Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 27: 27: Tiết Phu Nhân
*Chương có nội dung hình ảnh
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chân trước Lý Vị vừa rời Cam Châu chưa tới hai ngày, chân sau Tào Đắc Ninh đã đến hẻm Người Mù gõ cửa, vì nhận được thư Đoàn Cẩn Kha gửi nhờ ông ta đi thăm hỏi tin tức Xuân Thiên.
Ông ta dẫn người hầu chạy tới Lý gia, chỉ thấy cửa đóng then cài, có mỗi mình Triệu đại nương ra mở cửa, hỏi thì mới biết mấy ngày trước Xuân Thiên đã rời Cam Châu, Lý Vị cũng đi theo.
Ông ta vỗ đùi, thở ngắn than dài: "Thế thì nguy rồi."
—
Trường An, Tĩnh vương phủ.
Tuế Quan đã được hơn bốn tháng, trộm vía bụ bẫm trắng trẻo, cặp mắt cực kỳ linh động, người đi đến đâu là lại xoay tròn theo đến đó, cái miệng cứ bi ba bi bô suốt, gặp ai là lại giơ nắm tay núng nính thịt ra bắt chuyện.
Lão vương phi chỉ có mỗi đứa cháu đích tôn, thương yêu không để đâu cho hết, cả ngày ngậm kẹo đùa cháu, hưởng niềm vui thú tuổi già, thậm chí chẳng thèm đoái hoài gì Tĩnh vương.
Từ lúc sinh tới nay, Tuế Quan luôn ở Thiên Thủy các của lão vương phi, ba bốn bà vú bảy tám ma ma vây chung quanh.
Thái hậu trong cung cũng thích đứa cháu ngoại này, chuyện ăn ngủ nghỉ của Tuế Quan tuyệt đối không hề kém cạnh với trong cung.
Trong quá trình bầu bí sinh nở, Tiết phu nhân đã phải chịu rất nhiều khổ cực, mấy tháng nay điều dưỡng mới dần dần tốt lên, sắc mặt chậm rãi khôi phục lại như trước kia.
Sang năm mới, Tĩnh vương tìm mọi cách xin cho bà phong hào trắc phi, nhưng bà không chịu, toàn bộ chi phí ăn mặc đều làm theo quy tắc trước đây, cũng không chuyển phòng ở mà ở lại Lệ Gia các.
Sau khi xuống giường đi lại được, theo lệ thường thì mỗi ngày đều ngoan ngoãn đi thỉnh an lão vương phi, hoặc là theo các ma ma nhũ mẫu đi thăm Tuế Quan.
Ngoài ra, bà từ chối nhúng tay vào những việc không can hệ gì tới mình, thỉnh thoảng bị người ngoài ngáng chân cũng bấm bụng nuốt giận không kêu than.
Lão vương phi lặng lẽ quan sát Tiết phu nhân, tuy rằng xuất thân nhà nghèo cửa nhỏ, có khuyết thiếu về phụ đức phẩm hạnh, nhưng ít nhất là không có ý xấu, cũng biết an phận thủ thường, không làm ra mấy chuyện mờ ám trong phủ khiến người khác phiền chán.
Thế nên dần dà, lão vương phi như ngầm đồng ý với cái danh "trắc phi", để Tiết phu nhân làm tròn bổn phận mẹ đẻ của trưởng tử vương phủ.
Lệ Gia các được xây phía trên nhà thủy tạ.
Ban đầu nó là mấy gian tịnh thất như thư phòng của Tĩnh vương, mặc dù thanh tịnh nhưng lại chỉ có ba gian các nhỏ, hiển nhiên là vô cùng chật chội, thậm chí còn chả có phòng trực cho người hầu gác đêm.
Vậy nhưng Tiết phu nhân không chịu chuyển phòng, Tĩnh vương ngẫm nghĩ rồi đành thôi, nơi này chỉ cách thư phòng của mình có vài bước chân, việc đến đi hằng ngày cũng tiện hơn.
Tấm màn lụa màu hải đường đỏ rực quả là hợp cảnh, hơi thở nhẹ bay, hoa vờn như mưa, chơi vơi lửng lơ, kiều diễm không gì sánh bằng.
Thu Quỳ ngồi ở gian ngoài trông nước ấm khăn lau mà gật gà gật gù.
Phòng của Lệ Gia các nhỏ, lại là nhà thủy tạ, âm thanh có nhỏ mấy cũng chẳng giấu được.
Tiếng khóc của Tiết phu nhân trong căn phòng đóng kín vừa run vừa yếu, như làn hương dịu dàng của một mối tình thầm kín lượn lờ từ chiếc hương nghê*, không thể dừng lại.
Tĩnh vương yêu đến điên cuồng đôi chân ngọc này của bà, khi đó vừa mới cứu lên đã giấu bà vào một căn nhà ngoài vương phủ.
Sau đó có người biết tâm biết ý, đã tới hầu hạ Tiết phu nhân mặc đồ trang điểm.
Bà mặc chiếc váy xanh thẫm dệt bằng sợi mây thơm, hai đùi dưới váy không đeo tiết khố, để lấp ló đường nét mềm mại.
Đôi bàn chân tuyết trắng không bó đứng trên tấm gỗ đỏ, khiến ông say mê ngay từ cái nhìn đầu tiên, đến lần gặp thứ hai thì bị hớp cả hồn, bất chấp uy nghi mây mưa một phen ở ban công, đánh mất cả lối sống thanh bạch trước giờ của Tĩnh vương.
"Miểu Miểu...!để ta thương yêu nàng..."
Đối với phụ nữ, Tĩnh vương chuộng kiểu mảnh mai yểu điệu, nhu mì đáng yêu, nước xuân dập dờn, như con chim nhỏ nép vào người ông.
Tiết phu nhân chính là một điển hình, bà quá thướt tha, quá khờ dại, thướt tha đến nỗi khiến trái tim sinh ra khát khao chiếm hữu, khờ dại đến nỗi khiến người khác ham muốn che chở.
Một hai người đàn ông như thế, Tĩnh vương cũng không ngoại lệ.
Chiếc móc vàng nhẹ nhàng đung đưa theo nhịp phất phơ của tấm màn, phát ra tiếng vang vừa nhỏ vừa trong trẻo.
Thu Quỳ hãy còn trông nước nóng trên bếp lò, vừa mệt vừa buồn ngủ, che miệng ngáp một cái.
Tĩnh vương đang ngẩn người nhìn đăm đăm dấu hôn đỏ ửng đêm qua lưu lại trên ngực bà, bấy giờ lưu luyến hồi phục tinh thần: "Ngoài kia có việc phải xử lý, nàng về ngủ thêm một giấc, hôm nay khỏi cần thỉnh an mẫu thân đi."
Tĩnh vương đứng ở ngoài phòng, thở hắt ra một hai, đi đến thư phòng.
Trên bàn trong thư phòng có sách, trong sách kẹp một lá thư đã mở, hôm qua ông đã đọc qua, nay đọc kỹ lần nữa, Đây là thư hôm qua Đoàn Cẩn Kha đến nhà đưa, nói là thư mà đầy tớ ở phủ Cam Châu Hà Tây gửi, y còn thuật lại kỹ càng những biến chuyển từ đầu tới cuối của người được nhắc đến trong thư.
Đoàn Cẩn Kha cũng nghe phong thanh về Tiết phu nhân được Tĩnh vương sủng ái, người đó được Tiết gia đưa từ Vi gia về, là em gái của Tiết đại nhân.
Nhưng thiếu nữ hôm ấy gặp ở Hồng Nhai Câu tại sao lại là cháu gái của Tiết phu nhân, đây cũng là chuyện kỳ lạ.
Tĩnh vương nghe Đoàn Cẩn Kha miêu tả ngoại hình Xuân Thiên, nhẩm tính thời gian, lòng đã sáng tỏ mấy phần.
Có điều quả thực là kinh ngạc, có ai ngờ được một thiếu nữ khuê phòng mười lăm tuổi, rốt cuộc là bị điều gì kích động thúc đẩy, mà dám chạy ba nghìn dặm đến Hà Tây, còn định ra Ngọc Môn tới Bắc Đình.
Suốt chặng đường này, con bé đến đó kiểu gì? Tiết gia đã dạy con gái kiểu gì thế?
Đứa con gái Miểu Miểu để lại Tiết gia này, vì thể diện vương phủ, nên đã công bố với bên ngoài là ấu nữ của Tiết Quảng Hiếu, cháu gái của Tiết phu nhân.
Nhưng lần nào cũng như lần nào, hoặc là được chủ mẫu Tào thị của Tiết gia dẫn đến, hoặc là Tiết phu nhân sai người đi đón vào vương phủ coi như bữa đoàn tụ nhỏ — cô bé này, phần lớn Tĩnh vương sẽ tránh chạm mặt.
Chiếm lấy mẹ của một cô bé, Tĩnh vương ông luôn cảm thấy mặt mũi mình không được vẻ vang gì cho lắm.
Tĩnh vương đã gặp cô bé kia được một hai lần, tuổi khá lớn, không nói quá nhiều, cách cư xử cũng câu nệ, thần sắc ảm đạm buồn tẻ.
Dung mạo mặc dù có đôi nét tương tự Miểu Miểu, tuy nhiên chẳng hề có chút mềm mỏng ngây thơ nào như mẹ mình.
Cuối năm kia, Tiết phu nhân từng có thai một lần, chưa kịp thông báo thì đã đẻ non.
Tĩnh vương phủ nhiều năm không có ai sinh nở, lòng ông lúc nào cũng thấy âu sầu, lại thương Miểu Miểu, nên sắp xếp bà vào vườn tĩnh dưỡng.
Dạo nọ, có một thuật sĩ đến phủ bói một quẻ, bảo trong vòng những năm trở lại đây ông chắc chắn sẽ có con, quả nhiên tháng ba năm ngoái, Tiết phu nhân lại có thai.
Nhất thời ông mừng rỡ khôn xiết, dàn xếp từng li từng tí từ trên xuống dưới, bên này Miểu Miểu còn nằm dưỡng thai, bên kia tháng tư Tiết Quảng Hiếu đã tới cửa lắp bắp báo người mất tích rồi.
Vốn hôm ấy Tào thị dẫn con gái trong nhà vào miếu thắp hương, đi nửa đường Xuân Thiên thấy người không thoải mái, Tào thị bèn kêu lão bộc đưa về phủ nghỉ ngơi.
Đến khi cả nhà trở về, người đã biến mất tiêu, nha hoàn bà bà tưởng cô nương theo chủ mẫu ra ngoài thắp hương rồi, người ngoài lại tưởng nàng đã về tới nhà.
Tìm mấy ngày vẫn chẳng có kết quả, bấy giờ mới lật đật đến Tĩnh vương phủ hỏi.
Ban đầu Tĩnh vương gạt Tiết phu nhân, thầm phái người tìm kiếm cả trong lẫn ngoài thành Trường An.
Thành Trường An lớn như vậy, tìm rất lâu cũng không được tin tức.
Sau đó chả biết là ai để lộ tin cho Tiết phu nhân, Tiết phu nhân vừa nghe con gái mất tích, ngất ngay tại chỗ.
Sau đó nữa, tra ra được trang sức mà Tĩnh vương phủ tặng cho Tiết phủ lưu lạc đến hiệu cầm đồ, mới biết nàng lén đổi ngân phiếu, mua thêm ngựa rồi bọc hành lý, còn mua một lão bộc.
Nhưng không có giấy thông hành, nàng ra ngoài bằng cách nào đây.
Sau đó tìm được lão bộc từng được Xuân Thiên mua, lão bộc già nua nghễnh ngãng nên về quê rồi, chỉ nói ở thành Trường An đi theo Xuân Thiên, có giấy thông hành nhưng đường đi không thuận lợi.
Cho đến Tần Châu, một ngày kia ra ngoài múc nước, lúc về đã không thấy bóng dáng chủ nhân đâu, tìm hai ngày mà chẳng thu hoạch được gì, lười đi báo quan, dứt khoát trốn về quê hương.
Phía trước Tần Châu chính là Lũng Sơn nối liền nhau và Hoàng Hà chảy xiết, tiếp tục phái người đi tìm, có chút ít tin tức, nhưng lại như thật như giả, tra tới tra lui, cuối cùng vẫn chẳng tra ra ngọn nguồn căn nguyên.
Tuy nhiên có một điểm có thể kết luận, đứa nhỏ này là tự mình ra ngoài, chứ không phải bị người khác uy hiếp.
Tiết phu nhân biết chuyện, mấy ngày liền luôn ở trong trạng thái thất thần, hồn bay phách lạc nói với ông: "Thiếp biết, thiếp biết Nữu Nữu chê thiếp, chê thiếp bỏ mặc nó, chê thiếp quên cha nó, chê thiếp sống chỉ biết dựa vào người khác..." Thế rồi bả chẳng ngó ngàng tới điều gì nữa, luôn luôn mang cái chết ra đe dọa, đứa nhỏ trong bụng suýt chút nữa lại chết yểu.
Đó là con của ông! Tĩnh vương giận sôi máu, bụng dạ bức bối mà không biết trút với ai, lập tức giơ chân đá người truyền tin mấy cú.
Tiết phu nhân là người có thai, sao chịu đựng được cơn hành hạ như thế, đứa con gái này của bà, đào ba tấc đất cũng phải tìm ra con bé cho bằng được, phải đưa nó yên ổn đến trước mặt bà.
Ai biết liệu đi giữa đường nó có gặp tai bay vạ gió gì hay không, hay đã xảy ra chuyện gì không may rồi, bằng không thì sao chẳng nghe được một chút tin tức? Cho dù chết, tại sao ngay cả thi thể cũng không tìm thấy?
Vậy mà có ai ngờ đâu, Trường An ba nghìn dặm, làm cách nào con bé vượt qua được? Việc này, ai có thể làm ra?
Suy nghĩ của Tĩnh vương xoay vòng, nhớ tới một chuyện nhỏ năm đó, cảm thấy hơi tức cười, tiểu cô nương này, liệu có phải đã đến Bắc Đình nhặt xác cho cha con bé rồi chăng?
Ông có biết trượng phu trước kia của Miểu Miểu, hai gia đình là chỗ quen biết cũ.
Cha Miểu Miểu là hủ nho rất có học thức, tiếc rằng người không biết biến báo, cả đời ở huyện Trường An sao chép công văn.
Nhà trai là đồng hương của Tiết phủ, đảm nhiệm chức vụ quan văn nho nhỏ trong huyện nha Trường An, sau đó vào quân ngũ, tính ra đã qua đời bảy tám năm, chỉ e lòng Miểu Miểu còn nhớ thương.
Vất vả lắm tâm tư của Miểu Miểu mới đặt ở chỗ ông, cũng đã có đứa nhỏ cả rồi, nếu việc ấy lại khiến Miểu Miểu khơi dậy chút tình cảm ngày xưa, ầm ĩ muốn làm gì đó, thế thì khó coi rồi đấy.
Tin tức này, phải nói với Miểu Miểu thế nào đây?
(còn tiếp)
*Chú thích:
Xem ảnh 1
.
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chân trước Lý Vị vừa rời Cam Châu chưa tới hai ngày, chân sau Tào Đắc Ninh đã đến hẻm Người Mù gõ cửa, vì nhận được thư Đoàn Cẩn Kha gửi nhờ ông ta đi thăm hỏi tin tức Xuân Thiên.
Ông ta dẫn người hầu chạy tới Lý gia, chỉ thấy cửa đóng then cài, có mỗi mình Triệu đại nương ra mở cửa, hỏi thì mới biết mấy ngày trước Xuân Thiên đã rời Cam Châu, Lý Vị cũng đi theo.
Ông ta vỗ đùi, thở ngắn than dài: "Thế thì nguy rồi."
—
Trường An, Tĩnh vương phủ.
Tuế Quan đã được hơn bốn tháng, trộm vía bụ bẫm trắng trẻo, cặp mắt cực kỳ linh động, người đi đến đâu là lại xoay tròn theo đến đó, cái miệng cứ bi ba bi bô suốt, gặp ai là lại giơ nắm tay núng nính thịt ra bắt chuyện.
Lão vương phi chỉ có mỗi đứa cháu đích tôn, thương yêu không để đâu cho hết, cả ngày ngậm kẹo đùa cháu, hưởng niềm vui thú tuổi già, thậm chí chẳng thèm đoái hoài gì Tĩnh vương.
Từ lúc sinh tới nay, Tuế Quan luôn ở Thiên Thủy các của lão vương phi, ba bốn bà vú bảy tám ma ma vây chung quanh.
Thái hậu trong cung cũng thích đứa cháu ngoại này, chuyện ăn ngủ nghỉ của Tuế Quan tuyệt đối không hề kém cạnh với trong cung.
Trong quá trình bầu bí sinh nở, Tiết phu nhân đã phải chịu rất nhiều khổ cực, mấy tháng nay điều dưỡng mới dần dần tốt lên, sắc mặt chậm rãi khôi phục lại như trước kia.
Sang năm mới, Tĩnh vương tìm mọi cách xin cho bà phong hào trắc phi, nhưng bà không chịu, toàn bộ chi phí ăn mặc đều làm theo quy tắc trước đây, cũng không chuyển phòng ở mà ở lại Lệ Gia các.
Sau khi xuống giường đi lại được, theo lệ thường thì mỗi ngày đều ngoan ngoãn đi thỉnh an lão vương phi, hoặc là theo các ma ma nhũ mẫu đi thăm Tuế Quan.
Ngoài ra, bà từ chối nhúng tay vào những việc không can hệ gì tới mình, thỉnh thoảng bị người ngoài ngáng chân cũng bấm bụng nuốt giận không kêu than.
Lão vương phi lặng lẽ quan sát Tiết phu nhân, tuy rằng xuất thân nhà nghèo cửa nhỏ, có khuyết thiếu về phụ đức phẩm hạnh, nhưng ít nhất là không có ý xấu, cũng biết an phận thủ thường, không làm ra mấy chuyện mờ ám trong phủ khiến người khác phiền chán.
Thế nên dần dà, lão vương phi như ngầm đồng ý với cái danh "trắc phi", để Tiết phu nhân làm tròn bổn phận mẹ đẻ của trưởng tử vương phủ.
Lệ Gia các được xây phía trên nhà thủy tạ.
Ban đầu nó là mấy gian tịnh thất như thư phòng của Tĩnh vương, mặc dù thanh tịnh nhưng lại chỉ có ba gian các nhỏ, hiển nhiên là vô cùng chật chội, thậm chí còn chả có phòng trực cho người hầu gác đêm.
Vậy nhưng Tiết phu nhân không chịu chuyển phòng, Tĩnh vương ngẫm nghĩ rồi đành thôi, nơi này chỉ cách thư phòng của mình có vài bước chân, việc đến đi hằng ngày cũng tiện hơn.
Tấm màn lụa màu hải đường đỏ rực quả là hợp cảnh, hơi thở nhẹ bay, hoa vờn như mưa, chơi vơi lửng lơ, kiều diễm không gì sánh bằng.
Thu Quỳ ngồi ở gian ngoài trông nước ấm khăn lau mà gật gà gật gù.
Phòng của Lệ Gia các nhỏ, lại là nhà thủy tạ, âm thanh có nhỏ mấy cũng chẳng giấu được.
Tiếng khóc của Tiết phu nhân trong căn phòng đóng kín vừa run vừa yếu, như làn hương dịu dàng của một mối tình thầm kín lượn lờ từ chiếc hương nghê*, không thể dừng lại.
Tĩnh vương yêu đến điên cuồng đôi chân ngọc này của bà, khi đó vừa mới cứu lên đã giấu bà vào một căn nhà ngoài vương phủ.
Sau đó có người biết tâm biết ý, đã tới hầu hạ Tiết phu nhân mặc đồ trang điểm.
Bà mặc chiếc váy xanh thẫm dệt bằng sợi mây thơm, hai đùi dưới váy không đeo tiết khố, để lấp ló đường nét mềm mại.
Đôi bàn chân tuyết trắng không bó đứng trên tấm gỗ đỏ, khiến ông say mê ngay từ cái nhìn đầu tiên, đến lần gặp thứ hai thì bị hớp cả hồn, bất chấp uy nghi mây mưa một phen ở ban công, đánh mất cả lối sống thanh bạch trước giờ của Tĩnh vương.
"Miểu Miểu...!để ta thương yêu nàng..."
Đối với phụ nữ, Tĩnh vương chuộng kiểu mảnh mai yểu điệu, nhu mì đáng yêu, nước xuân dập dờn, như con chim nhỏ nép vào người ông.
Tiết phu nhân chính là một điển hình, bà quá thướt tha, quá khờ dại, thướt tha đến nỗi khiến trái tim sinh ra khát khao chiếm hữu, khờ dại đến nỗi khiến người khác ham muốn che chở.
Một hai người đàn ông như thế, Tĩnh vương cũng không ngoại lệ.
Chiếc móc vàng nhẹ nhàng đung đưa theo nhịp phất phơ của tấm màn, phát ra tiếng vang vừa nhỏ vừa trong trẻo.
Thu Quỳ hãy còn trông nước nóng trên bếp lò, vừa mệt vừa buồn ngủ, che miệng ngáp một cái.
Tĩnh vương đang ngẩn người nhìn đăm đăm dấu hôn đỏ ửng đêm qua lưu lại trên ngực bà, bấy giờ lưu luyến hồi phục tinh thần: "Ngoài kia có việc phải xử lý, nàng về ngủ thêm một giấc, hôm nay khỏi cần thỉnh an mẫu thân đi."
Tĩnh vương đứng ở ngoài phòng, thở hắt ra một hai, đi đến thư phòng.
Trên bàn trong thư phòng có sách, trong sách kẹp một lá thư đã mở, hôm qua ông đã đọc qua, nay đọc kỹ lần nữa, Đây là thư hôm qua Đoàn Cẩn Kha đến nhà đưa, nói là thư mà đầy tớ ở phủ Cam Châu Hà Tây gửi, y còn thuật lại kỹ càng những biến chuyển từ đầu tới cuối của người được nhắc đến trong thư.
Đoàn Cẩn Kha cũng nghe phong thanh về Tiết phu nhân được Tĩnh vương sủng ái, người đó được Tiết gia đưa từ Vi gia về, là em gái của Tiết đại nhân.
Nhưng thiếu nữ hôm ấy gặp ở Hồng Nhai Câu tại sao lại là cháu gái của Tiết phu nhân, đây cũng là chuyện kỳ lạ.
Tĩnh vương nghe Đoàn Cẩn Kha miêu tả ngoại hình Xuân Thiên, nhẩm tính thời gian, lòng đã sáng tỏ mấy phần.
Có điều quả thực là kinh ngạc, có ai ngờ được một thiếu nữ khuê phòng mười lăm tuổi, rốt cuộc là bị điều gì kích động thúc đẩy, mà dám chạy ba nghìn dặm đến Hà Tây, còn định ra Ngọc Môn tới Bắc Đình.
Suốt chặng đường này, con bé đến đó kiểu gì? Tiết gia đã dạy con gái kiểu gì thế?
Đứa con gái Miểu Miểu để lại Tiết gia này, vì thể diện vương phủ, nên đã công bố với bên ngoài là ấu nữ của Tiết Quảng Hiếu, cháu gái của Tiết phu nhân.
Nhưng lần nào cũng như lần nào, hoặc là được chủ mẫu Tào thị của Tiết gia dẫn đến, hoặc là Tiết phu nhân sai người đi đón vào vương phủ coi như bữa đoàn tụ nhỏ — cô bé này, phần lớn Tĩnh vương sẽ tránh chạm mặt.
Chiếm lấy mẹ của một cô bé, Tĩnh vương ông luôn cảm thấy mặt mũi mình không được vẻ vang gì cho lắm.
Tĩnh vương đã gặp cô bé kia được một hai lần, tuổi khá lớn, không nói quá nhiều, cách cư xử cũng câu nệ, thần sắc ảm đạm buồn tẻ.
Dung mạo mặc dù có đôi nét tương tự Miểu Miểu, tuy nhiên chẳng hề có chút mềm mỏng ngây thơ nào như mẹ mình.
Cuối năm kia, Tiết phu nhân từng có thai một lần, chưa kịp thông báo thì đã đẻ non.
Tĩnh vương phủ nhiều năm không có ai sinh nở, lòng ông lúc nào cũng thấy âu sầu, lại thương Miểu Miểu, nên sắp xếp bà vào vườn tĩnh dưỡng.
Dạo nọ, có một thuật sĩ đến phủ bói một quẻ, bảo trong vòng những năm trở lại đây ông chắc chắn sẽ có con, quả nhiên tháng ba năm ngoái, Tiết phu nhân lại có thai.
Nhất thời ông mừng rỡ khôn xiết, dàn xếp từng li từng tí từ trên xuống dưới, bên này Miểu Miểu còn nằm dưỡng thai, bên kia tháng tư Tiết Quảng Hiếu đã tới cửa lắp bắp báo người mất tích rồi.
Vốn hôm ấy Tào thị dẫn con gái trong nhà vào miếu thắp hương, đi nửa đường Xuân Thiên thấy người không thoải mái, Tào thị bèn kêu lão bộc đưa về phủ nghỉ ngơi.
Đến khi cả nhà trở về, người đã biến mất tiêu, nha hoàn bà bà tưởng cô nương theo chủ mẫu ra ngoài thắp hương rồi, người ngoài lại tưởng nàng đã về tới nhà.
Tìm mấy ngày vẫn chẳng có kết quả, bấy giờ mới lật đật đến Tĩnh vương phủ hỏi.
Ban đầu Tĩnh vương gạt Tiết phu nhân, thầm phái người tìm kiếm cả trong lẫn ngoài thành Trường An.
Thành Trường An lớn như vậy, tìm rất lâu cũng không được tin tức.
Sau đó chả biết là ai để lộ tin cho Tiết phu nhân, Tiết phu nhân vừa nghe con gái mất tích, ngất ngay tại chỗ.
Sau đó nữa, tra ra được trang sức mà Tĩnh vương phủ tặng cho Tiết phủ lưu lạc đến hiệu cầm đồ, mới biết nàng lén đổi ngân phiếu, mua thêm ngựa rồi bọc hành lý, còn mua một lão bộc.
Nhưng không có giấy thông hành, nàng ra ngoài bằng cách nào đây.
Sau đó tìm được lão bộc từng được Xuân Thiên mua, lão bộc già nua nghễnh ngãng nên về quê rồi, chỉ nói ở thành Trường An đi theo Xuân Thiên, có giấy thông hành nhưng đường đi không thuận lợi.
Cho đến Tần Châu, một ngày kia ra ngoài múc nước, lúc về đã không thấy bóng dáng chủ nhân đâu, tìm hai ngày mà chẳng thu hoạch được gì, lười đi báo quan, dứt khoát trốn về quê hương.
Phía trước Tần Châu chính là Lũng Sơn nối liền nhau và Hoàng Hà chảy xiết, tiếp tục phái người đi tìm, có chút ít tin tức, nhưng lại như thật như giả, tra tới tra lui, cuối cùng vẫn chẳng tra ra ngọn nguồn căn nguyên.
Tuy nhiên có một điểm có thể kết luận, đứa nhỏ này là tự mình ra ngoài, chứ không phải bị người khác uy hiếp.
Tiết phu nhân biết chuyện, mấy ngày liền luôn ở trong trạng thái thất thần, hồn bay phách lạc nói với ông: "Thiếp biết, thiếp biết Nữu Nữu chê thiếp, chê thiếp bỏ mặc nó, chê thiếp quên cha nó, chê thiếp sống chỉ biết dựa vào người khác..." Thế rồi bả chẳng ngó ngàng tới điều gì nữa, luôn luôn mang cái chết ra đe dọa, đứa nhỏ trong bụng suýt chút nữa lại chết yểu.
Đó là con của ông! Tĩnh vương giận sôi máu, bụng dạ bức bối mà không biết trút với ai, lập tức giơ chân đá người truyền tin mấy cú.
Tiết phu nhân là người có thai, sao chịu đựng được cơn hành hạ như thế, đứa con gái này của bà, đào ba tấc đất cũng phải tìm ra con bé cho bằng được, phải đưa nó yên ổn đến trước mặt bà.
Ai biết liệu đi giữa đường nó có gặp tai bay vạ gió gì hay không, hay đã xảy ra chuyện gì không may rồi, bằng không thì sao chẳng nghe được một chút tin tức? Cho dù chết, tại sao ngay cả thi thể cũng không tìm thấy?
Vậy mà có ai ngờ đâu, Trường An ba nghìn dặm, làm cách nào con bé vượt qua được? Việc này, ai có thể làm ra?
Suy nghĩ của Tĩnh vương xoay vòng, nhớ tới một chuyện nhỏ năm đó, cảm thấy hơi tức cười, tiểu cô nương này, liệu có phải đã đến Bắc Đình nhặt xác cho cha con bé rồi chăng?
Ông có biết trượng phu trước kia của Miểu Miểu, hai gia đình là chỗ quen biết cũ.
Cha Miểu Miểu là hủ nho rất có học thức, tiếc rằng người không biết biến báo, cả đời ở huyện Trường An sao chép công văn.
Nhà trai là đồng hương của Tiết phủ, đảm nhiệm chức vụ quan văn nho nhỏ trong huyện nha Trường An, sau đó vào quân ngũ, tính ra đã qua đời bảy tám năm, chỉ e lòng Miểu Miểu còn nhớ thương.
Vất vả lắm tâm tư của Miểu Miểu mới đặt ở chỗ ông, cũng đã có đứa nhỏ cả rồi, nếu việc ấy lại khiến Miểu Miểu khơi dậy chút tình cảm ngày xưa, ầm ĩ muốn làm gì đó, thế thì khó coi rồi đấy.
Tin tức này, phải nói với Miểu Miểu thế nào đây?
(còn tiếp)
*Chú thích:
Xem ảnh 1
Bình luận facebook