Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 32: Mang vạ do tìm kho báu
Chương 32: Mang vạ do tìm kho báu
Trong mơ, tôi nhớ về một buổi chiều đầu thu, trong một phòng họp trên khu nhà gác của công an Giang Kinh, đội trưởng đội cảnh sát hình sự Ba Du Sinh – người thầy tôi hằng kính trọng – nghiêm sắc mặt bảo tôi: cô biết những gì thì nói cả ra, có sao nói vậy; họ chỉ điều tra, hỏi chứ không phải là thẩm vấn, cô không phải nghi phạm.
Hai nam giới bước vào, không mặc sắc phục công an, họ mặc âu phục màu đen, chất vải khá tốt, một người tuổi ngoài 40, người kia chừng 27-28, tươi cười nhưng nghiêm túc. Họ tự giới thiệu, một anh là trưởng phòng Vương, anh kia họ Cao, cùng từ Bắc Kinh đến, làm việc ở một đơn vị đặc biệt chuyên phòng chống trộm cắp và buôn lậu cổ vật.
Tôi lập tức hiểu ra họ gặp tôi vì mục đích gì.
Hồi mùa hè tôi bị cuốn vào một vụ án lớn, toàn bộ vụ án có liên quan đến một truyền thuyết xa xưa ở Giang Kinh. Truyền thuyết nói rằng ở đáy hồ Chiêu Dương cất giấu một kho báu khổng lồ của Tể tướng Bá Nhan thời Nguyên. Bản đồ nơi giấu của vẽ trên hai mảnh da thuộc, tôi đã dùng cách đặc biệt chồng khít hai tấm bản đồ lên, nhận ra tuyến đường đi tìm kho báu. Để có thể dụ bọn tội phạm đang thèm giỏ dãi ló mặt ra, nhằm tháo gỡ một loạt vụ án cũ có thể liên quan đến việc tìm kiếm kho báu, tôi và vài cao thủ bơi lặn tập hợp thành "Tổ săn kho báu", danh nghĩa là lặn tìm kho báu nhưng thực chất là nhằm dụ rắn ra khỏi hang. Thực ra tôi không tin câu chuyện đồn đại về hang giấu của hư cấu hão huyền, bịa đặt như thế, cho nên tôi chuẩn bị sẵn một vài cái túi bên trong đựng đá nặng chịch, với ý định những cái túi "Của cải phi nghĩa" ấy sẽ hút bọn tội phạm ra tay với chúng tôi. Nào có ai ngờ, chúng tôi lại vô tình tìm ra báu vật thật! Vì giữ an toàn, vì muốn chắc ăn, tôi đã thuyết phục các bạn trong "Tổ săn kho báu" không vội lấy báu vật làm gì, cứ tay không bơi trở về đã; chúng tôi chỉ mang theo những cái túi đen đựng đá. Bọn tội phạm quả nhiên xuất hiện, "Cướp của" chứ không bắt người đưa đi tra khảo để tìm nơi giấu của. Vì trước đó tôi đã "Móc nối" với công an Giang Kinh, nên họ mai phục và tóm gọn cả lũ tội phạm kia.
Sau khi câu chuyện lắng xuống, thợ lặn của công an cùng tôi lặn xuống cái hang giấu của thì mới phát hiện ra kho báu đã không cánh mà bay!
Chỉ còn cách dùng câu cổ ngữ "Bọ ngựa rình bắt con ve. Nào ngờ chim sẻ kè kè sau lưng" mà giải thích vậy!
Tôi nghĩ đến một điều: có người trong tổ săn châu báu đã "Biến chất", muốn ăn mảnh, nên đã tổ chức một tổ lặn khác bám theo chúng tôi, sau khi chúng tôi phát hiện ra kho báu rồi ra về tay không, "Chim sẻ" là chúng sẽ mò vào hang nẫng kho báu đi. Tất nhiên không có thành viên nào trong tổ thừa nhận cả.
Tôi bình tình trình bày lại chuyện đó nhiều lần, hai anh cảnh sát Bộ Công an không tỏ thái độ gì nhưng tôi biết họ vẫn rất nghi ngờ.
Anh Cao hỏi: "Cô nên nhớ hôm đó ca-nô của công an tiếp ứng cho các cô cậu, nếu cô nói sau đó có bọn khác đã lén lặn xuống lấy mất, thì rất dễ bị công an phát hiện ra, đúng chưa?"
Tôi nghĩ ngợi rồi nói: "Kể cũng khó nói chắc, nếu họ có kế hoạch chu đáo thì họ không thể bị phát hiện."
Anh ta nhướng mày: "Cô nói thử xem?"
"Châu báu để trong một cái hòm to, chúng có thể sẻ vào những cái túi, rồi giấu rải rác ở một số khe đá bên dưới đảo Hồ Tâm, đánh dấu lại; chờ khi tình hình lắng xuống sẽ xuống lấy sau. Chúng lặn, sẽ tránh được công an đi tuần trên hồ, rồi lên đảo từ bất kỳ chỗ nào; đảo thì không bị công an phong tỏa." Những điều này, trước đó tôi đã từng nghĩ đến.
Trưởng phòng Vương nói: "Rất khá, cô nghĩ tỉ mỉ lắm, Đội trưởng Ba Du Sinh nhận xét cô có năng lực suy nghĩ thấu đáo."
Tôi sững sờ, liệu anh ấy có ám chỉ điều gì không?
Quả nhiên anh Cao lại hỏi tôi: "Cô có thể tính toán đâu ra đấy, liệu…có ai đó biết được cách nghĩ của cô không?"
Tôi lạnh lùng trả lời: "Tôi không nói với bất cứ ai về khả năng này." Tôi bỗng nhận ra tôi đã tự đưa mình vào ngõ cụt.
"Vậy là chỉ cô mới có khả năng thực hiện cái kế hoạch chặt chẽ này, đúng không?"
Tôi cố giữ bình tĩnh: "Tôi nghĩ, các anh trước khi giả thiết như thế thì nên làm rõ một điều này: phát hiện ra kho báu chỉ là vô tình, xưa nay có vô số người mong tìm ra kho báu ấy, bơi lặn cũng rất giỏi, tài lực nhân lực không thiếu, nhưng suốt 500 năm qua không tìm thấy, còn tôi, tôi vốn không định thử vận may gì cả. Đó hoàn toàn ngẫu nhiên! Nếu tôi định lấy cho mình, im đi, thì tôi hoàn toàn có thể công bố với người đời rằng tôi cũng như bao người trong suốt 500 năm qua không tìm thấy gì hết, ai dám không tin? Tội gì tôi phải hợp tác với công an để chuốc phiền hà?"
Trưởng phòng Vương cười nói: "Có lý. Nhưng cô nên nhớ lúc đó có cả "Tổ thợ săn" gồm 6 người đúng không? Có lẽ cô sẽ công bố với người đời rằng không tìm thấy gì hết, nhưng 5 thành viên kia, khôn dại khác nhau, nhân cách tốt xấu khác nhau, có chắc họ cũng không công bố không? Mặc khác, 6 người chia đều một hòm của cải, rất khác với 2-3 người chia nhau! Cho nên, liệu có khả năng này không: cô đàng hoàng nói cho công an biết, nhưng các tổ viên kia thì hậm hực hoặc nghĩ cô chỉ giả vờ đứng đắn nhưng không làm gì được cô; còn cô lại hợp tác với một hai thành viên thân thiết, khi chuyện bên ngoài hồ đang ầm ỹ thì họ lặn xuống thực thi kế hoạch như cách nghĩ của cô vừa nói không?"
Hợp tình và hợp lý. Dù rất tức giận, tôi cũng phải công nhận điều này.
Tôi nhạt nhẽo nói: "Giả thiết của các anh có lẽ rất hợp lý nhưng tôi không làm thế. Tôi tin rằng nếu đã có chứng cứ cụ thể thì các anh khỏi cần nhẫn nại nói chuyện với tôi như thế này."
Anh Cao nói: "Đúng thế. Chúng tôi chỉ trao đổi với cô thôi. Cô có thể nói đôi điều về tình hình gia đình không?"
Tôi nghĩ bụng cần gì phải thế, các anh có gì mà chẳng biết? Nhưng tôi cũng vẫn nói: "Tôi độc thân, cha tôi mất khi tôi đang học lớp 11, mẹ tôi làm kế toán ở mỏ sắt Xích Hà. Sau khi cha tôi mất, bà nghỉ làm vài năm, gần đây mới lại đi làm."
"Tôi đoán rằng tình hình kinh tế gia đình cô không mấy sung túc?" Anh Cao hỏi.
Tôi gật đầu: "Đúng thế. Khi cha tôi còn sống, cơ quan trợ giúp gia đình tôi khá nhiều, nhưng vẫn không thể coi là khá giả gì."
"Nhưng tại sao tôi lại nghe nói có người lái xe hạng sang đến trường gặp gỡ cô? Tại sao cô đăng ký với Ban kinh doang của Ngân hàng Trung Quốc đặt tại đại học Giang Kinh để xin đặt két bảo hiểm cá nhân? Cô có thể chia sẻ trong két ấy chứa những gì không?"
Thật quá đáng! Tôi hít sâu, hơi nhắm mắt, sau khi thật sự bình tĩnh trở lại tôi nói: "Người đi xe sang trọng là bạn tôi. Trong két bảo hiểm có sợi dây chuyền nạm kim cương Tiffany[1], tôi không biết trị giá bao nhiêu, chắc là rất đắt. Là quà sinh nhật có người tặng tôi, tôi biết nó rất quý nhưng không thể từ chối, và cũng không tiện đeo nó hằng ngày, đành lập két bảo hiểm ở ngân hàng để cất đi vậy."
[1] Hãng đồ trang sức nổi tiếng của Mỹ.
"Ai tặng cô? Chúng tôi có thể đi xác minh được chứ?"
Tôi nghĩ ngợi, rồi đáp: "Một bác cao tuổi tên là Quảng Cảnh Huy, trong vụ án lớn xảy ra mà các anh cũng rất quan tâm, tôi quen bác ấy, bác ấy nhận tôi làm con nuôi. Người đi xe sang trọng đến trường thăm tôi cũng là bác ấy."
Tại sao tôi lại mơ thấy những chuyện này?
Những cảnh trong mơ hoàn toàn giống với mọi thực tế đã xảy ra.
Ai cũng có lúc nằm mơ, và biết rằng dù hoàn cảnh trong mơ cứ y như thật thì vẫn không phải là bản sao của thực tế ấy.
Vấn đề này làm tôi rối trí, mấy ngày gần đây không rỗi để nghĩ ngợi phân tích tại sao các cảnh xảy ra ở Sở Công an lại tái hiện trong mơ như vậy.
Và tại sao vào lúc này dường như tất cả đang dần trở nên rõ ràng.
Tuy đang mệt rũ, bụng đói meo, mồm miệng khô cháy nhưng chứng nhức đầu lại đang đỡ dần.
Lúc này tôi cần một cốc trà nóng. Không, phải là trà nóng pha trong cốc giữ nhiệt của cha tôi để lại.
Tôi chợt nhớ ra cái cốc ấy vẫn để ở ngôi nhà gỗ mà bọn linh miêu đang lảng vảng.
Tôi lại nhớ đến hôm đó… cách đây mấy ngày nhỉ? Ba hay bốn ngày? Sau khi vào ngôi nhà gỗ, tôi pha ngay cho mình cốc trà; tôi có thói quen uống trà, trà giúp đầu óc tỉnh táo, sinh lực dồi dào. Tối hôm đó đi hát Karaoke, tôi rất tỉnh táo phấn chấn. Nhưng không lâu sau đó, những cơn đau đầu thỉnh thoảng kéo đến quấy rầy tôi, tôi đã dùng đủ cách, ngủ, vận động, ăn thật nhiều…, nhưng vẫn bị nhức đầu; bí quá, tôi tặc lưỡi bỏ luôn uống trà.
Hậu quả là đầu càng nhức dữ dội hơn.
Tôi lại mắc thêm chứng ngủ ly bì rất tệ, tỉnh lại rồi mới biết mình bị mộng du và mất trí nhớ.
Sau khi đi khỏi căn nhà gỗ ấy thì tình hình bắt đầu biến chuyển, tôi bớt hẳn nhức đầu. liệu có phải là ngẫu nhiên không? Tôi còn dần nhớ được nhiều cảnh trong mơ đêm qua. Không phải về bộ mặt quỷ trên tấm ảnh hoặc về Thành Lộ mất tích.
Đám châu báu Bá Nhan đang ở đâu?
Lúc này dường như tôi có thể khẳng định có người hỏi tôi trong mơ.
Trí nhớ là thứ vừa thú vị vừa làm khổ người ta. Đôi khi ta đã rất cố gắng nhưng nó cứ như chơi trốn tìm với ta; lúc khác, vô tình, nó lại cho ta biết những bí mật sâu kín nhất.
Tôi chập chờn đi vào giấc ngủ. Tôi rất mong trong mơ tôi sẽ thoát khỏi hiện thực tàn khốc lúc này, tôi có thể nhìn thấy người chị họ chưa kịp chào tạm biệt tôi. Chị Thành Lộ hãy cho em biết chị đi đâu rồi? Hoặc là ai đã hại chị?
Một tiếng gọi rít lên.
Tôi lập tức tỉnh lại. Hân Nghi.
Trong mơ, tôi nhớ về một buổi chiều đầu thu, trong một phòng họp trên khu nhà gác của công an Giang Kinh, đội trưởng đội cảnh sát hình sự Ba Du Sinh – người thầy tôi hằng kính trọng – nghiêm sắc mặt bảo tôi: cô biết những gì thì nói cả ra, có sao nói vậy; họ chỉ điều tra, hỏi chứ không phải là thẩm vấn, cô không phải nghi phạm.
Hai nam giới bước vào, không mặc sắc phục công an, họ mặc âu phục màu đen, chất vải khá tốt, một người tuổi ngoài 40, người kia chừng 27-28, tươi cười nhưng nghiêm túc. Họ tự giới thiệu, một anh là trưởng phòng Vương, anh kia họ Cao, cùng từ Bắc Kinh đến, làm việc ở một đơn vị đặc biệt chuyên phòng chống trộm cắp và buôn lậu cổ vật.
Tôi lập tức hiểu ra họ gặp tôi vì mục đích gì.
Hồi mùa hè tôi bị cuốn vào một vụ án lớn, toàn bộ vụ án có liên quan đến một truyền thuyết xa xưa ở Giang Kinh. Truyền thuyết nói rằng ở đáy hồ Chiêu Dương cất giấu một kho báu khổng lồ của Tể tướng Bá Nhan thời Nguyên. Bản đồ nơi giấu của vẽ trên hai mảnh da thuộc, tôi đã dùng cách đặc biệt chồng khít hai tấm bản đồ lên, nhận ra tuyến đường đi tìm kho báu. Để có thể dụ bọn tội phạm đang thèm giỏ dãi ló mặt ra, nhằm tháo gỡ một loạt vụ án cũ có thể liên quan đến việc tìm kiếm kho báu, tôi và vài cao thủ bơi lặn tập hợp thành "Tổ săn kho báu", danh nghĩa là lặn tìm kho báu nhưng thực chất là nhằm dụ rắn ra khỏi hang. Thực ra tôi không tin câu chuyện đồn đại về hang giấu của hư cấu hão huyền, bịa đặt như thế, cho nên tôi chuẩn bị sẵn một vài cái túi bên trong đựng đá nặng chịch, với ý định những cái túi "Của cải phi nghĩa" ấy sẽ hút bọn tội phạm ra tay với chúng tôi. Nào có ai ngờ, chúng tôi lại vô tình tìm ra báu vật thật! Vì giữ an toàn, vì muốn chắc ăn, tôi đã thuyết phục các bạn trong "Tổ săn kho báu" không vội lấy báu vật làm gì, cứ tay không bơi trở về đã; chúng tôi chỉ mang theo những cái túi đen đựng đá. Bọn tội phạm quả nhiên xuất hiện, "Cướp của" chứ không bắt người đưa đi tra khảo để tìm nơi giấu của. Vì trước đó tôi đã "Móc nối" với công an Giang Kinh, nên họ mai phục và tóm gọn cả lũ tội phạm kia.
Sau khi câu chuyện lắng xuống, thợ lặn của công an cùng tôi lặn xuống cái hang giấu của thì mới phát hiện ra kho báu đã không cánh mà bay!
Chỉ còn cách dùng câu cổ ngữ "Bọ ngựa rình bắt con ve. Nào ngờ chim sẻ kè kè sau lưng" mà giải thích vậy!
Tôi nghĩ đến một điều: có người trong tổ săn châu báu đã "Biến chất", muốn ăn mảnh, nên đã tổ chức một tổ lặn khác bám theo chúng tôi, sau khi chúng tôi phát hiện ra kho báu rồi ra về tay không, "Chim sẻ" là chúng sẽ mò vào hang nẫng kho báu đi. Tất nhiên không có thành viên nào trong tổ thừa nhận cả.
Tôi bình tình trình bày lại chuyện đó nhiều lần, hai anh cảnh sát Bộ Công an không tỏ thái độ gì nhưng tôi biết họ vẫn rất nghi ngờ.
Anh Cao hỏi: "Cô nên nhớ hôm đó ca-nô của công an tiếp ứng cho các cô cậu, nếu cô nói sau đó có bọn khác đã lén lặn xuống lấy mất, thì rất dễ bị công an phát hiện ra, đúng chưa?"
Tôi nghĩ ngợi rồi nói: "Kể cũng khó nói chắc, nếu họ có kế hoạch chu đáo thì họ không thể bị phát hiện."
Anh ta nhướng mày: "Cô nói thử xem?"
"Châu báu để trong một cái hòm to, chúng có thể sẻ vào những cái túi, rồi giấu rải rác ở một số khe đá bên dưới đảo Hồ Tâm, đánh dấu lại; chờ khi tình hình lắng xuống sẽ xuống lấy sau. Chúng lặn, sẽ tránh được công an đi tuần trên hồ, rồi lên đảo từ bất kỳ chỗ nào; đảo thì không bị công an phong tỏa." Những điều này, trước đó tôi đã từng nghĩ đến.
Trưởng phòng Vương nói: "Rất khá, cô nghĩ tỉ mỉ lắm, Đội trưởng Ba Du Sinh nhận xét cô có năng lực suy nghĩ thấu đáo."
Tôi sững sờ, liệu anh ấy có ám chỉ điều gì không?
Quả nhiên anh Cao lại hỏi tôi: "Cô có thể tính toán đâu ra đấy, liệu…có ai đó biết được cách nghĩ của cô không?"
Tôi lạnh lùng trả lời: "Tôi không nói với bất cứ ai về khả năng này." Tôi bỗng nhận ra tôi đã tự đưa mình vào ngõ cụt.
"Vậy là chỉ cô mới có khả năng thực hiện cái kế hoạch chặt chẽ này, đúng không?"
Tôi cố giữ bình tĩnh: "Tôi nghĩ, các anh trước khi giả thiết như thế thì nên làm rõ một điều này: phát hiện ra kho báu chỉ là vô tình, xưa nay có vô số người mong tìm ra kho báu ấy, bơi lặn cũng rất giỏi, tài lực nhân lực không thiếu, nhưng suốt 500 năm qua không tìm thấy, còn tôi, tôi vốn không định thử vận may gì cả. Đó hoàn toàn ngẫu nhiên! Nếu tôi định lấy cho mình, im đi, thì tôi hoàn toàn có thể công bố với người đời rằng tôi cũng như bao người trong suốt 500 năm qua không tìm thấy gì hết, ai dám không tin? Tội gì tôi phải hợp tác với công an để chuốc phiền hà?"
Trưởng phòng Vương cười nói: "Có lý. Nhưng cô nên nhớ lúc đó có cả "Tổ thợ săn" gồm 6 người đúng không? Có lẽ cô sẽ công bố với người đời rằng không tìm thấy gì hết, nhưng 5 thành viên kia, khôn dại khác nhau, nhân cách tốt xấu khác nhau, có chắc họ cũng không công bố không? Mặc khác, 6 người chia đều một hòm của cải, rất khác với 2-3 người chia nhau! Cho nên, liệu có khả năng này không: cô đàng hoàng nói cho công an biết, nhưng các tổ viên kia thì hậm hực hoặc nghĩ cô chỉ giả vờ đứng đắn nhưng không làm gì được cô; còn cô lại hợp tác với một hai thành viên thân thiết, khi chuyện bên ngoài hồ đang ầm ỹ thì họ lặn xuống thực thi kế hoạch như cách nghĩ của cô vừa nói không?"
Hợp tình và hợp lý. Dù rất tức giận, tôi cũng phải công nhận điều này.
Tôi nhạt nhẽo nói: "Giả thiết của các anh có lẽ rất hợp lý nhưng tôi không làm thế. Tôi tin rằng nếu đã có chứng cứ cụ thể thì các anh khỏi cần nhẫn nại nói chuyện với tôi như thế này."
Anh Cao nói: "Đúng thế. Chúng tôi chỉ trao đổi với cô thôi. Cô có thể nói đôi điều về tình hình gia đình không?"
Tôi nghĩ bụng cần gì phải thế, các anh có gì mà chẳng biết? Nhưng tôi cũng vẫn nói: "Tôi độc thân, cha tôi mất khi tôi đang học lớp 11, mẹ tôi làm kế toán ở mỏ sắt Xích Hà. Sau khi cha tôi mất, bà nghỉ làm vài năm, gần đây mới lại đi làm."
"Tôi đoán rằng tình hình kinh tế gia đình cô không mấy sung túc?" Anh Cao hỏi.
Tôi gật đầu: "Đúng thế. Khi cha tôi còn sống, cơ quan trợ giúp gia đình tôi khá nhiều, nhưng vẫn không thể coi là khá giả gì."
"Nhưng tại sao tôi lại nghe nói có người lái xe hạng sang đến trường gặp gỡ cô? Tại sao cô đăng ký với Ban kinh doang của Ngân hàng Trung Quốc đặt tại đại học Giang Kinh để xin đặt két bảo hiểm cá nhân? Cô có thể chia sẻ trong két ấy chứa những gì không?"
Thật quá đáng! Tôi hít sâu, hơi nhắm mắt, sau khi thật sự bình tĩnh trở lại tôi nói: "Người đi xe sang trọng là bạn tôi. Trong két bảo hiểm có sợi dây chuyền nạm kim cương Tiffany[1], tôi không biết trị giá bao nhiêu, chắc là rất đắt. Là quà sinh nhật có người tặng tôi, tôi biết nó rất quý nhưng không thể từ chối, và cũng không tiện đeo nó hằng ngày, đành lập két bảo hiểm ở ngân hàng để cất đi vậy."
[1] Hãng đồ trang sức nổi tiếng của Mỹ.
"Ai tặng cô? Chúng tôi có thể đi xác minh được chứ?"
Tôi nghĩ ngợi, rồi đáp: "Một bác cao tuổi tên là Quảng Cảnh Huy, trong vụ án lớn xảy ra mà các anh cũng rất quan tâm, tôi quen bác ấy, bác ấy nhận tôi làm con nuôi. Người đi xe sang trọng đến trường thăm tôi cũng là bác ấy."
Tại sao tôi lại mơ thấy những chuyện này?
Những cảnh trong mơ hoàn toàn giống với mọi thực tế đã xảy ra.
Ai cũng có lúc nằm mơ, và biết rằng dù hoàn cảnh trong mơ cứ y như thật thì vẫn không phải là bản sao của thực tế ấy.
Vấn đề này làm tôi rối trí, mấy ngày gần đây không rỗi để nghĩ ngợi phân tích tại sao các cảnh xảy ra ở Sở Công an lại tái hiện trong mơ như vậy.
Và tại sao vào lúc này dường như tất cả đang dần trở nên rõ ràng.
Tuy đang mệt rũ, bụng đói meo, mồm miệng khô cháy nhưng chứng nhức đầu lại đang đỡ dần.
Lúc này tôi cần một cốc trà nóng. Không, phải là trà nóng pha trong cốc giữ nhiệt của cha tôi để lại.
Tôi chợt nhớ ra cái cốc ấy vẫn để ở ngôi nhà gỗ mà bọn linh miêu đang lảng vảng.
Tôi lại nhớ đến hôm đó… cách đây mấy ngày nhỉ? Ba hay bốn ngày? Sau khi vào ngôi nhà gỗ, tôi pha ngay cho mình cốc trà; tôi có thói quen uống trà, trà giúp đầu óc tỉnh táo, sinh lực dồi dào. Tối hôm đó đi hát Karaoke, tôi rất tỉnh táo phấn chấn. Nhưng không lâu sau đó, những cơn đau đầu thỉnh thoảng kéo đến quấy rầy tôi, tôi đã dùng đủ cách, ngủ, vận động, ăn thật nhiều…, nhưng vẫn bị nhức đầu; bí quá, tôi tặc lưỡi bỏ luôn uống trà.
Hậu quả là đầu càng nhức dữ dội hơn.
Tôi lại mắc thêm chứng ngủ ly bì rất tệ, tỉnh lại rồi mới biết mình bị mộng du và mất trí nhớ.
Sau khi đi khỏi căn nhà gỗ ấy thì tình hình bắt đầu biến chuyển, tôi bớt hẳn nhức đầu. liệu có phải là ngẫu nhiên không? Tôi còn dần nhớ được nhiều cảnh trong mơ đêm qua. Không phải về bộ mặt quỷ trên tấm ảnh hoặc về Thành Lộ mất tích.
Đám châu báu Bá Nhan đang ở đâu?
Lúc này dường như tôi có thể khẳng định có người hỏi tôi trong mơ.
Trí nhớ là thứ vừa thú vị vừa làm khổ người ta. Đôi khi ta đã rất cố gắng nhưng nó cứ như chơi trốn tìm với ta; lúc khác, vô tình, nó lại cho ta biết những bí mật sâu kín nhất.
Tôi chập chờn đi vào giấc ngủ. Tôi rất mong trong mơ tôi sẽ thoát khỏi hiện thực tàn khốc lúc này, tôi có thể nhìn thấy người chị họ chưa kịp chào tạm biệt tôi. Chị Thành Lộ hãy cho em biết chị đi đâu rồi? Hoặc là ai đã hại chị?
Một tiếng gọi rít lên.
Tôi lập tức tỉnh lại. Hân Nghi.
Bình luận facebook