• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Tàn Bạo (2 Viewers)

  • Chương 357

"Cậu muốn giết đám sói này không?" Tả Đăng Phong lướt tới ngay trước mặt thiếu niên. Hắn nghi ngờ cái gì đều có thể trực tiếp hỏi cậu ta, dù cậu trả lời hay không cũng đều không thể trốn khỏi ốc đảo này được.

Tả Đăng Phong xuất hiện làm thiếu niên cực kỳ khiếp sợ, theo bản năng mũi tên chuyển lên, nhắm thẳng vào Tả Đăng Phong.

"Cậu muốn giết chúng đúng không?" Tả Đăng Phong chỉ đám sói, cung tên của thiếu niên này không xi nhê gì với hắn.

"Chính thế." Thiếu niên gật đầu. Mặt trăng đã lên cao, thiếu niên nhìn thấy rõ Tả Đăng Phong, nhìn thấy nét mặt và nụ cười đầy thiện ý của hắn.

Tả Đăng Phong cau mày. Hắn hiểu rõ truyền thống văn hóa Trung Quốc. Chữ "Chính thế" thời cổ đại có rất nhiều ý tứ. Nếu dùng riêng một mình trong lúc nói chuyện với nhau thì có nghĩa là "Đúng vậy", nhưng cách nói này từ sau thời Đường rất ít được sử dụng.

"Thập Tam. Giao cho mày" Tả Đăng Phong khoát tay.

Sói này to con, sức mạnh và tốc độ đều hơn hẳn sói thường nhiều, đối với Thập Tam đối thủ thế này mới có chút ý nghĩa. Thập Tam lập tức từ trên cây nhảy xuống.

Tả Đăng Phong không buồn xem cuộc chiến. Sói này đối với đội buôn và lạc đà thì còn chiếm thượng phong, nhưng đối chiến với Thập Tam thì tuyệt đối không gây được chút khó khăn nào, hắn căn bản không cần phải quan tâm.

"Vì lẽ gì ngươi ở lại đây?" Tả Đăng Phong hỏi. Hắn không hỏi "Sao cậu lại ở đây" mà dùng cách nói thời cổ đại để thăm dò thiếu niên.

Thiếu niên lắc đầu. Cậu đã bỏ cung tên xuống, cậu nhìn thấy Tả Đăng Phong là lăng không đứng thẳng, cũng nhìn thấy Thập Tam đang ở phía dưới đại triển thần uy.

Tả Đăng Phong càng thêm nghi hoặc. Tuy thiếu niên không mở miệng. nhưng nét mặt rõ ràng là không thích, cho thấy cậu hiểu được lời của hắn, cũng nghe ra ngôn từ của hắn không lễ phép. Thời cổ đại, "Ngươi" và "Cậu" đều có nghĩa là "Cậu", nhưng đại từ "Ngươi rất không lễ phép, thiếu niên này hiểu được.

"Trong súng còn đạn, cậu dùng súng đi, dùng tên khó lắm." Tả Đăng Phong nói.

Thiếu niên nghi hoặc kèm cảnh giác nhìn Tả Đăng Phong.

Tả Đăng Phong cau mày. Thiếu niên mang vẻ nghi ngờ cho thấy cậu không biết súng, càng không hiểu câu nói của hắn muốn nói cái gì.

Lúc này Thập Tam đã đánh đám sói to chạy tán loạn, nó đuổi theo sau, lạnh lùng hạ sát thủ từng con một.

Tả Đăng Phong không nói nữa. Thiếu niên này có lai lịch quá mức kỳ lạ, trong ốc đảo cũng không còn kiến trúc nào khác, không thích hợp cho nhiều người ở, cho nên chắc chắn cậu không phải thổ dân địa phương. Nhưng vấn đề là ngôn ngữ hiện đại cậu nghe không hiểu, cho thấy cũng không phải từ bên ngoài lưu lạc vào đây. Vậy thì, cậu từ đâu đến?

"Cậu niên kỉ bao nhiêu, họ tên là gì?" Chốc lát sau, Tả Đăng Phong lại hỏi.

"Tôi tuổi chí học." Thiếu niên thuận miệng trả lời, nhưng trả lời được một nửa thì mắt lóe lên nghi ngờ, dứt khoát im bặt, không nói tên họ của mình.

Tả Đăng Phong lần thứ hai cả kinh. Hai chữ "Chí học" (chuyên tâm học hành) xuất phát từ luận ngữ. Nguyên văn là "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ"(tạm dịch: “Ta đến mười lăm tuổi, mới chuyên chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự lập, bốn mươi tuổi mới hiểu biết được đúng sai, năm mươi tuổi mới có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm, hiểu thấu mọi lẽ trong cuộc sống, bảy mươi tuổi mới làm được đúng theo ý mình mà không sai đạo lý.") Đoạn văn này là Khổng Tử khi về già tóm tắt về các độ tuổi quan trọng trong đời mình, người đời sau hay dùng đoạn văn này đến hình dung tuổi tác của mình. Đoạn văn này ai cũng biết, nhưng chỉ biết từ chỗ ba mươi tuổi trở về sau, còn khúc phía trước thì đều quên lãng. Thiếu niên này lấy ngay tuổi chí học đến mô tả tuổi của mình, đây là bản năng của cậu, căn bản không hề suy nghĩ. Sao cậu lại hiểu rõ luận ngữ đến như vậy? và tại sao cậu lại không chịu nói ra tên họ của mình mà cảnh giác như thế?

Tả Đăng Phong rất thắc mắc, thiếu niên này có thể giải đáp cho hắn, dù cậu không muốn nói, hắn có thể lấy vũ lực ép buộc cậu phải nói. Người mười bốn mười lăm tuổi nhân cách còn chưa hình thành toàn diện, càng không có cái gọi là anh hùng khí khái, chỉ cần mạnh tay là nhất định sẽ đến nơi đến chốn, nhưng Tả Đăng Phong không muốn làm như vậy. Từ đôi mắt thiếu niên, cậu nhìn thấy một sự quen thuộc, ánh mắt e sợ ấy, hắn đã từng nhìn thấy ở Vu Tâm Ngữ.

"Bần đạo tha phương đến đây, sáng mai sẽ rời đi." Tả Đăng Phong hạ xuống đất đi ra xa, không quay đầu lại nhìn thiếu niên.

Tả Đăng Phong dù bỏ đi, nhưng không bỏ ý muốn biết thân thế của thiếu niên. Thiếu niên này quá kỳ lạ, cậu xuất hiện vào khoảng thời gian không nên xuất hiện, trong một địa phương không nên có mặt, nên đương nhiên phải tìm hiểu cho ra, nhưng đầu tiên là phải diệt trừ sự cảnh giác của cậu, cách tốt nhất là làm cho cậu đối phương quen thuộc với sự tồn tại của hắn.

Đám sói lông đỏ chạy trốn cực nhanh, bỏ chạy tứ tán. Thập Tam không thể phân thân nên chỉ đành truy sát từng con một. Tả Đăng Phong không hề lo cho an toàn của Thập Tam mà lững thững đi quan sát chung quanh. Từ thời Hán đến giờ đã hơn hai ngàn năm. Trong hai ngàn năm có rất nhiều thương đội đến nơi này bổ sung nước uống, và không ai thoát được nanh vuốt sói. Qua nhiều năm, nơi này tích lũy cực nhiều đủ loại đồ vật, nhất là đồ sứ và tơ lụa Trung Quốc. Thường các đoàn buôn đều đồ sứ, lá trà, tơ lụa sang các nước phương tây để trao đổi hàng hóa, kiếm lãi rất lớn. Thường một súc tơ lụa có thể đổi được cả kim cương hay ngà voi, cho nên mới xuất hiện số lượng lớn các thương đội xuyên qua sa mạc.

Nhưng sau này đám quỷ phương tây thông minh ra, tơ lụa không đổi được kim cương nữa, thương đội Trung Quốc chuyển sang chở các món đồ chế tác tinh mỹ sang trao đổi. Người Trung quốc khéo tay tỉ mỉ, sản phẩm chế tác rất tinh tế, nên rất được ưa chuộng. Người Trung quốc chính là loại người thích chiếm tiện nghi của người khác nhất trên thế giới, không chiếm được sẽ thấy mình bị thiệt thòi.

Có một số việc nhìn như không hề liên quan nhưng lại có giấu diếm liên hệ với nhau. Con đường tơ lụa làm Trung Quốc kiếm ra rất nhiều của cải, đồ sứ đổi bảo thạch, tơ lụa đổi kim cương, lá trà đổi ngà voi. Quỷ tây dương tuy bị lừa bao nhiêu năm, nhưng con đường tơ lụa chính là một trong bốn đại phát minh giúp đưa Trung Quốc đến với phương tây. Phương tây sau khi học xong kỹ thuật hàng hải, kỹ thuật súng ống, hỏa pháo, hai cánh cánh cứng cáp là lập tức chạy tới Trung Quốc để cướp đoạt. Một mình cướp không đã nghiền, liền kéo bè kéo cánh tổ chức thành đoàn đến cướp. Cướp hai lần làm Trung Quốc tổn thất to lớn. Bao nhiêu năm kiếm chác được một ít giờ đã bị người ta cướp lại.

Nhìn bề ngoài thì cái này gọi là âm dương đại đạo. Có nợ tất có trả. Nhưng nghĩ kỹ thì thấy cũng không đúng lắm. Người Trung quốc năm đó là đi làm chuyện làm ăn, anh tình tôi nguyện. Còn quỷ phương tây bây giờ là tới cướp, không hề nói lý, chỉ dựa vào sự lợi hại của súng ống, đánh thắng mày rồi nói lý với mày làm chi.

Trong ốc đảo để lại rất nhiều đồ vật, phần lớn là đồ xa xỉ, cực kỳ giá trị, như kim cương, ngọc thạch, mấy thứ này ngày xưa không đáng giá, nhưng hiện giờ đã trở thành cực kỳ quý giá. Ngọc thạch, vàng bạc châu báu, các loại bảo thạch của phương tây, các loại đồ sứ cổ đại. Những món đồ sứ này hiện giờ không còn tìm được ở đâu nữa, mỗi món đều được tính bằng vàng, ngoài ra còn có trà, tơ lụa, hương liệu nhưng đa số đều đã mục nát.

Cạnh một bộ xương lạc đà, Tả Đăng Phong tìm được một cái túi bằng da dê. Túi này được dùng để đựng nước uống. Tả Đăng Phong chọn những thứ đáng giá bỏ vào. Hắn đang thiếu Tôn Phụng Tiên một món nợ ân tình, khi rời khỏi đây phải trả lại món nợ này cho hắn.

Không có món đáng giá nhất, chỉ có món đáng giá hơn. Lúc đầu Tả Đăng Phong nhặt vàng, sau đó chỉ nhặt đá mà thôi. Kim cương, bảo thạch, ngọc thạch, thể tích càng nhỏ giá trị càng cao.

Trong quá trình nhặt đồ, Tả Đăng Phong thấy được có rất nhiều hài cốt sói, cho thấy trước đây quần thể sói ở đây là rất lớn. Có thể vì phạm vi săn bắt có giới hạn, cũng có thể vì bị con người công kích, nên đến giờ chúng chỉ còn có vài con. Nếu chúng chết hết, nơi này sẽ bị người ta phát hiện ra và chiếm cứ.

Nghĩ đến đây, Tả Đăng Phong vội gọi Thập Tam trở về. Không thể giết hết chúng được, phải giữ lại một ít để giữ của, cũng không phải lo thiếu niên kia sau này không an toàn, vì sói không thể làm cậu bị thương, nhưng con người lại có thể làm được điều ấy.

Nơi này hoàn cảnh ác liệt, không phải chỗ ở lâu, nhưng Tả Đăng Phong không hề có ý nghĩ ép thiếu niên kia rời đi. Có muốn đi ra ngoài hay không phải xem cậu có muốn hay không, nếu hắn tự quyết định không chừng sẽ làm hại thiếu niên.

Tả Đăng Phong ngủ một giấc no nê, đến tối tinh thần sung mãn mười phần. Hắn và Thập Tam đi khắp nơi trong ốc đảo. Ai cũng có tính tò mò. Thiếu niên kia tuy sống ở đây nhưng không đi quanh lung tung, chắc là vì kiêng kỵ đám sói. Tả Đăng Phong đi hết một buổi tối. Một lúc bất ngờ tìm được một sợi dây chuyền kim cương trong một chiếc hộp. Kim cương còn thô, chưa được đánh bóng, đem về đánh bóng là được. Còn là kim cương tròn rất hiếm thấy, to bằng móng tay. Tổng cộng hai mươi bốn viên. Tả Đăng Phong đeo lên cổ Thập Tam.

Thập Tam đã từng đeo vòng cổ. Tả Đăng Phong đeo cho nó sợi dây chuyền nó cũng không chống cự. Dây chuyền kim cương so với vòng cổ bằng vàng kia thì nhẹ hơn nhiều, đeo vào chẳng thấy có vấn đề gì cả. Nhưng Tả Đăng Phong lại có cảm giác không được tự nhiên. Thập Tam đeo vòng cổ kim cương làm hắn nhớ tới mấy con chó của bọn địa chủ.

Đến tảng sáng, Tả Đăng Phong xách bao đồ đi tới nhà trên cây của thiếu niên. Cái nhà này thực giống tổ quạ, nhưng bên trong lại khá là sạch sẽ. Thiếu niên kia đã run sợ suốt một đêm, đến giờ mới lơ mơ ngủ, nhìn thấy Tả Đăng Phong lăng không mà tới thì kinh hãi nắm chặt lấy đao.

Tả Đăng Phong chau mày, không phải vì thiếu niên muốn rút đao, mà vì hắn nhìn thấy trong nhà có bày một tấm linh vị bằng gỗ. Linh vị bề ngang một gang, cao nửa thước, hình thức giống hệt bức linh vị hắn nhặt được trong rừng chết, chỉ khác là tấm linh vị này rõ ràng do thiếu niên mới tự làm gần đây. Chữ khắc trên linh vị ngoằn ngoèo rất khó đọc, cố mà xem kỹ mới nhìn ra được, chữ là "Tiên phụ Bành Vương tên Chính Lâm chi vị."

Bành quốc đã diệt vong từ thời Hán triều, sao thiếu niên này lại dùng cách gọi phụ vương để gọi một đấng quân chủ đã chết hơn hai ngàn năm. . .
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom