Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 3
Nhóm FB: Đọc Truyện Online Miễn Phí Hằng Ngày - VietWriter
*********************************
Quả thực không đúng.
Giang Chấp chậm rãi uống một ngụm trà sữa. Vị ngọt của trà sữa này quả là bốc, ngay cả một người thích uống đồ ngọt như anh mà cũng không đỡ nổi, cuối cùng đã đẩy cốc trà sữa qua một bên. Tiêu Dã đặt bức tranh dập xuống, trừng mắt nhìn Giang Chấp, rất lâu sau mới nói: “Nhạc khí họ cầm trong tay là Shakuhachi(*)?”
(*) Shakuhachi là một sáo trúc của Nhật Bản, được đưa vào Trung Quốc từ thế kỷ thứ 8 và trong thế kỷ 17 nó được phát triển thành một nhạc cụ để niệm phật của các nhà tu zen. Theo truyền thống Shakuhachi được làm bằng gỗ tre, nhưng bây giờ cũng được làm bằng nhựa hay các loại gỗ cứng.
Ngữ khí của anh ấy ngoài sự sửng sốt ra còn có chút gì không chắc chắn. Nhưng Giang Chấp đã đưa ra một kết luận chuẩn xác: “Chính là nhạc khí Shakuhachi đã tuyệt tích cả ngàn năm.”
Shakuhachi còn được gọi là ống tiêu, nhưng giống tiêu mà không phải tiêu, vì nó thường có chiều cao “một tấc tám” mà có cái tên Shakuhachi. Trong Bút đàm mộng khê có nhắc: Loại tiêu dài mà Mã Dung đời Hậu Hán rất giỏi, có lỗ, không có đáy, trên thân đục năm lỗ, một trong số năm lỗ nằm ở mặt sau.
Nó thịnh hành ở đời Đường và sau đời Tống thì tuyệt tích, vậy mà lại xuất hiện trên một bức tranh in dập trông có vẻ như đồ giả?
“Trên bức tranh dập ngoài hình ảnh Shakuhachi ra, còn cả tư thế biểu diễn của những người công đức. Họ đều đang nhìn về cùng một hướng.” Giang Chấp nói, rồi chỉ ngón tay lên mấy chấm đen góc trên cùng của bức tranh, miêu tả qua.
Được nhắc nhở, Tiêu Dã cũng phát hiện ra những điều kỳ lạ ấy. Nhân vật trong tranh quả nhiên đều ở trong tư thế ngước nhìn lên trên, giống như đánh đàn, thổi sáo, ca hát cho trời. Nhưng nhìn từ góc độ của người ngắm tranh, những người trong tranh lại giống như đang nhìn lên mấy chấm đen trên đỉnh đầu. Mấy chấm đen đó là gì?
Giang Chấp dĩ nhiên không đưa ra được một đáp án chắc chắn. Anh đan hai bàn tay vào nhau vắt ngược cánh tay lên cao, vươn vai một cái. Khi buông tay xuống, anh gác ngược cánh tay lên lưng ghế: “Tóm lại, bức tranh in dập này không hề đơn giản, rất có thể có nguồn gốc đặc biệt. Thế nên cậu chủ Tiêu, năm ngàn tươi của cậu không phí phạm đâu, coi như mua về một đề tài cho mọi người nghiên cứu.”
Tiêu Dã cũng liếc nhìn anh: “Được lắm bác sỹ Giang, thấu hiểu về bích họa Đôn Hoàng của chúng tôi như vậy, không uổng công thầy tôi tốn bao nhiêu công sức mới tìm được cậu về. Nhưng tôi vẫn khá tò mò, cậu đồng ý tới Đôn Hoàng là muốn rửa sạch nỗi oan ngày trước hay đã phục hồi bích họa phương Tây nhiều quá đâm nhàm chán rồi?”
Làm nghề phục hồi bích họa, có người quen được người ta gọi là giáo sư này nọ, ví dụ như thầy của Tiêu Dã, giáo sư Hồ; Có người thích được người ta gọi là anh thợ này thợ nọ, ví dụ Tiêu Dã; Nhưng cũng lại có người được gọi là bác sỹ nào đó, ví dụ như Giang Chấp.
Nhà phục hồi bích họa không phân loại việc. Mỗi một nhà phục hồi sẽ phải thuần thục và nắm rõ từng mắt xích trong công việc của mình để bảo đảm một người có khả năng hoàn thành công việc một cách độc lập. Nói một cách khác, nhà phục hồi bích họa vừa là thợ hồ vừa là thợ xây, vừa là thợ điện lại phải hiểu về lực học, nếu có tố chất về thẩm mỹ học thì vẫn phải biết các kiến thức lịch sử, rành các loại khoáng liệu truyền thống lại vừa phải nắm bắt được các kỹ thuật phục hồi đang đi đầu thời đại ngày nay…
Một nhân tài giỏi giang với những yêu cầu phức tạp như vậy, khi đối mặt với một bức bích họa càng giống như một bác sỹ ngoại khoa phải nhanh chóng chẩn đoán và tìm ra cách điều trị vậy, tranh đấu với thời gian, tái hiện văn minh lịch sử. Đây cũng là nguyên nhân các nhà phục hồi văn vật còn được gọi là bác sỹ.
Nhưng vị “bác sỹ” trước mắt không chịu hợp tác, không trả lời mà nói một câu nửa đùa nửa thật: “Đừng chúng ta chúng tôi như thế, cứ như thể tôi không phải con cháu Viêm Hoàng(*) vậy.” Anh hất cằm về phía bức tranh in dập: “Nói tranh đi, đừng chành sang tôi.”
(*) Con cháu Viêm Hoàng: chỉ dân tộc Trung Hoa. Viêm Đế và Hoàng Đế được coi là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa.
Thôi được rồi, Tiêu Dã cũng biết sẽ chẳng thể hỏi được điều gì từ miệng người này đâu. Họ từng cộng sự, làm việc chung với nhau, Giang Chấp là người có tài nhưng không kiêu ngạo, tuy vậy cũng không phải là người rất dễ gần, trong bụng anh nghĩ gì rất khó đoán.
“Lai lịch của bức tranh có lẽ không khó tra ra đâu.” Tiêu Dã quay đầu ngó một cái: “Cô gái đó vẫn ở kia, cậu hỏi thẳng cô ấy chẳng phải là xong sao? Tôi thấy vừa rồi cô ấy nói cũng ra trò phết.”
Giang Chấp uể oải dựa vào lưng ghế, thu cánh tay về tựa khuỷu tay vào tay vịn rồi chống tay lên mặt, ngón tay đặt vào bờ môi, ánh mắt xuyên qua tầng tầng lớp lớp những người dân bản địa, rơi xuống người cô gái ở gian hàng phía xa. Cô đang nói chuyện với một người đã có tuổi, xem ra cô chỉ đứng đó bán hàng giúp.
“Cô nhóc đó quỷ quái lắm đấy, nhìn thấy cậu đang có hứng thú với bức tranh khắc gỗ của một hàng khác liền cố tình thu hút sự chú ý để cậu tới với gian hàng của mình, biết tôi có hứng thú với tranh in dập nên quyết không giảm dù chỉ một đồng, cố tình làm cho câu chuyện trở nên huyền bí lừa gạt người ta. Hỏi cô ấy ư? Tự tôi đi tra cứu còn nhanh hơn.”
Tiêu Dã cố nhịn cười, nghĩ thầm: Hóa ra cậu cũng biết mình bị chặt chém rồi chứ gì. Anh ấy hắng giọng, cố tình nói: “Quan sát cũng tỉ mỉ quá nhỉ. Ban nãy lẽ nào cậu nhắm vào tranh in dập? Có đến mấy bức tranh bị đè ở dưới, làm gì có chuyện cậu mới liếc qua đã thấy. Tôi đoán, cậu thấy con gái nhà người xinh xắn mới sấn sổ tới làm quen thì có.”
Giang Chấp vẫn nhìn chăm chú, trong lúc quan sát, ánh mắt dấy lên chút “thổ phỉ”, anh cười khẽ: “Đúng là xinh, tay mềm mại, eo cũng thon.”
Tiêu Dã cũng nhướng mày, giơ tay chỉ một vòng từ trên xuống dưới người anh: “Khẩu khí lưu manh và hình tượng của cậu đúng là hòa hợp một cách tự nhiên.”
***
Cách đó một con đường, Thịnh Đường cũng cảm thấy như có một ánh mắt đang chăm chú nhìn mình.
Cô cảm giác sống lưng mình căng ra. Cô đánh mắt nhìn tứ phía, ngoài những du khách đi qua đi lại và các thực khách đói bụng tới ăn uống, hình như cũng không có tên biến thái nào.
Thịnh Đường xoa xoa cổ, làm dịu bớt cảm giác ớn lạnh ấy, sau đó chuyển hết tiền hàng mình bán được trong hơn nửa ngày nay cho Kỳ sư phụ. Kỳ sư phụ xuất thân làm lính, sau khi xuất ngũ đã bắt đầu bày hàng bán tại chợ đêm Sa Châu, mới đó đã bán quá nửa đời người, có một bàn tay điêu khắc tranh cực đẹp. Mỗi một bức tranh khắc gỗ tại cửa hàng đều do chính tay ông khắc ra, là một người mang tinh thần người thợ điển hình.
Mỗi lần tới Đôn Hoàng, gặp lúc rảnh rỗi, Thịnh Đường lại tới đây dạo chơi. Hôm nay cô giúp sư phụ trông cửa hàng, làm bà chủ một lần cho đã. Hai hôm trước trời mưa lớn, Kỳ sư phụ nhiễm lạnh, phải vào bệnh viện truyền nước, lúc về còn xách theo hoa quả và thịt gác bếp tới để tỏ lòng cảm kích.
Thịnh Đường nói gì cũng không nhận: “Cháu và Kỳ Dư là bạn bè nhiều năm rồi. Anh ấy ra ngoài sửa bích họa, cháu qua đây giúp là chuyện nên làm ạ.”
Kỳ sư phụ không phải là người giỏi nói lời khách sáo, chỉ ra sức cảm ơn. Tới khi quay đầu lại nhìn số tiền hàng, ông giật nảy mình, sao lại nhiều đến vậy?
Nghe nói số tiền nhiều nhất rơi vào một bức tranh in dập, Kỳ sư phụ xoa tay nói: “Đường Đường, tranh in dập của nhà chúng ta không đáng bao nhiêu tiền, lỡ như người ta hối hận quay lại đòi trả thì…”
Thịnh Đường cười nói: “Tranh in dập này cũng giống như ngọc Kim Ty(*) ở sa mạc Gobi vậy, gặp phải người ưng ý, chú có báo giá năm mươi ngàn người ta vẫn sẽ mua, gặp phải người không ưng, chú có báo giá năm trăm tệ người ta cũng chê đắt. Kỳ Dư chưa về, cháu đã tự quyết, giúp chú bán được nhiều tiền một chút, số tiền thừa ra chú vẫn có thể mang đi làm từ thiện mà, đúng không ạ?”
(*) Ngọc Kim Ty: (Thạch anh nham) là loại ngọc quý được phát hiện trên Con đường tơ lụa của Trung Quốc, khu vực biên giới Tân Cương, sa mạc Gobi… có ba màu vàng, đỏ, trắng là chính, có tiềm lực nâng giá trị vô cùng lớn.
Kỳ sư phụ từ nhỏ đã phải chịu khổ cực, thế nên bình thường tôn chỉ sống là tiêu đủ tiền được rồi, thường xuyên quyên góp cho một số trường tiểu học còn khó khăn dưới vùng quê, cũng là ngôi trường ông từng học hai năm hồi nhỏ. Trường tuy thành lập đã lâu nhưng nguồn học sinh có hạn. Một khu vực núi kề núi như thế, đám trẻ muốn đi học được cũng khó khăn vô cùng.
Hôm nay dọn hàng sớm, Thịnh Đường giúp ông bận rộn trước sau, đến mức Kỳ sư phụ nhìn mà cũng xót xa thay cho cánh tay nhỏ và bắp chân nhỏ của cô. Thịnh Đường thì không cảm thấy vậy. Cô nói với Kỳ sư phụ mình là người chuẩn bị vào hang động rèn luyện rồi, chút việc nặng này đáng là bao.
“Vả lại, trước kia mỗi lần cháu vào tận rừng sâu trên núi vẽ cảnh thực là ở liền một, hai tháng, ngày tháng tìm nguồn sống nơi hoang dã cháu đã trải qua rồi.”
Kỳ sư phụ biết cô vẽ rất đẹp, bèn nói: “Chú nghe Kỳ Dư kể rồi, cháu định tới Đôn Hoàng ở một thời gian. Cũng tốt, nó sắp về rồi, hai đứa có thể chăm sóc lẫn nhau…”
Thịnh Đường ôm một chiếc hòm to tướng, gần như che kín gương mặt cô, giọng nói của cô vọng ra từ phía sau chiếc hòm: “Kỳ sư phụ, cháu và Kỳ Dư là những người bạn rất tốt.” Cô đặt chiếc hòm xuống đất, nhanh chân nhanh tay dọn dẹp đống tranh chữ.
Những lời thừa thãi cô không nói thêm nữa, chỉ dừng ở đây là được rồi. Kỳ sư phụ cũng là người tinh tế, nghe vậy là hiểu ngay, con trai mình hết hy vọng rồi. Ông thở dài trong lòng: Một cô gái tốt biết bao, vừa xinh xắn vừa có tài, đáng tiếc thật, không thể trở thành con cái trong nhà.
Lúc dọn dẹp tranh in dập vào trong hòm, Thịnh Đường nhẹ tay hơn. Trên sạp hàng có tổng cộng năm bức tranh in dập, ngoài bức hôm nay được mua thì chỉ còn hai bức tranh, trong đó có một bức tranh được sao chép lại thành ba bản, còn lại một bức là in dập hình vẽ chữ “hang Mogao”. Cô cầm bức tranh này lên tay, chợt nghĩ tới người đàn ông râu ria mặc đồ màu gỉ sắt đã mua đi một bức. Người đó trông không giống loại dễ dàng bị lừa phỉnh. Lúc đó cô có liếc nhìn qua bức tranh in dập, đúng là hơi kỳ lạ, nhưng cụ thể lạ ở điểm nào thì không thể nói ra được.
Cô quay đầu nhìn Kỳ sư phụ, hỏi lai lịch của bức tranh in dập đó. Kỳ sư phụ cười ha ha: “Chú mua lại thôi, cháu cũng biết đấy, gian hàng này không chú trọng bán tranh in dập, bây giờ tranh in dập có bán được nữa đâu, không ai mua.”
Hỏi sâu hơn thì Kỳ sư phụ không rõ nữa.
Thịnh Đường cũng không gặng hỏi thêm, cô nghĩ có lẽ chỉ là một bức tranh in dập không có gì đặc biệt, có thể là đối phương ưng mắt thì sao?
Chắc là vậy…
*********************************
Quả thực không đúng.
Giang Chấp chậm rãi uống một ngụm trà sữa. Vị ngọt của trà sữa này quả là bốc, ngay cả một người thích uống đồ ngọt như anh mà cũng không đỡ nổi, cuối cùng đã đẩy cốc trà sữa qua một bên. Tiêu Dã đặt bức tranh dập xuống, trừng mắt nhìn Giang Chấp, rất lâu sau mới nói: “Nhạc khí họ cầm trong tay là Shakuhachi(*)?”
(*) Shakuhachi là một sáo trúc của Nhật Bản, được đưa vào Trung Quốc từ thế kỷ thứ 8 và trong thế kỷ 17 nó được phát triển thành một nhạc cụ để niệm phật của các nhà tu zen. Theo truyền thống Shakuhachi được làm bằng gỗ tre, nhưng bây giờ cũng được làm bằng nhựa hay các loại gỗ cứng.
Ngữ khí của anh ấy ngoài sự sửng sốt ra còn có chút gì không chắc chắn. Nhưng Giang Chấp đã đưa ra một kết luận chuẩn xác: “Chính là nhạc khí Shakuhachi đã tuyệt tích cả ngàn năm.”
Shakuhachi còn được gọi là ống tiêu, nhưng giống tiêu mà không phải tiêu, vì nó thường có chiều cao “một tấc tám” mà có cái tên Shakuhachi. Trong Bút đàm mộng khê có nhắc: Loại tiêu dài mà Mã Dung đời Hậu Hán rất giỏi, có lỗ, không có đáy, trên thân đục năm lỗ, một trong số năm lỗ nằm ở mặt sau.
Nó thịnh hành ở đời Đường và sau đời Tống thì tuyệt tích, vậy mà lại xuất hiện trên một bức tranh in dập trông có vẻ như đồ giả?
“Trên bức tranh dập ngoài hình ảnh Shakuhachi ra, còn cả tư thế biểu diễn của những người công đức. Họ đều đang nhìn về cùng một hướng.” Giang Chấp nói, rồi chỉ ngón tay lên mấy chấm đen góc trên cùng của bức tranh, miêu tả qua.
Được nhắc nhở, Tiêu Dã cũng phát hiện ra những điều kỳ lạ ấy. Nhân vật trong tranh quả nhiên đều ở trong tư thế ngước nhìn lên trên, giống như đánh đàn, thổi sáo, ca hát cho trời. Nhưng nhìn từ góc độ của người ngắm tranh, những người trong tranh lại giống như đang nhìn lên mấy chấm đen trên đỉnh đầu. Mấy chấm đen đó là gì?
Giang Chấp dĩ nhiên không đưa ra được một đáp án chắc chắn. Anh đan hai bàn tay vào nhau vắt ngược cánh tay lên cao, vươn vai một cái. Khi buông tay xuống, anh gác ngược cánh tay lên lưng ghế: “Tóm lại, bức tranh in dập này không hề đơn giản, rất có thể có nguồn gốc đặc biệt. Thế nên cậu chủ Tiêu, năm ngàn tươi của cậu không phí phạm đâu, coi như mua về một đề tài cho mọi người nghiên cứu.”
Tiêu Dã cũng liếc nhìn anh: “Được lắm bác sỹ Giang, thấu hiểu về bích họa Đôn Hoàng của chúng tôi như vậy, không uổng công thầy tôi tốn bao nhiêu công sức mới tìm được cậu về. Nhưng tôi vẫn khá tò mò, cậu đồng ý tới Đôn Hoàng là muốn rửa sạch nỗi oan ngày trước hay đã phục hồi bích họa phương Tây nhiều quá đâm nhàm chán rồi?”
Làm nghề phục hồi bích họa, có người quen được người ta gọi là giáo sư này nọ, ví dụ như thầy của Tiêu Dã, giáo sư Hồ; Có người thích được người ta gọi là anh thợ này thợ nọ, ví dụ Tiêu Dã; Nhưng cũng lại có người được gọi là bác sỹ nào đó, ví dụ như Giang Chấp.
Nhà phục hồi bích họa không phân loại việc. Mỗi một nhà phục hồi sẽ phải thuần thục và nắm rõ từng mắt xích trong công việc của mình để bảo đảm một người có khả năng hoàn thành công việc một cách độc lập. Nói một cách khác, nhà phục hồi bích họa vừa là thợ hồ vừa là thợ xây, vừa là thợ điện lại phải hiểu về lực học, nếu có tố chất về thẩm mỹ học thì vẫn phải biết các kiến thức lịch sử, rành các loại khoáng liệu truyền thống lại vừa phải nắm bắt được các kỹ thuật phục hồi đang đi đầu thời đại ngày nay…
Một nhân tài giỏi giang với những yêu cầu phức tạp như vậy, khi đối mặt với một bức bích họa càng giống như một bác sỹ ngoại khoa phải nhanh chóng chẩn đoán và tìm ra cách điều trị vậy, tranh đấu với thời gian, tái hiện văn minh lịch sử. Đây cũng là nguyên nhân các nhà phục hồi văn vật còn được gọi là bác sỹ.
Nhưng vị “bác sỹ” trước mắt không chịu hợp tác, không trả lời mà nói một câu nửa đùa nửa thật: “Đừng chúng ta chúng tôi như thế, cứ như thể tôi không phải con cháu Viêm Hoàng(*) vậy.” Anh hất cằm về phía bức tranh in dập: “Nói tranh đi, đừng chành sang tôi.”
(*) Con cháu Viêm Hoàng: chỉ dân tộc Trung Hoa. Viêm Đế và Hoàng Đế được coi là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa.
Thôi được rồi, Tiêu Dã cũng biết sẽ chẳng thể hỏi được điều gì từ miệng người này đâu. Họ từng cộng sự, làm việc chung với nhau, Giang Chấp là người có tài nhưng không kiêu ngạo, tuy vậy cũng không phải là người rất dễ gần, trong bụng anh nghĩ gì rất khó đoán.
“Lai lịch của bức tranh có lẽ không khó tra ra đâu.” Tiêu Dã quay đầu ngó một cái: “Cô gái đó vẫn ở kia, cậu hỏi thẳng cô ấy chẳng phải là xong sao? Tôi thấy vừa rồi cô ấy nói cũng ra trò phết.”
Giang Chấp uể oải dựa vào lưng ghế, thu cánh tay về tựa khuỷu tay vào tay vịn rồi chống tay lên mặt, ngón tay đặt vào bờ môi, ánh mắt xuyên qua tầng tầng lớp lớp những người dân bản địa, rơi xuống người cô gái ở gian hàng phía xa. Cô đang nói chuyện với một người đã có tuổi, xem ra cô chỉ đứng đó bán hàng giúp.
“Cô nhóc đó quỷ quái lắm đấy, nhìn thấy cậu đang có hứng thú với bức tranh khắc gỗ của một hàng khác liền cố tình thu hút sự chú ý để cậu tới với gian hàng của mình, biết tôi có hứng thú với tranh in dập nên quyết không giảm dù chỉ một đồng, cố tình làm cho câu chuyện trở nên huyền bí lừa gạt người ta. Hỏi cô ấy ư? Tự tôi đi tra cứu còn nhanh hơn.”
Tiêu Dã cố nhịn cười, nghĩ thầm: Hóa ra cậu cũng biết mình bị chặt chém rồi chứ gì. Anh ấy hắng giọng, cố tình nói: “Quan sát cũng tỉ mỉ quá nhỉ. Ban nãy lẽ nào cậu nhắm vào tranh in dập? Có đến mấy bức tranh bị đè ở dưới, làm gì có chuyện cậu mới liếc qua đã thấy. Tôi đoán, cậu thấy con gái nhà người xinh xắn mới sấn sổ tới làm quen thì có.”
Giang Chấp vẫn nhìn chăm chú, trong lúc quan sát, ánh mắt dấy lên chút “thổ phỉ”, anh cười khẽ: “Đúng là xinh, tay mềm mại, eo cũng thon.”
Tiêu Dã cũng nhướng mày, giơ tay chỉ một vòng từ trên xuống dưới người anh: “Khẩu khí lưu manh và hình tượng của cậu đúng là hòa hợp một cách tự nhiên.”
***
Cách đó một con đường, Thịnh Đường cũng cảm thấy như có một ánh mắt đang chăm chú nhìn mình.
Cô cảm giác sống lưng mình căng ra. Cô đánh mắt nhìn tứ phía, ngoài những du khách đi qua đi lại và các thực khách đói bụng tới ăn uống, hình như cũng không có tên biến thái nào.
Thịnh Đường xoa xoa cổ, làm dịu bớt cảm giác ớn lạnh ấy, sau đó chuyển hết tiền hàng mình bán được trong hơn nửa ngày nay cho Kỳ sư phụ. Kỳ sư phụ xuất thân làm lính, sau khi xuất ngũ đã bắt đầu bày hàng bán tại chợ đêm Sa Châu, mới đó đã bán quá nửa đời người, có một bàn tay điêu khắc tranh cực đẹp. Mỗi một bức tranh khắc gỗ tại cửa hàng đều do chính tay ông khắc ra, là một người mang tinh thần người thợ điển hình.
Mỗi lần tới Đôn Hoàng, gặp lúc rảnh rỗi, Thịnh Đường lại tới đây dạo chơi. Hôm nay cô giúp sư phụ trông cửa hàng, làm bà chủ một lần cho đã. Hai hôm trước trời mưa lớn, Kỳ sư phụ nhiễm lạnh, phải vào bệnh viện truyền nước, lúc về còn xách theo hoa quả và thịt gác bếp tới để tỏ lòng cảm kích.
Thịnh Đường nói gì cũng không nhận: “Cháu và Kỳ Dư là bạn bè nhiều năm rồi. Anh ấy ra ngoài sửa bích họa, cháu qua đây giúp là chuyện nên làm ạ.”
Kỳ sư phụ không phải là người giỏi nói lời khách sáo, chỉ ra sức cảm ơn. Tới khi quay đầu lại nhìn số tiền hàng, ông giật nảy mình, sao lại nhiều đến vậy?
Nghe nói số tiền nhiều nhất rơi vào một bức tranh in dập, Kỳ sư phụ xoa tay nói: “Đường Đường, tranh in dập của nhà chúng ta không đáng bao nhiêu tiền, lỡ như người ta hối hận quay lại đòi trả thì…”
Thịnh Đường cười nói: “Tranh in dập này cũng giống như ngọc Kim Ty(*) ở sa mạc Gobi vậy, gặp phải người ưng ý, chú có báo giá năm mươi ngàn người ta vẫn sẽ mua, gặp phải người không ưng, chú có báo giá năm trăm tệ người ta cũng chê đắt. Kỳ Dư chưa về, cháu đã tự quyết, giúp chú bán được nhiều tiền một chút, số tiền thừa ra chú vẫn có thể mang đi làm từ thiện mà, đúng không ạ?”
(*) Ngọc Kim Ty: (Thạch anh nham) là loại ngọc quý được phát hiện trên Con đường tơ lụa của Trung Quốc, khu vực biên giới Tân Cương, sa mạc Gobi… có ba màu vàng, đỏ, trắng là chính, có tiềm lực nâng giá trị vô cùng lớn.
Kỳ sư phụ từ nhỏ đã phải chịu khổ cực, thế nên bình thường tôn chỉ sống là tiêu đủ tiền được rồi, thường xuyên quyên góp cho một số trường tiểu học còn khó khăn dưới vùng quê, cũng là ngôi trường ông từng học hai năm hồi nhỏ. Trường tuy thành lập đã lâu nhưng nguồn học sinh có hạn. Một khu vực núi kề núi như thế, đám trẻ muốn đi học được cũng khó khăn vô cùng.
Hôm nay dọn hàng sớm, Thịnh Đường giúp ông bận rộn trước sau, đến mức Kỳ sư phụ nhìn mà cũng xót xa thay cho cánh tay nhỏ và bắp chân nhỏ của cô. Thịnh Đường thì không cảm thấy vậy. Cô nói với Kỳ sư phụ mình là người chuẩn bị vào hang động rèn luyện rồi, chút việc nặng này đáng là bao.
“Vả lại, trước kia mỗi lần cháu vào tận rừng sâu trên núi vẽ cảnh thực là ở liền một, hai tháng, ngày tháng tìm nguồn sống nơi hoang dã cháu đã trải qua rồi.”
Kỳ sư phụ biết cô vẽ rất đẹp, bèn nói: “Chú nghe Kỳ Dư kể rồi, cháu định tới Đôn Hoàng ở một thời gian. Cũng tốt, nó sắp về rồi, hai đứa có thể chăm sóc lẫn nhau…”
Thịnh Đường ôm một chiếc hòm to tướng, gần như che kín gương mặt cô, giọng nói của cô vọng ra từ phía sau chiếc hòm: “Kỳ sư phụ, cháu và Kỳ Dư là những người bạn rất tốt.” Cô đặt chiếc hòm xuống đất, nhanh chân nhanh tay dọn dẹp đống tranh chữ.
Những lời thừa thãi cô không nói thêm nữa, chỉ dừng ở đây là được rồi. Kỳ sư phụ cũng là người tinh tế, nghe vậy là hiểu ngay, con trai mình hết hy vọng rồi. Ông thở dài trong lòng: Một cô gái tốt biết bao, vừa xinh xắn vừa có tài, đáng tiếc thật, không thể trở thành con cái trong nhà.
Lúc dọn dẹp tranh in dập vào trong hòm, Thịnh Đường nhẹ tay hơn. Trên sạp hàng có tổng cộng năm bức tranh in dập, ngoài bức hôm nay được mua thì chỉ còn hai bức tranh, trong đó có một bức tranh được sao chép lại thành ba bản, còn lại một bức là in dập hình vẽ chữ “hang Mogao”. Cô cầm bức tranh này lên tay, chợt nghĩ tới người đàn ông râu ria mặc đồ màu gỉ sắt đã mua đi một bức. Người đó trông không giống loại dễ dàng bị lừa phỉnh. Lúc đó cô có liếc nhìn qua bức tranh in dập, đúng là hơi kỳ lạ, nhưng cụ thể lạ ở điểm nào thì không thể nói ra được.
Cô quay đầu nhìn Kỳ sư phụ, hỏi lai lịch của bức tranh in dập đó. Kỳ sư phụ cười ha ha: “Chú mua lại thôi, cháu cũng biết đấy, gian hàng này không chú trọng bán tranh in dập, bây giờ tranh in dập có bán được nữa đâu, không ai mua.”
Hỏi sâu hơn thì Kỳ sư phụ không rõ nữa.
Thịnh Đường cũng không gặng hỏi thêm, cô nghĩ có lẽ chỉ là một bức tranh in dập không có gì đặc biệt, có thể là đối phương ưng mắt thì sao?
Chắc là vậy…
Bình luận facebook