Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Trại hoa vàng - Chương 11
Chương 11
Từ khi "gài" thằng Cường làm "gián điệp", tôi gặp Cẩm Phô dài dài.
Cường vẫn nói chuyện với Cẩm Phô bằng ngôn ngữ của... những ngón tay nhưng sau tai họa tày đình kia, nó không còn dám lạm dụng thứ ngôn ngữ bí hiểm này vào những mục đích bừa bãi nữa. Cường thôi chỉ trỏ lung tung. Bây giờ, những ngón tay đầy cáu ghét của nó chỉ đóng vai trò của những chiếc kim đồng hồ: ngón trỏ là một giờ, ngón trỏ giữa là hai giờ, ngón trỏ đưa lên ngón giữa gập xuống là một giờ rưỡi...
Dĩ nhiên không phải lúc nào Cẩm Phô cũng hoan hỉ đáp lại lời hẹn hò của tôi. Những lúc bận chuyện gì không đi được, nó trả lời bằng cách đưa tay lên vuốt tóc. Cẩm Phô dặn tôi như vậy.
Bữa nào Cẩm Phô vuốt tóc, Cường hộc tốc đến nhà tôi.
- Hỏng bét rồi!
- Có chuyện gì vậy?
- Bữa nay nó lại rờ đầu!
Thứ văn chương "thô thiển" của Cường bao giờ cũng khiến tôi nhăn mặt:
- Nó vuốt tóc thì bảo nó vuốt tóc, mày cứ nói rờ đầu nghe thấy ghê!
- Ghê gì đâu?
Tôi hừ mũi:
- Nghe cứ như thể đầu nó toàn là ghẻ chốc!
- Chứ gì nữa! - Cường nham nhở - Chính nó lây cho thằng Phú ghẻ nhà mình...
Tôi dậm chân dậm cẳng, không đợi Cường nói hết câu:
- Mày có xéo ngay đi không!
Thấy tôi phùng mang trợn mắt, Cường rụt cổ, lảng mất. Nhưng vài ngày sau nó lại mò đến, cười toe toét:
- Ngon lành! Bữa nay bật ngón tay xong, tao liếc chừng cả buổi, chẳng thấy nó rờ đầu rờ cổ miếng nào!
Hào hứng với thành quả vừa đạt được, Cường quên béng mất giữa "vuốt tóc" và "rờ đầu" từ nào nghe văn hoa thơ mộng hơn từ nào. Nó cứ thuận miệng tuôn ra ào ào. Tôi lại nhăn mặt, nhưng những lần sau này tôi chẳng thèm cự nự nó. Cự nó, nó lại phịa chuyện Cẩm Phô có ghẻ, tôi càng lộn tiết thêm.
Thật ra trong mười lần tôi rủ Cẩm Phô đi ăn chè, nó chỉ vuốt tóc với tôi khoảng hai lần. Tám lần khác nó đều y hẹn. Tôi đến quán bà Thường ngồi đợi chừng mười phút là thấy nó xuất hiện. Như vậy là thằng Phú ghẻ nói đúng. Cẩm Phô thương tôi chứ đâu có thù tôi. Thằng Phú ghẻ ngứa này mà đi làm thầy bói chắc là giàu sụ!
Nhưng mặc dù thương tôi không để đâu cho hết, mặc dù những buổi trưa trong vườn bà Thường yên tĩnh và cực kỳ thơ mộng, Cẩm Phô vẫn không chịu ngồi gần tôi. Lần nào nó cũng ngồi vào chiếc ghế đối diện, bất chấp việc trước đó tôi đã khéo léo bố trí hai ly chè nằm sát về phía tôi và hoàn toàn xa cách tầm tay nó. Chiếc ghế chết tiệt đó ngăn cách với tôi bởi chiếc bàn cũng chết tiệt không kém, lần trước tôi rải đầy lá khô, Cẩm Phô còn không ngán, huống chi bây giờ tôi chẳng dám ngo ngoe.
Bao giờ cũng vậy, mỗi lần Cẩm Phô chuẩn bị an tọa trên chiếc ghế khốn kiếp đó, tôi đều mở thao láo mắt ra nhìn nó và ấm ức tự nhủ người xưa bảo "nam nữ thọ thọ bất thân", ông cố tôi và bà cố Cẩm Phô nếu ngồi ăn chè với nhau chắc cũng ngồi cách xa như vậy, thậm chí nếu không có bàn có khi phải chạy đi mượn cái bàn của ai đó đặt vô giữa, nhưng đó là người xưa, còn Cẩm Phô là cháu chắt xa lắc xa lơ của các vị, là người đời nay, sao nó cũng bày đặt "thọ thọ" với tôỉ?
Nhưng dù sao tôi cũng chẳng lấy làm buồn cho lắm về chuyện đó. Bởi khi Cẩm Phô đưa mắt nhìn tôi và cái giọng êm ái của nó vừa cất lên là bao nhiêu bực dọc trong lòng tôi lập tức bay biến.
Chè bà Thường đã ngọt, giọng Cẩm Phô còn ngọt hơn. Tôi vốn là đứa hảo ngọt, dĩ nhiên cảm thấy cuộc sống trong khoảnh khắc ấy sao mà đầy ắp ý nghĩa! Mặc dù nói cho đúng thì những cuộc trò chuyện giữa hai đứa tôi trong quán bà Thường khó có thể gọi là "tình tứ".
Thường thường tôi nói:
- Khi nãy đi đường nắng không?
Cẩm Phô nói:
- Nắng.
- Đội nón mà nắng?
- Nón cũng nắng.
- Thôi ăn chè đi cho mát!
- Xí!
"Xí" xong tới phiên Cẩm Phô hỏi tôi:
- Khi nãy anh đợi lâu không?
- Lâu.
- Mấy phút mà lâu?
- Mười phút.
- Mười phút mà lâu gì?
- Lâu chứ.
- Xí!
Sau khi "xí" thêm một tiếng nữa, Cẩm Phô bưng ly chè lên. Chỉ đợi có vậy tôi hí hửng bưng theo.
Những cuộc đối thoại giữa hai người "nhớ nhau muốn chết" đại khái chỉ có vậy, toàn những câu vớ vẩn, chẳng đâu vào đâu và nhạt như nước ốc. Nhưng không hiểu sao, đối với tôi những chuyện ấy lại rất đỗi đậm đà, hấp dẫn và mê ly, nếu như Cẩm Phô không phải vội về nhà, nếu như nó có thể ở luôn bên cạnh tôi kể từ giờ phút đó, tôi tin rằng tôi có thể trò chuyện với nó quẩn quanh như vậy cho đến già mà không hề thấy chán.
Cẩm Phô có lẽ cũng cùng tâm trạng như tôi. Nghĩa là nó cũng cảm thấy vui thích khi được ngồi bên tôi, nhìn thấy tôi và nghe tôi nói. Còn tôi nói vung vít những gì chắc nó không mấy để ý.
Có nhiều lúc cuộc trò chuyện đột ngột rơi vào im lặng mà chẳng ai hay. Chúng tôi lơ đãng ngắm con bọ ngựa đang dò dẫm trên cành lá thấp hoặc dõi theo cánh ong bay vù vù tìm mật giữa trưa. Không nói một câu, sao tôi cảm thấy tôi và Cẩm Phô đang gần nhau quá thể.
Trong những ngày đẹp đẽ đó, tôi âm thầm tích góp tiền bạc mua một cây đàn.
Hôm tôi ôm cây đàn về, nhỏ Châu trố mắt:
- Anh mượn của ai vậy?
Tôi vênh mặt:
- Chẳng mượn của ai cả. Tao mua.
- Mua? - Nhỏ Châu như không tin vào tai mình.
- Thì mua! Bộ mày lạ lắm sao?
Nhỏ Châu không đáp mà lại hỏi:
- Anh mua đàn làm gì?
Nhỏ Châu làm tôi điên tiết.
- Mua đàn là để đàn chứ để làm gì! - Tôi cau mặt - Chẳng lẽ đại huynh của mày mua đàn về để... nấu cà-ri?
- Nhưng anh đâu có biết đàn?
- Không biết thì học! - Tôi khịt mũi - Học đàn dễ ợt!
Để chứng minh "học đàn dễ ợt", tôi lập tức triệu tập Phú ghẻ đến nhà.
Tôi dắt hắn ra sau vườn:
- Ngồi đó đợi tao chút!
Phú ghẻ quả là thằng bạn chẳng ra gì. Tôi vừa quay lưng đi, nó đã giục:
- Lẹ lên! Tao đói bụng lắm rồi!
Tôi ngạc nhiên:
- Lẹ lên cái gì?
Phú ghẻ liếm môi:
- Thì đi lấy món gì mày định đãi tao ấy!
Tôi phì cười:
- Món này ăn không được!
Một lát tôi ôm cây đàn ra.
Phú ghẻ nhìn sững cây đàn:
- Cho tao hả?
Tôi chìa cùi chỏ:
- Cho cái này nè.
- Vậy chứ mày xách đàn ra đây làm gì?
Tôi dúi cây đàn vào tay nó mỉm cười:
- Tập tao đàn!
- Trời ơi là trời!
Phú ghẻ kêu lên một tiếng tuyệt vọng và ngã lăn đùng ra bãi cỏ.
Nhìn nó giả chết biết nó muốn "đòi hối lộ" tôi đành tặc lưỡi:
- Thôi để tao đi kiếm cho mày một ổ bánh mì nhưng nạp năng lượng xong, mày phải tập cho tao đàng hoàng à nghen!
Kể từ bữa đó, mồm tôi lúc nào cũng lảm nhảm "Đồ, rê mi fa xôn la xí đố rế", cứ như thể đọc thần chú. Nhỏ Châu nhại tôi riết đến nỗi quen miệng, bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp nó ngồi ngoài hè lảm nhảm giống như tôi.
Phú ghẻ chỉ dạy tôi có ba bữa đầu. Đến khi thấy tôi có thể gảy "từng tứng tưng" một mình, nó thảy cho tôi cuốn "Tự học ghi ta" và dăm tập nhạc rồi biến mất.
Chiều chiều tôi ôm đàn ra vườn, ngồi bấm nhói cả tay. Tôi dòm vô sách, lui cui tập chuyển gam. Tôi bấm gam không quen, gảy lên nghe "tạch tạch" như thể pháo lép.
Nhỏ Châu ngồi bên cạnh xem tôi tập, với vẻ mặt tò mò của một khán giả đang ngồi coi khỉ tập đi xe trong rạp xiếc. Mỗi lần cây đàn của tôi phát ra những âm thanh nghe nghèn nghẹt như một người viêm mũi kinh niên, nó liền bụm miệng cười hí hí.
Nhưng tôi mặc nó. Tôi nghĩ đến câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim" và lại cúi mình trên thùng đàn gảy "chách chách", mồ hôi mồ kê nhễ nhại.
Sự kiên trì hiếm có của tôi có lẽ khiến nhỏ Châu ngạc nhiên lắm. Nó không hiểu tại sao một kẻ vốn nổi tiếng làm biếng trong việc học lẫn việc nhà như tôi lại siêng năng tập gảy đàn một cách đột ngột như thế. Một hôm, nén không được thắc mắc:
- Tự dưng anh học đàn chi vậy?
- Sao lại tự dưng? - Tôi quắc mắt - Hễ có bạn gái là phải biết chơi đàn, hiểu chưa đồ ngốc?
Nghe tôi mắng là "đồ ngốc", nhỏ Châu lộ vẻ ngẩn ngơ. Chắc nó đang cố tìm hiểu xem giữa "chị hai" của nó và cây đàn trên tay tôi có mối liên hệ bí ẩn như thế nào mà tôi nạt nộ nó một cách hùng hồn như thế.
Trong khi nhỏ Châu đang nghĩ ngợi mông lung, tôi chợt giật thót mình khi nhớ ra ba tôi và chú Sáu tôi đâu có biết đàn địch hát xướng gì mà vẫn tán tỉnh được mẹ tôi và thím Sáu ngon ơ. Sợ nhỏ Châu nhớ ra chuyện đó rồi vặn vẹo lôi thôi, tôi hắng giọng nói thêm:
- Khi mình thích một ai đó, trong lòng mình có những cảm xúc không thể nói ra thành lời được, mình phải nhờ cây đàn nói giùm mình, mày hiểu không?
- Không hiểu!
Nhỏ Châu lắc đầu, thật thà đáp. Thật thà là một đức tính tốt nhưng lúc này nhìn nhỏ Châu, tôi chỉ muốn véo cho nó một cái.
Nhỏ Châu không biết sát khí đang nổi lên trên đầu tôi, lại tiếp tục chất vấn:
- Cây đàn có biết nói đâu mà nói dùm!
- Thật tao chưa thấy ai ngu như mày! - Tôi đổ quạu - Chứ còn miệng tao nữa chi! Bộ tao không biết hát theo hả?
- Anh mà hát? - Nhỏ Châu nhìn sững tôi như thể nó chưa từng thấy tôi bao giờ.
- Chứ sao! - Tôi ưỡn ngực - Mai mốt gặp Cẩm Phô tao sẽ hát cho nó nghe bài "Nỗi buồn hoa phượng". Nghe xong, chắc chắn nó sẽ xúc động đến ứa nước mắt.
"Nỗi buồn hoa phượng" là một trong hai bài hát Phú ghẻ dạy tôi bữa trước. Nó bắt tôi đàn bản này cốt để nó dạy điệu habanera, cũng như đàn bản "Lạnh Lùng" để học điệu tăng go sơ cấp.
Nói xong tôi ngoác miệng hát liền, sợ để lâu nó cụt hứng:
- "Mỗi năm đến hè lòng mang mát buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
Tôi đang lim dim mắt rống hết cỡ, nhỏ Châu bỗng "xì" một tiếng, chen ngang:
- Bữa nay còn chưa đến Tết, hè đâu mà hè!
Bị phá bĩnh, mặt tôi nhăn như bị:
- Thì đợi đến hè tao hát! Tao có hát bây giờ đâu!
- Chứ bây giờ anh hát bản gì?
Tôi nhún vai:
- Thiếu gì bản, Phú ghẻ dạy tao cả khối!
Và tôi liếm môi:
- Thôi để tao hát cho mày nghe bản này!
- Bản gì vậy?
Không buồn trả lời nhỏ Châu, tôi cuối đầu nhìn xuống cần đàn tìm chỗ để... đặt mấy đầu ngón tay. Tôi gảy "chách chách chách chùm chum" và hát:
- Em nỡ lạnh lùng đến thế sao
Tim anh tan nát tự hôm nào...
Lần này cũng vậy, tôi mới "biểu diễn" được hai câu, nhỏ Châu đã nhảy tót vô họng tôi:
- Bữa trước anh bảo chị Cẩm Phô nhớ anh muốn chết, sao bây giờ lại hát "Em nỡ lạnh lùng đến thế sao"?
Bị "đâm hông" hoài, tôi nhịn hết nổi, bèn giơ nắm đấm ra:
- Mày không biết thưởng thức văn nghệ, thì tìm đường xéo đi cho tao nhờ! Đứng đó tao nổi khùng lên là tao cốc cho u đầu bây giờ!
Nhỏ Châu chắc chẳng ham gì cái chuyện "thưởng thức" giọng ca rè như thùng thiết bể của tôi. Nghe tôi đuổi, nó co giò chạy biến, mặt mày rạng rỡ.
Ngồi lại một mình giữa vườn hoa, tôi tiếp tục gò người trên thùng đàn, thả hồn theo tiếng tơ trầm bổng. Thỉnh thoảng, cây đàn dưới tay tôi lại phát ra những âm thanh "tạch tạch" nhưng tôi mặt kệ. Những cánh hoa vàng rung rinh trước gió khiến lòng tôi bỗng chốc trở nên dịu dàng và thanh thản. Tôi ngắm màu hoa và khe khẽ hát:
- Sao em không nói một lời gì
Dẫu chỉ một lời không đáng chi...
Tôi hát và bất giác nhớ đến "chị hai nhỏ Châu". Tôi nhớ trước nay nó chẳng nói với tôi được "một lời gì" ý nghĩa. Gặp tôi trong quán bà Thường, nó chỉ nói chuyện lông bông. Rồi cắm cúi ăn chè. Ăn mệt nghỉ. Dường như nhỏ Châu nói đúng. Cẩm Phô chỉ thích ăn chè chứ đâu phải thích tôi.
Trước nay, chẵng bao giờ tôi để ý đến những chuyện "vặt vãnh" đó. Hễ ngồi cạnh Cẩm Phô là tôi khoái. Ngồi cạnh nó, tôi sướng mê tơi. Lòng lâng lâng, tôi chẳng ao ước gì hơn nữa. Nhưng bữa nay, ngâm nga hát hỏng một hồi, tôi sực nhớ ra Cẩm Phô chưa từng "hứa hẹn" gì với tôi. Mà tôi, hình như tôi cũng chưa hề "thề thốt" gì với nó. Sao lạ vậy nhỉ.
Suốt mấy ngày liền, tôi tập tới tập lui hai bản "Lạnh lùng" và "Nỗi buồn hoa phượng". Các đầu ngón tay tôi tê buốt, nhưng tôi kiên quyết không bỏ cuộc. Tôi nhất định phải trở thành ca sĩ... nghiệp dư. Tôi nhất định đem lời ca tiếng hát ra "phục vụ" Cẩm Phô. Tôi sẽ nhờ tiếng đàn nói hộ lời "thề thốt".
Để cho ra vẻ nghệ sĩ, tôi bắt đầu để tóc dài phủ gáy. Tôi cắt móng tay trái cụt lủn, sát tận gốc, trong khi tay phải tôi để móng dài thậm thượt. Dân sành điệu nhìn vào, biết ngay tôi là tay chơi đàn thứ "xịn". Chỉ có dân móc classique chuyên nghiệp hoặc dân ghẻ ngứa như Phú ghẻ mới để móng tay dài kiểu đó.
Tiếc một nỗi, Cẩm Phô không phải là "dân sành điệu". Thấy tôi để móng tay dài, nó rụt cổ:
- Eo ôi, ghê quá!
Tôi chưa kịp giải thích, nó đã "phán":
- Anh cắt móng tay đi! Để móng tay ngắn trông sạch sẽ hơn!
Mỗi lời nói của Cẩm Phô như mỗi nhát dao, cứa vào tim tôi. Tôi ngồi trước mặt nó cố tình dơ qua dơ lại bàn tay cốt làm nó chú ý. Tôi đinh ninh khi nhìn thấy những ngón tay "nghệ sĩ" của tôi, nó sẽ ngạc nhiên hỏi "Anh để móng tay dài làm chi vậy?". Tôi sẽ kiêu hãnh đáp "Để chơi đàn". Nếu nó hỏi tiếp "Anh chơi đàn chi vậy?"tôi sẽ mạnh dạn tỏ bày "Để nhờ tiếng đàn nói hộ lòng mình". Nếu nó hỏi nữa, tôi sẽ nói nữa và cuối cùng cuộc đối thoại tình tứ đó sẽ kết thúc bằng lời thì thầm nũng nịu của Cẩm Phô "Anh thật đáng yêu quá chừng!"
Nhưng những màn đối đáp ngọt ngào và lãng mạn đó đã không xảy ra. Cẩm Phô chẳng buồn quan tâm đến "khía cạnh nghệ thuật" của bàn tay tôi. Thấy tôi để móng tay dài nó chê tôi ăn ở mất vệ sinh. Chắc ngày nào nó cũng thấy thằng Phú ghẻ hàng xóm gãi sồn sột, nó tưởng ai để móng tay dài cũng chuẩn bị phát ghẻ. Nó làm tôi buồn quá chừng. Chỉ hiềm nỗi tôi mới học chơi đàn, tài nghệ chưa thông. Nếu không tôi sẽ sách đàn đến trước mặt nó, biểu diễn cho nó nghe chừng mười lăm phút "ca nhạc theo yêu cầu", hẳn nó sẽ hết dám bảo tôi cắt bỏ những móng tay "vô giá" kia!
Nhỏ Thảo dễ thương hơn Cẩm phô gấp một trăm lần. Qua phụ tôi tưới hoa, nhác thấy móng tay tôi dài thòng, nó trợn tròn mắt:
- Anh để móng tay dài chi vậy?
Nhỏ Thảo hỏi đúng cái câu mà tôi mỏi mòn chờ đợi nơi Cẩm Phô. Tôi cũng trả lời đúng cái câu tôi có sẵn trong đầu:
- Để chơi đàn.
Nhỏ Thảo liền reo lên:
- Ôi hay quá hén! Vậy anh đàn cho em nghe đi!
Cái con nhỏ này, nó làm tôi mát lòng mát dạ quá chừng! Từ hồi học đàn đến nay, đây là lần đầu tiên có người yêu cầu tôi biểu diễn tài nghệ. Tôi liền vứt cái thùng tưới lăn lóc trên cỏ, và hộc tốc chạy vào nhà ôm cây đàn ra.
Nhưng nhỏ Thảo không hoàn toàn dễ thương như tôi tưởng. Tôi mới so dây, chưa kịp hắng giọng lấy hơi, nó đã bép xép đề nghị:
- Anh đàn cho em nghe bản "Nắng sân trường" đi!
Lời đề nghị chết tiệt của nhỏ Thảo làm tôi ngớ người ra. Tôi đâu có biết "Nắng sân trường" là thứ quái vật chi! Chẳng lẽ thú nhận là mình không biết, tôi bèn tìm cách lấp liếm:
- Bản đó dở thấy mồ mà nghe làm chi!
- Nhỏ Thảo là dứa hiền lành. Nó chẳng buồn cãi cọ, mà đề xuất tiếp:
- Vậy anh đàn bản "Vầng trăng cổ tích" cũng được!
Tôi lại hừ mũi:
- Bản đó dở ẹc!
- Vậy thì bản "Bông hồng tặng cô"!
Tôi khoát tay:
- Em muốn "Bông hồng tặng cô" thì để anh hái cho em! Vườn anh bông hồng cả khối, hát làm gì cho mất công!
Trước giọng điệu ngang phè của tôi, nhỏ Thảo chỉ biết nghệt mặt ra. Trước nay vốn quen "nghe lời" tôi nên mặc tôi nói hươu nói vượn, nó vẫn một mực làm thinh. Nhưng nhìn ánh mắt phân vân của nó, tôi biết nó hẳn ngạc nhiên ghê lắm. Hẳn nó đang tự hỏi tại sao tôi vừa hí hửng khoe chuyện học đàn mà nó yêu cầu đàn bản gì tôi cũng khăng khăng từ chối.
Sau một thoáng ngẩn ngơ, nhỏ Thảo lại chớp mắt, lần này nó hỏi bằng giọng rụt rè hẳn:
- Hay là anh đàn bản... "Em vẫn yêu mùa hè" vậy!
Tôi "xì" một hơi rõ dài:
- Bữa nay còn chưa đến Tết hè đâu mà hè!
Nói xong tôi giật mình nhận ra tôi vừa lập lại lời chê bai của nhỏ Châu bữa trước. May mà nhỏ Thảo không biết gì về cái "sự tích" đó.
Để chữa thẹn, tôi khẽ lướt mấy... móng tay trên phím đàn và nói:
- Thôi để anh đàn cho em nghe bản này!
Rồi không đợi nhỏ Thảo giục, tôi hít một hơi đầy lòng ngực và ồm ồm cất giọng:
- Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
Đang hào hứng, tôi quên béng mất "Nỗi buồn hoa phượng" cũng là một bài hát về... mùa hè. Chẳng biết nhỏ Thảo có phát hiện ra điều đó không, nhưng nó chẳng nói gì, chỉ đứng im, vểnh tai nghe tôi "tra tấn".
Nhỏ Thảo khác nhỏ Châu. Nó không nhảy tót vào miệng tôi trong khi tôi đang hát. Nó biết giữ yên lặng cho tôi "làm nghệ thuật". Quả là một con nhỏ cực kỳ đáng yêu!
Đáng yêu nhất là khi hát xong, tôi nheo mắt hỏi:
- Em thấy anh hát hay không?
Nó đáp như cái máy:
- Hay.
- Em thích không?
- Thích.
- Em muốn nghe anh hát nữa không?
Nó ngần ngừ một thoáng rồi gật đầu:
- Nữa.
Chỉ đợi có vậy, tôi gân cổ:
- Em nỡ lạnh lùng đến thế sao...
Vừa hát tôi vừa liếc nhỏ Thảo và thấy mắt nó giương tròn như mắt ếch. Chắc nó không hiểu tôi "mắc chứng" gì mà rên rỉ sướt mướt ghê thế. Tuy vậy khi hát xong, tôi hỏi "hay không", nó vẫn gật đầu "thoải mái":
- Hay.
- Thích không?
- Thích.
Lần này "hết vốn" nên tôi không hỏi "em muốn nghe anh hát nữa không?". Tôi chỉ gật gù:
- Em ngoan lắm! Không ngờ em còn nhỏ như thế mà đã biết thưởng thức nghệ thuật... cao cấp!
Nghe tôi khen, nhỏ Thảo sung sướng toét miệng cười.
Nó là một khán giả tuyệt vời như vậy nhưng chẳng hiểu sao nó chỉ thưởng thức "tài năng" của tôi có mỗi bữa đầu. Mấy hôm sau nó chỉ chạy qua phụ tôi tưới cây nhổ cỏ, còn hễ bữa nào tôi ôm đàn ra vườn ngồi gảy "chách chách" là nó trốn biệt trong nhà. Lạ ghê!
Từ khi "gài" thằng Cường làm "gián điệp", tôi gặp Cẩm Phô dài dài.
Cường vẫn nói chuyện với Cẩm Phô bằng ngôn ngữ của... những ngón tay nhưng sau tai họa tày đình kia, nó không còn dám lạm dụng thứ ngôn ngữ bí hiểm này vào những mục đích bừa bãi nữa. Cường thôi chỉ trỏ lung tung. Bây giờ, những ngón tay đầy cáu ghét của nó chỉ đóng vai trò của những chiếc kim đồng hồ: ngón trỏ là một giờ, ngón trỏ giữa là hai giờ, ngón trỏ đưa lên ngón giữa gập xuống là một giờ rưỡi...
Dĩ nhiên không phải lúc nào Cẩm Phô cũng hoan hỉ đáp lại lời hẹn hò của tôi. Những lúc bận chuyện gì không đi được, nó trả lời bằng cách đưa tay lên vuốt tóc. Cẩm Phô dặn tôi như vậy.
Bữa nào Cẩm Phô vuốt tóc, Cường hộc tốc đến nhà tôi.
- Hỏng bét rồi!
- Có chuyện gì vậy?
- Bữa nay nó lại rờ đầu!
Thứ văn chương "thô thiển" của Cường bao giờ cũng khiến tôi nhăn mặt:
- Nó vuốt tóc thì bảo nó vuốt tóc, mày cứ nói rờ đầu nghe thấy ghê!
- Ghê gì đâu?
Tôi hừ mũi:
- Nghe cứ như thể đầu nó toàn là ghẻ chốc!
- Chứ gì nữa! - Cường nham nhở - Chính nó lây cho thằng Phú ghẻ nhà mình...
Tôi dậm chân dậm cẳng, không đợi Cường nói hết câu:
- Mày có xéo ngay đi không!
Thấy tôi phùng mang trợn mắt, Cường rụt cổ, lảng mất. Nhưng vài ngày sau nó lại mò đến, cười toe toét:
- Ngon lành! Bữa nay bật ngón tay xong, tao liếc chừng cả buổi, chẳng thấy nó rờ đầu rờ cổ miếng nào!
Hào hứng với thành quả vừa đạt được, Cường quên béng mất giữa "vuốt tóc" và "rờ đầu" từ nào nghe văn hoa thơ mộng hơn từ nào. Nó cứ thuận miệng tuôn ra ào ào. Tôi lại nhăn mặt, nhưng những lần sau này tôi chẳng thèm cự nự nó. Cự nó, nó lại phịa chuyện Cẩm Phô có ghẻ, tôi càng lộn tiết thêm.
Thật ra trong mười lần tôi rủ Cẩm Phô đi ăn chè, nó chỉ vuốt tóc với tôi khoảng hai lần. Tám lần khác nó đều y hẹn. Tôi đến quán bà Thường ngồi đợi chừng mười phút là thấy nó xuất hiện. Như vậy là thằng Phú ghẻ nói đúng. Cẩm Phô thương tôi chứ đâu có thù tôi. Thằng Phú ghẻ ngứa này mà đi làm thầy bói chắc là giàu sụ!
Nhưng mặc dù thương tôi không để đâu cho hết, mặc dù những buổi trưa trong vườn bà Thường yên tĩnh và cực kỳ thơ mộng, Cẩm Phô vẫn không chịu ngồi gần tôi. Lần nào nó cũng ngồi vào chiếc ghế đối diện, bất chấp việc trước đó tôi đã khéo léo bố trí hai ly chè nằm sát về phía tôi và hoàn toàn xa cách tầm tay nó. Chiếc ghế chết tiệt đó ngăn cách với tôi bởi chiếc bàn cũng chết tiệt không kém, lần trước tôi rải đầy lá khô, Cẩm Phô còn không ngán, huống chi bây giờ tôi chẳng dám ngo ngoe.
Bao giờ cũng vậy, mỗi lần Cẩm Phô chuẩn bị an tọa trên chiếc ghế khốn kiếp đó, tôi đều mở thao láo mắt ra nhìn nó và ấm ức tự nhủ người xưa bảo "nam nữ thọ thọ bất thân", ông cố tôi và bà cố Cẩm Phô nếu ngồi ăn chè với nhau chắc cũng ngồi cách xa như vậy, thậm chí nếu không có bàn có khi phải chạy đi mượn cái bàn của ai đó đặt vô giữa, nhưng đó là người xưa, còn Cẩm Phô là cháu chắt xa lắc xa lơ của các vị, là người đời nay, sao nó cũng bày đặt "thọ thọ" với tôỉ?
Nhưng dù sao tôi cũng chẳng lấy làm buồn cho lắm về chuyện đó. Bởi khi Cẩm Phô đưa mắt nhìn tôi và cái giọng êm ái của nó vừa cất lên là bao nhiêu bực dọc trong lòng tôi lập tức bay biến.
Chè bà Thường đã ngọt, giọng Cẩm Phô còn ngọt hơn. Tôi vốn là đứa hảo ngọt, dĩ nhiên cảm thấy cuộc sống trong khoảnh khắc ấy sao mà đầy ắp ý nghĩa! Mặc dù nói cho đúng thì những cuộc trò chuyện giữa hai đứa tôi trong quán bà Thường khó có thể gọi là "tình tứ".
Thường thường tôi nói:
- Khi nãy đi đường nắng không?
Cẩm Phô nói:
- Nắng.
- Đội nón mà nắng?
- Nón cũng nắng.
- Thôi ăn chè đi cho mát!
- Xí!
"Xí" xong tới phiên Cẩm Phô hỏi tôi:
- Khi nãy anh đợi lâu không?
- Lâu.
- Mấy phút mà lâu?
- Mười phút.
- Mười phút mà lâu gì?
- Lâu chứ.
- Xí!
Sau khi "xí" thêm một tiếng nữa, Cẩm Phô bưng ly chè lên. Chỉ đợi có vậy tôi hí hửng bưng theo.
Những cuộc đối thoại giữa hai người "nhớ nhau muốn chết" đại khái chỉ có vậy, toàn những câu vớ vẩn, chẳng đâu vào đâu và nhạt như nước ốc. Nhưng không hiểu sao, đối với tôi những chuyện ấy lại rất đỗi đậm đà, hấp dẫn và mê ly, nếu như Cẩm Phô không phải vội về nhà, nếu như nó có thể ở luôn bên cạnh tôi kể từ giờ phút đó, tôi tin rằng tôi có thể trò chuyện với nó quẩn quanh như vậy cho đến già mà không hề thấy chán.
Cẩm Phô có lẽ cũng cùng tâm trạng như tôi. Nghĩa là nó cũng cảm thấy vui thích khi được ngồi bên tôi, nhìn thấy tôi và nghe tôi nói. Còn tôi nói vung vít những gì chắc nó không mấy để ý.
Có nhiều lúc cuộc trò chuyện đột ngột rơi vào im lặng mà chẳng ai hay. Chúng tôi lơ đãng ngắm con bọ ngựa đang dò dẫm trên cành lá thấp hoặc dõi theo cánh ong bay vù vù tìm mật giữa trưa. Không nói một câu, sao tôi cảm thấy tôi và Cẩm Phô đang gần nhau quá thể.
Trong những ngày đẹp đẽ đó, tôi âm thầm tích góp tiền bạc mua một cây đàn.
Hôm tôi ôm cây đàn về, nhỏ Châu trố mắt:
- Anh mượn của ai vậy?
Tôi vênh mặt:
- Chẳng mượn của ai cả. Tao mua.
- Mua? - Nhỏ Châu như không tin vào tai mình.
- Thì mua! Bộ mày lạ lắm sao?
Nhỏ Châu không đáp mà lại hỏi:
- Anh mua đàn làm gì?
Nhỏ Châu làm tôi điên tiết.
- Mua đàn là để đàn chứ để làm gì! - Tôi cau mặt - Chẳng lẽ đại huynh của mày mua đàn về để... nấu cà-ri?
- Nhưng anh đâu có biết đàn?
- Không biết thì học! - Tôi khịt mũi - Học đàn dễ ợt!
Để chứng minh "học đàn dễ ợt", tôi lập tức triệu tập Phú ghẻ đến nhà.
Tôi dắt hắn ra sau vườn:
- Ngồi đó đợi tao chút!
Phú ghẻ quả là thằng bạn chẳng ra gì. Tôi vừa quay lưng đi, nó đã giục:
- Lẹ lên! Tao đói bụng lắm rồi!
Tôi ngạc nhiên:
- Lẹ lên cái gì?
Phú ghẻ liếm môi:
- Thì đi lấy món gì mày định đãi tao ấy!
Tôi phì cười:
- Món này ăn không được!
Một lát tôi ôm cây đàn ra.
Phú ghẻ nhìn sững cây đàn:
- Cho tao hả?
Tôi chìa cùi chỏ:
- Cho cái này nè.
- Vậy chứ mày xách đàn ra đây làm gì?
Tôi dúi cây đàn vào tay nó mỉm cười:
- Tập tao đàn!
- Trời ơi là trời!
Phú ghẻ kêu lên một tiếng tuyệt vọng và ngã lăn đùng ra bãi cỏ.
Nhìn nó giả chết biết nó muốn "đòi hối lộ" tôi đành tặc lưỡi:
- Thôi để tao đi kiếm cho mày một ổ bánh mì nhưng nạp năng lượng xong, mày phải tập cho tao đàng hoàng à nghen!
Kể từ bữa đó, mồm tôi lúc nào cũng lảm nhảm "Đồ, rê mi fa xôn la xí đố rế", cứ như thể đọc thần chú. Nhỏ Châu nhại tôi riết đến nỗi quen miệng, bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp nó ngồi ngoài hè lảm nhảm giống như tôi.
Phú ghẻ chỉ dạy tôi có ba bữa đầu. Đến khi thấy tôi có thể gảy "từng tứng tưng" một mình, nó thảy cho tôi cuốn "Tự học ghi ta" và dăm tập nhạc rồi biến mất.
Chiều chiều tôi ôm đàn ra vườn, ngồi bấm nhói cả tay. Tôi dòm vô sách, lui cui tập chuyển gam. Tôi bấm gam không quen, gảy lên nghe "tạch tạch" như thể pháo lép.
Nhỏ Châu ngồi bên cạnh xem tôi tập, với vẻ mặt tò mò của một khán giả đang ngồi coi khỉ tập đi xe trong rạp xiếc. Mỗi lần cây đàn của tôi phát ra những âm thanh nghe nghèn nghẹt như một người viêm mũi kinh niên, nó liền bụm miệng cười hí hí.
Nhưng tôi mặc nó. Tôi nghĩ đến câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim" và lại cúi mình trên thùng đàn gảy "chách chách", mồ hôi mồ kê nhễ nhại.
Sự kiên trì hiếm có của tôi có lẽ khiến nhỏ Châu ngạc nhiên lắm. Nó không hiểu tại sao một kẻ vốn nổi tiếng làm biếng trong việc học lẫn việc nhà như tôi lại siêng năng tập gảy đàn một cách đột ngột như thế. Một hôm, nén không được thắc mắc:
- Tự dưng anh học đàn chi vậy?
- Sao lại tự dưng? - Tôi quắc mắt - Hễ có bạn gái là phải biết chơi đàn, hiểu chưa đồ ngốc?
Nghe tôi mắng là "đồ ngốc", nhỏ Châu lộ vẻ ngẩn ngơ. Chắc nó đang cố tìm hiểu xem giữa "chị hai" của nó và cây đàn trên tay tôi có mối liên hệ bí ẩn như thế nào mà tôi nạt nộ nó một cách hùng hồn như thế.
Trong khi nhỏ Châu đang nghĩ ngợi mông lung, tôi chợt giật thót mình khi nhớ ra ba tôi và chú Sáu tôi đâu có biết đàn địch hát xướng gì mà vẫn tán tỉnh được mẹ tôi và thím Sáu ngon ơ. Sợ nhỏ Châu nhớ ra chuyện đó rồi vặn vẹo lôi thôi, tôi hắng giọng nói thêm:
- Khi mình thích một ai đó, trong lòng mình có những cảm xúc không thể nói ra thành lời được, mình phải nhờ cây đàn nói giùm mình, mày hiểu không?
- Không hiểu!
Nhỏ Châu lắc đầu, thật thà đáp. Thật thà là một đức tính tốt nhưng lúc này nhìn nhỏ Châu, tôi chỉ muốn véo cho nó một cái.
Nhỏ Châu không biết sát khí đang nổi lên trên đầu tôi, lại tiếp tục chất vấn:
- Cây đàn có biết nói đâu mà nói dùm!
- Thật tao chưa thấy ai ngu như mày! - Tôi đổ quạu - Chứ còn miệng tao nữa chi! Bộ tao không biết hát theo hả?
- Anh mà hát? - Nhỏ Châu nhìn sững tôi như thể nó chưa từng thấy tôi bao giờ.
- Chứ sao! - Tôi ưỡn ngực - Mai mốt gặp Cẩm Phô tao sẽ hát cho nó nghe bài "Nỗi buồn hoa phượng". Nghe xong, chắc chắn nó sẽ xúc động đến ứa nước mắt.
"Nỗi buồn hoa phượng" là một trong hai bài hát Phú ghẻ dạy tôi bữa trước. Nó bắt tôi đàn bản này cốt để nó dạy điệu habanera, cũng như đàn bản "Lạnh Lùng" để học điệu tăng go sơ cấp.
Nói xong tôi ngoác miệng hát liền, sợ để lâu nó cụt hứng:
- "Mỗi năm đến hè lòng mang mát buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
Tôi đang lim dim mắt rống hết cỡ, nhỏ Châu bỗng "xì" một tiếng, chen ngang:
- Bữa nay còn chưa đến Tết, hè đâu mà hè!
Bị phá bĩnh, mặt tôi nhăn như bị:
- Thì đợi đến hè tao hát! Tao có hát bây giờ đâu!
- Chứ bây giờ anh hát bản gì?
Tôi nhún vai:
- Thiếu gì bản, Phú ghẻ dạy tao cả khối!
Và tôi liếm môi:
- Thôi để tao hát cho mày nghe bản này!
- Bản gì vậy?
Không buồn trả lời nhỏ Châu, tôi cuối đầu nhìn xuống cần đàn tìm chỗ để... đặt mấy đầu ngón tay. Tôi gảy "chách chách chách chùm chum" và hát:
- Em nỡ lạnh lùng đến thế sao
Tim anh tan nát tự hôm nào...
Lần này cũng vậy, tôi mới "biểu diễn" được hai câu, nhỏ Châu đã nhảy tót vô họng tôi:
- Bữa trước anh bảo chị Cẩm Phô nhớ anh muốn chết, sao bây giờ lại hát "Em nỡ lạnh lùng đến thế sao"?
Bị "đâm hông" hoài, tôi nhịn hết nổi, bèn giơ nắm đấm ra:
- Mày không biết thưởng thức văn nghệ, thì tìm đường xéo đi cho tao nhờ! Đứng đó tao nổi khùng lên là tao cốc cho u đầu bây giờ!
Nhỏ Châu chắc chẳng ham gì cái chuyện "thưởng thức" giọng ca rè như thùng thiết bể của tôi. Nghe tôi đuổi, nó co giò chạy biến, mặt mày rạng rỡ.
Ngồi lại một mình giữa vườn hoa, tôi tiếp tục gò người trên thùng đàn, thả hồn theo tiếng tơ trầm bổng. Thỉnh thoảng, cây đàn dưới tay tôi lại phát ra những âm thanh "tạch tạch" nhưng tôi mặt kệ. Những cánh hoa vàng rung rinh trước gió khiến lòng tôi bỗng chốc trở nên dịu dàng và thanh thản. Tôi ngắm màu hoa và khe khẽ hát:
- Sao em không nói một lời gì
Dẫu chỉ một lời không đáng chi...
Tôi hát và bất giác nhớ đến "chị hai nhỏ Châu". Tôi nhớ trước nay nó chẳng nói với tôi được "một lời gì" ý nghĩa. Gặp tôi trong quán bà Thường, nó chỉ nói chuyện lông bông. Rồi cắm cúi ăn chè. Ăn mệt nghỉ. Dường như nhỏ Châu nói đúng. Cẩm Phô chỉ thích ăn chè chứ đâu phải thích tôi.
Trước nay, chẵng bao giờ tôi để ý đến những chuyện "vặt vãnh" đó. Hễ ngồi cạnh Cẩm Phô là tôi khoái. Ngồi cạnh nó, tôi sướng mê tơi. Lòng lâng lâng, tôi chẳng ao ước gì hơn nữa. Nhưng bữa nay, ngâm nga hát hỏng một hồi, tôi sực nhớ ra Cẩm Phô chưa từng "hứa hẹn" gì với tôi. Mà tôi, hình như tôi cũng chưa hề "thề thốt" gì với nó. Sao lạ vậy nhỉ.
Suốt mấy ngày liền, tôi tập tới tập lui hai bản "Lạnh lùng" và "Nỗi buồn hoa phượng". Các đầu ngón tay tôi tê buốt, nhưng tôi kiên quyết không bỏ cuộc. Tôi nhất định phải trở thành ca sĩ... nghiệp dư. Tôi nhất định đem lời ca tiếng hát ra "phục vụ" Cẩm Phô. Tôi sẽ nhờ tiếng đàn nói hộ lời "thề thốt".
Để cho ra vẻ nghệ sĩ, tôi bắt đầu để tóc dài phủ gáy. Tôi cắt móng tay trái cụt lủn, sát tận gốc, trong khi tay phải tôi để móng dài thậm thượt. Dân sành điệu nhìn vào, biết ngay tôi là tay chơi đàn thứ "xịn". Chỉ có dân móc classique chuyên nghiệp hoặc dân ghẻ ngứa như Phú ghẻ mới để móng tay dài kiểu đó.
Tiếc một nỗi, Cẩm Phô không phải là "dân sành điệu". Thấy tôi để móng tay dài, nó rụt cổ:
- Eo ôi, ghê quá!
Tôi chưa kịp giải thích, nó đã "phán":
- Anh cắt móng tay đi! Để móng tay ngắn trông sạch sẽ hơn!
Mỗi lời nói của Cẩm Phô như mỗi nhát dao, cứa vào tim tôi. Tôi ngồi trước mặt nó cố tình dơ qua dơ lại bàn tay cốt làm nó chú ý. Tôi đinh ninh khi nhìn thấy những ngón tay "nghệ sĩ" của tôi, nó sẽ ngạc nhiên hỏi "Anh để móng tay dài làm chi vậy?". Tôi sẽ kiêu hãnh đáp "Để chơi đàn". Nếu nó hỏi tiếp "Anh chơi đàn chi vậy?"tôi sẽ mạnh dạn tỏ bày "Để nhờ tiếng đàn nói hộ lòng mình". Nếu nó hỏi nữa, tôi sẽ nói nữa và cuối cùng cuộc đối thoại tình tứ đó sẽ kết thúc bằng lời thì thầm nũng nịu của Cẩm Phô "Anh thật đáng yêu quá chừng!"
Nhưng những màn đối đáp ngọt ngào và lãng mạn đó đã không xảy ra. Cẩm Phô chẳng buồn quan tâm đến "khía cạnh nghệ thuật" của bàn tay tôi. Thấy tôi để móng tay dài nó chê tôi ăn ở mất vệ sinh. Chắc ngày nào nó cũng thấy thằng Phú ghẻ hàng xóm gãi sồn sột, nó tưởng ai để móng tay dài cũng chuẩn bị phát ghẻ. Nó làm tôi buồn quá chừng. Chỉ hiềm nỗi tôi mới học chơi đàn, tài nghệ chưa thông. Nếu không tôi sẽ sách đàn đến trước mặt nó, biểu diễn cho nó nghe chừng mười lăm phút "ca nhạc theo yêu cầu", hẳn nó sẽ hết dám bảo tôi cắt bỏ những móng tay "vô giá" kia!
Nhỏ Thảo dễ thương hơn Cẩm phô gấp một trăm lần. Qua phụ tôi tưới hoa, nhác thấy móng tay tôi dài thòng, nó trợn tròn mắt:
- Anh để móng tay dài chi vậy?
Nhỏ Thảo hỏi đúng cái câu mà tôi mỏi mòn chờ đợi nơi Cẩm Phô. Tôi cũng trả lời đúng cái câu tôi có sẵn trong đầu:
- Để chơi đàn.
Nhỏ Thảo liền reo lên:
- Ôi hay quá hén! Vậy anh đàn cho em nghe đi!
Cái con nhỏ này, nó làm tôi mát lòng mát dạ quá chừng! Từ hồi học đàn đến nay, đây là lần đầu tiên có người yêu cầu tôi biểu diễn tài nghệ. Tôi liền vứt cái thùng tưới lăn lóc trên cỏ, và hộc tốc chạy vào nhà ôm cây đàn ra.
Nhưng nhỏ Thảo không hoàn toàn dễ thương như tôi tưởng. Tôi mới so dây, chưa kịp hắng giọng lấy hơi, nó đã bép xép đề nghị:
- Anh đàn cho em nghe bản "Nắng sân trường" đi!
Lời đề nghị chết tiệt của nhỏ Thảo làm tôi ngớ người ra. Tôi đâu có biết "Nắng sân trường" là thứ quái vật chi! Chẳng lẽ thú nhận là mình không biết, tôi bèn tìm cách lấp liếm:
- Bản đó dở thấy mồ mà nghe làm chi!
- Nhỏ Thảo là dứa hiền lành. Nó chẳng buồn cãi cọ, mà đề xuất tiếp:
- Vậy anh đàn bản "Vầng trăng cổ tích" cũng được!
Tôi lại hừ mũi:
- Bản đó dở ẹc!
- Vậy thì bản "Bông hồng tặng cô"!
Tôi khoát tay:
- Em muốn "Bông hồng tặng cô" thì để anh hái cho em! Vườn anh bông hồng cả khối, hát làm gì cho mất công!
Trước giọng điệu ngang phè của tôi, nhỏ Thảo chỉ biết nghệt mặt ra. Trước nay vốn quen "nghe lời" tôi nên mặc tôi nói hươu nói vượn, nó vẫn một mực làm thinh. Nhưng nhìn ánh mắt phân vân của nó, tôi biết nó hẳn ngạc nhiên ghê lắm. Hẳn nó đang tự hỏi tại sao tôi vừa hí hửng khoe chuyện học đàn mà nó yêu cầu đàn bản gì tôi cũng khăng khăng từ chối.
Sau một thoáng ngẩn ngơ, nhỏ Thảo lại chớp mắt, lần này nó hỏi bằng giọng rụt rè hẳn:
- Hay là anh đàn bản... "Em vẫn yêu mùa hè" vậy!
Tôi "xì" một hơi rõ dài:
- Bữa nay còn chưa đến Tết hè đâu mà hè!
Nói xong tôi giật mình nhận ra tôi vừa lập lại lời chê bai của nhỏ Châu bữa trước. May mà nhỏ Thảo không biết gì về cái "sự tích" đó.
Để chữa thẹn, tôi khẽ lướt mấy... móng tay trên phím đàn và nói:
- Thôi để anh đàn cho em nghe bản này!
Rồi không đợi nhỏ Thảo giục, tôi hít một hơi đầy lòng ngực và ồm ồm cất giọng:
- Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
Đang hào hứng, tôi quên béng mất "Nỗi buồn hoa phượng" cũng là một bài hát về... mùa hè. Chẳng biết nhỏ Thảo có phát hiện ra điều đó không, nhưng nó chẳng nói gì, chỉ đứng im, vểnh tai nghe tôi "tra tấn".
Nhỏ Thảo khác nhỏ Châu. Nó không nhảy tót vào miệng tôi trong khi tôi đang hát. Nó biết giữ yên lặng cho tôi "làm nghệ thuật". Quả là một con nhỏ cực kỳ đáng yêu!
Đáng yêu nhất là khi hát xong, tôi nheo mắt hỏi:
- Em thấy anh hát hay không?
Nó đáp như cái máy:
- Hay.
- Em thích không?
- Thích.
- Em muốn nghe anh hát nữa không?
Nó ngần ngừ một thoáng rồi gật đầu:
- Nữa.
Chỉ đợi có vậy, tôi gân cổ:
- Em nỡ lạnh lùng đến thế sao...
Vừa hát tôi vừa liếc nhỏ Thảo và thấy mắt nó giương tròn như mắt ếch. Chắc nó không hiểu tôi "mắc chứng" gì mà rên rỉ sướt mướt ghê thế. Tuy vậy khi hát xong, tôi hỏi "hay không", nó vẫn gật đầu "thoải mái":
- Hay.
- Thích không?
- Thích.
Lần này "hết vốn" nên tôi không hỏi "em muốn nghe anh hát nữa không?". Tôi chỉ gật gù:
- Em ngoan lắm! Không ngờ em còn nhỏ như thế mà đã biết thưởng thức nghệ thuật... cao cấp!
Nghe tôi khen, nhỏ Thảo sung sướng toét miệng cười.
Nó là một khán giả tuyệt vời như vậy nhưng chẳng hiểu sao nó chỉ thưởng thức "tài năng" của tôi có mỗi bữa đầu. Mấy hôm sau nó chỉ chạy qua phụ tôi tưới cây nhổ cỏ, còn hễ bữa nào tôi ôm đàn ra vườn ngồi gảy "chách chách" là nó trốn biệt trong nhà. Lạ ghê!
Bình luận facebook