-
Chương 29
Chiều tà, chợ tan, ta và Tiểu Kỳ dọn dẹp mang đồ về thì đã thấy Tiết Thống ngồi sẵn bên bàn đá dưới gốc đào. Vi Tử Khải vẫn luôn theo sau lưng tới tận giờ, không hề có ý định rời đi. Ta không kìm lòng nghĩ không phải hắn đến ăn chực chứ, chẳng lẽ bổng lộc Hữu tướng từ sau khi cha ta mất thì bị cắt giảm. Thật ra ta cũng không quan tâm cho lắm, mặc kệ hắn giàu hay nghèo thì một nhà bốn miệng ăn đây chưa đủ kham khổ hay sao mà còn phải để hắn đến ăn miễn phí thế được.
Ta không ngại mặt dày quay ra tiễn khách, ý tứ rõ ràng: "Đa tạ Đại nhân đã tiễn tiểu dân về nhà, trời tối rồi ngài cũng nên quay về phủ đệ tránh cho giặc cướp đêm lộng hoành."
Vi Tử Khải không những không rời đi mà còn ngó quanh ngó quất, tự nhiên như chốn không người mà ngồi xuống bàn trà, hồi lâu sau mới trả lời: "Diệp thiếu lang nếu lo lắng cho ta thì chốc nữa ngươi lại tiễn ta về vậy."
Cái chốc nữa của hắn chính là Bàng thúc dọn cơm lên vẫn chưa đi, ăn cơm xong vẫn chưa đi, uống trà xong vẫn chưa đi.
Ta ngồi bên cạnh Bàng thúc tiếp chuyện với hắn mà hai mí mắt muốn dính cả vào nhau, bàn tay giấu dưới bàn len lén véo vào đùi mấy cái nhưng vì không cảm nhận được cái đau nên chẳng thể tỉnh nổi. Ngay khi ta sắp đập mặt xuống bàn thì Vi Tử Khải bỗng lên tiếng chào ra về, ta không kìm được sung sướng nhưng lại bị hắn tạt một gáo nước lạnh vào mặt.
"Diệp thiếu lang không tiễn ta về à, lúc chiều đã lo lắng thế mà?"
Khuông miệng ta bị chuột rút cứng đờ trông khó coi vô cùng, lúc theo hắn ra tận cổng xác nhận Bàng thúc không có đi theo nữa mới lấy hết can đảm hỏi: "Ta có gây thù gì với Đại nhân đúng không, thật ra tính ta hay quên nếu mà có thì ngài rộng lượng bỏ qua. Ngài xem mình là chính nhất phẩm Thừa tướng sao lại đi so đo với kẻ làm nông kiếm từng đồng bạc như ta chứ?"
Hắn thế mà chối tỉnh bơ: "Ta nào có."
Thôi được rồi, ta nhịn, ai bảo hắn quan to ta làm dân thấp cổ bé họng có ngu mới đi đối đầu với hắn đành lủi thủi theo sau. Đường đêm thanh vắng chỉ có tiếng dế kêu ra rả đâu đó, nhà nào cũng đã tắt đèn gần hết.
Vi Tử Khải mặc dù thay chức vị Hữu Thừa tướng của cha ta nhưng lại không dọn phủ đế đến phố Cảnh Nhân mà ở phố Vĩnh Gia cũng không cách xa mấy về phía đông, nhưng nếu để ta tiễn hắn rồi quay ngược lại về nhà thì có khi đã tới giờ giới nghiêm, giờ đó mà đi ngoài đường không khéo bị nghi là quân địch một phát chém đầu như chơi.
Không được, ta còn chưa kịp thăm cha, cả vụ mai mối Tiểu Kỳ với Tiểu Giảo cũng chưa đâu vào đâu, lý do chết nhảm nhí thế này mà đem đi kể thì thiên hạ nó cười cho thúi mũi. Ta đang định mặt dày xin Vi Tử Khải cho ở lại phủ hắn qua đêm thì hắn đã lên tiếng trước: "Ngươi về đi, gia đinh của ta tới rồi."
Quả nhiên phía đăng trước thấp thoáng bóng người khiêng kiệu chạy nhanh về phía này, có người vén rèm chờ sẵn. Gió đêm bỗng hơi mạnh vô ý phe phẩy tà áo lam nhạt của Vi Tử Khải, bóng hắn cao dài đổ trên nền đất khiến ta ngẩn ngơ nhớ lại một hình dáng quen thuộc.
Vi Tử Khải nói điều gì đó nhưng ta chỉ nhìn thấy môi hắn mấp máy lại không nghe được chữ nào.
"Màu lam này..." là màu mà Đường Nhất Bạch vẫn thường hay mặc. Những lời phía sau ta chỉ nghĩ trong đầu.
Cho đến khi tiếng kẽo kẹt của kiệu gỗ vang lên ta mới sực tỉnh lại, lúc này đã thấy bọn họ rời đi xa rồi.
Ta chửi thầm trong lòng, tên này đúng mà mất lịch sự ta tiễn hắn một đoạn dài như thế mà đến tiếng cảm ơn cũng không có. Ta xoay lưng chầm chậm thả bộ về nhà, lúc này bỗng dưng nhớ ra mình quên không hỏi hắn dạo này Tiểu Giảo thế nào. Thôi không sao, hôm nào rảnh đến phủ đệ hắn ăn chùa một bữa bù lại hôm nay rồi nhân tiện hỏi luôn, lúc đó phải dẫn theo Bàng thúc cả nhà cùng đi luôn mới được.
Ngày hai mươi tháng năm của năm năm trước, trời cũng xám xịt, mưa rả rích không ngưng như bây giờ. Bàng thúc xách làn đựng đồ cúng còn ta tay cầm ô che, bàn chân cảm nhận được cả đường đá gập ghềnh phía dưới đế giày.
Ta còn nhớ trong những ngày tháng xưa cũ, ngay cả nghĩ cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc cha ta sẽ rời đi. Ông sẽ chầm chậm nhìn ta lớn khôn, chầm chậm đánh xe ngựa cùng ta đi tránh nóng, chầm chậm đọc sách cho ta nghe, chầm chậm sống giữa cuộc đời ta. Mọi thứ không hề vội vã thế mà lại đầy màu sắc, mưa hạ cũng giống như cái tên mà ông đặt cho ta sẽ vẫn luôn là những thứ đẹp nhất trong cuộc đời này.
Ta đứng trước bia mộ khẽ nghiêng ô che những giọt mưa rơi xuống người cha, giữa đất trời rộng mênh mông, chỉ thấy bình yên bao bọc lấy thân mình. Có lẽ từ nhỏ đến lớn đều là cảm giác này, chỉ cần bên cạnh cha, tâm tư sẽ không bao giờ rối loạn, ông cũng giống như chiếc ô này vậy, mặc bão táp phong ba đều có thể gánh đỡ.
"Cha, con gái bất hiếu, bây giờ mới dám về gặp mặt người. Cha đừng giận con nữa nhé, lâu lắm rồi con không còn mơ thấy cha nữa. Cha xem, nếu đêm này còn không xuất hiện nữa thì con sẽ quên mặt cha mất."
Ta quỳ xuống lấy ống tay áo lau khô tên ông khắc trên bia, bỗng dưng không nhịn được mà bật cười khanh khách.
"Ngày xưa chỉ toàn là con bày chuyện chọc giận cha, bây giờ thì đổi lại là con sợ cha ghét bỏ mình. Có phải cha đang nghe con nói đấy không, nhất định là nghe thấy rồi, còn cười chế giễu nữa kìa." Ta thật sự nhìn thấy ông đứng cạnh tay chống nạnh cười rất to.
Cha ta là tên đồ tể mổ lợn, sách vở đọc nhiều nhưng chẳng hiểu được bao nhiêu, luôn cầm quạt ra dáng Nho nhân, có sở thích là gõ quạt vào đầu con mình.
Vì người đó là cha ta nên nhìn thế nào cũng thấy ông ấy thật tốt, chẳng tìm ra nổi một khuyết điểm. Lục tìm cả thế gian này, chắc chắn chẳng có người đàn ông nào hoàn hảo như ông cả. Bởi vì người đó chính là cha của ta.
Dạo này trời dù đã vào cuối xuân nhưng mưa vẫn còn nhiều, cây cỏ dại thi nhau chen chúc mọc đầy quanh mộ. Bàng thúc và ta cặm cụi nhổ cho bằng hết, lúc ngẩng lên thì phát hiện trời đã tạnh từ khi nào.
"Thúc bảo con không cần phải làm rồi, bây giờ y phục ướt hết cả rồi không cẩn thận sẽ cảm mất." Bàng thúc lo lắng nói.
Ta cúi xuống nhìn thấy cũng không ướt mấy, dù sao cũng chỉ là mưa bụi.
"Không sao, không sao, trên đồi lộng gió đứng một chút sẽ khô ngay thôi. Ngược lại thúc mới là người cần phải nghỉ ngơi ấy, từ nay mấy việc như thế này cứ để thanh niên trai tráng như con làm."
Lúc đấy ta còn chủ quan vỗ ngực tự hào khoe, ai ngờ vừa về đến nhà ăn xong bữa cơm thì bỗng dưng đổ bệnh nằm vật ra, Bàng thúc nấu thuốc bưng lên càm ràm không dứt.
"Thúc đã bảo rồi, con cứ đòi dầm mưa làm gì để bây giờ bị bệnh. Cơ thể con đã vốn không khỏe rồi, có cần phải mời Triệu đại phu đến xem một chuyến không?"
Ta nằm đơ trên giường, mệt đến không động đậy nổi, xua tay: "Cảm một chút thôi mà, không cần phiền phức vậy đâu. Cứ để Tiểu Kỳ ở đây với con là được rồi, thúc về nghỉ ngơi đi kẻo muộn."
Bàng thúc cứ nhất nhất thấy ta uống xong bát thuốc mới chịu đi, sau đó Tiểu Kỳ vào thả màn đóng cửa giúp ta.
"Tiểu Kỳ, ta thấy hơi nóng, em bỏ bớt lò sưởi đi cho đỡ tốn kém." Mặc dù trời đã cuối xuân nhưng vẫn còn hơi lạnh cho nên mỗi phòng đều để một lò sưởi nhỏ.
"Nhưng đại phu bảo là phải xông hơi phòng để người ra mồ hôi, lúc đó mới hết bệnh được."
"Em có tin trước khi ta hết bệnh thì đã chết ngạt vì nóng hay không?" Ta mệt mỏi phản bác.
Hồi trước chạy nhảy mạnh khỏe bao nhiêu thì bây giờ yếu ớt bấy nhiêu, chút bệnh vặt cũng đủ trút hết sức lực trong người, có phải ta đã già rồi không?
Tiểu Kỳ đi rồi, trong phòng chỉ còn lại một mình ta nằm lim dim nửa tỉnh nửa mê trên giường rồi thiếp đi lúc nào không hay. Quả nhiên có làm có hơn, buổi sáng vừa mới đi viếng mộ, buổi tối đã gặp được cha.
Ông vẫn như cũ đứng trong thư phòng, gió bên ngoài xào xạc thổi lá, ta mặc áo màu thiên thanh tóc bối cao. Khi nghe thấy tiếng bước chân ta, ông sẽ quay lại nhìn ta cười hiền dịu. Giấc mơ này, khung cảnh này, nụ cười này quen thuộc đến mức kể cả có nhắm mắt lại ta cũng có thể vẽ ra được. Ta biết rõ nếu tiếp theo đây ta tiến đến thì ông sẽ không ngừng phun máu ra, màu đỏ nhức nhối che mờ cả tầm mắt ta ngăn ta đến bên cha. Vậy nhưng bước chân ta không chịu ngừng lại, như một lẽ hiển nhiên bao lần vẫn thế, ta cũng cười đáp lại gọi ông một tiếng.
Một bước... hai bước... ba bước... bốn bước... năm bước...
Bàn tay đã sắp chạm vào áo cha thì ông bỗng khuỵu xuống. Ta chỉ kịp đưa tay ra đỡ rồi cảm nhận được dòng chảy ấm nóng tràn khắp khuôn mặt, thấm qua lớp áo in dấu lên làn da của ta. Trái tim ta đập loạn lúc nhanh lúc chậm, lúc tưởng như ngừng im, nỗi đau dâng lên cổ họng nhưng không chịu thoát ra ngoài. Ta cứ một tay ôm cha, một tay điên cuồng đập lên ngực.
Không một ai nghe thấy. Không một ai tìm đến. Không một ai ngó ngàng.
Cho đến khi một luồng hơi bật mạnh ra khỏi miệng cũng là lúc ta lấy lại sức lực tỉnh dậy trên giường, xung quanh chẳng có lấy một bóng người, vô cùng tối tăm. Hình như việc ngồi dậy quá nhanh khiến đầu ta đau như búa bổ, sao ta cảm thấy thế giới xung quanh hỗn loạn chao đảo quá. Ta mò tay xuống dưới gối rút ra một thanh đao nhỏ, tựa như một thói quen, tuốt vỏ đâm xuống bắp đùi mình. Nhưng nửa đường thì cánh cửa bật mở, bóng người xông vào chụp lấy tay ta giữ lại giữa không trung.
"Thiếu lang!" Bàng thúc quát lên.
Ta bị tiếng quát dọa cho giật mình. Bàng thúc nhanh tay rút con dao ra vứt xuống nền nhà rồi ôm ta vào lòng.
"Thiếu lang, bệnh đau đầu của con lại tái phát rồi đúng không, để ta đun thuốc của Triệu đại phu cho con uống." Rồi thúc ấy vuốt mái đầu ta nhè nhẹ như sợ sẽ khiến ta bị thương: "Thúc biết con canh cánh trong lòng chuyện của cha con nhưng con đừng dùng cách này để hành hạ bản thân mình, cha con biết được nhất định sẽ rất đau lòng."
Giọng thúc ấy cứ run run như sắp khóc, thật ra thúc ấy cũng đau lòng lắm chứ nào có thua gì cha ta đâu.
Bàng thúc đỡ ta nằm xuống: "Con nằm xuống nghỉ đi, thúc lập tức đi đun thuốc, một chút nữa uống vào sẽ đỡ thôi."
Ta không ngăn thúc ấy lại, ngoan ngoãn đắp chăn nằm im trên giường. Thật ra tiếng hét lúc nãy của thúc ấy đã đánh bay cơn đau đầu của ta hơn nữa còn khiến ta không thể ngủ lại được nữa, nhưng ta lại không muốn cứ thế từ chối. Ta mà từ chối, thúc ấy sẽ đi về phòng, rồi lại chỉ còn một mình ta ở đây.
Về nhà đúng là khác thật, ta ở nhà sẽ không muốn gồng gánh điều gì cả, không như lúc trước ở Đại Phù, chỉ sợ làm phiền Tú Ly nên đêm nào gặp ác mộng cũng không cho nàng ấy ở lại bên cạnh.
Người nhà hóa ra lại chính là người mà chúng ta không ngại làm phiền nhất bởi vì dù thế nào họ cũng không để bụng rồi rời bỏ ta.
Ta không ngại mặt dày quay ra tiễn khách, ý tứ rõ ràng: "Đa tạ Đại nhân đã tiễn tiểu dân về nhà, trời tối rồi ngài cũng nên quay về phủ đệ tránh cho giặc cướp đêm lộng hoành."
Vi Tử Khải không những không rời đi mà còn ngó quanh ngó quất, tự nhiên như chốn không người mà ngồi xuống bàn trà, hồi lâu sau mới trả lời: "Diệp thiếu lang nếu lo lắng cho ta thì chốc nữa ngươi lại tiễn ta về vậy."
Cái chốc nữa của hắn chính là Bàng thúc dọn cơm lên vẫn chưa đi, ăn cơm xong vẫn chưa đi, uống trà xong vẫn chưa đi.
Ta ngồi bên cạnh Bàng thúc tiếp chuyện với hắn mà hai mí mắt muốn dính cả vào nhau, bàn tay giấu dưới bàn len lén véo vào đùi mấy cái nhưng vì không cảm nhận được cái đau nên chẳng thể tỉnh nổi. Ngay khi ta sắp đập mặt xuống bàn thì Vi Tử Khải bỗng lên tiếng chào ra về, ta không kìm được sung sướng nhưng lại bị hắn tạt một gáo nước lạnh vào mặt.
"Diệp thiếu lang không tiễn ta về à, lúc chiều đã lo lắng thế mà?"
Khuông miệng ta bị chuột rút cứng đờ trông khó coi vô cùng, lúc theo hắn ra tận cổng xác nhận Bàng thúc không có đi theo nữa mới lấy hết can đảm hỏi: "Ta có gây thù gì với Đại nhân đúng không, thật ra tính ta hay quên nếu mà có thì ngài rộng lượng bỏ qua. Ngài xem mình là chính nhất phẩm Thừa tướng sao lại đi so đo với kẻ làm nông kiếm từng đồng bạc như ta chứ?"
Hắn thế mà chối tỉnh bơ: "Ta nào có."
Thôi được rồi, ta nhịn, ai bảo hắn quan to ta làm dân thấp cổ bé họng có ngu mới đi đối đầu với hắn đành lủi thủi theo sau. Đường đêm thanh vắng chỉ có tiếng dế kêu ra rả đâu đó, nhà nào cũng đã tắt đèn gần hết.
Vi Tử Khải mặc dù thay chức vị Hữu Thừa tướng của cha ta nhưng lại không dọn phủ đế đến phố Cảnh Nhân mà ở phố Vĩnh Gia cũng không cách xa mấy về phía đông, nhưng nếu để ta tiễn hắn rồi quay ngược lại về nhà thì có khi đã tới giờ giới nghiêm, giờ đó mà đi ngoài đường không khéo bị nghi là quân địch một phát chém đầu như chơi.
Không được, ta còn chưa kịp thăm cha, cả vụ mai mối Tiểu Kỳ với Tiểu Giảo cũng chưa đâu vào đâu, lý do chết nhảm nhí thế này mà đem đi kể thì thiên hạ nó cười cho thúi mũi. Ta đang định mặt dày xin Vi Tử Khải cho ở lại phủ hắn qua đêm thì hắn đã lên tiếng trước: "Ngươi về đi, gia đinh của ta tới rồi."
Quả nhiên phía đăng trước thấp thoáng bóng người khiêng kiệu chạy nhanh về phía này, có người vén rèm chờ sẵn. Gió đêm bỗng hơi mạnh vô ý phe phẩy tà áo lam nhạt của Vi Tử Khải, bóng hắn cao dài đổ trên nền đất khiến ta ngẩn ngơ nhớ lại một hình dáng quen thuộc.
Vi Tử Khải nói điều gì đó nhưng ta chỉ nhìn thấy môi hắn mấp máy lại không nghe được chữ nào.
"Màu lam này..." là màu mà Đường Nhất Bạch vẫn thường hay mặc. Những lời phía sau ta chỉ nghĩ trong đầu.
Cho đến khi tiếng kẽo kẹt của kiệu gỗ vang lên ta mới sực tỉnh lại, lúc này đã thấy bọn họ rời đi xa rồi.
Ta chửi thầm trong lòng, tên này đúng mà mất lịch sự ta tiễn hắn một đoạn dài như thế mà đến tiếng cảm ơn cũng không có. Ta xoay lưng chầm chậm thả bộ về nhà, lúc này bỗng dưng nhớ ra mình quên không hỏi hắn dạo này Tiểu Giảo thế nào. Thôi không sao, hôm nào rảnh đến phủ đệ hắn ăn chùa một bữa bù lại hôm nay rồi nhân tiện hỏi luôn, lúc đó phải dẫn theo Bàng thúc cả nhà cùng đi luôn mới được.
Ngày hai mươi tháng năm của năm năm trước, trời cũng xám xịt, mưa rả rích không ngưng như bây giờ. Bàng thúc xách làn đựng đồ cúng còn ta tay cầm ô che, bàn chân cảm nhận được cả đường đá gập ghềnh phía dưới đế giày.
Ta còn nhớ trong những ngày tháng xưa cũ, ngay cả nghĩ cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc cha ta sẽ rời đi. Ông sẽ chầm chậm nhìn ta lớn khôn, chầm chậm đánh xe ngựa cùng ta đi tránh nóng, chầm chậm đọc sách cho ta nghe, chầm chậm sống giữa cuộc đời ta. Mọi thứ không hề vội vã thế mà lại đầy màu sắc, mưa hạ cũng giống như cái tên mà ông đặt cho ta sẽ vẫn luôn là những thứ đẹp nhất trong cuộc đời này.
Ta đứng trước bia mộ khẽ nghiêng ô che những giọt mưa rơi xuống người cha, giữa đất trời rộng mênh mông, chỉ thấy bình yên bao bọc lấy thân mình. Có lẽ từ nhỏ đến lớn đều là cảm giác này, chỉ cần bên cạnh cha, tâm tư sẽ không bao giờ rối loạn, ông cũng giống như chiếc ô này vậy, mặc bão táp phong ba đều có thể gánh đỡ.
"Cha, con gái bất hiếu, bây giờ mới dám về gặp mặt người. Cha đừng giận con nữa nhé, lâu lắm rồi con không còn mơ thấy cha nữa. Cha xem, nếu đêm này còn không xuất hiện nữa thì con sẽ quên mặt cha mất."
Ta quỳ xuống lấy ống tay áo lau khô tên ông khắc trên bia, bỗng dưng không nhịn được mà bật cười khanh khách.
"Ngày xưa chỉ toàn là con bày chuyện chọc giận cha, bây giờ thì đổi lại là con sợ cha ghét bỏ mình. Có phải cha đang nghe con nói đấy không, nhất định là nghe thấy rồi, còn cười chế giễu nữa kìa." Ta thật sự nhìn thấy ông đứng cạnh tay chống nạnh cười rất to.
Cha ta là tên đồ tể mổ lợn, sách vở đọc nhiều nhưng chẳng hiểu được bao nhiêu, luôn cầm quạt ra dáng Nho nhân, có sở thích là gõ quạt vào đầu con mình.
Vì người đó là cha ta nên nhìn thế nào cũng thấy ông ấy thật tốt, chẳng tìm ra nổi một khuyết điểm. Lục tìm cả thế gian này, chắc chắn chẳng có người đàn ông nào hoàn hảo như ông cả. Bởi vì người đó chính là cha của ta.
Dạo này trời dù đã vào cuối xuân nhưng mưa vẫn còn nhiều, cây cỏ dại thi nhau chen chúc mọc đầy quanh mộ. Bàng thúc và ta cặm cụi nhổ cho bằng hết, lúc ngẩng lên thì phát hiện trời đã tạnh từ khi nào.
"Thúc bảo con không cần phải làm rồi, bây giờ y phục ướt hết cả rồi không cẩn thận sẽ cảm mất." Bàng thúc lo lắng nói.
Ta cúi xuống nhìn thấy cũng không ướt mấy, dù sao cũng chỉ là mưa bụi.
"Không sao, không sao, trên đồi lộng gió đứng một chút sẽ khô ngay thôi. Ngược lại thúc mới là người cần phải nghỉ ngơi ấy, từ nay mấy việc như thế này cứ để thanh niên trai tráng như con làm."
Lúc đấy ta còn chủ quan vỗ ngực tự hào khoe, ai ngờ vừa về đến nhà ăn xong bữa cơm thì bỗng dưng đổ bệnh nằm vật ra, Bàng thúc nấu thuốc bưng lên càm ràm không dứt.
"Thúc đã bảo rồi, con cứ đòi dầm mưa làm gì để bây giờ bị bệnh. Cơ thể con đã vốn không khỏe rồi, có cần phải mời Triệu đại phu đến xem một chuyến không?"
Ta nằm đơ trên giường, mệt đến không động đậy nổi, xua tay: "Cảm một chút thôi mà, không cần phiền phức vậy đâu. Cứ để Tiểu Kỳ ở đây với con là được rồi, thúc về nghỉ ngơi đi kẻo muộn."
Bàng thúc cứ nhất nhất thấy ta uống xong bát thuốc mới chịu đi, sau đó Tiểu Kỳ vào thả màn đóng cửa giúp ta.
"Tiểu Kỳ, ta thấy hơi nóng, em bỏ bớt lò sưởi đi cho đỡ tốn kém." Mặc dù trời đã cuối xuân nhưng vẫn còn hơi lạnh cho nên mỗi phòng đều để một lò sưởi nhỏ.
"Nhưng đại phu bảo là phải xông hơi phòng để người ra mồ hôi, lúc đó mới hết bệnh được."
"Em có tin trước khi ta hết bệnh thì đã chết ngạt vì nóng hay không?" Ta mệt mỏi phản bác.
Hồi trước chạy nhảy mạnh khỏe bao nhiêu thì bây giờ yếu ớt bấy nhiêu, chút bệnh vặt cũng đủ trút hết sức lực trong người, có phải ta đã già rồi không?
Tiểu Kỳ đi rồi, trong phòng chỉ còn lại một mình ta nằm lim dim nửa tỉnh nửa mê trên giường rồi thiếp đi lúc nào không hay. Quả nhiên có làm có hơn, buổi sáng vừa mới đi viếng mộ, buổi tối đã gặp được cha.
Ông vẫn như cũ đứng trong thư phòng, gió bên ngoài xào xạc thổi lá, ta mặc áo màu thiên thanh tóc bối cao. Khi nghe thấy tiếng bước chân ta, ông sẽ quay lại nhìn ta cười hiền dịu. Giấc mơ này, khung cảnh này, nụ cười này quen thuộc đến mức kể cả có nhắm mắt lại ta cũng có thể vẽ ra được. Ta biết rõ nếu tiếp theo đây ta tiến đến thì ông sẽ không ngừng phun máu ra, màu đỏ nhức nhối che mờ cả tầm mắt ta ngăn ta đến bên cha. Vậy nhưng bước chân ta không chịu ngừng lại, như một lẽ hiển nhiên bao lần vẫn thế, ta cũng cười đáp lại gọi ông một tiếng.
Một bước... hai bước... ba bước... bốn bước... năm bước...
Bàn tay đã sắp chạm vào áo cha thì ông bỗng khuỵu xuống. Ta chỉ kịp đưa tay ra đỡ rồi cảm nhận được dòng chảy ấm nóng tràn khắp khuôn mặt, thấm qua lớp áo in dấu lên làn da của ta. Trái tim ta đập loạn lúc nhanh lúc chậm, lúc tưởng như ngừng im, nỗi đau dâng lên cổ họng nhưng không chịu thoát ra ngoài. Ta cứ một tay ôm cha, một tay điên cuồng đập lên ngực.
Không một ai nghe thấy. Không một ai tìm đến. Không một ai ngó ngàng.
Cho đến khi một luồng hơi bật mạnh ra khỏi miệng cũng là lúc ta lấy lại sức lực tỉnh dậy trên giường, xung quanh chẳng có lấy một bóng người, vô cùng tối tăm. Hình như việc ngồi dậy quá nhanh khiến đầu ta đau như búa bổ, sao ta cảm thấy thế giới xung quanh hỗn loạn chao đảo quá. Ta mò tay xuống dưới gối rút ra một thanh đao nhỏ, tựa như một thói quen, tuốt vỏ đâm xuống bắp đùi mình. Nhưng nửa đường thì cánh cửa bật mở, bóng người xông vào chụp lấy tay ta giữ lại giữa không trung.
"Thiếu lang!" Bàng thúc quát lên.
Ta bị tiếng quát dọa cho giật mình. Bàng thúc nhanh tay rút con dao ra vứt xuống nền nhà rồi ôm ta vào lòng.
"Thiếu lang, bệnh đau đầu của con lại tái phát rồi đúng không, để ta đun thuốc của Triệu đại phu cho con uống." Rồi thúc ấy vuốt mái đầu ta nhè nhẹ như sợ sẽ khiến ta bị thương: "Thúc biết con canh cánh trong lòng chuyện của cha con nhưng con đừng dùng cách này để hành hạ bản thân mình, cha con biết được nhất định sẽ rất đau lòng."
Giọng thúc ấy cứ run run như sắp khóc, thật ra thúc ấy cũng đau lòng lắm chứ nào có thua gì cha ta đâu.
Bàng thúc đỡ ta nằm xuống: "Con nằm xuống nghỉ đi, thúc lập tức đi đun thuốc, một chút nữa uống vào sẽ đỡ thôi."
Ta không ngăn thúc ấy lại, ngoan ngoãn đắp chăn nằm im trên giường. Thật ra tiếng hét lúc nãy của thúc ấy đã đánh bay cơn đau đầu của ta hơn nữa còn khiến ta không thể ngủ lại được nữa, nhưng ta lại không muốn cứ thế từ chối. Ta mà từ chối, thúc ấy sẽ đi về phòng, rồi lại chỉ còn một mình ta ở đây.
Về nhà đúng là khác thật, ta ở nhà sẽ không muốn gồng gánh điều gì cả, không như lúc trước ở Đại Phù, chỉ sợ làm phiền Tú Ly nên đêm nào gặp ác mộng cũng không cho nàng ấy ở lại bên cạnh.
Người nhà hóa ra lại chính là người mà chúng ta không ngại làm phiền nhất bởi vì dù thế nào họ cũng không để bụng rồi rời bỏ ta.
Bình luận facebook