Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 14
Dịch: Hạnh / Ảnh: Jas
Tim Dư Tô hơi trầm xuống, nhưng ngay lập tức đã mỉm cười: "Tôi vừa mới thử mở cặp sách, vẫn còn chưa kịp kiểm tra bên trong."
Ánh mắt Tần Niên dừng lại trên gương mặt Dư Tô trong chốc lát, rồi cúi xuống nhìn chiếc cặp sách trên tay cô, vươn tay: "Tôi xem được chứ."
Tuy rằng anh ta lễ phép thêm "được chứ" vào cuối câu, nhưng đây hoàn toàn không phải là câu hỏi.
Dư Tô biết, từ giây phút Tần Niên thấy tay cô giữ chiếc cặp sách, anh ta sẽ không tin bất cứ điều gì từ mồm cô thốt ra.
Cô chỉ có thể đưa cặp sách cho Tần Niên, đứng nhìn anh ta rút cuốn nhật ký ra từ trong cặp.
Tần Niên thốt nên "A" một tiếng, nhíu mày: "Cuốn sổ này có phải dùng để viết nhật ký không?"
Anh ta vừa nói vừa nhẹ nhàng ngước mắt liếc Dư Tô một cái.
Dư Tô ngạc nhiên tới tròn mắt, tựa như không hề biết gì: "Trời ạ, hóa ra là nhật ký sao? Vậy trong này rất có thể sẽ có manh mối, mau mở ra xem!"
Tần Niên tạm thời không thể đoán được Dư Tô có phải đang giả ngu hay không, bèn quay đầu nhìn cuốn nhật ký tiếp. Thấy chiếc khóa số làm từ plastic trên mặt số, anh ta bèn nhìn quanh phòng một vòng rồi bước về phía giường ngủ.
Chiếc giường này đã bị gãy mất một chân, phải dùng hai viên gạch kê đỡ bên dưới, Tần Niên đưa tay rút mất một viên rồi quay lại chỗ cuốn nhật ký, đập liền mấy phát khiến chiếc khóa vỡ nát.
Trang sổ đầu tiên là một bức tranh nguệch ngoạc xiêu vẹo. Bức tranh này vẽ ngang giấy, bên trên tô vẽ rất nhiều người. Dù nét vẽ còn ngây ngô xiên xẹo, vẫn rất non nớt, nhưng vẫn có thể nhìn rõ bức tranh vẽ gì.
Có vẻ đây là một bức tranh gia đình, đứng giữa là một cặp vợ chồng già. Sở dĩ người xem nhìn ra được là do trên giấy có chú thích rõ hai chữ "Ông", "Bà" bằng bút máy.
Bên cạnh ông bà cụ là hai cặp nam nữ, phân biệt bằng cách vẽ nữ tóc dài, nam để ria mép.
Dư Tô thầm nghĩ, đây chắc là mấy người chủ của hai căn phòng cô nhìn qua khi trước.
Bên mỗi đôi vợ chồng đều có một đứa trẻ đứng cạnh, đương nhiên đây chính là hai chị em Vu Hân Vu Dương.
Nhìn thấy bức tranh này, Dư Tô mới chắc chắn được hai đứa trẻ này không phải ruột thịt mà chỉ là chị em họ.
Trong tranh, toàn bộ các nhân vật đều tươi cười rực rỡ, phía trên cùng có đề một dòng "Tranh cả nhà".
Mặt sau còn có một chữ ký nho nhỏ "Vu Hân".
Tần Niên ngẩng đầu nhìn Dư Tô, lật sang trang tiếp theo.
Hai người vốn đều tưởng bắt đầu từ trang tiếp theo sẽ là nhật ký của cô bé, không ngờ lại vẫn là một bức tranh, giữa khung tranh là một cô bé buộc tóc hai bên, đang dắt tay một cậu nhóc nhỏ tuổi hơn một chút, khuôn miệng hai đứa trẻ đều cong lên tươi tắn, trông có vẻ vô cùng vui vẻ.
Bức tranh này được vẽ bằng màu nước, bên trên đề tên "Mình và em trai", những trang tiếp theo đó đều là các bức tranh đơn giản vẽ cuộc sống hàng ngày của cô bé.
Tần Niên vừa lật cuốn sổ vừa nói: "Cô bé này thích vẽ vậy, nếu như có điều kiện học hành tử tế chắc chắn sẽ rất tốt cho bé."
Dư Tô thầm nghĩ, đồ đạc trong phòng này đều có phong cách thập niên 90, sách vở của hai chị em Vu Hân cũng vậy, có vẻ là của những năm 2000, khi ấy trừ những đứa trẻ ở vùng miền núi xa xôi hẻo lánh ra, trẻ con đều có thể được đi học rồi, nhưng muốn học nghệ thuật vẽ vời đàn hát thì quả thật khó hơn lên trời.
Thậm chí không phải nhà nào cũng sẽ để trẻ con tới trường học. Dù sao có nhiều gia đình không được ăn học, chỉ có thể cày cấy làm việc nhà nông kiếm tiền, trẻ con cũng phải trưởng thành sớm, chưa lớn đã phải làm lụng giúp đỡ gia đình việc đồng áng, thậm chí bắc ghế đứng bên bếp nấu cơm.
Gia đình này vào thời điểm những năm 90, 2000 mà có thể xây được nhà tầng cũng đã là thuộc dạng khá giả, được làng xóm ngưỡng mộ.
Tần Niên tiếp tục giở trang sang tiếp theo, chợt ngừng lại một chút.
Dư Tô nhìn thấy trong tranh là cậu bé mang gương mặt tươi cười, còn có đôi vợ chồng đang xách theo túi lớn túi nhỏ, phía cuối bức tranh có một dòng chữ có cả phiên âm lẫn Hán tự lẫn lộn: "Chú hai thím hai về rồi, em trai rất vui mừng."
Phía cuối cô bé còn vẽ một gương mặt đang chảy nước mắt nho nhỏ: "Bao giờ bố mẹ mình mới về đây?"
Lật tới mấy trang tiếp theo, đôi vợ chồng nọ lại xuất hiện lần nữa, đang xách túi chuẩn bị rời đi, gương mặt tươi cười của cậu bé giờ đã biến thành khuôn mặt buồn bã đang khóc. Dòng chữ bên dưới ghi: "Chú hai thím hai lại phải đi làm rồi, em vừa khóc vừa đuổi theo chú thím đang ngồi trên ô tô, bị bà đánh cho một trận."
Kết hợp với bức tranh trước đó cô bé có hỏi khi nào cha mẹ mình mới về, có thể đoán ra hai đứa bé này được cha mẹ nhờ ông bà nuôi nấng chăm sóc hộ.
Nhật ký được lật giở từng tờ từng tờ một, vị quý bà nhà giàu cũng đã vào phòng, thấy hai người đang chăm chú xem cuốn sổ bèn cũng bước tới sau lưng Tần Niên, cẩn thận đọc kỹ từng trang.
Nhưng những bức tranh tiếp theo dường như không còn thêm bất cứ manh mối nào. Chỉ có vài chuyện nhỏ nhặt hàng ngày của cô bé con Vu Hân.
Cuốn nhật ký dày dặn cũng đã được lật tới trang giữa, người phụ nữ trung niên nhíu mày nói: "Đây chỉ là mấy bức tranh trẻ con rất bình thường, không có gì đáng xem cả, tôi nghĩ đừng nên đứng đây lãng phí thời gian nữa."
Dư Tô liếc nhìn bà ta, không đáp lời.
Tần Niên cũng không ngẩng đầu, chỉ lật sang trang tiếp theo: "Đã xem tới đây rồi thì cứ xem cho hết đi."
Người phụ nữ trung niên bĩu môi, quay người xem xét các ngóc ngách khác trong căn phòng.
Bà ta vừa quan sát vừa nói: "Lần đầu tiên tôi được tận mắt thấy mấy nơi thế này. Trời ạ, sống ở cái nơi kiểu này thì bình thường người ta ăn cái gì không biết?"
Dư Tô nghĩ, người phụ nữ này là loại người sướng từ trong trứng. Trên đời này có không biết bao nhiêu người nghèo khổ hơn chủ nhân của căn nhà này, đừng nói là trước kia, thậm chí tới thời đại này, vẫn còn rất nhiều những gia đình nghèo khó tới mức khó tưởng tượng nổi sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh.
Dư Tô không nghĩ thêm nữa, chỉ nhìn Tần Niên lật tiếp sang trang tiếp theo, cánh tay đang lật giấy chợt khựng lại.
Trong bức tranh này, bà cụ đã ngã bệnh, nhưng cô bé trong tranh vẫn cười tươi tắn. Bên dưới có viết vài dòng: "Bà ốm rồi, ông gọi điện cho bố mẹ, cuối cùng bố mình cũng về!!!"
Cô bé dùng tới ba dấu chấm than liền nhau, khiến Dư Tô cũng cảm thấy được sự vui mừng háo hức của bé.
Trong trang tiếp theo, cô bé con vẫn đang rất vui vẻ, nhưng hai bức tranh sau đó gương mặt tươi tắn lại chuyển sang nức nở khóc. Cô bé cuối cùng cũng nhận ra bà mình không bị ốm vặt, mà là đang mắc bệnh rất nặng.
Dư Tô và Tần Niên đều là người trưởng thành, sớm đã phát hiện ra chuyện này, nếu không phải bệnh tình bà nghiêm trọng, bố cô bé cũng sẽ không lặn lội trở về.
Trong trang kế đó người bố đã trở về, đường nét tượng trưng cho đôi môi mà Vu Hân vẽ không hề cong lên, thể hiện rằng bé đang không vui vẻ chút nào. Chữ trong tranh đề: "Bố về nhà rồi, nhưng hình như bố và ông đều không vui, là tại vì mình không ngoan à?"
Dư Tô biết là không phải, bọn họ không vui là do bệnh tình của người bà.
Trang tiếp theo chỉ có độc một gương mặt buồn bã nhỏ xíu: "Bố và ông bảo là không có tiền, không thể chữa bệnh cho bà, ông bảo bán trâu đi. Mình thương em trâu lắm, nhưng bệnh của bà vẫn quan trọng hơn."
Lật tiếp sang trang nữa, có vẻ bức tranh tiếp theo được vẽ sau đó một thời gian khá dài, vì nội dung biến thành người bà đã mất, có rất nhiều người tới đưa tang bà.
Sau đó, có lẽ người ông cũng không chịu nổi mà ngã bệnh, chuyện đồng áng không có ai lo. Chú hai thím hai và mẹ Vu Hân đều đã đi trước rồi, nói là chỗ làm của họ rất bận, chỉ còn bố Vu Hân ở lại thu hoạch hoa màu.
Xem tới đây, Dư Tô có linh cảm đã sắp tới bước ngoặt quan trọng.
Đương nhiên Tần Niên cũng nghĩ giống cô, anh ta quay đầu nhìn Dư Tô, đôi mắt ánh lên sự nghiêm túc mà lật sang trang kế.
Bức tranh này lại được vẽ theo khổ ngang, ngay chính giữa tranh là một đường thẳng chia đôi trang giấy ra làm hai nửa, bên trái là một cô bé con đang chui rúc trong tủ quần áo, bên phải là bố bé đang nắm lấy tay em trai bé là Vu Dương, mà em trai bé lại đang khóc nức nở.
Trên tranh viết một dòng: "Hôm nay bố, mình và em trai cùng chơi ú òa với nhau, mình trốn trong tủ, bố mãi mà không tìm được mình, bố thật ngốc. Em còn ngốc hơn, bị bố tìm được mất rồi, bị thua lại còn khóc nữa."
Ú òa, đây là hai chữ cực kỳ quan trọng, dù được viết bằng phiên âm chứ không phải chữ Hán nhưng vẫn là thứ đập vào mắt người xem đầu tiên.
Ánh mắt Tần Niên từ từ tối đi, nghiêng đầu liếc mắt nhìn Dư Tô một cái rồi mới tiếp tục lật tranh.
"Tối qua bố không tìm thấy mình, hôm nay mình lại tiếp tục trốn trong tủ, mình còn dạy em phải trốn trong tủ nữa. Nhưng em vẫn bị bố tìm được. Mình ngồi trong tủ chờ lâu tới mức ngủ gật luôn ở bên trong, thế mà bố vẫn không tìm thấy mình! Mình thật thông minh, còn em là đồ ngốc!"
Dư Tô xem tới đây, trong lòng bất chợt nảy sinh một loại cảm giác phức tạp, khó có thể diễn tả thành lời.
Đối với một đứa trẻ mà nói, trong nhà có thể có rất nhiều chỗ trốn an toàn khi chơi trốn tìm, nhưng những nơi mà đám trẻ cho là kín kẽ bí mật, người lớn đều có thể tìm ra được một cách dễ dàng.
Vậy thì tại sao... bố Vu Hân lại chỉ tìm thấy em trai cô bé mà không tìm được Vu Hân?
Lần đầu tiên thì còn có thể do may mắn, nhưng liên tiếp hai lần thì sao? Cậu em trai thật sự vì thua nên mới khóc ư?
Còn nếu như không phải, thì là vì sao?
Dư Tô nghe nghe tiếng Tần Niên hít sâu một hơi mới tiếp tục mở sang trang sau.
"Bố rất thích chơi ú òa, nhưng lần nào bố cũng không bắt được mình, em trai ngốc lần nào cũng khóc, mình không muốn chơi nữa đâu."
"Hôm nay bố lại rủ bọn mình chơi ú òa, mình trốn một lúc thấy chán quá nên mới ra ngoài. Em trai cứ khóc suốt, bố mới ôm em ấy, còn thơm má em ấy an ủi, bố thật là dịu dàng."
"Hình như em trai không thích mình nữa rồi, không thèm chơi với mình nữa, còn chịu nói chuyện với mình. Mình rủ em chơi Contra (*) em cũng không chịu chơi."
(*) Một tựa video game của Nhật Bản ra đời vào năm 1987.
"Có phải em trai cũng ốm như bà không? Mình thấy lúc nào em cũng run rẩy, nhưng bố luôn ôm chặt em, đáng ra em phải thấy rất ấm mới đúng chứ."
Đọc tới đây, ai cũng có thể đoán được đã có chuyện gì xảy ra rồi.
Tay Dư Tô bắt đầu run rẩy, run vì tức giận. Nếu như gã đàn ông đó đang ở ngay đây, chắc chắn cô sẽ lao ra giết chết hắn!
"Hóa ra lại có chuyện như vậy... tên súc sinh." Tần Niên thấp giọng nói, bàn tay vẫn đặt trên cuốn nhật ký, chậm chạp không tiếp tục lật sang trang sau.
Anh ta nhét cuốn sổ vào tay Dư Tô, nói: "Cô mở đi."
Ánh mắt Dư Tô hướng về phía cậu bé trong bức tranh, dường như có thể xuyên qua nét vẽ non nớt nguệch ngoạc mà thực sự thấy được một đứa trẻ đang bất lực tuyệt vọng, không có lối thoát.
Cô liếm đôi môi khô rát, tiếp tục lật sang trang sau.
"Hôm nay bố bảo bố sẽ ở nhà một thời gian, mình không biết một thời gian là bao lâu nhưng mình rất rất vui. Nhưng mà hình như em trai không vui lắm, mình hơi ghét em ấy rồi, bố mẹ em ấy không ở nhà thế là không muốn bố mình ở nhà chơi với mình luôn."
"Hôm nay em trai chịu nói chuyện với mình rồi, em bảo muốn vay mười đồng tiền tiêu vặt của mình, mình hỏi em lấy tiền làm gì, em nói hôm nay tan học em sẽ đi mua vé xe, tìm chú hai thím hai. Cô giáo bảo trẻ con một mình ra ngoài đường rất nguy hiểm, thế là mình nói với bố, bố khen mình ngoan, mình vui lắm."
Dư Tô nghe thấy âm thanh hai nắm tay Tần Niên cuộn chặt tạo thành tiếng xương kêu răng rắc, anh ta nghiến răng nghiến lợi mắng: "Tôi muốn giết chết tên súc sinh này!"
Tim Dư Tô hơi trầm xuống, nhưng ngay lập tức đã mỉm cười: "Tôi vừa mới thử mở cặp sách, vẫn còn chưa kịp kiểm tra bên trong."
Ánh mắt Tần Niên dừng lại trên gương mặt Dư Tô trong chốc lát, rồi cúi xuống nhìn chiếc cặp sách trên tay cô, vươn tay: "Tôi xem được chứ."
Tuy rằng anh ta lễ phép thêm "được chứ" vào cuối câu, nhưng đây hoàn toàn không phải là câu hỏi.
Dư Tô biết, từ giây phút Tần Niên thấy tay cô giữ chiếc cặp sách, anh ta sẽ không tin bất cứ điều gì từ mồm cô thốt ra.
Cô chỉ có thể đưa cặp sách cho Tần Niên, đứng nhìn anh ta rút cuốn nhật ký ra từ trong cặp.
Tần Niên thốt nên "A" một tiếng, nhíu mày: "Cuốn sổ này có phải dùng để viết nhật ký không?"
Anh ta vừa nói vừa nhẹ nhàng ngước mắt liếc Dư Tô một cái.
Dư Tô ngạc nhiên tới tròn mắt, tựa như không hề biết gì: "Trời ạ, hóa ra là nhật ký sao? Vậy trong này rất có thể sẽ có manh mối, mau mở ra xem!"
Tần Niên tạm thời không thể đoán được Dư Tô có phải đang giả ngu hay không, bèn quay đầu nhìn cuốn nhật ký tiếp. Thấy chiếc khóa số làm từ plastic trên mặt số, anh ta bèn nhìn quanh phòng một vòng rồi bước về phía giường ngủ.
Chiếc giường này đã bị gãy mất một chân, phải dùng hai viên gạch kê đỡ bên dưới, Tần Niên đưa tay rút mất một viên rồi quay lại chỗ cuốn nhật ký, đập liền mấy phát khiến chiếc khóa vỡ nát.
Trang sổ đầu tiên là một bức tranh nguệch ngoạc xiêu vẹo. Bức tranh này vẽ ngang giấy, bên trên tô vẽ rất nhiều người. Dù nét vẽ còn ngây ngô xiên xẹo, vẫn rất non nớt, nhưng vẫn có thể nhìn rõ bức tranh vẽ gì.
Có vẻ đây là một bức tranh gia đình, đứng giữa là một cặp vợ chồng già. Sở dĩ người xem nhìn ra được là do trên giấy có chú thích rõ hai chữ "Ông", "Bà" bằng bút máy.
Bên cạnh ông bà cụ là hai cặp nam nữ, phân biệt bằng cách vẽ nữ tóc dài, nam để ria mép.
Dư Tô thầm nghĩ, đây chắc là mấy người chủ của hai căn phòng cô nhìn qua khi trước.
Bên mỗi đôi vợ chồng đều có một đứa trẻ đứng cạnh, đương nhiên đây chính là hai chị em Vu Hân Vu Dương.
Nhìn thấy bức tranh này, Dư Tô mới chắc chắn được hai đứa trẻ này không phải ruột thịt mà chỉ là chị em họ.
Trong tranh, toàn bộ các nhân vật đều tươi cười rực rỡ, phía trên cùng có đề một dòng "Tranh cả nhà".
Mặt sau còn có một chữ ký nho nhỏ "Vu Hân".
Tần Niên ngẩng đầu nhìn Dư Tô, lật sang trang tiếp theo.
Hai người vốn đều tưởng bắt đầu từ trang tiếp theo sẽ là nhật ký của cô bé, không ngờ lại vẫn là một bức tranh, giữa khung tranh là một cô bé buộc tóc hai bên, đang dắt tay một cậu nhóc nhỏ tuổi hơn một chút, khuôn miệng hai đứa trẻ đều cong lên tươi tắn, trông có vẻ vô cùng vui vẻ.
Bức tranh này được vẽ bằng màu nước, bên trên đề tên "Mình và em trai", những trang tiếp theo đó đều là các bức tranh đơn giản vẽ cuộc sống hàng ngày của cô bé.
Tần Niên vừa lật cuốn sổ vừa nói: "Cô bé này thích vẽ vậy, nếu như có điều kiện học hành tử tế chắc chắn sẽ rất tốt cho bé."
Dư Tô thầm nghĩ, đồ đạc trong phòng này đều có phong cách thập niên 90, sách vở của hai chị em Vu Hân cũng vậy, có vẻ là của những năm 2000, khi ấy trừ những đứa trẻ ở vùng miền núi xa xôi hẻo lánh ra, trẻ con đều có thể được đi học rồi, nhưng muốn học nghệ thuật vẽ vời đàn hát thì quả thật khó hơn lên trời.
Thậm chí không phải nhà nào cũng sẽ để trẻ con tới trường học. Dù sao có nhiều gia đình không được ăn học, chỉ có thể cày cấy làm việc nhà nông kiếm tiền, trẻ con cũng phải trưởng thành sớm, chưa lớn đã phải làm lụng giúp đỡ gia đình việc đồng áng, thậm chí bắc ghế đứng bên bếp nấu cơm.
Gia đình này vào thời điểm những năm 90, 2000 mà có thể xây được nhà tầng cũng đã là thuộc dạng khá giả, được làng xóm ngưỡng mộ.
Tần Niên tiếp tục giở trang sang tiếp theo, chợt ngừng lại một chút.
Dư Tô nhìn thấy trong tranh là cậu bé mang gương mặt tươi cười, còn có đôi vợ chồng đang xách theo túi lớn túi nhỏ, phía cuối bức tranh có một dòng chữ có cả phiên âm lẫn Hán tự lẫn lộn: "Chú hai thím hai về rồi, em trai rất vui mừng."
Phía cuối cô bé còn vẽ một gương mặt đang chảy nước mắt nho nhỏ: "Bao giờ bố mẹ mình mới về đây?"
Lật tới mấy trang tiếp theo, đôi vợ chồng nọ lại xuất hiện lần nữa, đang xách túi chuẩn bị rời đi, gương mặt tươi cười của cậu bé giờ đã biến thành khuôn mặt buồn bã đang khóc. Dòng chữ bên dưới ghi: "Chú hai thím hai lại phải đi làm rồi, em vừa khóc vừa đuổi theo chú thím đang ngồi trên ô tô, bị bà đánh cho một trận."
Kết hợp với bức tranh trước đó cô bé có hỏi khi nào cha mẹ mình mới về, có thể đoán ra hai đứa bé này được cha mẹ nhờ ông bà nuôi nấng chăm sóc hộ.
Nhật ký được lật giở từng tờ từng tờ một, vị quý bà nhà giàu cũng đã vào phòng, thấy hai người đang chăm chú xem cuốn sổ bèn cũng bước tới sau lưng Tần Niên, cẩn thận đọc kỹ từng trang.
Nhưng những bức tranh tiếp theo dường như không còn thêm bất cứ manh mối nào. Chỉ có vài chuyện nhỏ nhặt hàng ngày của cô bé con Vu Hân.
Cuốn nhật ký dày dặn cũng đã được lật tới trang giữa, người phụ nữ trung niên nhíu mày nói: "Đây chỉ là mấy bức tranh trẻ con rất bình thường, không có gì đáng xem cả, tôi nghĩ đừng nên đứng đây lãng phí thời gian nữa."
Dư Tô liếc nhìn bà ta, không đáp lời.
Tần Niên cũng không ngẩng đầu, chỉ lật sang trang tiếp theo: "Đã xem tới đây rồi thì cứ xem cho hết đi."
Người phụ nữ trung niên bĩu môi, quay người xem xét các ngóc ngách khác trong căn phòng.
Bà ta vừa quan sát vừa nói: "Lần đầu tiên tôi được tận mắt thấy mấy nơi thế này. Trời ạ, sống ở cái nơi kiểu này thì bình thường người ta ăn cái gì không biết?"
Dư Tô nghĩ, người phụ nữ này là loại người sướng từ trong trứng. Trên đời này có không biết bao nhiêu người nghèo khổ hơn chủ nhân của căn nhà này, đừng nói là trước kia, thậm chí tới thời đại này, vẫn còn rất nhiều những gia đình nghèo khó tới mức khó tưởng tượng nổi sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh.
Dư Tô không nghĩ thêm nữa, chỉ nhìn Tần Niên lật tiếp sang trang tiếp theo, cánh tay đang lật giấy chợt khựng lại.
Trong bức tranh này, bà cụ đã ngã bệnh, nhưng cô bé trong tranh vẫn cười tươi tắn. Bên dưới có viết vài dòng: "Bà ốm rồi, ông gọi điện cho bố mẹ, cuối cùng bố mình cũng về!!!"
Cô bé dùng tới ba dấu chấm than liền nhau, khiến Dư Tô cũng cảm thấy được sự vui mừng háo hức của bé.
Trong trang tiếp theo, cô bé con vẫn đang rất vui vẻ, nhưng hai bức tranh sau đó gương mặt tươi tắn lại chuyển sang nức nở khóc. Cô bé cuối cùng cũng nhận ra bà mình không bị ốm vặt, mà là đang mắc bệnh rất nặng.
Dư Tô và Tần Niên đều là người trưởng thành, sớm đã phát hiện ra chuyện này, nếu không phải bệnh tình bà nghiêm trọng, bố cô bé cũng sẽ không lặn lội trở về.
Trong trang kế đó người bố đã trở về, đường nét tượng trưng cho đôi môi mà Vu Hân vẽ không hề cong lên, thể hiện rằng bé đang không vui vẻ chút nào. Chữ trong tranh đề: "Bố về nhà rồi, nhưng hình như bố và ông đều không vui, là tại vì mình không ngoan à?"
Dư Tô biết là không phải, bọn họ không vui là do bệnh tình của người bà.
Trang tiếp theo chỉ có độc một gương mặt buồn bã nhỏ xíu: "Bố và ông bảo là không có tiền, không thể chữa bệnh cho bà, ông bảo bán trâu đi. Mình thương em trâu lắm, nhưng bệnh của bà vẫn quan trọng hơn."
Lật tiếp sang trang nữa, có vẻ bức tranh tiếp theo được vẽ sau đó một thời gian khá dài, vì nội dung biến thành người bà đã mất, có rất nhiều người tới đưa tang bà.
Sau đó, có lẽ người ông cũng không chịu nổi mà ngã bệnh, chuyện đồng áng không có ai lo. Chú hai thím hai và mẹ Vu Hân đều đã đi trước rồi, nói là chỗ làm của họ rất bận, chỉ còn bố Vu Hân ở lại thu hoạch hoa màu.
Xem tới đây, Dư Tô có linh cảm đã sắp tới bước ngoặt quan trọng.
Đương nhiên Tần Niên cũng nghĩ giống cô, anh ta quay đầu nhìn Dư Tô, đôi mắt ánh lên sự nghiêm túc mà lật sang trang kế.
Bức tranh này lại được vẽ theo khổ ngang, ngay chính giữa tranh là một đường thẳng chia đôi trang giấy ra làm hai nửa, bên trái là một cô bé con đang chui rúc trong tủ quần áo, bên phải là bố bé đang nắm lấy tay em trai bé là Vu Dương, mà em trai bé lại đang khóc nức nở.
Trên tranh viết một dòng: "Hôm nay bố, mình và em trai cùng chơi ú òa với nhau, mình trốn trong tủ, bố mãi mà không tìm được mình, bố thật ngốc. Em còn ngốc hơn, bị bố tìm được mất rồi, bị thua lại còn khóc nữa."
Ú òa, đây là hai chữ cực kỳ quan trọng, dù được viết bằng phiên âm chứ không phải chữ Hán nhưng vẫn là thứ đập vào mắt người xem đầu tiên.
Ánh mắt Tần Niên từ từ tối đi, nghiêng đầu liếc mắt nhìn Dư Tô một cái rồi mới tiếp tục lật tranh.
"Tối qua bố không tìm thấy mình, hôm nay mình lại tiếp tục trốn trong tủ, mình còn dạy em phải trốn trong tủ nữa. Nhưng em vẫn bị bố tìm được. Mình ngồi trong tủ chờ lâu tới mức ngủ gật luôn ở bên trong, thế mà bố vẫn không tìm thấy mình! Mình thật thông minh, còn em là đồ ngốc!"
Dư Tô xem tới đây, trong lòng bất chợt nảy sinh một loại cảm giác phức tạp, khó có thể diễn tả thành lời.
Đối với một đứa trẻ mà nói, trong nhà có thể có rất nhiều chỗ trốn an toàn khi chơi trốn tìm, nhưng những nơi mà đám trẻ cho là kín kẽ bí mật, người lớn đều có thể tìm ra được một cách dễ dàng.
Vậy thì tại sao... bố Vu Hân lại chỉ tìm thấy em trai cô bé mà không tìm được Vu Hân?
Lần đầu tiên thì còn có thể do may mắn, nhưng liên tiếp hai lần thì sao? Cậu em trai thật sự vì thua nên mới khóc ư?
Còn nếu như không phải, thì là vì sao?
Dư Tô nghe nghe tiếng Tần Niên hít sâu một hơi mới tiếp tục mở sang trang sau.
"Bố rất thích chơi ú òa, nhưng lần nào bố cũng không bắt được mình, em trai ngốc lần nào cũng khóc, mình không muốn chơi nữa đâu."
"Hôm nay bố lại rủ bọn mình chơi ú òa, mình trốn một lúc thấy chán quá nên mới ra ngoài. Em trai cứ khóc suốt, bố mới ôm em ấy, còn thơm má em ấy an ủi, bố thật là dịu dàng."
"Hình như em trai không thích mình nữa rồi, không thèm chơi với mình nữa, còn chịu nói chuyện với mình. Mình rủ em chơi Contra (*) em cũng không chịu chơi."
(*) Một tựa video game của Nhật Bản ra đời vào năm 1987.
"Có phải em trai cũng ốm như bà không? Mình thấy lúc nào em cũng run rẩy, nhưng bố luôn ôm chặt em, đáng ra em phải thấy rất ấm mới đúng chứ."
Đọc tới đây, ai cũng có thể đoán được đã có chuyện gì xảy ra rồi.
Tay Dư Tô bắt đầu run rẩy, run vì tức giận. Nếu như gã đàn ông đó đang ở ngay đây, chắc chắn cô sẽ lao ra giết chết hắn!
"Hóa ra lại có chuyện như vậy... tên súc sinh." Tần Niên thấp giọng nói, bàn tay vẫn đặt trên cuốn nhật ký, chậm chạp không tiếp tục lật sang trang sau.
Anh ta nhét cuốn sổ vào tay Dư Tô, nói: "Cô mở đi."
Ánh mắt Dư Tô hướng về phía cậu bé trong bức tranh, dường như có thể xuyên qua nét vẽ non nớt nguệch ngoạc mà thực sự thấy được một đứa trẻ đang bất lực tuyệt vọng, không có lối thoát.
Cô liếm đôi môi khô rát, tiếp tục lật sang trang sau.
"Hôm nay bố bảo bố sẽ ở nhà một thời gian, mình không biết một thời gian là bao lâu nhưng mình rất rất vui. Nhưng mà hình như em trai không vui lắm, mình hơi ghét em ấy rồi, bố mẹ em ấy không ở nhà thế là không muốn bố mình ở nhà chơi với mình luôn."
"Hôm nay em trai chịu nói chuyện với mình rồi, em bảo muốn vay mười đồng tiền tiêu vặt của mình, mình hỏi em lấy tiền làm gì, em nói hôm nay tan học em sẽ đi mua vé xe, tìm chú hai thím hai. Cô giáo bảo trẻ con một mình ra ngoài đường rất nguy hiểm, thế là mình nói với bố, bố khen mình ngoan, mình vui lắm."
Dư Tô nghe thấy âm thanh hai nắm tay Tần Niên cuộn chặt tạo thành tiếng xương kêu răng rắc, anh ta nghiến răng nghiến lợi mắng: "Tôi muốn giết chết tên súc sinh này!"
Bình luận facebook