Làm xong công việc cũng chỉ mất buổi sáng, hai người đi ăn rồi chia tay. Dương Tuấn Vũ ngủ trưa một giấc. Đúng 30 phút sau hắn dậy, vẽ ra bản thiết kế các dụng cụ chuyên dụng để tập võ. Nhu thuật và karate-Do hắn đã luyện tới Đẳng 5 rồi. Đang gặp bình cảnh.
Hắn bắt đầu chuyển sang học Tiệt Quyền Đạo. Đây là môn kungfu mà Lý Tiểu Long dùng cả đời để sáng tạo. Sau này cả trăm năm, không có môn võ nào quá ưu điểm hơn nó.
Tiệt quyền đạo là tên gốc. Còn người Việt Nam gọi nhầm là Triệt Quyền Đạo.
Nguồn gốc của môn võ này: Tổ sư sáng lập là Lý Tiểu Long với sự kết hợp các môn võ Trung Hoa (như Vịnh Xuân Quyền) và các môn thể thao phương Tây (như Quyền Anh, thể dục thể hình,...) và quan trọng hơn, bộ tấn và cách di chuyển của Triệt quyền đạo được lấy từ môn đấu kiếm của phương Tây.
Tên của môn võ này chữ Hán là 截拳道. Nếu dịch theo đúng nghĩa Hán Việt thì phải đọc là Tiệt quyền đạo. "Tiệt" có nghĩa là "cắt đứt" hay "một đoạn". Ý nghĩa này theo Lý Tiểu Long là vì môn võ khi đánh cắt đứt đường quyền của đối thủ, trước khi đối thủ có thì giờ phản ứng.
Tuy nhiên, nhiều người dịch lầm là Triệt quyền đạo, với ý tưởng là "triệt tiêu" địch thủ. Tên này nghe hay hơn nên trở nên phổ thông ở Việt Nam, mặc dù không đúng ý nghĩa của người sáng lập là Lý Tiểu Long.
Nguyên tắc của môn võ:
Hãy vứt đi mọi thứ bạn có, bỏ đi những khái niệm đã ăn sâu vào đầu bạn để lấy tự do. Cái tự do đó sẽ giúp bạn hiểu biết tất cả những gì bạn đã bỏ đi, và rồi tiến tới hiểu thêm cả những gì bạn chưa biết.
Triệt Quyền Đạo không có nội quy hay nguyên tắc gì ràng buộc bạn cả, nó chỉ cho bạn hướng để phát triển một cách không hạn chế. Bạn học Tiệt Quyền Đạo để sử dụng và cũng không cần nhớ là mình học môn gì.
Hình thức phi hình thức là sự yêu cầu trau dồi các kỹ năng rồi tiến tới không cần đến chúng, chỉ còn lại sự giản dị đến không ngờ (loại bỏ những chiêu thức rườm rà tốn sức, sử dụng những chiêu thức thực chiến hiệu quả, hạ gục đối phương càng nhanh càng tốt).
Hãy đấm khi cần đấm hãy đá khi cần đá (cái này nói thì đơn giản nhưng thực hiện thì không hề dễ chút nào).
Võ thuật như là nước (đây là triết lý do Lý Tiểu Long sáng tạo ra), nước thì muôn hình vạn trạng, khi bạn rót nước vào chiếc cốc thì nó là cốc, khi bạn rót nước vào chiếc chén thì nó là chiếc chén, nó không bị ràng buộc vào bất kỳ điều gì, hãy để cho mọi thứ tự nhiên nhất.
Triệt Quyền Đạo chủ yếu dùng vô chiêu thắng hữu chiêu, đánh vào điểm sơ hở của đối phương.
Nếu có ai đã từng xem phim và tư liệu về Lý Tiểu Long, sẽ thấy anh ta ra nước ngoài đi học chỉ là để tìm được cái mới cho môn võ của mình. Và rồi anh ta đã tìm thấy Triết Học. Đúng vậy, võ của Lý Tiểu Long được kết hợp với Triết Học. Điều đó cũng là điều quan trọng nhất giúp anh ta lý giải rất nhiều thứ về tinh hoa võ học Trung Hoa.
Môn võ này không có các level, học nó là nghiên cứu trau dồi triết lý cả đời. Người luyện tập cần tự học và tự cảm nhận những tinh hoa trong đó. Học Tiệt Quyền Đạo cũng là cách để Dương Tuấn Vũ chắt lọc lại những tinh hoa của các môn võ học hắn đã luyện, đồng thời chọn lựa những gì cần cho mình ở các môn võ trong tương lai.
Cần bỏ bớt sự rườm rà đẹp mắt của các môn võ thi đấu. Cái cần thiết chính là hạ gục đối thủ. Đối thủ sẽ không xem bạn làm động tác có đẹp không. Hắn sẽ không cho bạn thêm điểm.
Tiệt Quyền Đạo chính là gạn đục khơi trong, tìm vàng trong cát.
Cái quý của nó chính là những triết lý võ học.
…
Sau gần 3 tiếng ngồi vẽ lại mấy bản vẽ, hắn lên mạng tìm nhanh những lò rèn uy tín. Sau đó gọi điện liên hệ, chụp ảnh gửi lại họ để họ đánh giá sơ bộ xem có làm được không. Nếu không hắn lại gọi cho nơi khác.
Sau khoảng 20 cơ sở thì có một nơi có thể làm được. Đây là một lò rèn tư nhân, ông chủ cũng là
ông chú hơn 50 tuổi. Có rất nhiều kinh nghiệm trong nghề. Trước đây hay rèn vũ khí, sau này xã hội hòa bình rồi, ông ta chuyển sang rèn những dụng cụ nông nghiệp.
Tuy lâu rồi không rèn, nhưng ông ấy đã nắm bắt được rất nhanh những điểm mấu chốt của đơn hàng này. Vì vậy, Dương Tuấn Vũ quyết định đặt hàng. Mỗi loại 2 chiếc. Hắn nói sẽ gửi fax cho ông ta. May mà ông ấy có đứa cháu làm văn phòng, nên có thể dùng nhờ được. Chứ không thì cửa hàng ông ta ở cách đây 200Km. Không thể chạy đến gửi được, mà vận chuyển bưu điện cũng không nhan bằng fax. Giờ hắn đã cần gấp để vượt qua bình cảnh rồi.
Nhân tiện, Dương Tuấn Vũ cũng đã vẽ ra nhưng thiết bị hỗ trợ cơ bản của các môn võ tiếp theo.
Rồi hắn chuyển khoản trước cho ông ta 50 triệu, khi hoàn thành thì gửi nốt số tiền còn lại.
Xong xuôi mọi việc, hắn lao đầu vào học võ.
Hiện tại cấp độ thở của hắn đạt 6/10, sức khỏe đạt 40/100. Đừng nghĩ hắn tập như điên mà đã đạt được sức khỏe mà Triệu Cơ yêu cầu.
Hắn cũng sắp đạt được 50/100 rồi, khi đó Triệu Cơ đã nói là sẽ cho hắn học võ học thế kỷ 22. Thật là hồi hộp quá đi.
…
Ngày hôm sau, cũng là ngày chủ nhật, hôm nay lớp 10A sẽ có trận đấu bóng rổ thứ 2. Hắn đã nghiệm thu sơ bộ thành quả của một tuần tập luyện ma quỷ của các thành viên trong lớp.
8 tên này còn non và xanh lắm. Tuy nhiên để thắng trận sắp tới thì cũng đủ rồi.
Trận này, Hoành Viễn vẫn được ra sân, nhưng cậu ta đã đánh mất phong độ. Ngay sau 2 hiệp đấu đã bị thay ra. Nam Khánh tiếp nhận vai trò Trung Phong.
Tên Nam Khánh này là một trong những người luyện tập khá nhất trong đội, hắn bây giờ có xác suất úp rổ được 50% rồi.
Tuy úp rổ chỉ là nhảy lên úp vào rổ, nhưng để bạn có thể dễ dàng nhảy lên và áp sát rổ thì còn nói làm gì. Bạn phải vượt qua nhưng cầu thủ đối phương, tỳ đè để chọn được thời điểm nhảy tốt nhất. Khi chuẩn bị ném bóng phải tránh được đối phương giơ tay cản trở.
Nam Khánh tăng lên được xác suất úp rổ từ 30-50% trong 1 tuần đã là rất khá rồi. Bản thân hắn có khả năng tỳ đè khá tốt, nhưng tốc độ lại quá chậm, chưa kịp úp rổ bóng đã bị đội bạn đập ra khỏi tay rồi. Vì vậy trong tuần qua, Dương Tuấn Vũ bắt hắn tập phản xạ và di chuyển.
Cứ mỗi lần bị cướp mất bóng là chạy 1 vòng quanh sân. Ngày đầu sau 4 hiệp đấu tập, cậu ta bị cướp đến 50 lần. Vì vậy sân bóng rổ nhìn thì nhỏ nhưng chạy 50 vòng chắc cũng rất phê.
Đến hiện tại cậu ta vẫn được chạy 25 vòng đều đều. Vì đến một bình cảnh thì cần có sự đột phá mới có thể bước vào giai đoạn tiếp theo được.
Trên sân toàn là những người không thân thiện gì, nếu bạn mất tập trung hay chậm chạp, bạn sẽ mất bóng. Và dù bạn có xuất sắc đến đâu đi nữa, bạn cũng không thể luôn nhanh tay hơn người khác được.
Với khả năng quan sát và bố trí chiến thuật hợp lý của Dương Tuấn Vũ, các đồng đội của hắn đã có nhiều hơn không gian chơi bóng. Nam Khánh chỉ cần tận dụng được 50% cơ hội để chuyển thành bàn thắng thì đã rất bá đạo rồi.
Kết thúc 4 hiệp đấu chóng vánh bằng một pha ném ba điểm của Trần Lực. Tên này đúng là không chịu thua kém những người muốn vào CLB chuyên nghiệp. Hắn là hậu vệ ném rổ, vì vậy, cả tuần vừa rồi, bài tập của hắn là chạy đến bất cứ vị trí nào ngoài 3 điểm để ném rổ.
SG không phải là người chơi úp rổ tốt, hay ném gần tốt. Họ có khả năng ném bóng nhưng không giỏi ở những tình huống bị kèm rát hay tỳ đè lớn. Đa số nhưng pha ghi bàn là ở vòng ngoài, vì vậy họ có nhiều không gian hơn, người kèm cũng chỉ là một người. Tuy nhiên để nhanh nhẹn ném được 1 quả 3 điểm không dễ. Ai chơi bóng rổ sẽ thấy. Xác suất để ném 3 điểm quá phụ thuộc may rủi, giao động từ 1/100 cũng có – nhưng trung bình là 20/100. Nếu trên sân thi đấu, cần phản xạ nhanh, thậm chỉ ném cả trận không vào quả nào là chuyện bình thường.
Vì độ khó như thế nên nó mới được 3 điểm. Chứ đơn giản thì ai phải mất công sức đi vào vòng 2 với 1 điểm, chịu sự chèn ép lớn của đối thủ làm gì.
… Trận đấu kết thúc với tỷ số 50-32, phần thắng thuộc về lớp Dương Tuấn Vũ.
Sau trận đấu, hắn vội vàng bắt xe đi thăm cô em gái nhỏ. Dương Tuấn Vũ sắp gấp chết rồi.
Bình luận facebook