Tôi nóng nảy hỏi: “Vậy giờ nên làm gì ạ?”
Chú Lê vỗ vai tôi và nói: “Một chữ thôi, chờ…”
Theo ý của chú Lê là, chúng tôi cùng vây quanh bức tranh này, chờ đến nửa đêm xem nó có gì thay đổi không. Ai ngờ chúng tôi chờ mãi cho đến rạng sáng hôm sau mà bức tranh này không hề có động tĩnh gì cả, chẳng lẽ chúng tôi đã nghĩ sai, bí ẩn của bức tranh này không nhất định2phải xuất hiện vào buổi tối?
Suy nghĩ kỹ mới nhớ, lúc Chiêu Tài mất tích trời cũng chưa tối thì phải?! Nếu đúng như chú Lê nói đây là một bức tranh cổ có thể ăn người, thì Chiêu Tài ở trong bức tranh càng lâu, sẽ càng nguy hiểm!
Tôi phân chia Đinh Nhất và chú Lê ở nhà nhìn chằm chằm vào bức tranh này, đề phòng nó lại xuất hiện biến cố gì, còn tôi và lão Triệu đi tìm chủ5tiệm bán đồ lưu niệm lúc trước để tìm hiểu lai lịch của bức tranh.
Bệnh nhân cũ kia của lão Triệu họ La, ông ta mở cửa tiệm bán hàng lưu niệm ở ngay trên con phố nổi tiếng chuyên bán đồ lưu niệm, cửa tiệm này tên là Tụy Hiên Các. Khi tôi và lão Triệu đẩy cửa bước vào, ông chủ La đang giới thiệu một lọ thuốc hít thời cuối Thanh cho khách hàng.
Thấy lão Triệu và tôi đi tới,6ông ta cười ra hiệu cho chúng tôi ngồi chờ một chút, bên phía ông ta cũng sắp xong việc rồi. Những người làm nghề này như ông chủ La đều có cái miệng rất dẻo, bạn cho ông ấy một cái bô vỡ, ông ấy cũng có thể thổi phồng nó thành đồ vật đã từng được Hòa Thân dùng qua.
Đúng như tôi nghĩ, chỉ một loáng sau, người khách kia đã vui vẻ bỏ tiền ra mua cái lọ thuốc hít5nho nhỏ kia về. Ông chủ La pha một bình trà hoa nhài mời chúng tôi, ông ấy cười, nói chuyện với lão Triệu: “Bác sĩ Triệu, hôm nay được nghỉ à?”
Vì trước khi đến đây, tôi đã dặn lão Triệu là phải nhìn ánh mắt của tôi để làm việc, nên anh ấy không nói thẳng ý đồ của chuyến viếng thăm lần này mà vứt lại cho tôi, để tôi tự hỏi. Lão Triệu giới thiệu tôi với ông chủ La
“Đây là em vợ của tôi, chú ấy khá thích mấy thứ đồ chơi văn hóa này, hôm nay chú ấy đến nhà tôi ăn cơm, đột nhiên lại thích bức tranh ‘Họp chợ phiên’ kia, cứ đòi tôi bán lại cho chú ấy, nhưng tôi cũng thích bức tranh đó nên mới dẫn chú ấy đến chỗ của anh để xem chú ấy còn thích những thứ khác không.”
Lão Triệu nói xong, tôi bèn giả vờ tức giận: “Thôi đi, em thật sự thích bức tranh kia, nhưng ông anh rể này chẳng chịu tặng cho em. Không cho thì thôi, em là người quân tử, không cướp đoạt đồ ưa thích của người khác, nhưng em rất tò mò về lai lịch và xuất xứ của bức tranh kia đấy.”
Nghe tôi nói vậy, ông chủ La tỏ vẻ đắc ý: “Bức tranh kia là do tôi mua lại từ tên Vua đồng nát, lúc ấy chỉ liếc mắt một cái tôi đã nhìn ra nó là thứ tốt nên mua về.”
Tôi ngạc nhiên: “Vua đồng nát? Ngày nay, đến cả việc thu mua đồng nát cũng có cái tên hoành tráng thế cơ à?”
Ông chủ La cười ầm lên: “Đấy là biệt danh mà người trong nghề gọi anh ta thôi, người này không phải làm nghề thu mua đồng nát đâu, anh ta cũng là người buôn bán đồ cổ, kiếm ít tiền chênh như chúng tôi thôi.”
Tôi gật đầu rồi hỏi tiếp: “Vậy cái anh Vua đồng nát này thu mua đồ cổ ở đâu vậy ạ, chắc không phải đều do tự các anh đi tìm chứ?”
Ông chủ La lắc đầu: “Anh ta có mối riêng của mình, ví dụ như bức tranh kia! Nghe nói trong lúc anh ấy giúp dọn nhà cho một ông lão sống một mình đã qua đời mà có được.”
Tôi ngạc nhiên: “Giúp dọn dẹp nhà của người khác mà còn có thể lấy đồ của người ta đi được ạ?”
Ông chủ La kiên nhẫn giải thích cho tôi: “Cậu không hiểu, kiểu dọn dẹp nhà cửa này không đơn thuần chỉ là quét dọn vệ sinh thôi đâu, mà là giúp cố chủ thanh lý sạch sẽ toàn bộ cả căn nhà, để họ còn đem nhà đi bán. Còn tiền công cho việc dọn nhà chính là tất cả mọi thứ ở bên trong căn nhà ấy đều thuộc về Vua đồng nát.”
Tôi nghe là biết ông chủ La này cũng là một con buôn chính hiệu, nếu muốn biết nhiều hơn về bức tranh, chúng tôi chỉ còn cách đến tìm cái người có biệt danh Vua đồng nát kia! Tôi ra hiệu cho lão Triệu hỏi số điện thoại và di động của Vua đồng nát, sau đó chúng tôi gấp gáp lái xe chạy đi.
Vua đồng nát mà ông chủ La nói là một người đàn ông họ Lương, tạm thời chúng ta gọi ông ta là lão Lương đi! Nhà của lão Lương ở trong khu nhà thấp tầng ở ngoại ô thành phố, ngay gần đấy là thành phố phồn hoa, mà nhà của ông ta lại là khu nhà trệt rách nát cũ kĩ.
Căn cứ vào địa chỉ do ông chủ La cho, chúng tôi phải lòng vòng một lúc lâu mới tìm được căn nhà của lão Lương trong con hẻm nhỏ của khu nhà trông giống hệt nhau này. Trước đó chúng tôi đã thử gọi điện cho lão Lương, định bụng liên lạc sớm với ông ta, nhưng ông ta lại không nghe máy.
Tôi và lão Triệu rất sốt ruột, gọi cửa không ai nghe, chúng tôi phải phá cửa mà xông vào mất. Gõ cửa một lúc, chúng tôi mới nghe thấy ở bên trong nhà vọng ra một giọng nói khô khốc: “Tìm ai đấy?!”
Tôi hô to với người bên trong: “Đây là nhà của ông Lương ạ? Chúng tôi là bạn của ông chủ La, muốn tìm ông Lương để tìm hiểu ít chuyện.”
Tôi vừa dứt lời thì cửa kêu “Két két” rồi mở ra, một khuôn mặt đen nhẻm của người đàn ông trung niên thò ra ngoài nhìn chúng tôi từ đầu đến chân, cuối cùng ông ta mới ung dung mở cửa và nói: “Nếu lão La đã để hai người tới tìm tôi thì chắc quan hệ cũng không tầm thường nhỉ!”
Tôi cười với ông ấy: “Ông Lương, lần này chúng tôi tới tìm ông là muốn hỏi thăm một chút về bức tranh ‘Họp chợ phiên’ mà ông chủ La đã mua của ông.”
Lão Lương nhướng mày: “Làm sao? Bức tranh kia bán cho các người rồi à?”
Lão Triệu chen lời: “Không tính là mua, ông chủ La để lại giá gốc cho chúng tôi, chúng tôi muốn đến hỏi thăm ông một chút xem lúc trước ông đã mua bức tranh đó ở đâu?”
Lão Lương nghĩ một lúc rồi nói cho chúng tôi biết: “Bức tranh đó tôi lấy về được gần nửa năm rồi, nếu nhớ không nhầm thì tôi lấy được nó ở trong nhà của một ông cụ họ Ngụy. Đúng! Chính là nhà của cái ông họ Ngụy đấy.”
“Vậy ông có biết chuyện gì liên quan đến ông cụ Ngụy kia không?” Tôi tiếp tục truy hỏi.
Lão Lương ra vẻ thần bí: “Ôi dào, đúng là tôi có biết một ít chuyện về lão già ấy đấy.”
Sau đó lão Lương kể cho chúng tôi biết, ông lão họ Ngụy kia không phải qua đời một cách bình thường, mà ông ấy đã mất tích từ bảy năm trước. Tuy gia đình ông ấy không ngừng tiếp tục việc tìm kiếm, nhưng bao nhiêu năm vẫn không có tin tức gì.
Giờ đã qua bảy năm rồi, lúc ông lão mất tích cũng đã chín mươi sáu tuổi, cho dù hồi ấy ông cụ không mất tích thì chắc cũng chẳng sống được đến bây giờ, nên cuối cùng người nhà cũng từ bỏ việc tìm kiếm.
Vợ của ông cụ Ngụy đã qua đời, để lại bốn đứa con cho ông. Ông cụ một thân một mình nuôi đám con cái trưởng thành, hiện giờ họ đã ra nước ngoài định cư hết rồi, cho nên khi bên công an xác nhận ông cụ Ngụy đã qua đời, họ tìm người đến thanh lý thu dọn mọi đồ đạc trong nhà, định bán căn nhà này đi.
Tôi nghi ngờ hỏi lại: “Một ông lão chín mươi sáu tuổi bị mất tích bảy năm không tìm được?”
Bình luận facebook