Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hạt giống tâm hồn (Tập 11) - Phần 7
Lời khuyên quý giá nhất
Món quà giá trị nhất mà chúng ta có thể cho người khác là sự lạc quan.
- Stephen Covey
Chưa bao giờ tôi thực sự hiểu cha mình cho tới khi ông 80 tuổi. Tôi yêu mến và kính trọng ông nhưng luôn cảm thấy ông là một người quá khuôn mẫu. Cha tôi, Meyer Kubelsky, là chủ một cửa hàng nhỏ bán đồ lót nam ở Waukegan, Illinơis. Cuộc đời ông dường như chỉ bó hẹp trong cửa tiệm nhỏ bé, căn hộ bên cửa hàng bán thịt và một lối đi nhỏ ở giữa.
Năm tôi 6 tuổi, vào ngày sinh nhật, một sự việc xảy đến khiến tôi nhận thấy còn nhiều điều ẩn chứa ở cha mình. Buổi tối hôm đó, ông đưa cho tôi một hộp quà lớn. Tôi háo hức mở ra xem. Đó là một cây đàn violin. Ông bảo tôi:
- Benny, con nên trở thành một nghệ sĩ violin. Cha sẽ mời một giáo viên tốt nhất và có thể, một ngày không xa con sẽ trở thành một nhạc sĩ vĩ đại.
- Dạ, con cảm ơn cha nhiều lắm! - Tôi nói và thực sự cảm động trước món quà của cha, dù rằng một chiếc xe đạp hay một đôi găng tay đánh bóng chày lúc này vẫn hấp dẫn tôi hơn. Lúc đó, tôi chưa hiểu được nhạc cụ ấy có ý nghĩa thế nào đối với ông.
Tôi bắt đầu học nhạc và sớm phát hiện ra rằng những ngón tay của tôi rất mạnh mẽ và linh hoạt, và rằng tôi rất nhạy bén trước những giai điệu và cường độ. Tuy nhiên, một nhược điềm lớn ở tôi là tôi quá lười.
Mỗi tối, khi vừa về đến nhà, cha lại hỏi tôi rằng:
- Hôm nay Benny Kubelsky - nghệ sĩ violin tập luyện thế nào?
- Tốt cha ạ. - Tôi trả lời.
- Con có luyện tập chăm chỉ không đấy?
- Có thưa cha.
- Con ngoan lắm.
Nhưng rồi, một tối kia, câu trả lời trơn tuột của tôi không qua mắt cha được nữa. Hôm đó, cũng như thường lệ, ông hỏi:
- Con có tập luyện không?
- Chắc chắn là có rồi, thưa cha. - Tôi đáp.
Nhưng thay vì khen tôi ngoan như mọi khi, ông bảo:
- Con chơi cho cha nghe đi.
Tôi chỉ vào một bản nhạc:
- Bài này cha nhé!
Ông nhìn chăm chú vào bản nhạc rồi cười:
- Bài này dễ quá con ạ. Con đã học bài đó cách đây một tháng rồi.
Tôi cãi bướng:
- Con có tập mà.
Cha thở dài rồi ngồi xuống ghế:
- Cha đã nói chuyện với thầy giáo của con, Benny ạ. Thầy giáo nói rằng con có năng khiếu nhưng con luôn gian lận khi học. Lúc nào con cũng chỉ chơi những bài dễ thôi. Con có khả năng trở thành một nhạc sĩ lớn, nhưng con cần tập luyện những bài khó nữa. - Im lặng một lúc, ông nói tiếp. - Không chỉ trong âm nhạc mà trong bất cứ việc gì, luôn có những cái dễ và khó. Để thành công, con cần luyện tập những cái khó. Con phải nhớ lấy điều ấy.
Tôi lí nhí trong miệng: “Vâng thưa cha”.
Năm 16 tuổi, tôi được nhận vào chơi trong dàn nhạc nhỏ để đệm cho những vở hài kịch tại rạp Barrison ở Waukegan. Sau buổi biểu diễn đầu tiên, cha đến sau cánh gà, gương mặt ông lộ rõ vẻ thất vọng:
- Tất cả chỉ có thế thôi sao? Chỉ là thứ âm nhạc giật cục tầm thường để mua vui trên sân khấu thôi sao?
- Vâng ạ. Đó là tất cả.
Ông lắc đầu:
- Cha đã hy vọng ít nhất là được nghe con chơi nhạc của Schumann (1).
- Con xin lỗi thưa cha, nhưng dù thế nào thì đó cũng chỉ là một dàn nhạc nhỏ và con cũng đã tập luyện chăm chỉ mà.
(1) Robert Schumann (1810 -1856): Nhà soạn nhạc và phê bình âm nhạc nổi tiếng của Đức. Ông là một trong những nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh nhất thế kỷ 19.
Gương mặt cha bớt căng thảng hơn một chút. Ông thừa nhận:
- Đúng. Con vẫn tập luyện. Hãy tập luyện những đoạn nhạc khó nữa nhé.
Sau thời gian chơi cho dàn nhạc này, tôi chuyển sang lập dàn nhạc riêng cho mình. Tôi bắt đầu bằng việc lập bộ đôi với Cora Salisbury - một nữ nghệ sĩ piano, sau đó, tôi lấy nghệ danh là Jack Benny Woơi. Một ngày kia, trong một phút bốc đồng, tôi đã nhấc cây violin dưới cằm mình ra và kể một câu chuyện hài. Khán giả đã cười rất vui vẻ. Tiếng cười đó khiến tôi say sưa hạnh phúc, và chính nó đã đặt dấu chấm hết cho chuỗi ngày đeo đuổi con đường âm nhạc của tôi, từ đó tôi không bao giờ còn đặt cây violin vào chỗ của nó như trước, trừ khi tôi dùng nó để khôi hài trên sân khấu.
Đối với tôi, âm nhạc luôn là một lĩnh vực đầy khó khăn thử thách, ngay cả khi tôi không thực sự áp dụng lời khuyên của cha. Lúc ấy, tôi đã biện hộ rằng nếu chỉ bước ra sân khấu và kể một vài câu chuyện cười mà tôi có thể giúp mọi người thư giãn thoải mái thì tôi cũng đủ thấy hạnh phúc rồi. Thê là tôi quyết định trở thành một nghệ sĩ hài.
Nhưng ngay sau đó, tôi nhận ra rằng kể chuyện hài không phải đơn giản. Đôi khi bạn cần bỏ đi điểm thắt nút của câu chuyện nhưng có lúc, bạn cần phải tập trung vào nó. Một khoảng dừng trong lúc kể chuyện có thể tạo nên sự hài hước nhưng cũng có thể bóp chết câu chuyện của bạn. Yếu tố cốt lõi là bạn phải chọn đúng thời điểm. Tóm lại, hài kịch cũng có những kỹ năng cần phải nắm vững như trong âm nhạc. Và nó cũng có nhiều phần khó đòi hỏi sự tập luyện không ngừng. Điểm khác biệt nằm ở chỗ tôi đã tìm ra cho mình một lĩnh vực mà tôi thực sự muốn chuyên sâu.
Một vài năm sau, tôi thường xuyên viết thư về nhà nhưng chưa bao giờ tôi có đủ dùng khí để thừa nhận với cha mẹ rằng tôi không còn chơi nhạc của Schumann trong các nhà hát nữa. Sau đó, có một dịp tôi buộc phải trở lại Waukegan. Tôi đã tới cửa hàng của cha và đưa cho ông hai tấm vé.
- Đây là hai tấm vé mời cha và mẹ tới buổi biểu diễn của con.
Không nhìn vào tôi, cha chỉ lắm bám trong miệng:
- Ôi trời... buổi biểu diễn. Em họ Cliff của con đã đi xem buổi biểu diễn ở Chicago vào tuần trước. Nó nói là con cầm cây đàn violin lên sân khấu nhưng con không chơi.
- À. Bố biết đấy, công việc của con đã thay đổi. Bây giờ, con là nghệ sĩ hài rồi.
Ông suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Vậy sao con còn cầm cây đàn violin.
- Đó là một công cụ. Nó giúp con khơi dậy tiếng cười.
- Cây đàn violin... buồn cười lắm sao? - Ông nhìn tôi ngờ vực, rồi cười buồn. - Cha xin lỗi, Benny, nhưng cha không thể cười nổi.
Những năm sau đó, tôi bắt đầu giành được nhiều thành công trong làng giải trí. Tuy vậy, ký ức về sự thất vọng của cha vẫn luôn đè nặng trong tôi. Bên tai tôi lúc nào cũng văng vẳng câu nói của ông: “Cha không thể cười nổi”. Vì thế, tôi ép bản thân phải cố gắng hơn nữa, phải quyết tâm trở thành một ngôi sao. Với mỗi chương trình, tôi đều tập luyện kỹ lưỡng, chỉnh sửa rồi viết đi viết lại nhiều lần đến nỗi các đạo diễn và diễn viên cũng phải khó chịu và gọi tôi là người cầu toàn. Tôi chăm chút từ lối vào, lối ra, thiết kế âm thanh, thậm chí cả các dòng quảng cáo.
Ngay trước Thế chiến thứ hai, tôi hợp tác cùng Dorothy Lamour cho ra đời một bộ phim có nhan đề Man About Town, và tôi đã yêu cầu háng phim tổ chức công diễn ở Waukegan. Cha từ chối lời mời tới rạp hát nhưng ông không thể tảng lờ cuộc diễu hành lớn trong đó tôi mời ông ngồi giữa nữ diễn viên nổi tiếng Dorothy Lamour và tôi trên chiếc xe tiên phong.
Lúc ấy cha tôi đã 80 tuổi còn mẹ tôi đã mất. Thân hình ông gầy guộc, nhưng mái tóc của ông thì chỉ điểm bạc và đôi mắt thì rất tinh tường. Ông nhanh chóng ngồi xuống ghế rồi chúng tôi khởi hành chạy dọc các con phố giữa tiếng huyên náo chào mừng cổ vũ của mọi người. Tiếp đến chúng tôi tham gia một buổi giao lưu gặp gỡ với người dân rồi cùng nhau dùng bữa tối. Trong bữa ăn, mọi người đều nói tốt về tôi. Cuối cùng, cũng đến lúc để tôi nói một điều gì đó. Tôi đã phải tập luyện rất chăm chỉ cho những giờ phút “tung hứng” trên sân khấu và rất thành công khi đem lại nụ cười vui vẻ cho mọi người. Chốc chốc, tôi lại lén nhìn cha nhưng đôi mắt ông không bao giờ hướng vào tôi. Ông đang nhìn các vị khách một cách chăm chú.
Khi tôi đưa ông về nhà, ông vẫn không đưa ra một lời nhận xét nào cả. Tôi chúc ông ngủ ngon rồi toan đi về thì ông nắm lấy cánh tay tôi.
- Chiến tranh sắp sửa nổ ra rồi. - Giọng ông thều thào.
- Vâng ạ. - Tôi đáp.
- Mỹ sẽ hất cẳng Hitler.
Rồi cha tôi lại im lặng. Bàn tay ông nắm chặt cánh tay tôi khiến tôi cảm thấy thật gần gũi. Ông tiếp tục nói, đôi mắt nhìn xa xăm như đang suy tư về quá khứ.
- Châu Âu luôn chứa đựng nhiều vấn đề bất ổn. Đó là lý do tại sao ta lại cùng mẹ con chuyển tới Mỹ. Chúng ta muốn con cái mình không bao giờ phải trải qua những ngày tháng khó khăn loạn lạc. Dường như ta nợ nước Mỹ một món nợ ân tình và ta luôn đau đáu muốn đáp đền đất nước này. Nhưng, ta chỉ là chủ một cửa tiệm nhỏ, ta chẳng là gì cả. Khi ta trao cho con trai ta cây đàn violin, ta đã nghĩ nếu nó có thể trở thành một nhạc sĩ vĩ đại, nó sẽ sáng tạo ra những nốt nhạc tuyệt vời.
Ông thở dài rồi khẽ nhún đôi vai già yếu xương xẩu.
- Đó là lý do tại sao ta lại buồn đến thế khi con ngừng chơi đàn, Benny ạ. Nhưng bây giờ ta đã hiểu. Con đã tìm ra khả năng của mình trong việc mang tiếng cười đến cho người khác, và sẽ rất tốt nếu người ta có thể cười thật nhiều vào những lúc như thế này.
- Cha thực sự nghĩ như vậy sao? - Tôi hân hoan hỏi cha.
Ông gật đầu:
- Ở quê xưa, chúng ta không bao giờ cười trong những giờ phút khó khăn, và cả trong những thời khắc đất nước thái bình, chúng ta cũng không cười nhiều hơn thế, vì chúng ta vấn bị ám ảnh bởi quãng đời đau khổ trước đó. Nụ cười luôn là món quà kỳ diệu và ta rất vui vì con, Benny Kubelsky, khi con có thể giúp đất nước này cất tiếng cười vang.
Rồi ông dừng lại, mỉm cười:
- Và ta biết rằng con đã tập luyện rất chăm chỉ những phần khó. Đúng không Benny?
- Vâng thưa cha.
- Tốt lắm, con ngoan!
- Jack Benny
Đánh đổi
Cảm giác không bị thúc ép về mặt thời gian về bản chất đã là một hình thức của sự giàu có.
- Bonnie Friedman
Lần đầu tiên tôi có cảm giác muốn rũ bỏ cuộc sống hiện tại là khi ngồi trên đỉnh núi cùng các con. Đó là một ngày nắng nhưng đầy gió và lạnh lẽo. Maggie lúc đó 9 tuổi còn Evan 8 tuổi đang chơi đuổi bắt ở quanh đó, chúng tinh nghịch leo trèo khắp các mỏm đá rồi hồn nhiên cuộn mình lăn dài trên thảm cỏ.
Việc không phải bận tâm đến những bức thư điện tử và các cuộc điện thoại đem lại cho tôi một cảm giác thật yên bình mà nhiều năm rồi tôi không có được. đã lâu lắm tôi mới có dịp gần gũi bọn trẻ đến thế, cảm giác mới thư thái làm sao. Thức ăn cho những ngày đi chơi này đã được tôi chuẩn bị sẵn từ trước.
Bỗng dưng trong đầu tôi thoáng qua giọng nói: “Sarah, mày vẫn muốn đeo đẳng cuộc sống như hiện tại sao? Khi mà mày chỉ có thể tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc bên bọn trẻ như thế này một lần duy nhất trong năm'?”.
Tôi biết đó là suy nghĩ của chính tôi trong phút giây chán chường. Tôi bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm khi phải đối diện với công việc, với một chiếc máy tính xách tay, một chiếc PDA,một chiếc điện thoại di động, hai chiếc điện thoại ở nhà và hai chiếc ở văn phòng, một chiếc xe nhỏ, kế hoạch tiết kiệm cho thời gian nghỉ hưu, kế hoạch tiết kiệm cho thời gian học đại học của bọn trẻ, rồi mỗi ngày mất một giờ đồng hồ để đi tới công sở.
Tôi nhanh chóng trấn tĩnh bản thân. Rời bỏ công việc biên tập cho một tờ tạp chí lớn là một việc làm không thể tưởng tượng nổi. Công việc của tôi đang tiến triển rất tốt, mỗi tháng tôi lại cho ra đời một ấn phẩm - viết tiêu đề và lời tóm tắt, xem xét các bản thảo, cố gắng biến những thông tin cũ kỹ trở nên hấp dẫn và thu hút.
Đó là một công việc tuyệt vời, vì thế rời bỏ nó chẳng khác nào tự sát. Cái tôi thực tế lên tiếng can ngăn tôi: “Mày sẽ chẳng bao giờ kiếm được một cống việc thứ hai như thế - không bao giờ”. Vì vậy, tôi lại tự nhủ: “Thôi đi, người như mình sao có thể bỏ việc chứ!”. Sau đó tôi dẫn bọn trẻ xuống núi, về nhà.
Một mùa xuân tươi đẹp qua đi, nhường chỗ cho mùa hè năng động với những cuộc dạo chơi bên bờ biển, những buổi liên hoan cám trại tưng bừng cho bọn trẻ. Đó là một mùa hè thật dễ thương và khoảng thời gian tuyệt vời đó còn kéo dài sang tận tháng 9. Khi đó, những người New York hay than phiền nhất cũng phải cất tiếng reo mừng chào đón những ngày đẹp trời. Đầu tháng 9, nắng vàng rực rỡ, tưởng như ngày hôm nay bao giờ cũng đẹp hơn ngày hôm qua.
Sáng ngày 11 tháng 9, khi tan lớp học karate, tôi ngoắc cho mình một chiếc taxi. Tôi vẫn còn nhớ, đó là ngày đẹp trời, khí trời mát mẻ, bầu trời trong xanh, những cơn gió nhẹ mát lành khiến không gian càng thêm khoáng đạt, giống như ngày tôi và bọn trẻ ngồi cùng nhau trên đỉnh núi. Tôi nhắm mắt và nhớ lại tiếng gọi thích thú “Mẹ ơi!” của Evan khi thằng bé nhìn thấy những con dê núi lang thang gần đó.
“Một vụ nổ lớn vừa xảy ra tại trung tâm thương mại thế giới.” - Người lái xe nói với tôi khi bật máy phát thanh. Chúng tôi cùng lắng nghe, sững sờ, rồi thảng thốt.
Sáng hôm sau, Evan ngồi chơi trên giường, nó ném từng con rô bốt chồng lên nhau thành một đống lớn. “Con đang làm gì thế?”- Tôi hỏi mà mi mắt như sụp xuống. Đêm qua là một đêm khó khăn với tôi. Tôi đã thức rất muộn để theo dõi kênh truyền hình CNN. Hình ảnh về những tòa nhà bốc cháy ngùn ngụt ám ảnh tâm trí tôi.
“Con đang chơi trò nghĩa địa.” - Thằng bé trả lời. Tôi hôn lên trán nó và bỗng dưng bật khóc. Một trong những người bạn học cùng lớp karate với tôi - Patrick Brown nằm trong Đội chữa cháy 3 đã có mặt tại tòa tháp lúc xảy ra vụ nổ.
Tôi và bọn trẻ cùng nhau cầu nguyện mặc dù chúng tôi không thường xuyên làm thế. Trong mấy tuần liền, chúng tôi đã tháp nến trước bậc thềm nhà cả đêm. Chúng tôi cùng nói về hòa bình và chiến tranh, báo thù và tha thứ, đau buồn và sợ hãi.
Thời gian trôi qua, hy vọng về những người sống sót trong vụ khủng bố cứ tắt dần. Pat cùng một nửa thành viên trong Đội chữa cháy và vô số người khác đã thiệt mạng.
Rồi cuộc sống cũng dần trở lại bình thường sau thảm kịch ngày 11 tháng 9. Nhưng chính thảm họa này đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong suy nghĩ của tôi. Thay vì do dự như hôm trên đỉnh núi, tôi trở nên mạnh mẽ và quyết đoán hơn.
Một ngày nọ, trong cuộc họp ở tòa soạn báo, trong tôi lại vang lên lời trách móc: “Mày đang làm cái quái gì ở đây vậy?”.
Mỗi khi ngồi trên xe buýt tới công sở hay khi cố gắng vỗ về giấc ngủ trong những đêm dài thao thức, trong tôi lại diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Một mặt, tôi muốn “vứt bỏ tất cả”, mặt khác lại tự phản đối: “không thể thế được. Bỏ việc, mày sẽ sống thế nào đây? Mày sẽ đào đâu ra tiền để trang trải các khoản chi phí như lương cho người trông trẻ, tiền nhà, tiền xăng xe và tiền ăn uống nữa?”.
Giọng nói khuyên can lại lên tiếng phản biện một cách ôn tồn: “Không phải mày là một nhà văn đó sao? Trước đây mày đã từng viết văn và mày yêu thích công việc ấy. Hơn thế nữa, khi ngồi viết văn ở nhà, mày cũng sẽ không cần một người trông trẻ nữa”.
“Đây không phải là thời điểm thích hợp. Cho tới khi nghỉ hưu thì người ta vẫn cần làm việc mà. ”
“Dĩ nhiên đây mới là thời điểm thích hợp!”- Giọng nói khuyên can cất lên. “Mày đang lãng phí thời gian đấy, con cái mày sẽ nhanh chóng trưởng thành và chúng sẽ quan tăm tới những việc khác hơn là quan tâm tới mày. Bây giờ mà còn chần chừ thì đến bao giờ mới là thời điểm thích hợp?”
“Nhưng New York rất đắt đỏ. ”
“Vậy hãy bỏ nơi này đi. Hãy chuyển tới Maine. ”
“Vậy còn mẹ, còn căn bệnh Alzheimerngày càng trầm trọng của mẹ thì sao ? Làm sao mày có thể bỏ bà ấy lại đây một mình?”. (Lúc này mẹ tôi đang ở trung tâm chăm sóc sức khỏe New York).
Giọng khuyên can đáp lại buồn bã: “Mẹ rồi sẽ rời bỏ mày, với lại ở Maine cũng có nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe mà!”.
Một ngày vào đầu tháng 12 - ngay trước sinh nhật thứ 41 của tôi - tôi đã thông báo cho bọn trẻ biết về quyết định chuyển đến nơi khác của mình. Tôi gửi đơn xin thôi việc cho sếp rồi gọi điện tới trung tâm môi giới bất động sản.
Giờ đây, tôi dành toàn bộ thời gian để viết văn. Chúng tôi sống yên ấm trong ngôi nhà ở một thị trấn nhỏ ngoại thành, không quá xa Portland, Maine. Trên đường gần nhà tôi có một công viên rất đẹp, những ngọn núi nhỏ bao phủ toàn cỏ xanh, những con gà tây, hươu nai hoang dã, thỉnh thoảng lại xuất hiện thêm những chú nai sừng tấm Bác Mỹ... Tất cả đều rất tuyệt.
Và bất cứ khi nào muốn - tôi, bọn trẻ và chú cún cưng lại có thể cùng nhau leo lên những ngọn núi đó, ngồi trên những mỏm đá tròn nhìn ra thế giới xinh đẹp và cảm tạ Chúa vì đã hiểu thấu lời cầu nguyện của tôi.
- Sarah MaHoney
ánh,� �t �&I pG/ ng Claude 42 tuổi và đã gần đến ngày sinh nhật của anh ấy. Claude cười khi em tôi đọc vanh vách ngày sinh của anh.
- Cô ấy có thể nhớ mọi thứ. - Claude nói và mỉm cười với em gái tôi.
Cả ngày dài, khi chiếc xe buýt của chúng tôi ngang qua xe buýt của Jacob, EStella và Rowiolpho, hết lái xe này đến lái xe khác đều vẫy tay vui vẻ chào Beth. Beth còn nhắc họ về tuyến đi mà họ được nghỉ lại một chút, bảo họ ghi lại những thay đổi theo lịch trình và hướng dẫn họ những bài hát trong tốp mười ca khúc hay nhất.
Ngày nhỏ, Beth rất dễ tủi thân và thường nép mình vào một góc mỗi khi người ta nhìn nó bằng ánh mắt miệt thị như họ vẫn làm. Nhưng giờ đây, con bé không còn buồn vì những điều như thế nữa. Dường như nó thích thú với chiếc ghế ngồi của mình. Tôi nghĩ: Đúng là em gái tôi. Nó thật tự tin và cởi mở. Nó không giống tôi - luôn tự vùi mình vào một đống công việc để rồi tự tước đoạt của mình những phút giây giản dị mà hạnh phúc trong cuộc sống.
Trong khi Beth rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe buýt thì tôi tiết kiệm từng chút thời gian một ngồi trên ô tô, tàu hỏa và máy bay. Tôi luôn bận rộn với những chuyến đi. Tôi đang là phóng viên cho tờ báo buổi sáng Philadelphia Inquirer và đã xuất bản một vài cuốn sách. Tôi đang dạy một số lớp viết văn và đứng ra tổ chức một số sự kiện ở cửa hàng sách. Tôi phải làm việc cả 7 ngày một tuần, từ giây phút tôi bước xuống giường vào lúc 7 giờ sáng đến khi tôi mệt mỏi lết tấm thân về nhà và thả phịch xuống đó vào lúc 1 giờ đêm. Tôi đã trở thành một người vô cùng bận rộn, vồ cùng giỏi giang và vô cùng nổi tiếng.
Bởi vì công việc đã chiếm gần như toàn bộ thời gian của tôi nên tôi chẳng còn dịp gặp gỡ bạn bè. Nhưng có lẽ sự mất mát lớn lao và đau đớn nhất mà tôi phải đánh đổi cho công việc là tình yêu. Vài năm trước, khi Sam - người bạn trai bao năm tháng chia sẻ cùng tôi - cầu hôn, chỉ vì công việc mà tôi đã khước từ. Vì thế, tình yêu ấy phải miễn cưỡng kết thúc trong đau khổ và nước mắt. Sau sự kiện ấy, tôi tiếp tục lao đầu vào công việc để cố xua đuổi cảm giác cô đơn bủa vây mình.
Kể từ lúc ghé thăm Beth, tôi cảm thấy mình bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới những người xung quanh. Tôi chưa một lần tưởng tượng ra rằng em gái tôi lại có nhiều bạn bè là tài xế xe buýt, cũng chưa từng nghĩ rằng những con người này lại tốt bụng đến vậy. Tôi càng không khỏi ngỡ ngàng khi biết tin căn bệnh về mắt của Beth cũng như rất nhiều bài học mà một người làm chị như tôi lâu nay không nhận thấy.
Một hôm, bác sĩ gọi điện cho tôi để thông báo kết quả bệnh tình của Beth: bệnh nấm kê giác mạc. Các góc nhìn của Beth đều trở nên nhòe nhoẹt và không chính xác. Bác sĩ nói rằng Beth cần phải mổ càng sớm càng tốt. Ông ấy còn căn dặn thêm: “Dĩ nhiên, đó là quyết định của cô ấy. Nhưng tôi hy vọng rằng cô có thể giúp”. Đúng là Beth đã mời tôi tới đây du hí cùng con bé trên những chuyến xe buýt nhưng tôi không biết liệu nó có thực sự chấp nhận tôi bằng cả trái tim không. Nó rất kiêu hãnh. Liệu nó có đề tôi giúp nó không?
Tôi nói chuyện với Beth về căn bệnh và giải thích rằng nếu không mổ thì thị lực của nó sẽ ngày càng sụt giảm. Con bé miễn cưỡng đồng ý. Nhưng nó nói sẽ không ngồi buồn bã ở nhà trong thời gian chờ mũi khâu lành vết. Một khi thuốc gây tê đã hết công dụng, nó muốn trở lại xe buýt.
- Chị có một điều ước, - tôi nói. - Chị ước gì mình có được trong tay cuốn sách “Help Anyone Anytime”.
Cuốn sách ấy sẽ cho tôi một lời chỉ dẫn để tôi trở thành một người chị tốt, có thể là niềm an ủi cho Beth. Nó cũng sẽ dạy tôi cách giúp đỡ Beth, xoa dịu niềm kiêu hãnh và bản tính tự lập của nó cũng như cách tìm ra sự khác biệt giữa chăm sóc và kiểm soát. Nhưng lúc ấy, thay vì nói những lời này, tôi lại bảo Beth rằng: “Chị muốn có một cuốn sách giúp chị tìm thấy một đối mắt mới cho em
- Chị thật tốt! - Em tôi nói. - Chị có thể tìm một đôi mắt màu tía không?
Ngày Beth đi mổ ngoại trú, con bé nói vái tôi rằng: “Em rất sợ”. Tôi thực sự ngạc nhiên và xúc động. Beth đang chia sẻ cảm xúc của bản thân, đây là điều mà trước đây chưa từng xảy ra. Tôi trấn an Beth rằng mọi thứ rồi sẽ ổn. Tôi sẽ ở bên nó mọi lúc. Nhưng cuối cùng người ở bên nó thường xuyên nhất hóa ra lại là Jacob - người bạn tài xế của Beth. Khi anh ấy đến để đưa chúng tôi tới bệnh viện, dường như Beth mới cảm thấy thực sự an tâm. Jacob đã ghi lại bài hát “She Loves You” của ban nhạc thếBeatles trong máy phát nhạc của anh ấy. Từ ghế ngồi phía sau xe, Beth luôn miệng ngân nga theo điệu nhạc ấy.
Trong phòng chờ của bệnh viện, chúng tôi cùng nhau xem lại giấy tờ. Beth thừa nhận rằng nó rất lo lắng.
- Chị sẽ ở bên cạnh em. Cứ yên tâm nhé. - Tôi dịu dàng.
- Vậy là em sắp sửa nhìn thấy rõ hết mọi thứ xung quanh. - Jacob cũng vui vẻ đệm thêm.
Beth có vẻ thoải mái hẳn. Con bé bảo tôi cùng vào phòng nghe nó trả lời các câu hỏi kiềm tra, lấy kết quả xét nghiệm máu và lấy áo bệnh nhân. Nó hỏi tôi có ở bên cạnh khi nó thay đồ không. Thế là tôi giúp Beth thay quần áo bệnh viện và mang vào chân đôi dép lê. Rồi chúng tôi tới phòng mổ, nơi Jacob đang đợi bên cạnh chiếc xe đẩy bệnh nhân. “Bộ quần áo này trông buồn cười không. Em thấy không quen với đôi dép này lắm. Beth nói.
Cuối cùng, đã đến lúc Beth phải nằm lên xe đẩy.
- Em phải nằm xuống để còn vào phòng mổ chứ. - Tôi nhẹ nhàng bảo.
- Em sẽ nằm! - Beth nói, nhưng vẫn không nhúc nhích.
- Em nằm xuống luôn đi.
- Em sẽ nằm mà.
Tôi trèo lên chiếc xe bên cạnh Beth rồi nằm xuống, bảo em:
- Hãy làm giống chị đi.
Khi nghe cả Jacob và tôi nhắc nhở, cuối cùng Beth cũng chịu nằm lên chiếc xe.
Ngay sau đó, một y tá đến để tiêm thuốc gây mê. Tôi nói:
- Beth, bây giờ em lật người sang một bên đi nào.
- Nhưng em không muốn.
Jacob và tôi chợt lóe lên một sáng kiến và nhanh chóng hiểu ý nhau mà không cần nói lời nào. Chúng tôi cùng lật người Beth qua một bên. Nó cười giòn tan, dường như rất thích thú trước sự quan tâm của chúng tôi.
Sau khi cô y tá tiêm xong mũi thuốc, chúng tôi xoay người Beth trở lại. Nỗi sợ hãi của Beth đã nhanh chóng kết thúc. Nó cũng kết thúc khi các y tá đẩy chiếc xe vào phòng mổ, khi tôi ngồi lên chiếc ghế đầu bên cạnh Beth trong phòng chờ thuốc mê phát huy tác dụng, khi tôi vuốt ve cánh tay của em gái mình lúc chúng tôi ngồi đợi.
Tôi nhìn vào đôi mắt Beth - đôi mắt đang ánh lên sự ngang bướng và lém lỉnh thường thấy. Tôi còn nhận ra một thứ khác nữa. Em gái tôi đang nhìn tôi với sự tin tưởng tuyệt đối mà trước nay tôi chưa từng nhận thấy.
Đêm hôm ấy, Jacob ở lại với chúng tôi. Ngày hôm sau, lái xe Rowiolpho ghé thăm. Sau đó là Rick với một cốc sữa sô-cô-la đã khuấy, rồi Betty thay mặt các lái xe khác mang hoa đến cho Beth. Trong hai ngày, Beth hoàn toàn tuân theo những lời căn dặn của bác sĩ: Nằm yên dưới túi chườm ướp đá và dùng thuốc mỡ tra mắt.
Rồi thật bất ngờ, Jacob đã mời Beth tới nhà anh ấy. Vì tôi phải về nhà một thời gian nên Jacob và vợ anh ấy là Carol đã đề nghị tiếp tục chăm sóc Beth cho đến khi mắt con bé hồi phục hoàn toàn. Tôi thầm nghĩ: Cuộc sống của em gái mình thật tuyệt.
Một ngày, tôi trầm ngâm hỏi Beth:
- Những lái xe đó, dường như họ quá tốt, như nhân vật trong những câu chuyện cổ tích chứ không phải người thực trong xã hội. Làm sao em có thể tìm thấy nhiều người tốt bụng đến thế?
- Chỉ tình cờ thôi chị à. Em đi xe và em nghĩ rằng họ vẫn luôn ở đó. - Beth trả lời.
Tôi nhìn Beth rồi trăn trở về cuộc sống. Và tôi nhận ra rằng không có gì là “tình cờ” cả. Beth đã tìm thấy những người bạn ở nơi mà người khác không đoái hoài tới. Nó đã tìm ra những người lái xe tốt bụng và nhã nhặn từ vô số người thờ ơ lánh đạm hoặc tỏ thái độ khó chịu thù địch. Tôi cũng nhận ra rằng Beth mời tôi tham gia chuyến xe buýt cùng nó cũng không phải là một sự tình cờ. Beth muốn tôi gặp những người tài xế vì tôi cần điều đó.
Gần cuối chặng hành trình với Beth, trong tôi chợt dấy lên niềm mong mỏi một cuộc sống khác cho chính mình, tôi muốn thay đổi cuộc sống hiện tại. Một vài tháng sau, tôi gọi điện cho Sam. Chúng tôi đã nói chuyện rất lâu, và nỗi sợ hãi trong tôi giờ không còn nữa. Kể từ hôm đó, chúng tôi bắt đầu những tháng ngày tìm hiểu đầy bất ngờ và thú vị để rồi chính thức thuộc về nhau sau lễ cưới vào tháng 5 năm 2001. Khi tôi thông báo cho Beth là tôi sắp cưới, nó đã gửi cho tôi một tấm thiệp rực rỡ, tràn ngập các vì sao và dấu chấm than:
Rachel thân yêu.
Em rất mừng cho chị.
Ký tên: Beth yêu.
Tấm thiệp viết bằng mực màu đỏ tía, trên đó cũng có rất nhiều chữ ký của những người khác là các lái xe bạn của Beth: Len, Jack, Melanie, Henry, Lisa, Jerry và người cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Jacob. Anh ấy đã giúp tôi chăm sóc em gái mình. Trong tấm thiệp, anh ấy viết rằng: “Chúc cô có nhiều hạnh phúc và một hành trình đầy thú vị. Thân mến. Jacob”.
- Rachel Simon
Món quà giá trị nhất mà chúng ta có thể cho người khác là sự lạc quan.
- Stephen Covey
Chưa bao giờ tôi thực sự hiểu cha mình cho tới khi ông 80 tuổi. Tôi yêu mến và kính trọng ông nhưng luôn cảm thấy ông là một người quá khuôn mẫu. Cha tôi, Meyer Kubelsky, là chủ một cửa hàng nhỏ bán đồ lót nam ở Waukegan, Illinơis. Cuộc đời ông dường như chỉ bó hẹp trong cửa tiệm nhỏ bé, căn hộ bên cửa hàng bán thịt và một lối đi nhỏ ở giữa.
Năm tôi 6 tuổi, vào ngày sinh nhật, một sự việc xảy đến khiến tôi nhận thấy còn nhiều điều ẩn chứa ở cha mình. Buổi tối hôm đó, ông đưa cho tôi một hộp quà lớn. Tôi háo hức mở ra xem. Đó là một cây đàn violin. Ông bảo tôi:
- Benny, con nên trở thành một nghệ sĩ violin. Cha sẽ mời một giáo viên tốt nhất và có thể, một ngày không xa con sẽ trở thành một nhạc sĩ vĩ đại.
- Dạ, con cảm ơn cha nhiều lắm! - Tôi nói và thực sự cảm động trước món quà của cha, dù rằng một chiếc xe đạp hay một đôi găng tay đánh bóng chày lúc này vẫn hấp dẫn tôi hơn. Lúc đó, tôi chưa hiểu được nhạc cụ ấy có ý nghĩa thế nào đối với ông.
Tôi bắt đầu học nhạc và sớm phát hiện ra rằng những ngón tay của tôi rất mạnh mẽ và linh hoạt, và rằng tôi rất nhạy bén trước những giai điệu và cường độ. Tuy nhiên, một nhược điềm lớn ở tôi là tôi quá lười.
Mỗi tối, khi vừa về đến nhà, cha lại hỏi tôi rằng:
- Hôm nay Benny Kubelsky - nghệ sĩ violin tập luyện thế nào?
- Tốt cha ạ. - Tôi trả lời.
- Con có luyện tập chăm chỉ không đấy?
- Có thưa cha.
- Con ngoan lắm.
Nhưng rồi, một tối kia, câu trả lời trơn tuột của tôi không qua mắt cha được nữa. Hôm đó, cũng như thường lệ, ông hỏi:
- Con có tập luyện không?
- Chắc chắn là có rồi, thưa cha. - Tôi đáp.
Nhưng thay vì khen tôi ngoan như mọi khi, ông bảo:
- Con chơi cho cha nghe đi.
Tôi chỉ vào một bản nhạc:
- Bài này cha nhé!
Ông nhìn chăm chú vào bản nhạc rồi cười:
- Bài này dễ quá con ạ. Con đã học bài đó cách đây một tháng rồi.
Tôi cãi bướng:
- Con có tập mà.
Cha thở dài rồi ngồi xuống ghế:
- Cha đã nói chuyện với thầy giáo của con, Benny ạ. Thầy giáo nói rằng con có năng khiếu nhưng con luôn gian lận khi học. Lúc nào con cũng chỉ chơi những bài dễ thôi. Con có khả năng trở thành một nhạc sĩ lớn, nhưng con cần tập luyện những bài khó nữa. - Im lặng một lúc, ông nói tiếp. - Không chỉ trong âm nhạc mà trong bất cứ việc gì, luôn có những cái dễ và khó. Để thành công, con cần luyện tập những cái khó. Con phải nhớ lấy điều ấy.
Tôi lí nhí trong miệng: “Vâng thưa cha”.
Năm 16 tuổi, tôi được nhận vào chơi trong dàn nhạc nhỏ để đệm cho những vở hài kịch tại rạp Barrison ở Waukegan. Sau buổi biểu diễn đầu tiên, cha đến sau cánh gà, gương mặt ông lộ rõ vẻ thất vọng:
- Tất cả chỉ có thế thôi sao? Chỉ là thứ âm nhạc giật cục tầm thường để mua vui trên sân khấu thôi sao?
- Vâng ạ. Đó là tất cả.
Ông lắc đầu:
- Cha đã hy vọng ít nhất là được nghe con chơi nhạc của Schumann (1).
- Con xin lỗi thưa cha, nhưng dù thế nào thì đó cũng chỉ là một dàn nhạc nhỏ và con cũng đã tập luyện chăm chỉ mà.
(1) Robert Schumann (1810 -1856): Nhà soạn nhạc và phê bình âm nhạc nổi tiếng của Đức. Ông là một trong những nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh nhất thế kỷ 19.
Gương mặt cha bớt căng thảng hơn một chút. Ông thừa nhận:
- Đúng. Con vẫn tập luyện. Hãy tập luyện những đoạn nhạc khó nữa nhé.
Sau thời gian chơi cho dàn nhạc này, tôi chuyển sang lập dàn nhạc riêng cho mình. Tôi bắt đầu bằng việc lập bộ đôi với Cora Salisbury - một nữ nghệ sĩ piano, sau đó, tôi lấy nghệ danh là Jack Benny Woơi. Một ngày kia, trong một phút bốc đồng, tôi đã nhấc cây violin dưới cằm mình ra và kể một câu chuyện hài. Khán giả đã cười rất vui vẻ. Tiếng cười đó khiến tôi say sưa hạnh phúc, và chính nó đã đặt dấu chấm hết cho chuỗi ngày đeo đuổi con đường âm nhạc của tôi, từ đó tôi không bao giờ còn đặt cây violin vào chỗ của nó như trước, trừ khi tôi dùng nó để khôi hài trên sân khấu.
Đối với tôi, âm nhạc luôn là một lĩnh vực đầy khó khăn thử thách, ngay cả khi tôi không thực sự áp dụng lời khuyên của cha. Lúc ấy, tôi đã biện hộ rằng nếu chỉ bước ra sân khấu và kể một vài câu chuyện cười mà tôi có thể giúp mọi người thư giãn thoải mái thì tôi cũng đủ thấy hạnh phúc rồi. Thê là tôi quyết định trở thành một nghệ sĩ hài.
Nhưng ngay sau đó, tôi nhận ra rằng kể chuyện hài không phải đơn giản. Đôi khi bạn cần bỏ đi điểm thắt nút của câu chuyện nhưng có lúc, bạn cần phải tập trung vào nó. Một khoảng dừng trong lúc kể chuyện có thể tạo nên sự hài hước nhưng cũng có thể bóp chết câu chuyện của bạn. Yếu tố cốt lõi là bạn phải chọn đúng thời điểm. Tóm lại, hài kịch cũng có những kỹ năng cần phải nắm vững như trong âm nhạc. Và nó cũng có nhiều phần khó đòi hỏi sự tập luyện không ngừng. Điểm khác biệt nằm ở chỗ tôi đã tìm ra cho mình một lĩnh vực mà tôi thực sự muốn chuyên sâu.
Một vài năm sau, tôi thường xuyên viết thư về nhà nhưng chưa bao giờ tôi có đủ dùng khí để thừa nhận với cha mẹ rằng tôi không còn chơi nhạc của Schumann trong các nhà hát nữa. Sau đó, có một dịp tôi buộc phải trở lại Waukegan. Tôi đã tới cửa hàng của cha và đưa cho ông hai tấm vé.
- Đây là hai tấm vé mời cha và mẹ tới buổi biểu diễn của con.
Không nhìn vào tôi, cha chỉ lắm bám trong miệng:
- Ôi trời... buổi biểu diễn. Em họ Cliff của con đã đi xem buổi biểu diễn ở Chicago vào tuần trước. Nó nói là con cầm cây đàn violin lên sân khấu nhưng con không chơi.
- À. Bố biết đấy, công việc của con đã thay đổi. Bây giờ, con là nghệ sĩ hài rồi.
Ông suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Vậy sao con còn cầm cây đàn violin.
- Đó là một công cụ. Nó giúp con khơi dậy tiếng cười.
- Cây đàn violin... buồn cười lắm sao? - Ông nhìn tôi ngờ vực, rồi cười buồn. - Cha xin lỗi, Benny, nhưng cha không thể cười nổi.
Những năm sau đó, tôi bắt đầu giành được nhiều thành công trong làng giải trí. Tuy vậy, ký ức về sự thất vọng của cha vẫn luôn đè nặng trong tôi. Bên tai tôi lúc nào cũng văng vẳng câu nói của ông: “Cha không thể cười nổi”. Vì thế, tôi ép bản thân phải cố gắng hơn nữa, phải quyết tâm trở thành một ngôi sao. Với mỗi chương trình, tôi đều tập luyện kỹ lưỡng, chỉnh sửa rồi viết đi viết lại nhiều lần đến nỗi các đạo diễn và diễn viên cũng phải khó chịu và gọi tôi là người cầu toàn. Tôi chăm chút từ lối vào, lối ra, thiết kế âm thanh, thậm chí cả các dòng quảng cáo.
Ngay trước Thế chiến thứ hai, tôi hợp tác cùng Dorothy Lamour cho ra đời một bộ phim có nhan đề Man About Town, và tôi đã yêu cầu háng phim tổ chức công diễn ở Waukegan. Cha từ chối lời mời tới rạp hát nhưng ông không thể tảng lờ cuộc diễu hành lớn trong đó tôi mời ông ngồi giữa nữ diễn viên nổi tiếng Dorothy Lamour và tôi trên chiếc xe tiên phong.
Lúc ấy cha tôi đã 80 tuổi còn mẹ tôi đã mất. Thân hình ông gầy guộc, nhưng mái tóc của ông thì chỉ điểm bạc và đôi mắt thì rất tinh tường. Ông nhanh chóng ngồi xuống ghế rồi chúng tôi khởi hành chạy dọc các con phố giữa tiếng huyên náo chào mừng cổ vũ của mọi người. Tiếp đến chúng tôi tham gia một buổi giao lưu gặp gỡ với người dân rồi cùng nhau dùng bữa tối. Trong bữa ăn, mọi người đều nói tốt về tôi. Cuối cùng, cũng đến lúc để tôi nói một điều gì đó. Tôi đã phải tập luyện rất chăm chỉ cho những giờ phút “tung hứng” trên sân khấu và rất thành công khi đem lại nụ cười vui vẻ cho mọi người. Chốc chốc, tôi lại lén nhìn cha nhưng đôi mắt ông không bao giờ hướng vào tôi. Ông đang nhìn các vị khách một cách chăm chú.
Khi tôi đưa ông về nhà, ông vẫn không đưa ra một lời nhận xét nào cả. Tôi chúc ông ngủ ngon rồi toan đi về thì ông nắm lấy cánh tay tôi.
- Chiến tranh sắp sửa nổ ra rồi. - Giọng ông thều thào.
- Vâng ạ. - Tôi đáp.
- Mỹ sẽ hất cẳng Hitler.
Rồi cha tôi lại im lặng. Bàn tay ông nắm chặt cánh tay tôi khiến tôi cảm thấy thật gần gũi. Ông tiếp tục nói, đôi mắt nhìn xa xăm như đang suy tư về quá khứ.
- Châu Âu luôn chứa đựng nhiều vấn đề bất ổn. Đó là lý do tại sao ta lại cùng mẹ con chuyển tới Mỹ. Chúng ta muốn con cái mình không bao giờ phải trải qua những ngày tháng khó khăn loạn lạc. Dường như ta nợ nước Mỹ một món nợ ân tình và ta luôn đau đáu muốn đáp đền đất nước này. Nhưng, ta chỉ là chủ một cửa tiệm nhỏ, ta chẳng là gì cả. Khi ta trao cho con trai ta cây đàn violin, ta đã nghĩ nếu nó có thể trở thành một nhạc sĩ vĩ đại, nó sẽ sáng tạo ra những nốt nhạc tuyệt vời.
Ông thở dài rồi khẽ nhún đôi vai già yếu xương xẩu.
- Đó là lý do tại sao ta lại buồn đến thế khi con ngừng chơi đàn, Benny ạ. Nhưng bây giờ ta đã hiểu. Con đã tìm ra khả năng của mình trong việc mang tiếng cười đến cho người khác, và sẽ rất tốt nếu người ta có thể cười thật nhiều vào những lúc như thế này.
- Cha thực sự nghĩ như vậy sao? - Tôi hân hoan hỏi cha.
Ông gật đầu:
- Ở quê xưa, chúng ta không bao giờ cười trong những giờ phút khó khăn, và cả trong những thời khắc đất nước thái bình, chúng ta cũng không cười nhiều hơn thế, vì chúng ta vấn bị ám ảnh bởi quãng đời đau khổ trước đó. Nụ cười luôn là món quà kỳ diệu và ta rất vui vì con, Benny Kubelsky, khi con có thể giúp đất nước này cất tiếng cười vang.
Rồi ông dừng lại, mỉm cười:
- Và ta biết rằng con đã tập luyện rất chăm chỉ những phần khó. Đúng không Benny?
- Vâng thưa cha.
- Tốt lắm, con ngoan!
- Jack Benny
Đánh đổi
Cảm giác không bị thúc ép về mặt thời gian về bản chất đã là một hình thức của sự giàu có.
- Bonnie Friedman
Lần đầu tiên tôi có cảm giác muốn rũ bỏ cuộc sống hiện tại là khi ngồi trên đỉnh núi cùng các con. Đó là một ngày nắng nhưng đầy gió và lạnh lẽo. Maggie lúc đó 9 tuổi còn Evan 8 tuổi đang chơi đuổi bắt ở quanh đó, chúng tinh nghịch leo trèo khắp các mỏm đá rồi hồn nhiên cuộn mình lăn dài trên thảm cỏ.
Việc không phải bận tâm đến những bức thư điện tử và các cuộc điện thoại đem lại cho tôi một cảm giác thật yên bình mà nhiều năm rồi tôi không có được. đã lâu lắm tôi mới có dịp gần gũi bọn trẻ đến thế, cảm giác mới thư thái làm sao. Thức ăn cho những ngày đi chơi này đã được tôi chuẩn bị sẵn từ trước.
Bỗng dưng trong đầu tôi thoáng qua giọng nói: “Sarah, mày vẫn muốn đeo đẳng cuộc sống như hiện tại sao? Khi mà mày chỉ có thể tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc bên bọn trẻ như thế này một lần duy nhất trong năm'?”.
Tôi biết đó là suy nghĩ của chính tôi trong phút giây chán chường. Tôi bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm khi phải đối diện với công việc, với một chiếc máy tính xách tay, một chiếc PDA,một chiếc điện thoại di động, hai chiếc điện thoại ở nhà và hai chiếc ở văn phòng, một chiếc xe nhỏ, kế hoạch tiết kiệm cho thời gian nghỉ hưu, kế hoạch tiết kiệm cho thời gian học đại học của bọn trẻ, rồi mỗi ngày mất một giờ đồng hồ để đi tới công sở.
Tôi nhanh chóng trấn tĩnh bản thân. Rời bỏ công việc biên tập cho một tờ tạp chí lớn là một việc làm không thể tưởng tượng nổi. Công việc của tôi đang tiến triển rất tốt, mỗi tháng tôi lại cho ra đời một ấn phẩm - viết tiêu đề và lời tóm tắt, xem xét các bản thảo, cố gắng biến những thông tin cũ kỹ trở nên hấp dẫn và thu hút.
Đó là một công việc tuyệt vời, vì thế rời bỏ nó chẳng khác nào tự sát. Cái tôi thực tế lên tiếng can ngăn tôi: “Mày sẽ chẳng bao giờ kiếm được một cống việc thứ hai như thế - không bao giờ”. Vì vậy, tôi lại tự nhủ: “Thôi đi, người như mình sao có thể bỏ việc chứ!”. Sau đó tôi dẫn bọn trẻ xuống núi, về nhà.
Một mùa xuân tươi đẹp qua đi, nhường chỗ cho mùa hè năng động với những cuộc dạo chơi bên bờ biển, những buổi liên hoan cám trại tưng bừng cho bọn trẻ. Đó là một mùa hè thật dễ thương và khoảng thời gian tuyệt vời đó còn kéo dài sang tận tháng 9. Khi đó, những người New York hay than phiền nhất cũng phải cất tiếng reo mừng chào đón những ngày đẹp trời. Đầu tháng 9, nắng vàng rực rỡ, tưởng như ngày hôm nay bao giờ cũng đẹp hơn ngày hôm qua.
Sáng ngày 11 tháng 9, khi tan lớp học karate, tôi ngoắc cho mình một chiếc taxi. Tôi vẫn còn nhớ, đó là ngày đẹp trời, khí trời mát mẻ, bầu trời trong xanh, những cơn gió nhẹ mát lành khiến không gian càng thêm khoáng đạt, giống như ngày tôi và bọn trẻ ngồi cùng nhau trên đỉnh núi. Tôi nhắm mắt và nhớ lại tiếng gọi thích thú “Mẹ ơi!” của Evan khi thằng bé nhìn thấy những con dê núi lang thang gần đó.
“Một vụ nổ lớn vừa xảy ra tại trung tâm thương mại thế giới.” - Người lái xe nói với tôi khi bật máy phát thanh. Chúng tôi cùng lắng nghe, sững sờ, rồi thảng thốt.
Sáng hôm sau, Evan ngồi chơi trên giường, nó ném từng con rô bốt chồng lên nhau thành một đống lớn. “Con đang làm gì thế?”- Tôi hỏi mà mi mắt như sụp xuống. Đêm qua là một đêm khó khăn với tôi. Tôi đã thức rất muộn để theo dõi kênh truyền hình CNN. Hình ảnh về những tòa nhà bốc cháy ngùn ngụt ám ảnh tâm trí tôi.
“Con đang chơi trò nghĩa địa.” - Thằng bé trả lời. Tôi hôn lên trán nó và bỗng dưng bật khóc. Một trong những người bạn học cùng lớp karate với tôi - Patrick Brown nằm trong Đội chữa cháy 3 đã có mặt tại tòa tháp lúc xảy ra vụ nổ.
Tôi và bọn trẻ cùng nhau cầu nguyện mặc dù chúng tôi không thường xuyên làm thế. Trong mấy tuần liền, chúng tôi đã tháp nến trước bậc thềm nhà cả đêm. Chúng tôi cùng nói về hòa bình và chiến tranh, báo thù và tha thứ, đau buồn và sợ hãi.
Thời gian trôi qua, hy vọng về những người sống sót trong vụ khủng bố cứ tắt dần. Pat cùng một nửa thành viên trong Đội chữa cháy và vô số người khác đã thiệt mạng.
Rồi cuộc sống cũng dần trở lại bình thường sau thảm kịch ngày 11 tháng 9. Nhưng chính thảm họa này đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong suy nghĩ của tôi. Thay vì do dự như hôm trên đỉnh núi, tôi trở nên mạnh mẽ và quyết đoán hơn.
Một ngày nọ, trong cuộc họp ở tòa soạn báo, trong tôi lại vang lên lời trách móc: “Mày đang làm cái quái gì ở đây vậy?”.
Mỗi khi ngồi trên xe buýt tới công sở hay khi cố gắng vỗ về giấc ngủ trong những đêm dài thao thức, trong tôi lại diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Một mặt, tôi muốn “vứt bỏ tất cả”, mặt khác lại tự phản đối: “không thể thế được. Bỏ việc, mày sẽ sống thế nào đây? Mày sẽ đào đâu ra tiền để trang trải các khoản chi phí như lương cho người trông trẻ, tiền nhà, tiền xăng xe và tiền ăn uống nữa?”.
Giọng nói khuyên can lại lên tiếng phản biện một cách ôn tồn: “Không phải mày là một nhà văn đó sao? Trước đây mày đã từng viết văn và mày yêu thích công việc ấy. Hơn thế nữa, khi ngồi viết văn ở nhà, mày cũng sẽ không cần một người trông trẻ nữa”.
“Đây không phải là thời điểm thích hợp. Cho tới khi nghỉ hưu thì người ta vẫn cần làm việc mà. ”
“Dĩ nhiên đây mới là thời điểm thích hợp!”- Giọng nói khuyên can cất lên. “Mày đang lãng phí thời gian đấy, con cái mày sẽ nhanh chóng trưởng thành và chúng sẽ quan tăm tới những việc khác hơn là quan tâm tới mày. Bây giờ mà còn chần chừ thì đến bao giờ mới là thời điểm thích hợp?”
“Nhưng New York rất đắt đỏ. ”
“Vậy hãy bỏ nơi này đi. Hãy chuyển tới Maine. ”
“Vậy còn mẹ, còn căn bệnh Alzheimerngày càng trầm trọng của mẹ thì sao ? Làm sao mày có thể bỏ bà ấy lại đây một mình?”. (Lúc này mẹ tôi đang ở trung tâm chăm sóc sức khỏe New York).
Giọng khuyên can đáp lại buồn bã: “Mẹ rồi sẽ rời bỏ mày, với lại ở Maine cũng có nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe mà!”.
Một ngày vào đầu tháng 12 - ngay trước sinh nhật thứ 41 của tôi - tôi đã thông báo cho bọn trẻ biết về quyết định chuyển đến nơi khác của mình. Tôi gửi đơn xin thôi việc cho sếp rồi gọi điện tới trung tâm môi giới bất động sản.
Giờ đây, tôi dành toàn bộ thời gian để viết văn. Chúng tôi sống yên ấm trong ngôi nhà ở một thị trấn nhỏ ngoại thành, không quá xa Portland, Maine. Trên đường gần nhà tôi có một công viên rất đẹp, những ngọn núi nhỏ bao phủ toàn cỏ xanh, những con gà tây, hươu nai hoang dã, thỉnh thoảng lại xuất hiện thêm những chú nai sừng tấm Bác Mỹ... Tất cả đều rất tuyệt.
Và bất cứ khi nào muốn - tôi, bọn trẻ và chú cún cưng lại có thể cùng nhau leo lên những ngọn núi đó, ngồi trên những mỏm đá tròn nhìn ra thế giới xinh đẹp và cảm tạ Chúa vì đã hiểu thấu lời cầu nguyện của tôi.
- Sarah MaHoney
ánh,� �t �&I pG/ ng Claude 42 tuổi và đã gần đến ngày sinh nhật của anh ấy. Claude cười khi em tôi đọc vanh vách ngày sinh của anh.
- Cô ấy có thể nhớ mọi thứ. - Claude nói và mỉm cười với em gái tôi.
Cả ngày dài, khi chiếc xe buýt của chúng tôi ngang qua xe buýt của Jacob, EStella và Rowiolpho, hết lái xe này đến lái xe khác đều vẫy tay vui vẻ chào Beth. Beth còn nhắc họ về tuyến đi mà họ được nghỉ lại một chút, bảo họ ghi lại những thay đổi theo lịch trình và hướng dẫn họ những bài hát trong tốp mười ca khúc hay nhất.
Ngày nhỏ, Beth rất dễ tủi thân và thường nép mình vào một góc mỗi khi người ta nhìn nó bằng ánh mắt miệt thị như họ vẫn làm. Nhưng giờ đây, con bé không còn buồn vì những điều như thế nữa. Dường như nó thích thú với chiếc ghế ngồi của mình. Tôi nghĩ: Đúng là em gái tôi. Nó thật tự tin và cởi mở. Nó không giống tôi - luôn tự vùi mình vào một đống công việc để rồi tự tước đoạt của mình những phút giây giản dị mà hạnh phúc trong cuộc sống.
Trong khi Beth rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe buýt thì tôi tiết kiệm từng chút thời gian một ngồi trên ô tô, tàu hỏa và máy bay. Tôi luôn bận rộn với những chuyến đi. Tôi đang là phóng viên cho tờ báo buổi sáng Philadelphia Inquirer và đã xuất bản một vài cuốn sách. Tôi đang dạy một số lớp viết văn và đứng ra tổ chức một số sự kiện ở cửa hàng sách. Tôi phải làm việc cả 7 ngày một tuần, từ giây phút tôi bước xuống giường vào lúc 7 giờ sáng đến khi tôi mệt mỏi lết tấm thân về nhà và thả phịch xuống đó vào lúc 1 giờ đêm. Tôi đã trở thành một người vô cùng bận rộn, vồ cùng giỏi giang và vô cùng nổi tiếng.
Bởi vì công việc đã chiếm gần như toàn bộ thời gian của tôi nên tôi chẳng còn dịp gặp gỡ bạn bè. Nhưng có lẽ sự mất mát lớn lao và đau đớn nhất mà tôi phải đánh đổi cho công việc là tình yêu. Vài năm trước, khi Sam - người bạn trai bao năm tháng chia sẻ cùng tôi - cầu hôn, chỉ vì công việc mà tôi đã khước từ. Vì thế, tình yêu ấy phải miễn cưỡng kết thúc trong đau khổ và nước mắt. Sau sự kiện ấy, tôi tiếp tục lao đầu vào công việc để cố xua đuổi cảm giác cô đơn bủa vây mình.
Kể từ lúc ghé thăm Beth, tôi cảm thấy mình bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới những người xung quanh. Tôi chưa một lần tưởng tượng ra rằng em gái tôi lại có nhiều bạn bè là tài xế xe buýt, cũng chưa từng nghĩ rằng những con người này lại tốt bụng đến vậy. Tôi càng không khỏi ngỡ ngàng khi biết tin căn bệnh về mắt của Beth cũng như rất nhiều bài học mà một người làm chị như tôi lâu nay không nhận thấy.
Một hôm, bác sĩ gọi điện cho tôi để thông báo kết quả bệnh tình của Beth: bệnh nấm kê giác mạc. Các góc nhìn của Beth đều trở nên nhòe nhoẹt và không chính xác. Bác sĩ nói rằng Beth cần phải mổ càng sớm càng tốt. Ông ấy còn căn dặn thêm: “Dĩ nhiên, đó là quyết định của cô ấy. Nhưng tôi hy vọng rằng cô có thể giúp”. Đúng là Beth đã mời tôi tới đây du hí cùng con bé trên những chuyến xe buýt nhưng tôi không biết liệu nó có thực sự chấp nhận tôi bằng cả trái tim không. Nó rất kiêu hãnh. Liệu nó có đề tôi giúp nó không?
Tôi nói chuyện với Beth về căn bệnh và giải thích rằng nếu không mổ thì thị lực của nó sẽ ngày càng sụt giảm. Con bé miễn cưỡng đồng ý. Nhưng nó nói sẽ không ngồi buồn bã ở nhà trong thời gian chờ mũi khâu lành vết. Một khi thuốc gây tê đã hết công dụng, nó muốn trở lại xe buýt.
- Chị có một điều ước, - tôi nói. - Chị ước gì mình có được trong tay cuốn sách “Help Anyone Anytime”.
Cuốn sách ấy sẽ cho tôi một lời chỉ dẫn để tôi trở thành một người chị tốt, có thể là niềm an ủi cho Beth. Nó cũng sẽ dạy tôi cách giúp đỡ Beth, xoa dịu niềm kiêu hãnh và bản tính tự lập của nó cũng như cách tìm ra sự khác biệt giữa chăm sóc và kiểm soát. Nhưng lúc ấy, thay vì nói những lời này, tôi lại bảo Beth rằng: “Chị muốn có một cuốn sách giúp chị tìm thấy một đối mắt mới cho em
- Chị thật tốt! - Em tôi nói. - Chị có thể tìm một đôi mắt màu tía không?
Ngày Beth đi mổ ngoại trú, con bé nói vái tôi rằng: “Em rất sợ”. Tôi thực sự ngạc nhiên và xúc động. Beth đang chia sẻ cảm xúc của bản thân, đây là điều mà trước đây chưa từng xảy ra. Tôi trấn an Beth rằng mọi thứ rồi sẽ ổn. Tôi sẽ ở bên nó mọi lúc. Nhưng cuối cùng người ở bên nó thường xuyên nhất hóa ra lại là Jacob - người bạn tài xế của Beth. Khi anh ấy đến để đưa chúng tôi tới bệnh viện, dường như Beth mới cảm thấy thực sự an tâm. Jacob đã ghi lại bài hát “She Loves You” của ban nhạc thếBeatles trong máy phát nhạc của anh ấy. Từ ghế ngồi phía sau xe, Beth luôn miệng ngân nga theo điệu nhạc ấy.
Trong phòng chờ của bệnh viện, chúng tôi cùng nhau xem lại giấy tờ. Beth thừa nhận rằng nó rất lo lắng.
- Chị sẽ ở bên cạnh em. Cứ yên tâm nhé. - Tôi dịu dàng.
- Vậy là em sắp sửa nhìn thấy rõ hết mọi thứ xung quanh. - Jacob cũng vui vẻ đệm thêm.
Beth có vẻ thoải mái hẳn. Con bé bảo tôi cùng vào phòng nghe nó trả lời các câu hỏi kiềm tra, lấy kết quả xét nghiệm máu và lấy áo bệnh nhân. Nó hỏi tôi có ở bên cạnh khi nó thay đồ không. Thế là tôi giúp Beth thay quần áo bệnh viện và mang vào chân đôi dép lê. Rồi chúng tôi tới phòng mổ, nơi Jacob đang đợi bên cạnh chiếc xe đẩy bệnh nhân. “Bộ quần áo này trông buồn cười không. Em thấy không quen với đôi dép này lắm. Beth nói.
Cuối cùng, đã đến lúc Beth phải nằm lên xe đẩy.
- Em phải nằm xuống để còn vào phòng mổ chứ. - Tôi nhẹ nhàng bảo.
- Em sẽ nằm! - Beth nói, nhưng vẫn không nhúc nhích.
- Em nằm xuống luôn đi.
- Em sẽ nằm mà.
Tôi trèo lên chiếc xe bên cạnh Beth rồi nằm xuống, bảo em:
- Hãy làm giống chị đi.
Khi nghe cả Jacob và tôi nhắc nhở, cuối cùng Beth cũng chịu nằm lên chiếc xe.
Ngay sau đó, một y tá đến để tiêm thuốc gây mê. Tôi nói:
- Beth, bây giờ em lật người sang một bên đi nào.
- Nhưng em không muốn.
Jacob và tôi chợt lóe lên một sáng kiến và nhanh chóng hiểu ý nhau mà không cần nói lời nào. Chúng tôi cùng lật người Beth qua một bên. Nó cười giòn tan, dường như rất thích thú trước sự quan tâm của chúng tôi.
Sau khi cô y tá tiêm xong mũi thuốc, chúng tôi xoay người Beth trở lại. Nỗi sợ hãi của Beth đã nhanh chóng kết thúc. Nó cũng kết thúc khi các y tá đẩy chiếc xe vào phòng mổ, khi tôi ngồi lên chiếc ghế đầu bên cạnh Beth trong phòng chờ thuốc mê phát huy tác dụng, khi tôi vuốt ve cánh tay của em gái mình lúc chúng tôi ngồi đợi.
Tôi nhìn vào đôi mắt Beth - đôi mắt đang ánh lên sự ngang bướng và lém lỉnh thường thấy. Tôi còn nhận ra một thứ khác nữa. Em gái tôi đang nhìn tôi với sự tin tưởng tuyệt đối mà trước nay tôi chưa từng nhận thấy.
Đêm hôm ấy, Jacob ở lại với chúng tôi. Ngày hôm sau, lái xe Rowiolpho ghé thăm. Sau đó là Rick với một cốc sữa sô-cô-la đã khuấy, rồi Betty thay mặt các lái xe khác mang hoa đến cho Beth. Trong hai ngày, Beth hoàn toàn tuân theo những lời căn dặn của bác sĩ: Nằm yên dưới túi chườm ướp đá và dùng thuốc mỡ tra mắt.
Rồi thật bất ngờ, Jacob đã mời Beth tới nhà anh ấy. Vì tôi phải về nhà một thời gian nên Jacob và vợ anh ấy là Carol đã đề nghị tiếp tục chăm sóc Beth cho đến khi mắt con bé hồi phục hoàn toàn. Tôi thầm nghĩ: Cuộc sống của em gái mình thật tuyệt.
Một ngày, tôi trầm ngâm hỏi Beth:
- Những lái xe đó, dường như họ quá tốt, như nhân vật trong những câu chuyện cổ tích chứ không phải người thực trong xã hội. Làm sao em có thể tìm thấy nhiều người tốt bụng đến thế?
- Chỉ tình cờ thôi chị à. Em đi xe và em nghĩ rằng họ vẫn luôn ở đó. - Beth trả lời.
Tôi nhìn Beth rồi trăn trở về cuộc sống. Và tôi nhận ra rằng không có gì là “tình cờ” cả. Beth đã tìm thấy những người bạn ở nơi mà người khác không đoái hoài tới. Nó đã tìm ra những người lái xe tốt bụng và nhã nhặn từ vô số người thờ ơ lánh đạm hoặc tỏ thái độ khó chịu thù địch. Tôi cũng nhận ra rằng Beth mời tôi tham gia chuyến xe buýt cùng nó cũng không phải là một sự tình cờ. Beth muốn tôi gặp những người tài xế vì tôi cần điều đó.
Gần cuối chặng hành trình với Beth, trong tôi chợt dấy lên niềm mong mỏi một cuộc sống khác cho chính mình, tôi muốn thay đổi cuộc sống hiện tại. Một vài tháng sau, tôi gọi điện cho Sam. Chúng tôi đã nói chuyện rất lâu, và nỗi sợ hãi trong tôi giờ không còn nữa. Kể từ hôm đó, chúng tôi bắt đầu những tháng ngày tìm hiểu đầy bất ngờ và thú vị để rồi chính thức thuộc về nhau sau lễ cưới vào tháng 5 năm 2001. Khi tôi thông báo cho Beth là tôi sắp cưới, nó đã gửi cho tôi một tấm thiệp rực rỡ, tràn ngập các vì sao và dấu chấm than:
Rachel thân yêu.
Em rất mừng cho chị.
Ký tên: Beth yêu.
Tấm thiệp viết bằng mực màu đỏ tía, trên đó cũng có rất nhiều chữ ký của những người khác là các lái xe bạn của Beth: Len, Jack, Melanie, Henry, Lisa, Jerry và người cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Jacob. Anh ấy đã giúp tôi chăm sóc em gái mình. Trong tấm thiệp, anh ấy viết rằng: “Chúc cô có nhiều hạnh phúc và một hành trình đầy thú vị. Thân mến. Jacob”.
- Rachel Simon
Bình luận facebook