Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 294 - Chương 294BÀN BẠC (2)
"Vậy con cần phụ thân làm gì?" Vương Tử Nghĩa dò hỏi.
"Sau này lập y quán của nữ tử, con tính sẽ bảo người của Chiêm Sự phủ làm. Nhưng về chuyện bồi dưỡng, con muốn để phụ thân giúp con tổ chức và thành lập thư viện này. Nếu như tương lai thư viện này phát triển tốt thì phụ thân sẽ là người sáng lập, chính là người mở đường. Không chừng còn có thể được ghi vào sử sách nữa. Gia đình chúng ta cần nhiều danh tiếng hơn." Vương Tự Bảo nói lời thẳng thắn.
"Cái này ta thử làm xem sao." Vương Tử Nghĩa suy nghĩ rồi kiến nghị: "Nếu chúng ta muốn lập thì phải phân biệt nam nữ, tốt nhất phân thành hai bộ phận thư viện nam, nữ. Tốt nhất là do con phụ trách nhóm nữ tử."
Đúng vậy, đây không phải là viện y học thời hiện đại, bác sĩ nam thực tập còn có thể tới xem sản phụ sinh em bé.
Khám bệnh cứu chữa cho người ta không giống với những cái khác, bất cứ lúc nào cũng phải kiểm tra cơ thể của bệnh nhân. Cấu tạo cơ thể nam nữ lại không giống nhau, nơi đây lại coi trọng khác biệt nam nữ như vậy, quả thực là không những nên phân ra để dạy học mà tốt nhất còn phải phân thành thư viện nam, nữ thì khá tốt. Đề nghị này của phụ thân lại nhắc nhở nàng.
Vì thế Vương Tự Bảo tán thành nói: "Vậy vấn đề này sẽ như phụ thân nói, đợi tới lúc xây xong thư viện y học này, tốt nhất là phân thành nữ viện và nam viện."
Còn lại thì mấy người thảo luận về những chi tiết để xây dựng thư viện, ví như xây thư viện ở đâu? Mỗi lần thì tốt nhất là thư viện sẽ thu nhận bao nhiêu người? Nên mời các tiên sinh từ những nơi nào…?
Tới lúc bàn bạc xong những chuyện này, Vương Dụ Tuần lên tiếng hỏi: "Đúng rồi Bảo Muội, lúc nãy muội nói có hai việc, việc còn lại là gì vậy?"
Vương Tự Bảo không giấu giếm: "Muội còn muốn xây dựng hai, ba học viện cỡ lớn, kiểu giống như Học viện Hoàng gia ấy. Tốt nhất là nên thành lập ở hai miền nam, bắc, để dễ lôi kéo nhiều học trò ở Thiều Quốc hơn. Nếu như có thể thành lập được thì sau này cho dù lão vương gia chúng ta có rút khỏi triều đình cũng sẽ không có người dám coi thường chúng ta."
Lời này nói ra quả thực là quá thẳng thắn rồi. Ở thời đại này đáng được coi trọng nhất đó là tôn sư trọng đạo. Tương lai chỉ cần là người tới học ở học viện thì đều được coi là học trò của nhà họ. Nghĩ thôi cũng biết, tới lúc những người này thành tài, thì nhân mạch và tài nguyên của gia đình họ sẽ lớn đến mức nào.
Vương Tự Bảo nói chuyện thẳng thắn, thậm chí có chút mong công danh lợi lộc trong đó nữa. Có điều, Vương Tự Nghĩa và Vương Dụ Tuần nghe thấy thì lại vô cùng thoải mái. Đều nói nữ nhi đã được gả giống như bát nước đổ đi, Bảo Muội nhà họ thì lại không giống thế, cho dù đã gả cho người ta rồi nhưng vẫn suy nghĩ cho nhà mẹ đẻ.
Theo lý mà nói, đây là đại kỵ của những nữ tử đã xuất giá ở thời đại này.
Nơi đây coi trọng việc xuất giá tòng phu. Cũng chính là nói sau khi nữ tử xuất giá thì nên hoàn toàn nghe theo mệnh lệnh của gia đình nhà chồng để làm việc. Nhà mẹ đẻ cơ hồ như là đã đặt "dấu chấm hết" rồi.
Nhưng Vương Tự Bảo luôn cảm thấy có một số nữ nhân sau khi được gả đi thì không nghĩ cho nhà mẹ đẻ thì thật là ngu xuẩn. Hiện thực ở nơi đây chính là, địa vị cao thấp của nữ nhân lúc ở nhà mẹ đẻ trên thực tế sẽ quyết định địa vị cao thấp của nữ nhân ở nhà chồng, sẽ liên quan trực tiếp tới cuộc sống tốt xấu và quyền lên tiếng của nữ nhân ở nhà chồng.
Có điều bây giờ nhà chồng của Vương Tự Bảo có thể nói là có địa vị cao nhất Thiều Quốc hiện nay rồi, nhà mẹ đẻ nàng cũng chỉ có cách tạo phản mới có thể vượt qua được nhà chồng. Đương nhiên điều này có nghĩ cũng không cần nghĩ rồi. Điều này đã được định sẵn rồi, nhà mẹ đẻ của nàng không cách nào dùng quyền thế và địa vị của mình để chèn ép nhà chồng được.
Nhưng nếu như nhà mẹ đẻ của nàng có địa vị cao, có tiếng nói nhất định ở Thiều Quốc, thì người ngoài có muốn khiến nàng ấm ức cũng cần phải suy nghĩ kỹ. Phương thức gây ấm ức trực tiếp nhất đương nhiên là tặng người, tặng đủ loại nữ nhân cho Chu Lâm Khê.
Tuy trước mắt không có ai làm như vậy, nhưng không có nghĩa là không ai có suy nghĩ như thế. Giả sử địa vị của cả nhà Chu Lâm Khê tăng lên một bậc nữa, vậy thì sẽ có người sẽ lấy cái cớ là vì để hậu cung đông đúc gì đó, vì để hoàng thất con cháu đầy đàn gì đó, quang minh chính đại mà tặng người cho Chu Lâm khê. Tuy không có khả năng Chu Lâm Khê sẽ làm như vậy nhưng mà chỉ cần có người nói và làm như thế, đoán là cho dù là nữ nhân nào nghe thấy thì trong lòng đều sẽ không được thoải mái.
Vương Tự Bảo lại muốn xem xem, nếu như trong tình huống lão vương gia nhà họ giậm chân một cái trên triều đình, tới lúc đó ai còn có gan để nhắc tới chuyện này? Chỉ cần có người dám nhắc, thì Vương Tự Bảo dám cho người đó tặng người, cho tới khi làm loạn tới hậu viện nhà họ khiến gà chó không được yên mới suy nghĩ có nên dừng tay không.
Vương Tử Nghĩa không biết con gái nhỏ của mình lại có mặt độc ác tàn nhẫn như thế. Ông cẩn thận suy nghĩ những đề xuất của Vương Tự Bảo rồi gật đầu bày tỏ tán thành: "Ý kiến này không tồi. Nhưng nếu như muốn thành lập học viện thì tốt nhất không nên lấy danh nghĩa của cá nhân ta để lập, vẫn là nên lấy danh nghĩa của gia tộc lão vương gia chúng ta thì tốt hơn."
Trên triều đình quy định người làm quan không thể kinh doanh buôn bán, nhưng mở học viện thì lại không thuộc phạm vi này. Tuy mở học viện cũng là kiếm tiền nhưng mà trong mắt người ngoài nhìn nhận thì tính chất hoàn toàn khác. Không những không khiến người ta cảm thấy như con buôn mà còn sẽ được người ta kính trọng.
Sở dĩ Vương Tử Nghĩa không tính toán danh lợi cá nhân chỉ là vì muốn giành danh phận, giành sản nghiệp cho gia tộc, lót đường cho con cháu đời sau.
"Được. Nhưng mà vẫn cần phải lấy danh hiệu của phụ thân để làm việc mới được. Nếu thành lập học viện thì có rất nhiều người đều hướng về danh hiệu đại nho mới tới. Mà danh tiếng của phụ thân trong các văn nhân mới là điều kiện trọng yếu để chúng ta thành lập học viện."
Vương Tử Nghĩa gật đầu hiểu rõ, tiếp đó ông lại dò hỏi: "Vậy con muốn ai quản lý học viện này?"
Vương Tự Bảo trả lời rất nhanh: "Con muốn để Lục đường ca quản lý. Tính cách của huynh ấy không đủ khôn khéo, không phù hợp với quan trường. Làm một sơn trưởng, viện trưởng là lựa chọn không tồi.
Vương Dụ Dương là người chính trực, kinh nghiệm xã hội cũng không nhiều, thuộc kiểu mọt sách. Nếu như thật sự để hắn bước vào quan trường thì chưa chắc đã là chuyện tốt. Không chừng còn trở thành người gây trở ngại, đồng bọn như heo.
"Con thấy đề nghị này của Bảo Muội không tồi. Lão Lục làm cái này thích hợp hơn." Vương Dụ Tuần lập tức tán thành.
"Ừm. Ta cũng tán thành đề nghị này." Lúc bắt đầu Vương Tử Nghĩa muốn, nếu có thể sẽ để Vương Dụ Dương tới Hàn Lâm Viện. Bây giờ xem ra như thế cũng tốt, chỉ cần cho hắn một chức quan chứ không phải dân thường là được.
Vương Tự Bảo lại tiếp tục nói: "Ngoài ra, trừ học viện lớn ra thì con còn muốn lập một số học đường để dạy những nội dung đơn giản, để càng nhiều người có thể đọc sách biết chữ." Nàng lại giải thích thêm: "Học đường như thế không phải là để bồi dưỡng người đi thi khoa cử, mà hoàn toàn là vì để có càng nhiều người biết đọc, biết viết hơn. Đợi sau này nếu như có chính lệnh gì ban xuống thì có thể khiến nhiều bách tính đọc hiểu hơn, như thế có lợi cho việc thực thi chính lệnh."
"Nói cách nghĩ cụ thể của con đi." Lúc này Vương Tử Nghĩa khá có hứng thú, đây là đại sự lợi nước lợi dân.
Vương Dụ Tuần cũng cảm thấy nếu như chuyện này thành công thì cũng sẽ rất có lợi với bản thân hắn.
Cái gọi là không ở vị trí này sẽ không quan tâm tới, chính là bởi vì bây giờ thân phận của Vương Dụ Tuần và Vương Tử Nghĩa rất đặc biệt, cho nên họ vô cùng có hứng thú với những đề tài đề cập tới bách tính và đề cập tới giáo dục.
"Con từng nghĩ tới chuyện này, chúng ta cũng không cần phải đầu tư một lúc nhiều như vậy, cũng không cần thành lập nhiều học đường một lúc như thế. Dù sao thì có rất nhiều người chưa chắc đã có thể nhận thức được. Chúng ta cứ dần dần, có thể tìm nơi làm thí điểm để tiến hành thử nghiệm trước. Nếu như vào ngày mùa mà bảo bách tính bỏ công việc trong tay xuống để đi học thì chắc chắn bọn họ sẽ không làm. Trong mắt bọn họ, đã không thể nuôi sống được bản thân thì học những thứ đó có tác dụng gì? Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sắp xếp việc học của họ vào mùa Đông, thời gian rảnh rỗi sau vụ mùa."
"Bảo Muội, con tiếp tục nói nghe xem." Vương Tử Nghĩa khích lệ.
"Được. Con đang nghĩ, một con cừu thì đuổi, hai con thì chăn, một bầy cừu thì chẳng phải vẫn chăn sao? Nếu như vì để dạy mọi người biết chữ trong một khoảng thời gian ít ỏi vào những ngày nhàn rỗi mùa Đông, thì không cần phải xây phòng học gì cả. Theo con biết, thông thường trong thôn làng sẽ có những nơi lớn một chút như từ đường có thể chứa được toàn bộ người trong thôn tụ tập cùng nhau. Tới lúc đó chúng ta chỉ cần sắp xếp người dạy, mọi người cùng học chữ ở nơi đó là được rồi. Cứ như thế, còn có thể tiết kiệm được một khoản chi tiêu không cần thiết. Giả sử chuyện này không làm được thì chúng ta cũng sẽ không tổn thất gì cả."
Vietwriter.vn
Vương Tự Bảo cũng không nắm chắc chuyện này. Bởi vậy, không thể không cân nhắc tới những mạo hiểm trong đó.
"Lúc nãy con cũng nói rồi, mục đích chúng ta lập học đường này là không phải để bồi dưỡng người ta thành tài, thi khoa cử, chỉ là để càng nhiều người biết đọc, biết viết hơn. Đương nhiên, nếu như trong số những người này mà có hạt giống tốt, thì nhà chúng ta cũng không ngại bỏ vốn cung cấp cho họ tới thư viện lớn của chúng ta học tập. Nhưng với những người không có thiên phú thì chúng ta cũng không cần ôm kỳ vọng quá lớn, cho rằng khi dạy họ thì họ cần phải biết. Người mà chúng ta phái đi nhất định phải có nhận thức này mới được. Chúng ta không ngại việc phải dạy họ nhiều lần, tiến trình dạy cần phải làm chậm lại cho thích hợp. Còn có nữa đó là, nếu như mấy người đó học một lần mà không biết, thì để họ học hai lần, hai lần vẫn không biết thì để họ học ba lần. Mỗi năm chúng ta cũng cần phổ cập dạy học như thế. Đồng thời phải luôn tiếp diễn mới được."
Nói thẳng ra, Vương Tự Bảo là muốn làm một chương trình văn hóa xuống thôn làng. Còn về nói những cuốn sách, giấy bút sẽ dùng tới trong đó thì Vương Tự Bảo tính sẽ phát dưới hình thức làm phần thưởng cho người có sự thể hiện tốt. Không nhất định phải tất cả mọi người đều biết viết, chỉ cần có thể nhận biết mặt chữ là được.
Ngoài ra, có rất nhiều đứa trẻ chính bởi vì chưa từng có cơ hội học hành cho nên đã bỏ lỡ độ tuổi học tập tốt nhất, do đó chúng long đong, tầm thường cả đời. Không chừng thông qua phương thức như thế này mà thật sự có thể phát hiện ra rất nhiều đứa trẻ có thiên phú học tập nữa. Nếu như thật sự như vậy thì Vương Tự Bảo không để ý tới việc móc tiền ra cho những đứa trẻ này học tập.
"Đề nghị này cũng khá hay. Xem ra Bảo Muội có cách nghĩ này cũng không phải ngày một ngày hai nữa nhỉ." Thấy Vương Tự Bảo gật đầu, Vương Tử Nghĩa tiếp tục nói: "Nhưng không dễ làm như vậy đâu. Có điều nếu như con và Khê ca nhi có đất phong của mình, cho dù sau này các con có tới sống ở đất phong hay không, chúng ta đều có thể lấy nơi đó để làm thí điểm."
Làm việc gì nếu như không nắm chắc thì có thể lựa chọn tiến hành thử nghiệm với phạm vi nhỏ. Khái niệm này là tư tưởng Vương Tự Bảo truyền thụ từng chút từng chút một cho người nhà nàng. Bây giờ cả nhà đều luyện thành thói quen rồi.
Vương Tử Nghĩa nói xong rồi nhìn Vương Dụ Tuần.
Vương Dụ Tuần gật đầu nói: "Ý kiến này quả thực rất hay. Con tin rằng, cho dù là ai có suy nghĩ này trong đầu, tương lai sẽ có một ngày có được sự công nhận của bách tính toàn thiên hạ. Đây cũng coi như là để mua chuộc lòng người cho cha con Lâm Khê và cả nhà chúng ta nữa."
Hả? Lời nói này hình như còn thẳng thắn hơn lời của nàng nữa đấy! Nghĩ cũng thật lâu dài.
"Sau này lập y quán của nữ tử, con tính sẽ bảo người của Chiêm Sự phủ làm. Nhưng về chuyện bồi dưỡng, con muốn để phụ thân giúp con tổ chức và thành lập thư viện này. Nếu như tương lai thư viện này phát triển tốt thì phụ thân sẽ là người sáng lập, chính là người mở đường. Không chừng còn có thể được ghi vào sử sách nữa. Gia đình chúng ta cần nhiều danh tiếng hơn." Vương Tự Bảo nói lời thẳng thắn.
"Cái này ta thử làm xem sao." Vương Tử Nghĩa suy nghĩ rồi kiến nghị: "Nếu chúng ta muốn lập thì phải phân biệt nam nữ, tốt nhất phân thành hai bộ phận thư viện nam, nữ. Tốt nhất là do con phụ trách nhóm nữ tử."
Đúng vậy, đây không phải là viện y học thời hiện đại, bác sĩ nam thực tập còn có thể tới xem sản phụ sinh em bé.
Khám bệnh cứu chữa cho người ta không giống với những cái khác, bất cứ lúc nào cũng phải kiểm tra cơ thể của bệnh nhân. Cấu tạo cơ thể nam nữ lại không giống nhau, nơi đây lại coi trọng khác biệt nam nữ như vậy, quả thực là không những nên phân ra để dạy học mà tốt nhất còn phải phân thành thư viện nam, nữ thì khá tốt. Đề nghị này của phụ thân lại nhắc nhở nàng.
Vì thế Vương Tự Bảo tán thành nói: "Vậy vấn đề này sẽ như phụ thân nói, đợi tới lúc xây xong thư viện y học này, tốt nhất là phân thành nữ viện và nam viện."
Còn lại thì mấy người thảo luận về những chi tiết để xây dựng thư viện, ví như xây thư viện ở đâu? Mỗi lần thì tốt nhất là thư viện sẽ thu nhận bao nhiêu người? Nên mời các tiên sinh từ những nơi nào…?
Tới lúc bàn bạc xong những chuyện này, Vương Dụ Tuần lên tiếng hỏi: "Đúng rồi Bảo Muội, lúc nãy muội nói có hai việc, việc còn lại là gì vậy?"
Vương Tự Bảo không giấu giếm: "Muội còn muốn xây dựng hai, ba học viện cỡ lớn, kiểu giống như Học viện Hoàng gia ấy. Tốt nhất là nên thành lập ở hai miền nam, bắc, để dễ lôi kéo nhiều học trò ở Thiều Quốc hơn. Nếu như có thể thành lập được thì sau này cho dù lão vương gia chúng ta có rút khỏi triều đình cũng sẽ không có người dám coi thường chúng ta."
Lời này nói ra quả thực là quá thẳng thắn rồi. Ở thời đại này đáng được coi trọng nhất đó là tôn sư trọng đạo. Tương lai chỉ cần là người tới học ở học viện thì đều được coi là học trò của nhà họ. Nghĩ thôi cũng biết, tới lúc những người này thành tài, thì nhân mạch và tài nguyên của gia đình họ sẽ lớn đến mức nào.
Vương Tự Bảo nói chuyện thẳng thắn, thậm chí có chút mong công danh lợi lộc trong đó nữa. Có điều, Vương Tự Nghĩa và Vương Dụ Tuần nghe thấy thì lại vô cùng thoải mái. Đều nói nữ nhi đã được gả giống như bát nước đổ đi, Bảo Muội nhà họ thì lại không giống thế, cho dù đã gả cho người ta rồi nhưng vẫn suy nghĩ cho nhà mẹ đẻ.
Theo lý mà nói, đây là đại kỵ của những nữ tử đã xuất giá ở thời đại này.
Nơi đây coi trọng việc xuất giá tòng phu. Cũng chính là nói sau khi nữ tử xuất giá thì nên hoàn toàn nghe theo mệnh lệnh của gia đình nhà chồng để làm việc. Nhà mẹ đẻ cơ hồ như là đã đặt "dấu chấm hết" rồi.
Nhưng Vương Tự Bảo luôn cảm thấy có một số nữ nhân sau khi được gả đi thì không nghĩ cho nhà mẹ đẻ thì thật là ngu xuẩn. Hiện thực ở nơi đây chính là, địa vị cao thấp của nữ nhân lúc ở nhà mẹ đẻ trên thực tế sẽ quyết định địa vị cao thấp của nữ nhân ở nhà chồng, sẽ liên quan trực tiếp tới cuộc sống tốt xấu và quyền lên tiếng của nữ nhân ở nhà chồng.
Có điều bây giờ nhà chồng của Vương Tự Bảo có thể nói là có địa vị cao nhất Thiều Quốc hiện nay rồi, nhà mẹ đẻ nàng cũng chỉ có cách tạo phản mới có thể vượt qua được nhà chồng. Đương nhiên điều này có nghĩ cũng không cần nghĩ rồi. Điều này đã được định sẵn rồi, nhà mẹ đẻ của nàng không cách nào dùng quyền thế và địa vị của mình để chèn ép nhà chồng được.
Nhưng nếu như nhà mẹ đẻ của nàng có địa vị cao, có tiếng nói nhất định ở Thiều Quốc, thì người ngoài có muốn khiến nàng ấm ức cũng cần phải suy nghĩ kỹ. Phương thức gây ấm ức trực tiếp nhất đương nhiên là tặng người, tặng đủ loại nữ nhân cho Chu Lâm Khê.
Tuy trước mắt không có ai làm như vậy, nhưng không có nghĩa là không ai có suy nghĩ như thế. Giả sử địa vị của cả nhà Chu Lâm Khê tăng lên một bậc nữa, vậy thì sẽ có người sẽ lấy cái cớ là vì để hậu cung đông đúc gì đó, vì để hoàng thất con cháu đầy đàn gì đó, quang minh chính đại mà tặng người cho Chu Lâm khê. Tuy không có khả năng Chu Lâm Khê sẽ làm như vậy nhưng mà chỉ cần có người nói và làm như thế, đoán là cho dù là nữ nhân nào nghe thấy thì trong lòng đều sẽ không được thoải mái.
Vương Tự Bảo lại muốn xem xem, nếu như trong tình huống lão vương gia nhà họ giậm chân một cái trên triều đình, tới lúc đó ai còn có gan để nhắc tới chuyện này? Chỉ cần có người dám nhắc, thì Vương Tự Bảo dám cho người đó tặng người, cho tới khi làm loạn tới hậu viện nhà họ khiến gà chó không được yên mới suy nghĩ có nên dừng tay không.
Vương Tử Nghĩa không biết con gái nhỏ của mình lại có mặt độc ác tàn nhẫn như thế. Ông cẩn thận suy nghĩ những đề xuất của Vương Tự Bảo rồi gật đầu bày tỏ tán thành: "Ý kiến này không tồi. Nhưng nếu như muốn thành lập học viện thì tốt nhất không nên lấy danh nghĩa của cá nhân ta để lập, vẫn là nên lấy danh nghĩa của gia tộc lão vương gia chúng ta thì tốt hơn."
Trên triều đình quy định người làm quan không thể kinh doanh buôn bán, nhưng mở học viện thì lại không thuộc phạm vi này. Tuy mở học viện cũng là kiếm tiền nhưng mà trong mắt người ngoài nhìn nhận thì tính chất hoàn toàn khác. Không những không khiến người ta cảm thấy như con buôn mà còn sẽ được người ta kính trọng.
Sở dĩ Vương Tử Nghĩa không tính toán danh lợi cá nhân chỉ là vì muốn giành danh phận, giành sản nghiệp cho gia tộc, lót đường cho con cháu đời sau.
"Được. Nhưng mà vẫn cần phải lấy danh hiệu của phụ thân để làm việc mới được. Nếu thành lập học viện thì có rất nhiều người đều hướng về danh hiệu đại nho mới tới. Mà danh tiếng của phụ thân trong các văn nhân mới là điều kiện trọng yếu để chúng ta thành lập học viện."
Vương Tử Nghĩa gật đầu hiểu rõ, tiếp đó ông lại dò hỏi: "Vậy con muốn ai quản lý học viện này?"
Vương Tự Bảo trả lời rất nhanh: "Con muốn để Lục đường ca quản lý. Tính cách của huynh ấy không đủ khôn khéo, không phù hợp với quan trường. Làm một sơn trưởng, viện trưởng là lựa chọn không tồi.
Vương Dụ Dương là người chính trực, kinh nghiệm xã hội cũng không nhiều, thuộc kiểu mọt sách. Nếu như thật sự để hắn bước vào quan trường thì chưa chắc đã là chuyện tốt. Không chừng còn trở thành người gây trở ngại, đồng bọn như heo.
"Con thấy đề nghị này của Bảo Muội không tồi. Lão Lục làm cái này thích hợp hơn." Vương Dụ Tuần lập tức tán thành.
"Ừm. Ta cũng tán thành đề nghị này." Lúc bắt đầu Vương Tử Nghĩa muốn, nếu có thể sẽ để Vương Dụ Dương tới Hàn Lâm Viện. Bây giờ xem ra như thế cũng tốt, chỉ cần cho hắn một chức quan chứ không phải dân thường là được.
Vương Tự Bảo lại tiếp tục nói: "Ngoài ra, trừ học viện lớn ra thì con còn muốn lập một số học đường để dạy những nội dung đơn giản, để càng nhiều người có thể đọc sách biết chữ." Nàng lại giải thích thêm: "Học đường như thế không phải là để bồi dưỡng người đi thi khoa cử, mà hoàn toàn là vì để có càng nhiều người biết đọc, biết viết hơn. Đợi sau này nếu như có chính lệnh gì ban xuống thì có thể khiến nhiều bách tính đọc hiểu hơn, như thế có lợi cho việc thực thi chính lệnh."
"Nói cách nghĩ cụ thể của con đi." Lúc này Vương Tử Nghĩa khá có hứng thú, đây là đại sự lợi nước lợi dân.
Vương Dụ Tuần cũng cảm thấy nếu như chuyện này thành công thì cũng sẽ rất có lợi với bản thân hắn.
Cái gọi là không ở vị trí này sẽ không quan tâm tới, chính là bởi vì bây giờ thân phận của Vương Dụ Tuần và Vương Tử Nghĩa rất đặc biệt, cho nên họ vô cùng có hứng thú với những đề tài đề cập tới bách tính và đề cập tới giáo dục.
"Con từng nghĩ tới chuyện này, chúng ta cũng không cần phải đầu tư một lúc nhiều như vậy, cũng không cần thành lập nhiều học đường một lúc như thế. Dù sao thì có rất nhiều người chưa chắc đã có thể nhận thức được. Chúng ta cứ dần dần, có thể tìm nơi làm thí điểm để tiến hành thử nghiệm trước. Nếu như vào ngày mùa mà bảo bách tính bỏ công việc trong tay xuống để đi học thì chắc chắn bọn họ sẽ không làm. Trong mắt bọn họ, đã không thể nuôi sống được bản thân thì học những thứ đó có tác dụng gì? Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sắp xếp việc học của họ vào mùa Đông, thời gian rảnh rỗi sau vụ mùa."
"Bảo Muội, con tiếp tục nói nghe xem." Vương Tử Nghĩa khích lệ.
"Được. Con đang nghĩ, một con cừu thì đuổi, hai con thì chăn, một bầy cừu thì chẳng phải vẫn chăn sao? Nếu như vì để dạy mọi người biết chữ trong một khoảng thời gian ít ỏi vào những ngày nhàn rỗi mùa Đông, thì không cần phải xây phòng học gì cả. Theo con biết, thông thường trong thôn làng sẽ có những nơi lớn một chút như từ đường có thể chứa được toàn bộ người trong thôn tụ tập cùng nhau. Tới lúc đó chúng ta chỉ cần sắp xếp người dạy, mọi người cùng học chữ ở nơi đó là được rồi. Cứ như thế, còn có thể tiết kiệm được một khoản chi tiêu không cần thiết. Giả sử chuyện này không làm được thì chúng ta cũng sẽ không tổn thất gì cả."
Vietwriter.vn
Vương Tự Bảo cũng không nắm chắc chuyện này. Bởi vậy, không thể không cân nhắc tới những mạo hiểm trong đó.
"Lúc nãy con cũng nói rồi, mục đích chúng ta lập học đường này là không phải để bồi dưỡng người ta thành tài, thi khoa cử, chỉ là để càng nhiều người biết đọc, biết viết hơn. Đương nhiên, nếu như trong số những người này mà có hạt giống tốt, thì nhà chúng ta cũng không ngại bỏ vốn cung cấp cho họ tới thư viện lớn của chúng ta học tập. Nhưng với những người không có thiên phú thì chúng ta cũng không cần ôm kỳ vọng quá lớn, cho rằng khi dạy họ thì họ cần phải biết. Người mà chúng ta phái đi nhất định phải có nhận thức này mới được. Chúng ta không ngại việc phải dạy họ nhiều lần, tiến trình dạy cần phải làm chậm lại cho thích hợp. Còn có nữa đó là, nếu như mấy người đó học một lần mà không biết, thì để họ học hai lần, hai lần vẫn không biết thì để họ học ba lần. Mỗi năm chúng ta cũng cần phổ cập dạy học như thế. Đồng thời phải luôn tiếp diễn mới được."
Nói thẳng ra, Vương Tự Bảo là muốn làm một chương trình văn hóa xuống thôn làng. Còn về nói những cuốn sách, giấy bút sẽ dùng tới trong đó thì Vương Tự Bảo tính sẽ phát dưới hình thức làm phần thưởng cho người có sự thể hiện tốt. Không nhất định phải tất cả mọi người đều biết viết, chỉ cần có thể nhận biết mặt chữ là được.
Ngoài ra, có rất nhiều đứa trẻ chính bởi vì chưa từng có cơ hội học hành cho nên đã bỏ lỡ độ tuổi học tập tốt nhất, do đó chúng long đong, tầm thường cả đời. Không chừng thông qua phương thức như thế này mà thật sự có thể phát hiện ra rất nhiều đứa trẻ có thiên phú học tập nữa. Nếu như thật sự như vậy thì Vương Tự Bảo không để ý tới việc móc tiền ra cho những đứa trẻ này học tập.
"Đề nghị này cũng khá hay. Xem ra Bảo Muội có cách nghĩ này cũng không phải ngày một ngày hai nữa nhỉ." Thấy Vương Tự Bảo gật đầu, Vương Tử Nghĩa tiếp tục nói: "Nhưng không dễ làm như vậy đâu. Có điều nếu như con và Khê ca nhi có đất phong của mình, cho dù sau này các con có tới sống ở đất phong hay không, chúng ta đều có thể lấy nơi đó để làm thí điểm."
Làm việc gì nếu như không nắm chắc thì có thể lựa chọn tiến hành thử nghiệm với phạm vi nhỏ. Khái niệm này là tư tưởng Vương Tự Bảo truyền thụ từng chút từng chút một cho người nhà nàng. Bây giờ cả nhà đều luyện thành thói quen rồi.
Vương Tử Nghĩa nói xong rồi nhìn Vương Dụ Tuần.
Vương Dụ Tuần gật đầu nói: "Ý kiến này quả thực rất hay. Con tin rằng, cho dù là ai có suy nghĩ này trong đầu, tương lai sẽ có một ngày có được sự công nhận của bách tính toàn thiên hạ. Đây cũng coi như là để mua chuộc lòng người cho cha con Lâm Khê và cả nhà chúng ta nữa."
Hả? Lời nói này hình như còn thẳng thắn hơn lời của nàng nữa đấy! Nghĩ cũng thật lâu dài.
Bình luận facebook