• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Hot Uông xưởng công full (18 Viewers)

  • chap-45

Chương 45: Người xưa




79343.png

79343_2.png
Diệp Tuy nở nụ cười với Quý ma ma, tỏ ý bảo bà không cần lo lắng.



Đúng, nhũ mẫu nói không sai, nàng biết làm thơ. Tuy không sánh được với Diệp Vân, cũng không bằng chị gái đang ở trong cung nhưng vẫn giỏi hơn Diệp Thân.



Kiếp trước, nàng tham gia hội thơ Minh Chiếu chỉ là cho có mà thôi, tùy ý làm vài bài chất lượng bình thường, căn bản không muốn khoe khoang, giành nổi bật.



Tất nhiên hiện tại, cho dù có là bài thơ nàng từng tâm đắc nhất khi trước, giờ đọc lên cũng hoàn toàn không thể vừa ý nàng.



Kiếp trước nàng mới có mười mấy tuổi, cho dù cha từng nhận xét là “hung hữu dục tú”, nhưng thực chất lời thơ đa phần là “xuân thương thu tiếc*”3để cường điệu về nỗi sầu muộn mà thôi.



(*) Xuân thương thu tiếc: Đây là một câu thành ngữ, dùng để hình dung sự sầu lo, khắc khoải. Nói đến người đa cảm, thấy lá rơi vào mùa xuân thì nghĩ mùa xuân sắp qua, nhìn cảnh điêu tàn của mùa thu thì than thở buồn thương cho cuộc đời. Đây là nỗi tiếc thương của thi nhân với thiên nhiên. Nhưng trong đoạn này, có thể lý giải với độ tuổi của Diệp Tuy không đủ sâu sắc và trải nghiệm để có được nỗi ‘tiếc thương” đó, nên những câu thơ khi ấy hầu như là phóng đại.



“Thi dĩ ngôn chí, thi dĩ luận thế.” Có nghĩa là làm thơ không giống với soạn khúc (sáng tác nhạc). Thơ là tình cảm sâu kín nhất2của mỗi người, viết nên quan niệm của mỗi người đối với cuộc sống đương thời, là thứ tinh tế và sâu sắc nhất.



Không có sự lắng đọng mấy chục năm của đời người, không có đủ trải nghiệm cuộc sống thì rất khó để hiểu thế nào là tinh tế sâu sắc.



Có lẽ trên đời này có những người sinh ra đã hiểu chuyện, từ thuở niên thiếu đã có cảm giác như đã trải qua bao cuộc bể dâu. Có lẽ có những người tài giỏi, còn trẻ mà đã hiểu rõ thế sự. Chỉ những con người như thế mới có thể viết nên những áng thơ hay tuyệt, những bài thơ vang dội muôn đời, nhưng chung quy rất hiếm thấy.



Với đại đa số mọi người thì thời gian đủ dài, trải nghiệm1đủ thăng trầm mới có thể gọi là tinh tế, sâu sắc. Nếu Diệp Tuy không sống qua hai kiếp người, không trải qua nhiều thăng trầm thì những câu chữ viết ra cũng chỉ như “thính vũ ca lầu, khước kiến tân sầu*” mà thôi.



(*) Thính vũ ca lầu, khước kiến tân sầu: Nghe mưa rơi trên mái nhà, nhưng lại nghĩ đến nỗi buồn khác.



Nay nàng đã nếm trải muôn vàn sự đời, gặp bao thăng trầm nên nàng mới biết. Lời thơ sâu sắc, tinh tế nhất là ở trong lòng, không cần phải nói ra.



Hội thơ Minh Chiếu? Ôi chao, nàng không muốn lại làm thêm một bài thơ nào nữa.



Nghĩ vậy, nàng bèn viết tên Thẩm Văn Huệ, Cố Thanh Huy và Mục Nghị vào ba tấm thiệp, để mời ba người1họ đến tham gia. Ngẫm ra thì, chắc sẽ chỉ có một người nhận tấm thiệp này mà thôi.



***



Quả nhiên, lúc nàng gặp Cố Thanh Huy, Mục Nghị trong viện Bích Sơn, hai người đều lấy lý do không thích ồn ào, mà hôm ấy vừa vặn lại có việc khác nên không đến được, xin lượng thứ.



Diệp Tuy cười, nói không sao. Nàng và hai nhân vật như trăng sáng này vốn không qua lại quá thân thiết, việc họ không đến cũng nằm trong dự liệu, có gì đáng trách đâu?



Bản thân Diệp Tuy cũng không thích mấy hội thơ hội vẽ này. Nếu không phải để làm vui lòng mẹ mình, nàng đã chẳng gửi dù chỉ một tấm thiệp.



***



Chẳng mấy chốc đã đến ngày hội thơ. Xung quanh hồ Minh Chiếu được trang1trí tỉ mỉ, khác hẳn ngày thường.



Những tấm màn che bằng sa mỏng màu hồng nhạt được giăng quanh hồ, những chậu cúc với đủ hình dáng được bày trên bờ. Chu thị rất tài tình, mượn được hai chậu hoa “Thập trượng thùy liêm*” có màu sắc kỳ lạ, nhìn từ xa trông như hai thác nước, khiến hồ Minh Chiếu càng thêm rực rỡ.



(*) Thập trượng thùy liêm là một loại cúc có cánh hoa rất nhỏ, mảnh và dài như sợi tua, rủ xuống như tấm rèm. “Thùy liêm” có nghĩa là buông rèm.



Ngoài hoa cúc, bên hồ còn kê thêm những chiếc bàn tao nhã. Trên bàn bày giấy Tuyên Thành, bút lông sói và những vật dụng thư phòng khác. Tất cả đều là đồ có giá trị, còn chú trọng đến sở thích của các cô nương, ngay cả nghiên mực cũng chuẩn bị đến mười mấy kiểu.



Hội thơ Minh Chiếu lần này quả thực đã tốn rất nhiều tâm sức. Đến người thờ ơ như Diệp Tuy, khi thấy đủ loại hoa cúc bên cạnh nước hồ xanh biếc, ngửi hương hoa và mùi mực tràn ngập nơi nơi cũng cảm thấy thư thái.



Thẩm Văn Huệ đã đến nhà họ Diệp từ sớm. Nàng cũng giống Diệp Tuy, không để ý đến thi hội gì gì đó, nhưng lại thích nhất là tham gia những vào những buổi tụ họp đông vui. Nàng kéo Diệp Tuy đến bên hồ Minh Chiếu tản bộ, sau đó tò mò quan sát những phu nhân và các cô nương tham gia hội thơ.



Thanh thế của hội thơ Minh Chiếu lần này rất lớn, ngoài các cô nương đến làm thơ ra, còn có mấy vị phu nhân đến ngắm hoa thưởng trà. Lí do tại sao mọi người đều ngầm hiểu, chỉ là không nói ra.



Lúc này, Chu thị và Diệp Thân đang “hộ tống” các vị phu nhân và các cô nương cùng đi tới ven hồ. Điều này cũng có nghĩa là hội thơ Minh Chiếu chính thức bắt đầu.



Diệp Tuy vô thức nhìn về phía mấy người Chu thị, lúc trông thấy một người trong đó, ánh mắt nàng sững lại.



Hóa ra, nàng ấy cũng đến...



Diệp Tuy ngẩn ra nhìn cô nương kia, cảm thấy nàng ấy vừa quen thuộc lại vừa xa lạ, nhất thời không biết nên phản ứng thế nào. Nàng ấy cũng đến, nàng ấy đến đây làm gì?



Có vẻ như Diệp Thân đã nói câu gì đó buồn cười khiến cô nương ấy giơ chiếc quạt lụa lên che nửa mặt, mỉm cười, chỉ để lộ đôi mắt dài và mảnh, cùng hàng mi dài cong cong.



Khi cô nương ấy cười, nước hồ Minh Chiếu như thể cũng từ từ xao động từng vòng từng vòng, êm dịu tinh tế.



Rất nhanh, cô nương kia bỏ quạt lụa xuống, khuôn mặt dịu dàng lộ ra. Nàng ấy đứng lặng yên ở đó, nổi bật giữa các tiểu thư khiến người khác cũng bất giác phải hạ thấp tông giọng.



Họ sợ kinh động đến cô nương dịu dàng ấy. Không, không hẳn là sợ, mà là không nỡ. Nhìn nàng ấy, trước mắt dường như hiện lên “nét xuân sơn”, không ai nỡ kinh động đến vị mỹ nhân đẹp tựa trong tranh vẽ này.



Diệp Tuy nhắm mắt lại rồi mở mắt ra, người con gái ấy vẫn ở trước mắt nàng như cũ. Nàng không ngờ, người con gái này đã từng có dung mạo đẹp đẽ đến thế, đã từng dịu dàng ấm áp động lòng người đến vậy.



Nhưng, lưu lại trong ấn tượng của nàng lại là gương mặt gầy gò suy sụp và hốc mắt hõm sâu, và cả những vết bầm tím vĩnh viễn không mất đi trên cổ tay nàng ấy.



Phần lớn thời gian nàng ấy luôn đờ đẫn. Tròng mắt cũng lâu lâu mới khẽ chuyển động, chẳng khác gì hoa cỏ đã khô héo, chỉ còn sót lại hơi thở nặng nề chết chóc.



Người trong trí nhớ của nàng, sao có thể hoạt bát đầy sức sống thế này? Giống như một đóa hoa thơm được dày công chăm sóc.



Đúng, đúng vậy, giờ mới là năm Vĩnh Chiêu thứ mười tám, số phận bi thảm trong kiếp trước của người con gái này còn chưa bắt đầu...



Đọc nhanh tại Vietwriter.com
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom