Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 101: Ẩn náu
Cùng thời điểm đó tại khu chợ.......
- - Ơ kìa bác Hân, bác định đi đâu à....Chợ chỉ vừa mới họp thôi mà...? - Một người đang đi vào chợ hỏi.
Ông Hân ( bảo vệ khu chợ) quay lại nhìn bằng một ánh mắt vô hồn rồi nói:
- - Ừm, hôm nay chợ bán thịt ngon mà người ta lại để rẻ nên tôi mua một ít. Giờ chạy qua về nhà để rồi lại ra ngay.
Dứt lời ông Hân lên xe máy định phóng ra khỏi cổng chợ thì người vừa hỏi tặc lưỡi:
- - Chà chà, mua cả túi thịt to thế kia, lại còn đầy đủ cả lòng, gan, phèo, phổi.....Bác Hân hôm nay chịu chơi thế, nhà có giỗ hay sao mà mua nhiều vậy..?
Ông Hân lừ mắt ra chừng không mấy vui vẻ với câu bông đùa của gã đang đi vào chợ. Ánh mắt của ông Hân khiến người này lập tức lảng đi không dám nói gì thêm.
Ông Hân chạy xe trên đường mà cứ như một cái xác không hồn. Chiều tối ngày hôm qua, lúc tan chợ, ông Hân có ghé qua cái lán ở sau khu chợ, cũng là nơi mấy người thất nghiệp, vô gia cư đóng quân ở đó để chờ đợi người ta tới thuê đi làm. Nếu là ngày bình thường thì mẹ con cô Tầm sẽ ngủ trong lán với một vài người vô gia cư không có đủ tiền để thuê chỗ ở như trong khu ổ chuột. Nhưng tối qua ngó vào kiểm tra, ông Hân không thấy mẹ con cô Tầm đâu cả. Ông Hân trở về nhà....
Sáng nay, ông Hân tới chợ như bao ngày khác, đang đi một vòng xem xét khu vực chợ dân sinh thì bất ngờ ông Hân gặp ông Khanh. Sau một hồi nói chuyện, thăm dò, ông Khanh mới kể cho ông Hân nghe những gì đã xảy ra với mẹ con cô Tầm. Tuy nhiên, ông Khanh chỉ nói con bé Tươi hiện giờ vẫn đang mất tích chưa tìm thấy, do vậy ông Khanh mới cùng người của mình đến đây để xem lại một lần nữa.
Nghe tin cô Tầm bị tai nạn tới giờ vẫn hôn mê bất tỉnh, cộng với tình trạng sức khỏe rất chi tồi tệ. Ông Hân lặng người đi, vẻ mặt bần thần như mất hồn. Những ngày qua, hai mẹ con cô Tầm lang thang dạt về đây, chính ông Hân là người giúp đỡ cho họ một chỗ trong khu chợ. Ông Hân cũng thường xuyên mua cơm cho 2 mẹ con với lý do trong chợ người ta bán không hết nên cho ông nhiều hơn khách bình thường. Bản thân ông Hân cũng có chút tình ý với cô Tầm, nhìn bề ngoài người đàn ông này có khuôn mặt không mấy thiện cảm, luôn khiến cho người khác thấy e dè, nhưng bên trong con người ông Hân lại là người sống tình cảm. Trước đây ông Hân không gai góc, mánh khóe, ma mãnh như bây giờ. Ông sống với vợ trước trong một ngôi nhà ở ngoại thành Hà Nội. Sống với nhau 7 năm những cả hai hiếm muộn nên chưa thể có con. Cuối cùng đi khám ra thì bác sĩ nói ông Hân bị vô sinh. Thời điểm đó ông suy sụp lắm, nhưng vợ vẫn ở bên an ủi nói: " Thôi thì ông trời đã bạc với mình như vậy, thì còn có tôi, tôi sẽ ở bên cạnh chăm sóc mình suốt đời, hai vợ chồng dựa nhau mà sống."
Nhưng rốt cuộc đó cũng chỉ là những lời nói đầu môi, 1 năm sau, vợ ông lấy lý do cần tiền hùn vốn với bạn làm ăn, mở tiệm quán ăn. Chứ thấy chồng một mình đi làm vất vả mà cũng chẳng đủ sống. Rồi nào phải buôn bán thì mới giàu, có tiền rồi sẽ dùng tiền đó chữa bệnh cho chồng, không được nữa thì xin con nuôi. Và vợ ông Hân đề xuất bán ngôi nhà mà hai vợ chồng đang ở, cũng là nhà của bố mẹ ông Hân để lại lấy vốn làm ăn, còn hai vợ chồng sẽ chuyển vào trong nội thành, sau khi làm quán xong sẽ ở lại đó vừa làm vừa trông quán luôn. Tiền vốn thì là của 3 người bạn nữa cùng góp vào.
Ban đầu ông Hân không chịu, bởi đây là đất hương hỏa của ông bà, bố mẹ. Nhưng vợ ông nước mắt ngắn dài, nói mong có một đứa con, cũng đi hỏi rồi, có người vô sinh nhưng gặp thầy lại chữa được. Việc chữa bệnh cần rất nhiều tiền, nếu chỉ đi làm như này thì sao có tiền mà chữa bệnh. Sau bao ngày suy nghĩ, cuối cùng ông Hân cũng vì vợ mà bán nhà. Được đâu hơn 400tr, ông đưa vợ cả, ban đầu vợ ông thuê một phòng trọ nói quán xá đang sửa chưa ở được. 3 ngày sau, ông Hân đi làm về chỉ thấy trên bàn trong phòng trọ một mảnh giấy viết tay 3 chữ của vợ: Em xin lỗi.
Hóa ra chẳng có bạn bè nào hùn vốn làm ăn ở đây cả, vợ ông chẳng hiểu thế nào lại quen một thằng trẻ hơn vợ ông cả chục tuổi. Hàng ngày ông Hân đi làm từ sáng tới chập tối, vợ ông ở nhà lén lút hẹn hò gặp gỡ bồ trẻ ở bên ngoài. Cuối cùng bập vào lưới tình, vợ ông như bị bùa mê thuốc lú, nghe bồ trẻ bày cách về nhà lừa chồng bán nhà, bán đất lấy tiền cao chạy xa bay. Thằng khốn nạn ấy biết ông Hân bị vô sinh, nó dựa vào đó bảo vợ ông về nhà cứ xoáy vào nỗi đau ấy mà khóc lóc, kiểu gì ông cũng mủi lòng.
Tình nghĩa vợ chồng 7 năm tan tành trong chốc lát, mất vợ, mất nhà.....Cuộc đời ông Hân khi ấy như chìm xuống đáy bùn. Nhưng ông nghĩ ông đáng bị như vậy, vợ ông bỏ ông bởi ông không thể làm trọn vẹn trách nhiệm của một người chồng, đó là cho cô ấy một đứa con. Ngước mắt lên nhìn trời, ông Hân chỉ còn biết cười chua chát. Hoàn cảnh đôi khi đẩy con người ta bắt buộc phải thay đổi. Ông Hân cũng một thời lang thang khắp các bãi bồi, các khu chợ, cũng mánh khóe, ma ranh đủ các trò lừa bịp để sống qua ngày. Rồi ông dạt đến khu chợ dân sinh này, đầu tiên ông cũng dở trò lừa bịp bằng cách mở một bàn quay trúng thưởng, số tiền đặt 1 có thể gấp lên 3 lần. Chợ đông người, lại đánh vào lòng tham nên không ít những kẻ lao đến thử vận may mà đâu hay rằng có quay tới đâu cũng chẳng thể trúng. À không, có trúng chứ, đôi lúc vẫn có 2-3 kẻ lạ mặt trúng thật, số tiền gấp 3, chủ bàn quay thanh toán đầy đủ. Thế là các con thiêu thân lại lao như nhìn thấy lửa, chẳng ai biết mấy kẻ ăn được tiền kia cũng thuộc nhóm của ông Hân cả.
Chẳng biết đen hay là đỏ cho ông Hân mà làm ăn được 1 ngày ông đã bị một tay bảo kê khu chợ đến phá đám. Hắn đòi ông Hân chia lợi nhuận 50-50 trong khi ôn Hân đâu chỉ làm ăn một mình. Không đồng ý, tên bảo kê đập luôn bàn quay trúng thưởng, đập cả ông Hân đến vỡ toang cả đầu, máu me be bét. Nhưng khốn nạn thay, tên bảo kê lại động trúng một gã chẳng còn gì để mất, ông Hân là một kẻ như vậy, rút dao bấm giấu trong người, ông Hân lừa lừa đâm thẳng con dao vào mắt thằng bảo kê, lúc rút dao ra cũng xin luôn một con mắt của nó. Cảnh tượng hãi hùng ấy nếu những người từng đi chợ thâm niên ở khu chợ này chẳng ai quên được. Như một câu chuyện, ông Hân biến thành anh hùng trừ gian dẹp bạo. Đám bảo kê ấy trước nay luôn hà hiếp bà con buôn bán, thu phế cao một cách vô lý. Nay tên đầu sỏ bị đâm chột mắt, cả nhóm cũng tự tan rã. Phường xã ở đấy gọi ông Hân lên, nhưng không phải phạt, họ muốn ông làm bảo vệ cho khu chợ, tránh trường hợp những băng nhóm khác lại lộng hành. Ông Hân đồng ý và gắn bó với khu chợ cho tới tận bây giờ. Cuộc sống cô độc của ông cứ thế trôi qua cho tới khi ông gặp được mẹ con cô Tầm, trái tim tưởng chừng đã nguội lạnh của ông một lần nữa lại thổn thức. Có thể ông đồng cảm với hoàn cảnh của hai mẹ con người phụ nữ lang thang khốn khổ, hoặc cũng có thể nhìn thấy cô Tầm ông đã vương tơ lòng. Nhưng ông không dám mở lời, bởi cả hai còn chưa biết gì về nhau, ông chỉ chủ động chăm lo cho mẹ con cô một chút. Đợi khi quen biết rồi, ông sẽ thổ lộ tình cảm......Nhưng ông Hân chưa kịp nói gì đã nghe tin dữ.
Vậy mà sao nét mặt của ông lại lạnh băng đến thất thần như vậy, lúc đó thượng tá Khanh đã nghĩ có lẽ ông Hân vì quá thương cảm nên mới có biểu hiện như vậy. Dù sao trước đó, thượng tá Khanh cũng đã đoán biết ông Hân có tình ý với cô Tầm. Nhưng thượng tá Khanh đâu biết, ông đã để vuột mất một cơ hội.......Vì bảo vệ Hân lúc đó không còn là bảo vệ Hân nữa.
" Xịch...xịch "
Tắt máy xe, ông Hân bước xuống mở cổng, ngôi nhà cấp 4 nằm sâu trong con ngõ cách chợ dân sinh 2km này là nhà ông Hân thuê ở trọ. Dắt xe vào bên trong, cẩn thận đóng cổng rồi khóa lại. Ông Hân xách cái túi đầy thịt đi vào trong nhà. Bên trong ngôi nhà tối om bởi tất cả các cửa đều dược đóng kín. Ông Hân cứ thế lầm lũi đi xuống sâu dưới tận bếp, trong góc bếp lúc này có trải một cái chăn làm đệm. Góc bếp tối thui bởi ánh sáng không thể chiếu được đến chỗ này.
Đặt túi thịt lên cái bàn gỗ đã cũ sát góc bếp, ông Hân nói:
- - Bố mua đồ ăn về cho con đây.
" Vụt "
Một cánh tay từ trong cái góc tối tăm, u ám ấy vừa với lên mặt bàn rồi kéo luôn túi thịt xuống dưới. Ngay lập tức, những tiếng nhồm nhoàm, tiếng cắn xé từng tảng thịt vẫn còn dính chút máu bởi đây đều là thịt tươi vừa mới mổ từ lò ra.
Mặc cho trong góc nhà đang diễn ra cảnh tượng kinh dị như vậy, nhưng ông Hân giờ đây cứ như một pho tượng đứng đó không phản ứng gì.
Trong góc nhà khẽ phát ra tiếng cười:
" He...he...he.....He...he...he..."
" Cảm...ơn...bố......con...sẽ...cho...bố...được....thỏa....lòng...mong...ước..."
" Hi...hi...hi......Hi...hi....hi..."
" Mẹ...con....cũng....đang...chờ...bố...đấy.."
" He...he....he....Hi....hi...hi....."
Ông Hân nghe vậy cũng nhoẻn miệng cười, nhưng nụ cười cũng ma mị, quái dị như tiếng cười đang phát ra nơi góc nhà. Cứ như thể hai người là một vậy.......Tiếng nhai nhồm nhoàm cứ thế phát ra cho tới khi cái túi ông Hân mang về trống không chỉ còn dính máu nơi đáy túi.
Khẽ đưa hai bàn tay mảnh khảnh nhưng đầy móng vuốt sắc nhọn lên ngang mặt, trong bóng tối, đôi mắt trắng dã của nó nhìn thẳng vào đó, cái miệng nhơ nhớp máu cùng kẽ răng vẫn đang dính những sợi thịt sống.
Nó nói:
" Chưa...đủ.....con....muốn....ăn....tiếp..."
" He..he...he.....He....he....he..."
- - Ơ kìa bác Hân, bác định đi đâu à....Chợ chỉ vừa mới họp thôi mà...? - Một người đang đi vào chợ hỏi.
Ông Hân ( bảo vệ khu chợ) quay lại nhìn bằng một ánh mắt vô hồn rồi nói:
- - Ừm, hôm nay chợ bán thịt ngon mà người ta lại để rẻ nên tôi mua một ít. Giờ chạy qua về nhà để rồi lại ra ngay.
Dứt lời ông Hân lên xe máy định phóng ra khỏi cổng chợ thì người vừa hỏi tặc lưỡi:
- - Chà chà, mua cả túi thịt to thế kia, lại còn đầy đủ cả lòng, gan, phèo, phổi.....Bác Hân hôm nay chịu chơi thế, nhà có giỗ hay sao mà mua nhiều vậy..?
Ông Hân lừ mắt ra chừng không mấy vui vẻ với câu bông đùa của gã đang đi vào chợ. Ánh mắt của ông Hân khiến người này lập tức lảng đi không dám nói gì thêm.
Ông Hân chạy xe trên đường mà cứ như một cái xác không hồn. Chiều tối ngày hôm qua, lúc tan chợ, ông Hân có ghé qua cái lán ở sau khu chợ, cũng là nơi mấy người thất nghiệp, vô gia cư đóng quân ở đó để chờ đợi người ta tới thuê đi làm. Nếu là ngày bình thường thì mẹ con cô Tầm sẽ ngủ trong lán với một vài người vô gia cư không có đủ tiền để thuê chỗ ở như trong khu ổ chuột. Nhưng tối qua ngó vào kiểm tra, ông Hân không thấy mẹ con cô Tầm đâu cả. Ông Hân trở về nhà....
Sáng nay, ông Hân tới chợ như bao ngày khác, đang đi một vòng xem xét khu vực chợ dân sinh thì bất ngờ ông Hân gặp ông Khanh. Sau một hồi nói chuyện, thăm dò, ông Khanh mới kể cho ông Hân nghe những gì đã xảy ra với mẹ con cô Tầm. Tuy nhiên, ông Khanh chỉ nói con bé Tươi hiện giờ vẫn đang mất tích chưa tìm thấy, do vậy ông Khanh mới cùng người của mình đến đây để xem lại một lần nữa.
Nghe tin cô Tầm bị tai nạn tới giờ vẫn hôn mê bất tỉnh, cộng với tình trạng sức khỏe rất chi tồi tệ. Ông Hân lặng người đi, vẻ mặt bần thần như mất hồn. Những ngày qua, hai mẹ con cô Tầm lang thang dạt về đây, chính ông Hân là người giúp đỡ cho họ một chỗ trong khu chợ. Ông Hân cũng thường xuyên mua cơm cho 2 mẹ con với lý do trong chợ người ta bán không hết nên cho ông nhiều hơn khách bình thường. Bản thân ông Hân cũng có chút tình ý với cô Tầm, nhìn bề ngoài người đàn ông này có khuôn mặt không mấy thiện cảm, luôn khiến cho người khác thấy e dè, nhưng bên trong con người ông Hân lại là người sống tình cảm. Trước đây ông Hân không gai góc, mánh khóe, ma mãnh như bây giờ. Ông sống với vợ trước trong một ngôi nhà ở ngoại thành Hà Nội. Sống với nhau 7 năm những cả hai hiếm muộn nên chưa thể có con. Cuối cùng đi khám ra thì bác sĩ nói ông Hân bị vô sinh. Thời điểm đó ông suy sụp lắm, nhưng vợ vẫn ở bên an ủi nói: " Thôi thì ông trời đã bạc với mình như vậy, thì còn có tôi, tôi sẽ ở bên cạnh chăm sóc mình suốt đời, hai vợ chồng dựa nhau mà sống."
Nhưng rốt cuộc đó cũng chỉ là những lời nói đầu môi, 1 năm sau, vợ ông lấy lý do cần tiền hùn vốn với bạn làm ăn, mở tiệm quán ăn. Chứ thấy chồng một mình đi làm vất vả mà cũng chẳng đủ sống. Rồi nào phải buôn bán thì mới giàu, có tiền rồi sẽ dùng tiền đó chữa bệnh cho chồng, không được nữa thì xin con nuôi. Và vợ ông Hân đề xuất bán ngôi nhà mà hai vợ chồng đang ở, cũng là nhà của bố mẹ ông Hân để lại lấy vốn làm ăn, còn hai vợ chồng sẽ chuyển vào trong nội thành, sau khi làm quán xong sẽ ở lại đó vừa làm vừa trông quán luôn. Tiền vốn thì là của 3 người bạn nữa cùng góp vào.
Ban đầu ông Hân không chịu, bởi đây là đất hương hỏa của ông bà, bố mẹ. Nhưng vợ ông nước mắt ngắn dài, nói mong có một đứa con, cũng đi hỏi rồi, có người vô sinh nhưng gặp thầy lại chữa được. Việc chữa bệnh cần rất nhiều tiền, nếu chỉ đi làm như này thì sao có tiền mà chữa bệnh. Sau bao ngày suy nghĩ, cuối cùng ông Hân cũng vì vợ mà bán nhà. Được đâu hơn 400tr, ông đưa vợ cả, ban đầu vợ ông thuê một phòng trọ nói quán xá đang sửa chưa ở được. 3 ngày sau, ông Hân đi làm về chỉ thấy trên bàn trong phòng trọ một mảnh giấy viết tay 3 chữ của vợ: Em xin lỗi.
Hóa ra chẳng có bạn bè nào hùn vốn làm ăn ở đây cả, vợ ông chẳng hiểu thế nào lại quen một thằng trẻ hơn vợ ông cả chục tuổi. Hàng ngày ông Hân đi làm từ sáng tới chập tối, vợ ông ở nhà lén lút hẹn hò gặp gỡ bồ trẻ ở bên ngoài. Cuối cùng bập vào lưới tình, vợ ông như bị bùa mê thuốc lú, nghe bồ trẻ bày cách về nhà lừa chồng bán nhà, bán đất lấy tiền cao chạy xa bay. Thằng khốn nạn ấy biết ông Hân bị vô sinh, nó dựa vào đó bảo vợ ông về nhà cứ xoáy vào nỗi đau ấy mà khóc lóc, kiểu gì ông cũng mủi lòng.
Tình nghĩa vợ chồng 7 năm tan tành trong chốc lát, mất vợ, mất nhà.....Cuộc đời ông Hân khi ấy như chìm xuống đáy bùn. Nhưng ông nghĩ ông đáng bị như vậy, vợ ông bỏ ông bởi ông không thể làm trọn vẹn trách nhiệm của một người chồng, đó là cho cô ấy một đứa con. Ngước mắt lên nhìn trời, ông Hân chỉ còn biết cười chua chát. Hoàn cảnh đôi khi đẩy con người ta bắt buộc phải thay đổi. Ông Hân cũng một thời lang thang khắp các bãi bồi, các khu chợ, cũng mánh khóe, ma ranh đủ các trò lừa bịp để sống qua ngày. Rồi ông dạt đến khu chợ dân sinh này, đầu tiên ông cũng dở trò lừa bịp bằng cách mở một bàn quay trúng thưởng, số tiền đặt 1 có thể gấp lên 3 lần. Chợ đông người, lại đánh vào lòng tham nên không ít những kẻ lao đến thử vận may mà đâu hay rằng có quay tới đâu cũng chẳng thể trúng. À không, có trúng chứ, đôi lúc vẫn có 2-3 kẻ lạ mặt trúng thật, số tiền gấp 3, chủ bàn quay thanh toán đầy đủ. Thế là các con thiêu thân lại lao như nhìn thấy lửa, chẳng ai biết mấy kẻ ăn được tiền kia cũng thuộc nhóm của ông Hân cả.
Chẳng biết đen hay là đỏ cho ông Hân mà làm ăn được 1 ngày ông đã bị một tay bảo kê khu chợ đến phá đám. Hắn đòi ông Hân chia lợi nhuận 50-50 trong khi ôn Hân đâu chỉ làm ăn một mình. Không đồng ý, tên bảo kê đập luôn bàn quay trúng thưởng, đập cả ông Hân đến vỡ toang cả đầu, máu me be bét. Nhưng khốn nạn thay, tên bảo kê lại động trúng một gã chẳng còn gì để mất, ông Hân là một kẻ như vậy, rút dao bấm giấu trong người, ông Hân lừa lừa đâm thẳng con dao vào mắt thằng bảo kê, lúc rút dao ra cũng xin luôn một con mắt của nó. Cảnh tượng hãi hùng ấy nếu những người từng đi chợ thâm niên ở khu chợ này chẳng ai quên được. Như một câu chuyện, ông Hân biến thành anh hùng trừ gian dẹp bạo. Đám bảo kê ấy trước nay luôn hà hiếp bà con buôn bán, thu phế cao một cách vô lý. Nay tên đầu sỏ bị đâm chột mắt, cả nhóm cũng tự tan rã. Phường xã ở đấy gọi ông Hân lên, nhưng không phải phạt, họ muốn ông làm bảo vệ cho khu chợ, tránh trường hợp những băng nhóm khác lại lộng hành. Ông Hân đồng ý và gắn bó với khu chợ cho tới tận bây giờ. Cuộc sống cô độc của ông cứ thế trôi qua cho tới khi ông gặp được mẹ con cô Tầm, trái tim tưởng chừng đã nguội lạnh của ông một lần nữa lại thổn thức. Có thể ông đồng cảm với hoàn cảnh của hai mẹ con người phụ nữ lang thang khốn khổ, hoặc cũng có thể nhìn thấy cô Tầm ông đã vương tơ lòng. Nhưng ông không dám mở lời, bởi cả hai còn chưa biết gì về nhau, ông chỉ chủ động chăm lo cho mẹ con cô một chút. Đợi khi quen biết rồi, ông sẽ thổ lộ tình cảm......Nhưng ông Hân chưa kịp nói gì đã nghe tin dữ.
Vậy mà sao nét mặt của ông lại lạnh băng đến thất thần như vậy, lúc đó thượng tá Khanh đã nghĩ có lẽ ông Hân vì quá thương cảm nên mới có biểu hiện như vậy. Dù sao trước đó, thượng tá Khanh cũng đã đoán biết ông Hân có tình ý với cô Tầm. Nhưng thượng tá Khanh đâu biết, ông đã để vuột mất một cơ hội.......Vì bảo vệ Hân lúc đó không còn là bảo vệ Hân nữa.
" Xịch...xịch "
Tắt máy xe, ông Hân bước xuống mở cổng, ngôi nhà cấp 4 nằm sâu trong con ngõ cách chợ dân sinh 2km này là nhà ông Hân thuê ở trọ. Dắt xe vào bên trong, cẩn thận đóng cổng rồi khóa lại. Ông Hân xách cái túi đầy thịt đi vào trong nhà. Bên trong ngôi nhà tối om bởi tất cả các cửa đều dược đóng kín. Ông Hân cứ thế lầm lũi đi xuống sâu dưới tận bếp, trong góc bếp lúc này có trải một cái chăn làm đệm. Góc bếp tối thui bởi ánh sáng không thể chiếu được đến chỗ này.
Đặt túi thịt lên cái bàn gỗ đã cũ sát góc bếp, ông Hân nói:
- - Bố mua đồ ăn về cho con đây.
" Vụt "
Một cánh tay từ trong cái góc tối tăm, u ám ấy vừa với lên mặt bàn rồi kéo luôn túi thịt xuống dưới. Ngay lập tức, những tiếng nhồm nhoàm, tiếng cắn xé từng tảng thịt vẫn còn dính chút máu bởi đây đều là thịt tươi vừa mới mổ từ lò ra.
Mặc cho trong góc nhà đang diễn ra cảnh tượng kinh dị như vậy, nhưng ông Hân giờ đây cứ như một pho tượng đứng đó không phản ứng gì.
Trong góc nhà khẽ phát ra tiếng cười:
" He...he...he.....He...he...he..."
" Cảm...ơn...bố......con...sẽ...cho...bố...được....thỏa....lòng...mong...ước..."
" Hi...hi...hi......Hi...hi....hi..."
" Mẹ...con....cũng....đang...chờ...bố...đấy.."
" He...he....he....Hi....hi...hi....."
Ông Hân nghe vậy cũng nhoẻn miệng cười, nhưng nụ cười cũng ma mị, quái dị như tiếng cười đang phát ra nơi góc nhà. Cứ như thể hai người là một vậy.......Tiếng nhai nhồm nhoàm cứ thế phát ra cho tới khi cái túi ông Hân mang về trống không chỉ còn dính máu nơi đáy túi.
Khẽ đưa hai bàn tay mảnh khảnh nhưng đầy móng vuốt sắc nhọn lên ngang mặt, trong bóng tối, đôi mắt trắng dã của nó nhìn thẳng vào đó, cái miệng nhơ nhớp máu cùng kẽ răng vẫn đang dính những sợi thịt sống.
Nó nói:
" Chưa...đủ.....con....muốn....ăn....tiếp..."
" He..he...he.....He....he....he..."
Bình luận facebook