Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 28
Liễu Ngọc Như ưng thuận, từ biệt Tô Uyển xong nàng liền đứng dậy đi ra ngoài. Ba người Cố Cửu Tư, Dương Văn Xương cùng Trần Tầm đứng ở cửa, đang rì rầm nói chuyện. Liễu Ngọc Như vừa bước ra, Dương Văn Xương lẫn Trần Tầm lập tức nói, “Chào tẩu tử.”
Liễu Ngọc Như hơi ngượng ngùng, nàng cúi đầu đáp lại. Nàng đứng phía sau Cố Cửu Tư nhỏ giọng gọi, “Lang quân.”
“Đi nào, hôm nay ta mang ngươi ra ngoài chơi.” Cố Cửu Tư hồ hởi nói, “Trước kia đảm bảo ngươi không biết trên đời này có bao nhiêu chuyện thú vị. Đáng lẽ ta nên mang ngươi đi tiêu tiền từ lâu.”
Liễu Ngọc Như thoáng mỉm cười, Cố Cửu Tư từ trong ngực móc ra xấp ngân phiếu, “Hôm nay ta mang theo rất nhiều bạc, chúng ta cứ tiêu xài xả láng!”
Liễu Ngọc Như nghe vậy liền khẽ thở dài. Song nhìn Cố Cửu Tư mặt mày hớn hở, nàng không nỡ nói nhiều, chỉ mím môi rồi lặng lẽ cười.
Đầu tiên Cố Cửu Tư dẫn nhóm bốn người đến sân chọi gà, Liễu Ngọc Như theo sau hắn cũng cảm thấy khá hứng thú. Cố Cửu Tư nghênh ngang đi vào, hắn nói với Liễu Ngọc Như, “Đây là nơi ngày thường hay tổ chức chọi gà đấu dế, ngươi mua gà hoặc dế rồi để mọi người đặt cược. Gà của ta ở đây là vua gà, lúc trước ta tốn ngàn vàng để mua đấy.”
Cố Cửu Tư dẫn nàng tới trước một cái lồng sắt viền vàng có gã sai vặt canh giữ bên cạnh. Cố Cửu Tư cho hắn một thỏi bạc, gã sai vặt luôn mồm cảm tạ rồi ôm gà từ trong lồng sắt ra. Cố Cửu Tư vừa ôm gà vừa khoe với Liễu Ngọc Như, “Nhìn này, đây là gà của ta, Kim Nguyên Soái!”
Liễu Ngọc Như nhếch mép cười, “Tên nó là Kim Nguyên Soái?”
“Đúng vậy,” Dương Văn Xương nhanh nhảu chen vào, “là ta và Trần Tầm đặt tên. Cửu Tư định gọi nó là Thiết Tướng Quân nhưng sắt làm sao quý giá bằng vàng? Tướng quân sao có thể oai phong bằng nguyên soái?”
“Có lý,” Liễu Ngọc Như gật gù.
Cố Cửu Tư ôm gà, nói với nàng, “Đi, ta dẫn ngươi đi chọi gà.”
Bọn họ quen cửa quen nẻo nhanh chóng tới sân chọi gà. Liễu Ngọc Như thấy Cố Cửu Tư đặt Kim Nguyên Soái cạnh mình, hắn nghiêm túc lau sạch lông cho nó, “Bảo bối, hôm nay gia phải dựa vào ngươi, nhớ đấu thật hăng nhé? Ngoan đi, về sẽ cho ngươi ăn lương thực thượng đẳng.”
Nói rồi Cố Cửu Tư cúi đầu hôn nó cái chụt. Liễu Ngọc Như dùng quạt tròn che miệng cười, chờ Cố Cửu Tư lại gần nàng liền nhẹ nhàng vỗ hắn, “Dơ muốn chết.”
“Dơ chỗ nào?” Cố Cửu Tư phản bác, “Ngày nào cũng có người chăm sóc Kim Nguyên Soái, nó đâu dơ như mấy con gà khác.”
Liễu Ngọc Như không biết Kim Nguyên Soái có dơ hay không nhưng nó quả thật khác những con gà còn lại.
Vóc dáng nó không quá lớn nhưng trông cường tráng hơn hẳn con gà béo ở đối diện. Nó ra trận với tinh thần hăng hái, dáng vẻ hiên ngang, bước chân ngạo mạn. Cái thần thái tự cao tự đại kia làm Liễu Ngọc Như chả nhịn cười được, “Ta thật lòng tin đây là gà do ngươi nuôi.”
Cố Cửu Tư biết nàng đang nói mát nên lạnh lùng “hừ” một tiếng. Hai con gà bắt đầu đánh nhau, gà béo cấp tốc xông tới Kim Nguyên Soái. Kim Nguyên Soái linh hoạt chạy vòng vòng quanh sân. Liễu Ngọc Như cau mày, “Nó đang sợ à?”
“Sợ cái gì mà sợ!” Cố Cửu Tư kích động gào, “Nguyên Soái, xông lên! Đừng sợ! Xông lên!”
Xung quanh ai cũng kêu gào. Giữa bầu không khí này, Liễu Ngọc Như chẳng hiểu sao cũng có chút hưng phấn. Nàng dần nhịn không được mà cổ vũ Kim Nguyên Soái, Cố Cửu Tư đứng cạnh bỏ bạc vào tay nàng rồi thúc giục, “Đặt cược mau!”
Liễu Ngọc Như ngớ ra, Cố Cửu Tư đứng phía sau mà lôi kéo tay nàng thả tiền xuống một cái đài ở gần đấy. Sau đó Cố Cửu Tư dựa sát người nàng hào hứng cổ động, “Nguyên Soái! Đúng rồi! Nhanh lên, đánh nó! Đánh nó!”
“Đánh nó!” Tiền đã bỏ ra, Liễu Ngọc Như tức khắc thấy tình thế thay đổi; nàng muốn thắng và sợ thua. Vì thế ánh mắt nàng theo dõi sát sao con gà, cùng Cố Cửu Tư cổ vũ Kim Nguyên Soái.
Đột nhiên Kim Nguyên Soái mổ một cái, khiến đối phương hoàn toàn gục ngã. Sau đấy nó thế như chẻ tre, đuổi gà béo chạy trối chết. Liễu Ngọc Như và Cố Cửu Tư đều hoan hô. Trước mặt bao người, Cố Cửu Tư ôm chặt nàng, hai người đồng thời sung sướng nói, “Thắng, thắng rồi!”
Dương Văn Xương và Trần Tầm đứng cạnh cũng ôm nhau. Lát sau, Dương Văn Xương chợt nói, “Sao ta thấy có gì sai sai?”
Trần Tầm quay đầu nhìn Cố Cửu Tư cùng Liễu Ngọc Như, tự nhiên thấy hành động mười mấy năm qua dùng để biểu đạt tình huynh đệ hơi bị quái.
Hai người buông nhau ra, miệng khẽ tằng hắng. Lúc này Liễu Ngọc Như mới thấy hành động của mình không ổn, nàng gấp gáp lui về sau rồi nói với Cố Cửu Tư, “Khụ, mới nãy thật càn rỡ.”
Cố Cửu Tư cũng hơi ngượng nhưng hắn chẳng biểu lộ, vì nếu thế thì còn xấu hổ hơn. Hắn nhanh chân chạy tới vỗ vỗ bả vai Liễu Ngọc Như, “Không sao, huynh đệ chúng ta là vậy, ngươi đã đến đây thì cứ xem bản thân là huynh đệ của ta. Tới đây nào, mau ôm Nguyên Soái nhà ta lại đây, đừng để tiểu bảo bối sợ hãi.”
Liễu Ngọc Như xem đấu gà xong, Cố Cửu Tư dẫn nàng đi sòng bạc. Bốn người ở sòng bạc chơi tới quên cả trời đất. Liễu Ngọc Như phấn khích cược lớn nhỏ, thảy xúc xắc, còn học cách chơi mạt chược. Tới hồi chơi bời xong thì đã chiều muộn, cả đám đi tửu lầu uống rượu ca hát. Tiếp theo Cố Cửu Tư hứng chí quyết định đưa Liễu Ngọc Như cùng Dương Văn Xương và Trần Tầm ra khỏi thành.
Liễu Ngọc Như không biết cưỡi ngựa, ba người Cố Cửu Tư thì rất sành sõi. Cố Cửu Tư để Liễu Ngọc Như ngồi phía trước còn mình ngồi sau ôm lấy nàng, sau đó hắn mang theo hai huynh đệ cưỡi ngựa ra ngoài thành.
Liễu Ngọc Như ngồi trên lưng ngựa hơi xóc, gió đêm lạnh lẽo nhưng nhiệt độ từ người ngồi sau khiến ban đêm cũng trở nên ấm áp hơn.
Tóc Liễu Ngọc Như mơn trớn khuôn mặt nàng còn mắt nàng ngắm nhìn bầu trời đêm bao la và đất đai mênh mông. Xung quanh là tiếng ếch xen lẫn với ve kêu, phía sau có Dương Văn Xương cùng Trần Tầm đang hát vang.
Nàng cảm nhận trời cao biển rộng, trong lòng chợt trỗi dậy niềm vui sướng không tên gào thét đòi thoát ra.
“Nào nào,” Dương Văn Xương từ phía sau đuổi theo Cố Cửu Tư, lớn tiếng gọi, “Cửu Tư hát một bài đi.”
Cố Cửu Tư nghe vậy liền cười nắc nẻ, “Muốn lừa gia xướng vài tiếng à.”
“Có tẩu tử mà,” Trần Tầm đuổi theo, cười với Liễu Ngọc Như, “tẩu tử muốn nghe, đúng không?”
“Ồ, vậy à,” Cố Cửu Tư cúi đầu, “tiểu nương tử nhà ta chưa từng nghe ta hát nhỉ. Nào, hôm nay ta sẽ hát một bài vì ngươi.”
Liễu Ngọc Như nghe mà mặt ửng hồng. Nàng nghĩ dựa theo tính tình Cố Cửu Tư thì hẳn sẽ xướng bài nào có thể trêu ghẹo nàng. Song chẳng ngờ khoảnh khắc thiếu niên cất cao giọng, lời thốt nên lại là – (1) quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi[1]!
(2) Quân bất kiến, cao đường minh kính bi bạch phát, triêu như thanh ti mộ thành tuyết.
(3) Nhân sinh đắc ý tu tẫn hoan, mạc sử kim tôn không đối nguyệt.
(4) Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tẫn hoàn phục lai.
…
(5) Chung cổ soạn ngọc bất túc quý, đãn nguyện trường túy bất phục tỉnh.
(6) Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch, duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
…
Tiếng hát hắn lảnh lót, thấm đẫm sự ngông cuồng của thiếu niên, tựa hồ những ưu sầu lẫn phiền não trên thế gian này đều không chạm được vào hắn. Ở hắn chỉ có sự phóng túng cùng kiêu ngạo của thiếu niên, khiến nàng cũng nhiệt huyết sôi trào.
Hắn đột nhiên cao giọng hơn, “(7) Ngũ hoa mã, thiên kim cừu, hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu!” Rồi hắn cúi đầu mỉm cười nhìn nàng, trong đôi mắt có ánh sao đi lạc, trong thanh âm mang theo sự dịu dàng. Hắn thì thầm, “(8) Dữ nhĩ đồng tiêu…vạn cổ sầu.”
Trong lòng Liễu Ngọc Như hoảng hốt, nàng cuống quít cúi đầu không dám nhìn thêm.
Dương Văn Xương lẫn Trần Tầm cười ha hả, “Tẩu tử thẹn thùng.”
Liễu Ngọc Như nổi nóng, nàng nhẹ nhàng xùy họ, lầm bầm, “Càn rỡ!”
“Nghe thấy chưa,” Cố Cửu Tư liếc xéo hai người bên cạnh, cười như không cười mà nói, “cô vợ nhỏ của ta mắng các ngươi càn rỡ kìa.”
“Cửu Tư, tẩu tử mắng chúng ta càn rỡ hồi nào,” Dương Văn Xương nhanh miệng bảo, “có mà mắng ngươi á!”
Bốn người nói hươu nói vượn một hồi, họ tới bờ sông vùng ngoại ô khi ngựa chạy đã mệt. Cố Cửu Tư xuống ngựa, cả nhóm đi dạo dọc bờ sông. Cố Cửu Tư sợ Liễu Ngọc Như đi không nổi nên để nàng ngồi trên lưng ngựa, hắn nắm dây thừng chậm rãi dắt ngựa đi.
Đi được một lát, bọn họ nhìn thời gian thì đã đến lúc Trần Tầm phải về nhà nên Dương Văn Xương cùng đi với hắn. Hai người trước khi đi tặng quà cho Liễu Ngọc Như, Trần Tầm cung kính nói, “Tẩu tử, sinh nhật vui vẻ. Vị huynh trưởng này của chúng ta trông thì thiếu đứng đắn nhưng thật sự là người tốt. Tiểu đệ chúc hai người đầu bạc răng long, cũng chúc tẩu mãi mãi vui vẻ, cả đời trôi chảy.”
“Sao nói lắm thế?” Cố Cửu Tư mất hứng đạp chân hắn, “Đi nhanh lên, coi chừng nương ngươi lại đánh cho bây giờ.”
Trần Tầm cười sặc sụa xong mới đi. Cố Cửu Tư nhìn Liễu Ngọc Như ở trên lưng ngựa, hắn nghĩ nghĩ rồi lên tiếng, “Hừm, chơi thêm nhé? Chúng ta làm gì tiếp đây?”
“Ta nghe lang quân.”
“Hay ta dạy ngươi cưỡi ngựa?” Cố Cửu Tư ôn hòa nói, “Đời người trước sau gì cũng phải học cưỡi ngựa để phòng hờ. Ta dắt ngựa để ngươi quen đã.”
Liễu Ngọc Như đồng ý.
Sau đấy hai người lên đường trở về, một người ngồi trên lưng ngựa, một người dắt ngựa.
Cố Cửu Tư vừa dẫn đường vừa hát cho nàng nghe. Lần này là một điệu hát dân gian, điềm đạm lại yên bình, phối hợp với ánh trăng khiến người nghe cảm thấy thế gian trở nên dịu dàng hơn.
“Lang quân,” Liễu Ngọc Như nhịn chả được mà cất tiếng, “sang năm ta còn được mừng sinh nhật không?”
Nghe vậy Cố Cửu Tư bật cười.
Hắn quay đầu lại, “Ngươi ngốc thật, sinh nhật đương nhiên phải làm.”
“Mỗi năm sau này,” Cố Cửu Tư quay đầu đi, thản nhiên nói, “ta đều mừng sinh nhật ngươi. Không năm nào giống năm nào nhưng đều sẽ vui vô cùng, được chưa?”
Liễu Ngọc Như khẽ cười không thành tiếng.
Nội tâm nàng lại nghĩ khác.
Được.
Nàng mơ ước được sống thế này; có người đi trước dắt ngựa cho nàng, hát cho nàng nghe, để nàng hàng năm có hôm nay, mỗi tuổi có hôm nay.
Chú thích
[1] Đây là bài thơ Thương Tiến Tửu (Mời uống rượu) của Lý Bạch. Bài này được sáng tác khoảng năm Thiên Bảo thứ mười một (752). Tựa bài vốn là tên một điệu nhạc phủ đời Hán, thuộc Đoản Tiêu Nao Ca có nội dung là lời phóng ngôn khi uống rượu. Dưới đây là toàn bộ bài thơ được dịch nghĩa, câu nào in đậm tức nghĩa có xuất hiện trong truyện. Mình đánh số theo thứ tự xuất hiện, các bạn tự dò nghĩa nha.
(1) Bạn chẳng thấy sao: nước sông Hoàng Hà từ trên trời rơi xuống
Chảy băng băng ra bể không bao giờ trở lại
(2) Lại chẳng thấy sao: gương sáng trong nhà cao soi bật nỗi buồn tóc trắng
Mới khi sáng còn xanh như tơ, chiều đã như tuyết
(3) Con người ta sống mà được đắc ý thì nên hết sức vui
Đừng để chén vàng cạn dưới ánh trăng
(4) Trời sinh ta có tài ắt sẽ có chỗ dùng
Ngàn vàng tiêu hết rồi lại có
Mổ bò nấu dê để làm tiệc vui
Gặp nhau nên uống một lần ba trăm chén
Hỡi thầy giáo Sầm, hỡi học trò Đan Khâu
Rượu sắp mời rồi
Chớ ngừng chén
Vì các bạn, ta hát một bài
Tất cả hãy vì ta mà nghiêng tai nghe
(5) Dù cỗ bàn thịnh soạn có chuông trống cũng chưa đáng quý
Ta chỉ muốn say hoài, không muốn tỉnh
(6) Thánh hiền xưa nay đều bặt tiếng
Chỉ có kẻ uống rượu được lưu danh
Ngày trước Trần Vương yến tiệc ở cung Bình Lạc
Rượu vạn đồng một đấu uống vui thoải mái
Chủ nhân cớ sao nói ít tiền
Nên mau mua lấy để ta chuốc chén với các bạn ta
(7) Đây ngựa năm màu
Đây áo cừu quý ngàn vàng
Bảo trẻ con đi đổi lấy rượu ngon
(8) Ta hãy cùng nhau phá cho tan nỗi buồn muôn thuở.
Liễu Ngọc Như hơi ngượng ngùng, nàng cúi đầu đáp lại. Nàng đứng phía sau Cố Cửu Tư nhỏ giọng gọi, “Lang quân.”
“Đi nào, hôm nay ta mang ngươi ra ngoài chơi.” Cố Cửu Tư hồ hởi nói, “Trước kia đảm bảo ngươi không biết trên đời này có bao nhiêu chuyện thú vị. Đáng lẽ ta nên mang ngươi đi tiêu tiền từ lâu.”
Liễu Ngọc Như thoáng mỉm cười, Cố Cửu Tư từ trong ngực móc ra xấp ngân phiếu, “Hôm nay ta mang theo rất nhiều bạc, chúng ta cứ tiêu xài xả láng!”
Liễu Ngọc Như nghe vậy liền khẽ thở dài. Song nhìn Cố Cửu Tư mặt mày hớn hở, nàng không nỡ nói nhiều, chỉ mím môi rồi lặng lẽ cười.
Đầu tiên Cố Cửu Tư dẫn nhóm bốn người đến sân chọi gà, Liễu Ngọc Như theo sau hắn cũng cảm thấy khá hứng thú. Cố Cửu Tư nghênh ngang đi vào, hắn nói với Liễu Ngọc Như, “Đây là nơi ngày thường hay tổ chức chọi gà đấu dế, ngươi mua gà hoặc dế rồi để mọi người đặt cược. Gà của ta ở đây là vua gà, lúc trước ta tốn ngàn vàng để mua đấy.”
Cố Cửu Tư dẫn nàng tới trước một cái lồng sắt viền vàng có gã sai vặt canh giữ bên cạnh. Cố Cửu Tư cho hắn một thỏi bạc, gã sai vặt luôn mồm cảm tạ rồi ôm gà từ trong lồng sắt ra. Cố Cửu Tư vừa ôm gà vừa khoe với Liễu Ngọc Như, “Nhìn này, đây là gà của ta, Kim Nguyên Soái!”
Liễu Ngọc Như nhếch mép cười, “Tên nó là Kim Nguyên Soái?”
“Đúng vậy,” Dương Văn Xương nhanh nhảu chen vào, “là ta và Trần Tầm đặt tên. Cửu Tư định gọi nó là Thiết Tướng Quân nhưng sắt làm sao quý giá bằng vàng? Tướng quân sao có thể oai phong bằng nguyên soái?”
“Có lý,” Liễu Ngọc Như gật gù.
Cố Cửu Tư ôm gà, nói với nàng, “Đi, ta dẫn ngươi đi chọi gà.”
Bọn họ quen cửa quen nẻo nhanh chóng tới sân chọi gà. Liễu Ngọc Như thấy Cố Cửu Tư đặt Kim Nguyên Soái cạnh mình, hắn nghiêm túc lau sạch lông cho nó, “Bảo bối, hôm nay gia phải dựa vào ngươi, nhớ đấu thật hăng nhé? Ngoan đi, về sẽ cho ngươi ăn lương thực thượng đẳng.”
Nói rồi Cố Cửu Tư cúi đầu hôn nó cái chụt. Liễu Ngọc Như dùng quạt tròn che miệng cười, chờ Cố Cửu Tư lại gần nàng liền nhẹ nhàng vỗ hắn, “Dơ muốn chết.”
“Dơ chỗ nào?” Cố Cửu Tư phản bác, “Ngày nào cũng có người chăm sóc Kim Nguyên Soái, nó đâu dơ như mấy con gà khác.”
Liễu Ngọc Như không biết Kim Nguyên Soái có dơ hay không nhưng nó quả thật khác những con gà còn lại.
Vóc dáng nó không quá lớn nhưng trông cường tráng hơn hẳn con gà béo ở đối diện. Nó ra trận với tinh thần hăng hái, dáng vẻ hiên ngang, bước chân ngạo mạn. Cái thần thái tự cao tự đại kia làm Liễu Ngọc Như chả nhịn cười được, “Ta thật lòng tin đây là gà do ngươi nuôi.”
Cố Cửu Tư biết nàng đang nói mát nên lạnh lùng “hừ” một tiếng. Hai con gà bắt đầu đánh nhau, gà béo cấp tốc xông tới Kim Nguyên Soái. Kim Nguyên Soái linh hoạt chạy vòng vòng quanh sân. Liễu Ngọc Như cau mày, “Nó đang sợ à?”
“Sợ cái gì mà sợ!” Cố Cửu Tư kích động gào, “Nguyên Soái, xông lên! Đừng sợ! Xông lên!”
Xung quanh ai cũng kêu gào. Giữa bầu không khí này, Liễu Ngọc Như chẳng hiểu sao cũng có chút hưng phấn. Nàng dần nhịn không được mà cổ vũ Kim Nguyên Soái, Cố Cửu Tư đứng cạnh bỏ bạc vào tay nàng rồi thúc giục, “Đặt cược mau!”
Liễu Ngọc Như ngớ ra, Cố Cửu Tư đứng phía sau mà lôi kéo tay nàng thả tiền xuống một cái đài ở gần đấy. Sau đó Cố Cửu Tư dựa sát người nàng hào hứng cổ động, “Nguyên Soái! Đúng rồi! Nhanh lên, đánh nó! Đánh nó!”
“Đánh nó!” Tiền đã bỏ ra, Liễu Ngọc Như tức khắc thấy tình thế thay đổi; nàng muốn thắng và sợ thua. Vì thế ánh mắt nàng theo dõi sát sao con gà, cùng Cố Cửu Tư cổ vũ Kim Nguyên Soái.
Đột nhiên Kim Nguyên Soái mổ một cái, khiến đối phương hoàn toàn gục ngã. Sau đấy nó thế như chẻ tre, đuổi gà béo chạy trối chết. Liễu Ngọc Như và Cố Cửu Tư đều hoan hô. Trước mặt bao người, Cố Cửu Tư ôm chặt nàng, hai người đồng thời sung sướng nói, “Thắng, thắng rồi!”
Dương Văn Xương và Trần Tầm đứng cạnh cũng ôm nhau. Lát sau, Dương Văn Xương chợt nói, “Sao ta thấy có gì sai sai?”
Trần Tầm quay đầu nhìn Cố Cửu Tư cùng Liễu Ngọc Như, tự nhiên thấy hành động mười mấy năm qua dùng để biểu đạt tình huynh đệ hơi bị quái.
Hai người buông nhau ra, miệng khẽ tằng hắng. Lúc này Liễu Ngọc Như mới thấy hành động của mình không ổn, nàng gấp gáp lui về sau rồi nói với Cố Cửu Tư, “Khụ, mới nãy thật càn rỡ.”
Cố Cửu Tư cũng hơi ngượng nhưng hắn chẳng biểu lộ, vì nếu thế thì còn xấu hổ hơn. Hắn nhanh chân chạy tới vỗ vỗ bả vai Liễu Ngọc Như, “Không sao, huynh đệ chúng ta là vậy, ngươi đã đến đây thì cứ xem bản thân là huynh đệ của ta. Tới đây nào, mau ôm Nguyên Soái nhà ta lại đây, đừng để tiểu bảo bối sợ hãi.”
Liễu Ngọc Như xem đấu gà xong, Cố Cửu Tư dẫn nàng đi sòng bạc. Bốn người ở sòng bạc chơi tới quên cả trời đất. Liễu Ngọc Như phấn khích cược lớn nhỏ, thảy xúc xắc, còn học cách chơi mạt chược. Tới hồi chơi bời xong thì đã chiều muộn, cả đám đi tửu lầu uống rượu ca hát. Tiếp theo Cố Cửu Tư hứng chí quyết định đưa Liễu Ngọc Như cùng Dương Văn Xương và Trần Tầm ra khỏi thành.
Liễu Ngọc Như không biết cưỡi ngựa, ba người Cố Cửu Tư thì rất sành sõi. Cố Cửu Tư để Liễu Ngọc Như ngồi phía trước còn mình ngồi sau ôm lấy nàng, sau đó hắn mang theo hai huynh đệ cưỡi ngựa ra ngoài thành.
Liễu Ngọc Như ngồi trên lưng ngựa hơi xóc, gió đêm lạnh lẽo nhưng nhiệt độ từ người ngồi sau khiến ban đêm cũng trở nên ấm áp hơn.
Tóc Liễu Ngọc Như mơn trớn khuôn mặt nàng còn mắt nàng ngắm nhìn bầu trời đêm bao la và đất đai mênh mông. Xung quanh là tiếng ếch xen lẫn với ve kêu, phía sau có Dương Văn Xương cùng Trần Tầm đang hát vang.
Nàng cảm nhận trời cao biển rộng, trong lòng chợt trỗi dậy niềm vui sướng không tên gào thét đòi thoát ra.
“Nào nào,” Dương Văn Xương từ phía sau đuổi theo Cố Cửu Tư, lớn tiếng gọi, “Cửu Tư hát một bài đi.”
Cố Cửu Tư nghe vậy liền cười nắc nẻ, “Muốn lừa gia xướng vài tiếng à.”
“Có tẩu tử mà,” Trần Tầm đuổi theo, cười với Liễu Ngọc Như, “tẩu tử muốn nghe, đúng không?”
“Ồ, vậy à,” Cố Cửu Tư cúi đầu, “tiểu nương tử nhà ta chưa từng nghe ta hát nhỉ. Nào, hôm nay ta sẽ hát một bài vì ngươi.”
Liễu Ngọc Như nghe mà mặt ửng hồng. Nàng nghĩ dựa theo tính tình Cố Cửu Tư thì hẳn sẽ xướng bài nào có thể trêu ghẹo nàng. Song chẳng ngờ khoảnh khắc thiếu niên cất cao giọng, lời thốt nên lại là – (1) quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi[1]!
(2) Quân bất kiến, cao đường minh kính bi bạch phát, triêu như thanh ti mộ thành tuyết.
(3) Nhân sinh đắc ý tu tẫn hoan, mạc sử kim tôn không đối nguyệt.
(4) Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, thiên kim tán tẫn hoàn phục lai.
…
(5) Chung cổ soạn ngọc bất túc quý, đãn nguyện trường túy bất phục tỉnh.
(6) Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch, duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
…
Tiếng hát hắn lảnh lót, thấm đẫm sự ngông cuồng của thiếu niên, tựa hồ những ưu sầu lẫn phiền não trên thế gian này đều không chạm được vào hắn. Ở hắn chỉ có sự phóng túng cùng kiêu ngạo của thiếu niên, khiến nàng cũng nhiệt huyết sôi trào.
Hắn đột nhiên cao giọng hơn, “(7) Ngũ hoa mã, thiên kim cừu, hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu!” Rồi hắn cúi đầu mỉm cười nhìn nàng, trong đôi mắt có ánh sao đi lạc, trong thanh âm mang theo sự dịu dàng. Hắn thì thầm, “(8) Dữ nhĩ đồng tiêu…vạn cổ sầu.”
Trong lòng Liễu Ngọc Như hoảng hốt, nàng cuống quít cúi đầu không dám nhìn thêm.
Dương Văn Xương lẫn Trần Tầm cười ha hả, “Tẩu tử thẹn thùng.”
Liễu Ngọc Như nổi nóng, nàng nhẹ nhàng xùy họ, lầm bầm, “Càn rỡ!”
“Nghe thấy chưa,” Cố Cửu Tư liếc xéo hai người bên cạnh, cười như không cười mà nói, “cô vợ nhỏ của ta mắng các ngươi càn rỡ kìa.”
“Cửu Tư, tẩu tử mắng chúng ta càn rỡ hồi nào,” Dương Văn Xương nhanh miệng bảo, “có mà mắng ngươi á!”
Bốn người nói hươu nói vượn một hồi, họ tới bờ sông vùng ngoại ô khi ngựa chạy đã mệt. Cố Cửu Tư xuống ngựa, cả nhóm đi dạo dọc bờ sông. Cố Cửu Tư sợ Liễu Ngọc Như đi không nổi nên để nàng ngồi trên lưng ngựa, hắn nắm dây thừng chậm rãi dắt ngựa đi.
Đi được một lát, bọn họ nhìn thời gian thì đã đến lúc Trần Tầm phải về nhà nên Dương Văn Xương cùng đi với hắn. Hai người trước khi đi tặng quà cho Liễu Ngọc Như, Trần Tầm cung kính nói, “Tẩu tử, sinh nhật vui vẻ. Vị huynh trưởng này của chúng ta trông thì thiếu đứng đắn nhưng thật sự là người tốt. Tiểu đệ chúc hai người đầu bạc răng long, cũng chúc tẩu mãi mãi vui vẻ, cả đời trôi chảy.”
“Sao nói lắm thế?” Cố Cửu Tư mất hứng đạp chân hắn, “Đi nhanh lên, coi chừng nương ngươi lại đánh cho bây giờ.”
Trần Tầm cười sặc sụa xong mới đi. Cố Cửu Tư nhìn Liễu Ngọc Như ở trên lưng ngựa, hắn nghĩ nghĩ rồi lên tiếng, “Hừm, chơi thêm nhé? Chúng ta làm gì tiếp đây?”
“Ta nghe lang quân.”
“Hay ta dạy ngươi cưỡi ngựa?” Cố Cửu Tư ôn hòa nói, “Đời người trước sau gì cũng phải học cưỡi ngựa để phòng hờ. Ta dắt ngựa để ngươi quen đã.”
Liễu Ngọc Như đồng ý.
Sau đấy hai người lên đường trở về, một người ngồi trên lưng ngựa, một người dắt ngựa.
Cố Cửu Tư vừa dẫn đường vừa hát cho nàng nghe. Lần này là một điệu hát dân gian, điềm đạm lại yên bình, phối hợp với ánh trăng khiến người nghe cảm thấy thế gian trở nên dịu dàng hơn.
“Lang quân,” Liễu Ngọc Như nhịn chả được mà cất tiếng, “sang năm ta còn được mừng sinh nhật không?”
Nghe vậy Cố Cửu Tư bật cười.
Hắn quay đầu lại, “Ngươi ngốc thật, sinh nhật đương nhiên phải làm.”
“Mỗi năm sau này,” Cố Cửu Tư quay đầu đi, thản nhiên nói, “ta đều mừng sinh nhật ngươi. Không năm nào giống năm nào nhưng đều sẽ vui vô cùng, được chưa?”
Liễu Ngọc Như khẽ cười không thành tiếng.
Nội tâm nàng lại nghĩ khác.
Được.
Nàng mơ ước được sống thế này; có người đi trước dắt ngựa cho nàng, hát cho nàng nghe, để nàng hàng năm có hôm nay, mỗi tuổi có hôm nay.
Chú thích
[1] Đây là bài thơ Thương Tiến Tửu (Mời uống rượu) của Lý Bạch. Bài này được sáng tác khoảng năm Thiên Bảo thứ mười một (752). Tựa bài vốn là tên một điệu nhạc phủ đời Hán, thuộc Đoản Tiêu Nao Ca có nội dung là lời phóng ngôn khi uống rượu. Dưới đây là toàn bộ bài thơ được dịch nghĩa, câu nào in đậm tức nghĩa có xuất hiện trong truyện. Mình đánh số theo thứ tự xuất hiện, các bạn tự dò nghĩa nha.
(1) Bạn chẳng thấy sao: nước sông Hoàng Hà từ trên trời rơi xuống
Chảy băng băng ra bể không bao giờ trở lại
(2) Lại chẳng thấy sao: gương sáng trong nhà cao soi bật nỗi buồn tóc trắng
Mới khi sáng còn xanh như tơ, chiều đã như tuyết
(3) Con người ta sống mà được đắc ý thì nên hết sức vui
Đừng để chén vàng cạn dưới ánh trăng
(4) Trời sinh ta có tài ắt sẽ có chỗ dùng
Ngàn vàng tiêu hết rồi lại có
Mổ bò nấu dê để làm tiệc vui
Gặp nhau nên uống một lần ba trăm chén
Hỡi thầy giáo Sầm, hỡi học trò Đan Khâu
Rượu sắp mời rồi
Chớ ngừng chén
Vì các bạn, ta hát một bài
Tất cả hãy vì ta mà nghiêng tai nghe
(5) Dù cỗ bàn thịnh soạn có chuông trống cũng chưa đáng quý
Ta chỉ muốn say hoài, không muốn tỉnh
(6) Thánh hiền xưa nay đều bặt tiếng
Chỉ có kẻ uống rượu được lưu danh
Ngày trước Trần Vương yến tiệc ở cung Bình Lạc
Rượu vạn đồng một đấu uống vui thoải mái
Chủ nhân cớ sao nói ít tiền
Nên mau mua lấy để ta chuốc chén với các bạn ta
(7) Đây ngựa năm màu
Đây áo cừu quý ngàn vàng
Bảo trẻ con đi đổi lấy rượu ngon
(8) Ta hãy cùng nhau phá cho tan nỗi buồn muôn thuở.
Bình luận facebook