Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Thi Nhân Việt Nam - 16. Nam Trân
16. Nam Trân
Chính tên là Nguyễn Học Sỹ. Sinh ngày 15- 2-1907 ở làng Phú Thứ Thượng, Huyện Đại Lộc (Tỉnh Quảng nam). Học chữ Hán đến năm 12 tuổi và đã tập làm những lối văn trường ốc. Sau học trường quốc học Huế, trường Bảo Hộ Hà nội. Có bằng Tú tài bản xứ. Hiện làm: Tham tá toà khâm sứ Huế.
Đã đăng thơ: An nam tạp chí, Phong hoá, Tràng an.
Đã xuất bản: Huế, Đẹp và thơ, Tập đầu (1939).
Huế đẹp, Huế nên thơ. Ai chẳng nói thế? Ai chẳng thấy thế? Nhưng sao hình ảnh Huế trong thi ca lại tầm thường thế? Có lẽ cảnh Huế huyền diệu, quá mơ màng khồn biết tả thế nào cho thoát sáo. Cũng có lẽ ngắm cảnh Huế, Người ta khó tránh được cái buồn vơ vẩn đó là khí vị riêng của của xứ này và lòng người ta không đủ thản nhiên để ghi lấy hình sắc riêng của mỗi vật. Kể có ít câu của Thu Hồng và hai câu này của Quỳnh Giao cũng được:
Một hàng tôn nữ cười trong nón.
Sông mở lòng ra đón bóng yêu.
Nhưng tả cảnh Huế chưa ai bằng Nam Trân. Nam Trân không rơi vào khuôn sáo là vì người không mơ màng cũng không buồn vơ vẩn. Ở Huế mà ghét Nam Ai, nội chừng ấy cũng đã lạ. Người chỉ thản nhiên nhìn cảnh vật chung quanh và ghi lại những nét già dặn.
Thơ Nam Trân thường mỗi bài là một bức tranh nhỏ trong ấy thế nào cũng có ít điều nhận xét đặc sắc. Thỉnh thoảng người cũng ghép vào trong cảnh một ít tình. Nhưng đầu người có nói đến tình yêu, lời thơ vẫn mực thước, vẫn không mất vẻ thiên nhiên. Điều ấy thấy ngay ở bài đầu quyển "Huế, Đẹp và Thơ": một mẩu cảnh xinh xinh, một chút tình phảng phất trong những vần nhịp nhàng và lặng lẽ như giòng Hương Thuỷ trong veo. "Sóng lòng" thi nhân có xao động cũng chỉ trong khoảng khắc nhưng mặt nước sông kia mà thôi. ý thơ nhẹ nhàng, điệu thơ uyển chuyển. Ta nên để ý bài thơ này sáu câu trên thất ngôn mà bốn cau dưới lục bát. Thất ngôn tả vẻ thản nhiên của người đẹp, lục bát tả chút xao động trong lòng người thơ. một cảnh hai tình, nên thơ cũng một bài hai điệu.
Về âm điệu, thơ Nam Trân thực dồi dào. Thi nhân không theo điệu nào nhất định. Trước mỗi cảnh, mỗi tình, người lại cố tạo ra một điệu thơ thích hợp. Câu thơ luôn luôn biến hoá: số chữ thay đổi từ một đến mười. Điệu thơ đó là điều tối quan hệ với Nam Trân; người luôn luôn tìm kiếm, vì người nghĩ rằng chỉ có người mới chịu nằm hoài trong một khuôn khổ.
Những điệu thơ cũng như ý thơ, ở Nam Trân, đều là kết quả của sự đắn đo kỹ lưỡng, sự suy tính siêng năng. Nam Trân luôn luôn tự chủ ngòi bút của mình một cách chắc chắn, không bao giờ phóng cho nó đi theo những nhạc điệu âm thầm một đôi khi vẫn thao thức trong lòng ta.
Cho nên muốn thưởng thức thơ Nam Trân ta cũng phải luyện lây tâm trí cho bình thản. Hãy xếp thơ Nam Trân lại những lúc lòng ta có chuyện xôn xao.
Lối thơ tả chân vốn xưa ta không có. đây đó rải rác cũng nhặt được đôi câu, nhưng đến Nam Trân mới biệt thành một lối. Nam Trân đã tìm ra được một khoảnh đất mới và ở đó người ta đã dựng nên - ý chừng để sát nhập làng thơ Việt - cái cảnh núi Ngự sông Hương.
Thiết tưởng vị tình láng giềng đất Quảng Nam không thể gửi ra xứ Huế món quà nào quý hơn nữa: lần thứ nhất những vẻ đẹp xứ này được diễn ra thơ.
Tháng 10-1941
Chính tên là Nguyễn Học Sỹ. Sinh ngày 15- 2-1907 ở làng Phú Thứ Thượng, Huyện Đại Lộc (Tỉnh Quảng nam). Học chữ Hán đến năm 12 tuổi và đã tập làm những lối văn trường ốc. Sau học trường quốc học Huế, trường Bảo Hộ Hà nội. Có bằng Tú tài bản xứ. Hiện làm: Tham tá toà khâm sứ Huế.
Đã đăng thơ: An nam tạp chí, Phong hoá, Tràng an.
Đã xuất bản: Huế, Đẹp và thơ, Tập đầu (1939).
Huế đẹp, Huế nên thơ. Ai chẳng nói thế? Ai chẳng thấy thế? Nhưng sao hình ảnh Huế trong thi ca lại tầm thường thế? Có lẽ cảnh Huế huyền diệu, quá mơ màng khồn biết tả thế nào cho thoát sáo. Cũng có lẽ ngắm cảnh Huế, Người ta khó tránh được cái buồn vơ vẩn đó là khí vị riêng của của xứ này và lòng người ta không đủ thản nhiên để ghi lấy hình sắc riêng của mỗi vật. Kể có ít câu của Thu Hồng và hai câu này của Quỳnh Giao cũng được:
Một hàng tôn nữ cười trong nón.
Sông mở lòng ra đón bóng yêu.
Nhưng tả cảnh Huế chưa ai bằng Nam Trân. Nam Trân không rơi vào khuôn sáo là vì người không mơ màng cũng không buồn vơ vẩn. Ở Huế mà ghét Nam Ai, nội chừng ấy cũng đã lạ. Người chỉ thản nhiên nhìn cảnh vật chung quanh và ghi lại những nét già dặn.
Thơ Nam Trân thường mỗi bài là một bức tranh nhỏ trong ấy thế nào cũng có ít điều nhận xét đặc sắc. Thỉnh thoảng người cũng ghép vào trong cảnh một ít tình. Nhưng đầu người có nói đến tình yêu, lời thơ vẫn mực thước, vẫn không mất vẻ thiên nhiên. Điều ấy thấy ngay ở bài đầu quyển "Huế, Đẹp và Thơ": một mẩu cảnh xinh xinh, một chút tình phảng phất trong những vần nhịp nhàng và lặng lẽ như giòng Hương Thuỷ trong veo. "Sóng lòng" thi nhân có xao động cũng chỉ trong khoảng khắc nhưng mặt nước sông kia mà thôi. ý thơ nhẹ nhàng, điệu thơ uyển chuyển. Ta nên để ý bài thơ này sáu câu trên thất ngôn mà bốn cau dưới lục bát. Thất ngôn tả vẻ thản nhiên của người đẹp, lục bát tả chút xao động trong lòng người thơ. một cảnh hai tình, nên thơ cũng một bài hai điệu.
Về âm điệu, thơ Nam Trân thực dồi dào. Thi nhân không theo điệu nào nhất định. Trước mỗi cảnh, mỗi tình, người lại cố tạo ra một điệu thơ thích hợp. Câu thơ luôn luôn biến hoá: số chữ thay đổi từ một đến mười. Điệu thơ đó là điều tối quan hệ với Nam Trân; người luôn luôn tìm kiếm, vì người nghĩ rằng chỉ có người mới chịu nằm hoài trong một khuôn khổ.
Những điệu thơ cũng như ý thơ, ở Nam Trân, đều là kết quả của sự đắn đo kỹ lưỡng, sự suy tính siêng năng. Nam Trân luôn luôn tự chủ ngòi bút của mình một cách chắc chắn, không bao giờ phóng cho nó đi theo những nhạc điệu âm thầm một đôi khi vẫn thao thức trong lòng ta.
Cho nên muốn thưởng thức thơ Nam Trân ta cũng phải luyện lây tâm trí cho bình thản. Hãy xếp thơ Nam Trân lại những lúc lòng ta có chuyện xôn xao.
Lối thơ tả chân vốn xưa ta không có. đây đó rải rác cũng nhặt được đôi câu, nhưng đến Nam Trân mới biệt thành một lối. Nam Trân đã tìm ra được một khoảnh đất mới và ở đó người ta đã dựng nên - ý chừng để sát nhập làng thơ Việt - cái cảnh núi Ngự sông Hương.
Thiết tưởng vị tình láng giềng đất Quảng Nam không thể gửi ra xứ Huế món quà nào quý hơn nữa: lần thứ nhất những vẻ đẹp xứ này được diễn ra thơ.
Tháng 10-1941
Bình luận facebook