Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 122 - Chương 122 ĐÁP ÁN CÂU HỎI THỨ HAI
Vương Tự Bảo lại viết ra giấy: Lại trị còn có một vấn đề đó là cơ cấu cồng kềnh, chức quyền phân công không rõ ràng, nếu như lại thành lập thêm một tổ chức, vậy có phải hàng năm quốc gia lại phải chi ra một khoản để nuôi dưỡng những người này? Còn có, sao có thể bảo đảm được các quan viên của tổ chức mới này không tham nhũng?
Chớ quên rằng bọn họ đang thay thiên tử làm việc, trong tương lai quyền lực sẽ rất lớn. Vậy dùng ai để giám sát bọn họ? Chẳng lẽ phải để Hoàng đế ra tay quản lý bọn họ? Cho dù Hoàng đế có lòng quản, nhưng ngài ở trong cung cả ngày, biết được bao nhiêu việc ở ngoài kia? Nếu như người bên dưới muốn giấu, thì ngài còn có thể biết được bao nhiêu?
Mấy câu ngắn gọn đấy của cô bé lại khiến Lâm Khê rơi vào trầm tư.
Vương Tự Bảo cũng không quấy rầy Lâm Khê, cầm bút lên bắt đầu chính thức giải đề.
Đương nhiên cô bé không thể viết ra nhiều như vậy, một bé gái chín tuổi nếu quan tâm quá nhiều đến vấn đề này, đến lúc đó không thể không khiến người khác suy nghĩ xa xôi.
Cô có thể có chút hiểu biết, thậm chí có thể nói hươu nói vượn, nhưng nếu ngay cả vấn đề sâu xa vậy mà cũng hiểu thì thật sự sẽ khiến mọi người cho rằng cô là một yêu quái khác người.
Đáp án cuối cùng Vương Tự Bảo viết vào giấy thi cũng không khác đáp án của Lâm Khê là mấy, chỉ có điều cuối cùng còn thêm một câu, nên lấy lịch sử làm gương, cần lên kế hoạch dần dần.
Ngoài ra cô còn viết thêm ghi chú: Có sao chép, tham khảo đáp án của Lâm Khê.
Đối với người khác, có lẽ đáp án như vậy càng phù hợp với độ tuổi của bọn họ.
Vương Tự Bảo nhận câu hỏi thứ ba, nhìn qua đề một lần, không lập tức trả lời.
Đề thi khoa cử lần này đúng thật là đa dạng nhưng lại toàn câu rất nhạy cảm.
Lúc này, Vĩnh Thịnh đế đã bắt đầu xem đáp án câu thứ hai của Vương Tự Bảo.
Sau khi xem xong, ngài không thể không khâm phục Vương Tự Bảo trả lời câu này rất tốt. Vì thế vội vàng triệu tập Vương Tử Nghĩa, Thái tử Hạ Lập Hiên cùng Hình bộ Thượng thư cùng đến xem.
Mọi người xem xong, trong lòng đều sáng tỏ. Hóa ra vụ án này có thể giải quyết đơn giản đến thế. Xem ra, không phải sự việc phức tạp, mà là do bọn họ suy nghĩ quá phức tạp rồi. Có lẽ chỉ có những đứa trẻ không chịu tác động của sự vật xung quanh mới có thể làm được, đơn thuần dựa vào luật pháp để giải quyết vấn đề.
Đáp án của Vương Tự Bảo là thế này:
Người con trai phạm pháp lần đầu tiên khi giết mẹ kế. Nếu tội danh mưu sát được thành lập thì trước tiên cần phán tội hắn giết mẹ kế.
Mấu chốt của vụ án này là tiểu thiếp này lên làm vợ kế có hợp lý không? Luật pháp có thừa nhận không?
Triều đình ta từ trước đến nay đều là trưởng đè thứ, trong văn bản pháp luật quy định con vợ cả có quyền tùy ý trừng trị vợ kế.
Hơn nữa cũng có văn bản quy định, nếu kẻ làm quan sủng thiếp giết vợ, nhẹ thì bị cách chức, nặng thì bị trị tội.
Để ngăn ngừa chuyện như vậy xảy ra, triều đình còn nghiêm lệnh quan viên không thể lập thiếp làm vợ, cũng không thể lập thiếp lên làm vợ như vừa nói.
Bởi vậy, việc lập thiếp lên làm vợ lẽ là không hợp lý, trong quy định luật pháp vẫn lấy danh là tiểu thiếp.
Khi tiểu thiếp có tội sát hại đương gia chủ mẫu, là con trai trưởng hắn có thể trừng trị tiểu thiếp thay mẫu thân báo thù. Do vậy, chuyện trên không đủ hình thành tội mưu sát, có thể không xử phạt.
Bởi vì khi tiểu thiếp đã chết, triều đình cũng không truy cứu tội danh sát hại đương gia chủ mẫu. Nói cách khác, triều đình đồng ý với cách làm của người con trai lén trừng trị tiểu thiếp này. Cái chết của tiểu thiếp này thuộc vào việc nhà của Ngạc Đông Tri phủ.
Nhưng quá trình phán án trước đó không xử phạt việc Ngạc Đông tri phủ sủng thê giết vợ, mong bệ hạ truy cứu xử phạt.
Thứ hai, về việc con trai kiện phụ thân ruột của mình. Theo luật pháp, tội bất hiếu chỉ những hành vi không hiếu thảo với phụ mẫu, vậy thì tất nhiên sẽ bao gồm việc không nghe lời phụ mẫu.
Tội bất hiếu đầu tiên mà đứa con này phạm phải không phải là kiện cáo phụ thân, mà là phụ thân hắn bảo hắn hiếu thảo với vị tiểu thiếp kia, nghe lời tiểu thiếp kia, nhưng hắn không những không nghe, còn giết chết tiểu thiếp kia.
Tội bất hiếu thứ hai của hắn là khi phụ thân hắn muốn giết hắn, hắn với thân phận là con ngoan đáng lẽ nên nghe lời phụ thân hắn chờ bị giết, nhưng hắn lại chạy trốn.
Còn điểm thứ ba mới là việc hắn kiện cáo chính phụ thân mình.
Bởi vậy, tội danh bất hiếu của đứa con trai căn bản không cần cãi lại, tội danh thành lập.
Nghĩ tình cảnh đáng thương để xử lí, hình phạt nhẹ nhất của tội bất hiếu là đánh trăm gậy, đem đi đày.
Nhưng vốn dĩ sự việc Ngạc Đông tri phủ vi phạm luật pháp quốc gia, đứa con trai có thể vạch trần tố giác, đại nghĩa diệt thân thuộc hành vi lập công chuộc tội. Theo luật pháp, dựa trên cơ sở tội hiện tại giảm ba bậc.
Cho nên tội cuối cùng của đứa con nên là lưu đày sung quân.
Ghi chú: Nếu như sau này có biểu hiện lập công chuộc tội có thể tiếp tục giảm hình phạt, thậm chí có thể khôi phục tự do, nói không chừng còn có thể trở thành tướng quân.
Những điều Vương Tự Bảo nói phía trước đều là lời lẽ chính đáng, nhưng khi kết thúc lại tỏ ra nghịch ngợm.
Một vụ án ồn áo hơn nửa năm có thể giải quyết dễ dàng như vậy khiến mọi người không dám tin.
Vương Tử Nghĩa vui sướng, xem con gái ta suy nghĩ thông suốt cỡ nào. Tất cả đều nói dựa trên luật pháp, không hề có một câu nói bừa.
Hạ Lập Hiên do dự trong chốc lát hỏi: "Đến cả luật pháp Bảo Muội cũng đọc hết sao? Hơn nữa là còn nhớ hết?"
Vương Tử Nghĩa dùng ánh mắt như đang nhìn một kẻ ngốc nhìn Hạ Lập Huyên, rồi nói: "Đúng vậy, nếu không con bé sao có thể phân tích vụ án này rõ ràng vậy chứ?"
Như này còn để người khác sống nữa không? Một bé gái chín tuổi không đọc "Nữ tắc", "Nữ giới", lại đi đọc luật pháp, rồi còn thuộc lòng.
Nhưng ánh mắt của biểu cô phụ sao giống hệt với ánh mắt Vương lão Tứ nhìn hắn lúc trước vậy. Đây là ánh mắt khinh bỉ nha!
Vĩnh Thịnh đế giải thích: "Nha đầu kia có bản lĩnh nhìn qua là nhớ, đây là điều người khác không thể học được".
Mọi người đều tỏ thái độ hóa ra là như vậy. Vietwriter.vn để tham gia các event hấp dẫn.
Vương Tử Nghĩa còn khiêm tốn: "Cũng không thể nói vừa nhìn là nhớ, chỉ là nhớ nhanh hơn, nhớ kỹ hơn người khác một chút thôi. Con rể tương lai nhà ta cũng không khác con bé là mấy."
Một yêu nghiệt còn chưa đủ, giờ lại dám lòi thêm đứa thứ hai.
Vương Tử Nghĩa thầm nghĩ: Ta với lão Tam nhà ta cũng không kém, chỉ là không muốn khoe khoang với mấy người thôi.
Vĩnh Thịnh đế lấy một tờ giấy trong túi ra, ngài xem xong liền đưa cho mấy người Vương Tử Nghĩa xem.
Mấy người xem xong, tất cả đều trầm tư suy nghĩ.
Những điều viết thêm trên giấy không tính là đáp án, chỉ có thể xem là Vương Tự Bảo tùy hứng viết ra mà thôi.
Từ trong vụ án này, chẵng lẽ các vị không phát hiện ra điều gì không ổn sao?
Cái gì gọi là hiếu thuận? Chẳng lẽ phụ thân mẫu thân bắt con cái làm bất cứ việc gì cũng đều phải làm sao?
Nếu như phụ thân ngươi bảo ngươi hiếu thảo với tiểu thiếp của phụ thân ngươi, ngươi có làm không? Không làm tức là bất hiếu.
Nếu như phụ thân ngươi muốn giết ngươi, vậy ngươi phải ngoan ngoãn chờ bị giết sao? Bằng không ngươi chính là bất hiếu.
Nếu phụ thân ngươi sai ngươi đi giết người, ngươi cũng phải đi sao? Không đi chính là bất hiếu.
Nếu phụ thân ngươi sai ngươi làm những việc trái với lệ thường, ta chỉ là nêu ví dụ, nêu ví dụ thôi, ví dụ như mưu phản, chẳng lẽ ngươi chỉ có thể giương mắt đứng nhìn phụ thân mình mưu phản mà không đi tố giác? Bằng không chính là bất hiếu.
Chúng ta đều nói phụ từ tử hiếu, nhưng phụ không từ như thế này, sao vẫn bắt tử phải hiếu?
Các người là đàn ông, các ngươi căn bản không biết tại sao có câu "đa niên đích tức phụ ngao thành bà"*. Bởi vì làm con dâu mọi việc nhất định đều phải nghe theo lời mẹ chồng. Cho dù là đúng hay sai, là con dâu thì nhất định phải làm theo yêu cầu của mẹ chồng, nếu không sẽ chụp mũ là bất hiếu, người con dâu sẽ bị trừng phạt, bị nhà chồng không thích, thậm chí có khả năng bị nhà chồng vứt bỏ,…
(*) Người con dâu sống lâu ở nhà chồng, được rèn luyện nhiều rồi cũng thành mẹ chồng.
Tuy rằng vụ án này xem ra chỉ là một vụ án thông thường, nhưng những điều ẩn giấu phía sau này lại là hiện tượng cực kỳ phổ biến.
Nếu đứa con không lập công chuộc tội thì sao? Nếu hắn không làm tốt thì chỉ có một con đường chết.
Vương Tự Bảo không nói những lời thừa thãi nữa, cũng không cần phải cô bé nói. Nên làm thế nào, các vị đang ngồi đây chắc hẳn đều đã có đáp án của riêng mình.
Câu hỏi thứ ba trong tay Vương Tự Bảo là câu hỏi do Bộ hộ ra đề: Làm sao để tăng thu nhập quốc khố?
Vương Tự Bảo sau khi trầm tư thì gửi đáp án cho Vĩnh Thịnh đế là: "Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính".
Vấn đề này càng nhạy cảm rồi, nếu như cô nói ra toàn bộ suy nghĩ trong lòng, không chừng có thể mang đến tai họa ngập đầu cho Thuận Hòa Hầu phủ.
Đáp án này muốn nói thì rất đơn giản: chính là gia tăng thuế má.
Nhưng thuế má từ đâu ra mới chính là mấu chốt vấn đề.
Từ dân chúng mà ra? Thời gian dài tất sẽ khiến dân chúng lầm than, thậm chí cuối cùng còn có thể dẫn đến bạo loạn. Nhưng nếu tăng thuế từ các thế gia, quý nhân, quan viên… vậy đến lúc đó không tránh khỏi khiến nhiều người phẫn nộ. Cuối cùng, đương nhiên bọn họ không thể trút giận lên Hoàng đế, nhưng chắc chắn sẽ trút giận lên người đề xuất ý kiến là Vương Tự Bảo và Hòa Thuận Hầu phủ.
Cho nên vấn đề này cô có bị điên mới nói thật, đến lúc đấy lại dẫn họa vào thân.
Nhưng cô vẫn cho Lâm Khê biết đáp án của mình.
Người có được lòng dân ắt có được thiên hạ.
Muốn có được lòng dân, cách nhanh nhất và hiện thực nhất để mua được lòng dân chính là giảm thuế.
Khi có những việc quan trọng xảy ra như đăng cơ, lập hậu, con trai cả ra đời, thọ yến hoặc là thiên tai, nhân họa… các đế vương sẽ ban bố chiếu lệnh: Đại xá thiên hạ, giảm thuế ba năm.
Theo Vương Tự Bảo, việc đại xá thiên hạ này có thể làm hoặc có thể không.
Nếu những người phạm tội ác tày trời như loạn thần tặc tử, cường đạo, sát nhân cũng được tha thì không phải sẽ khiến xã hội nguy hiểm hơn hay sao? Vậy còn không bằng sai người phúc thẩm án oan, thả những người xứng đáng được thả ra, để họ ra tù một cách quang minh chính đại, sau này đường đường chính chính làm người không phải thực tế hơn sao?
Còn giảm thuế ba năm thì sao? Xem ra là một chính sách tốt đấy, nhưng ba năm sau thì sao?
Trong vòng ba năm nếu như thu nhập quốc khố bị giảm bớt, vậy để làm đầy quốc khố thì phải bù lại phần bị giảm bớt này. Nói trắng ra, lông dê vẫn là mọc ra trên thân dê, đến cuối cùng, những khoản tiền này vẫn là lấy ra từ trên người nhân dân.
Lâm Khê xem xong, viết lên giấy: Vậy suy nghĩ của muội là gì?
Hiện giờ, càng ngày cậu càng phải nhìn vị tiểu hôn thê nhà mình với con mắt khác rồi.
Chớ quên rằng bọn họ đang thay thiên tử làm việc, trong tương lai quyền lực sẽ rất lớn. Vậy dùng ai để giám sát bọn họ? Chẳng lẽ phải để Hoàng đế ra tay quản lý bọn họ? Cho dù Hoàng đế có lòng quản, nhưng ngài ở trong cung cả ngày, biết được bao nhiêu việc ở ngoài kia? Nếu như người bên dưới muốn giấu, thì ngài còn có thể biết được bao nhiêu?
Mấy câu ngắn gọn đấy của cô bé lại khiến Lâm Khê rơi vào trầm tư.
Vương Tự Bảo cũng không quấy rầy Lâm Khê, cầm bút lên bắt đầu chính thức giải đề.
Đương nhiên cô bé không thể viết ra nhiều như vậy, một bé gái chín tuổi nếu quan tâm quá nhiều đến vấn đề này, đến lúc đó không thể không khiến người khác suy nghĩ xa xôi.
Cô có thể có chút hiểu biết, thậm chí có thể nói hươu nói vượn, nhưng nếu ngay cả vấn đề sâu xa vậy mà cũng hiểu thì thật sự sẽ khiến mọi người cho rằng cô là một yêu quái khác người.
Đáp án cuối cùng Vương Tự Bảo viết vào giấy thi cũng không khác đáp án của Lâm Khê là mấy, chỉ có điều cuối cùng còn thêm một câu, nên lấy lịch sử làm gương, cần lên kế hoạch dần dần.
Ngoài ra cô còn viết thêm ghi chú: Có sao chép, tham khảo đáp án của Lâm Khê.
Đối với người khác, có lẽ đáp án như vậy càng phù hợp với độ tuổi của bọn họ.
Vương Tự Bảo nhận câu hỏi thứ ba, nhìn qua đề một lần, không lập tức trả lời.
Đề thi khoa cử lần này đúng thật là đa dạng nhưng lại toàn câu rất nhạy cảm.
Lúc này, Vĩnh Thịnh đế đã bắt đầu xem đáp án câu thứ hai của Vương Tự Bảo.
Sau khi xem xong, ngài không thể không khâm phục Vương Tự Bảo trả lời câu này rất tốt. Vì thế vội vàng triệu tập Vương Tử Nghĩa, Thái tử Hạ Lập Hiên cùng Hình bộ Thượng thư cùng đến xem.
Mọi người xem xong, trong lòng đều sáng tỏ. Hóa ra vụ án này có thể giải quyết đơn giản đến thế. Xem ra, không phải sự việc phức tạp, mà là do bọn họ suy nghĩ quá phức tạp rồi. Có lẽ chỉ có những đứa trẻ không chịu tác động của sự vật xung quanh mới có thể làm được, đơn thuần dựa vào luật pháp để giải quyết vấn đề.
Đáp án của Vương Tự Bảo là thế này:
Người con trai phạm pháp lần đầu tiên khi giết mẹ kế. Nếu tội danh mưu sát được thành lập thì trước tiên cần phán tội hắn giết mẹ kế.
Mấu chốt của vụ án này là tiểu thiếp này lên làm vợ kế có hợp lý không? Luật pháp có thừa nhận không?
Triều đình ta từ trước đến nay đều là trưởng đè thứ, trong văn bản pháp luật quy định con vợ cả có quyền tùy ý trừng trị vợ kế.
Hơn nữa cũng có văn bản quy định, nếu kẻ làm quan sủng thiếp giết vợ, nhẹ thì bị cách chức, nặng thì bị trị tội.
Để ngăn ngừa chuyện như vậy xảy ra, triều đình còn nghiêm lệnh quan viên không thể lập thiếp làm vợ, cũng không thể lập thiếp lên làm vợ như vừa nói.
Bởi vậy, việc lập thiếp lên làm vợ lẽ là không hợp lý, trong quy định luật pháp vẫn lấy danh là tiểu thiếp.
Khi tiểu thiếp có tội sát hại đương gia chủ mẫu, là con trai trưởng hắn có thể trừng trị tiểu thiếp thay mẫu thân báo thù. Do vậy, chuyện trên không đủ hình thành tội mưu sát, có thể không xử phạt.
Bởi vì khi tiểu thiếp đã chết, triều đình cũng không truy cứu tội danh sát hại đương gia chủ mẫu. Nói cách khác, triều đình đồng ý với cách làm của người con trai lén trừng trị tiểu thiếp này. Cái chết của tiểu thiếp này thuộc vào việc nhà của Ngạc Đông Tri phủ.
Nhưng quá trình phán án trước đó không xử phạt việc Ngạc Đông tri phủ sủng thê giết vợ, mong bệ hạ truy cứu xử phạt.
Thứ hai, về việc con trai kiện phụ thân ruột của mình. Theo luật pháp, tội bất hiếu chỉ những hành vi không hiếu thảo với phụ mẫu, vậy thì tất nhiên sẽ bao gồm việc không nghe lời phụ mẫu.
Tội bất hiếu đầu tiên mà đứa con này phạm phải không phải là kiện cáo phụ thân, mà là phụ thân hắn bảo hắn hiếu thảo với vị tiểu thiếp kia, nghe lời tiểu thiếp kia, nhưng hắn không những không nghe, còn giết chết tiểu thiếp kia.
Tội bất hiếu thứ hai của hắn là khi phụ thân hắn muốn giết hắn, hắn với thân phận là con ngoan đáng lẽ nên nghe lời phụ thân hắn chờ bị giết, nhưng hắn lại chạy trốn.
Còn điểm thứ ba mới là việc hắn kiện cáo chính phụ thân mình.
Bởi vậy, tội danh bất hiếu của đứa con trai căn bản không cần cãi lại, tội danh thành lập.
Nghĩ tình cảnh đáng thương để xử lí, hình phạt nhẹ nhất của tội bất hiếu là đánh trăm gậy, đem đi đày.
Nhưng vốn dĩ sự việc Ngạc Đông tri phủ vi phạm luật pháp quốc gia, đứa con trai có thể vạch trần tố giác, đại nghĩa diệt thân thuộc hành vi lập công chuộc tội. Theo luật pháp, dựa trên cơ sở tội hiện tại giảm ba bậc.
Cho nên tội cuối cùng của đứa con nên là lưu đày sung quân.
Ghi chú: Nếu như sau này có biểu hiện lập công chuộc tội có thể tiếp tục giảm hình phạt, thậm chí có thể khôi phục tự do, nói không chừng còn có thể trở thành tướng quân.
Những điều Vương Tự Bảo nói phía trước đều là lời lẽ chính đáng, nhưng khi kết thúc lại tỏ ra nghịch ngợm.
Một vụ án ồn áo hơn nửa năm có thể giải quyết dễ dàng như vậy khiến mọi người không dám tin.
Vương Tử Nghĩa vui sướng, xem con gái ta suy nghĩ thông suốt cỡ nào. Tất cả đều nói dựa trên luật pháp, không hề có một câu nói bừa.
Hạ Lập Hiên do dự trong chốc lát hỏi: "Đến cả luật pháp Bảo Muội cũng đọc hết sao? Hơn nữa là còn nhớ hết?"
Vương Tử Nghĩa dùng ánh mắt như đang nhìn một kẻ ngốc nhìn Hạ Lập Huyên, rồi nói: "Đúng vậy, nếu không con bé sao có thể phân tích vụ án này rõ ràng vậy chứ?"
Như này còn để người khác sống nữa không? Một bé gái chín tuổi không đọc "Nữ tắc", "Nữ giới", lại đi đọc luật pháp, rồi còn thuộc lòng.
Nhưng ánh mắt của biểu cô phụ sao giống hệt với ánh mắt Vương lão Tứ nhìn hắn lúc trước vậy. Đây là ánh mắt khinh bỉ nha!
Vĩnh Thịnh đế giải thích: "Nha đầu kia có bản lĩnh nhìn qua là nhớ, đây là điều người khác không thể học được".
Mọi người đều tỏ thái độ hóa ra là như vậy. Vietwriter.vn để tham gia các event hấp dẫn.
Vương Tử Nghĩa còn khiêm tốn: "Cũng không thể nói vừa nhìn là nhớ, chỉ là nhớ nhanh hơn, nhớ kỹ hơn người khác một chút thôi. Con rể tương lai nhà ta cũng không khác con bé là mấy."
Một yêu nghiệt còn chưa đủ, giờ lại dám lòi thêm đứa thứ hai.
Vương Tử Nghĩa thầm nghĩ: Ta với lão Tam nhà ta cũng không kém, chỉ là không muốn khoe khoang với mấy người thôi.
Vĩnh Thịnh đế lấy một tờ giấy trong túi ra, ngài xem xong liền đưa cho mấy người Vương Tử Nghĩa xem.
Mấy người xem xong, tất cả đều trầm tư suy nghĩ.
Những điều viết thêm trên giấy không tính là đáp án, chỉ có thể xem là Vương Tự Bảo tùy hứng viết ra mà thôi.
Từ trong vụ án này, chẵng lẽ các vị không phát hiện ra điều gì không ổn sao?
Cái gì gọi là hiếu thuận? Chẳng lẽ phụ thân mẫu thân bắt con cái làm bất cứ việc gì cũng đều phải làm sao?
Nếu như phụ thân ngươi bảo ngươi hiếu thảo với tiểu thiếp của phụ thân ngươi, ngươi có làm không? Không làm tức là bất hiếu.
Nếu như phụ thân ngươi muốn giết ngươi, vậy ngươi phải ngoan ngoãn chờ bị giết sao? Bằng không ngươi chính là bất hiếu.
Nếu phụ thân ngươi sai ngươi đi giết người, ngươi cũng phải đi sao? Không đi chính là bất hiếu.
Nếu phụ thân ngươi sai ngươi làm những việc trái với lệ thường, ta chỉ là nêu ví dụ, nêu ví dụ thôi, ví dụ như mưu phản, chẳng lẽ ngươi chỉ có thể giương mắt đứng nhìn phụ thân mình mưu phản mà không đi tố giác? Bằng không chính là bất hiếu.
Chúng ta đều nói phụ từ tử hiếu, nhưng phụ không từ như thế này, sao vẫn bắt tử phải hiếu?
Các người là đàn ông, các ngươi căn bản không biết tại sao có câu "đa niên đích tức phụ ngao thành bà"*. Bởi vì làm con dâu mọi việc nhất định đều phải nghe theo lời mẹ chồng. Cho dù là đúng hay sai, là con dâu thì nhất định phải làm theo yêu cầu của mẹ chồng, nếu không sẽ chụp mũ là bất hiếu, người con dâu sẽ bị trừng phạt, bị nhà chồng không thích, thậm chí có khả năng bị nhà chồng vứt bỏ,…
(*) Người con dâu sống lâu ở nhà chồng, được rèn luyện nhiều rồi cũng thành mẹ chồng.
Tuy rằng vụ án này xem ra chỉ là một vụ án thông thường, nhưng những điều ẩn giấu phía sau này lại là hiện tượng cực kỳ phổ biến.
Nếu đứa con không lập công chuộc tội thì sao? Nếu hắn không làm tốt thì chỉ có một con đường chết.
Vương Tự Bảo không nói những lời thừa thãi nữa, cũng không cần phải cô bé nói. Nên làm thế nào, các vị đang ngồi đây chắc hẳn đều đã có đáp án của riêng mình.
Câu hỏi thứ ba trong tay Vương Tự Bảo là câu hỏi do Bộ hộ ra đề: Làm sao để tăng thu nhập quốc khố?
Vương Tự Bảo sau khi trầm tư thì gửi đáp án cho Vĩnh Thịnh đế là: "Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính".
Vấn đề này càng nhạy cảm rồi, nếu như cô nói ra toàn bộ suy nghĩ trong lòng, không chừng có thể mang đến tai họa ngập đầu cho Thuận Hòa Hầu phủ.
Đáp án này muốn nói thì rất đơn giản: chính là gia tăng thuế má.
Nhưng thuế má từ đâu ra mới chính là mấu chốt vấn đề.
Từ dân chúng mà ra? Thời gian dài tất sẽ khiến dân chúng lầm than, thậm chí cuối cùng còn có thể dẫn đến bạo loạn. Nhưng nếu tăng thuế từ các thế gia, quý nhân, quan viên… vậy đến lúc đó không tránh khỏi khiến nhiều người phẫn nộ. Cuối cùng, đương nhiên bọn họ không thể trút giận lên Hoàng đế, nhưng chắc chắn sẽ trút giận lên người đề xuất ý kiến là Vương Tự Bảo và Hòa Thuận Hầu phủ.
Cho nên vấn đề này cô có bị điên mới nói thật, đến lúc đấy lại dẫn họa vào thân.
Nhưng cô vẫn cho Lâm Khê biết đáp án của mình.
Người có được lòng dân ắt có được thiên hạ.
Muốn có được lòng dân, cách nhanh nhất và hiện thực nhất để mua được lòng dân chính là giảm thuế.
Khi có những việc quan trọng xảy ra như đăng cơ, lập hậu, con trai cả ra đời, thọ yến hoặc là thiên tai, nhân họa… các đế vương sẽ ban bố chiếu lệnh: Đại xá thiên hạ, giảm thuế ba năm.
Theo Vương Tự Bảo, việc đại xá thiên hạ này có thể làm hoặc có thể không.
Nếu những người phạm tội ác tày trời như loạn thần tặc tử, cường đạo, sát nhân cũng được tha thì không phải sẽ khiến xã hội nguy hiểm hơn hay sao? Vậy còn không bằng sai người phúc thẩm án oan, thả những người xứng đáng được thả ra, để họ ra tù một cách quang minh chính đại, sau này đường đường chính chính làm người không phải thực tế hơn sao?
Còn giảm thuế ba năm thì sao? Xem ra là một chính sách tốt đấy, nhưng ba năm sau thì sao?
Trong vòng ba năm nếu như thu nhập quốc khố bị giảm bớt, vậy để làm đầy quốc khố thì phải bù lại phần bị giảm bớt này. Nói trắng ra, lông dê vẫn là mọc ra trên thân dê, đến cuối cùng, những khoản tiền này vẫn là lấy ra từ trên người nhân dân.
Lâm Khê xem xong, viết lên giấy: Vậy suy nghĩ của muội là gì?
Hiện giờ, càng ngày cậu càng phải nhìn vị tiểu hôn thê nhà mình với con mắt khác rồi.
Bình luận facebook