Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 78: Thượng hoàng tốt, không cứu nổi công chúa hư, Trương Duyệt sống, phải chịu thua Diêu Sùng chết.
Từ rằng:
Tên là công chúa Thái Bình
Cái tên thật đẹp, thật lành lắm thay
Thế mà chẳng được mảy may
Ác nghiệt chứa đầy, trời quyết chẳng dung
Khách thì cát, chủ thì hung
Chè rượu tiệc tùng rằng phụng mệnh vua
Bài văn kia đại hùng từ
Đã bị người chết toan lo trước rồi
Theo điệu "Giám tự Mộc lan hoa"
Bốn chữ tửu, sắc, tài, khí, người ta đều muốn thoát ra nhưng cũng chẳng được. Trong bốn chữ này, thì hai chữ tài, sắc lại đứng hàng đầu, vô luận phú quý, bần tiện thông minh, ngu độn, chẳng ai thoát khỏi hiếu sắc, tham tài. Về việc tham tài chính là ở chỗ keo kiệt với cái mình có, muốn lấy cái của người khác, để rồi bị người khác lung lạc mà không tự biết. Còn kẻ hiếu sắc, chẳng kể đàn ông say mê vẻ đẹp của đàn bà, hay đàn bà say đàn ông. Đàn ông thích đàn bà, còn có điều khả dĩ, ngược lại đàn bà si mê đàn ông, đến nỗi quên cả liêm sỉ, táng tận lương tâm, bại hoại luân thường như Vũ Tắc Thiên, Vi Hoàng hậu, An Lạc công chúa, Thái Bình công chúa thì thật là ..
° ° °
Hãy nói chuyện Thái Bình công chúa, cùng góp tay với Thái tử Long Cơ để diệt trừ Vi Hoàng hậu, lập Duệ Tôn lên ngôi hoàng đế, quả có công lớn. Duệ Tôn cũng vì coi trọng công lao đó, thêm là họ hàng gần gũi, nên càng thương yêu.
Công chúa vốn thông minh, nhiều mưu mẹo quyền biến. Phàm công việc triều đình, Duệ Tôn đều bàn bạc với công chúa. Từ ngôi tể tướng trở xuống, dựng nên hoặc hạ xuống, đều chỉ quan hệ bởi một lời. Những kẻ xu thời, muốn tìm đường tiến thân, chen vai thích cánh trước công chúa đông như chợ. Tiết Sùng Hạnh, Sùng Giản, Sùng Mẫn, đều được phong vương, dinh thự vườn rộng rải khắp trong ngoài kinh thành.
Công chúa dựa vào việc được sủng ái, ngày càng lộng quyền kiêu sa phóng túng, ngầm kéo bọn thiếu niên đẹp trai vào trong phủ để cùng dâm loạn.
Lại thêm bọn sư hổ mang Tuệ Phạm, ngày càng được yêu chìu. Cả lũ này toàn bọn tiểu nhân, dựa thế tác oai, tác quái, làm tình làm tội dân chúng trăm chiều. Cũng may, trong triều lúc này cũng còn những đại thần chính trực như Diều Sùng, Tống Cảnh... vốn đường đường ngay thẳng, không sợ quyền gian, lại có Thái tử Long Cơ, nghiêm minh anh tuấn, lũ gian tham này vẫn ít nhiều sợ sệt mà không dám quá ngang ngược trắng trợn mười phần.
Lại nói Thái tử vốn là người có công dùng binh lính để dẹp loạn, nên dẫu lúc thái bình, vẫn không quên việc khí giới. Một hôm, nhàn rỗi, mới dẫn bọn nội thị lẫn quân sĩ hộ vệ Đông cung ra ngoài thành đi săn. Đến vùng đồi núi rộng ngoài thành, theo lệnh Thái tử, ai nấy bắn cung, thả chim săn, chó nòi, huyên náo một hồi, chim thú săn được không kể hết. Đang lúc ruổi ngựa say mê, thấy một con chương màu vàng óng 1 cứ men sườn núi mà chạy, Thái tử rượt ngựa đuổi bắn một mũi tên, không trúng, con chương càng chạy nhanh hơn. Thái tử nhất định không bỏ, theo sát con vật. Bỗng đến rìa một thôn nhỏ, không thấy con chương đâu nữa, lại thấy một phụ nữ, đang hái chè ngay sườn đồi. Thái tử dừng ngựa hỏi:
- Người có thấy một con chương màu vàng chạy qua đây không?
Người này chẳng đáp một lời, lặng lẽ hái chè. Lúc bấy giờ Thái tử chỉ thấy có hai tên nội thị theo kịp, một tên lớn tiếng quát:
- Con này cả gan thật, tại sao điện hạ hỏi ngươi, mà ngươi dám không trả lời một câu là sao?
Người phụ nữ không hề hoảng sợ, đưa tay chỉ ruộng chè xung quanh mình:
- Ta trong lòng chỉ biết có chè, chứ có biết con chương nào, điện hạ nào?
Nói rồi khoác giỏ, thong thả bước vào cổng tre sơ sài. Thái tử thấy cử chỉ khác thường, liền ra hiệu cho nội thị không được quát nạt, nhìn vào trong cảnh vườn thật là u nhã đáng yêu.
Đang lúc nhìn ngó, thì một thư sinh, cưỡi lừa ở đâu về cổng, thấy Thái tử đầu đội mũ kim, thân khoác hoàng bào, biết ngay là bậc quý nhân, vội vàng xuống ngựa cúi chào. Nội thị cất tiếng:
- Đây chính là Đông cung điện hạ?
Thư sinh bái lạy, thưa:
- Kẻ quê mùa này, không biết điện hạ giáng lâm, không kịp nghênh tiếp, xin điện hạ tha tội.
Thái tử đáp:
- Ta nhân đi săn, không ngờ tới đây!
Rồi chỉ ra cổng tre mà hỏi:
- Đây có phải nhà khanh chăng?
Thư sinh thưa:
- Thần hiện nương tạm ở đây, nhà lá vách nứa, nếu được điện hạ dừng ngựa nghỉ ngơi, thì thật lấy làm vinh hạnh.
Thái tử nghe nói, lập tức xuống ngựa tiến vào cổng, hoa lá tốt tươi sân thềm thanh nhã. Vào tới thảo đường, sách vở đầy án, kiếm cung, đàn nguyệt treo đầy vách trông rất đẹp mắt, gọn gàng. Thái tử trong lòng vui vẻ ngồi xuống, mới hỏi tên tuổi, thư sinh đáp:
- Thần họ Vương, tên Cư, nguyên là người Hà Nam.
Thái tử tiếp:
- Xem khanh dung mạo hiên ngang, nhà cửa phi phàm nhất định là bậc danh sĩ. Vừa rồi lại thấy người đàn bà hái chè, ngôn từ kín đáo, liệu có phải hiền thê của khanh chăng?
Vương Cư cúi đầu thưa:
- Đàn bà quê mùa, không biết thưa gửi, tội thật đáng chết.
Thái tử cười nói:
- Nhà khanh có nghề trồng chè, tất có trà ngon uống, hãy cho ta một chén giải cơn khát xem sao?
Vương Cư lĩnh mệnh, vội vào nhà trong. Thái tử ngẫu nhiên lật xem sách vở trên án, thấy trong một quyển sách, kẹp một tờ giấy, thì ra là thư của Diều Sùng, tự tay viết khuyên Vương Cư ra làm quan đại để như sau:
"Túc hạ tài năng kỳ vĩ, lâu nay Diều Sùng này đã được biết.
May gặp buổi ra giúp đời thật tốt, thật cơ hội hiếm có vậy. Nếu cứ bo bo cất giữ ngọc quý trong rương hòm, thật uổng phí tài năng, không phải là điều đáng trông mong ở bậc chí sĩ vậy.
Một câu gửi tới
Đừng ngại đổi thay. "
Thái tử xem xong, lại bỏ vào trong sách như cũ, lòng nghĩ:
"Người này vốn đi lại với Diều Sùng, lại được Diều Sùng kính mộ thế này, tất là người có tài lạ chăng?".
Vương Cư bưng trà ra dâng lên. Thái tử uống một chén, Thái tử ban cho Vương Cư ngồi rồi hỏi:
- Kẻ sĩ ôm tài, bao giờ cũng muốn thi thố, mà còn phải nghĩ tới chuyện ra cửa cho kịp thời, sao lại cứ mai danh ẩn tích mãi ở chốn hoang dã.
Vương Cư thưa:
- Đại phàm kẻ sĩ khi ra về, không thể cẩu thả, phải xem xét thời thế, mới có thể thi thố được cái chí của mình, mà chỉ cần một lần ra khỏi cửa là đủ. Thần nghe cổ nhân nói: "Quay lui thì dễ, nhưng bước ra thì phải thận trọng". Nên không dám coi thường việc ra khỏi cửa, chứ đâu dám nằm cao ở ẩn mà cao ngạo với đời.
Thái tử gật đầu đáp:
- Khanh đúng là có phẩm tiết của kẻ sĩ vậy!
Đang lúc trò chuyện, đội tùy tòng rầm rầm rộ rộ kéo đến, Thái tử đứng dậy ra cửa, Vương Cư đưa tiễn tận cổng ngoài. Thái tử lên ngựa, trân trọng từ biệt. Chuyện không nói nữa.
° ° °
Hãy nói chuyện Thái Bình công chúa, sợ Thái tử anh minh, nên định lập kế phế bỏ, ngày đêm xiểm nịnh Duệ Tôn, kể nhiều tội Thái tử cả việc mưu kết nhân tâm, định làm những việc không lường tới. Duệ Tôn trong lòng hoài nghi, một hôm ngồi ngay trên điện, nói riêng với thị thần Vi An Thạch:
- Gần đây trong ngoài nhiều người nghiêng theo Thái tử, khanh thấy thế nào?
Vi An Thạch thưa:
- Bệ hạ nghe những lời vong quốc đó làm gì, đây chẳng qua chỉ là âm mưu của Thái Bình công chúa. Thái tử vốn hiếu thuận thủy chung, lại có công lớn với xã tắc, xin bệ hạ đừng tin những lời sàm báng.
Duệ Tôn sực tỉnh:
- Trẫm hiểu ra rồi?
Từ đó, những lời này không làm Duệ Tôn lo ngại nữa, Thái Bình công chúa càng hành động quyết liệt hơn, sai người phao nhiều tin nhảm về một vụ phiến loạn sẽ tới. Đến tai Duệ Tôn, nhà vua hèn phán:
- Ai nấy đều đồn năm ngày tới tất có việc binh biến trong nội cung, các khanh hãy lo liệu chu đáo cho trẫm.
Trương Duyệt thưa:
- Lời này tất là do bọn gian trá dựng nên, để hòng ly gián Đông cung với chúa thượng. Nay nếu bệ hạ để cho Thái tử giám quốc, thì lập tức những lời này cũng hết.
Diêu Sùng cũng thưa:
- Những lời của Trương Duyệt, đúng là mưu kế lớn vì xã tắc, xin bệ hạ hãy nghe theo.
Duệ Tôn bèn theo lời, ngày hôm sau hạ chiếu, mật lệnh cho Thái tử giám quốc. Thái tử vâng mệnh, lập tức sai sứ, đem lễ đến mời Vương Cư vào triều. Vương Cư không dám trái mệnh, cùng sứ giả vào ngay triều kiến, gặp lúc Thái tử cùng Diêu Sùng đang ngồi nghị sự ở nội điện. Vương Cư lên điện, cố tình đi chậm rãi, sứ giả khoát tay lia lịa mà giục.
- Điện hạ đang ngồi ngay trong nội trướng, không được dềnh dàng.
Vương Cư lớn tiếng:
- Ngày nay chẳng ai biết là có điện hạ, chỉ biết có Thái Bình công chúa thôi!
Thái tử nghe, vội chạy ra cửa xem, Vương Cư lạy chào xong, Thái tử cất tiếng:
- Vừa gặp lúc bạn quen cũ của khanh đang ở đây, hay cùng gặp gỡ.
Liền dẫn Vương Cư vào nội điện, chỉ Diêu Sùng mà hỏi:
- Đây không phải là bạn cũ của khanh sao?
Vương Cư đáp:
- Diêu Sùng quả có đi lại với thần, không hiểu sao điện hạ lại biết điều này.
Thái tử cười đáp:
- Hôm trước ở nhà khanh, trên án, thấy có thư do Diễn Sùng viết nên ta mới biết. Những lời lẽ trong thư, liệu nay khanh có nghe theo được chăng.
Vương Cư cúi đầu thưa:
- Thần không phải không muốn làm quan, mà thực là do chưa hề gặp bậc biết mình, nay may mắn được thấy điện hạ, không dám không đem theo thân báo đền. Nhưng không biết những lời thần vừa nói ngoài cửa, điện hạ có nghe thấy chăng?
Thái tử đáp:
- Nghe rõ cả .
Vương Cư nhân đó tâu:
- Thái Bình công chúa chuyên quyền dâm loạn, lại nuôi chứa lũ gian tăng Tuệ Phạm, ỷ thế ngang ngược, người đi đường không dám nhìn thẳng. Công chúa càn bậy đến thế, thì trăm quan có để làm gì, đều là những việc không hay gì cho điện hạ, sao không lo sớm đi.
Diêu Sùng tiếp lời:
- Vương Cư mới đến, nhất định nói toàn lời trung nghĩa, chính thế mà thần đi lại với Vương Cư vậy.
Thái tử đáp:
- Lời này quả là đúng rồi. Nhưng phụ hoàng ta có mỗi người em gái này, nếu có chuyện ra tay, sợ có phạm đến chữ hiếu chăng?
Vương Cư thưa:
- Chữ hiếu lớn nhất, chính là việc tận tâm với tôn miếu, xã tắc, đâu phải ở những chuyện nhỏ nhặt này!
Thái tử gật đầu:
- Hãy thư thư rồi lo liệu.
Liền lệnh cho Vương Cư đứng trong Đông cung thị ban, cùng bàn bạc mưu lược.
Tháng bảy, năm đầu hiệu Thái Cực 2.có sao Tuệ mọc ở phương Tây, xâm phạm Thái vi, Thái Bình công chúa ngầm sai lục phương sĩ tâu lên Duệ Tôn:
- Sao Duệ chủ diệt trừ việc cũ, lập việc mới, mà lại xâm phạm đến đế tòa. Hoàng Thái tử sắp lên ngôi thiên tử, phải tính toán cho chu đáo bởi sự ra đời của ngôi sao loạn lạc này!
Những lời này làm Duệ Tôn nghĩ ngợi, nhằm đánh vào Thái tử. Nào ngờ Duệ Tôn nhân điềm trời như vậy, trong lòng cũng đã đắn đo, nay những lời biện thuyết của lũ phương sĩ, liền điềm nhiên phán rằng:
- Điềm trời đã thế, ý trời đã rõ, sửa đức để trừ tai họa, ý trẫm đã quyết.
Liền giáng chiếu, truyền ngôi cho Thái tử. Thái Bình công chúa cả kinh, ra sức can gián không được. Thái tử cũng dâng biểu từ chối. Duệ Tôn đều không nghe, liền chọn ngày tốt của tháng tám, lệnh cho Thái tử lên ngôi hoàng đế, mang hiệu Huyền Tông. Phụng đưa Duệ Tôn lên Thái thượng hoàng, lập phi Vương Thị làm hoàng hậu, đổi Thái Cực nguyên niên làm Tiên Thiên nguyên, trọng dụng bọn Diêu Sùng, Tống Cảnh, lấy Vương Cư làm trung thư thị lang, bỏ những điều gian trá, tiến tới sự rõ ràng, trong sạch, mọi việc đều khởi sắc, thiên hạ đều hân hoan chào đón.
Chỉ có Thái Bình công chúa, ỷ thế thượng hoàng, chẳng thèm coi pháp độ vào đâu. Huyền Tông mới ngỏ ý cấm ngăn, công chúa đã nổi giận cùng với bọn triều thần Tiêu Chí Trung, Sầm Hy, Đậu Hoài Trinh, Thôi Thực kết bè đảng, bàn tính mưu kế chống đối, mong sao thượng hoàng phế vua cũ, lập vua mới, mật gọi thị ngự Lực Tượng Tiên cùng vào hội. Tượng Tiên sợ hãi lên tiếng:
- Không được! Không được! Chuyện này là chuyện gì mà dám làm càn thế này.
Công chúa đáp:
- Bỏ trưởng lập thứ, đã là chuyện không thuận rồi, nay lại thất đức phế đi thì có hại gì?
Tượng Tiên đáp:
- Nếu đã nói lấy công mà lập, thì phải lấy tội mà phế. Nay chúa thượng mới lên ngôi, thiên hạ đều theo, chưa làm gì thất đức, nào có tội gì mà phế được. Tượng Tiên này không dám nghe vậy.
Nói rồi, phất tay áo mà bỏ đi.
Công chúa liền thương nghị với bọn Thôi Thực, dựa vào chuyện phế lập, sợ lòng người không nghe, lại sinh họa, chi bằng hãy dùng thuốc độc mà mưu chuyện thí nghịch thì tốt hơn. Liền tìm cách đi lại với Nguyên Thị ở trong cung, tính chuyện bỏ thuốc độc vào trong thức ăn dâng lên Thái Tông. Vương Cư nghe được mưu này. Ngày mùng một tháng bảy, năm đầu đời Khai Nguyên, tan buổi chầu sớm, Huyền Tông lui vào điện trong, Vương Cư mật tâu:
- Việc Thái Bình công chúa đã bức thiết lắm rồi, không thể không phế trừ cho được.
Huyền Tông vẫn đang do dự. Trương Duyệt có việc, phải đi làm sứ giả Đông Đô, còn kịp sai người dâng lưỡi kiếm ngày thường vẫn đeo. Trương sử Thôi Nhật Dụng tâu:
- Duyệt dâng kiếm, chính là giục bệ hạ mau hành sự. Bệ hạ hãy nhớ thuở ở Đông cung, việc còn khó hơn nhiều. Nay quyền lớn trong tay, ra lệnh diệt trừ lũ phản nghịch, ai là không nghe theo, cớ sao vẫn còn trừ trừ?
Huyền Tông nói:
- Đúng như lời khanh nói, trẫm chỉ sợ làm kinh động thượng hoàng.
Vương Cư thưa:
- Nếu như gian thần đắc ý, xã tắc đảo điên, thượng hoàng liệu có được ngồi yên một chỗ chăng?
Đang bàn cãi, thị lang Ngụy Tri Cổ tiến lên điện, thưa có một lời mật cần tâu. Huyền Tông gọi lại bên án hỏi. Tri Cổ thưa:
- Thần dò ra mưu phản của tụi gian thần, định ngày mùng bốn tháng này khởi loạn, xin gấp diệt trừ ngay.
Cũng vậy nên Huyền Tông mới định kế, cùng với Kỳ Vương Phạm, Tiết Vương Nghiệp, Binh bộ thượng thư Quách Nguyên Chấn, Long Vũ tướng quân Vương Mao Trọng. Nội thị Cao Lực Sĩ, cùng với Vương Cư, Thôi Nhật Dụng, Ngụy Tri Cổ kéo lính vào Kiến Hóa Môn, bắt Sầm Hy, Tiêu Chí Trung, chém ngay ở triều đường. Đậu Hoài Trinh thắt cổ chết, Thôi Thực cùng cung nhân Nguyên Thị đều giết chết. Thái Bình công chúa trốn vào chùa, cũng bắt ngay ra, cho phép chết ở nhà. Không quên giết cả gian tăng Tuệ Phạm, ngoài ra bè đảng cũng bị giết rất nhiều.
Thượng Hoàng nghe tin biến loạn, vô cùng kinh hãi, ngự xe nhỏ ra khỏi cung trèo lên lều Thừa Thiêm môn hỏi nguyên do. Huyền Tông vội lệnh cho Cao Lực Sĩ tâu trình, nói rõ Thái Bình công chúa kết đảng làm loạn, nên phải trừ diệt, việc đã xong xuôi, không dám làm kinh động thượng hoàng, xin đừng lo ngại. Thượng hoàng nghe xong, thở dài về cung.
Chính là:
Mang tên công chúa Thái Bình
Việc làm lại chẳng dính dinh Thái Bình
Phải giết công chúa Thái Bình
Thì thiên hạ mới thái bình làm ăn!
Huyền Tông trừ xong bọn phản nghịch, nghe chuyện Lục Tượng Tiên một mình mà vẫn không chịu theo gian đảng, giữ được lòng trung nghĩa liền thăng ngay cho làm thứ sử Bồ Châu, lại còn gọi đến trước điện rồng khuyến khích.
- Đúng là mùa đông rét giá mới biết tùng bách cứng rắn vậy.
Tượng Tiên liền thưa:
- Kinh Thư dạy: "Chỉ giết kẻ cầm đầu, còn bọn a tòng thì không thèm trị". Nay những tên chủ mưu đã trừ xong, dư đảng xin hãy mở lượng khoan hồng để yên lòng người.
Huyền Tông theo lời, tha cho tất cả, lại thấy con của Thái Bình công chúa thường khuyên can mẹ là Triết Sùng Giản, nên nhiều lần bị đánh đập, đặc chỉ cho được khỏi tội chết, lại ban cho họ Lý, vẫn cho được giữ quan tước cũ, còn các phản thần khác cũng hạ quan tước, hơn kém khác nhau. Từ đó triều đình vô sự. Huyền Tông muốn đưa Diêu Sùng lên làm tể tướng. Trương Duyệt vốn sợ họ Diêu, nên xúi Diện trung giám Khương Kiểu tâu:
- Bệ hạ đang tìm người làm tổng quản Hà Đông, thần thấy có vị này là xứng đáng hơn cả.
Huyền Tông hỏi, Khương Kiểu đáp:
- Diêu Sùng văn võ toàn tài, thật đáng chọn vậy!
Huyền Tông cười:
- Đó vốn là ý của Trương Duyệt. Khanh sao dám lừa cả trẫm.
Khương Kiểu hoảng sợ, dập đầu tạ tội. Ngay ngày hôm sau, Huyền Tông giáng chỉ phong cho Diêu Sùng làm Trung thư lệnh. Trương Duyệt hoảng sợ, ngầm hối lộ Kỳ Vương, mong được che chở. Diêu Sùng biết chuyện lấy làm khó chịu. Một hôm vào triều, bước lên điện, giả vờ đi hơi khập khễnh. Huyền Tông liền hỏi:
- Khanh có tật chân sao?
Diêu Sùng nhân đó mới tâu:
- Thần có tật ở trong lòng, nào phải tật ở chân đâu!
Huyền Tông lại hỏi:
- Thế nào là tật ở trong lòng?
Diều Sùng thưa:
- Kỳ Vương là em trai yêu của bệ hạ. Trương Duyệt vốn là đại thần, ngầm đi lại kết thân, sợ có điều gì sai sót, thì thật đáng ngại thay.
Huyền Tông giận dữ:
- Trương Duyệt định làm gì đây. Ngày mai sai ngay ngự sử tra xem sao!
Diêu Sùng về đến Trung thư tỉnh, không nói một lời. Trương Duyệt cũng không ngờ, vẫn điềm nhiên ngồi ở sảnh đường, nha lại bỗng đưa một tờ thiếp vào, thì ra là của Giả Hoàn Hủ, nói chuyện rất gấp muốn xin gặp ngay. Trương Duyệt ngạc nhiên nói:
- Từ ngày y cùng đi với Tỉnh Hoa đến nay, chẳng hề nghe tin tức gì cả hôm nay bỗng xuất hiện, nhất định là có việc lạ.
Liền sửa áo mũ ra gặp, Toàn Hủ bái chào xong mới nói:
- Kẻ ngỗ ngược này từ ngày mang ơn đại nhân ẩn thân nơi rừng sâu núi thẳm, gần đây nhân nghèo túng không biết làm gì, mới quay về kinh sư đổi tên thay họ, viết thuê ột viên nội thần. Vừa nhân cùng ngồi chuyện vãn với đại nhân cùng Kỳ Vương. Việc này Diêu Sùng đã tâu lên với chúa thượng. Chúa thượng rất giận. Ngày mai chúa thượng sẽ làm án trị, tai họa không thể lường. Kẻ ngỗ ngược này nghe tin, vội tới báo ngay cho đại thần rõ.
Trương Duyệt hoảng sợ:
- Bây giờ thì biết làm thế nào?
Toàn Hủ đáp:
- Nay đại nhân chỉ có một cách, phải tới cầu cứu Cửu Công chúa rất được hoàng thượng yêu quý thì may ra mới thoát nạn này.
Trương Duyệt băn khoăn:
- Kế này thật hay, nhưng trong lúc vội vã như thế này thì làm sao mà đến dinh công chúa được:
Toàn Hủ đáp:
- Kẻ ngỗ ngược này đã tính sẵn đường rồi, có thể mang lễ đến thưa chuyện với công chúa, nhưng đại thần phải có được một vật gì thật đáng giá mới xong.
Trương Duyệt cả mừng, lập tức giở hết vàng bạc, châu ngọc lâu nay ra. Toàn Hủ xem qua rồi đáp:
- Đều chẳng được việc đâu!
Trương Duyệt bỗng nhớ ra:
- Quận Kế Lâm từng biếu một rèm ngọc bằng dạ minh châu có thể dùng được.
Toàn Hủ nói:
- Hãy đem ra đây xem sao?
Trương Duyệt sai tả hữu lấy ra. Toàn Hủ xem rồi nói:
- Có thể được đây! Việc không thể chậm, phải xong trong đêm nay.
Trương Duyệt liền viết ngay một thư khẩn khoản cầu xin, rồi đưa cả hai thứ cho Toàn Hủ. Ngay hôm đó, Toàn Hủ gặp Cửu Công chúa, nói rõ ngọn ngành rồi đưa trình tấm rèm ngọc, lẫn thư tay ra.
Công chúa thấy tấm rèm, thích lắm, mười phần vừa ý, lập tức nhận lời.
Chính là:
Hiến đao quyết đoán vì vua
Hiến rèm là ý muốn nhờ chở che
Trên là trung nghĩa dũng vi
Dưới là hối lộ, là vì riêng tư.
Sáng hôm sau, công chúa vào ngay trong cung gặp phụ hoàng, thì Huyền Tông đã xuống chỉ, truyền Ngự sử trung thừa cùng đến Trung thư tỉnh tra xét chuyện Trương Duyệt ngầm giao kết với thân vương. Cửu Công chúa nghe thấy thế, liền tâu:
- Trương Duyệt vốn là thị thần của Đông cung lại có công trong giữ gìn ngôi báu, nay không đắn do kỹ mà làm tội nặng, chỉ mới nghi tư thông với Kỳ Vương, sai người tra xét. Sợ sẽ làm cho các vương lo lắng, không phải là điều mà hoàng thượng lâu nay vẫn đối xử với anh em vậy.
Nguyên là anh em Huyền Tông đối với nhau rất thân thiết. Thường vẫn dùng một cái gối thật dài, một cái chân thật lớn, rồi anh em các vương cùng nằm chung mà ngủ. Ngày thường ở trong cung, có làm lễ gia đình với nhau mà thôi. Tiết Vương bị bệnh nặng, Huyền Tông tự mình sắc thuốc, thổi lửa đến nỗi cháy cả râu. Tả hữu hoảng sợ, Huyền Tông thong thả đáp:
- Chỉ mong Tiết Vương uống thuốc này khỏi ngay, râu của trẫm thì có gì đáng tiếc!
Tình anh em vốn như thế, nên nay nghe công chúa nói, Huyền Tông bỗng động lòng truyền cho Cao Lực Sĩ , sang ngay Trung thư tỉnh, ban dụ miễn nghị tội, giáng Trương Duyệt đi làm thứ sử Tương Châu.
Trương Duyệt biết rõ công lao Giả Toàn Hủ, muốn trả ơn thật hậu, nào ngờ Toàn Hủ đã đi đâu từ lúc nào, tìm không tài nào thấy, cũng chẳng biết hỏi ai, thật đúng là bậc kỳ nhân.
Chính là:
Cứu nguy gỡ nạn không cần báo
Chỉ bởi rằng xưa tặng mỹ nhân.
Diêu Sùng làm tể tướng mấy năm rồi cáo tuổi già về nghỉ, tiến cử Tống Cảnh thay mình. Thời Vũ Tắc Thiên, Tống Cảnh vốn là người không a dua, nịnh bợ, đến khi được ở ngôi tể tướng, phong thái càng chính trực, trang nghiêm, ai cũng vừa kính trọng, vừa sợ hãi.
Lúc này nội thần có Cao Lực Sĩ, cùng Nhàn cứu sứ 3 Vương Mao Trọng, cả hai đều có công dẹp phản nghịch, được cất nhắc nhiều. Mao Trọng làm tới Mục mã phiên thứ, lại được mở phủ đệ, hàm ngang với tam ty, vinh sủng không ai bằng, triều thần nhiều kẻ phải đến cửa lạy lục. Riêng Tống Cảnh coi như không có.
Hôm ấy, con gái Mao Trọng làm lễ cưới với con một bậc tai tiếng trong triều. Mọi chuyện xếp đặt xong xuôi. Huyền Tông biết, mới hỏi:
- Khanh gả con gái, mọi chuyện đã gọn gàng cả chưa?
Mao Trọng thưa:
- Mọi chuyện thần đã lo đủ cả. Chỉ còn chuyện mời khách để cho thêm danh giá thì thật là chưa ổn.
Huyền Tông cười:
- Ai cũng mời được, chỉ còn một người mà khanh không dám mời thì tất là Tống Cảnh rồi. Việc này để trẫm sẽ lo cho khanh nhé!
Liền ban chiếu rằng từ tể tướng tới các quan đại thần, ngày mai đều phải dự yến ở nhà Vương Mao Trọng.
Ngày mai, các quan đều tới sớm, Tống Cảnh vẫn chẳng thấy đâu Mao Trọng vội sai người thăm dò xem sao. Tống Cảnh nói thác ốm, không thể tới sớm, rồi cứ dềnh dàng mãi, quan khách ai nấy cung kính chắp tay chờ. Mãi tới quá ngọ 4 Tống Cảnh mới bước vào, cũng chẳng chào hỏi gì chủ nhân lẫn khách khứa, gọi lấy ngay rượu ra, cầm chén rượu trên tay, cất tiếng:
- Hôm nay vâng chiếu vua đến đây uống rượu, trước tiên xin được tạ ơn.
Rồi hướng về phương Bắc mà lạy 5, dốc uống chưa hết một chén, đã thấy la lớn đau bụng, không thể ngồi dự tiệc, quay về phía quan khách tạ lỗi, rồi trèo lên xe mà về ngay.
Mao Trọng tức giận mười phần, nhưng Tống Cảnh vốn chính trực, trong sạch, cả triều đình đều kính sợ, làm thế nào được bây giờ. Nên chỉ dám giận mà không dám nói. Rồi cùng mọi người tiệc rượu, mãi tối mới tan.
Chính là:
Chủ nhà chọn khách mà mời
Khách phải chọn chủ mà đến
Khách xấu thì đừng có chơi
Chủ xấu thì đừng đánh bạn.
Về sau Mao Trọng cậy mình được sủng ái, có hiềm khích với Cao Lực Sĩ, nhân vợ mới sinh con trai, được ba ngày. Huyền Tông sai Cao Lực Sĩ đem vật quý đến ban cho, lại phong cho đứa trẻ mới đẻ tước quan ngũ phẩm. Mao Trọng vừa làm lễ tạ ơn, vừa giương giương tự đắc bồng đứa trẻ mới sinh ra khoe Cao Lực Sĩ xem, rồi nói thêm:
- Đứa bé như thế này mà không đáng được phong tước tam phẩm sao?
Cao Lực Sĩ yên lặng không nói, trở về cung phục mệnh, đem ngay lời này tâu lên, lại thêm vài câu hiểm độc nữa. Huyền Tông cả giận quát:
- Thằng chăn ngựa này chịu ơn sâu của trẫm như vậy, mà lại dám buông lời oán vọng sao?
Liền giáng chỉ tướt hết quan tước, lưu đày ra châu xa. Lực Sĩ lại sai người tố cáo, bới móc những chuyện kiêu ngạo, ngang ngược coi thường phép nước của Mao Trọng, cuối cùng Mao Trọng phải chịu tội chết. Nhưng đó là chuyện sau này.
° ° °
Lại nói chuyện Diêu Sùng sau khi thôi chức tể tướng, được phong tước Lương Quốc Công, trở về ở trong dinh thự riêng của mình. Đến năm thứ chín hiệu Khai Nguyên, tuổi cũng đã cao, bị cảm gió lạnh nhiễm thành bệnh, mời thầy thuốc chữa chạy, chẳng ăn thua gì. Diêu Sùng cả đời vốn chẳng tin Phật giáo lẫn Đạo giáo, không cho người nhà làm tế lễ gì cả, mấy ngày sau, bệnh càng nặng thêm, tự biết không thể qua khỏi, bèn gọi con đến trước giường, đọc cho con viết một tờ biểu, dâng lên Huyền Tông xin triều đình bãi ngay những quan lại thừa, sửa sang lại pháp độ, tập luyện binh sĩ, cấm tiệt những mê tín nhảm nhí, các quan chức nên dùng những kẻ đã lâu năm, quen việc, nhưng pháp luật thì lại nên rộng rãi. Hết điều này sang điều khác cộng có hàng trăm mục đều là những điều rất quan yếu trong việc nước, được viết rất cẩn thận, dâng lên. Sau đó lại mới dặn dò chuyện nhà; dặn kỹ sau khi chết, không được theo thói thường của người đời, mời nhà sư, thầy pháp để đưa linh, cầu hồn, lấy đó làm phép nhà mãi mãi. Người con thứ nhất vâng theo. Mãi tới lúc lâm chung, lại nói với con rằng:
- Ta làm tể tướng mấy năm, tuy chẳng nên công nghiệp gì lớn, nhưng cũng được người đời đều gọi là "Cửu thời tể tướng", từ lời nói đến việc làm, cũng có nhiều điều đáng thuật lại. Sau khi ta chết rồi, bài văn bia khắc trên mộ, nên chọn được một tay bút đại tài, để có thể truyền cho đời sau. Điểm mặt các tay văn chương bây giờ, chỉ còn mỗi Trương Duyệt, nhưng ta với họ Trương chẳng đằm thắm gì, nếu có khuất mình mà đến xin chữ nghĩa họ Trương, nhất định y sẽ chối từ không chịu nhận. Con hãy theo kế hoạch này của ta mà làm: khi ta chết rồi, con lấy các đồ vàng ngọc, bày biện ngay cạnh linh sàng, y nghe tin ta chết, nhất định sẽ tới phúng. Nếu thấy những thứ quý giá đó, mà không thèm nhìn, bỏ đi, thế mà y vẫn còn oán ta chuyện ngày xưa mà còn nghĩ đến chuyện báo thù, thì thật là đáng ngại. Còn nếu y lại cầm lấy để xem, có ý ham muốn, thì con hãy nói rằng đó là những thứ của tiên nghiêm 6 để lại, đem biếu tất cả. Ngay sau đó nhờ y viết văn bia. Y sẽ sẵn sàng nhận lời. Con phải nói y viết nhanh, viết xong, con lập tức khắc ngay vào đá, mặt khác liền trình ngay lên cho nhà vua xem thì tốt nhất. Con người này vốn tham lam, nhiều mưu mẹo, nếu để lâu hoặc chưa kịp khắc vào bia đá, y tất sinh hối hận, đòi đưa lại. Nay đã đưa nhà vua ngự lãm, tất không thể sửa, bài văn dẫu có nhiều lời khen đi nữa, sau này muốn chữa bằng những câu "bới lông tìm vết", để báo thù xưa, cũng không kịp nữa. Nhớ lấy! Nhớ lấy!
Nói xong, nhắm mắt, qua đời. Người con dậm chân than khóc, lập tức dâng biểu lên tâu trình, cáo phó các quan viên, xếp đặt tang ma.
Đại liệm xong xuôi, liền bày mành trướng để làm lễ phúng, các quan trong triều đều tới lễ lạy. Trương Duyệt lúc này đang làm học sĩ ở Tập hiền viện, cũng có mặt.
Người con theo đúng như lời dặn dò, đêm rất nhiều đồ vàng ngọc quý, bày ra bàn ngay cạnh linh sàng. Trương Duyệt phúng xong, người con cúi đầu tạ ơn, họ Trương bỗng thấy rất nhiều thứ bày trên bàn, nhân mới chỉ tay mà hỏi:
- Tại sao lại bày những thứ này ở đây?
Người con đáp:
- Những thứ này đều là những thứ tiên nghiêm ngày thường vẫn thích, chọn một vài thứ, bày ra đấy gọi là vậy.
Trương Duyệt đáp:
- Lệnh tiên công đã thích, tất phải là những thứ khác thường.
Liền bước tới bên bàn, cầm lấy từng thứ xem xét, tán thưởng không ngớt. Người con liền thưa:
- Những thứ này không đáng để tiên sinh để ý, nếu không chê là thô lậu, xin được đưa sang dâng tiên sinh.
Trương Duyệt thản nhiên đáp:
- Thật được công tử quá thương đến, nhưng chẳng lẽ lại định đoạt lấy những thứ lệnh công ngày xưa thích sao?
Người con thưa:
- Tiên sinh vốn là chỗ bạn bè của tiên nghiêm, dẫu tiên nghiêm có còn, cũng chẳng tiếc. Phương chi tiên nghiêm từng dặn lại, muốn được cây bút lớn của tiên sinh viết ột bài văn bia, sao lại dám tiếc gì châu ngọc. Chỉ mong tiên nghiêm dẫu chết cũng còn tiếng danh, kẻ bất hiếu này xin kết cỏ ngậm vành để báo ơn, mấy thứ đồ này liệu có đáng gì đâu!
Nói xong, khóc mà lạy sát đất. Trương Duyệt nâng dậy mà rằng:
- Bút thô lỗ này lấy gì đã làm quý, nay đã được để tâm đến thế, sao lại không dám đem hết tài để ngợi ca lệnh tiên công.
Người con lại lạy tạ tạ ơn. Trương Duyệt đã về. Người con đem tất cả những thứ đã bày, sai người đưa sang, lại nhờ người dùng lời mềm mỏng, để lấy lại ngay được bài văn, gọi thợ đục đá, mài bia chờ sẵn, chỉ đợi được bài văn về là khắc ngay.
Trương Duyệt mới nhận được những đồ tặng quý của người con, trong lòng hoan hỷ, liền viết ngay một bài văn bia thật hay, ngợi ca công nghiệp của Diêu Sùng mấy năm làm tể tướng thật hùng hồn, hoa mỹ, lại thêm tỏ tình cảm phục hàng ngày của mình ra sao. Văn vừa viết xong, người nhà họ Diêu đã chờ sẵn để xin về.
Người con được bài văn, lệnh ngay cho thợ đá khắc suốt đêm ngày. Đang định đưa trình Huyền Tông, thì gặp ngay lúc Huyền Tông sai Cao Lực Sĩ tới để lấy những trước tác của Diêu Sùng. Người con nhân dịp đưa cả bài văn bia của Trương Duyệt, nhờ Cao Lực Sĩ trình ngay lên hoàng thượng, Huyền Tông xem xong liền khen:
- Con người này phải có bài văn này để biểu dương mới đáng.
Lại nói Trương Duyệt qua một đêm bỗng nghĩ ra:
"Ta với họ Diêu vốn bất hòa, mấy lần chịu họa với lão già này. Nay họ Diêu chết, ta chẳng nghĩ tới chuyện báo thù cũng là đã rộng rãi lắm rồi, sao lại còn làm văn ngợi ca. Nay đã trót khen, mai kia làm sao mà chê được nữa. Thế là dẫu có người chê họ Diêu, ta lại phải đứng ra mà bênh vực sao, điều này quả không xong rồi".
Lại nghĩ bài văn vừa đưa xong, nhất định chưa khắc, còn có thể đòi về viết thêm một bài khác, mang đầy đủ ý bao biếm của kinh "Xuân thu" Khổng Tử. Liền sai ngay người sang nhà họ Diêu đòi bài văn, nói là để thêm vào mấy câu nữa. Con trai họ Diêu liền nói với tên tay chân sang:
- Hôm qua nhờ ơn học sĩ múa bút, một chữ cũng không dám sửa, lập tức cho khắc vào bia, rồi lại đã trình lên thánh hoàng ngự lãm, thật không thể nào chữa được nữa!
Tay chân cứ thế về thưa lại, Trương Duyệt dậm chân mà than:
- Thế là hoàn toàn ở trong vòng tính toán của họ Diêu rồi. Ta là một Trương Duyệt sống hẳn hoi, mà lại thua Diêu Sùng đã chết vậy. Cũng đủ thấy tài ta không bằng họ Diêu vậy!
Chính là:
Mắc mẹo la oai oái
Ăn năn sự đã rồi.
Diêu Sùng chết rồi, triều đình ban cho thụy là Văn Hiến. Sau đó Trương Duyệt, Tống Cảnh, Vương Cư lần lượt qua đời, lại có các tướng hiền lương như Hàn Hưu, Trương Cửu Linh, đều là những người được nhà vua vừa kính, vừa sợ. Nhưng rồi cũng chẳng được bao lâu, người thì cáo tuổi già, người thì qua đời, trong triều ngày càng tiêu điều. Huyền Tông ở ngôi lâu, công việc triều chính ngày càng nhác. Lúc mới lên ngôi, chăm việc, tước ước, mấy lần đốt châu ngọc, lụa là trước điện, lại thả cho ra mấy ngàn cung nữ. Nhưng càng về sau càng học thói xa hoa, sủng ái người đẹp ngày càng quá quắt. Trong số phi tần, chỉ có Vũ Huệ Phi là người được yêu quý hơn cả. Hoàng hậu Vương Thị mấy lần bị dèm pha, vô số bị phế bỏ. Tiếp đó, Thái tử Anh, rồi Ngạc Vương, Quang Vương, đều bị giết cùng một ngày. Chuyện một ngày giết ba người con này, thiên hạ không ai là không kinh ngạc, ca thán. Không ngờ sau đó, Vũ Huệ Phi cũng nhân sinh đẻ, băng huyết mà chết. Huyền Tông không ngăn được bi thương. Từ đó, trong cung không còn người nào vừa ý. Cao Lực Sĩ khuyên Huyền Tông tìm tuyển rộng mỹ nhân để có người sẵn hầu hạ. Huyền Tông liền giáng chỉ tuyển trong dân gian những con gái có tài sắc vào cung.
Chính là:
Phải có nhân trước
Mới thành quả sau
Khai Nguyên, Thiên Bảo
Chẳng giống nhau chút nào!--------------------------------
1Chương giống như hươu nhưng nhỏ hơn, không có sừng, lọng vàng, rất phổ biến ở rừng núi Trung Quốc, Việt Nam (Thiều Chửu). 2Nhà Đường, một đời vua, thay niên hiệu rất nhiều lần, vì vậy có rất nhiều "nguyên niên". 3Nhàn cứu sứ: coi sóc việc nuôi ngựa trong nội cung. 4Giờ ngọ: Tử 11 đến 13 giờ. 5Vua ngồi quay hướng Nam, nên bề tôi quay hướng Bắc mà lạy! 6Tiên nghiêm: chỉ kính trọng người cha đã mất (của mình hoặc của người đều được).
Tên là công chúa Thái Bình
Cái tên thật đẹp, thật lành lắm thay
Thế mà chẳng được mảy may
Ác nghiệt chứa đầy, trời quyết chẳng dung
Khách thì cát, chủ thì hung
Chè rượu tiệc tùng rằng phụng mệnh vua
Bài văn kia đại hùng từ
Đã bị người chết toan lo trước rồi
Theo điệu "Giám tự Mộc lan hoa"
Bốn chữ tửu, sắc, tài, khí, người ta đều muốn thoát ra nhưng cũng chẳng được. Trong bốn chữ này, thì hai chữ tài, sắc lại đứng hàng đầu, vô luận phú quý, bần tiện thông minh, ngu độn, chẳng ai thoát khỏi hiếu sắc, tham tài. Về việc tham tài chính là ở chỗ keo kiệt với cái mình có, muốn lấy cái của người khác, để rồi bị người khác lung lạc mà không tự biết. Còn kẻ hiếu sắc, chẳng kể đàn ông say mê vẻ đẹp của đàn bà, hay đàn bà say đàn ông. Đàn ông thích đàn bà, còn có điều khả dĩ, ngược lại đàn bà si mê đàn ông, đến nỗi quên cả liêm sỉ, táng tận lương tâm, bại hoại luân thường như Vũ Tắc Thiên, Vi Hoàng hậu, An Lạc công chúa, Thái Bình công chúa thì thật là ..
° ° °
Hãy nói chuyện Thái Bình công chúa, cùng góp tay với Thái tử Long Cơ để diệt trừ Vi Hoàng hậu, lập Duệ Tôn lên ngôi hoàng đế, quả có công lớn. Duệ Tôn cũng vì coi trọng công lao đó, thêm là họ hàng gần gũi, nên càng thương yêu.
Công chúa vốn thông minh, nhiều mưu mẹo quyền biến. Phàm công việc triều đình, Duệ Tôn đều bàn bạc với công chúa. Từ ngôi tể tướng trở xuống, dựng nên hoặc hạ xuống, đều chỉ quan hệ bởi một lời. Những kẻ xu thời, muốn tìm đường tiến thân, chen vai thích cánh trước công chúa đông như chợ. Tiết Sùng Hạnh, Sùng Giản, Sùng Mẫn, đều được phong vương, dinh thự vườn rộng rải khắp trong ngoài kinh thành.
Công chúa dựa vào việc được sủng ái, ngày càng lộng quyền kiêu sa phóng túng, ngầm kéo bọn thiếu niên đẹp trai vào trong phủ để cùng dâm loạn.
Lại thêm bọn sư hổ mang Tuệ Phạm, ngày càng được yêu chìu. Cả lũ này toàn bọn tiểu nhân, dựa thế tác oai, tác quái, làm tình làm tội dân chúng trăm chiều. Cũng may, trong triều lúc này cũng còn những đại thần chính trực như Diều Sùng, Tống Cảnh... vốn đường đường ngay thẳng, không sợ quyền gian, lại có Thái tử Long Cơ, nghiêm minh anh tuấn, lũ gian tham này vẫn ít nhiều sợ sệt mà không dám quá ngang ngược trắng trợn mười phần.
Lại nói Thái tử vốn là người có công dùng binh lính để dẹp loạn, nên dẫu lúc thái bình, vẫn không quên việc khí giới. Một hôm, nhàn rỗi, mới dẫn bọn nội thị lẫn quân sĩ hộ vệ Đông cung ra ngoài thành đi săn. Đến vùng đồi núi rộng ngoài thành, theo lệnh Thái tử, ai nấy bắn cung, thả chim săn, chó nòi, huyên náo một hồi, chim thú săn được không kể hết. Đang lúc ruổi ngựa say mê, thấy một con chương màu vàng óng 1 cứ men sườn núi mà chạy, Thái tử rượt ngựa đuổi bắn một mũi tên, không trúng, con chương càng chạy nhanh hơn. Thái tử nhất định không bỏ, theo sát con vật. Bỗng đến rìa một thôn nhỏ, không thấy con chương đâu nữa, lại thấy một phụ nữ, đang hái chè ngay sườn đồi. Thái tử dừng ngựa hỏi:
- Người có thấy một con chương màu vàng chạy qua đây không?
Người này chẳng đáp một lời, lặng lẽ hái chè. Lúc bấy giờ Thái tử chỉ thấy có hai tên nội thị theo kịp, một tên lớn tiếng quát:
- Con này cả gan thật, tại sao điện hạ hỏi ngươi, mà ngươi dám không trả lời một câu là sao?
Người phụ nữ không hề hoảng sợ, đưa tay chỉ ruộng chè xung quanh mình:
- Ta trong lòng chỉ biết có chè, chứ có biết con chương nào, điện hạ nào?
Nói rồi khoác giỏ, thong thả bước vào cổng tre sơ sài. Thái tử thấy cử chỉ khác thường, liền ra hiệu cho nội thị không được quát nạt, nhìn vào trong cảnh vườn thật là u nhã đáng yêu.
Đang lúc nhìn ngó, thì một thư sinh, cưỡi lừa ở đâu về cổng, thấy Thái tử đầu đội mũ kim, thân khoác hoàng bào, biết ngay là bậc quý nhân, vội vàng xuống ngựa cúi chào. Nội thị cất tiếng:
- Đây chính là Đông cung điện hạ?
Thư sinh bái lạy, thưa:
- Kẻ quê mùa này, không biết điện hạ giáng lâm, không kịp nghênh tiếp, xin điện hạ tha tội.
Thái tử đáp:
- Ta nhân đi săn, không ngờ tới đây!
Rồi chỉ ra cổng tre mà hỏi:
- Đây có phải nhà khanh chăng?
Thư sinh thưa:
- Thần hiện nương tạm ở đây, nhà lá vách nứa, nếu được điện hạ dừng ngựa nghỉ ngơi, thì thật lấy làm vinh hạnh.
Thái tử nghe nói, lập tức xuống ngựa tiến vào cổng, hoa lá tốt tươi sân thềm thanh nhã. Vào tới thảo đường, sách vở đầy án, kiếm cung, đàn nguyệt treo đầy vách trông rất đẹp mắt, gọn gàng. Thái tử trong lòng vui vẻ ngồi xuống, mới hỏi tên tuổi, thư sinh đáp:
- Thần họ Vương, tên Cư, nguyên là người Hà Nam.
Thái tử tiếp:
- Xem khanh dung mạo hiên ngang, nhà cửa phi phàm nhất định là bậc danh sĩ. Vừa rồi lại thấy người đàn bà hái chè, ngôn từ kín đáo, liệu có phải hiền thê của khanh chăng?
Vương Cư cúi đầu thưa:
- Đàn bà quê mùa, không biết thưa gửi, tội thật đáng chết.
Thái tử cười nói:
- Nhà khanh có nghề trồng chè, tất có trà ngon uống, hãy cho ta một chén giải cơn khát xem sao?
Vương Cư lĩnh mệnh, vội vào nhà trong. Thái tử ngẫu nhiên lật xem sách vở trên án, thấy trong một quyển sách, kẹp một tờ giấy, thì ra là thư của Diều Sùng, tự tay viết khuyên Vương Cư ra làm quan đại để như sau:
"Túc hạ tài năng kỳ vĩ, lâu nay Diều Sùng này đã được biết.
May gặp buổi ra giúp đời thật tốt, thật cơ hội hiếm có vậy. Nếu cứ bo bo cất giữ ngọc quý trong rương hòm, thật uổng phí tài năng, không phải là điều đáng trông mong ở bậc chí sĩ vậy.
Một câu gửi tới
Đừng ngại đổi thay. "
Thái tử xem xong, lại bỏ vào trong sách như cũ, lòng nghĩ:
"Người này vốn đi lại với Diều Sùng, lại được Diều Sùng kính mộ thế này, tất là người có tài lạ chăng?".
Vương Cư bưng trà ra dâng lên. Thái tử uống một chén, Thái tử ban cho Vương Cư ngồi rồi hỏi:
- Kẻ sĩ ôm tài, bao giờ cũng muốn thi thố, mà còn phải nghĩ tới chuyện ra cửa cho kịp thời, sao lại cứ mai danh ẩn tích mãi ở chốn hoang dã.
Vương Cư thưa:
- Đại phàm kẻ sĩ khi ra về, không thể cẩu thả, phải xem xét thời thế, mới có thể thi thố được cái chí của mình, mà chỉ cần một lần ra khỏi cửa là đủ. Thần nghe cổ nhân nói: "Quay lui thì dễ, nhưng bước ra thì phải thận trọng". Nên không dám coi thường việc ra khỏi cửa, chứ đâu dám nằm cao ở ẩn mà cao ngạo với đời.
Thái tử gật đầu đáp:
- Khanh đúng là có phẩm tiết của kẻ sĩ vậy!
Đang lúc trò chuyện, đội tùy tòng rầm rầm rộ rộ kéo đến, Thái tử đứng dậy ra cửa, Vương Cư đưa tiễn tận cổng ngoài. Thái tử lên ngựa, trân trọng từ biệt. Chuyện không nói nữa.
° ° °
Hãy nói chuyện Thái Bình công chúa, sợ Thái tử anh minh, nên định lập kế phế bỏ, ngày đêm xiểm nịnh Duệ Tôn, kể nhiều tội Thái tử cả việc mưu kết nhân tâm, định làm những việc không lường tới. Duệ Tôn trong lòng hoài nghi, một hôm ngồi ngay trên điện, nói riêng với thị thần Vi An Thạch:
- Gần đây trong ngoài nhiều người nghiêng theo Thái tử, khanh thấy thế nào?
Vi An Thạch thưa:
- Bệ hạ nghe những lời vong quốc đó làm gì, đây chẳng qua chỉ là âm mưu của Thái Bình công chúa. Thái tử vốn hiếu thuận thủy chung, lại có công lớn với xã tắc, xin bệ hạ đừng tin những lời sàm báng.
Duệ Tôn sực tỉnh:
- Trẫm hiểu ra rồi?
Từ đó, những lời này không làm Duệ Tôn lo ngại nữa, Thái Bình công chúa càng hành động quyết liệt hơn, sai người phao nhiều tin nhảm về một vụ phiến loạn sẽ tới. Đến tai Duệ Tôn, nhà vua hèn phán:
- Ai nấy đều đồn năm ngày tới tất có việc binh biến trong nội cung, các khanh hãy lo liệu chu đáo cho trẫm.
Trương Duyệt thưa:
- Lời này tất là do bọn gian trá dựng nên, để hòng ly gián Đông cung với chúa thượng. Nay nếu bệ hạ để cho Thái tử giám quốc, thì lập tức những lời này cũng hết.
Diêu Sùng cũng thưa:
- Những lời của Trương Duyệt, đúng là mưu kế lớn vì xã tắc, xin bệ hạ hãy nghe theo.
Duệ Tôn bèn theo lời, ngày hôm sau hạ chiếu, mật lệnh cho Thái tử giám quốc. Thái tử vâng mệnh, lập tức sai sứ, đem lễ đến mời Vương Cư vào triều. Vương Cư không dám trái mệnh, cùng sứ giả vào ngay triều kiến, gặp lúc Thái tử cùng Diêu Sùng đang ngồi nghị sự ở nội điện. Vương Cư lên điện, cố tình đi chậm rãi, sứ giả khoát tay lia lịa mà giục.
- Điện hạ đang ngồi ngay trong nội trướng, không được dềnh dàng.
Vương Cư lớn tiếng:
- Ngày nay chẳng ai biết là có điện hạ, chỉ biết có Thái Bình công chúa thôi!
Thái tử nghe, vội chạy ra cửa xem, Vương Cư lạy chào xong, Thái tử cất tiếng:
- Vừa gặp lúc bạn quen cũ của khanh đang ở đây, hay cùng gặp gỡ.
Liền dẫn Vương Cư vào nội điện, chỉ Diêu Sùng mà hỏi:
- Đây không phải là bạn cũ của khanh sao?
Vương Cư đáp:
- Diêu Sùng quả có đi lại với thần, không hiểu sao điện hạ lại biết điều này.
Thái tử cười đáp:
- Hôm trước ở nhà khanh, trên án, thấy có thư do Diễn Sùng viết nên ta mới biết. Những lời lẽ trong thư, liệu nay khanh có nghe theo được chăng.
Vương Cư cúi đầu thưa:
- Thần không phải không muốn làm quan, mà thực là do chưa hề gặp bậc biết mình, nay may mắn được thấy điện hạ, không dám không đem theo thân báo đền. Nhưng không biết những lời thần vừa nói ngoài cửa, điện hạ có nghe thấy chăng?
Thái tử đáp:
- Nghe rõ cả .
Vương Cư nhân đó tâu:
- Thái Bình công chúa chuyên quyền dâm loạn, lại nuôi chứa lũ gian tăng Tuệ Phạm, ỷ thế ngang ngược, người đi đường không dám nhìn thẳng. Công chúa càn bậy đến thế, thì trăm quan có để làm gì, đều là những việc không hay gì cho điện hạ, sao không lo sớm đi.
Diêu Sùng tiếp lời:
- Vương Cư mới đến, nhất định nói toàn lời trung nghĩa, chính thế mà thần đi lại với Vương Cư vậy.
Thái tử đáp:
- Lời này quả là đúng rồi. Nhưng phụ hoàng ta có mỗi người em gái này, nếu có chuyện ra tay, sợ có phạm đến chữ hiếu chăng?
Vương Cư thưa:
- Chữ hiếu lớn nhất, chính là việc tận tâm với tôn miếu, xã tắc, đâu phải ở những chuyện nhỏ nhặt này!
Thái tử gật đầu:
- Hãy thư thư rồi lo liệu.
Liền lệnh cho Vương Cư đứng trong Đông cung thị ban, cùng bàn bạc mưu lược.
Tháng bảy, năm đầu hiệu Thái Cực 2.có sao Tuệ mọc ở phương Tây, xâm phạm Thái vi, Thái Bình công chúa ngầm sai lục phương sĩ tâu lên Duệ Tôn:
- Sao Duệ chủ diệt trừ việc cũ, lập việc mới, mà lại xâm phạm đến đế tòa. Hoàng Thái tử sắp lên ngôi thiên tử, phải tính toán cho chu đáo bởi sự ra đời của ngôi sao loạn lạc này!
Những lời này làm Duệ Tôn nghĩ ngợi, nhằm đánh vào Thái tử. Nào ngờ Duệ Tôn nhân điềm trời như vậy, trong lòng cũng đã đắn đo, nay những lời biện thuyết của lũ phương sĩ, liền điềm nhiên phán rằng:
- Điềm trời đã thế, ý trời đã rõ, sửa đức để trừ tai họa, ý trẫm đã quyết.
Liền giáng chiếu, truyền ngôi cho Thái tử. Thái Bình công chúa cả kinh, ra sức can gián không được. Thái tử cũng dâng biểu từ chối. Duệ Tôn đều không nghe, liền chọn ngày tốt của tháng tám, lệnh cho Thái tử lên ngôi hoàng đế, mang hiệu Huyền Tông. Phụng đưa Duệ Tôn lên Thái thượng hoàng, lập phi Vương Thị làm hoàng hậu, đổi Thái Cực nguyên niên làm Tiên Thiên nguyên, trọng dụng bọn Diêu Sùng, Tống Cảnh, lấy Vương Cư làm trung thư thị lang, bỏ những điều gian trá, tiến tới sự rõ ràng, trong sạch, mọi việc đều khởi sắc, thiên hạ đều hân hoan chào đón.
Chỉ có Thái Bình công chúa, ỷ thế thượng hoàng, chẳng thèm coi pháp độ vào đâu. Huyền Tông mới ngỏ ý cấm ngăn, công chúa đã nổi giận cùng với bọn triều thần Tiêu Chí Trung, Sầm Hy, Đậu Hoài Trinh, Thôi Thực kết bè đảng, bàn tính mưu kế chống đối, mong sao thượng hoàng phế vua cũ, lập vua mới, mật gọi thị ngự Lực Tượng Tiên cùng vào hội. Tượng Tiên sợ hãi lên tiếng:
- Không được! Không được! Chuyện này là chuyện gì mà dám làm càn thế này.
Công chúa đáp:
- Bỏ trưởng lập thứ, đã là chuyện không thuận rồi, nay lại thất đức phế đi thì có hại gì?
Tượng Tiên đáp:
- Nếu đã nói lấy công mà lập, thì phải lấy tội mà phế. Nay chúa thượng mới lên ngôi, thiên hạ đều theo, chưa làm gì thất đức, nào có tội gì mà phế được. Tượng Tiên này không dám nghe vậy.
Nói rồi, phất tay áo mà bỏ đi.
Công chúa liền thương nghị với bọn Thôi Thực, dựa vào chuyện phế lập, sợ lòng người không nghe, lại sinh họa, chi bằng hãy dùng thuốc độc mà mưu chuyện thí nghịch thì tốt hơn. Liền tìm cách đi lại với Nguyên Thị ở trong cung, tính chuyện bỏ thuốc độc vào trong thức ăn dâng lên Thái Tông. Vương Cư nghe được mưu này. Ngày mùng một tháng bảy, năm đầu đời Khai Nguyên, tan buổi chầu sớm, Huyền Tông lui vào điện trong, Vương Cư mật tâu:
- Việc Thái Bình công chúa đã bức thiết lắm rồi, không thể không phế trừ cho được.
Huyền Tông vẫn đang do dự. Trương Duyệt có việc, phải đi làm sứ giả Đông Đô, còn kịp sai người dâng lưỡi kiếm ngày thường vẫn đeo. Trương sử Thôi Nhật Dụng tâu:
- Duyệt dâng kiếm, chính là giục bệ hạ mau hành sự. Bệ hạ hãy nhớ thuở ở Đông cung, việc còn khó hơn nhiều. Nay quyền lớn trong tay, ra lệnh diệt trừ lũ phản nghịch, ai là không nghe theo, cớ sao vẫn còn trừ trừ?
Huyền Tông nói:
- Đúng như lời khanh nói, trẫm chỉ sợ làm kinh động thượng hoàng.
Vương Cư thưa:
- Nếu như gian thần đắc ý, xã tắc đảo điên, thượng hoàng liệu có được ngồi yên một chỗ chăng?
Đang bàn cãi, thị lang Ngụy Tri Cổ tiến lên điện, thưa có một lời mật cần tâu. Huyền Tông gọi lại bên án hỏi. Tri Cổ thưa:
- Thần dò ra mưu phản của tụi gian thần, định ngày mùng bốn tháng này khởi loạn, xin gấp diệt trừ ngay.
Cũng vậy nên Huyền Tông mới định kế, cùng với Kỳ Vương Phạm, Tiết Vương Nghiệp, Binh bộ thượng thư Quách Nguyên Chấn, Long Vũ tướng quân Vương Mao Trọng. Nội thị Cao Lực Sĩ, cùng với Vương Cư, Thôi Nhật Dụng, Ngụy Tri Cổ kéo lính vào Kiến Hóa Môn, bắt Sầm Hy, Tiêu Chí Trung, chém ngay ở triều đường. Đậu Hoài Trinh thắt cổ chết, Thôi Thực cùng cung nhân Nguyên Thị đều giết chết. Thái Bình công chúa trốn vào chùa, cũng bắt ngay ra, cho phép chết ở nhà. Không quên giết cả gian tăng Tuệ Phạm, ngoài ra bè đảng cũng bị giết rất nhiều.
Thượng Hoàng nghe tin biến loạn, vô cùng kinh hãi, ngự xe nhỏ ra khỏi cung trèo lên lều Thừa Thiêm môn hỏi nguyên do. Huyền Tông vội lệnh cho Cao Lực Sĩ tâu trình, nói rõ Thái Bình công chúa kết đảng làm loạn, nên phải trừ diệt, việc đã xong xuôi, không dám làm kinh động thượng hoàng, xin đừng lo ngại. Thượng hoàng nghe xong, thở dài về cung.
Chính là:
Mang tên công chúa Thái Bình
Việc làm lại chẳng dính dinh Thái Bình
Phải giết công chúa Thái Bình
Thì thiên hạ mới thái bình làm ăn!
Huyền Tông trừ xong bọn phản nghịch, nghe chuyện Lục Tượng Tiên một mình mà vẫn không chịu theo gian đảng, giữ được lòng trung nghĩa liền thăng ngay cho làm thứ sử Bồ Châu, lại còn gọi đến trước điện rồng khuyến khích.
- Đúng là mùa đông rét giá mới biết tùng bách cứng rắn vậy.
Tượng Tiên liền thưa:
- Kinh Thư dạy: "Chỉ giết kẻ cầm đầu, còn bọn a tòng thì không thèm trị". Nay những tên chủ mưu đã trừ xong, dư đảng xin hãy mở lượng khoan hồng để yên lòng người.
Huyền Tông theo lời, tha cho tất cả, lại thấy con của Thái Bình công chúa thường khuyên can mẹ là Triết Sùng Giản, nên nhiều lần bị đánh đập, đặc chỉ cho được khỏi tội chết, lại ban cho họ Lý, vẫn cho được giữ quan tước cũ, còn các phản thần khác cũng hạ quan tước, hơn kém khác nhau. Từ đó triều đình vô sự. Huyền Tông muốn đưa Diêu Sùng lên làm tể tướng. Trương Duyệt vốn sợ họ Diêu, nên xúi Diện trung giám Khương Kiểu tâu:
- Bệ hạ đang tìm người làm tổng quản Hà Đông, thần thấy có vị này là xứng đáng hơn cả.
Huyền Tông hỏi, Khương Kiểu đáp:
- Diêu Sùng văn võ toàn tài, thật đáng chọn vậy!
Huyền Tông cười:
- Đó vốn là ý của Trương Duyệt. Khanh sao dám lừa cả trẫm.
Khương Kiểu hoảng sợ, dập đầu tạ tội. Ngay ngày hôm sau, Huyền Tông giáng chỉ phong cho Diêu Sùng làm Trung thư lệnh. Trương Duyệt hoảng sợ, ngầm hối lộ Kỳ Vương, mong được che chở. Diêu Sùng biết chuyện lấy làm khó chịu. Một hôm vào triều, bước lên điện, giả vờ đi hơi khập khễnh. Huyền Tông liền hỏi:
- Khanh có tật chân sao?
Diêu Sùng nhân đó mới tâu:
- Thần có tật ở trong lòng, nào phải tật ở chân đâu!
Huyền Tông lại hỏi:
- Thế nào là tật ở trong lòng?
Diều Sùng thưa:
- Kỳ Vương là em trai yêu của bệ hạ. Trương Duyệt vốn là đại thần, ngầm đi lại kết thân, sợ có điều gì sai sót, thì thật đáng ngại thay.
Huyền Tông giận dữ:
- Trương Duyệt định làm gì đây. Ngày mai sai ngay ngự sử tra xem sao!
Diêu Sùng về đến Trung thư tỉnh, không nói một lời. Trương Duyệt cũng không ngờ, vẫn điềm nhiên ngồi ở sảnh đường, nha lại bỗng đưa một tờ thiếp vào, thì ra là của Giả Hoàn Hủ, nói chuyện rất gấp muốn xin gặp ngay. Trương Duyệt ngạc nhiên nói:
- Từ ngày y cùng đi với Tỉnh Hoa đến nay, chẳng hề nghe tin tức gì cả hôm nay bỗng xuất hiện, nhất định là có việc lạ.
Liền sửa áo mũ ra gặp, Toàn Hủ bái chào xong mới nói:
- Kẻ ngỗ ngược này từ ngày mang ơn đại nhân ẩn thân nơi rừng sâu núi thẳm, gần đây nhân nghèo túng không biết làm gì, mới quay về kinh sư đổi tên thay họ, viết thuê ột viên nội thần. Vừa nhân cùng ngồi chuyện vãn với đại nhân cùng Kỳ Vương. Việc này Diêu Sùng đã tâu lên với chúa thượng. Chúa thượng rất giận. Ngày mai chúa thượng sẽ làm án trị, tai họa không thể lường. Kẻ ngỗ ngược này nghe tin, vội tới báo ngay cho đại thần rõ.
Trương Duyệt hoảng sợ:
- Bây giờ thì biết làm thế nào?
Toàn Hủ đáp:
- Nay đại nhân chỉ có một cách, phải tới cầu cứu Cửu Công chúa rất được hoàng thượng yêu quý thì may ra mới thoát nạn này.
Trương Duyệt băn khoăn:
- Kế này thật hay, nhưng trong lúc vội vã như thế này thì làm sao mà đến dinh công chúa được:
Toàn Hủ đáp:
- Kẻ ngỗ ngược này đã tính sẵn đường rồi, có thể mang lễ đến thưa chuyện với công chúa, nhưng đại thần phải có được một vật gì thật đáng giá mới xong.
Trương Duyệt cả mừng, lập tức giở hết vàng bạc, châu ngọc lâu nay ra. Toàn Hủ xem qua rồi đáp:
- Đều chẳng được việc đâu!
Trương Duyệt bỗng nhớ ra:
- Quận Kế Lâm từng biếu một rèm ngọc bằng dạ minh châu có thể dùng được.
Toàn Hủ nói:
- Hãy đem ra đây xem sao?
Trương Duyệt sai tả hữu lấy ra. Toàn Hủ xem rồi nói:
- Có thể được đây! Việc không thể chậm, phải xong trong đêm nay.
Trương Duyệt liền viết ngay một thư khẩn khoản cầu xin, rồi đưa cả hai thứ cho Toàn Hủ. Ngay hôm đó, Toàn Hủ gặp Cửu Công chúa, nói rõ ngọn ngành rồi đưa trình tấm rèm ngọc, lẫn thư tay ra.
Công chúa thấy tấm rèm, thích lắm, mười phần vừa ý, lập tức nhận lời.
Chính là:
Hiến đao quyết đoán vì vua
Hiến rèm là ý muốn nhờ chở che
Trên là trung nghĩa dũng vi
Dưới là hối lộ, là vì riêng tư.
Sáng hôm sau, công chúa vào ngay trong cung gặp phụ hoàng, thì Huyền Tông đã xuống chỉ, truyền Ngự sử trung thừa cùng đến Trung thư tỉnh tra xét chuyện Trương Duyệt ngầm giao kết với thân vương. Cửu Công chúa nghe thấy thế, liền tâu:
- Trương Duyệt vốn là thị thần của Đông cung lại có công trong giữ gìn ngôi báu, nay không đắn do kỹ mà làm tội nặng, chỉ mới nghi tư thông với Kỳ Vương, sai người tra xét. Sợ sẽ làm cho các vương lo lắng, không phải là điều mà hoàng thượng lâu nay vẫn đối xử với anh em vậy.
Nguyên là anh em Huyền Tông đối với nhau rất thân thiết. Thường vẫn dùng một cái gối thật dài, một cái chân thật lớn, rồi anh em các vương cùng nằm chung mà ngủ. Ngày thường ở trong cung, có làm lễ gia đình với nhau mà thôi. Tiết Vương bị bệnh nặng, Huyền Tông tự mình sắc thuốc, thổi lửa đến nỗi cháy cả râu. Tả hữu hoảng sợ, Huyền Tông thong thả đáp:
- Chỉ mong Tiết Vương uống thuốc này khỏi ngay, râu của trẫm thì có gì đáng tiếc!
Tình anh em vốn như thế, nên nay nghe công chúa nói, Huyền Tông bỗng động lòng truyền cho Cao Lực Sĩ , sang ngay Trung thư tỉnh, ban dụ miễn nghị tội, giáng Trương Duyệt đi làm thứ sử Tương Châu.
Trương Duyệt biết rõ công lao Giả Toàn Hủ, muốn trả ơn thật hậu, nào ngờ Toàn Hủ đã đi đâu từ lúc nào, tìm không tài nào thấy, cũng chẳng biết hỏi ai, thật đúng là bậc kỳ nhân.
Chính là:
Cứu nguy gỡ nạn không cần báo
Chỉ bởi rằng xưa tặng mỹ nhân.
Diêu Sùng làm tể tướng mấy năm rồi cáo tuổi già về nghỉ, tiến cử Tống Cảnh thay mình. Thời Vũ Tắc Thiên, Tống Cảnh vốn là người không a dua, nịnh bợ, đến khi được ở ngôi tể tướng, phong thái càng chính trực, trang nghiêm, ai cũng vừa kính trọng, vừa sợ hãi.
Lúc này nội thần có Cao Lực Sĩ, cùng Nhàn cứu sứ 3 Vương Mao Trọng, cả hai đều có công dẹp phản nghịch, được cất nhắc nhiều. Mao Trọng làm tới Mục mã phiên thứ, lại được mở phủ đệ, hàm ngang với tam ty, vinh sủng không ai bằng, triều thần nhiều kẻ phải đến cửa lạy lục. Riêng Tống Cảnh coi như không có.
Hôm ấy, con gái Mao Trọng làm lễ cưới với con một bậc tai tiếng trong triều. Mọi chuyện xếp đặt xong xuôi. Huyền Tông biết, mới hỏi:
- Khanh gả con gái, mọi chuyện đã gọn gàng cả chưa?
Mao Trọng thưa:
- Mọi chuyện thần đã lo đủ cả. Chỉ còn chuyện mời khách để cho thêm danh giá thì thật là chưa ổn.
Huyền Tông cười:
- Ai cũng mời được, chỉ còn một người mà khanh không dám mời thì tất là Tống Cảnh rồi. Việc này để trẫm sẽ lo cho khanh nhé!
Liền ban chiếu rằng từ tể tướng tới các quan đại thần, ngày mai đều phải dự yến ở nhà Vương Mao Trọng.
Ngày mai, các quan đều tới sớm, Tống Cảnh vẫn chẳng thấy đâu Mao Trọng vội sai người thăm dò xem sao. Tống Cảnh nói thác ốm, không thể tới sớm, rồi cứ dềnh dàng mãi, quan khách ai nấy cung kính chắp tay chờ. Mãi tới quá ngọ 4 Tống Cảnh mới bước vào, cũng chẳng chào hỏi gì chủ nhân lẫn khách khứa, gọi lấy ngay rượu ra, cầm chén rượu trên tay, cất tiếng:
- Hôm nay vâng chiếu vua đến đây uống rượu, trước tiên xin được tạ ơn.
Rồi hướng về phương Bắc mà lạy 5, dốc uống chưa hết một chén, đã thấy la lớn đau bụng, không thể ngồi dự tiệc, quay về phía quan khách tạ lỗi, rồi trèo lên xe mà về ngay.
Mao Trọng tức giận mười phần, nhưng Tống Cảnh vốn chính trực, trong sạch, cả triều đình đều kính sợ, làm thế nào được bây giờ. Nên chỉ dám giận mà không dám nói. Rồi cùng mọi người tiệc rượu, mãi tối mới tan.
Chính là:
Chủ nhà chọn khách mà mời
Khách phải chọn chủ mà đến
Khách xấu thì đừng có chơi
Chủ xấu thì đừng đánh bạn.
Về sau Mao Trọng cậy mình được sủng ái, có hiềm khích với Cao Lực Sĩ, nhân vợ mới sinh con trai, được ba ngày. Huyền Tông sai Cao Lực Sĩ đem vật quý đến ban cho, lại phong cho đứa trẻ mới đẻ tước quan ngũ phẩm. Mao Trọng vừa làm lễ tạ ơn, vừa giương giương tự đắc bồng đứa trẻ mới sinh ra khoe Cao Lực Sĩ xem, rồi nói thêm:
- Đứa bé như thế này mà không đáng được phong tước tam phẩm sao?
Cao Lực Sĩ yên lặng không nói, trở về cung phục mệnh, đem ngay lời này tâu lên, lại thêm vài câu hiểm độc nữa. Huyền Tông cả giận quát:
- Thằng chăn ngựa này chịu ơn sâu của trẫm như vậy, mà lại dám buông lời oán vọng sao?
Liền giáng chỉ tướt hết quan tước, lưu đày ra châu xa. Lực Sĩ lại sai người tố cáo, bới móc những chuyện kiêu ngạo, ngang ngược coi thường phép nước của Mao Trọng, cuối cùng Mao Trọng phải chịu tội chết. Nhưng đó là chuyện sau này.
° ° °
Lại nói chuyện Diêu Sùng sau khi thôi chức tể tướng, được phong tước Lương Quốc Công, trở về ở trong dinh thự riêng của mình. Đến năm thứ chín hiệu Khai Nguyên, tuổi cũng đã cao, bị cảm gió lạnh nhiễm thành bệnh, mời thầy thuốc chữa chạy, chẳng ăn thua gì. Diêu Sùng cả đời vốn chẳng tin Phật giáo lẫn Đạo giáo, không cho người nhà làm tế lễ gì cả, mấy ngày sau, bệnh càng nặng thêm, tự biết không thể qua khỏi, bèn gọi con đến trước giường, đọc cho con viết một tờ biểu, dâng lên Huyền Tông xin triều đình bãi ngay những quan lại thừa, sửa sang lại pháp độ, tập luyện binh sĩ, cấm tiệt những mê tín nhảm nhí, các quan chức nên dùng những kẻ đã lâu năm, quen việc, nhưng pháp luật thì lại nên rộng rãi. Hết điều này sang điều khác cộng có hàng trăm mục đều là những điều rất quan yếu trong việc nước, được viết rất cẩn thận, dâng lên. Sau đó lại mới dặn dò chuyện nhà; dặn kỹ sau khi chết, không được theo thói thường của người đời, mời nhà sư, thầy pháp để đưa linh, cầu hồn, lấy đó làm phép nhà mãi mãi. Người con thứ nhất vâng theo. Mãi tới lúc lâm chung, lại nói với con rằng:
- Ta làm tể tướng mấy năm, tuy chẳng nên công nghiệp gì lớn, nhưng cũng được người đời đều gọi là "Cửu thời tể tướng", từ lời nói đến việc làm, cũng có nhiều điều đáng thuật lại. Sau khi ta chết rồi, bài văn bia khắc trên mộ, nên chọn được một tay bút đại tài, để có thể truyền cho đời sau. Điểm mặt các tay văn chương bây giờ, chỉ còn mỗi Trương Duyệt, nhưng ta với họ Trương chẳng đằm thắm gì, nếu có khuất mình mà đến xin chữ nghĩa họ Trương, nhất định y sẽ chối từ không chịu nhận. Con hãy theo kế hoạch này của ta mà làm: khi ta chết rồi, con lấy các đồ vàng ngọc, bày biện ngay cạnh linh sàng, y nghe tin ta chết, nhất định sẽ tới phúng. Nếu thấy những thứ quý giá đó, mà không thèm nhìn, bỏ đi, thế mà y vẫn còn oán ta chuyện ngày xưa mà còn nghĩ đến chuyện báo thù, thì thật là đáng ngại. Còn nếu y lại cầm lấy để xem, có ý ham muốn, thì con hãy nói rằng đó là những thứ của tiên nghiêm 6 để lại, đem biếu tất cả. Ngay sau đó nhờ y viết văn bia. Y sẽ sẵn sàng nhận lời. Con phải nói y viết nhanh, viết xong, con lập tức khắc ngay vào đá, mặt khác liền trình ngay lên cho nhà vua xem thì tốt nhất. Con người này vốn tham lam, nhiều mưu mẹo, nếu để lâu hoặc chưa kịp khắc vào bia đá, y tất sinh hối hận, đòi đưa lại. Nay đã đưa nhà vua ngự lãm, tất không thể sửa, bài văn dẫu có nhiều lời khen đi nữa, sau này muốn chữa bằng những câu "bới lông tìm vết", để báo thù xưa, cũng không kịp nữa. Nhớ lấy! Nhớ lấy!
Nói xong, nhắm mắt, qua đời. Người con dậm chân than khóc, lập tức dâng biểu lên tâu trình, cáo phó các quan viên, xếp đặt tang ma.
Đại liệm xong xuôi, liền bày mành trướng để làm lễ phúng, các quan trong triều đều tới lễ lạy. Trương Duyệt lúc này đang làm học sĩ ở Tập hiền viện, cũng có mặt.
Người con theo đúng như lời dặn dò, đêm rất nhiều đồ vàng ngọc quý, bày ra bàn ngay cạnh linh sàng. Trương Duyệt phúng xong, người con cúi đầu tạ ơn, họ Trương bỗng thấy rất nhiều thứ bày trên bàn, nhân mới chỉ tay mà hỏi:
- Tại sao lại bày những thứ này ở đây?
Người con đáp:
- Những thứ này đều là những thứ tiên nghiêm ngày thường vẫn thích, chọn một vài thứ, bày ra đấy gọi là vậy.
Trương Duyệt đáp:
- Lệnh tiên công đã thích, tất phải là những thứ khác thường.
Liền bước tới bên bàn, cầm lấy từng thứ xem xét, tán thưởng không ngớt. Người con liền thưa:
- Những thứ này không đáng để tiên sinh để ý, nếu không chê là thô lậu, xin được đưa sang dâng tiên sinh.
Trương Duyệt thản nhiên đáp:
- Thật được công tử quá thương đến, nhưng chẳng lẽ lại định đoạt lấy những thứ lệnh công ngày xưa thích sao?
Người con thưa:
- Tiên sinh vốn là chỗ bạn bè của tiên nghiêm, dẫu tiên nghiêm có còn, cũng chẳng tiếc. Phương chi tiên nghiêm từng dặn lại, muốn được cây bút lớn của tiên sinh viết ột bài văn bia, sao lại dám tiếc gì châu ngọc. Chỉ mong tiên nghiêm dẫu chết cũng còn tiếng danh, kẻ bất hiếu này xin kết cỏ ngậm vành để báo ơn, mấy thứ đồ này liệu có đáng gì đâu!
Nói xong, khóc mà lạy sát đất. Trương Duyệt nâng dậy mà rằng:
- Bút thô lỗ này lấy gì đã làm quý, nay đã được để tâm đến thế, sao lại không dám đem hết tài để ngợi ca lệnh tiên công.
Người con lại lạy tạ tạ ơn. Trương Duyệt đã về. Người con đem tất cả những thứ đã bày, sai người đưa sang, lại nhờ người dùng lời mềm mỏng, để lấy lại ngay được bài văn, gọi thợ đục đá, mài bia chờ sẵn, chỉ đợi được bài văn về là khắc ngay.
Trương Duyệt mới nhận được những đồ tặng quý của người con, trong lòng hoan hỷ, liền viết ngay một bài văn bia thật hay, ngợi ca công nghiệp của Diêu Sùng mấy năm làm tể tướng thật hùng hồn, hoa mỹ, lại thêm tỏ tình cảm phục hàng ngày của mình ra sao. Văn vừa viết xong, người nhà họ Diêu đã chờ sẵn để xin về.
Người con được bài văn, lệnh ngay cho thợ đá khắc suốt đêm ngày. Đang định đưa trình Huyền Tông, thì gặp ngay lúc Huyền Tông sai Cao Lực Sĩ tới để lấy những trước tác của Diêu Sùng. Người con nhân dịp đưa cả bài văn bia của Trương Duyệt, nhờ Cao Lực Sĩ trình ngay lên hoàng thượng, Huyền Tông xem xong liền khen:
- Con người này phải có bài văn này để biểu dương mới đáng.
Lại nói Trương Duyệt qua một đêm bỗng nghĩ ra:
"Ta với họ Diêu vốn bất hòa, mấy lần chịu họa với lão già này. Nay họ Diêu chết, ta chẳng nghĩ tới chuyện báo thù cũng là đã rộng rãi lắm rồi, sao lại còn làm văn ngợi ca. Nay đã trót khen, mai kia làm sao mà chê được nữa. Thế là dẫu có người chê họ Diêu, ta lại phải đứng ra mà bênh vực sao, điều này quả không xong rồi".
Lại nghĩ bài văn vừa đưa xong, nhất định chưa khắc, còn có thể đòi về viết thêm một bài khác, mang đầy đủ ý bao biếm của kinh "Xuân thu" Khổng Tử. Liền sai ngay người sang nhà họ Diêu đòi bài văn, nói là để thêm vào mấy câu nữa. Con trai họ Diêu liền nói với tên tay chân sang:
- Hôm qua nhờ ơn học sĩ múa bút, một chữ cũng không dám sửa, lập tức cho khắc vào bia, rồi lại đã trình lên thánh hoàng ngự lãm, thật không thể nào chữa được nữa!
Tay chân cứ thế về thưa lại, Trương Duyệt dậm chân mà than:
- Thế là hoàn toàn ở trong vòng tính toán của họ Diêu rồi. Ta là một Trương Duyệt sống hẳn hoi, mà lại thua Diêu Sùng đã chết vậy. Cũng đủ thấy tài ta không bằng họ Diêu vậy!
Chính là:
Mắc mẹo la oai oái
Ăn năn sự đã rồi.
Diêu Sùng chết rồi, triều đình ban cho thụy là Văn Hiến. Sau đó Trương Duyệt, Tống Cảnh, Vương Cư lần lượt qua đời, lại có các tướng hiền lương như Hàn Hưu, Trương Cửu Linh, đều là những người được nhà vua vừa kính, vừa sợ. Nhưng rồi cũng chẳng được bao lâu, người thì cáo tuổi già, người thì qua đời, trong triều ngày càng tiêu điều. Huyền Tông ở ngôi lâu, công việc triều chính ngày càng nhác. Lúc mới lên ngôi, chăm việc, tước ước, mấy lần đốt châu ngọc, lụa là trước điện, lại thả cho ra mấy ngàn cung nữ. Nhưng càng về sau càng học thói xa hoa, sủng ái người đẹp ngày càng quá quắt. Trong số phi tần, chỉ có Vũ Huệ Phi là người được yêu quý hơn cả. Hoàng hậu Vương Thị mấy lần bị dèm pha, vô số bị phế bỏ. Tiếp đó, Thái tử Anh, rồi Ngạc Vương, Quang Vương, đều bị giết cùng một ngày. Chuyện một ngày giết ba người con này, thiên hạ không ai là không kinh ngạc, ca thán. Không ngờ sau đó, Vũ Huệ Phi cũng nhân sinh đẻ, băng huyết mà chết. Huyền Tông không ngăn được bi thương. Từ đó, trong cung không còn người nào vừa ý. Cao Lực Sĩ khuyên Huyền Tông tìm tuyển rộng mỹ nhân để có người sẵn hầu hạ. Huyền Tông liền giáng chỉ tuyển trong dân gian những con gái có tài sắc vào cung.
Chính là:
Phải có nhân trước
Mới thành quả sau
Khai Nguyên, Thiên Bảo
Chẳng giống nhau chút nào!--------------------------------
1Chương giống như hươu nhưng nhỏ hơn, không có sừng, lọng vàng, rất phổ biến ở rừng núi Trung Quốc, Việt Nam (Thiều Chửu). 2Nhà Đường, một đời vua, thay niên hiệu rất nhiều lần, vì vậy có rất nhiều "nguyên niên". 3Nhàn cứu sứ: coi sóc việc nuôi ngựa trong nội cung. 4Giờ ngọ: Tử 11 đến 13 giờ. 5Vua ngồi quay hướng Nam, nên bề tôi quay hướng Bắc mà lạy! 6Tiên nghiêm: chỉ kính trọng người cha đã mất (của mình hoặc của người đều được).
Bình luận facebook