi bạn 4 đứa 3 nữ 1 nam. Nhà tôi gần nhà ban nam (Tạm gọi là Đô vì nó gầy nhỏ con hơn tôi nên gọi đểu) còn 2 bạn nữ kia gần nhà nhau: Dung là bạn nữ da trắng, nhỏ con, hiền khô còn bạn còn lại người gầy cao hơi ngăm là Mực (nó đen nhất đám con gái nên đặt biệt danh vậy). Vào lớp học thì cứ như vỡ chợ, anh em ngồi với nhau và lũ trai ngồi chung đám con gái để buôn dưa bán chuột, bàn nhau tý ra chơi dàn quân đánh trận.
Sau khi thầy (chủ nhiệm) ba lô ba la các kiều mà đứa nào cũng chả hiểu xong thì các em ra chào cờ, nhận sách và được thả đi rông chơi xung quanh. Tôi và 3 đứa bạn thân chí cốt rủ rê được mấy đứa chơi dàn quân đánh trận (trò này giờ chắc gọi là ù ở miền nam). Tôi là đứa to con dáng khỏe nên chơi hăng nhất bầy (hồi đó cầm đầu bang cướp luôn ý mà ) và kết quả thì khỏi bàn đội tui thắng áp đảo và kéo được nhiều quân nhất về team.
Chơi xong, mệt rồi và dắt nhau đi ăn đá bào (đá bào nhỏ và đổ sirô các vị vô món ăn huyền thoại đấy các thím) 500 đồng 1 cốc và cứ thể trải qua 1 buổi sáng. Hẹn nhau sáng mai lại chiến tiếp rồi xách ba lô lên và đi về nhà trong niềm vui tắm biển với 4 em chó nhà nuôi (hội yêu chó luôn).
Với tiêu chí mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui, hồi đó đi học chăm dữ lắm, học thuộc, làm toán cực giỏi mỗi cái viết chữ thì thôi rồi, xấu hơn con cám thị nở chí phèo. Mà hồi đó chỗ vùng biển đảo không bắt buộc vở sạch chữ đẹp như các em bây giờ, chỉ viết rõ ràng đúng lề ô kẻ và không lem luốc thầy cô đọc được là ok các em fine nên tụi tôi chăm chú vào toán và học thuộc. Lớp 1 là bắt đầu cộng trừ, học thuộc thơ bài ngắn nên tôi học cực giỏi (và học sinh giỏi 4 năm liền tự hào quớ đi) bố mẹ thì khỏi nói, đi học về giơ vở có điểm 10 là ok cho con 1000 đồng ăn vặt luôn.
Nhà thằng Đô gần nhà nên nó hay sang rủ rê đi ăn đá bào ăn hàng và tất nhiên là nó ăn chực của tôi hoài và mãi nhưng không vấn đề, mình là người có tiền nên bỏ qua hết .
Cứ ngỡ cuộc sống sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc và ngọt ngào như đá bào siro đến khi học cấp 2, tận bây giờ tôi vẫn chưa thể nào quên khoảnh khắc chia tay gia đình và rời xa lũ bạn thân.
Năm học lớp 4, là năm thay đổi mọi thứ trong cuộc đời tôi.
Bố tôi phải đi làm xa, mẹ thì sức lao động có hạn, chỉ biết nuôi gà, trồng rau và nấu nướng cho 2 chị em đi học về có ăn. Với cuộc sống đó không đủ để lo tiền ăn học trang trải cho cả 2 chị em nên bố mẹ quyết định gửi tôi cho người bạn của bố nuôi (ông ấy không có con vì bị ảnh hưởng chiến tranh), người mà hiện giờ tôi vẫn gọi là ba 1 cách thân mật. Ba tôi và ông là 2 người cùng tham gia bộ đội chống Mỹ rất thân nhau, nhưng hồi đó ba tôi cưới mẹ nên đã xin xuất ngũ sớm và không có giấy tờ được hưởng chế độ (hồi đó chế độ cũng không được như bây giờ nên ba tôi cũng chẳng quan tâm hay đòi hỏi).
Lúc đó hoang mang không kể xiết, 1 phần vì xa nhà xa ba mẹ, bạn bè thầy cô, 1 phần vì nghe ba mẹ bảo sống ở thành phố sướng hơn và rất nhiều thứ tốt hơn ở đây (chắc cũng vì vậy mà ba mẹ tôi cắn răng để tôi rời đi). Hồi đó cũng không biết gì và cũng chưa tự quyết định được, cứ kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đó và nghe theo ba mẹ hết.
Lúc tôi kể với 3 đứa bạn thân thì hỡi ơi Lão Hạc và con chó Vàng, tụi nó mừng hơn cả được mua xe đạp và nhà có tivi tủ lạnh của điện máy xanh. Còn hùa nhau bảo tôi sướng rồi nhé, sắp được đi chơi TP rồi nhé (nó tưởng tôi đi du lịch dài hạn chắc, 1000% là vậy rồi), sau đó còn dặn dò nhớ chừa phần ăn uống, đồ chơi,... các kiểu con đà điểu như thể tôi trúng sổ số và mua cả khu hội chợ.
Đến khi hết năm lớp 4 và tôi lại phải xách va li lên và phi, làm hồ sơ rút học bạ trong sự luyến tiếc của thầy chủ nhiệm và cô hiệu trưởng (tôi học giỏi, lại ngoan, có sức sáng tạo trong lớp học nên được quý mến và nổi tiếng trong giới chơi bời của tiểu học ).
Chỉ 2 ngày nữa tôi sẽ lên tàu biển và vượt qua 200km đường biển để lên TP, chiều đó mấy đứa rủ nhau đi hái trộm ổi, xoài và cóc của nhà ông hàng xóm xa để làm tiệc chia tay và tất nhiên tôi lại là đứa cầm theo muối ớt và trèo lên hái cho tụi nó đứng dưới nhặt. Mấy đứa ăn chơi no nê phê pha lại rủ nhau đi tắm biển cùng các em chó nhà, rồi xong 1 buổi chiều và về nhà cơm nước với gia đình. Mẹ tôi nói thì kêu vui lắm còn khen tôi sẽ sống sướng, hồ hởi soạn áo quần đồ đạc vào vali cho tôi nhưng nghĩ lại tôi đã không nhận ra nỗi buồn của mẹ và ba. Ngày hôm sau là ngày cuối cùng tôi được ở gần gia đình bạn bè, tôi vẫn lập kèo với tụi nó tiếp tục hành trình đi trộm trái cây (Nói trộm cho oai cún chứ ông ấy biết tỏng là tụi tôi hái). Ăn xong tự dưng tôi thấy hơi chua (ăn xoài chua mà):
- Ê, tao đi rồi mấy đứa mày ở lại nhớ tao không? - Tôi hỏi 1 cách cà lơ phất phơ như kiểu rảnh háng không có gì nói
- Kệ mày chớ, mày đi rồi quên tụi tao thì có, sống sướng rồi, có bạn mới đồ mới chắc quên tụi tao - Cái Dung lên tiếng. Giọng nó đúng chất thục nữ con gái + với chắc nó buồn nên tui cũng thấy buồn theo
- Hay mày nói ba mẹ cho ở lại đi, đừng đi nữa, chứ mày đi sau tụi tao lấy đứa nào hái xoài, đưa muối ớt cho ăn - Thằng Đô lên tiếng nói kiểu như tui thích đi thì đi, không đi thì ở lại
- Ừ, ở lại đi, lên TP cũng sướng được gì đâu, khéo lại bị tụi TP nó khinh dân quê mùa đó mày - Con Mực đánh vào tâm lí của tôi 1 cách phũ cmn phàng
- Tụi mày làm gì dữ dậy, tao có muốn đi đâu, nhưng mẹ với ba tao muốn tốt cho tao nên mong tao đi, tao không đi thì ở lại tội ba mẹ tao - Tôi nói mà muốn khóc toáng lên vì tụi này nó làm tôi buồn quá, lúc đó nghĩ tụi này không muốn mình được sướng đây mà nên bắt mình ở lại. Thực ra thâm tâm nửa muốn ở lại nửa muốn đi lắm chứ, nhưng quyết định không do mình.
- Thôi tụi mày đừng nói nó, nó phải đi chứ ở lại đây khổ hoài như tụi mình sao, nó đi chán là nó về à - Dung nói trong mong muốn là tôi có thể quay lại với tụi nó
- Ừ, vậy mày đi rồi chán nhớ về với tụi tao, về nhớ mang quà cho tụi tao nhá - Mực đồng tình và tin tưởng tôi có thể trở về
- Ừ, tao nhớ tụi mày tao về mà - Lúc đó tôi cũng nghĩ đơn giản như vậy, còn thằng Đô nó im lặng không thèm nói câu gì
Cả lũ tàm xàm mấy chuyện xưa đi học sau đó lại rủ nhau ra biển trằn cho hết buổi chiều rồi về nhà.
Sáng hôm sau tôi ra bến tàu cùng ba mẹ và tụi nó lẽo đẽo theo sau, nói là tiễn chứ tụi nó chẳng có tý quà nào ngoài mỗi đứa đưa cho tôi 1000 đồng sau đó dặn dò tôi nhớ mua quà khi về.
Lên tàu mẹ dặn dò tôi rồi bảo bố nhớ ở với tôi 2 ngày rồi hẵng đi làm, dặn đủ điều sau đó tôi lên tàu trong sự bồi hồi.
Tàu nhổ neo thì tôi không kìm được nước mắt nữa, tôi khóc nức lên và kéo theo đó là tiếng khóc gọi của 3 đứa bạn thân, 3 đứa chạy theo cầu dọc đường tàu đi tận cuối cầu không còn đường mới dừng lại. Tôi không thể nào quên khoảnh khắc đó, mẹ tôi nước mắt tràn mi nhìn theo tôi cùng con tàu rời đi, ánh mắt đầy nỗi lo cùng dấu vết năm tháng để lại trong tôi nổi khắc khoải đến tận khi gặp lại. Hình ảnh 3 đứa bạn đuổi theo dọc đường tàu đi luôn in đậm vào tâm trí tôi đến tận khi tôi đã có những người bạn mới, cuộc sống mới và đã gặp lại chúng nó.
Có lẽ cuộc đời ai cũng có những dấu ân in đậm năm tháng tuổi thơ, tôi cũng vậy và hình ảnh mẹ và lũ bạn thân là hình ảnh buồn trong những kí ức vui khiến tôi mãi không thể nào quên dù nó đã qua và chúng tôi đã gặp lại.
-End-
Bình luận facebook