Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 23
Chương 22
NGÀY XƯA MÂY KHÓI (THƯỢNG)
Edit: Yunchan
***
Đêm khuya trăng lạnh, tuyết rơi đã ngừng, quầng sáng vàng nhạt ấm áp không thể tan chảy tấm chăn bạc dầy cộp trên nền đất. Trước Phượng Hi cung, văn võ toàn triều đều tề tụ tại sảnh, và đằng sau bức tường cung là một bầu không khí tĩnh lặng quái dị.
Bà đỡ già mỗi tay bế một nữ anh vừa mới ra đời, hoàng mẫu trên giường vẫn ngủ mê man vì dược vật. Một phụ nhân trung niên vận cung trang tới gần bà đỡ, nương theo ánh nến chập chờn quan sát thật kỹ đứa bé sơ sinh. Khác với bình thường, hai đứa trẻ mới sinh đều nhắm mắt không khóc quấy, cứ như đang yên giấc trong bụng mẹ vậy, phụ nhân khẽ nhíu mày nói: "Thai song sinh... số mệnh..."
Bà đỡ thở dài một hơi, hỏi: "Hữu hộ thánh, phải làm sao đây? Đã gần trăm năm chưa xảy ra việc này."
Phụ nhân trung niên suy nghĩ giây lát, rồi nói nhỏ: "Bà cứ chờ ở đây trước, đợi ta thỉnh bệ hạ tới đây đã."
Nói rồi lao ra ngoài cửa như một cơn gió lốc. Chẳng bao lâu sau, đã mang Thánh Hoàng Thánh Tông về cùng.
Sắc mặt Thánh Hoàng nặng nề, ánh mắt nhìn về phía hai đứa bé hiền hậu vô cùng, y nâng tay nhẹ nhàng xoa má hai đứa, hỏi bà đỡ: "Đứa nào trước? Đứa nào sau?"
Bà đỡ khẽ khom người, đáp: "Bọc đỏ trước, bọc đen sau."
Thánh Hoàng nghe vậy, bèn ôm bé gái quấn bọc chăn đen vào trong ngực, lúc này bé gái đột nhiên mở hai mắt ra, cặp mắt to trong trẻo nhìn thẳng vào phụ thân.
Thánh Hoàng như bị đôi mắt linh động này làm xúc động, thân thể rung lên mãnh liệt, mắt chảy ra hai hàng lệ trong. Bà đỡ thấy thế cũng cảm động, nghẹn ngào nói: "Bệ hạ... đứa bé này, không bằng để lại đi."
Hữu hộ thánh chen vào: "Phượng Tiên bà, tộc của bà mấy đời hầu hạ Hoàng mẫu, nghênh đón Hoàng tử giáng thế, thì phải hiểu rõ thiệt hơn trong đó, vạn lần không thể xử trí theo cảm tính."
Thánh Hoàng nói: "Hộ thánh nói rất phải, Hoàng quy không thể trái, đây là luật lệ tổ tiên truyền lại nhất định phải tuân theo, cứ coi như mạng con ta đã vậy, không thể giữ được..."
Mặc dù nói thế, nhưng tay vẫn không nỡ buông đứa trẻ ra, giọng nghẹn ngào làm người ta xót xa không thôi.
Tuy Hữu hộ thánh cũng không đành lòng, nhưng quý nhân trên giường đã hơi hé mi, chẳng bao lâu nữa sẽ tỉnh dậy, bà buộc lòng phải lên tiếng: "Bệ hạ, thời gian cấp bách, xin hãy giao đứa trẻ cho thần, ngài và cô bé dù không thể nhận nhau, nhưng vẫn là quan hệ huyết thống, mười năm sau vẫn có thể gặp lại."
Nói rồi vươn hai tay ra.
Thánh Hoàng thở dài ai oán, đặt nhẹ bé gái vào tay Hữu hộ thánh, thấy cặp mắt to của đứa trẻ vẫn nhìn chằm chằm vào mình, trong lòng chua xót khổ sở không thể tả, cảm giác tội lỗi đột nhiên ập tới, y chợt lấy bàn tay nhỏ bé của đứa trẻ ra khỏi bọc chăn, nắm trong tay, rồi dịu dàng nói: "Trừ tước phẩm được ban thưởng tương lai, bây giờ vi phụ sẽ đặt cho con một cái tên nữa -- Vô Vong Kinh Niên(*), ngay cả khi không thể nhận nhìn, vi phụ vĩnh viễn sẽ không bao giờ quên mình còn một hài nhi là con... Kinh Niên, xin con tha thứ cho phụ hoàng không thể... không thể làm bạn với con..."
(*) Qua bao năm tháng vẫn không quên.
Nghe từ trên giường hẹp vẳng tới tiếng nói mê khe khẽ, Hữu hộ thánh biết không thể trì hoãn nữa, bèn rút tay của đứa trẻ khỏi tay Thánh hoàng nhét lại vào bọc chăn, khom lưng chào một cái, rồi hối hả đi ra bằng cửa ngầm.
Lúc này, Thánh hoàng bế lấy bé gái còn lại trong lòng bà đỡ, chậm rãi đi tới trước giường, đặt đứa bé bên gối mẫu thân, vuốt khẽ mái tóc trên trán ái thê, ngắm nhìn dung nhan mỹ lệ tái nhợt vì mất máu quá nhiều, than thở: "Chí ít còn một hài nhi bên cạnh, nàng không phải đau lòng cùng ta..."
Nói rồi nâng tay lau nhẹ nước mắt trên mặt, nói với Phượng Tiên bà: "Truyền triệu xuống, hoàng hậu sinh được một bé gái, lập tức phong làm Thánh tử, khắp nơi ăn mừng, việc thiết yến giao cho Tây Cống lan uyển chuẩn bị."
Trong cung ngoài cung như gặp được việc vui, trên phố phường rồng bơi hổ múa, pháo nổ rung trời, nhảy nhót vui ca vì Thánh tử giáng thế. Nhưng cùng lúc đó một hoàng tử đồng thai khác chỉ vì sinh sau một giây một khắc mà đã bước lên một con đường hoàn toàn khác.
.
Thánh Tông Hà Phượng năm thứ ba.
Thánh Hoàng lâm bệnh băng hà, Hoàng mẫu tự cam chôn cùng, Phượng Tiên bà ở Phượng Tê cung treo cổ tử sát theo chủ. Thánh tử gần bảy tuổi lên ngôi kế vị, tự phong hào là Thái Tổ Tục Phượng, dưới sự phò tá của Thừa tướng Bác Vi chấp chính thiên hạ. Vào ngày lên ngôi, giữa lúc chính điện Phượng Thủ đang cử hành buổi lễ long trọng, trong pháp đường ngầm bên dưới lòng đất cung đình Hộ thánh cũng mang một Hoàng tử khác đi hành lễ tẩy diện(*).
(*) Tẩy mặt.
Ngồi trên đài là ba vị trưởng lão, dưới có Tả hộ thánh, Lục tiên giám lễ, Hữu hộ thánh cầm trong tay dao cắt, chậm rãi đưa tới gần đứa bé mặc hắc y được dược vật gây mê nằm trên phiến đá. Mắt thấy lưỡi dao sắp rạch lên mũi đứa bé, tay Hữu hộ thánh đột nhiên run bắn, xoay người quỳ sụp trên đất, bi thương cầu xin: "Xin trưởng lão khai ân! Miễn cho ngô đồ(*) làm lễ tẩy diện!"
(*) Đồ nhi của tôi, ý nói Kinh Niên là đồ nhi của Hữu hộ thánh.
Hộ pháp trưởng lão dịu giọng nói: "Hữu hộ thánh, vi sư biết tấm lòng của ngươi, nhưng mấy đời bản đường âm thầm giữ gìn Phượng triều, đi trước dẹp đường, san bằng bất lợi, không lưu tình riêng, có thế mới đảm nhiệm được trọng trách này."
Hữu hộ thánh vẫn dập đầu liên hồi, trán đập vào đất phát ra tiếng "Côm cốp", dập đầu liền mười cái, mãi tới khi trán rỉ máu mới nói tiếp: "Mặc dù mạng của ngô đồ đã định, nhưng suy cho cùng vẫn là một cô nương, hành lễ tẩy diện, xẻo mũi khoét mặt, khó tránh khỏi quá mức tàn nhẫn, số mệnh đã bất công, giờ còn phải vì thế mà không còn mặt mũi thì sao có thể chịu được! Trưởng lão, xin ngài cho phép miễn lễ tẩy diện, Hữu hộ pháp sẽ tự chế ra một mặt nạ da người che đậy tướng mạo, không để ai khác cũng như chính cô bé nhìn thấy!"
Hộ pháp trưởng lão nghe vậy thì ngập ngừng không đáp, Thích pháp trưởng lão thay lời: "Cách này vẫn có sơ hở, không sợ nhất vạn chỉ sợ vạn nhất, phải vạn vô nhất thất(*)!
(*) Tuyệt đối không sơ hở.
Hữu hộ thánh nói: "Bảy năm trước, ngô đồ đã lấy mạng đen che mặt, tắm rửa không nhìn nước, chỗ đi qua không lưu lại gương, từ nay về sau cũng thế. Chế tạo ra mặt nạ rồi dán bằng loại thuốc dính đặc biệt, chỉ có người trong pháp đường chúng ta mới có thể lột bỏ, ta sẽ đích thân rửa mặt chải đầu cho nó, không để nó có cơ hội thấy được mặt mình!"
Thích pháp trưởng lão lẩm bẩm: "Như vậy chưa chắc là cách..."
Hữu hộ thánh thấy tất cả trưởng lão vẫn do dự, lập tức giơ ngọn dao trong tay lên, nói dõng dạc: "Tất cả hậu quả đều do người làm sư phụ này gánh trách nhiệm!"
Đoạn vung tay chém xuống, cổ tay trái bị chặt đứt: "Một tay đổi lấy mặt của ngô đồ, nếu còn thiếu, mạng cũng có thể!"
Nói rồi cầm ngược ngọn đao toan đâm tới buồng tim.
Mọi người thất kinh, đợi Tả hộ thánh ra tay ngăn lại thì cũng không kịp, Trì pháp trưởng lão quyết định thật nhanh, kéo hạt châu trên ống tay áo mượn lực ngón tay bắn ra, hạt châu đập vào lưỡi dao, con dao kêu vang một tiếng rồi bật ra, rơi trên mặt đất. Tả hộ thánh bước vội lên, điểm vào huyệt đạo trên cổ tay gãy lìa để cầm máu cho Hữu hộ thánh.
Trì pháp trưởng lão thở dài một hơi: "Haizz -- đồ nhi! Ngươi nhất định phải làm vậy vì con bé sao, chẳng qua chỉ bị hủy nhan phá mặt, đáng để lấy mạng đánh đổi sao?"
Hữu hộ thánh lấy lại nhịp thở, quay đầu nhìn đứa trẻ trên phiến đá, trên mặt nở ra một nụ cười hiền hậu: "Nhậm chức hộ pháp thì đã định trước đời này vô duyên với hậu tự(*), trời xanh thương xót, ban cho ta một đồ nhi, mạng con bé đã định không có duyên với phụ mẫu thân sinh, phận ta cũng định vô duyên với con cái, sao không thể xem nhau là người thân... Bảy năm gắn bó, không thể cho nó ấm áp mà chỉ có roi giọt đốc thúc, có tình mà lại phải như vô tình, nỗi đau đứt tay, vạn phần không bằng! Xin trưởng lão nể tình ta tận tâm tận lực vì pháp đường, tha cho con bé!"
(*) Con cháu nối dõi.
Dứt lời lại dập đầu không ngừng.
Trì pháp trưởng lão vỗ bàn, ngửa mặt lên trời than thở: "Pháp bất dung tình nhưng trời có tình, trời có thể dung, thương sinh linh thì có nói gì, thôi, lễ tẩy diện đã xong, Hữu hộ thánh, mang lệnh đồ đi đi!"
Hữu hộ thánh bật khóc không thành tiếng, sau khi bò lên hành đại lễ mới lồm cồm đứng dậy, đi tới phiến đã ôm lấy đồ nhi đang mê man, cánh tay gãy nâng dưới gáy cổ, sức nặng đè xuống có thể khiến cơn đau tăng lên, nhưng Hữu hộ thánh ngay cả lông mày cũng không nhíu lại. Tả hộ thánh đưa tấm mạng đen qua phủ lên khuôn mặt đứa trẻ. Rồi lại nghe Hộ pháp trưởng lão lên tiếng cảnh báo: "Nếu tương lai sinh biến số, Hữu hộ thánh, ngươi biết phải làm sao chứ!"
Hữu hộ thánh gật đầu, xoay người bước khỏi pháp đường.
Trong ba năm sau đó, Hữu hộ thánh vẫn như trước dẫn theo đồ nhi tới chùa miếu đạo quan để tu tập nội công thuật pháp các phái, tới khi tròn mười bốn tuổi bèn dẫn vào triều, được ban thưởng chức "Huyền Ảnh hộ vệ", từ đó theo hầu bên cạnh Thánh hoàng.
Vào một ngày sau khi thượng triều, Thánh Hoàng Thái Tổ vào thư phòng phê duyệt đống tấu chương, đại ngự quan xin gặp, cũng dâng lên một bản tấu, bẩm: "Phó trụ trì Thiếu Lâm Thiên Tôn tự đang chờ ngoài điện."
Thái Tổ nhận lấy tấu đảo qua một chút, rồi đưa nó cho Thừa tướng Bác Vi ngồi bên phải, Bác Vi duyệt một lần, nói ngay: "Tuyên!"
Đại ngự quan lĩnh mệnh lui ra, không bao lâu sau, phó trụ trì Thiên Tôn Tự bước vào thư phòng.
Trị trì chắp hai tay thành hình chữ thập, hành tăng lễ, chậm rãi nói mà không ngẩng đầu lên: "Bần tăng Tuệ Tuân, tham kiến bệ hạ."
Theo hoàng quy Phượng triều, phàm là người Phật đạo thờ thiên phụng thần thì đều có thể miễn lễ quỳ. Thái Tổ gác cây bút trong tay, dựa hờ lưng vào ghế rồi phất tay nhẹ giọng: "Đại sư không cần đa lễ, ban ngồi."
Vừa ra lệnh một tiếng, đã thấy Huyền Ảnh đứng bên dưới thư án run khẽ cánh tay phải, chiếc ghế gỗ đào bên tường như bị một luồng kình khí nâng lên, cách không đưa tới vững vàng sau lưng Tuệ Tuân, Tuệ Tuân gật đầu tạ ơn, chậm rãi ngồi xuống.
Thái Tổ liếc mắt qua Huyền Ảnh, đuôi mày hơi nhướng, rồi lại dời mắt về hướng Tuệ Tuân: "Đại sư gạt qua sự vụ bề bộn đích thân tới đây nhất định là do tình hình cấp bách, lời lẽ trong tấu văn ngắn gọn còn mang ý kinh sợ, trẫm đã biết mục đích đại sư tới nhưng lại không biết đầu đuôi ngọn ngành, xin đại sư hãy kể lại tường tận hơn."
Tuệ Tuân ngồi chỉnh tề trên ghế, mắt nhìn mũi mũi nhìn tim, ngón tay vê phật châu trước ngực, trên trán rỉ mồ hôi, cách một lát mới nhẹ giọng hỏi: "Gần đây Bắc Dậu lan ra chuyện ma thi hại người, chẳng hay bệ hạ có nghe nói?"
Thái Tổ "Ừm" một tiếng, chưa trả lời, Thừa tướng Bác vi tiện đà nói: "Đề đốc Bắc Dậu từng dâng tấu chuyện này, bệ hạ ban mở ngân khố, lệnh yết bảng triệu tập người giỏi các lộ đi hàng ma thi, có điều mấy ngày rồi vẫn chưa thấy hồi bẩm."
Tuệ Tuân thở dài một hơi, nói: "Không phải không bẩm mà là không thể."
Giọng mang huyền cơ, Thái Tổ ngồi thẳng người dậy, hỏi: "Ý đại sư là gì? Mau mau nói!"
Mồ hôi trên trán Tuệ Tuân chảy dọc theo gò má xuống dưới, hít sâu một hơi nói: "Đề đốc đã mời hơn trăm người tài, các đạo quan phật tự cũng phái người tới trợ giúp, đêm qua đã dẫn người đi vây giết, không ngờ... nhiều không địch lại ít, Đề đốc bị giết, trừ bần tăng và vài đồng đạo may mắn chạy thoát ra, những người còn lại... không ai sống sót. Những nhà dân còn sót lại nghe phong thanh đều dời nhà trốn đi, mười quận Bắc Dậu hôm nay đã không còn người sống..."
Lời còn chưa dứt, một ngụm máu tươi phụt ra.
Thái Tổ giật bắn nói: "Đại sư, ông bị thương?!"
Tuệ Tuân thở nhẹ một hơi, lấy tay áo lau máu, cố gắng giữ giọng bình thản: "Không sao."
Thái Tổ nháy mắt ra hiệu, thân hình Huyền Ảnh nhoáng lên, thoắt cái đã ra sau lưng Tuệ Tuân, áp chưởng lên giữa lưng. Tuệ Tuân chỉ cảm thấy một luồng khí lạnh rót vào lưng, chảy xuôi xuống theo khí mạch, trấn áp cơn đau bỏng rát, biết ngay người này đã lấy nội lực thượng thừa để chữa thương giúp mình, Tuệ Tuân bèn lên tiếng: "Đa tạ thí chủ tương trợ."
Huyền Ảnh không nói, chậm rãi thu khí, gót chân khẽ động, trong chớp mắt đã quay về đứng dưới thư án.
Thái Tổ đứng dậy vòng qua bàn, mặt hiện lên cơn phẫn nộ: "Chuyện lớn như vậy, tại sao trong lúc thượng triều không ai đề cập! Đều điếc hết cả rồi sao? Dù không tận mắt nhìn thấy cũng phải nghe thấy chứ!"
Bác Vi nói: "Chuyện xảy ra bất ngờ, sợ là tấu chương chưa soạn xong, nên không dám tùy ý quấy nhiễu."
Thái Tổ hừ lạnh liên tục, trên gương mặt ngây thơ phủ lên một tầng băng lạnh: "Loại chuyện này còn cần soạn tấu gì hả? Mạng người lớn bằng trời, không phân rõ nặng nhẹ, trẫm còn dùng các ngươi làm gì!"
Bác Vi buông tấu chương, đi tới sau lưng cô nói: "Bệ hạ xin bớt giận, chẳng phải đại ngự quan đã dẫn đại sư vào cung rồi ư?"
Lời lẽ của ông thận trọng, Thái Tổ nghe ra ý bên trong là muốn mình bỏ qua việc nhỏ, lấy chuyện lớn trước mắt làm trọng, cô nhắm mắt lại, hỏi: "Cao tăng như Tuệ Tuân đại sư cũng không làm gì được, ma thi đó tột cùng có lai lịch ra sao?"
Tuệ Tuân thở dài: "Haizz... không dám giấu diếm bệ hạ, ma thi đó chính là đi ra từ bản tự."
Lời này vừa nói ra, Thái Tổ cực kỳ khiếp sợ, nhưng cũng hơi thấy thú vị, trong bụng tò mò nên càng muốn biết chân tướng hơn, lập tức quay về chỗ nói: "Đại sư, nguyên do bên trong, trẫm xin kính cẩn lắng nghe."
Tuệ Tuân nói tiếng "Không dám", rồi kể lại đại khái: "Ma thi này bị phong ấn trong bản tự hơn ba trăm năm, lấy thần khí thờ trong bản tự là Bạch Hổ kính chiếu thân, nhất định phải qua một thời gian mới có thể độ hồn phách thăng thiên, tính ra tới nay cần kéo dài liên tục mười năm nữa mới được viên mãn, nào ngờ hai năm trước Bạch Hổ kính bị trộm mất, thành quả tụ linh qua mấy trăm mùa đông hạ đã sụp đổ trong gang tấc. Nơi phong ấn thi là cấm địa thâm u, không cho phép tăng lữ bản tự tự ý ra vào, mà chung quanh Bạch Hổ kính có lập kết giới Phật Đà Vấn Tâm, người tâm tư khó lường khó thể vào trong. Cho nên bốn phía không thiết lập tăng giới nghiêm, mới gây ra sai lầm không thể cứu vãn này."
"Thân thi thoát khỏi áp chế của linh kính thì sau bảy bảy bốn mươi chín ngày đã hóa thành lệ thi, mà với khả năng của bản tự thì không cách nào ngăn cản thi biến. Bần tăng không thể làm gì hơn là cùng sư huynh chủ trì và Tam Thánh Sa Di bày bố Thiên Cương Tráo, hóa cấm viện thành ngục, chỉ mong có thể vây khốn lệ thi."
"Nào ngờ một trong số Tam Thánh vì công thể kiệt quệ mà nửa năm trước đã viên tịch, Thiên Cương Tráo xuất hiện vết nứt, thi đã nhân cơ hội này chui ra, sau khi sát hại hai thánh còn lại thì chạy ra khỏi tự. Sư huynh và bần tăng đều bị thương nặng, cho nên không đuổi kịp, mất dấu lệ thi. Sư huynh không muốn chuyện này truyền ra ngoài, bèn phong tỏa tự viện xử lý hậu sự của đồng môn, không để lộ phong thanh. Nửa năm qua âm thầm tìm kiếm mà không có kết quả, lại bất ngờ nghe đồn có ma thi nương náu trong hang động trên núi hoang Bắc Dậu, tới đêm thì ra khỏi động hút tinh khí người. Nghe người ta thuật lại thì hình dáng tướng mạo của ma thi đó tương tự với thi thể phong ấn trong bản tự. Sau đó không lâu Đề đốc đã yết bảng triệu tập người tài bắt thi, sư huynh trụ trì bị thương nặng chưa lành, nên lệnh cho bần tăng dẫn theo đệ tử đi trước, hy vọng có thể hợp sức với mọi người hàng phục thi này, nào ngờ... haizz..."
Tuệ Tuân lắc đầu, nói tiếp: "Nguyên nhân đều do Thiên Tôn tự mà ra, bản tự cần gánh vác trọng trách, nhưng đệ tử của bản tự thương vong trầm trọng, phương trượng đại sư lại đang bế quan, chẳng còn ai có khả năng, nên mới đặc biệt vào triều cầu viện. Để tránh nhiều dân chúng vô tội bị hại hơn nữa, hy vọng bệ hạ có thể giúp sức với bản tự diệt trừ tội nghiệt."
Hoàng là vì thiên hạ, giúp sức là chuyện tất nhiên phải làm, Thái Tổ đang muốn quay đầu lại thương nghị với Thừa tướng, thì chợt thấy Huyền Ảnh xoay người quỳ xuống, hai tay chắp cao quá đầu: "Xin bệ hạ ân chuẩn cho Huyền Ảnh góp sức."
Giọng nói bị đè nén quá sức khiến người nghe bí bách trong lòng. Thái Tổ và Bác Vi thừa tướng liếc mắt nhìn nhau, ngạc nhiên ra mặt. Bởi thường ngày Huyền Ảnh cực ít mở miệng, chỉ tới khi cần thiết mới đáp gọn bằng vài câu đơn giản, chưa bao giờ chủ động mở lời.
Thái Tổ thấy lạ, chẳng biết việc này có chỗ nào khiến cho hắn hứng thú. Huyền Ảnh theo hầu đã hơn một năm, là đệ tử của Hộ thánh Pháp đường, thực lực tất nhiên không thể khinh thường, nhưng đến nay vẫn chưa có cơ hội thấy hắn động thủ. Có điều thứ đối phó lần này là ma thi đã đả thương vô số cao thủ, trong tư tâm, Thái Tổ không hy vọng Huyền Ảnh nhúng chân vào đó, bèn nói: "Trẫm sẽ lệnh cho đại ngự quan phái nhân thủ, không cần dùng tới Huyền Ảnh hộ vệ."
Huyền Ảnh thả hai tay xuống nhưng vẫn quỳ không dậy, nặng giọng lặp lại lần nữa: "Huyền Ảnh xin được thử một lần!"
Thái Tổ nghe ngữ ý của hắn kiên quyết, không khỏi càng hiếu kỳ hơn, hỏi: "Huyền Ảnh hộ vệ, chuyện gì khiến ngươi kiên trì như vậy?"
Huyền Ảnh trả lời: "Từng được phương trượng Thiên Tôn tự truyền thụ tâm pháp Phật gia, giáo huấn ân nặng như núi, mong rằng bệ hạ thỏa lòng báo ân của Huyền Ảnh."
Thái Tổ nghe vậy thì lẩm bẩm: "Thì ra là thế..."
Đang định suy xét, Thừa tướng đã góp lời: "Thi ân báo ân là lẽ thường, nếu Huyền Ảnh hộ vệ có lòng, thì sao không cho hắn một cơ hội."
Thái Tổ đỡ trán trầm tư một lát, sau đó hai tay vỗ mạnh lên án thư, cất cao giọng nói: "Cũng được, Thừa tướng, chu sa điểm mực."
Bác Vi vâng lời nghiền nhỏ chu sa rồi đổ vào trong nghiêng mực mài nhẹ, sau đó trải hoàng quyển lên án thư, Thái Tổ chấm bút, múa ra mười dòng, đoạn đặt bút, ấn con dấu lên, tuyên đọc: "Mười quận Bắc Dậu bị ma thi tàn sát, hiện phái Huyền Ảnh đảm nhiệm chức Tổng Ngự đốc trường, điều động tam quan phủ viện, Ngự thi quan, Ngự đạo quan, Ngự võ quan, mỗi quan sắp xếp hai mươi người trợ Thiếu Lâm Thiên Tôn tự hàng thi hộ đạo, khởi hành trong ngày."
Dứt lời cuộn thánh chỉ lại, đứng dậy bước xuống án thư, đích thân giao vào tay Huyền Ảnh.
Huyền Ảnh hành lễ khấu bái: "Tạ ơn bệ hạ ân chuẩn." Nói đoạn lĩnh chỉ đứng dậy.
Thái Tổ chờ hắn cất hoàng quyển xong, mới ngoảnh sang nói với Bác Vi: "Thừa tướng, xin dẫn đại sư tới tiền điện chờ, trẫm còn việc muốn nói với Huyền Ảnh."
Thừa tướng nhìn cô như có điều suy nghĩ, sau đó lập tức đi tới cạnh Tuệ Tuân, đưa tay lên, nói: "Đại sư, mời."
Tuệ Tuân đứng dậy khom lưng hành lễ với Thái Tổ, rồi hơi gật đầu với Bác Vi thừa tướng, chậm rãi ra khỏi thư phòng.
Đợi hai người đi rồi, Thái Tổ bèn đóng cửa phòng lại, xoay người tựa lên ván cửa, thở phào một hơi, gương mặt buộc chặt thoắt cái xuất hiện một thần thái khác, cô thấy Huyền Ảnh vẫn đứng tại chỗ, nhíu mày một cái rồi chạy tới cạnh hắn, giọng có hơi ảo não: "Huyền Ảnh, tại sao phải đi?"
Cách một lát không thấy hắn đáp lại, cô than thở: "Ta với ngươi ở chung với nhau tuy không lâu, nhưng chẳng biết tại sao ta lại biết ngươi đang nghĩ gì, không trả lời chính là có ẩn tình, nói báo ân cái gì chứ, ngươi đâu phải chỉ học tập mỗi Thiên Tôn tự. Lần trước Thanh Thánh đạo quan gặp sự cố cũng đâu thấy ngươi có phản ứng gì, Huyền Ảnh, ngươi hiếm khi cố chấp như vậy, là vì cái gì?"
Huyền Ảnh lặng thinh hồi lâu, rồi hời hợt đáp: "Trách nhiệm."
Hai chữ đơn giản lại lộ ra ý nghĩa không tầm thường, Thái Tổ bắt đầu chọc xoáy vào hai chữ này: "Trách nhiệm? Là trách nhiệm với ai? Huyền Ảnh, ta không thể biết sao?"
Huyền Ảnh trả lời: "Việc riêng, nhưng nếu bệ hạ ra lệnh, Huyền Ảnh không thể không nói."
Thái Tổ nghe vậy thì bật cười: "Hì, không thể không nói chính là không muốn nói, Huyền Ảnh, ngươi vẫn vậy, có chuyện thì không nói thẳng, số tuổi của ngươi, hình dáng của ngươi, quá khứ của ngươi, ta đều tò mò, đều muốn biết, nhưng ngươi không muốn nói thì ta có bao giờ miễn cưỡng không?"
Dừng một chút rồi nhẹ nhàng nói: "Ta biết ngươi không quen nghe những lời này, nhưng vẫn phải nói. Đi chuyến này cần phải bảo trọng thân thể cho ta, ngươi bị thương thì ta đau, nhớ phải nhanh nhanh trở về, đừng làm cho ta lo lắng cơm nước không màng." Nói rồi toan bước lên kéo tay Huyền Ảnh.
Mới vừa chạm vào, Huyền Ảnh đã tránh ngay ra như bị cắn, giật lùi mấy bước liền, cúi đầu nói: "Bệ hạ! Hàng thi không thể trì hoãn, xin cho Huyền Ảnh cáo lui!"
Dứt lời vội vã mở cửa đi ra.
Thái Tổ đỡ má ngóng nhìn bóng lưng của hắn, trong mắt thoáng hiện lên vẻ cô đơn. Chỉ thấy cô dịch bước tới trước cửa, dựa hờ lên khung cửa, khẽ thở dài: "Hầy... trừ thân phận quân thần ra, kết giao bằng hữu cũng khó vậy sao..."
.
Đêm đó, Huyền Ảnh dẫn theo sáu mươi danh Ngự quan theo Tuệ Tuân trở lại Thiên Tôn tự, trụ trì Tuệ Quang truyền lại khẩu dụ của Phương trượng, thỉnh mọi người nhập quan một chuyến. Huyền Ảnh để các Ngự quan ở lại chính đường tự viện, còn mình theo Tuệ Quang tới trước nơi bế quan "Tuyệt Trần Diếu", tọa lạc sâu trong rừng trúc phía sau cấm viện. Miệng hầm bị tảng đá to chắn lại kín mít, chỉ nghe Tuệ Quang cao giọng nói về hướng khoảng không: "Phương trượng đại sư, đã đưa người tới."
Giọng vừa dứt, một tiếng ầm nổi lên, hai tảng đá lớn từ từ đẩy sang hai bên, để lộ thềm đá vào hầm. Tuệ Quang thấy cửa đá mở ra bèn cúi đầu rời khỏi rừng trúc, Huyền Ảnh một mình đi vào giữa khe đá.
Mới vừa bước xuống hai bậc thang, tảng đá to đã đóng lại rầm rầm, mãi tới khi tia sáng cuối cùng bị che lấp. Giá cắm nến trên hai bên vách tường nối nhau sáng bừng lên, Huyền Ảnh nghiêng đầu nhìn quanh quất, men theo bậc thang ngoằn nghèo bước xuống, tiếng "Cồm cộp" dội lên vách rồi vọng lại không ngừng.
Ước chừng thời gian một tuần trà đã tới được đáy hầm, thềm đá trước mặt mở rộng thoáng đãng như điện đường, cột đá xếp dọc hai bên theo thứ tự trước sau, giữa các cột treo màn sa trắng, tuy không gió nhưng màn sa vẫn lay động phất phơ, toát lên vẻ ngăn cách với đời. Trên đỉnh hầm có một đài cao năm bậc, ở chiếc giường trên đài hình như có một người đang nằm, cách tấm màn trắng nên không thấy rõ hình dáng tướng mạo.
Huyền Ảnh đi dọc theo cột đá vào trong, tới khi cách đài cao ba thước thì chợt thấy đầu ngón chân chạm phải vách đá, mà trước mặt rõ ràng chẳng có gì, nghĩ có lẽ là người trên giường dùng khí ngăn cản, lập tức dừng chân không bước lên tiếp nữa.
Chỉ nghe từ trong màn trắng vọng ra tiếng cười nhẹ mười phần ẩn khí: "Ha ha ha, bé con, từ biệt lâu ngày, tu vi nội lực của ngươi lại tiến bộ không ít."
Huyền Ảnh cung kính nói: "Lần trước xông nhầm vào rừng trúc, quấy nhiễu đại sư, lại được đại sư chỉ điểm, Huyền Ảnh vô cùng cảm kích."
Chuyện là hai năm trước, Huyền Ảnh theo Hữu hộ thánh tới Thiên Tôn tự tu tập võ học Phật gia, từng một lần lâm vào buồn khổ vì không hiểu được kinh văn phức tạp, may nhờ có Phương trượng giảng giải mới không tới mức chậm trễ tu hành.
Tiếng cười trầm lại vang lên: "Việc nhỏ, không đáng nhắc tới, bé con, ta biết mục đích ngươi tới đây lần này, nhưng có một số việc không tự thấm nhuần được, ta muốn chính miệng ngươi nói ra nguyên do, ngươi tới vì người khác hay là vì mình?"
Huyền Ảnh không chút do dự, bật thốt lên: "Ta phải gánh chịu trách nhiệm của mình."
Phương trượng "Ừ" một tiếng trầm thấp, hỏi tiếp: "Trách nhiệm gì?"
Huyền Ảnh lấy một vật trong lòng ra, chính là Bạch Hổ kính đã mất trộm hai năm trước: "Hành động vô tâm của Huyền Ảnh lại liên lụy tới vô số sinh linh, tự tạo nghiệt tự gánh chịu, đây cũng là trách nhiệm."
Năm đó hắn ở tạm trong Thiên Tôn tự, từng nhìn thấy một mặt gương cổ trên tường đài ở Thâm U viện, sư phụ không cho phép hắn soi gương, nơi ở cũng không bày biện thứ này, mặc dù thỉnh thoảng thấy người khác sử dụng, nhưng bản thân ngay cả chạm cũng chưa từng chạm thử một lần. Thế là hắn lập tức cảm thấy mới lạ hết sức, chưa kể hình thù của cái gương này rất đặc biệt, màu sắc trong veo, đầu hổ trên đỉnh kính chạm khắc rất ư sinh động, hệt như vật ngoài bầu trời, hắn càng ngắm càng thấy thích, không nhịn được nên nhảy lên bờ tường gỡ cái gương xuống ngắm cho kỹ.
Cảm thấy khung kính chạm trổ tinh xảo, chạm vào nhẵn mịn, nên càng thích tới nỗi không nỡ buông tay. Thuở nhỏ hắn chỉ nhìn thấy dung mạo của mình qua ảnh ngược trên mặt nước, sau khi bảy tuổi, chuyện tắm rửa đều do sư phụ làm hết, cho nên hắn chẳng còn cơ hội nào để thấy mặt mình nữa. Hắn không biết nguyên nhân tại sao, thậm chí còn không cho phép hắn mở miệng nói, dù có nói cũng phải nén giọng, lâu dần đã thành một loại thói quen.
Theo số tuổi tăng dần, hắn ngày một ý thức được mình khác với mọi người, hắn làm tất cả mọi chuyện chỉ vì một người, để có thể bảo vệ người kia mà phải vứt bỏ mọi thứ của mình. Sư phụ từng nói, đây là số mạng của hắn, hắn cũng bằng lòng nhận mệnh. Nhưng hắn vẫn không rõ, cái đó thì liên quan gì tới che mặt giấu đầu, tướng mạo của hắn thật sự không giống người sao?
Ký ức bé thơ đã trở nên mờ nhạt, Huyền Ảnh thấy chung quanh vắng vẻ, bèn len lén vén chiếc lồng che mặt lên, nhìn thử, trên mặt kính rọi ra một khuôn mặt bình thường. Huyền Ảnh nhớ mỗi đêm khi rửa mặt chải đầu cho hắn, sư phụ sẽ bóc một lớp da trên mặt hắn xuống. Nhớ lại điều này, hắn cũng thò tay lên gảy mép trán, nhưng chỉ cảm thấy nó chính là da thịt của mình, chẳng bóc được nửa góc mặt mà chỉ tổ đau thêm.
Lúc này xa xa vẳng tới tiếng bước chân, nghe độ nặng nhẹ của nhịp bước thì biết ngay là Hữu hộ thánh. Huyền Ảnh hoảng hốt trong lòng, lật đà lật đật phủ kín mạng che mặt lại, rồi sợ sư phụ thấy cái gương sẽ đoán được hắn vừa làm gì, vội vàng nhét nó vào trong ngực. Về sau không tìm được cơ hội nào để trả, vào cung hắn bèn giấu nó dưới giường trong phòng ngủ.
Thời gian qua lâu hắn cũng quên bẵng mất chuyện này. Lúc đó hắn không nghĩ cái gương đó có gì đặc biệt, chỉ cảm thấy vật ấy đâu đâu cũng có, thêm một cái hay thiếu một cái cũng không quan trọng gì, cho nên không lo lắng quá mức.
Tận tới khi Tuệ Tuân gặp vua, hắn mới giật mình nhận ra bản thân mình phạm phải một sai lầm lớn không thể cứu vãn. Cho tới nay, hắn luôn được giáo dục làm người phải dám làm dám chịu, chuyện xảy ra bất ngờ, nhưng hắn hoàn toàn không có ý muốn thoát tội, mà chỉ mong sớm ngày giải quyết hậu quả xấu này tới nơi tới chốn.
Phương trượng thấy hắn thẳng thắng lấy ra Bạch Hổ kính mà chẳng che giấu chút nào, trong giọng nói hồn hậu lộ ra chút ý cười tán thưởng: "Tốt, làm được thì gánh được, bé con ngộ tính cao."
Huyền Ảnh nói: "Đại sư khen nhầm rồi, chẳng qua ta có một chuyện chưa rõ, nghe ngụ ý của đại sự, tựa hồ đã biết kính là do ta trộm từ lâu, tại sao không tìm về ngay để tránh tai kiếp ngày sau."
Phương trượng cười khẽ mấy tiếng, nhỏ nhẹ đáp: "Ầy... cần gì phải dùng chữ "Trộm", chỉ vì vô tâm mà thôi, chung quanh Bạch Hổ kính có lập kết giới vấn tâm, nếu bé con lòng dạ khó lường, thì sao có thể chạm vào thân kính?" Dừng một chút lại hỏi: "Ngươi thấy ta ở đây là vì cớ gì?"
Huyền Ảnh trả lời: "Bế quan tu hành."
Thốt nhiên đất bằng nổi gió, cuốn màn trướng trên giường gỗ lên, Huyền Ảnh vừa thấy người đang nằm trên giường thì lập tức sửng sốt, gió lặng, chiếc màn rũ xuống, giọng trầm lại vang lên: "Bé con, giọng của ta không lọt vào tai mà vào tâm. Không phải ta không tìm mà là có tìm cũng vô dụng. Vạn sự nên thuận theo ý trời, ngươi cũng tới theo ý trời, làm theo ý trời, chuyển vời trong đó ngươi ắt đã hiểu."
Đằng sau đài cao đột nhiên bật ra một chiếc ghế đá, bay tới sau lưng Huyền Ảnh rồi hạ xuống: "Nghe chuyện xưa quan trọng là nhẹ nhõm thư thái, bé con mời ngồi."
Huyền Ảnh nghe lời vào chỗ, nghe Phương trượng chậm rãi tự thuật.
Thuở trời đất sơ khai, hỗn độn hồng hoan, Thủy tổ sáng thế tạo vật nặn người, thân hóa Vạn Tượng, Vạn Tượng sinh lưỡng cực, lưỡng cực lại sinh Thần Ma. Đứng đầu vạn Thần là Nguyên Thần Thiên Tôn, đứng đầu vạn Ma là Nguyên Ma Thiên Yêu, một là hộ sinh một là diệt thế. Hai người kéo quân giao chiến mấy mùa Đông Hạ, Ma Tôn đại bại, âm tà tan hết vào trời đất, chúng yêu bị phong ấn vào nhà ngục dưới lòng đất. Thiên Tôn hao hết nguyên khí, chúng tiên bèn cung phụng nguyên hồn của ngài bằng linh thủy của Thiên trì.
Thế nhưng sau khi tạo người, thế gian xảy ra chiến loạn giết chóc không ngừng, ác niệm của con người tạo thành ma niệm, tích lũy lâu dài, giao hội với âm tà tàn dư trong trời đất, trải qua hơn ngàn năm đắm chìm trong quang âm, cuối cùng tu luyện thành hình người, cũng tự lấy cái tên là Hình Thiên! Hình Thiên chẳng những sở hữu ác niệm nguồn cội của tam giới đạt tới sức tàn phá hùng mạnh, mà còn có thể hấp thu ma khí mới sinh trong trời đất để sử dụng, sức mạnh ngày một cường đại hơn!
Cuối cùng đến một ngày, nó phá kén thoát ra từ lòng đất, gieo rắc tai họa cho nhân gian. Hình Ma giáng thế không lâu sau, hồn phách của Nguyên Thần Thiên Tôn được Tây Thiên thánh phật nguyên thể, thuận lợi giáng sinh đến thế gian, nhập vào Phật tự chuyên tâm tu hành. Trước hết đúc thần khí Thanh Long kính, lên kế hoạch hút lấy nguyên hồn của Hình Thiên, rồi mang nguyên thân chôn vào nơi chúng tiên ra đời -- tức bên dưới Vạn Thánh tuyền trên Thiên Dương sơn, rồi lấy thánh tuyền(*) luyện thành bốn viên Thần Dương châu gắn lên kính để trấn áp ma hồn.
(*) Nước suối thánh.
Lúc ma hồn bị phong ấn đã chảy ra âm khí phá tan thiên mạch, Thiên Tôn bèn đúc thêm thần khí Bạch Hổ kính, có thể chuyển hai khí Ma Thánh trong Thanh Long kính thành linh khí trời đất nhằm chữa trị thiên mạch, cũng ngay tại thiên mạch sáng lập ra "Thiếu Lâm Thiên Tôn tự" để thờ hai kính ấy.
Tại Thiên Tôn tự thu nạp tổng cộng năm tăng đồ, Nhị đồ "Xá Phù Sinh" tuy có hùng tâm tráng chí nhưng lại sa vào quyền thế, tam đồ "Nhiên Đăng" và tứ đồ "Dược Sư" ngộ tính nghèo nàn, ấu đồ "Thiên Thán" tu vi mọi mặt đều đạt thượng thừa, nhưng vô tâm, chỉ si mê mỗi nghiên cứu tập luyện tâm pháp võ học. Duy chỉ có Thủ đồ "Phổ Thế Tế" thanh tâm quả dục nhưng vẫn không mất nghĩa cứu sinh độ thế, nên vị trí Phương trượng bèn giao cho y.
Tới khi Thiên Tôn viên tịch, Xá Phù Sinh muốn đoạt ngôi Phương trượng nhưng không thành, bèn trộm Thanh Long kính trốn khỏi tự. Không lâu sau đã bị phơi xác trước cổng chùa, Thanh Long kính không cánh mà bay, tìm kiếm khắp nơi vẫn vô vọng. Lại gặp Thiên Thán lén tập cấm thuật, hóa thi nhập ma, khơi dậy trận gió tanh mưa máu trong tự, phương trượng Phổ Thế Tế dùng hết công lực cả đời mới đưa được thân thể vào pháp phược(*).
(*) Pháp trói.
Kể đến đây thì Phương trượng dừng lại, hỏi Huyền Ảnh một câu: "Bé con, ngươi có biết trên đời có ba loại cấm thuật không được sử dụng chứ?"
Thấy hắn lắc đầu, bèn nói tiếp: "Thứ nhất, Phong Hồn thuật, tức là thuật mà Thiên Tôn đã thi lên Hình Thiên. Thứ hai, Kỳ Kinh thuật, là thuật mà chúng thần sử dụng để tăng tu vi tiên thân. Thứ ba, Huyết Chú thuật, lấy huyết khí của mình dẫn dương hồn nhập ma thể, độ hóa cho mình sử dụng."
"Ba thuật này chỉ cho thần tiên phật thánh sử dụng. Trước đây, để tránh có thêm ma nhập thế, sư tôn đã đặc biệt liệt ba thuật pháp này vào sách cấm, duy chỉ có người đứng đầu tự mới được đọc. Nếu lại gặp ma hoành hành, người đọc sách này phải lập tức sử dụng cấm thuật để hàng phục. Phàm thai thi cấm thuật ắt sẽ bị trời phạt, nếu không có quyết tâm gánh chịu hậu quả, thì không tài nào đọc được văn tự trong sách. Sư tôn đã lập kết giới vấn tâm trên sách. Nào ngờ Thiên Thán sư đệ lại si mê võ học tới mức bất chấp cả sinh tử, bé con, ngươi có biết ta đang chỉ ai không?"
Huyền Ảnh sững sờ giây lát, thì thầm với giọng không chắc chắn, giống như đang tự vấn: "Lẽ nào Thiên Thán đó chính là ma thi?"
Theo như lời kể của Tuệ Tuân đại sư, thi thể đó đã có ba hơn ba trăm năm lịch sử, mà Phương trượng lại xưng nó là sư đệ, chẳng lẽ người trước mặt này chính là thủ đồ của Thiên Tôn năm xưa, Phổ Thế Tế đại sư? Nói cách khác y đã sống hơn ba trăm năm. Huyền Ảnh không khỏi nghi ngờ trên trên đời này thật sự có người trường sinh bất lão.
Phương trượng nghe câu hỏi của hắn thì khẽ "Ừ" một tiếng: "Thế sự vô thường, mọi chuyện đều có, ngươi không cần nghi hoặc."
Huyền Ảnh gật đầu, xốc lại tinh thần lắng nghe, Phương trượng lên tiếng kể tiếp đoạn vừa rồi: "Sư tôn từng nói, chú cấm thuật sẽ sinh ra kết quả khác nhau với những người khác nhau, thế nên chỉ để lại cách giải cấm chứ không ghi lại phàm nhân thi thuật thì phải chịu kiếp số gì. Thứ mà Thiên Thán tập luyện chính là Kỳ Kinh thuật, nếu luyện thành kinh mạch có thể đảo ngược tùy ý, khi tập võ tu hành có thể không bị thân thể giới hạn. Sư đệ bị lợi ích này mê hoặc để cuối cùng ăn phải ác quả, sau khi nhập ma dương khí rút sạch, hồn phách không cách nào thăng thiên, mặc dù có cơ thể cực hạn, nhưng lại mất đi tâm trí."
"Nếu như Thanh Long kính không mất, lấy Bạch Hổ kính chuyển khí Thánh Ma trong Thanh Long kính thành linh khí rồi đưa vào trong cơ thể Thiên Thán, thì có thể đuổi được ma chướng, dẫn tới vãng sinh. Nhưng Thanh Long kính chẳng biết tung tích, duy chỉ còn cách lấy Bạch Hổ kính chiếu thân, qua ba trăm bốn mươi lăm năm mới có thể độ hóa."
Huyền Ảnh giơ Bạch Hổ kính lên, hỏi: "Chỉ cần chiếu thêm mười năm là được rồi, không phải sao?"
Phương trượng phì cười: "Ha ha ha, bé con, chuyện không đơn giản như ngươi nghĩ đâu, Bạch Hổ kính chiếu thân chỉ cần gián đoạn một ngày sẽ thất bại trong gang tấc. Phương pháp này không thể dùng lại lần hai, chỉ còn cách tìm được Thanh Long kính, hai kính phụ trợ nhau mới có thể siêu hồn."
Huyền Ảnh suy tư giây lát rồi bỏ Bạch Hổ kính vào ngực, đứng dậy muốn đi, chợt nghe Phương trượng hỏi: "Muốn đi đâu?"
Huyền Ảnh đáp ngay: "Tìm Thanh Long kính."
Phương trượng thở dài một tiếng: "Bé con à, cái đó há có thể tìm được ngày một ngày hai? Trước khi tìm ra nó thì chẳng biết Thiên Thán sư đệ đã tạo bao nhiêu sát nghiệt rồi."
Huyền Ảnh dừng bước lại, xoay người hướng mặt về phía Phương trượng: "Phương trượng đại sư, trước đây ngài làm sao hàng phục được hắn?"
Lặng thinh chốc lát, Phương trượng mới bất đắc dĩ nói: "Cách của ta không hợp với bé con đâu, ta đem nội khí toàn thân chuyển vào cơ thể Thiên Thán, để trói buộc tứ chi bách hài. Nhưng nó chỉ có thể vây khốn tạm thời, nếu không có linh hiệu của Bạch Hổ kính thì chiêu này sớm muộn sẽ bị phá, mà thân thể của ta đã bị thương bởi kiếp nạn này, mặc dù có ý thức nhưng thân bất do kỷ, không khác gì kẻ vứt đi."
Huyền Ảnh nghe ngữ điệu Phương trượng bình thản chẳng có điểm nào là oán hận, trong tâm thầm sinh kính nể, giọng điệu cũng cung kính hơn: "Đại sư, ngài mời Huyền Ảnh nhập quan, tất có đường hàng thi, tất cả mọi chuyện đều do Huyền Ảnh gây nên, Huyền Ảnh cam tâm tình nguyện dốc hết sức, bất kể sinh tử, vạn sự do trời!"
Ngữ ý quyết đoán, ngay cả không thể nhìn thấy mặt cũng có thể tưởng tượng ra thần thái kiên định, Phương trượng cất giọng khen: "Rất khí phách, rất can đảm!"
Một tia sáng trắng bắn ra từ trong màn trướng, khi tới trước Huyền Ảnh thì hóa thành một quyển sách mỏng tanh: "Nếu tâm ý của ngươi đủ kiên định, thì lật trang sách ra sẽ thấy một đường sinh cơ."
Huyền Ảnh đưa tay đón lấy quyển sách, chậm rãi mở ra, trang đầu tiên, đập vào mắt là một trang giấy trắng. Hắn đợi hồi lâu, rồi lật tiếp sang trang thứ hai, vẫn không thấy được nửa chữ nào. Hắn không nản lòng, lật tiếp trang sau, mãi tới khi lật tới trang thứ năm, kinh văn như trồi lên từ đáy hồ, bơi lơ lửng trên mặt giấy.
Phương trượng đang ngồi trên giường nhưng cứ như mọc ra một cặp mắt khác, thì thào đọc lên dòng chữ mà Huyền Ảnh nhìn thấy: "Huyết chú thuật, độ huyết khí bản thân, dẫn tà ma, âm dương hỗ sinh."
Huyền Ảnh cũng đọc theo một lần, tuy hiểu đại khái nhưng thuật quá ngắn gọn, không cách nào vạch ra cách làm cụ thể từ những hàng chữ này. Trong lúc đang vắt óc suy nghĩ, lại nghe Phương trượng nói: "Vốn là chú thượng thiên, thế nhân dùng đều tìm kỳ pháp của nó, thành cũng thế, bại cũng thế, cần gì khổ não? Làm hết sức mình nghe thiên mệnh thôi."
Ý chính là Huyền Ảnh đã bằng lòng gánh hậu quả thì cũng không ngại gánh phiêu lưu, huyết chú chỉ là một câu khẩu quyết, nên phát huy ra sao đều dựa hết vào bản thân lĩnh ngộ.
Huyền Ảnh ngầm hiểu, khép trang sách lại rồi nâng lên: "Đa tạ đại sư điểm hóa."
Quyển sách bay lên, tới giữa không trung thì bỗng dưng bốc cháy, thoáng chốc đã hóa thành tro tan đi, Huyền Ảnh không thể giải thích được hoảng sợ hỏi: "Đại sư, đây là cớ gì?"
Chỉ nghe trong giọng Phương trượng mang theo cảm khái: "Ta để lại quyển sách này chỉ vì Thiên Thán, một đời mệt mỏi đã trọn, ma nhập thế là tai kiếp của phàm trần, phàm trần tự có giải pháp của phàm trần, không cần mượn thiên đạo."
Huyền Ảnh cảm thấy lời Phương trượng nói ra rõ ràng dễ hiểu, nhưng bên trong lại có một tầng nghĩa khác, bản thân không lĩnh hội được nên lấy im lặng đáp lời, chỉ nghe Phương trượng hỏi tiếp: "Bé con, chúng ta chỉ bàn chuyện sắp tới thôi, nếu huyết chú có hiệu quả, thì ngươi phải làm sao?"
Huyền Ảnh biết y đang dò tâm ý của mình, thản nhiên đáp: "Tìm được Thanh Long kính, trợ hắn thăng hồn."
Phương trượng tiếp tục dọ lời: "Thân phận của ngươi không thể làm việc theo tình cảm."
Y hỏi nhanh mà Huyền Ảnh còn trả lời nhanh hơn: "Làm hết sức mình, nghe thiên mệnh, ta sẽ dốc hết khả năng, đến chết mới thôi."
"Ừm... đáp rất hay." Chữ cuối nâng lên cao như thể rất hài lòng với câu trả lời của hắn.
Huyền Ảnh chắp tay thành hình chữ thập hướng tới giường, hơi gật đầu rồi xoay người đi. Tự tiện bỏ đi mà không chào hỏi trưởng bối lấy một câu là hành vi cực kỳ vô lễ, nhưng điều đó cũng lộ rõ lòng muốn chuộc tội sục sôi như lửa, cấp bách tới không thể chờ thêm.
Đợi Huyền Ảnh về lại trước bậc thang, phía sau lại vọng tới giọng của Phương trượng: "Tâm và hồn tách rời, dương khí tan hết tức là thi, hàng thi có thể bắt đầu từ khống phù, huyết chú rủa thân, vô hạn cùng sinh tử."
Nghe vậy Huyền Ảnh chợt khựng lại, trong đầu nghĩ trừ sinh tử ra trong thế gian còn thứ gì quan trọng hơn nữa, đứng lặng một lát vẫn không nghĩ ra kết luận, đành nói: "Ta ra sao cũng không quan trọng, đa tạ đại sư chỉ điểm."
Dứt lời, bước lên thềm đá mà không quay đầu lại nữa.
~ Hết chương 22 ~
NGÀY XƯA MÂY KHÓI (THƯỢNG)
Edit: Yunchan
***
Đêm khuya trăng lạnh, tuyết rơi đã ngừng, quầng sáng vàng nhạt ấm áp không thể tan chảy tấm chăn bạc dầy cộp trên nền đất. Trước Phượng Hi cung, văn võ toàn triều đều tề tụ tại sảnh, và đằng sau bức tường cung là một bầu không khí tĩnh lặng quái dị.
Bà đỡ già mỗi tay bế một nữ anh vừa mới ra đời, hoàng mẫu trên giường vẫn ngủ mê man vì dược vật. Một phụ nhân trung niên vận cung trang tới gần bà đỡ, nương theo ánh nến chập chờn quan sát thật kỹ đứa bé sơ sinh. Khác với bình thường, hai đứa trẻ mới sinh đều nhắm mắt không khóc quấy, cứ như đang yên giấc trong bụng mẹ vậy, phụ nhân khẽ nhíu mày nói: "Thai song sinh... số mệnh..."
Bà đỡ thở dài một hơi, hỏi: "Hữu hộ thánh, phải làm sao đây? Đã gần trăm năm chưa xảy ra việc này."
Phụ nhân trung niên suy nghĩ giây lát, rồi nói nhỏ: "Bà cứ chờ ở đây trước, đợi ta thỉnh bệ hạ tới đây đã."
Nói rồi lao ra ngoài cửa như một cơn gió lốc. Chẳng bao lâu sau, đã mang Thánh Hoàng Thánh Tông về cùng.
Sắc mặt Thánh Hoàng nặng nề, ánh mắt nhìn về phía hai đứa bé hiền hậu vô cùng, y nâng tay nhẹ nhàng xoa má hai đứa, hỏi bà đỡ: "Đứa nào trước? Đứa nào sau?"
Bà đỡ khẽ khom người, đáp: "Bọc đỏ trước, bọc đen sau."
Thánh Hoàng nghe vậy, bèn ôm bé gái quấn bọc chăn đen vào trong ngực, lúc này bé gái đột nhiên mở hai mắt ra, cặp mắt to trong trẻo nhìn thẳng vào phụ thân.
Thánh Hoàng như bị đôi mắt linh động này làm xúc động, thân thể rung lên mãnh liệt, mắt chảy ra hai hàng lệ trong. Bà đỡ thấy thế cũng cảm động, nghẹn ngào nói: "Bệ hạ... đứa bé này, không bằng để lại đi."
Hữu hộ thánh chen vào: "Phượng Tiên bà, tộc của bà mấy đời hầu hạ Hoàng mẫu, nghênh đón Hoàng tử giáng thế, thì phải hiểu rõ thiệt hơn trong đó, vạn lần không thể xử trí theo cảm tính."
Thánh Hoàng nói: "Hộ thánh nói rất phải, Hoàng quy không thể trái, đây là luật lệ tổ tiên truyền lại nhất định phải tuân theo, cứ coi như mạng con ta đã vậy, không thể giữ được..."
Mặc dù nói thế, nhưng tay vẫn không nỡ buông đứa trẻ ra, giọng nghẹn ngào làm người ta xót xa không thôi.
Tuy Hữu hộ thánh cũng không đành lòng, nhưng quý nhân trên giường đã hơi hé mi, chẳng bao lâu nữa sẽ tỉnh dậy, bà buộc lòng phải lên tiếng: "Bệ hạ, thời gian cấp bách, xin hãy giao đứa trẻ cho thần, ngài và cô bé dù không thể nhận nhau, nhưng vẫn là quan hệ huyết thống, mười năm sau vẫn có thể gặp lại."
Nói rồi vươn hai tay ra.
Thánh Hoàng thở dài ai oán, đặt nhẹ bé gái vào tay Hữu hộ thánh, thấy cặp mắt to của đứa trẻ vẫn nhìn chằm chằm vào mình, trong lòng chua xót khổ sở không thể tả, cảm giác tội lỗi đột nhiên ập tới, y chợt lấy bàn tay nhỏ bé của đứa trẻ ra khỏi bọc chăn, nắm trong tay, rồi dịu dàng nói: "Trừ tước phẩm được ban thưởng tương lai, bây giờ vi phụ sẽ đặt cho con một cái tên nữa -- Vô Vong Kinh Niên(*), ngay cả khi không thể nhận nhìn, vi phụ vĩnh viễn sẽ không bao giờ quên mình còn một hài nhi là con... Kinh Niên, xin con tha thứ cho phụ hoàng không thể... không thể làm bạn với con..."
(*) Qua bao năm tháng vẫn không quên.
Nghe từ trên giường hẹp vẳng tới tiếng nói mê khe khẽ, Hữu hộ thánh biết không thể trì hoãn nữa, bèn rút tay của đứa trẻ khỏi tay Thánh hoàng nhét lại vào bọc chăn, khom lưng chào một cái, rồi hối hả đi ra bằng cửa ngầm.
Lúc này, Thánh hoàng bế lấy bé gái còn lại trong lòng bà đỡ, chậm rãi đi tới trước giường, đặt đứa bé bên gối mẫu thân, vuốt khẽ mái tóc trên trán ái thê, ngắm nhìn dung nhan mỹ lệ tái nhợt vì mất máu quá nhiều, than thở: "Chí ít còn một hài nhi bên cạnh, nàng không phải đau lòng cùng ta..."
Nói rồi nâng tay lau nhẹ nước mắt trên mặt, nói với Phượng Tiên bà: "Truyền triệu xuống, hoàng hậu sinh được một bé gái, lập tức phong làm Thánh tử, khắp nơi ăn mừng, việc thiết yến giao cho Tây Cống lan uyển chuẩn bị."
Trong cung ngoài cung như gặp được việc vui, trên phố phường rồng bơi hổ múa, pháo nổ rung trời, nhảy nhót vui ca vì Thánh tử giáng thế. Nhưng cùng lúc đó một hoàng tử đồng thai khác chỉ vì sinh sau một giây một khắc mà đã bước lên một con đường hoàn toàn khác.
.
Thánh Tông Hà Phượng năm thứ ba.
Thánh Hoàng lâm bệnh băng hà, Hoàng mẫu tự cam chôn cùng, Phượng Tiên bà ở Phượng Tê cung treo cổ tử sát theo chủ. Thánh tử gần bảy tuổi lên ngôi kế vị, tự phong hào là Thái Tổ Tục Phượng, dưới sự phò tá của Thừa tướng Bác Vi chấp chính thiên hạ. Vào ngày lên ngôi, giữa lúc chính điện Phượng Thủ đang cử hành buổi lễ long trọng, trong pháp đường ngầm bên dưới lòng đất cung đình Hộ thánh cũng mang một Hoàng tử khác đi hành lễ tẩy diện(*).
(*) Tẩy mặt.
Ngồi trên đài là ba vị trưởng lão, dưới có Tả hộ thánh, Lục tiên giám lễ, Hữu hộ thánh cầm trong tay dao cắt, chậm rãi đưa tới gần đứa bé mặc hắc y được dược vật gây mê nằm trên phiến đá. Mắt thấy lưỡi dao sắp rạch lên mũi đứa bé, tay Hữu hộ thánh đột nhiên run bắn, xoay người quỳ sụp trên đất, bi thương cầu xin: "Xin trưởng lão khai ân! Miễn cho ngô đồ(*) làm lễ tẩy diện!"
(*) Đồ nhi của tôi, ý nói Kinh Niên là đồ nhi của Hữu hộ thánh.
Hộ pháp trưởng lão dịu giọng nói: "Hữu hộ thánh, vi sư biết tấm lòng của ngươi, nhưng mấy đời bản đường âm thầm giữ gìn Phượng triều, đi trước dẹp đường, san bằng bất lợi, không lưu tình riêng, có thế mới đảm nhiệm được trọng trách này."
Hữu hộ thánh vẫn dập đầu liên hồi, trán đập vào đất phát ra tiếng "Côm cốp", dập đầu liền mười cái, mãi tới khi trán rỉ máu mới nói tiếp: "Mặc dù mạng của ngô đồ đã định, nhưng suy cho cùng vẫn là một cô nương, hành lễ tẩy diện, xẻo mũi khoét mặt, khó tránh khỏi quá mức tàn nhẫn, số mệnh đã bất công, giờ còn phải vì thế mà không còn mặt mũi thì sao có thể chịu được! Trưởng lão, xin ngài cho phép miễn lễ tẩy diện, Hữu hộ pháp sẽ tự chế ra một mặt nạ da người che đậy tướng mạo, không để ai khác cũng như chính cô bé nhìn thấy!"
Hộ pháp trưởng lão nghe vậy thì ngập ngừng không đáp, Thích pháp trưởng lão thay lời: "Cách này vẫn có sơ hở, không sợ nhất vạn chỉ sợ vạn nhất, phải vạn vô nhất thất(*)!
(*) Tuyệt đối không sơ hở.
Hữu hộ thánh nói: "Bảy năm trước, ngô đồ đã lấy mạng đen che mặt, tắm rửa không nhìn nước, chỗ đi qua không lưu lại gương, từ nay về sau cũng thế. Chế tạo ra mặt nạ rồi dán bằng loại thuốc dính đặc biệt, chỉ có người trong pháp đường chúng ta mới có thể lột bỏ, ta sẽ đích thân rửa mặt chải đầu cho nó, không để nó có cơ hội thấy được mặt mình!"
Thích pháp trưởng lão lẩm bẩm: "Như vậy chưa chắc là cách..."
Hữu hộ thánh thấy tất cả trưởng lão vẫn do dự, lập tức giơ ngọn dao trong tay lên, nói dõng dạc: "Tất cả hậu quả đều do người làm sư phụ này gánh trách nhiệm!"
Đoạn vung tay chém xuống, cổ tay trái bị chặt đứt: "Một tay đổi lấy mặt của ngô đồ, nếu còn thiếu, mạng cũng có thể!"
Nói rồi cầm ngược ngọn đao toan đâm tới buồng tim.
Mọi người thất kinh, đợi Tả hộ thánh ra tay ngăn lại thì cũng không kịp, Trì pháp trưởng lão quyết định thật nhanh, kéo hạt châu trên ống tay áo mượn lực ngón tay bắn ra, hạt châu đập vào lưỡi dao, con dao kêu vang một tiếng rồi bật ra, rơi trên mặt đất. Tả hộ thánh bước vội lên, điểm vào huyệt đạo trên cổ tay gãy lìa để cầm máu cho Hữu hộ thánh.
Trì pháp trưởng lão thở dài một hơi: "Haizz -- đồ nhi! Ngươi nhất định phải làm vậy vì con bé sao, chẳng qua chỉ bị hủy nhan phá mặt, đáng để lấy mạng đánh đổi sao?"
Hữu hộ thánh lấy lại nhịp thở, quay đầu nhìn đứa trẻ trên phiến đá, trên mặt nở ra một nụ cười hiền hậu: "Nhậm chức hộ pháp thì đã định trước đời này vô duyên với hậu tự(*), trời xanh thương xót, ban cho ta một đồ nhi, mạng con bé đã định không có duyên với phụ mẫu thân sinh, phận ta cũng định vô duyên với con cái, sao không thể xem nhau là người thân... Bảy năm gắn bó, không thể cho nó ấm áp mà chỉ có roi giọt đốc thúc, có tình mà lại phải như vô tình, nỗi đau đứt tay, vạn phần không bằng! Xin trưởng lão nể tình ta tận tâm tận lực vì pháp đường, tha cho con bé!"
(*) Con cháu nối dõi.
Dứt lời lại dập đầu không ngừng.
Trì pháp trưởng lão vỗ bàn, ngửa mặt lên trời than thở: "Pháp bất dung tình nhưng trời có tình, trời có thể dung, thương sinh linh thì có nói gì, thôi, lễ tẩy diện đã xong, Hữu hộ thánh, mang lệnh đồ đi đi!"
Hữu hộ thánh bật khóc không thành tiếng, sau khi bò lên hành đại lễ mới lồm cồm đứng dậy, đi tới phiến đã ôm lấy đồ nhi đang mê man, cánh tay gãy nâng dưới gáy cổ, sức nặng đè xuống có thể khiến cơn đau tăng lên, nhưng Hữu hộ thánh ngay cả lông mày cũng không nhíu lại. Tả hộ thánh đưa tấm mạng đen qua phủ lên khuôn mặt đứa trẻ. Rồi lại nghe Hộ pháp trưởng lão lên tiếng cảnh báo: "Nếu tương lai sinh biến số, Hữu hộ thánh, ngươi biết phải làm sao chứ!"
Hữu hộ thánh gật đầu, xoay người bước khỏi pháp đường.
Trong ba năm sau đó, Hữu hộ thánh vẫn như trước dẫn theo đồ nhi tới chùa miếu đạo quan để tu tập nội công thuật pháp các phái, tới khi tròn mười bốn tuổi bèn dẫn vào triều, được ban thưởng chức "Huyền Ảnh hộ vệ", từ đó theo hầu bên cạnh Thánh hoàng.
Vào một ngày sau khi thượng triều, Thánh Hoàng Thái Tổ vào thư phòng phê duyệt đống tấu chương, đại ngự quan xin gặp, cũng dâng lên một bản tấu, bẩm: "Phó trụ trì Thiếu Lâm Thiên Tôn tự đang chờ ngoài điện."
Thái Tổ nhận lấy tấu đảo qua một chút, rồi đưa nó cho Thừa tướng Bác Vi ngồi bên phải, Bác Vi duyệt một lần, nói ngay: "Tuyên!"
Đại ngự quan lĩnh mệnh lui ra, không bao lâu sau, phó trụ trì Thiên Tôn Tự bước vào thư phòng.
Trị trì chắp hai tay thành hình chữ thập, hành tăng lễ, chậm rãi nói mà không ngẩng đầu lên: "Bần tăng Tuệ Tuân, tham kiến bệ hạ."
Theo hoàng quy Phượng triều, phàm là người Phật đạo thờ thiên phụng thần thì đều có thể miễn lễ quỳ. Thái Tổ gác cây bút trong tay, dựa hờ lưng vào ghế rồi phất tay nhẹ giọng: "Đại sư không cần đa lễ, ban ngồi."
Vừa ra lệnh một tiếng, đã thấy Huyền Ảnh đứng bên dưới thư án run khẽ cánh tay phải, chiếc ghế gỗ đào bên tường như bị một luồng kình khí nâng lên, cách không đưa tới vững vàng sau lưng Tuệ Tuân, Tuệ Tuân gật đầu tạ ơn, chậm rãi ngồi xuống.
Thái Tổ liếc mắt qua Huyền Ảnh, đuôi mày hơi nhướng, rồi lại dời mắt về hướng Tuệ Tuân: "Đại sư gạt qua sự vụ bề bộn đích thân tới đây nhất định là do tình hình cấp bách, lời lẽ trong tấu văn ngắn gọn còn mang ý kinh sợ, trẫm đã biết mục đích đại sư tới nhưng lại không biết đầu đuôi ngọn ngành, xin đại sư hãy kể lại tường tận hơn."
Tuệ Tuân ngồi chỉnh tề trên ghế, mắt nhìn mũi mũi nhìn tim, ngón tay vê phật châu trước ngực, trên trán rỉ mồ hôi, cách một lát mới nhẹ giọng hỏi: "Gần đây Bắc Dậu lan ra chuyện ma thi hại người, chẳng hay bệ hạ có nghe nói?"
Thái Tổ "Ừm" một tiếng, chưa trả lời, Thừa tướng Bác vi tiện đà nói: "Đề đốc Bắc Dậu từng dâng tấu chuyện này, bệ hạ ban mở ngân khố, lệnh yết bảng triệu tập người giỏi các lộ đi hàng ma thi, có điều mấy ngày rồi vẫn chưa thấy hồi bẩm."
Tuệ Tuân thở dài một hơi, nói: "Không phải không bẩm mà là không thể."
Giọng mang huyền cơ, Thái Tổ ngồi thẳng người dậy, hỏi: "Ý đại sư là gì? Mau mau nói!"
Mồ hôi trên trán Tuệ Tuân chảy dọc theo gò má xuống dưới, hít sâu một hơi nói: "Đề đốc đã mời hơn trăm người tài, các đạo quan phật tự cũng phái người tới trợ giúp, đêm qua đã dẫn người đi vây giết, không ngờ... nhiều không địch lại ít, Đề đốc bị giết, trừ bần tăng và vài đồng đạo may mắn chạy thoát ra, những người còn lại... không ai sống sót. Những nhà dân còn sót lại nghe phong thanh đều dời nhà trốn đi, mười quận Bắc Dậu hôm nay đã không còn người sống..."
Lời còn chưa dứt, một ngụm máu tươi phụt ra.
Thái Tổ giật bắn nói: "Đại sư, ông bị thương?!"
Tuệ Tuân thở nhẹ một hơi, lấy tay áo lau máu, cố gắng giữ giọng bình thản: "Không sao."
Thái Tổ nháy mắt ra hiệu, thân hình Huyền Ảnh nhoáng lên, thoắt cái đã ra sau lưng Tuệ Tuân, áp chưởng lên giữa lưng. Tuệ Tuân chỉ cảm thấy một luồng khí lạnh rót vào lưng, chảy xuôi xuống theo khí mạch, trấn áp cơn đau bỏng rát, biết ngay người này đã lấy nội lực thượng thừa để chữa thương giúp mình, Tuệ Tuân bèn lên tiếng: "Đa tạ thí chủ tương trợ."
Huyền Ảnh không nói, chậm rãi thu khí, gót chân khẽ động, trong chớp mắt đã quay về đứng dưới thư án.
Thái Tổ đứng dậy vòng qua bàn, mặt hiện lên cơn phẫn nộ: "Chuyện lớn như vậy, tại sao trong lúc thượng triều không ai đề cập! Đều điếc hết cả rồi sao? Dù không tận mắt nhìn thấy cũng phải nghe thấy chứ!"
Bác Vi nói: "Chuyện xảy ra bất ngờ, sợ là tấu chương chưa soạn xong, nên không dám tùy ý quấy nhiễu."
Thái Tổ hừ lạnh liên tục, trên gương mặt ngây thơ phủ lên một tầng băng lạnh: "Loại chuyện này còn cần soạn tấu gì hả? Mạng người lớn bằng trời, không phân rõ nặng nhẹ, trẫm còn dùng các ngươi làm gì!"
Bác Vi buông tấu chương, đi tới sau lưng cô nói: "Bệ hạ xin bớt giận, chẳng phải đại ngự quan đã dẫn đại sư vào cung rồi ư?"
Lời lẽ của ông thận trọng, Thái Tổ nghe ra ý bên trong là muốn mình bỏ qua việc nhỏ, lấy chuyện lớn trước mắt làm trọng, cô nhắm mắt lại, hỏi: "Cao tăng như Tuệ Tuân đại sư cũng không làm gì được, ma thi đó tột cùng có lai lịch ra sao?"
Tuệ Tuân thở dài: "Haizz... không dám giấu diếm bệ hạ, ma thi đó chính là đi ra từ bản tự."
Lời này vừa nói ra, Thái Tổ cực kỳ khiếp sợ, nhưng cũng hơi thấy thú vị, trong bụng tò mò nên càng muốn biết chân tướng hơn, lập tức quay về chỗ nói: "Đại sư, nguyên do bên trong, trẫm xin kính cẩn lắng nghe."
Tuệ Tuân nói tiếng "Không dám", rồi kể lại đại khái: "Ma thi này bị phong ấn trong bản tự hơn ba trăm năm, lấy thần khí thờ trong bản tự là Bạch Hổ kính chiếu thân, nhất định phải qua một thời gian mới có thể độ hồn phách thăng thiên, tính ra tới nay cần kéo dài liên tục mười năm nữa mới được viên mãn, nào ngờ hai năm trước Bạch Hổ kính bị trộm mất, thành quả tụ linh qua mấy trăm mùa đông hạ đã sụp đổ trong gang tấc. Nơi phong ấn thi là cấm địa thâm u, không cho phép tăng lữ bản tự tự ý ra vào, mà chung quanh Bạch Hổ kính có lập kết giới Phật Đà Vấn Tâm, người tâm tư khó lường khó thể vào trong. Cho nên bốn phía không thiết lập tăng giới nghiêm, mới gây ra sai lầm không thể cứu vãn này."
"Thân thi thoát khỏi áp chế của linh kính thì sau bảy bảy bốn mươi chín ngày đã hóa thành lệ thi, mà với khả năng của bản tự thì không cách nào ngăn cản thi biến. Bần tăng không thể làm gì hơn là cùng sư huynh chủ trì và Tam Thánh Sa Di bày bố Thiên Cương Tráo, hóa cấm viện thành ngục, chỉ mong có thể vây khốn lệ thi."
"Nào ngờ một trong số Tam Thánh vì công thể kiệt quệ mà nửa năm trước đã viên tịch, Thiên Cương Tráo xuất hiện vết nứt, thi đã nhân cơ hội này chui ra, sau khi sát hại hai thánh còn lại thì chạy ra khỏi tự. Sư huynh và bần tăng đều bị thương nặng, cho nên không đuổi kịp, mất dấu lệ thi. Sư huynh không muốn chuyện này truyền ra ngoài, bèn phong tỏa tự viện xử lý hậu sự của đồng môn, không để lộ phong thanh. Nửa năm qua âm thầm tìm kiếm mà không có kết quả, lại bất ngờ nghe đồn có ma thi nương náu trong hang động trên núi hoang Bắc Dậu, tới đêm thì ra khỏi động hút tinh khí người. Nghe người ta thuật lại thì hình dáng tướng mạo của ma thi đó tương tự với thi thể phong ấn trong bản tự. Sau đó không lâu Đề đốc đã yết bảng triệu tập người tài bắt thi, sư huynh trụ trì bị thương nặng chưa lành, nên lệnh cho bần tăng dẫn theo đệ tử đi trước, hy vọng có thể hợp sức với mọi người hàng phục thi này, nào ngờ... haizz..."
Tuệ Tuân lắc đầu, nói tiếp: "Nguyên nhân đều do Thiên Tôn tự mà ra, bản tự cần gánh vác trọng trách, nhưng đệ tử của bản tự thương vong trầm trọng, phương trượng đại sư lại đang bế quan, chẳng còn ai có khả năng, nên mới đặc biệt vào triều cầu viện. Để tránh nhiều dân chúng vô tội bị hại hơn nữa, hy vọng bệ hạ có thể giúp sức với bản tự diệt trừ tội nghiệt."
Hoàng là vì thiên hạ, giúp sức là chuyện tất nhiên phải làm, Thái Tổ đang muốn quay đầu lại thương nghị với Thừa tướng, thì chợt thấy Huyền Ảnh xoay người quỳ xuống, hai tay chắp cao quá đầu: "Xin bệ hạ ân chuẩn cho Huyền Ảnh góp sức."
Giọng nói bị đè nén quá sức khiến người nghe bí bách trong lòng. Thái Tổ và Bác Vi thừa tướng liếc mắt nhìn nhau, ngạc nhiên ra mặt. Bởi thường ngày Huyền Ảnh cực ít mở miệng, chỉ tới khi cần thiết mới đáp gọn bằng vài câu đơn giản, chưa bao giờ chủ động mở lời.
Thái Tổ thấy lạ, chẳng biết việc này có chỗ nào khiến cho hắn hứng thú. Huyền Ảnh theo hầu đã hơn một năm, là đệ tử của Hộ thánh Pháp đường, thực lực tất nhiên không thể khinh thường, nhưng đến nay vẫn chưa có cơ hội thấy hắn động thủ. Có điều thứ đối phó lần này là ma thi đã đả thương vô số cao thủ, trong tư tâm, Thái Tổ không hy vọng Huyền Ảnh nhúng chân vào đó, bèn nói: "Trẫm sẽ lệnh cho đại ngự quan phái nhân thủ, không cần dùng tới Huyền Ảnh hộ vệ."
Huyền Ảnh thả hai tay xuống nhưng vẫn quỳ không dậy, nặng giọng lặp lại lần nữa: "Huyền Ảnh xin được thử một lần!"
Thái Tổ nghe ngữ ý của hắn kiên quyết, không khỏi càng hiếu kỳ hơn, hỏi: "Huyền Ảnh hộ vệ, chuyện gì khiến ngươi kiên trì như vậy?"
Huyền Ảnh trả lời: "Từng được phương trượng Thiên Tôn tự truyền thụ tâm pháp Phật gia, giáo huấn ân nặng như núi, mong rằng bệ hạ thỏa lòng báo ân của Huyền Ảnh."
Thái Tổ nghe vậy thì lẩm bẩm: "Thì ra là thế..."
Đang định suy xét, Thừa tướng đã góp lời: "Thi ân báo ân là lẽ thường, nếu Huyền Ảnh hộ vệ có lòng, thì sao không cho hắn một cơ hội."
Thái Tổ đỡ trán trầm tư một lát, sau đó hai tay vỗ mạnh lên án thư, cất cao giọng nói: "Cũng được, Thừa tướng, chu sa điểm mực."
Bác Vi vâng lời nghiền nhỏ chu sa rồi đổ vào trong nghiêng mực mài nhẹ, sau đó trải hoàng quyển lên án thư, Thái Tổ chấm bút, múa ra mười dòng, đoạn đặt bút, ấn con dấu lên, tuyên đọc: "Mười quận Bắc Dậu bị ma thi tàn sát, hiện phái Huyền Ảnh đảm nhiệm chức Tổng Ngự đốc trường, điều động tam quan phủ viện, Ngự thi quan, Ngự đạo quan, Ngự võ quan, mỗi quan sắp xếp hai mươi người trợ Thiếu Lâm Thiên Tôn tự hàng thi hộ đạo, khởi hành trong ngày."
Dứt lời cuộn thánh chỉ lại, đứng dậy bước xuống án thư, đích thân giao vào tay Huyền Ảnh.
Huyền Ảnh hành lễ khấu bái: "Tạ ơn bệ hạ ân chuẩn." Nói đoạn lĩnh chỉ đứng dậy.
Thái Tổ chờ hắn cất hoàng quyển xong, mới ngoảnh sang nói với Bác Vi: "Thừa tướng, xin dẫn đại sư tới tiền điện chờ, trẫm còn việc muốn nói với Huyền Ảnh."
Thừa tướng nhìn cô như có điều suy nghĩ, sau đó lập tức đi tới cạnh Tuệ Tuân, đưa tay lên, nói: "Đại sư, mời."
Tuệ Tuân đứng dậy khom lưng hành lễ với Thái Tổ, rồi hơi gật đầu với Bác Vi thừa tướng, chậm rãi ra khỏi thư phòng.
Đợi hai người đi rồi, Thái Tổ bèn đóng cửa phòng lại, xoay người tựa lên ván cửa, thở phào một hơi, gương mặt buộc chặt thoắt cái xuất hiện một thần thái khác, cô thấy Huyền Ảnh vẫn đứng tại chỗ, nhíu mày một cái rồi chạy tới cạnh hắn, giọng có hơi ảo não: "Huyền Ảnh, tại sao phải đi?"
Cách một lát không thấy hắn đáp lại, cô than thở: "Ta với ngươi ở chung với nhau tuy không lâu, nhưng chẳng biết tại sao ta lại biết ngươi đang nghĩ gì, không trả lời chính là có ẩn tình, nói báo ân cái gì chứ, ngươi đâu phải chỉ học tập mỗi Thiên Tôn tự. Lần trước Thanh Thánh đạo quan gặp sự cố cũng đâu thấy ngươi có phản ứng gì, Huyền Ảnh, ngươi hiếm khi cố chấp như vậy, là vì cái gì?"
Huyền Ảnh lặng thinh hồi lâu, rồi hời hợt đáp: "Trách nhiệm."
Hai chữ đơn giản lại lộ ra ý nghĩa không tầm thường, Thái Tổ bắt đầu chọc xoáy vào hai chữ này: "Trách nhiệm? Là trách nhiệm với ai? Huyền Ảnh, ta không thể biết sao?"
Huyền Ảnh trả lời: "Việc riêng, nhưng nếu bệ hạ ra lệnh, Huyền Ảnh không thể không nói."
Thái Tổ nghe vậy thì bật cười: "Hì, không thể không nói chính là không muốn nói, Huyền Ảnh, ngươi vẫn vậy, có chuyện thì không nói thẳng, số tuổi của ngươi, hình dáng của ngươi, quá khứ của ngươi, ta đều tò mò, đều muốn biết, nhưng ngươi không muốn nói thì ta có bao giờ miễn cưỡng không?"
Dừng một chút rồi nhẹ nhàng nói: "Ta biết ngươi không quen nghe những lời này, nhưng vẫn phải nói. Đi chuyến này cần phải bảo trọng thân thể cho ta, ngươi bị thương thì ta đau, nhớ phải nhanh nhanh trở về, đừng làm cho ta lo lắng cơm nước không màng." Nói rồi toan bước lên kéo tay Huyền Ảnh.
Mới vừa chạm vào, Huyền Ảnh đã tránh ngay ra như bị cắn, giật lùi mấy bước liền, cúi đầu nói: "Bệ hạ! Hàng thi không thể trì hoãn, xin cho Huyền Ảnh cáo lui!"
Dứt lời vội vã mở cửa đi ra.
Thái Tổ đỡ má ngóng nhìn bóng lưng của hắn, trong mắt thoáng hiện lên vẻ cô đơn. Chỉ thấy cô dịch bước tới trước cửa, dựa hờ lên khung cửa, khẽ thở dài: "Hầy... trừ thân phận quân thần ra, kết giao bằng hữu cũng khó vậy sao..."
.
Đêm đó, Huyền Ảnh dẫn theo sáu mươi danh Ngự quan theo Tuệ Tuân trở lại Thiên Tôn tự, trụ trì Tuệ Quang truyền lại khẩu dụ của Phương trượng, thỉnh mọi người nhập quan một chuyến. Huyền Ảnh để các Ngự quan ở lại chính đường tự viện, còn mình theo Tuệ Quang tới trước nơi bế quan "Tuyệt Trần Diếu", tọa lạc sâu trong rừng trúc phía sau cấm viện. Miệng hầm bị tảng đá to chắn lại kín mít, chỉ nghe Tuệ Quang cao giọng nói về hướng khoảng không: "Phương trượng đại sư, đã đưa người tới."
Giọng vừa dứt, một tiếng ầm nổi lên, hai tảng đá lớn từ từ đẩy sang hai bên, để lộ thềm đá vào hầm. Tuệ Quang thấy cửa đá mở ra bèn cúi đầu rời khỏi rừng trúc, Huyền Ảnh một mình đi vào giữa khe đá.
Mới vừa bước xuống hai bậc thang, tảng đá to đã đóng lại rầm rầm, mãi tới khi tia sáng cuối cùng bị che lấp. Giá cắm nến trên hai bên vách tường nối nhau sáng bừng lên, Huyền Ảnh nghiêng đầu nhìn quanh quất, men theo bậc thang ngoằn nghèo bước xuống, tiếng "Cồm cộp" dội lên vách rồi vọng lại không ngừng.
Ước chừng thời gian một tuần trà đã tới được đáy hầm, thềm đá trước mặt mở rộng thoáng đãng như điện đường, cột đá xếp dọc hai bên theo thứ tự trước sau, giữa các cột treo màn sa trắng, tuy không gió nhưng màn sa vẫn lay động phất phơ, toát lên vẻ ngăn cách với đời. Trên đỉnh hầm có một đài cao năm bậc, ở chiếc giường trên đài hình như có một người đang nằm, cách tấm màn trắng nên không thấy rõ hình dáng tướng mạo.
Huyền Ảnh đi dọc theo cột đá vào trong, tới khi cách đài cao ba thước thì chợt thấy đầu ngón chân chạm phải vách đá, mà trước mặt rõ ràng chẳng có gì, nghĩ có lẽ là người trên giường dùng khí ngăn cản, lập tức dừng chân không bước lên tiếp nữa.
Chỉ nghe từ trong màn trắng vọng ra tiếng cười nhẹ mười phần ẩn khí: "Ha ha ha, bé con, từ biệt lâu ngày, tu vi nội lực của ngươi lại tiến bộ không ít."
Huyền Ảnh cung kính nói: "Lần trước xông nhầm vào rừng trúc, quấy nhiễu đại sư, lại được đại sư chỉ điểm, Huyền Ảnh vô cùng cảm kích."
Chuyện là hai năm trước, Huyền Ảnh theo Hữu hộ thánh tới Thiên Tôn tự tu tập võ học Phật gia, từng một lần lâm vào buồn khổ vì không hiểu được kinh văn phức tạp, may nhờ có Phương trượng giảng giải mới không tới mức chậm trễ tu hành.
Tiếng cười trầm lại vang lên: "Việc nhỏ, không đáng nhắc tới, bé con, ta biết mục đích ngươi tới đây lần này, nhưng có một số việc không tự thấm nhuần được, ta muốn chính miệng ngươi nói ra nguyên do, ngươi tới vì người khác hay là vì mình?"
Huyền Ảnh không chút do dự, bật thốt lên: "Ta phải gánh chịu trách nhiệm của mình."
Phương trượng "Ừ" một tiếng trầm thấp, hỏi tiếp: "Trách nhiệm gì?"
Huyền Ảnh lấy một vật trong lòng ra, chính là Bạch Hổ kính đã mất trộm hai năm trước: "Hành động vô tâm của Huyền Ảnh lại liên lụy tới vô số sinh linh, tự tạo nghiệt tự gánh chịu, đây cũng là trách nhiệm."
Năm đó hắn ở tạm trong Thiên Tôn tự, từng nhìn thấy một mặt gương cổ trên tường đài ở Thâm U viện, sư phụ không cho phép hắn soi gương, nơi ở cũng không bày biện thứ này, mặc dù thỉnh thoảng thấy người khác sử dụng, nhưng bản thân ngay cả chạm cũng chưa từng chạm thử một lần. Thế là hắn lập tức cảm thấy mới lạ hết sức, chưa kể hình thù của cái gương này rất đặc biệt, màu sắc trong veo, đầu hổ trên đỉnh kính chạm khắc rất ư sinh động, hệt như vật ngoài bầu trời, hắn càng ngắm càng thấy thích, không nhịn được nên nhảy lên bờ tường gỡ cái gương xuống ngắm cho kỹ.
Cảm thấy khung kính chạm trổ tinh xảo, chạm vào nhẵn mịn, nên càng thích tới nỗi không nỡ buông tay. Thuở nhỏ hắn chỉ nhìn thấy dung mạo của mình qua ảnh ngược trên mặt nước, sau khi bảy tuổi, chuyện tắm rửa đều do sư phụ làm hết, cho nên hắn chẳng còn cơ hội nào để thấy mặt mình nữa. Hắn không biết nguyên nhân tại sao, thậm chí còn không cho phép hắn mở miệng nói, dù có nói cũng phải nén giọng, lâu dần đã thành một loại thói quen.
Theo số tuổi tăng dần, hắn ngày một ý thức được mình khác với mọi người, hắn làm tất cả mọi chuyện chỉ vì một người, để có thể bảo vệ người kia mà phải vứt bỏ mọi thứ của mình. Sư phụ từng nói, đây là số mạng của hắn, hắn cũng bằng lòng nhận mệnh. Nhưng hắn vẫn không rõ, cái đó thì liên quan gì tới che mặt giấu đầu, tướng mạo của hắn thật sự không giống người sao?
Ký ức bé thơ đã trở nên mờ nhạt, Huyền Ảnh thấy chung quanh vắng vẻ, bèn len lén vén chiếc lồng che mặt lên, nhìn thử, trên mặt kính rọi ra một khuôn mặt bình thường. Huyền Ảnh nhớ mỗi đêm khi rửa mặt chải đầu cho hắn, sư phụ sẽ bóc một lớp da trên mặt hắn xuống. Nhớ lại điều này, hắn cũng thò tay lên gảy mép trán, nhưng chỉ cảm thấy nó chính là da thịt của mình, chẳng bóc được nửa góc mặt mà chỉ tổ đau thêm.
Lúc này xa xa vẳng tới tiếng bước chân, nghe độ nặng nhẹ của nhịp bước thì biết ngay là Hữu hộ thánh. Huyền Ảnh hoảng hốt trong lòng, lật đà lật đật phủ kín mạng che mặt lại, rồi sợ sư phụ thấy cái gương sẽ đoán được hắn vừa làm gì, vội vàng nhét nó vào trong ngực. Về sau không tìm được cơ hội nào để trả, vào cung hắn bèn giấu nó dưới giường trong phòng ngủ.
Thời gian qua lâu hắn cũng quên bẵng mất chuyện này. Lúc đó hắn không nghĩ cái gương đó có gì đặc biệt, chỉ cảm thấy vật ấy đâu đâu cũng có, thêm một cái hay thiếu một cái cũng không quan trọng gì, cho nên không lo lắng quá mức.
Tận tới khi Tuệ Tuân gặp vua, hắn mới giật mình nhận ra bản thân mình phạm phải một sai lầm lớn không thể cứu vãn. Cho tới nay, hắn luôn được giáo dục làm người phải dám làm dám chịu, chuyện xảy ra bất ngờ, nhưng hắn hoàn toàn không có ý muốn thoát tội, mà chỉ mong sớm ngày giải quyết hậu quả xấu này tới nơi tới chốn.
Phương trượng thấy hắn thẳng thắng lấy ra Bạch Hổ kính mà chẳng che giấu chút nào, trong giọng nói hồn hậu lộ ra chút ý cười tán thưởng: "Tốt, làm được thì gánh được, bé con ngộ tính cao."
Huyền Ảnh nói: "Đại sư khen nhầm rồi, chẳng qua ta có một chuyện chưa rõ, nghe ngụ ý của đại sự, tựa hồ đã biết kính là do ta trộm từ lâu, tại sao không tìm về ngay để tránh tai kiếp ngày sau."
Phương trượng cười khẽ mấy tiếng, nhỏ nhẹ đáp: "Ầy... cần gì phải dùng chữ "Trộm", chỉ vì vô tâm mà thôi, chung quanh Bạch Hổ kính có lập kết giới vấn tâm, nếu bé con lòng dạ khó lường, thì sao có thể chạm vào thân kính?" Dừng một chút lại hỏi: "Ngươi thấy ta ở đây là vì cớ gì?"
Huyền Ảnh trả lời: "Bế quan tu hành."
Thốt nhiên đất bằng nổi gió, cuốn màn trướng trên giường gỗ lên, Huyền Ảnh vừa thấy người đang nằm trên giường thì lập tức sửng sốt, gió lặng, chiếc màn rũ xuống, giọng trầm lại vang lên: "Bé con, giọng của ta không lọt vào tai mà vào tâm. Không phải ta không tìm mà là có tìm cũng vô dụng. Vạn sự nên thuận theo ý trời, ngươi cũng tới theo ý trời, làm theo ý trời, chuyển vời trong đó ngươi ắt đã hiểu."
Đằng sau đài cao đột nhiên bật ra một chiếc ghế đá, bay tới sau lưng Huyền Ảnh rồi hạ xuống: "Nghe chuyện xưa quan trọng là nhẹ nhõm thư thái, bé con mời ngồi."
Huyền Ảnh nghe lời vào chỗ, nghe Phương trượng chậm rãi tự thuật.
Thuở trời đất sơ khai, hỗn độn hồng hoan, Thủy tổ sáng thế tạo vật nặn người, thân hóa Vạn Tượng, Vạn Tượng sinh lưỡng cực, lưỡng cực lại sinh Thần Ma. Đứng đầu vạn Thần là Nguyên Thần Thiên Tôn, đứng đầu vạn Ma là Nguyên Ma Thiên Yêu, một là hộ sinh một là diệt thế. Hai người kéo quân giao chiến mấy mùa Đông Hạ, Ma Tôn đại bại, âm tà tan hết vào trời đất, chúng yêu bị phong ấn vào nhà ngục dưới lòng đất. Thiên Tôn hao hết nguyên khí, chúng tiên bèn cung phụng nguyên hồn của ngài bằng linh thủy của Thiên trì.
Thế nhưng sau khi tạo người, thế gian xảy ra chiến loạn giết chóc không ngừng, ác niệm của con người tạo thành ma niệm, tích lũy lâu dài, giao hội với âm tà tàn dư trong trời đất, trải qua hơn ngàn năm đắm chìm trong quang âm, cuối cùng tu luyện thành hình người, cũng tự lấy cái tên là Hình Thiên! Hình Thiên chẳng những sở hữu ác niệm nguồn cội của tam giới đạt tới sức tàn phá hùng mạnh, mà còn có thể hấp thu ma khí mới sinh trong trời đất để sử dụng, sức mạnh ngày một cường đại hơn!
Cuối cùng đến một ngày, nó phá kén thoát ra từ lòng đất, gieo rắc tai họa cho nhân gian. Hình Ma giáng thế không lâu sau, hồn phách của Nguyên Thần Thiên Tôn được Tây Thiên thánh phật nguyên thể, thuận lợi giáng sinh đến thế gian, nhập vào Phật tự chuyên tâm tu hành. Trước hết đúc thần khí Thanh Long kính, lên kế hoạch hút lấy nguyên hồn của Hình Thiên, rồi mang nguyên thân chôn vào nơi chúng tiên ra đời -- tức bên dưới Vạn Thánh tuyền trên Thiên Dương sơn, rồi lấy thánh tuyền(*) luyện thành bốn viên Thần Dương châu gắn lên kính để trấn áp ma hồn.
(*) Nước suối thánh.
Lúc ma hồn bị phong ấn đã chảy ra âm khí phá tan thiên mạch, Thiên Tôn bèn đúc thêm thần khí Bạch Hổ kính, có thể chuyển hai khí Ma Thánh trong Thanh Long kính thành linh khí trời đất nhằm chữa trị thiên mạch, cũng ngay tại thiên mạch sáng lập ra "Thiếu Lâm Thiên Tôn tự" để thờ hai kính ấy.
Tại Thiên Tôn tự thu nạp tổng cộng năm tăng đồ, Nhị đồ "Xá Phù Sinh" tuy có hùng tâm tráng chí nhưng lại sa vào quyền thế, tam đồ "Nhiên Đăng" và tứ đồ "Dược Sư" ngộ tính nghèo nàn, ấu đồ "Thiên Thán" tu vi mọi mặt đều đạt thượng thừa, nhưng vô tâm, chỉ si mê mỗi nghiên cứu tập luyện tâm pháp võ học. Duy chỉ có Thủ đồ "Phổ Thế Tế" thanh tâm quả dục nhưng vẫn không mất nghĩa cứu sinh độ thế, nên vị trí Phương trượng bèn giao cho y.
Tới khi Thiên Tôn viên tịch, Xá Phù Sinh muốn đoạt ngôi Phương trượng nhưng không thành, bèn trộm Thanh Long kính trốn khỏi tự. Không lâu sau đã bị phơi xác trước cổng chùa, Thanh Long kính không cánh mà bay, tìm kiếm khắp nơi vẫn vô vọng. Lại gặp Thiên Thán lén tập cấm thuật, hóa thi nhập ma, khơi dậy trận gió tanh mưa máu trong tự, phương trượng Phổ Thế Tế dùng hết công lực cả đời mới đưa được thân thể vào pháp phược(*).
(*) Pháp trói.
Kể đến đây thì Phương trượng dừng lại, hỏi Huyền Ảnh một câu: "Bé con, ngươi có biết trên đời có ba loại cấm thuật không được sử dụng chứ?"
Thấy hắn lắc đầu, bèn nói tiếp: "Thứ nhất, Phong Hồn thuật, tức là thuật mà Thiên Tôn đã thi lên Hình Thiên. Thứ hai, Kỳ Kinh thuật, là thuật mà chúng thần sử dụng để tăng tu vi tiên thân. Thứ ba, Huyết Chú thuật, lấy huyết khí của mình dẫn dương hồn nhập ma thể, độ hóa cho mình sử dụng."
"Ba thuật này chỉ cho thần tiên phật thánh sử dụng. Trước đây, để tránh có thêm ma nhập thế, sư tôn đã đặc biệt liệt ba thuật pháp này vào sách cấm, duy chỉ có người đứng đầu tự mới được đọc. Nếu lại gặp ma hoành hành, người đọc sách này phải lập tức sử dụng cấm thuật để hàng phục. Phàm thai thi cấm thuật ắt sẽ bị trời phạt, nếu không có quyết tâm gánh chịu hậu quả, thì không tài nào đọc được văn tự trong sách. Sư tôn đã lập kết giới vấn tâm trên sách. Nào ngờ Thiên Thán sư đệ lại si mê võ học tới mức bất chấp cả sinh tử, bé con, ngươi có biết ta đang chỉ ai không?"
Huyền Ảnh sững sờ giây lát, thì thầm với giọng không chắc chắn, giống như đang tự vấn: "Lẽ nào Thiên Thán đó chính là ma thi?"
Theo như lời kể của Tuệ Tuân đại sư, thi thể đó đã có ba hơn ba trăm năm lịch sử, mà Phương trượng lại xưng nó là sư đệ, chẳng lẽ người trước mặt này chính là thủ đồ của Thiên Tôn năm xưa, Phổ Thế Tế đại sư? Nói cách khác y đã sống hơn ba trăm năm. Huyền Ảnh không khỏi nghi ngờ trên trên đời này thật sự có người trường sinh bất lão.
Phương trượng nghe câu hỏi của hắn thì khẽ "Ừ" một tiếng: "Thế sự vô thường, mọi chuyện đều có, ngươi không cần nghi hoặc."
Huyền Ảnh gật đầu, xốc lại tinh thần lắng nghe, Phương trượng lên tiếng kể tiếp đoạn vừa rồi: "Sư tôn từng nói, chú cấm thuật sẽ sinh ra kết quả khác nhau với những người khác nhau, thế nên chỉ để lại cách giải cấm chứ không ghi lại phàm nhân thi thuật thì phải chịu kiếp số gì. Thứ mà Thiên Thán tập luyện chính là Kỳ Kinh thuật, nếu luyện thành kinh mạch có thể đảo ngược tùy ý, khi tập võ tu hành có thể không bị thân thể giới hạn. Sư đệ bị lợi ích này mê hoặc để cuối cùng ăn phải ác quả, sau khi nhập ma dương khí rút sạch, hồn phách không cách nào thăng thiên, mặc dù có cơ thể cực hạn, nhưng lại mất đi tâm trí."
"Nếu như Thanh Long kính không mất, lấy Bạch Hổ kính chuyển khí Thánh Ma trong Thanh Long kính thành linh khí rồi đưa vào trong cơ thể Thiên Thán, thì có thể đuổi được ma chướng, dẫn tới vãng sinh. Nhưng Thanh Long kính chẳng biết tung tích, duy chỉ còn cách lấy Bạch Hổ kính chiếu thân, qua ba trăm bốn mươi lăm năm mới có thể độ hóa."
Huyền Ảnh giơ Bạch Hổ kính lên, hỏi: "Chỉ cần chiếu thêm mười năm là được rồi, không phải sao?"
Phương trượng phì cười: "Ha ha ha, bé con, chuyện không đơn giản như ngươi nghĩ đâu, Bạch Hổ kính chiếu thân chỉ cần gián đoạn một ngày sẽ thất bại trong gang tấc. Phương pháp này không thể dùng lại lần hai, chỉ còn cách tìm được Thanh Long kính, hai kính phụ trợ nhau mới có thể siêu hồn."
Huyền Ảnh suy tư giây lát rồi bỏ Bạch Hổ kính vào ngực, đứng dậy muốn đi, chợt nghe Phương trượng hỏi: "Muốn đi đâu?"
Huyền Ảnh đáp ngay: "Tìm Thanh Long kính."
Phương trượng thở dài một tiếng: "Bé con à, cái đó há có thể tìm được ngày một ngày hai? Trước khi tìm ra nó thì chẳng biết Thiên Thán sư đệ đã tạo bao nhiêu sát nghiệt rồi."
Huyền Ảnh dừng bước lại, xoay người hướng mặt về phía Phương trượng: "Phương trượng đại sư, trước đây ngài làm sao hàng phục được hắn?"
Lặng thinh chốc lát, Phương trượng mới bất đắc dĩ nói: "Cách của ta không hợp với bé con đâu, ta đem nội khí toàn thân chuyển vào cơ thể Thiên Thán, để trói buộc tứ chi bách hài. Nhưng nó chỉ có thể vây khốn tạm thời, nếu không có linh hiệu của Bạch Hổ kính thì chiêu này sớm muộn sẽ bị phá, mà thân thể của ta đã bị thương bởi kiếp nạn này, mặc dù có ý thức nhưng thân bất do kỷ, không khác gì kẻ vứt đi."
Huyền Ảnh nghe ngữ điệu Phương trượng bình thản chẳng có điểm nào là oán hận, trong tâm thầm sinh kính nể, giọng điệu cũng cung kính hơn: "Đại sư, ngài mời Huyền Ảnh nhập quan, tất có đường hàng thi, tất cả mọi chuyện đều do Huyền Ảnh gây nên, Huyền Ảnh cam tâm tình nguyện dốc hết sức, bất kể sinh tử, vạn sự do trời!"
Ngữ ý quyết đoán, ngay cả không thể nhìn thấy mặt cũng có thể tưởng tượng ra thần thái kiên định, Phương trượng cất giọng khen: "Rất khí phách, rất can đảm!"
Một tia sáng trắng bắn ra từ trong màn trướng, khi tới trước Huyền Ảnh thì hóa thành một quyển sách mỏng tanh: "Nếu tâm ý của ngươi đủ kiên định, thì lật trang sách ra sẽ thấy một đường sinh cơ."
Huyền Ảnh đưa tay đón lấy quyển sách, chậm rãi mở ra, trang đầu tiên, đập vào mắt là một trang giấy trắng. Hắn đợi hồi lâu, rồi lật tiếp sang trang thứ hai, vẫn không thấy được nửa chữ nào. Hắn không nản lòng, lật tiếp trang sau, mãi tới khi lật tới trang thứ năm, kinh văn như trồi lên từ đáy hồ, bơi lơ lửng trên mặt giấy.
Phương trượng đang ngồi trên giường nhưng cứ như mọc ra một cặp mắt khác, thì thào đọc lên dòng chữ mà Huyền Ảnh nhìn thấy: "Huyết chú thuật, độ huyết khí bản thân, dẫn tà ma, âm dương hỗ sinh."
Huyền Ảnh cũng đọc theo một lần, tuy hiểu đại khái nhưng thuật quá ngắn gọn, không cách nào vạch ra cách làm cụ thể từ những hàng chữ này. Trong lúc đang vắt óc suy nghĩ, lại nghe Phương trượng nói: "Vốn là chú thượng thiên, thế nhân dùng đều tìm kỳ pháp của nó, thành cũng thế, bại cũng thế, cần gì khổ não? Làm hết sức mình nghe thiên mệnh thôi."
Ý chính là Huyền Ảnh đã bằng lòng gánh hậu quả thì cũng không ngại gánh phiêu lưu, huyết chú chỉ là một câu khẩu quyết, nên phát huy ra sao đều dựa hết vào bản thân lĩnh ngộ.
Huyền Ảnh ngầm hiểu, khép trang sách lại rồi nâng lên: "Đa tạ đại sư điểm hóa."
Quyển sách bay lên, tới giữa không trung thì bỗng dưng bốc cháy, thoáng chốc đã hóa thành tro tan đi, Huyền Ảnh không thể giải thích được hoảng sợ hỏi: "Đại sư, đây là cớ gì?"
Chỉ nghe trong giọng Phương trượng mang theo cảm khái: "Ta để lại quyển sách này chỉ vì Thiên Thán, một đời mệt mỏi đã trọn, ma nhập thế là tai kiếp của phàm trần, phàm trần tự có giải pháp của phàm trần, không cần mượn thiên đạo."
Huyền Ảnh cảm thấy lời Phương trượng nói ra rõ ràng dễ hiểu, nhưng bên trong lại có một tầng nghĩa khác, bản thân không lĩnh hội được nên lấy im lặng đáp lời, chỉ nghe Phương trượng hỏi tiếp: "Bé con, chúng ta chỉ bàn chuyện sắp tới thôi, nếu huyết chú có hiệu quả, thì ngươi phải làm sao?"
Huyền Ảnh biết y đang dò tâm ý của mình, thản nhiên đáp: "Tìm được Thanh Long kính, trợ hắn thăng hồn."
Phương trượng tiếp tục dọ lời: "Thân phận của ngươi không thể làm việc theo tình cảm."
Y hỏi nhanh mà Huyền Ảnh còn trả lời nhanh hơn: "Làm hết sức mình, nghe thiên mệnh, ta sẽ dốc hết khả năng, đến chết mới thôi."
"Ừm... đáp rất hay." Chữ cuối nâng lên cao như thể rất hài lòng với câu trả lời của hắn.
Huyền Ảnh chắp tay thành hình chữ thập hướng tới giường, hơi gật đầu rồi xoay người đi. Tự tiện bỏ đi mà không chào hỏi trưởng bối lấy một câu là hành vi cực kỳ vô lễ, nhưng điều đó cũng lộ rõ lòng muốn chuộc tội sục sôi như lửa, cấp bách tới không thể chờ thêm.
Đợi Huyền Ảnh về lại trước bậc thang, phía sau lại vọng tới giọng của Phương trượng: "Tâm và hồn tách rời, dương khí tan hết tức là thi, hàng thi có thể bắt đầu từ khống phù, huyết chú rủa thân, vô hạn cùng sinh tử."
Nghe vậy Huyền Ảnh chợt khựng lại, trong đầu nghĩ trừ sinh tử ra trong thế gian còn thứ gì quan trọng hơn nữa, đứng lặng một lát vẫn không nghĩ ra kết luận, đành nói: "Ta ra sao cũng không quan trọng, đa tạ đại sư chỉ điểm."
Dứt lời, bước lên thềm đá mà không quay đầu lại nữa.
~ Hết chương 22 ~
Bình luận facebook