• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

New [Tuyết Bạc Đầu] Chàng thiếu niên có hôn ước với ta tử trận ngoài sa trường rồi (8 Viewers)

  • Chương 9

|
1f343.png
CHƯƠNG 9|
9.
Ta thành thân với A Chước được 3 tháng, trên triều nổi nhiều cơn sóng gió. May mà phủ nhà vẫn an yên. Mấy lần nhạc phụ đến tìm ta, lần nào người cũng dặn dò con phải cẩn thận, bây giờ thời thế biến động, đừng để bị kẻ khác nắm thóp.
Nhạc phụ là quan văn nhưng vẫn luôn giữ mối quan hệ hòa hảo với cha ta - một võ tướng. Kiếp trước ta ở bên A Chước cám cảnh người mất trong sự hối hận. Không biết người có từng trách cha con ta không.
Nếu người không yếu lòng nhận lời cha ta tác thành cho ta và A Chước, nếu người không yếu lòng khuyên A Chước để ta ra trận, nếu người kiên quyết đến phút cuối thì có lẽ A Chước đã không đặt chân vào phủ tướng quân.
Có lẽ không phải người yếu lòng, mà là vì niệm tình xưa nghĩa cũ, hơn nữa cũng vì lo cho thê, tử của bằng hữu xưa.
Nhưng nhạc phụ không biết thực ra chính ta và Từ vương là kẻ giật dây gây ra những biến động ấy. Bởi lẽ ta đã nhận thức sâu sắc, mình nắm quyền chủ động mới có thể yên tâm, trông đợi vào người khác rất khó vì lòng người rối ren.
Như kẻ kiếp trước đâm ta, ngay khi trùng sinh ta đã xử lý y. Ta cho người điều tra hành tung của y, không có gì bất thường. Ta cũng chẳng biết từ lúc nào y bắt đầu phản bội ta, có lẽ lúc này y vẫn trung thành với ta.
Song, ta sẽ không mềm lòng giữ mầm họa ngay bên mình. Vì vậy, ta bèn bày bẫy trừ khử y, sau đó phái người chăm sóc người nhà y. Ít nhất như vậy còn tốt hơn kiếp trước. Kiếp trước cả nhà y đều phải chết vì y.
10.
Không biết sao dạo này A Chước lại thích thêu thùa. Mặc dù nàng giỏi giang tháo vát, nhưng có sở trường cũng ắt có sở đoản, ai chẳng vậy! Như ta đây, ta tự nhận thấy mình cũng nhanh trí, nhưng mà sinh con thì ta chịu. Còn với A Chước, sở đoản của nàng là thêu thùa.
Song, dù nàng trông đợi đến mấy, ta cũng bó tay không nhìn ra nàng thêu cái gì. Ban đầu ta còn đáp một cách thật thà, ai dè đôi uyên ương ta lại tưởng là con vịt, phượng hoàng tưởng là gà bị rụng lông.
Mấy lần như thế, ta cảm thấy khó mà giữ được hòa khí gia đình. Ta thấy hình như mình đã hiểu cảm giác hồi trước của A Thanh, cảm giác ấy khá là khó chịu.
Ta hỏi nha đầu bên cạnh nàng mới biết tháng trước nàng đến gặp Từ vương phi, không biết chuyện trò thế nào mà lại nhắc đến việc may y phục cho con cái, A Chước nghe vậy rất hào hứng.
Con với chả cái còn chưa thấy mống nào, chẳng hiểu A Chước hào hứng thế làm gì.
Có những chuyện không nên thẳng thắn quá mà nên…nhờ mẫu thân giúp. Dù gì nữ nhân với nhau sẽ hiểu nhau hơn. Song, mẫu thân đã không buồn giúp, còn nói ta: "Đúng là cha nào con nấy, không dỗ nổi cả thê tử, chẳng được nước non gì!"
"Không đâu, khoản này thì con không như cha đâu!"
Cha ta mới đúng là không được nước non gì, còn ta thì khác. A Chước là nàng dâu do ta chọn, do ta nghĩ cách xin cưới, ai như cha ta. Rõ ràng phụ thân rất thích mẫu thân nhưng chẳng hó hé được câu gì. Nếu không phải năm đó chuyện đính hôn của mẫu thân xảy ra vấn đề thì làm gì đến lượt phụ thân ta.
Mẫu thân không nghĩ cách giúp ta vậy ta chỉ còn cách đẩy mầm họa cho người khác, tức là cho A Chước đối đầu với mẫu thân.
Tối ấy, khi A Chước đang thêu hầu bao [1], ta vô tình nhắc đến mẫu thân, còn đề cập thêm là con cái phải biết hiếu thuận với phụ mẫu. Quả nhiên A Chước mắc câu, nàng nói với ta: "Vậy để thiếp thêu khăn cho mẫu thân nhé! Nhưng mà thiếp thêu không khéo, e là mẫu thân không thích."
[1] Hầu bao: túi nhỏ đựng tiền đeo ở thắt lưng.
"Không đâu, tay nghề của A Chước là nhất!"
"Nhưng mà lần trước thấy đôi uyên ương thiếp thêu, chàng có nói thế đâu."
"Đấy là chuyện của ngày trước rồi. Hơn nữa, mẫu thân khác ta. Ta có thích thứ gì mấy thứ thêu thùa đan lát đâu, nên nhìn nhầm cũng phải."
"Cũng đúng! Nhưng mà A Yến à, chàng vẫn phải để tâm hơn mới được. May mà thiếp biết nhẫn nhịn nếu không chàng đã bị đánh từ lâu rồi.”
11.
Quả nhiên, mấy ngày sau đó A Chước tập trung thêu khăn cho mẫu thân. Nàng ấy nghiêm túc quá làm ta thấy hơi chột dạ. Dẫu sao, nghiêm túc cũng không làm cho nàng thêu đẹp hơn.
Nhưng mà các cụ đã đúc kết rồi, của ít lòng nhiều, của một đồng công một nén, mẫu thân thương A Chước vất vả chắc chắn sẽ không nói gì.
Hiện thực chứng minh ta chỉ đoán đúng một nửa. Đúng là mẫu thân có khen A Chước. Nhưng ngoài ra, mẫu thân còn cho mấy người làm phụ trách bổ củi nghỉ hẳn 3 ngày, để ta thay chỗ họ, nói ngon ngọt là giúp ta rèn luyện sức khỏe.
Nói chung mẫu thân vẫn niệm tình, không vạch trần ta trước mặt A Chước, coi như giữ lại cho ta tí thể diện.
Ừ, trong họa có phúc trong phúc có họa mà. Từ khi biết ta "thích" bổ củi, A Chước dần từ bỏ sở thích thêu thùa để mua thêm việc cho ta.
Thế là ta lại được việc đến nhà nhạc phụ bổ củi thêm mấy ngày nữa. Mặc dù hơi ngại song vẫn chấp nhận được, chỉ cần ta bám víu “cái sở thích” này là được.
Nhưng mà bị Từ vương cười vào mặt! Hồi nhỏ ta làm thư đồng của Từ vương, nên bình thường cả hai đối xử với nhau khá thoải mái, có lúc không phân biệt địa vị. Có nghĩa là, ta không ngại đánh y đâu, ta không nhắm vào mấy chỗ dễ lộ, nhưng cũng đủ khiến y nằm bệt dưới đất kêu gào.
Ta biết, đúng là ta đã hơi quá đà. Ban đầu cũng chỉ định đùa giỡn thôi, nhưng một lát lại thành thật. Bởi vì ta chợt nhớ đến những chuyện kiếp trước. Kiếp trước A Chước cầu xin y tha cho Vệ gia, mặc dù cuối cùng y vẫn đáp ứng, nhưng sao không nhẹ nhàng hơn, không giữ thể diện cho A Chước.
Rõ ràng, y biết tại sao năm ấy ta lại bất chấp tất cả xung phong ra trận. Rõ ràng y đã hứa với ta, nếu như ta không thể trở về, y sẽ thay ta chăm sóc A Chước.
Ta giận y, trách y từ lâu rồi, nhưng vẫn biết giữ chừng mực, còn hôm nay ta nhân cơ hội trút ra hết luôn.
"Thời hòa, sao mà ngươi tàn nhẫn thế!"
"Do ngài yếu quá thôi!"
Ngài vẫn không chịu đứng lên: "Bổn vương đâu định làm đại tướng quân, có “rèn luyện sức khỏe” đâu mà đánh đấm được như ngươi?"
Ta đá ngài: "Nhanh đứng lên đi!"
"Không, ngươi phải xin lỗi bổn vương mới được."
"Tại ngài cười nhạo ta trước mà." Ta thử giảng hòa với ngài.
"Ta là vương gia, ta thích cười thì cười chứ sao."
"Ngài không dậy là ta đi luôn đấy!"
"Thôi thôi thôi, không đọ lại ngươi!" Ngài bò dậy, phủi y phục, lấy lại thần thái của một quý công tử, ngồi xuống: "Việc ấy thế nào?"
"Yên tâm, ta đã sắp xếp ổn thỏa."
"Ngươi lo liệu thì ta yên tâm."
12.
Từ vương phi hạ sinh rồi, được một bé trai, Từ vương cười ngoác cả mồm. Đi thăm đứa bé về, hình như A Chước vướng bận điều gì, nàng hỏi ta: "Có lẽ chúng ta cũng nên sinh con đi chứ?"
"Chẳng vội đâu." A Chước vẫn còn nhỏ, để nàng lớn thêm mấy năm nữa cũng chưa muộn.
"Nhưng mà chúng ta thành thân sắp được một năm rồi đấy."
"Nàng muốn lắm sao?" Ta cười trêu nàng.
Nàng lườm ta, song cũng không có vẻ ngại, chỉ là nàng nói nhỏ hơn: "Thiếp thân sợ là đến lúc đó mọi người đều nghĩ phu quân không làm được chuyện ấy."
Nhìn ánh mắt gian gian của nàng ấy, ta lấy tay che mắt nàng lại, thì thầm vào tai nàng.
Thực ra, ta không đặt nặng vấn đề con cái. Trước đây ta cũng khá mong đợi, hi vọng sau khi thành thân với A Chước, hai ta sẽ có mấy đứa con, chăm chúng nó lớn rồi nhìn nó thành gia lập thất. Còn ta và nàng cùng nhau già đi, cùng nhau hưởng thú vui tuổi già.
Nhưng sau này, phải chứng kiến A Chước cả đời người cô quạnh, tâm nhiệm duy nhất của ta là có thể bầu bạn với nàng, còn con cái chỉ là thứ yếu.
Dù gì, còn có Vệ Thanh, đệ đệ cũng nên phát huy công dụng chứ.
Song không phải là ta không muốn có con, chỉ là mọi chuyện cứ thuận theo tự nhiên!
__________________________________
CẢNH BÁO: KHÔNG BUÔNG LỜI CAY ĐẮNG CHỈ NHẬN KẸO.
Nguồn ảnh: 小红书ID: 9567640693
Diên vĩ
1672595736234.png
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom