Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Phần 26
Tháng Năm Quá Dài
Phần 26
Cả một đêm không biết đã làm đi làm lại bao nhiêu lần, đến sáng ngày hôm sau tôi tỉnh dậy thật sớm, rõ ràng đã ăn đủ no nên tinh thần rất phấn chấn, nhưng eo thì bị ai đó hành hạ như muốn gãy ra, lúc đi ra bên ngoài lều vươn vai một cái cũng đau đến nhăn mặt.
Anh cầm theo một cốc sữa dê đã được đun ấm bằng nến mang theo, nhẹ nhàng kéo vai tôi ôm tôi vào lòng:
– Mặt trời mọc ở Yarlung đẹp thật nhỉ?
– Đứng ở nơi cao nhất ngắm mặt trời mọc, ngắm Yarlung hùng vĩ tráng lệ, đẹp nhất thế gian này cũng chỉ đến thế là cùng anh nhỉ?
– Có em nên mới đẹp.
– Này ông chú, em phát hiện ra miệng anh cũng dẻo ghê gớm. Thả thính mà như không thả. Thế này chắc lúc chưa yêu em, anh cũng tán tỉnh cả trăm nghìn cô rồi đúng không?
– Tối qua trả lời em chưa đủ à?
Nhắc đến tối qua quả thực rất xấu hổ, tôi không nghĩ tinh lực của ông chú dồi dào như vậy. Gánh nước cả một đoạn đường 2000 mét mà đêm về vẫn tận tình phục vụ tôi, làm tôi chỉ biết ở dưới thân anh rên rỉ đến khản cả họng.
Tối qua thật sự anh cho tôi đủ rồi, nhưng việc này thì liên quan gì đến câu trả lời của anh nhỉ?
Hưng liếc vẻ mặt tôi, có lẽ cũng biết tỏng trong bụng tôi đang nghĩ gì nên thản nhiên nói:
– Anh để dành hết cho em đấy.
Hai má tôi càng thêm nóng bừng bừng, tôi không thèm nói chuyện với anh nữa, bối rối uống hết cốc sữa rồi mang theo đồ đánh răng ra chỗ nhánh sông hôm qua rửa mặt.
Hai chúng tôi sửa soạn chỉn chu rồi mới quay lại khu lều du mục của công nhân công ty khai thác đá quý. Lần này khi tôi nói muốn vào gặp giám đốc, cái gã mắt một mí kia không cản bọn tôi nữa mà cười tươi như hoa:
– Giám đốc của bọn tôi chờ hai người từ sáng sớm rồi. Hai người vào đi.
– Cảm ơn.
Lúc chúng tôi vào lều chính thì người phụ nữ hôm qua đã ngồi sẵn ở chiếc ghế dài giữa lều chờ đợi. Hôm nay chị gái ấy không ăn mặc xuề xòa như hôm qua mà mặc một chiếc áo lông cừu dài vạt chéo, bên dưới mặc quần và đi ủng thêu rất nhiều hoa văn, tóc tết thành nhiều lọn dài, đầu đeo trang sức có đủ các loại hạt nhiều màu sắc, từ đầu đến chân đều mang đậm bản sắc của người Tây Tạng.
Đẹp hệt như Địch Lệ Nhiệt Ba vậy!
Nhìn thấy hai người bọn tôi đi vào, chị gái ấy cười rất tươi, chỉ về chỗ hai chiếc bàn khác trong lều rồi dùng tiếng Anh nói với bọn tôi:
– Ngồi đi, ngồi đi.
Tôi làm ra vẻ ngạc nhiên nói:
– Hôm qua tôi có gặp chị một lần rồi, đúng không ạ?
– Hôm qua cậu kia xách nước giúp tôi. Chúng ta gặp ở nhánh sông bên kia, hai người có nhớ không?
– À… thì ra là chị. Hân hạnh, hân hạnh. Không nghĩ là chúng ta có duyên đến thế.
Tôi cũng nở một nụ cười cung kính và thân thiện, tiến tới bắt tay người phụ nữ kia rồi hỏi han thêm một vài câu. Chị gái ấy rất có thiện cảm với chúng tôi nên sau khi trả lời xong mới nói:
– Hai người muốn mua đá xanh của công ty tôi à?
– Vâng. Ở Việt Nam bọn em có một công ty chuyên sản xuất trang sức. Nhưng gần đây thị trường trang sức trong nước và thế giới cạnh tranh rất khốc liệt. Những loại đá quý bình thường thì hầu như công ty nào cũng đều sử dụng hết rồi, chỉ có duy nhất loại đá xanh ở Tây Tạng này là thị trường chưa có. Em tìm đến đây là muốn mang đá xanh của Tây Tạng giới thiệu đi khắp mọi nơi, nhân tiện cũng mang theo vẻ đẹp của vùng đất Tây Tạng quảng bá với thế giới.
Khi tôi nói những lời này, ánh mắt của chị gái hiện rõ vẻ hài lòng. Nhưng kinh doanh là kinh doanh, phải có lợi ích và mục đích cụ thể, không thể chỉ dựa vào mấy câu nói sáo rỗng được, cho nên sau một hồi trầm tư, chị ấy lại hỏi:
– Cô có ý định mang đá xanh đi giới thiệu thế nào?
– Em định thiết kế trang sức có đá xanh theo mang phong cách Phật Giáo. Không phải chỉ mình Tây Tạng, gần đây Phật Giáo và những đồ vật Phật Giáo rất được người dùng ở khắp Châu Á ưa chuộng. Vừa có tác dụng về phong thủy, vừa có tác dụng về thẩm mỹ. Nếu như một sản phẩm bán ra mà được giới thiệu: đây là sản phẩm được chế tác từ đá xanh có nguồn gốc từ Tây Tạng, một nơi linh thiêng và cũng là nơi có bề dày lịch sử Phật Giáo, chắc chắn sẽ tạo được hiệu ứng không hề nhỏ trong lòng khách hàng. Ngược lại, cũng có thể quảng bá được đá xanh Tây Tạng với mọi người.
Chị gái Tây Tạng nghe xong thì vẻ đồng tình càng lúc càng lộ rõ, gật gù nhìn tôi:
– Ý tưởng rất hay. Tôi thích.
– Em muốn sử dụng đá xanh, muốn ký hợp đồng lâu dài với công ty chị, độc quyền sử dụng loại đá xanh Tây Tạng này để chế tác trang sức. Hàng năm, ngoài tiền mua đá xanh, lợi nhuận từ việc kinh doanh trang sức cũng sẽ trích cho công ty chị 1%, như vậy chị xem có được không?
– Thông thường thì người kinh doanh như tôi chỉ quan tâm đến lợi nhuận, nhưng tôi cũng yêu đất nước, yêu bản sách văn hóa nơi mình ở. Tiền cũng quan trọng, nhưng người có tâm mới là người đáng quý. Thế này đi, tôi không cần 1% lợi nhuận đó, chỉ cần bên chị có thể đưa đá xanh Tây Tạng đến tay người dùng, tôn trọng loại đá này, tôi sẽ đồng ý ký hợp đồng độc quyền với công ty chị.
– Nếu chị đã có tấm lòng như thế thì em có một đề nghị được không?
– Chị nói đi.
– 1% chị có thể không cần, nhưng hôm nay ly rượu này thì chị phải uống với em một ly.
Người phụ nữ kia nghe xong thì bật cười thành tiếng, vỗ bàn, nói to:
– Được. Tôi thích. Hôm nay uống với hai người, mỗi người một ly.
– Cảm ơn!
Sau khi uống xong rượu, ký hợp đồng thành công, chị gái người Tây Tạng còn phóng khoáng tặng tôi và Hưng một viên đá xanh thô mới vừa khai thác được ở hẻm núi Yarlung Tsangpo.
Vật quý giá thế này tôi không nhận, nhưng chị gái Tây Tạng nhất quyết dúi vào tay tôi, bảo lâu rồi mới gặp được một đối tác như vậy, viên đá đó coi như là quà làm quen và hợp tác lâu dài, hơn nữa còn là mẫu vật cho tôi, để tôi có thể mang về Trường Giang nghiên cứu độ cao cấp của đá.
Không thể từ chối nên tôi đành cầm theo viên đá xanh đó lên máy bay quay về Việt Nam. Lúc rời khỏi Lhasha, Hưng cứ nhìn tôi cười mãi:
– Lần này không những có hợp đồng mang về mà còn có cả quà, không uổng công hai ngày ở đây chịu lạnh của em nhỉ?
– Nhờ công ông chú chỉ dạy bao nhiêu năm đấy. Nếu không có ông chú nuôi lớn bằng từng này, chắc là hết đời em cũng không được đi phượt xa đến tận Tây Tạng đâu.
– Thế em định cảm ơn ông chú của em bằng gì nào?
– Cái này không nói được, đợi về Việt Nam xong rồi mới tiết lộ.
Anh giơ tay ôm tôi vào lòng, để tôi dựa vào lồng ngực anh, khẽ nói:
– Ngủ một giấc đi, máy bay còn mấy tiếng nữa mới về đến Hà Nội. Về đến nơi anh gọi em.
– Vâng.
Sau khi về đến Hà Nội, về với những bộn bề đã bị chúng tôi bỏ lại suốt mấy ngày sang Tây Tạng, việc đầu tiên tôi và anh làm là chuẩn bị tất cả cho việc sản xuất trang sức mới của Trường Giang.
Trong thời gian này tình hình kinh doanh của công ty vẫn không khá khẩm hơn là bao, tầng 1 ảm đạm không có khách mua hàng, dù tìm được nơi cung cấp đá quý rồi nhưng vì việc khai thác đá ở hẻm Yarlung mới đi vào hoạt động nên tạm thời vẫn chưa chuyển được sản phẩm về đến công ty tôi.
Trước mắt vẫn còn phải đối diện với rất nhiều mệt mỏi, anh Minh mấy ngày chỉ được ngủ vài tiếng thì hai mắt thâm quầng, nhưng cũng không kêu than rền rĩ như mọi khi mà vẫn cố tỏ ra vui vẻ động viên bọn tôi:
– Mấy hôm nữa là tết rồi. Kiểu gì đến sát ngày người ta cũng đi mua trang sức ấy mà. Mà dù có không mua đi nữa thì ra tết, kiểu gì có tiền mừng tuổi người ta cũng mua.
– Nhắc đến tiền mừng tuổi mới nhớ, năm nay anh Minh định lì xì em gì đấy?
– Hai cái bùa bình an may mắn được không? Anh mới nhờ đứa bạn thỉnh được mấy cái bùa bên Thái về. Đợi nó gửi về thì anh lì xì em.
– Thật nhé.
– Thật. Thế em lì xì cho anh cái gì?
– Đợi đến hôm em nhận lì xì của anh xong em mới nói.
– Xùy, năm nào em cũng mua cà vạt cho anh, năm nay lại mua cà vạt chứ gì.
– Không nói mà.
– Haha, đằng nào anh cũng nhận cà vạt. Chỉ có ông chú của em là chẳng được gì thôi.
Hưng đang ngồi làm việc ở gần đó, nghe xong mới thản nhiên nói một tiếng:
– Tôi được nhận thắt lưng, treo đầy tủ.
– Hơ…
Mặt mũi ông Minh đang phấn chấn, nghe thế mới nghệt ra, sau đó lại nằng nặc đòi tôi tết năm nay phải tặng thắt lưng giống Hưng cho bằng bạn bằng bè mới chịu.
Tôi cũng không nỡ làm anh Minh thất vọng nên mấy hôm cận tết mới đi lượn mấy vòng quanh mấy cửa hàng đồ nam, chọn cho anh Minh một chiếc thắt lưng, chọn cho ông chú của tôi một chiếc cà vạt.
Mãi mới ưng được một chiếc cà vạt màu nâu giống chiếc váy của tôi, đang định cầm lên thì thấy một bàn tay cũng cầm chiếc cà vạt đó lên, ngẩng lên mới biết Lâm đứng bên cạnh tôi từ bao giờ.
Anh ta cười bảo:
– Lâu rồi không gặp em.
– À… Ừ.
– Công ty hơi bận nhỉ? Anh nghe nói dạo này Trường Giang làm ăn khó khăn lắm.
– Không sao. Rồi cũng sẽ vượt qua thôi. Chúc mừng anh, được nhậm chức giám đốc Hoàng Hưng.
Lâm nhìn chằm chằm chiếc cà vạt tôi vừa chọn, ngắm nghía từng đường nét hoa văn, nhìn rất kỹ. Tôi đứng bên này nhìn gương mặt của anh ta, bất giác thấy thời gian mới trôi qua cũng không dài, vậy mà anh ta so với trước đây trông có vẻ chín chắn chững chạc hơn rất nhiều. Thậm chí khi nhíu mày còn có nét gì đó rất ưu tư giống Hưng.
– Em cũng biết mà, anh không cần chức giám đốc đó.
– Nghe nói anh mới lên nhưng doanh thu tháng này vẫn duy trì ổn định, còn tăng đc 2% lợi nhuận.
– Có phải em luôn nghĩ anh chỉ là một đứa thích chơi bời lêu lổng, chẳng làm được tích sự gì đúng không?
– Không. Tôi biết anh rất thông minh.
– Anh có thể điều hành được công ty thật ra cũng bình thường thôi. Từ nhỏ dù anh không được như anh Hưng nhưng bố vẫn cho anh đi học đủ các lớp, từ quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, quản lý lãnh đạo, anh học hết rồi. Hồi đó mặc dù môn nào anh cũng được 8 điểm, nhưng về vẫn ăn no đòn vì bố bảo anh Hưng được 9,5. Anh không bằng nổi một phần của anh Hưng.
– Vì thế nên học xong anh quyết định không đi làm mà chỉ chơi bời thôi hả?
– Ừ. Đằng nào cũng không bằng được anh ấy thì đi làm làm quái gì, chơi thích hơn. Cho bố anh so sánh cả ngày.
Tôi thở dài một tiếng, cũng chẳng biết khuyên Lâm ra sao. Những sự ấm ức này đã dồn nén tích tụ trong lòng anh ta nhiều năm rồi, trở nên chơi bời trác táng như thế cũng có một phần lý do anh ta bất mãn bởi vì bản thân luôn thua kém Hưng. Bây giờ ngay cả việc quen biết tôi, việc Hưng và tôi yêu nhau giống như giọt nước tràn ly trong mối quan hệ của anh em họ. Tôi có muốn khuyên cũng chẳng thể nào khuyên nổi.
Sau cùng tôi nói:
– Có thể buông tha cho tôi được không? Buông tha cho Trường Giang.
– Không thể. Trừ khi em chia tay anh ấy.
– Tôi không yêu anh.
– Từ từ, ở bên cạnh anh rồi em sẽ thích anh thôi. Anh sẽ cho em thấy anh chẳng có điểm gì thua kém anh ấy cả.
– Nếu anh cố chấp như thế thì chúng ta chẳng còn chuyện gì để nói với nhau nữa. Tôi đi trước đây.
Nói rồi, tôi quay người định đi, thế nhưng mới bước được hai bước, Lâm đã vươn tay kéo tôi lại:
– Chiếc cà vạt này em chọn, không định cầm đi à?
– Không cần đâu. Đã ở trong tay anh rồi thì anh lấy đi.
Sau khi ra khỏi cửa hàng đó, Lâm cũng không đuổi theo tôi nữa nhưng tôi có linh cảm rằng khi tôi từ chối chiếc cà vạt kia, tâm trạng của anh ta rất tệ. Giống như bản thân thích một thứ gì đó nhưng có làm cách nào cũng không thể chiếm được, hoặc đến khi có được thì cũng là đồ mà người ta không cần nữa.
Thực ra không phải là tôi không cần, mà là tôi không muốn cho anh ta ôm quá nhiều hy vọng về mình. Thời gian gần đây, từ khi anh ta lên nắm quyền điều hành một số việc kinh doanh của Hoàng Hưng, Lâm không những khoanh tay đứng nhìn bố mình, Nam Phương, Thịnh Phát chèn ép Trường Giang, mà chính anh ta cũng có một vài tác động khiến công ty của tôi gặp nhiều khó khăn đến thế.
Chuyện này tôi không thể trách Lâm được, cũng không thể hận anh ta, quyền lựa chọn và sự đố kị trong mỗi con người là khác nhau, cho nên cách duy nhất mà tôi có thể làm đó là thôi không cho anh ta hy vọng nữa. Tôi thật lòng rất mong có một ngày nào đó anh ta nhận ra chúng tôi vĩnh viễn không thể và chấp nhận buông tay. Như thế thì cả tôi, cả Hưng và cả anh ta nữa mới có thể tiếp tục nhìn mặt nhau được…
Tôi thở dài một tiếng, lặng lẽ lái xe sang một con phố khác, lần này không mua cà vạt nữa mà vào một trung tâm thương mại chọn cho ông chú và anh Minh mỗi người một chiếc đồng hồ.
Bình thường bọn họ toàn dùng đồng hồ mấy trăm nghìn đô một chiếc, hôm nay tôi loay hoay chọn mãi, cuối cùng chọn được hai cái đồng hồ trị giá hơn ba triệu, trông chẳng có gì sang trọng nhưng được cái màu sắc rất hài hòa bắt mắt, nếu đem gắn thêm một ít đá xanh Tây Tạng thì đảm bảo sẽ đẳng cấp hơn rất nhiều.
Vừa mới thanh toán xong thì tôi nhận được điện thoại, lôi ra mới thấy Hưng gọi đến cho tôi. Hôm nay là 29 tết Âm lịch, công ty không làm việc nữa nên tôi mới được rảnh rang đi đây đi đó, còn ông sếp tôi chắc vẫn đang ngồi ôm đống giấy tờ ở công ty, có lẽ giờ mới chợt nhớ ra tôi nên gọi điện.
– Alo.
– Em đang ở đâu thế?
– Em đang đi mua ít đồ linh tinh. Anh xong việc chưa?
– Anh xong rồi. Em ở đâu, anh qua đón em.
– Em đi xe mà, anh về nhà đi. Em mua xong đồ thì về ngay. Về nhà tắm rửa sạch sẽ, nằm nghiêng ráo nước rồi đợi em.
Ở đầu dây bên kia, có tiếng bật cười rất khẽ của “ông chú”:
– Anh đợi em ở nhà.
– Vâng.
Tối hôm đó, tôi mua mấy món anh thích mang về rồi loay hoay trong bếp nấu nướng, mới được nửa chừng thì “ông chú” ở phòng tắm đi ra, từ phía sau ôm tôi.
Tôi cười bảo:
– Này, này, em đang nấu cơm. Tránh ra để em nấu cơm.
– Hôm nay em đi những đâu thế?
– Em đi chọn lì xì cho anh với anh Minh, mua cả cho Hồng với Thảo nữa. Năm nay là năm đầu tiên em được mua nhiều thế đấy.
– Quà của anh là gì thế?
– Bí mật, không nói được.
– Có nói không?
– Không mà, đợi giao thừa em tặng anh thì mới ý nghĩa.
– Thế bây giờ tặng anh cái khác đi.
– Không tặng, em còn phải nấu cơm mà. Á, buồn em…
Còn chưa nói hết câu thì anh đã hôn lên cổ tôi, mà tôi thì có bệnh nhạy cảm ở vùng cổ, chỉ cần khẽ đụng vào thôi là toàn thân đã bủn rủn khó chịu. Tôi muốn đẩy anh ra nhưng tay chân không nghe lời chút nào, cứ lóng ngóng yếu ớt rồi tựa sát vào ngực anh, cuối cùng cũng chẳng biết anh đã dụ dỗ tôi kiểu gì mà cả người bị đặt lên kệ bếp lúc nào không biết.
Anh vừa hôn tôi, vừa thì thầm bảo:
– Không cần phải nấu cơm nữa, ăn cái khác đi.
– Ăn… gì?
– Ăn em.
Sau đó… à mà làm gì còn sau đó nữa, tôi đã bị anh ăn sạch sành sanh rồi còn đâu…
Ngày hôm sau ba mươi tết, bình thường khi ông chú của tôi vẫn còn ở trong nước thì ngày cuối cùng của năm Hưng sẽ phải về nhà chính từ sáng sớm, đến tận khi gần đến giao thừa thì anh mới quay về nhà bên này. Sau đó, đợi qua 12 giờ đêm sẽ lì xì cho tôi, năm nào cũng chúc tôi tuổi mới thật nhiều sức khỏe.
Năm nay tôi nằm ì trong lòng anh đến tận 9 giờ sáng vẫn chưa thấy anh chịu dậy để sang nhà chính mới nói:
– Sao anh còn chưa về nhà bên kia?
– Vẫn còn sớm.
– Đừng có nằm ì nữa, anh dậy đi. Em đã chuẩn bị quà cho anh rồi, tý nữa anh mang về nhà bên đó nhé.
Nghe tôi nói vậy, hơi thở của anh bất giác chững lại một nhịp. Hưng cúi xuống nhìn tôi, nghĩ ngợi một hồi rồi lại nhẹ nhàng thơm lên trán tôi một cái:
– Đến một lúc nào đấy anh sẽ dắt em về.
– Không sao mà. Có ông chú thương em là được rồi. Ông chú đừng lo cho em, em đang còn thích rong chơi lắm. Tết năm nay còn đang muốn đi xin câu đối đỏ với Hồng cả Thảo nữa, chưa muốn ràng buộc đâu. Anh cứ về nhà bên ấy đi.
– Chiều rồi về. Sáng còn phải làm vài việc đã.
– Việc gì thế anh?
– Tý nữa rồi em biết.
Tôi cứ thắc mắc không biết việc gì mà anh phải bí mật thế, mãi sau khi có một chú nhân viên giao hàng mang tới một thùng cartong to ơi là to, mở ra mới thấy bên trong là một chiếc bàn thờ gỗ kiểu dáng hiện đại, tôi mới ngờ ngợ nhận ra một chuyện.
Hưng cẩn thận lắp ráp chiếc bàn thờ nhỏ đó, bảo tôi:
– Mọi năm không biết về mẹ em, giờ biết rồi nên mua bàn thờ này để mẹ về ở với em.
Tôi vội vàng quay đi chỗ khác, không cho anh thấy một giọt nước mắt mới vừa trượt xuống từ khóe mi mình, dù lúc ấy thực sự chỉ muốn chạy đến ôm anh khóc một trận thật to.
Trước đây tôi không dám kể cho ai nghe về cuộc đời của mình, tôi sợ bị chê cười nên chuyện gì cũng đều chôn giấu vào tận trong đáy lòng, kể cả việc muốn lập cho mẹ một bàn thờ để thờ phụng, tôi cũng không dám vì nơi này không phải nhà của tôi.
Vậy mà bây giờ có một người đàn ông sẵn sàng cho tôi một ngôi nhà, sẵn sàng đứng về phía tôi, bảo vệ tôi, anh hiểu cả những điều rất giản đơn mà tôi chưa bao giờ nói, tinh tế đến mức biết trong lòng tôi vẫn còn một gánh nặng về chuyện của mẹ nên 30 tết mới mua bàn thờ về để cho tôi thờ phụng.
Tôi yêu anh… biết ơn và cảm kích vô cùng. Lúc ấy tủi thân quá, sau cùng nước mắt rơi nhiều không kìm nổi, cũng không thèm nhịn nữa, vội vàng xông tới, ôm lấy anh:
– Cảm ơn anh… cảm ơn…
– Đồ ngốc, sao phải cảm ơn.
– Vì có ông chú xuất hiện bên đời em đấy.
Anh khẽ cười, vừa định giơ tay lau đi mấy giọt nước mắt rơi trên gò má tôi thì lại chợt nhớ ra tay anh đang bẩn, thế nên chỉ bảo:
– Được rồi, đừng có khóc. Em đi nấu cái gì ngon ngon đi, tý nữa mang bày lên bàn thờ thắp hương. Anh lắp một tý nữa là xong ngay.
– Vâng, đợi em.
Hôm ấy, tôi vui vẻ nấu một bữa cơm chay thật ngon để thắp hương cho mẹ, sau đó lại cùng anh vui vẻ ăn cơm, bữa cơm đầm ấm đầu tiên vào ngày 30 tết kể từ khi chúng tôi yêu nhau, cũng là bữa cơm đầu tiên tôi không còn rấm rứt khóc vì nhớ mẹ và tủi thân mỗi khi tết đến nữa…
Ăn xong, Hưng phải về bên nhà chính nên bảo tôi cứ ngủ một giấc, anh sẽ cố gắng về sớm với tôi. Tôi biết anh còn có gia đình, có mẹ, bình thường cả năm ở riêng rồi, ngày tết cũng muốn anh về bên ấy ăn cơm cho vui vẻ, hơn nữa gia đình Hưng còn có rất nhiều lễ nghi nên tôi không trông mong anh về sớm với mình, chỉ bảo:
– Anh cứ ở bên đó ăn cơm đi. Mẹ mong anh về mà. Giờ mẹ chỉ có mình anh là niềm an ủi thôi nên anh phải ở lâu với mẹ chứ.
Anh khẽ thở dài, lặng lẽ ôm tôi vào lòng:
– Anh sẽ về trước giao thừa.
– Em biết mà. Anh cứ đi đi. Chiều tối em còn có hẹn đi mua mấy cành đào ế với cái Hồng nữa. Em cũng không ở nhà đâu. Anh về sớm cũng chỉ ở nhà một mình chờ em đấy.
– Đi cẩn thận.
– Em biết rồi. Tạm biệt ông xã.
Lần đầu tiên tôi gọi là “ông xã”, vẻ mặt anh hơi ngơ ra, tôi thấy đáng yêu quá nên mới rướn người thơm một cái rồi co giò chạy mất. Hưng nhìn theo bóng tôi đứng trên cầu thang mới bật cười:
– Tạm biệt bà xã.
Thực ra tôi nói dối chuyện đi mua mấy cành đào ế với Hồng vậy thôi, chứ chiều 30 thì đứa nào cũng bận, tôi không muốn làm phiền mấy đứa nhóc nên tự lang thang một mình ra chợ hoa, nhìn mọi người tấp nập mua bán, tấp nập dọn đồ, cảm nhận không khí tết tràn ngập ở thủ đô hoa lệ này, tự nhiên lại thấy trong lòng ấm áp đến lạ.
Tôi chọn một cành mai định mang về nhà bày, mua cả thêm một chậu hoa Tiên Khách Lai có một chữ Tiên giống như tên tôi. Đang hào hứng nghĩ bụng tối nay về sẽ khoe với ông chú thế nào, rồi lại nghĩ sắc mặt anh khi nhìn thấy cả nhà ngập tràn toàn hoa là hoa thế này sẽ ra sao… thì bỗng nhiên có mấy người phụ nữ từ đâu xuất hiện, người này mời chào, người kia lôi kéo tôi mua mấy thứ hoa quả linh tinh.
Ban đầu tôi không nghi ngờ gì, chỉ nghĩ là họ muốn bán hàng nên mới lôi kéo thái quá như vậy thôi. Thế nhưng khi thấy mình càng lúc càng bị lôi ra chỗ vắng, mà mấy người phụ nữ kia lại lộ ra đôi bàn tay trông chẳng có vẻ gì là lam lũ mà móng tay người nào cũng nhọn hoắt, cắt tỉa gọn gàng, tôi mới bắt đầu chột dạ.
Tôi cau mày vằng tay ra, quát lên:
– Các chị làm gì đấy, bỏ ra.
– Làm gì à? Mày đi cướp chồng người khác mà mày còn hỏi tao làm gì à? Hôm nay bọn tao vả cho mày chết, cạo đầu bôi vôi xát ớt vào háng mày, xem mày còn giở cái thói đĩ thoa đi ve vãn đàn ông không. Bọn mày, xông vào táng chết cha nó cho tao.
Lúc này mấy người đó cũng không nể nang gì nữa, thẳng thừng bịa chuyện rồi xông vào đánh tôi, người nào cũng vừa đánh vừa hét “Cướp chồng này, cướp chồng của bà mày này”, tôi cũng chống cự lại nhưng mấy con mụ này to quá, phản kháng cũng chỉ trong một mức độ nào đó.
Giờ ấy chạng vạng tối, chợ hoa gần như đã dọn dẹp gần hết, ai cũng tất bật vội vã để về nhà, thành ra chỉ có mấy người đi qua trông thấy nhưng cũng chẳng ai thèm can mà còn bảo:
– Đúng là đàn bà bây giờ ghê gớm thật đấy, nhìn cũng xinh xắn thế mà toàn vớ vẩn.
– Ôi đẹp gái nên mới đi cặp bồ, chứ xấu thì ai thèm cặp. Thôi đi đi. Đừng có dây vào mấy loại này.
Bị dàn cảnh đánh ghen lại còn bị hiểu nhầm, tôi tức không chịu được, nhưng có lẽ người đã thuê mấy bà kia đánh tôi cũng chuẩn bị sẵn rồi, biết tôi học võ nên thuê hẳn mấy con mụ đầu gấu đến đánh. Tôi có giỏi võ đến mấy cũng không tránh khỏi bị ăn mấy cái tạt tai với cả bị xé rách áo, lúc ấy cay quá nên mới hét lên:
– Con mẹ nhà chúng mày. Gọi con Vân ra đây. Nó thuê chúng mày đánh tao phải không? Bảo nó có giỏi thì ra đây.
– Bố mày đây này, gọi gì đấy?
Nghe giọng Vân, tôi quay lại mới thấy cô ta chỉ đứng sau tôi một quãng, vẻ mặt đắc ý, khoanh tay nhàn nhã nhìn tôi bị đánh. Tôi nghĩ con điên này chắc chắn biết được 30 tết Hưng sẽ phải về nhà chính nên đã theo dõi tôi, sau đó phục tôi ở đây rồi đánh tôi một trận. Mấy lần trước cô ta bị gậy ông đập lưng ông, biết không chơi thẳng mặt được tôi nên mới dùng trò bẩn thỉu này.
Tôi nổi khùng lên, quát ỏm tỏi:
– Con điên này, cả đời mày không làm nổi chuyện gì tử tế mà toàn phải cắn trộm sau lưng người khác thế này à?
– Cắn trộm? Chưa biết ai cắn trộm, bày trò cướp chồng của bố mày đâu. Cái loại đĩ thõa nhăm nhe trèo lên giường của cả chồng em gái, loại mày bẩn thỉu như thế thì bị đánh cũng không oan. Mấy đứa kia, đánh bỏ mẹ nó đi cho tao, cào nát mặt nó ra cho…
Cô ta còn chưa nói hết câu thì có một người xông đến, tát Vân một phát mạnh đến nỗi bật cả máu mồm. Lâm không biết tại sao lại cũng xuất hiện ở đây, mặt anh ta đỏ phừng phừng, gầm lên một tiếng:
– Mày đánh ai đấy?
– Ơ… cậu… cậu…
– Cút ngay trước khi tao giết mày. Cút.
Thấy Lâm nổi điên như thế, mặt Vân tái xanh tái mét, không dám nói thêm tiếng nào mà chỉ trừng mắt nhìn tôi một cái, sau đó gọi đồng bọn lủi mất.
Trong thoáng chốc khung cảnh hỗn loạn vừa rồi chỉ còn lại một mình tôi và Lâm, tôi thì vừa đau vừa xấu hổ, chỉ biết dùng tay kéo mấy vạt rách trên áo lại để che da thịt bên trong rồi xoay người bỏ đi. Nhưng chưa đi được bao xa thì Lâm đã chạy theo khoác áo vest của anh ta lên người tôi, anh ta nói:
– Em bị chảy máu rồi.
– Không sao. Tôi không mặc áo của anh, cầm lấy đi.
Tôi vừa nói vừa cởi áo khoác đưa lại cho anh ta, nhưng Lâm nhất quyết giữ chặt áo vest trên vai tôi, kiên định nói từng chữ:
– Anh đưa em về. Chân em trật mắt cá thế này em lái xe kiểu gì? Đừng có cứng đầu nữa, mặc áo vào rồi anh đưa em về.
– Không cần. Tôi tự về được.
Thấy tôi nhất quyết không nghe lời, Lâm cũng chẳng buồn đôi co nữa mà cúi xuống vác thẳng tôi lên xe của anh ta. Tôi thì vừa bị đánh một trận, mắt cá chân sưng vù, chống chọi ban nãy cũng đã hết sức lực rồi, giờ đối với một người đàn ông sung sức như anh ta thì tôi chịu thôi, không phản kháng được nữa, chỉ có thể gào lên:
– Bỏ tôi xuống, bỏ tôi xuống.
– Em câm miệng ngay.
Nói rồi, anh ta ấn tôi vào ghế phụ rồi cài chặt đai an toàn, tôi còn chưa kịp mở ra thì Lâm đã ngồi vào ghế lái, khóa tất cả cửa rồi phóng vút đi. Tôi cũng mệt không muốn vùng vẫy nữa, hơn nữa anh ta còn đang lái xe, tôi không ngu để giằng lấy vô lăng trong lúc này, xảy ra tai nạn thì tôi chịu được, nhưng những người vô tội không liên quan gì, cho nên tôi không thể làm thế.
Cuối cùng, tôi đành mệt mỏi tựa đầu vào ghế nói:
– Xe của tôi vẫn ở chợ hoa.
– Vứt đi, anh mua cho em cái khác tốt hơn nhiều.
– Tôi không có nhiều tiền như anh, tôi cũng không hoang phí như anh. Chuyện của tôi để tôi giải quyết được rồi, anh đừng quan tâm đến tôi. Cứ mặc kệ tôi đi.
– Mặc kệ em?
Lâm bỗng nhiên bật cười, nụ cười của anh ta lúc ấy thật sự rất thê lương, bất giác khiến tôi chột dạ:
– Nhìn em và anh trai anh từ từ bị hủy hoại à? Nhìn em chật vật chạy đôn chạy đáo, nhìn anh của anh bị tất cả mọi người quay lưng, ý em bảo là anh cứ trơ mắt nhìn hai người vì cái tình yêu chó má đó mà phải tự hủy hoại đi tương lai của mình hay là làm sao?
Anh ta quay sang nhìn tôi, ánh mắt trở nên sắc lạnh:
– Em yêu anh ấy em được gì? Bị sỉ nhục, bị chèn ép, hôm nay còn bị đánh một trận thế chưa đủ à? Anh không cho em yêu anh ấy nữa, em bị đối xử như thế thì anh không đồng ý cho em ở cạnh anh ấy nữa.
– Anh nói cái gì?
Lúc này, xe của anh ta rẽ sang một hướng khác, không phải là hướng về nhà tôi, đây là một khu biệt thự mới xây dựng, chỉ có lác đác một vài nhà sinh sống, còn lại xung quanh chưa có người đến ở nên nhìn khá hoang vu. Anh ta đỗ xe ở một căn biệt thự vắng vẻ, bảo tôi:
– Anh nói anh không cho em ở bên cạnh anh trai anh nữa!
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ . Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!
Bình luận facebook