Vừa bước vào, Tử La đã cảm nhận được sự phồn hoa của thị trấn này. Người đến người đi, kẻ bán hàng rong kiếm sống, người mua hàng chọn lựa sản phẩm, khung cảnh vô cùng sầm uất.
“Trấn trên náo nhiệt quá!” Tử La cảm thán.
“Đúng vậy! Nước Đại Tề chúng ta hình thành được hơn tám mươi năm, càng ngày càng ổn định. Hoàng đế hiện tại đã tại vị được khoảng hai mươi năm, triều chính liêm minh, vì vậy cuộc sống của mọi người cũng càng ngày càng tốt.” Tử Thụ nghe Tử La nói xong thì tiếp lời.
Tử La biết đại ca Tử Thụ đã từng được học trong trường tư thục của thôn suốt hai năm, sau này cha mất mới phải nghỉ học ở nhà, thế nhưng huynh ấy không hề bỏ bê sách vở, cứ có thời gian lại đi mượn sách đọc thêm. Tử La biết đại ca thích đọc sách, chỉ vì sinh ra trong nhà nông, gia đình gặp chuyện nên mới phải bỏ học mà thôi. Bây giờ nghe đại ca nói, nàng vẫn thấy đại ca rất thông tuệ, có thể hiểu được tình hình kinh tế chính trị thời đại này.
Qua lời của cậu, Tử La biết đây là nước Đại Tề, một triều đại không có thật trong lịch sử. Vương triều này mới được hình thành không lâu, đang ở thời kỳ khá phát triển, hoàng thượng anh minh. Vậy cũng được, xuyên việt đến thời bình vẫn tốt hơn thời loạn, xã hội ổn định mới có lợi với kế hoạch làm giàu của Tử La.
Bây giờ, nhóm Tử La đang đứng ở nơi tập trung bán hàng rong, chỗ này không có nhiều cửa hàng, nhưng có rất nhiều quán nhỏ, cũng có rất nhiều người ăn mặc kiểu nông dân giống họ bày quầy, bán nồng phẩm.
Lúc này, Trần thẩm nói: “Ta và thúc thúc các cháu muốn bán trứng gà và rau xanh ở đây, mấy đứa cứ đi mua đồ đi. Hai canh giờ nữa lại tập hợp ở đây, chúng ta sẽ cùng đi mua lương thực nhé?”
“Dạ được, bọn cháu đưa A La đến đại phu trước, mua vài thứ rồi lại về đây. Bọn cháu đi trước nhé.” Tử Vi nói. “Ừ, cẩn thận đường xá.”
Tạm biệt hai người Trần thẩm xong, Tử Vi và Tử Thụ liền đưa Tử La đến đại phu. Tuy Tử La cảm thấy không cần, nhưng hai người kia lại rất kiên quyết, sợ tiểu muội lần trước rơi xuống sông còn chưa khỏi hẳn. Thôi vậy, để đại phu kiểm tra cũng khiến hai người yên tâm hơn.
Đến tiệm thuốc, đại phu bắt mạch cho Tử La xong thì nói: “Con bé không bị bệnh nặng đầu, nhưng hình như trước đó đã từng nhiễm lạnh nên cần phải điều trị tận gốc. Hơn nữa, sức khỏe con bé lại khá yếu, phải cố gắng bối bộ.”
“Vậy xin hỏi đại phu, tiểu muội nên bồi bổ gì ạ?”
“Cũng không cần đặc biệt lắm đầu, ví dụ như cho con bé ăn nhiều trứng gà, thịt gà hoặc cái gì đó bổ một chút, trẻ con đang trong thời kỳ phát triển mà. Cũng có thể ăn thêm chút táo đỏ, cẩu kỷ và một số dược liệu có tính ấm nữa.”
“Vậy xin hỏi đại phu có thể kể một đơn thuốc cụ thể không?” Tử Thụ hỏi.
“Cái đó thì không cần, có lẽ các cháu cũng không phải con nhà giàu có, như vậy đi, ta sẽ bảo dược đồng gói cho các cháu nửa cần táo đỏ và cẩu kỷ để nấu canh cho tiểu nha đầu này.” Đại phu nói.
Tử Thụ vội vã cảm tạ đại phu, sau đó mua táo đỏ và cẩu kỷ, hết hai mươi văn tiền.
“Chúng ta đi mua mỡ heo để ép dầu, rồi mua cho A La chút thịt được không, đại tỷ?” Tử Thụ nói.
“Được.”
Tiếp đó, ba tỷ đệ đến trước quán thịt.
Tử Thụ chỉ vào một miếng mỡ heo, hỏi: “Ông chủ, miếng mỡ này bán thế nào?” “Tiểu ca tinh mắt đấy, miếng mỡ này mới được lóc ra từ con lợn thịt hôm nay, rất hợp để ép dầu, mười lăm văn một cân, tiểu ca muốn bao nhiêu?” Chủ quầy là một đại thúc rất cường tráng, trồng vừa khỏe mạnh vừa ngay thẳng.
“Ông chủ, có thể bớt một chút không?” Tử La hỏi.
“Nhóc con cũng biết mặc cả hả? Lần đầu tiên ta gặp một đứa bé lanh lợi to gan thế này đấy, vậy thì để cho mấy đứa
mười bốn văn một cản, không thể thấp hơn đầu.” Hình như đây là lần đầu tiên ông chủ thấy một bứa bé mới vài tuổi mặc cả, cảm thấy rất thú vị nên bớt cho họ một đồng.
“Ông chủ lấy cho cháu một cần.” Tử Vi nói.
“Được, một cận.” Ông chủ nhanh chóng cắt miếng mỡ ra.
“Ông chủ, lấy thêm một cận thịt ba chỉ nữa, bao nhiêu tiền vậy ạ?” Tử Thụ hỏi.
“Được, thịt ba chỉ mười ba văn.”Ông chủ chỉ vào miếng thịt lợn nói.
“Vậy thịt nạc với xương sườn, xương cục này, bao nhiêu một cần hả ông chủ?” Tử La hỏi thêm.
“Bé con muốn ăn thịt nạc với xương kia sao? Thịt nạc rất bã, xương thì chỉ có xương không thôi, không có thịt! Mấy cái này sao ngon bằng thịt ba chỉ được, bảo ca ca cháu mua thêm một cân thịt chẳng phải tốt hơn ư?” Ông chủ nói.
“Vậy mấy thứ này bao nhiêu tiền một cân?” Tử La nghe thế thì vui vẻ, thì ra người thời này thích ăn thịt mỡ, vì có thể ép dầu nên mỡ heo còn đắt hơn cả thịt ba chỉ. Quá tốt, vừa hay Tử La lại thích ăn thịt nạc, hơn nữa còn biết rất nhiều cách chế biến.
Chuyện đáng mừng nhất là người dân ở thời này vẫn chưa nhận thức được chỗ tốt của xương heo, ở thời hiện đại, Tử La sống ở phương Nam, mọi người vẫn thường tranh nhau mua xương heo về để nấu canh. Hơn nữa, mấy huynh muội các nàng bây giờ đang thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, canh xương đúng lúc có thể bồi bổ thân thể. Không những thế, chiều cao hiện tại của họ không được tốt, rất cần canxi trong xương như thế này. Nàng hy vọng mọi người đều có thể cao lớn khỏe mạnh.
“Thịt nạc năm văn, còn chỗ xương này, chỉ cần đưa ba văn thì cho mấy đứa hết.” Ông chủ nói.
“Được, bọn ta muốn hai cân thịt nạc, xương thì lấy hết.” Tử La đáp.
“Tiểu muội, ca ca mua cho muội thêm một cân thịt ba chỉ nhé, không mua thịt nạc với xương kia nữa?” Tử Thụ cuồng nói.
“Không, muội chỉ muốn ăn thịt nạc thôi, đại ca, huynh nghe muội đi.” Tử La vội ra vẻ dễ thương, nếu đại ca không mua thịt nạc với xương thì đúng là thiệt thòi lớn.
“Chuyện đó... thôi được rồi.” Tử Thụ nghĩ chỗ này cũng bằng giá với một cân thịt ba chỉ, nếu tiểu muội muốn thì cứ cho muội ấy mua vậy.
Đưa hai mươi bảy văn tiền xong, rời khỏi quán thịt, Tử La nói: “Có phải đại ca đại tỷ trách Tử La tiêu tiền bậy bạ không?”
Nhìn dáng vẻ tội nghiệp đáng thương của Tử La, vốn Tử Vi không biết tức giận là gì lại càng không thể nổi nóng được. Nàng cười nói: “Tiểu quỷ này, từ lúc rơi xuống nước càng ngày càng để ý mấy chuyện này. Nhắc tới tiền, nếu không có phúc tinh là muội, sao chúng ta có thể lấy lại số tiền này, trách muội làm sao được. Nhưng A La này, tiền bạc không thể tiêu lung tung được, biết không?”
Tử La nhìn xung quanh, thấy cách rất xa mới có người đi lại thì nhỏ giọng nói: “Vâng, muội không tiêu lung tung, nhưng mọi người còn nhớ lần trước muội mơ thấy một ông lão không? Ông ấy nói cho muội biết cách làm thịt nạc và xương heo, ăn rất ngon, về nhà muội sẽ làm cho mọi người ăn nhé.”
Tử Vi, Tử Thụ nghe vậy cũng thấy phấn khích theo, nhưng Từ Thụ phản ứng lại rất nhanh, cậu nói: “Nhất định không được kể chuyện này cho ai biết chưa? Nếu không đại ca sẽ đánh muội đấy.”
Tử La thẩm trợn mắt trong lòng, đại ca, huynh có chắc là huynh nỡ đánh tiểu muội này sao? Nghĩ vậy nhưng ngoài miệng, Tử La vẫn đồng ý.
Đi qua một cửa hàng thêu thùa, Tử Vi nói với nói với Tử Thụ: “Đại đệ, chúng ta nhận đồ về thêu nhé? Tỷ và Tử Đào đều có thể làm được, giờ chúng ta có tiền thế chấp rồi, tỷ muốn thêu thùa kiếm thêm chút tiền.”
“Được, nếu đại tỷ muốn thì cứ nhận một ít, nhưng đừng khiến mình mệt quá.”
Đến hàng thêu, bà chủ là một người khá lão luyện khoảng chừng ba mươi tuổi, bà rất có ấn tượng với Tử Vi. Trước đây, Tử Vi và mẹ có nhận thêu thùa của tiệm bà. Bà rất hài lòng với kỹ xảo thêu thùa của hai mẹ con. Giao 50 văn tiền thế chấp rồi nhận ít đồ thêu, bà chủ hỏi Tử Vi: “Lần này mẹ mấy đứa không tới sao?”
Sắc mặt Tử Vi thoáng ủ rũ, nàng đáp: “Nửa tháng trước gia mẫu đã qua đời rồi ạ, nhưng cháu vẫn có thể hoàn thành công việc được.” Tử Vi sợ bà chủ sẽ lo ngại mình không làm được rồi không giao việc nữa, nàng vội vàng bảo đảm.
Bà chủ nghe vậy cũng cảm thấy có lỗi: “Xin lỗi, ta không biết chuyện. Ôi! Đứa bé ngoan, thêu thùa cho tốt nhé. Yên tâm, nhất định ta sẽ trả giá cao.”
Cảm ơn bà chủ xong, nhóm Tử La đi tìm Trần thẩm. Tới sạp hàng, Tử La thấy quán của Trần thẩm vẫn còn rất nhiều rau và trứng gà, trong khi bây giờ cũng đã hơn mười giờ. Trần thẩm hỏi: “Mua xong rồi sao? Nhanh vậy? Ta vẫn còn rất nhiều đồ chưa bán hết.”
“Bọn cháu mua xong hết rồi, thẩm thấm buôn bán thế nào?” Tử Vi quan tâm.
“Cũng bình thường, không bán hết thì chúng ta mang về nhà ăn, dù sao thằng bé ở nhà cũng ăn được, chỉ là không có tiền tiêu thôi.” Trần thẩm nói.
“Cháu bán giúp thẩm nhé?”
“Được, A La, nếu cháu có thể bán hết, ta sẽ mời cháu ăn đường được không nào?” Trần thẩm cho là Tử La nói đùa nên mới hùa theo.
“Mua rau đi, rau tươi đây, trứng gà to đây.” Tử La hét to. Không biết có phải người nhỏ đi, lá gan cũng lớn hơn không, Tử La hét lớn mà chẳng hề ngại ngùng. Đây là điều trước kia Tử La không bao giờ làm được.
Quả nhiên, một phụ nữ trung niên nghe tiếng hét mới đi qua xem thử: “Bé con, rau và trứng gà này bán thế nào?”
Tử La thấy vị thẩm thẩm này ăn mặc rất đẹp, nàng biết là có hy vọng rồi.
“Muội à, rau xanh này hai văn một cản, trứng gà thì một văn một quả. Muội lấy nhiều không?” Trần thẩm nhanh nhảu đáp.
“Vậy thì hai cân rau, mười quả trứng gà đi. Đại tỷ đúng là có phúc, con nhỏ như vậy đã biết giúp mẹ rồi.” Vị thẩm thẩm nọ khen ngợi.
“Đây là con hàng xóm nhà chúng ta, thông minh lắm đó.” Trần thẩm vừa cười nói, vừa cận rau, lấy trứng gà.
Bán chuyện này xong, trứng gà và rau cũng không còn bao nhiêu, mà thời gian thì không còn sớm nữa, thế là Trần thẩm quyết định dọn quán. Trên đường đến hàng lương thực, đi qua một tiệm tạp hóa, Trần thẩm nói: “A La, cháu muốn ăn đường gì, đường phèn hay đường trắng?”
Tử Vi vội đáp: “Không cần đầu thẩm, con bé là trẻ con thì biết cái gì đâu, thẩm giữ tiền lại mua bút mực cho Thiết Đản đi.”
Tử La cũng nói luôn: “Thẩm, A La không thích đường, ăn đường sẽ bị đau răng, trước kia thẩm giúp nhà chúng cháu nhiều như vậy, A La giúp thím một lần là điều nên làm. Ca ca cháu có nói, làm người phải biết biết báo đáp ân tình. Sau này nếu chúng cháu có khả năng nhất định phải bảo đáp tất cả những người đã giúp đỡ bọn cháu.”
Trần thẩm và Trần thúc nghe vậy cũng cảm động không thôi. Trẻ con nhà nghèo đã sớm phải quản lý nhà cửa, mấy huynh muội nhà này còn bé đã hiểu chuyện đến thế, về sau nhất định sẽ rất có tiền đồ. Quan trọng hơn cả là bọn chúng biết cảm ơn người khác.
“Được, thẩm không mua cho A La nữa, sau này A La có chuyện gì thì cứ tìm thẩm nhé.”
Bọn họ tiếp tục đi đến cửa hàng lương thực. Chưởng quầy thấy có khách đến nền nhanh nhảu đón chào: “Khách quan muốn mua gì?”
“Chưởng quầy, lương thực bán thế nào?” Trần thúc hỏi.
“Bột cao lương và bột gạo lức là hai văn tiền một cân, bột gạo thổ và bột ngô là ba văn tiền một cân, bột gạo trắng và gạo thổ là bảy văn tiền một cân, còn gạo ngon thì mười văn một cân, khách quan muốn loại nào?”
“Thụ ca nhi muốn mua thế nào?” Trần thúc hỏi Tử Thụ. Tử Thụ nghĩ ngợi một lúc rồi nói: “Lấy năm mươi cần bột cao lương, hai mươi cân bột ngô và bốn cân gạo ngon đi.”
“Được, của khách quan hết hai trăm văn tiền.” Lương thực được đóng gói rất nhanh, chưởng quầy ở bên cạnh vừa tính toán vừa nói.
Trả tiền xong, ra khỏi hàng lương thực, mấy người đi qua một hàng bán gà con. Tử La thấy vậy liền nói với nói với Tử Vi: “Đại tỷ, chúng ta mua mấy con gà về nuôi có được không, như vậy mọi người cũng sẽ được ăn trứng gà.”
Tử Vi nghĩ một lúc, thấy cũng đúng, nói: “Được, nhưng A La phải giúp cho gà ăn nhé.”
“Vâng, muội và Tiểu Lục sẽ cho gà ăn.” Tử La thoải mái nói.
Tiếp đó, mấy người lại bắt thêm mười con gà con, mỗi con bốn văn tiền. Trần thẩm chọn giúp, nói là có chín con gà mái, một con gà trống. Tử La cũng không biết thẩm ấy phân biệt thế nào.
Trên đường về, Tử La tính xem đã dùng hết bao nhiêu tiền: Ở tiệm thuốc tiêu hết hai mươi văn, mua thịt hai mươi bảy văn, thế chấp ở hàng thêu hết năm mươi văn, mua lương thực hai trăm văn, mua gà bốn mươi văn. Hết tổng cộng ba trăm ba mươi bảy văn, trong khi các nàng chỉ có hai lượng bạc.
Quan sát đến trưa, Tử La biết một lượng bạc tương đương với một nghìn văn tiền, mà một văn tiền ở đây có giá trị gần bằng một đồng tệ ở hiện đại. Tử La nghĩ, nhất định nàng phải nghĩ ra những cách kiếm tiền khác, nếu không thì chỗ tiền này sẽ tiêu hết rất nhanh. Chỉ dựa vào việc thêu thùa của đại tỷ và nuôi mười con gà chắc chắn không kiếm được bao nhiêu, huống hồ Tử La còn muốn để Tử Thụ và Tử Hiên đi học ở trường tư thục nữa.
Tử La nghĩ, việc nàng cần làm đúng là giống gánh nặng đường xa lắm.
\r\n
Bình luận facebook