Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 274 - Chương 274 ĐƯA TANG VÀ LÊN NGÔI
Đến ngày đưa tang Thiều Văn Đế, Chu Vĩnh Hồng và Chu Lâm Khê dẫn theo tiểu Hoàng đế Hứa Chấn Hoa đến trước linh cữu của Thiều Văn Đế ở Thiều Càn Điện, cùng truy điệu với bá quan văn võ.
Vì phải tôn kính với người đã chết, nên lần này đến Chu Vĩnh Hồng cũng làm lễ "ba quỳ chín lạy". Các quan viên ở bên cạnh thi thoảng cũng gào khóc sướt mướt, thấu tới trời xanh.
Sau cùng, bảy mươi hai phu khiêng quan tài đã qua huấn luyện đặc biệt cùng khiêng chiếc quan tài nặng nề của Thiều Văn Đế, đi ra từ cửa Đông Hưng ở Thiều Cung.
Trước xe tang của Hoàng đế là sáu mươi tư người rước cờ tang phấp phới, theo sát phía sau là một nghìn sáu trăm hai mươi tám người của đội nghi trượng, tất cả đều giơ đủ mọi binh khí, cờ phướn, giấy đốt, tiếp đó là phu khiêng quan tài, cuối cùng mới đến văn võ bá quan, hoàng thân quốc thích. Còn có một vài người liên tục rải tiền giấy trên đường đi nữa.
Thiều Văn Đế được mai táng tại lăng vua mà ông đã sớm xây cho mình từ thời trẻ.
Điều đáng nói là trong số những vật được bồi táng theo Thiều Văn Đế cũng có bức họa mà Vương Tự Bảo vẽ cho ông.
Vương Tự Bảo là nữ quyến nhưng lại may mắn trốn được, chỉ cần ở trong cung khóc theo đám phi tần là được.
Ngay sau khi Thiều Văn Đế đuợc hạ táng, việc cần làm tiếp theo chính là tổ chức đại điển đăng cơ cho tiểu Hoàng đế.
Vì cha con Chu Vĩnh Hồng luôn bận chuyện điều binh và lương thảo, việc này được giao cho quan viên bên Lễ bộ chuẩn bị.
Vương Tự Bảo cũng rất thân quen với vài vị quan ở Lễ bộ. Hai lần đại hôn của nàng đều do bọn họ giúp lo liệu.
Với lần đăng cơ này của tiểu Hoàng đế, họ còn phải tiến hành sắc phong với quy mô lớn, trong đó có một vài phi tần trong hậu cung. Ngoài ra còn phải phong thưởng cho các công thần trong lần cung biến này.
Cứ như vậy, Vương Tự Bảo cũng bận bịu theo, đến mức nàng và Chu Lâm Khê thi thoảng nhìn thấy nhau là tốt lắm rồi. Lần này ngoài việc thu xếp cũng như phong thưởng cho phi tần, cung nữ và thái giám trong hậu cung ra, nàng còn phải giúp Hứa Chấn Hoa tập luyện nghi lễ cho đại điển đăng cơ.
Hiện giờ đứa trẻ này cực kỳ ỷ lại vào nghĩa tỷ của mình là Vương Tự Bảo. Theo Vương Tự Bảo, căn nguyên gốc rễ của chuyện này có lẽ là vì cậu bé không có cảm giác an toàn.
Qua nhiều lần tiếp xúc, Vương Tự Bảo cảm thấy đứa trẻ này ngoài nhút nhát và hướng nội ra thì rất ngoan ngoãn và nghe lời. Chăm sóc cho cậu bé còn dễ hơn chăm sóc cho Vương Hử và Vương Tông.
Tất nhiên, tâm trạng của lần này không thể giống với hồi chăm Vương Hử và Vương Tông được, mà cách săn sóc cũng khác.
Mặc dù Hứa Chấn Hoa không cần phải làm gì nhiều vào ngày đăng cơ, nhưng cậu bé vẫn rất chăm chỉ luyện tập. Cho đến khi Vương Tự Bảo không thể nhìn nổi nữa, bảo dừng lại thì cậu bé mới chịu dừng. Nhưng sau đó Vương Tự Bảo nghe Hồng Phúc kể rằng tiểu Hoàng đế còn lén tự tập luyện rất nhiều lần.
Sau đó Vương Tự Bảo sai Hồng Phúc tập trung hết toàn bộ cung tần trong hậu cung đến Thiều Khôn Điện để họp.
Lần này, ngoài Lan Hương ma ma và nhóm bốn người Lương Thần, Mỹ Cảnh, Diễm Dương, Tinh Thiên ra, đứng sau Vương Tự Bảo còn còn Tô Minh Nhiễm.
Qua nhiều ngày tập luyện, Tô Minh Nhiễm đã lộ rõ khí chất của một người từng trải.
Nàng đã sớm trút bỏ cung trang, thay sang bộ quần áo sạch sẽ, giản dị. Trong số hai mươi cung nữ theo sau nàng, có một cung nữ từ đầu đến cuối cứ đeo một chiếc túi, trong túi đựng toàn giấy, mực, bút, nghiên.
Chỉ cần Tô Minh Nhiễm nghĩ ra gì, hoặc có việc gì cần dặn dò, cung nữ đó sẽ ghi lại hết.
Đây là trợ lý mà Vương Tự Bảo khuyên Tô Minh Nhiễm chọn ra, cũng tương đương với thư ký riêng cho nàng.
Hiện giờ Vương Tự Bảo phải lo liệu rất nhiều chuyện, nhóm bốn người của Lương Thần ai cũng đeo theo một chiếc hà bao. Chỉ là trong hà bao ngoại trừ bút lông ra còn có cây than chì để viết vào những lúc khẩn cấp.
Đây là lần thứ hai Vương Tự Bảo tập trung mọi người lại một chỗ. Lần này mọi người tập hợp nhanh hơn hẳn so với lần trước.
Sau khi mọi người đã hành lễ, Vương Tự Bảo bèn hỏi: "Bản công chúa nghĩ lần này mọi người hẳn đã đoán ra được lý do bản công chúa gọi mọi người tới đây rồi nhỉ." Vương Tự Bảo đưa mắt nhìn đám người rồi nói tiếp: "Chuyện lần này có liên quan đến số phận nửa đời sau của mọi người, bản công chúa cũng đã cho mọi người suy nghĩ lâu rồi. Mời mọi người đưa ra đáp án sau cùng cho bản công chúa. Trương Tần đầu tiên."
Trương Tần được gọi tên thì lập tức đứng dậy đáp: "Tần thiếp nghe theo lời của Trưởng Công chúa ạ."
Tuổi tác của nàng so với những người khác ở đây cũng khá lớn, cho dù có thể ra khỏi đây, nàng cũng không biết mình có thể làm được gì? Dựa vào gì để mưu sinh? Suốt bao năm qua nàng đã quen với mọi thứ trong này rồi.
Vương Tự Bảo gật gù, điều này cũng nằm trong dự tính của nàng. Vậy là nàng xoay người ra hiệu với Tô Minh Nhiễm. Tô Minh Nhiễm lập tức ghi lại tên và nguyện vọng của Trang Tần vào một danh sách.
Tiếp theo là Khúc Chiêu nghi. Nàng thấp thỏm nói: "Tần thiếp còn trẻ, tần thiếp không muốn bị giam cả đời trong cung, nếu được thì tần thiếp muốn xuất cung."
Vương Tự Bảo gật đầu rồi không tỏ thái độ gì, để Khúc Chiêu Nghị ngồi xuống.
Sau đó nàng lại hỏi những người có phẩm cấp cao.
Họ tên và mong muốn của những người này cũng đều được ghi vào những cuốn sổ khác nhau.
Đây là lần cơ hội cuối cùng mà Vương Tự Bảo dành cho mọi người. Vốn lần trước nàng còn quyết phải dạy cho đám người không dám tranh đấu vì bản thân này một bài học, để bọn họ hiểu rằng tự mình phải đấu tranh cho số phận của bản thân.
Vương Tự Bảo cho rằng, khi cơ hội bày ra trước mắt và mình giành lấy thì đã có nửa cơ hội thành công, nhưng nếu không biết đón nhận thì chẳng có cơ hội nào cả.
Nhưng về sau ngẫm nghĩ lại, nữ nhân ở đây đều được dạy về tam tòng tứ đức, từ khi sinh ra đã biết phục tùng. Cho nên rất ít người phản kháng lại. Tư tưởng này đã thành thâm căn cố đế rồi. Điều này khiến Vương Tự Bảo thấu hiểu cảm giác bất lực, tức giận khi thấy họ không đấu tranh của vị danh nhân nào đó.
Cũng may lần này còn có vài người biết nắm bắt cơ hội vì bản thân, khiến Vương Tự Bảo thấy mình không phí công nỗ lực. Thật ra Vương Tự Bảo muốn để những cô gái tươi trẻ đó có thể thoát ra khỏi đây, gả cho người khác, sống một cuộc sống bình thường. Dù rằng suy nghĩ và cách làm của nàng khá nổi loạn.
Vietwriter.vn
Sau khi những người quan trọng ở đây đã bày tỏ suy nghĩ và mong muốn của mình, Vương Tự Bảo đi ra sau nghỉ ngơi, để nhóm của Tô Minh Nhiễm chia nhau đi ghi chép về những người còn lại.
Vài ngày trước, Vương Tự Bảo đã sai Hồng Phúc cử người đi thu thập và chỉnh lý về ý kiến của cung nữ và thái giám trong Thiều Cung.
Khi đã gom lại ý kiến của các phi tần trong cung rồi, Vương Tự Bảo cũng đưa ra quyết định cuối cùng với bọn họ.
Trịnh Quý nhân ngay từ đầu đã nói muốn về nhà, Vương Tự Bảo bèn ban thưởng rồi sai người tạo một thân phận mới cho nàng. Vậy là nàng có thể bắt đầu một cuộc đời mới từ đây.
Với những người lần này tỏ ý muốn rời đi, Vương Tự Bảo cũng sai người lo liệu ổn thỏa cho họ.
Còn những cung phi có phẩm cấp còn lại, Vương Tự Bảo nghĩ ra cách thêm một chữ "Thái" vào trước phong hiệu của họ, ngoài ra còn tăng thêm một cấp cho phẩm hiệu của mỗi người.
Nàng không sắp xếp cho họ túc trực bên linh cữu của tiên tổ, cũng không để họ đi tu. Sau lễ lên ngôi của Hứa Chấn Hoa, nàng đưa tất cả bọn họ đến một biệt cung hoàng gia cách Thiều Kinh khá xa, để bọn họ sống những ngày tháng còn lại tại đó.
Đối với những cung nữ, thái giám muốn rời đi, Vương Tự Bảo sai Hồng Phúc phát tiền nghỉ việc cho họ rồi để họ xuất cung. Ai muốn đi theo chủ tử đến biệt cung hoàng gia thì chỉ cần chủ tử đồng ý, Vương Tự Bảo cũng sẽ cho phép.
Số còn lại là cung nữ, thái giám không nơi nương tựa và kế sinh nhai. Ngoài ra còn có những người ở những nơi như Nhạc phủ, Ngự Thiện phòng, Thái Y viện, Nội Vụ phủ vân vân, rồi số nhân lực ở các cấp quản lý quá nhiều, cũng đều phải cắt giảm hết. Vương Tự Bảo quyết định chờ khi nào thành lập Chiêm Sự phủ của mình rồi sẽ giải quyết.
Ba ngày sau là ngày lành mà Khâm Thiên Giám đã tính, cũng là ngày cử hành đại điển đăng cơ của Hứa Chấn Hoa.
Ngay từ sáng sớm, Hứa Chấn Hoa đã tắm gội sạch sẽ, mặc bộ đồ màu trắng giản dị, đi cùng Chu Vĩnh Hồng và văn võ bách quan tới Thái Miếu để tế bái tổ tiên.
"Bái tổ tiên!" Đại điển lần này do Lễ bộ Thượng thư tự mình chủ trì.
Hứa Chấn Hoa hơi căng thẳng, quay ra đằng sau nhìn. Mặc dù biết rõ Vương Tự Bảo sẽ không ở đây theo dõi mình, nhưng cậu vẫn nhìn theo thói quen.
Trước khi Hứa Chấn Hoa tới đây, Vương Tự Bảo đã cổ vũ cậu: "Hoa ca nhi, đệ yên tâm, tỷ tỷ sẽ chờ đệ ở Thiều Khôn Cung. Với cả đệ đã luyện tập cực kỹ rồi, không cần phải lo lắng đâu, hiểu chưa?"
Hứa Chấn Hoa quay đầu lại, bàn tay nắm lại thành nắm đấm nhỏ, hít một hơi thật sâu, ngẩng đầu, ưỡn ngực đi vào Thái Miếu.
"Quỳ!"
Hứa Chấn Hoa cẩn thận quỳ xuống chiếc nệm màu vàng sáng, kính cẩn dập đầu ba cái với bài vị của tổ tiên Hoàng gia. Đây là lần đầu tiên cậu tới Thái Miếu, sau này còn có cơ hội hay không còn chưa biết được. Hơn nữa không lâu sau nơi này sẽ trở thành từ đường của dòng họ khác.
"Mặc long bào cho Hoàng đế."
Những long bào dự phòng đều để dành cho người trưởng thành, mà Hứa Chấn Hoa mới tám tuổi, cho nên long bào mà cậu đang mặc được thiết kế nhỏ lại cho vừa thân hình của cậu.
Phải biết là một bộ long tinh xảo phải cần đến vài năm mới hoàn thành được. Vì thời gian gấp gáp nên cuối cùng Vương Tự Bảo quyết định sửa bộ long bào của người lớn cho nhỏ lại.
Trước sự hầu hạ của nội thị, Hứa Chấn Hoa mặc lên mình tấm áo bào màu vàng, bên trên thêu hình con rồng năm móng. Các vị đại thần trừ Chu Vĩnh Hồng ra đều quỳ xuống lạy.
"Hoàng thượng vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!"
Lễ bộ Thượng thư hô to: "Kết thúc!"
Tiếng chuông tiếng trống cùng nổi lên chúc mừng tân hoàng lên ngôi. Vì đang trong thời gian để tang Thiều Văn Đế nên nhạc được tấu không lâu.
Khi nhạc kết thúc, Chu Vĩnh Hồng dẫn đầu các đại thần tới Thiều Chính Điện, đứng theo đúng trật tự phẩm vị của mình.
Hứa Chấn Hoa được Hồng Phúc và các nội thị theo hầu, chậm rãi bước lên bậc cao, sau đó từ từ quay người lại, ngồi lên ghế rồng tượng trưng cho quyền lực tối cao.
Lễ bộ Thượng thư hô: "Bái!"
"Hoàng thượng vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!" Tất cả cùng quỳ xuống hô vang tiếng vạn tuế.
Hứa Chấn Hoa uy nghiêm đưa tay về phía trước: "Các ái khanh miễn lễ, bình thân!"
"Tạ ơn bệ hạ!"
Sau đó Thừa tướng Lưu Trường Lâm dâng hộp gấm đựng ngọc tỷ truyền quốc lên, tâu với Hứa Chấn Hoa: "Hoàng đế lên ngôi, thần xin dâng ngự bảo."
Vì phải tôn kính với người đã chết, nên lần này đến Chu Vĩnh Hồng cũng làm lễ "ba quỳ chín lạy". Các quan viên ở bên cạnh thi thoảng cũng gào khóc sướt mướt, thấu tới trời xanh.
Sau cùng, bảy mươi hai phu khiêng quan tài đã qua huấn luyện đặc biệt cùng khiêng chiếc quan tài nặng nề của Thiều Văn Đế, đi ra từ cửa Đông Hưng ở Thiều Cung.
Trước xe tang của Hoàng đế là sáu mươi tư người rước cờ tang phấp phới, theo sát phía sau là một nghìn sáu trăm hai mươi tám người của đội nghi trượng, tất cả đều giơ đủ mọi binh khí, cờ phướn, giấy đốt, tiếp đó là phu khiêng quan tài, cuối cùng mới đến văn võ bá quan, hoàng thân quốc thích. Còn có một vài người liên tục rải tiền giấy trên đường đi nữa.
Thiều Văn Đế được mai táng tại lăng vua mà ông đã sớm xây cho mình từ thời trẻ.
Điều đáng nói là trong số những vật được bồi táng theo Thiều Văn Đế cũng có bức họa mà Vương Tự Bảo vẽ cho ông.
Vương Tự Bảo là nữ quyến nhưng lại may mắn trốn được, chỉ cần ở trong cung khóc theo đám phi tần là được.
Ngay sau khi Thiều Văn Đế đuợc hạ táng, việc cần làm tiếp theo chính là tổ chức đại điển đăng cơ cho tiểu Hoàng đế.
Vì cha con Chu Vĩnh Hồng luôn bận chuyện điều binh và lương thảo, việc này được giao cho quan viên bên Lễ bộ chuẩn bị.
Vương Tự Bảo cũng rất thân quen với vài vị quan ở Lễ bộ. Hai lần đại hôn của nàng đều do bọn họ giúp lo liệu.
Với lần đăng cơ này của tiểu Hoàng đế, họ còn phải tiến hành sắc phong với quy mô lớn, trong đó có một vài phi tần trong hậu cung. Ngoài ra còn phải phong thưởng cho các công thần trong lần cung biến này.
Cứ như vậy, Vương Tự Bảo cũng bận bịu theo, đến mức nàng và Chu Lâm Khê thi thoảng nhìn thấy nhau là tốt lắm rồi. Lần này ngoài việc thu xếp cũng như phong thưởng cho phi tần, cung nữ và thái giám trong hậu cung ra, nàng còn phải giúp Hứa Chấn Hoa tập luyện nghi lễ cho đại điển đăng cơ.
Hiện giờ đứa trẻ này cực kỳ ỷ lại vào nghĩa tỷ của mình là Vương Tự Bảo. Theo Vương Tự Bảo, căn nguyên gốc rễ của chuyện này có lẽ là vì cậu bé không có cảm giác an toàn.
Qua nhiều lần tiếp xúc, Vương Tự Bảo cảm thấy đứa trẻ này ngoài nhút nhát và hướng nội ra thì rất ngoan ngoãn và nghe lời. Chăm sóc cho cậu bé còn dễ hơn chăm sóc cho Vương Hử và Vương Tông.
Tất nhiên, tâm trạng của lần này không thể giống với hồi chăm Vương Hử và Vương Tông được, mà cách săn sóc cũng khác.
Mặc dù Hứa Chấn Hoa không cần phải làm gì nhiều vào ngày đăng cơ, nhưng cậu bé vẫn rất chăm chỉ luyện tập. Cho đến khi Vương Tự Bảo không thể nhìn nổi nữa, bảo dừng lại thì cậu bé mới chịu dừng. Nhưng sau đó Vương Tự Bảo nghe Hồng Phúc kể rằng tiểu Hoàng đế còn lén tự tập luyện rất nhiều lần.
Sau đó Vương Tự Bảo sai Hồng Phúc tập trung hết toàn bộ cung tần trong hậu cung đến Thiều Khôn Điện để họp.
Lần này, ngoài Lan Hương ma ma và nhóm bốn người Lương Thần, Mỹ Cảnh, Diễm Dương, Tinh Thiên ra, đứng sau Vương Tự Bảo còn còn Tô Minh Nhiễm.
Qua nhiều ngày tập luyện, Tô Minh Nhiễm đã lộ rõ khí chất của một người từng trải.
Nàng đã sớm trút bỏ cung trang, thay sang bộ quần áo sạch sẽ, giản dị. Trong số hai mươi cung nữ theo sau nàng, có một cung nữ từ đầu đến cuối cứ đeo một chiếc túi, trong túi đựng toàn giấy, mực, bút, nghiên.
Chỉ cần Tô Minh Nhiễm nghĩ ra gì, hoặc có việc gì cần dặn dò, cung nữ đó sẽ ghi lại hết.
Đây là trợ lý mà Vương Tự Bảo khuyên Tô Minh Nhiễm chọn ra, cũng tương đương với thư ký riêng cho nàng.
Hiện giờ Vương Tự Bảo phải lo liệu rất nhiều chuyện, nhóm bốn người của Lương Thần ai cũng đeo theo một chiếc hà bao. Chỉ là trong hà bao ngoại trừ bút lông ra còn có cây than chì để viết vào những lúc khẩn cấp.
Đây là lần thứ hai Vương Tự Bảo tập trung mọi người lại một chỗ. Lần này mọi người tập hợp nhanh hơn hẳn so với lần trước.
Sau khi mọi người đã hành lễ, Vương Tự Bảo bèn hỏi: "Bản công chúa nghĩ lần này mọi người hẳn đã đoán ra được lý do bản công chúa gọi mọi người tới đây rồi nhỉ." Vương Tự Bảo đưa mắt nhìn đám người rồi nói tiếp: "Chuyện lần này có liên quan đến số phận nửa đời sau của mọi người, bản công chúa cũng đã cho mọi người suy nghĩ lâu rồi. Mời mọi người đưa ra đáp án sau cùng cho bản công chúa. Trương Tần đầu tiên."
Trương Tần được gọi tên thì lập tức đứng dậy đáp: "Tần thiếp nghe theo lời của Trưởng Công chúa ạ."
Tuổi tác của nàng so với những người khác ở đây cũng khá lớn, cho dù có thể ra khỏi đây, nàng cũng không biết mình có thể làm được gì? Dựa vào gì để mưu sinh? Suốt bao năm qua nàng đã quen với mọi thứ trong này rồi.
Vương Tự Bảo gật gù, điều này cũng nằm trong dự tính của nàng. Vậy là nàng xoay người ra hiệu với Tô Minh Nhiễm. Tô Minh Nhiễm lập tức ghi lại tên và nguyện vọng của Trang Tần vào một danh sách.
Tiếp theo là Khúc Chiêu nghi. Nàng thấp thỏm nói: "Tần thiếp còn trẻ, tần thiếp không muốn bị giam cả đời trong cung, nếu được thì tần thiếp muốn xuất cung."
Vương Tự Bảo gật đầu rồi không tỏ thái độ gì, để Khúc Chiêu Nghị ngồi xuống.
Sau đó nàng lại hỏi những người có phẩm cấp cao.
Họ tên và mong muốn của những người này cũng đều được ghi vào những cuốn sổ khác nhau.
Đây là lần cơ hội cuối cùng mà Vương Tự Bảo dành cho mọi người. Vốn lần trước nàng còn quyết phải dạy cho đám người không dám tranh đấu vì bản thân này một bài học, để bọn họ hiểu rằng tự mình phải đấu tranh cho số phận của bản thân.
Vương Tự Bảo cho rằng, khi cơ hội bày ra trước mắt và mình giành lấy thì đã có nửa cơ hội thành công, nhưng nếu không biết đón nhận thì chẳng có cơ hội nào cả.
Nhưng về sau ngẫm nghĩ lại, nữ nhân ở đây đều được dạy về tam tòng tứ đức, từ khi sinh ra đã biết phục tùng. Cho nên rất ít người phản kháng lại. Tư tưởng này đã thành thâm căn cố đế rồi. Điều này khiến Vương Tự Bảo thấu hiểu cảm giác bất lực, tức giận khi thấy họ không đấu tranh của vị danh nhân nào đó.
Cũng may lần này còn có vài người biết nắm bắt cơ hội vì bản thân, khiến Vương Tự Bảo thấy mình không phí công nỗ lực. Thật ra Vương Tự Bảo muốn để những cô gái tươi trẻ đó có thể thoát ra khỏi đây, gả cho người khác, sống một cuộc sống bình thường. Dù rằng suy nghĩ và cách làm của nàng khá nổi loạn.
Vietwriter.vn
Sau khi những người quan trọng ở đây đã bày tỏ suy nghĩ và mong muốn của mình, Vương Tự Bảo đi ra sau nghỉ ngơi, để nhóm của Tô Minh Nhiễm chia nhau đi ghi chép về những người còn lại.
Vài ngày trước, Vương Tự Bảo đã sai Hồng Phúc cử người đi thu thập và chỉnh lý về ý kiến của cung nữ và thái giám trong Thiều Cung.
Khi đã gom lại ý kiến của các phi tần trong cung rồi, Vương Tự Bảo cũng đưa ra quyết định cuối cùng với bọn họ.
Trịnh Quý nhân ngay từ đầu đã nói muốn về nhà, Vương Tự Bảo bèn ban thưởng rồi sai người tạo một thân phận mới cho nàng. Vậy là nàng có thể bắt đầu một cuộc đời mới từ đây.
Với những người lần này tỏ ý muốn rời đi, Vương Tự Bảo cũng sai người lo liệu ổn thỏa cho họ.
Còn những cung phi có phẩm cấp còn lại, Vương Tự Bảo nghĩ ra cách thêm một chữ "Thái" vào trước phong hiệu của họ, ngoài ra còn tăng thêm một cấp cho phẩm hiệu của mỗi người.
Nàng không sắp xếp cho họ túc trực bên linh cữu của tiên tổ, cũng không để họ đi tu. Sau lễ lên ngôi của Hứa Chấn Hoa, nàng đưa tất cả bọn họ đến một biệt cung hoàng gia cách Thiều Kinh khá xa, để bọn họ sống những ngày tháng còn lại tại đó.
Đối với những cung nữ, thái giám muốn rời đi, Vương Tự Bảo sai Hồng Phúc phát tiền nghỉ việc cho họ rồi để họ xuất cung. Ai muốn đi theo chủ tử đến biệt cung hoàng gia thì chỉ cần chủ tử đồng ý, Vương Tự Bảo cũng sẽ cho phép.
Số còn lại là cung nữ, thái giám không nơi nương tựa và kế sinh nhai. Ngoài ra còn có những người ở những nơi như Nhạc phủ, Ngự Thiện phòng, Thái Y viện, Nội Vụ phủ vân vân, rồi số nhân lực ở các cấp quản lý quá nhiều, cũng đều phải cắt giảm hết. Vương Tự Bảo quyết định chờ khi nào thành lập Chiêm Sự phủ của mình rồi sẽ giải quyết.
Ba ngày sau là ngày lành mà Khâm Thiên Giám đã tính, cũng là ngày cử hành đại điển đăng cơ của Hứa Chấn Hoa.
Ngay từ sáng sớm, Hứa Chấn Hoa đã tắm gội sạch sẽ, mặc bộ đồ màu trắng giản dị, đi cùng Chu Vĩnh Hồng và văn võ bách quan tới Thái Miếu để tế bái tổ tiên.
"Bái tổ tiên!" Đại điển lần này do Lễ bộ Thượng thư tự mình chủ trì.
Hứa Chấn Hoa hơi căng thẳng, quay ra đằng sau nhìn. Mặc dù biết rõ Vương Tự Bảo sẽ không ở đây theo dõi mình, nhưng cậu vẫn nhìn theo thói quen.
Trước khi Hứa Chấn Hoa tới đây, Vương Tự Bảo đã cổ vũ cậu: "Hoa ca nhi, đệ yên tâm, tỷ tỷ sẽ chờ đệ ở Thiều Khôn Cung. Với cả đệ đã luyện tập cực kỹ rồi, không cần phải lo lắng đâu, hiểu chưa?"
Hứa Chấn Hoa quay đầu lại, bàn tay nắm lại thành nắm đấm nhỏ, hít một hơi thật sâu, ngẩng đầu, ưỡn ngực đi vào Thái Miếu.
"Quỳ!"
Hứa Chấn Hoa cẩn thận quỳ xuống chiếc nệm màu vàng sáng, kính cẩn dập đầu ba cái với bài vị của tổ tiên Hoàng gia. Đây là lần đầu tiên cậu tới Thái Miếu, sau này còn có cơ hội hay không còn chưa biết được. Hơn nữa không lâu sau nơi này sẽ trở thành từ đường của dòng họ khác.
"Mặc long bào cho Hoàng đế."
Những long bào dự phòng đều để dành cho người trưởng thành, mà Hứa Chấn Hoa mới tám tuổi, cho nên long bào mà cậu đang mặc được thiết kế nhỏ lại cho vừa thân hình của cậu.
Phải biết là một bộ long tinh xảo phải cần đến vài năm mới hoàn thành được. Vì thời gian gấp gáp nên cuối cùng Vương Tự Bảo quyết định sửa bộ long bào của người lớn cho nhỏ lại.
Trước sự hầu hạ của nội thị, Hứa Chấn Hoa mặc lên mình tấm áo bào màu vàng, bên trên thêu hình con rồng năm móng. Các vị đại thần trừ Chu Vĩnh Hồng ra đều quỳ xuống lạy.
"Hoàng thượng vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!"
Lễ bộ Thượng thư hô to: "Kết thúc!"
Tiếng chuông tiếng trống cùng nổi lên chúc mừng tân hoàng lên ngôi. Vì đang trong thời gian để tang Thiều Văn Đế nên nhạc được tấu không lâu.
Khi nhạc kết thúc, Chu Vĩnh Hồng dẫn đầu các đại thần tới Thiều Chính Điện, đứng theo đúng trật tự phẩm vị của mình.
Hứa Chấn Hoa được Hồng Phúc và các nội thị theo hầu, chậm rãi bước lên bậc cao, sau đó từ từ quay người lại, ngồi lên ghế rồng tượng trưng cho quyền lực tối cao.
Lễ bộ Thượng thư hô: "Bái!"
"Hoàng thượng vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!" Tất cả cùng quỳ xuống hô vang tiếng vạn tuế.
Hứa Chấn Hoa uy nghiêm đưa tay về phía trước: "Các ái khanh miễn lễ, bình thân!"
"Tạ ơn bệ hạ!"
Sau đó Thừa tướng Lưu Trường Lâm dâng hộp gấm đựng ngọc tỷ truyền quốc lên, tâu với Hứa Chấn Hoa: "Hoàng đế lên ngôi, thần xin dâng ngự bảo."
Bình luận facebook