Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 12
"Cảm ơn cô! Thật sự cảm ơn cô! Ngay từ đầu tôi bị hận thù che mắt, chỉ muốn Mạc Dao phải trả giá đắt, lại quên mất yêu thương cha mẹ, không nghĩ tới cô chăm sóc bọn họ tốt như vậy, không chỉ phát triển công ty mà còn giúp bọn họ an hưởng tuổi già, không phải đau khổ vì cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh ..."
"Không có gì, đây là việc tôi nên làm."
Đưa linh hồn Quý Văn Khanh vào Chuyển Sinh Trì xong, một vầng sáng vàng bao phủ cơ thể Văn Khanh, cảm giác thoải mái đến mức làm cô muốn kêu lên. Đó chính là công đức, mỗi một lần hoàn thành nhiệm vụ đều sẽ nhận được công đức của người uỷ thác. Văn Khanh không biết công đức này có ích lợi gì, nhưng lần nào thu được công đức xong cô cũng vô cùng thoải mái, không còn mệt mỏi, ngay cả linh hồn cũng mạnh hơn rất nhiều.
Bàn tay trống không của Văn Khanh nắm vào rồi lại mở ra, lòng bàn tay có thêm hai cái chìa khoá màu vàng kim, một cái là túi đen khủng bố, một cái là bao lì xì tu chân. Cái đầu là bàn tay vàng mang theo để hoàn thành nhiệm vụ, cái sau là cướp được của Mạc Dao, có điều bây giờ chúng đều thuộc về cô hết rồi. Cô giơ tay ném, hai chiếc chìa khoá hoá thành sao băng bay vào hư không vô tận, cùng với hai cái chiếc khác treo trong không gian đen kịt, toả ra hào quang lấp lánh, giống như những ngôi sao trên bầu trời đêm.
Chỗ này được Văn Khanh đặt tên là hư không vô tận, bên ngoài là một cái sân nhỏ mang phong cách cổ xưa, xung quanh là sương mù trắng xoá dày đặc, ngay cổng có một con đường nhỏ mờ ảo trong màn sương, không biết dẫn đến nơi nào.
Trong viện có ba gian phòng, bên trái là không gian mênh mông để đặt bàn tay vàng. Hai gian bên cạnh là chỗ cô nghỉ ngơi, tiếp khách. Những vị khách đó chính là người uỷ thác.
Trong viện quanh năm là mùa xuân, có một cây đào rất lớn che khuất nửa cái sân, hoa nở quanh năm, cảnh sắc động lòng người. Bên dưới cây đào có một hòn đá thần, gọi là đá Vãng Sinh, Văn Khanh dùng nó để quan sát cuộc đời của người uỷ thác. Trong viện còn có một cái giếng — Chuyển Sinh Trì, khi chấp niệm đã tiêu tan, lúc ấy người uỷ thác sẽ từ nơi này đầu thai chuyển kiếp.
Cây cỏ ở không gian vô tận đều do Văn Khanh khống chế, tuỳ cô điều khiển. Lúc này cô đang nằm trên xích đu dưới cây đào, nhắm mắt dưỡng thần, chờ người uỷ thác tiếp theo đến.
Không biết qua bao lâu, Văn Khanh dường như ngủ được một giấc vô cùng thoải mái, bấy giờ mới nghe thấy tiếng chuông chiêu hồn vang lên ở cửa viện.
Có người tới.
Văn Khanh đứng ở trước cửa, nhìn nữ tử đi đến từ cuối đường. Nàng mặc đồ cổ trang, tóc dài đến eo, dáng người tinh tế, có chút mong manh yếu đuối. Dung mạo tuyệt mỹ, đôi mắt chứa đầy nhu tình, ánh mắt đong đầy sự dịu dàng. Nhưng cằm nàng hơi thu lại, lúc bước đi hơi hóp ngực, có vẻ khúm núm. Thế nên Văn Khanh đưa ra kết luận: đây hẳn là một cô nương điềm đạm lại có chút nhát gan.
Văn Khanh dẫn nàng vào trong viện rồi ngồi xuống, sau đó lấy ra một bình trà từ trong không khí, chậm rãi pha một chén. Nữ tử vẫn luôn an tĩnh lúc này lại có chút kinh ngạc: "Cái này... đây là bản lĩnh của tiên nhân ư?" Nói xong nàng lại nhìn bốn phía, phong cảnh như ở chốn bồng lai, không khỏi thở dài: "Chưa từng nghĩ tới, một kẻ ti tiện như ta khi chết lại có thể đi đến cõi tiên."
Văn Khanh ôn hoà cười: "Ta cũng không phải tiên nhân."
"Nơi đây là tiên cảnh, không phải tiên nhân thì cũng không thể là người bình thường."
Lần này Văn Khanh không phủ nhận, ngược lại hỏi, "Nguyện vọng của ngươi là gì?"
"Nguyện vọng?" Nữ tử vẻ mặt mịt mù.
"Đúng vậy, những người đến đây đều là chưa thực hiện được tâm nguyện, chấp niệm khó tiêu tan, ta ở đây để giúp đỡ hoàn thành tâm nguyện."
Nghe Văn Khanh giải thích xong, nữ tử do dự lắc lắc đầu: "Ta không có di nguyện gì cả."
Văn Khanh nhìn nàng, sắc mặt nàng rất bình tĩnh, vô cùng thản nhiên, không giống nói dối. Văn Khanh cười cười, "Đi đến đây nhất định là chấp niệm chưa tiêu, có thể là nằm sâu trong lòng ngươi, chính ngươi cũng không phát hiện ra, ngươi cẩn thận suy nghĩ lại đi."
"Ta thật sự không có tâm nguyện." Nữ tử suy nghĩ hồi lâu, vẫn lắc đầu. "Ta sinh ra đã làm kỹ nữ, mười một tuổi tiếp khách, mười bảy tuổi chết bệnh, cả đời bị người coi khinh, bị người lăng nhục. Bây giờ rốt cuộc cũng thoát khỏi bể khổ, kiếp này không nguyện, chỉ nguyện kiếp sau bình an vui vẻ, không còn đau khổ."
Cho dù đã xem qua quá khứ của nàng từ đá Vãng Sinh, nhưng khi Văn Khanh nghe nàng thuật lại chuyện đời bình tĩnh không gợn sóng v. Cô nghĩ ngợi, hỏi: "Có muốn biết cha mẹ thân sinh của ngươi là ai không? Tại sao bọn họ vứt bỏ ngươi?"
Nữ tử lần thứ hai tỏ ra vẻ kinh ngạc, "Nhũ mẫu nói, mẫu thân ta là kỹ nữ hoa phường, vì khó sinh nên qua đời, phụ thân cũng không biết là vị khách làng chơi nào. Chẳng lẽ... thân thế ta còn có ẩn tình?"
"Ngươi tự xem đi." Văn Khanh vung tay lên, một đoạn hình ảnh trôi vào mi tâm của nữ tử, đây là ký ức cô lấy ra từ đá Vãng Sinh.
Nữ tử xem xong bỗng lệ rơi đầy mặt: "Thâu long chuyển phượng (*)? Thì ra là thế, thì ra là thế..."
(*) Trộm long tráo phụng: Ý bảo tráo đổi con.
Nàng bỗng nhiên nhìn thẳng vào Văn Khanh, hỏi: "Ngươi vừa rồi nói là sẽ hoàn thành tâm nguyện của ta, nguyện vọng gì cũng được sao?"
"Không sai."
"Được, nếu mẫu thân vì ta là con gái nên mới vứt bỏ ta, chỉ vì ta là con gái nên mới bị coi thường như vậy, chỉ vì ta là con gái nên mới bị đối xử như giun như dế. Ngươi hãy giúp ta... thay đổi địa vị của họ đi. Đừng để cho những nữ nhi khác bị chà đạp giống ta."
Văn Khanh nhìn nàng với con mắt khác, vốn tưởng rằng nàng biết thân thế của bản thân sẽ oán hận phụ mẫu mình, không nghĩ đến nguyện vọng của nàng là giúp đỡ những nữ tử khác trong thiên hạ!
Có lẽ là nhìn ra sự nghi hoặc của Văn Khanh, nữ tử cười nói: "Ta oán trời trách đất thì sao chứ? Những đau khổ mà ta phải chịu cũng không thể biến mất, những nữ tử chưa bị chà đạp họ cần sự giúp đỡ hơn, thay vì lãng phí nguyện vọng này để trả thù người khác, không bằng đi giúp các nữ tử trong thiên hạ."
Không thể không nói cô nương này lương thiện từ trong cốt tủy, rất khiến người động lòng, Văn Khanh nghiêm mặt nói: "Được thôi, ta sẽ làm theo ý muốn của ngươi."
Cô nói xong, nữ tử liền ngất đi. Chỉ có ngất xỉu mới có thể 'nhìn thấy' Văn Khanh đang làm gì. Cô bế nàng đặt lên trên giường, xoay người bước vào hư không vô tận.
***
Mùa đông ở Giang Nam vừa ướt vừa lạnh, cơn gió buốt giá quét qua khuôn mặt hơi tái của Văn Khanh, dường như ngay cả một chút ấm áp cuối cùng của nàng cũng muốn mang đi.
Nàng được quấn ở trong tã lót, bị ném ở cửa bách hoa phường, đứa trẻ này sinh ra vào giờ sửu, hiện tại đã là giờ mão, nói cách khác, Hứa Văn Khanh đã nằm bên ngoài trong thời tiết giá rét bốn tiếng, không chết coi như là mạng lớn!
Văn Khanh thật sự lạnh chịu không nổi, lấy một tấm chăn lông dày từ trong không gian ra đắp lên người, tuy rằng chặn được gió lạnh, nhưng nhiệt độ cơ thể không thể khôi phục được, chỉ có thể chờ người tới cứu.
Thế giới lần này là một quyển tiểu thuyết, nữ chủ là Lý Giai, mang theo hệ thống cung đấu xuyên tới. Lúc đó là thời kì Cửu Long đoạt ngôi thái tử. Nhưng quyển tiểu thuyết này có chỗ khác biệt: nữ chính không xuyên thành phi tần của lão Tứ, lão Bát hay thậm chí là lão Cửu, mà xuyên thành nữ nhân của thái tử Dận Nhưng —— trắc phúc tấn Lý Giai.
Và Hứa Văn Khanh chính là con gái của Lý Giai.
Lúc Lý Giai xuyên tới là thời điểm nguyên chủ đang mang thai, bị người ta hãm hại suýt chút nữa sinh non nên nàng mới có cơ hội xuyên vào. Sau khi chuyển kiếp, nàng một bên an phận dưỡng thai, một bên hoàn thành nhiệm vụ hệ thống – lung lạc tái tim Dận Nhưng.
Dận Nhưng lúc ấy chưa có con trai nối dõi, đối với cái thai trong bụng Lý Giai vô cùng coi trọng. Nếu nàng hạ sinh trưởng tử, địa vị nhất định càng thêm vững chắc. Nhưng hệ thống nói cho nàng biết, cái thai trong bụng nàng là con gái.
Lý Giai thất vọng không thôi, may mắn trong hệ thống cái gì cũng có. Trước đêm nàng sinh, cuối cùng cũng tích lũy đủ điểm thuộc tính, đổi thành kỹ năng thâu long chuyển phượng, sau đó vốn dĩ là sinh con gái lại chuyển thành con trai.
Hệ thống không có khả năng thông thiên, không thể thay đổi giới tính trẻ con, chỉ là đem con gái Lý Giai hạ sinh đánh tráo với đứa bé khác, đây được gọi là kỹ năng thâu long chuyển phượng. Lúc đó Lý Giai cũng không biết đứa bé kia không phải là con mình, chỉ mải đắm chìm trong niềm vui sướng vì địa vị đã được củng cố.
Mà Văn Khanh bị tráo đổi lại xuất hiện trước cổng bách hoa phường ở Giang Nam cách đó ngàn dặm.
"Sinh ra đã làm kỹ nữ, mười một tuổi tiếp khách, mười bảy tuổi chết bệnh, cả đời bị người coi khinh, bị người lăng nhục..."
Nghĩ đến cảnh ngộ của Hứa Văn Khanh, Văn Khanh nhịn không được đau lòng, thân là quý nữ của Thiên gia, chỉ vì là nữ nhi mà bị vứt bỏ, lưu lạc đến chốn buôn phấn bán hương, bị chà đạp đến chết. Lý Giai tất nhiên không có cố ý vứt bỏ nàng, nhưng nàng muốn mẫu bằng tử quý (*) nên mới sử dụng kỹ năng thâu long chuyển phượng để có con trai, có thể thấy được hài tử cũng chỉ là công cụ để nàng tranh sủng thôi.
(*) Mẫu bằng tử quý: mẹ vinh hiển nhờ con.
Thế nhưng Lý Giai như thế nào cũng không liên quan đến Văn Khanh, Hứa Văn Khanh cũng không nói muốn trả thù mẫu thân, nàng nếu vẽ thêm chuyện nói không chừng Hứa Văn Khanh sẽ khổ sở hơn. Cổ nhân trọng hiếu, Lý Giai sinh mà không dưỡng, Hứa Văn Khanh lại không bất kính với nàng, chắc là trong lòng vẫn nhớ đến cốt nhục tình thâm.
Thôi vậy, nàng chỉ cần hoàn thành nguyện vọng của Hứa Văn Khanh là được.
Ước chừng khoảng tám giờ, trời tờ mờ sáng, có điều hoa phường mở cửa muộn, mùa đông lại lạnh, trên đường cũng không có người, Văn Khanh vẫn nằm trên mặt đất, sắp đông cứng đến nơi.
Không bao lâu, Văn Khanh nghe được tiếng bước chân nhẹ nhàng, quay đầu nhìn, thì ra là một lão ăn mày bước đi khập khễnh. Hắn cũng nhìn thấy Văn Khanh, bước nhanh hai bước, đôi tay thô ráp sờ sờ khuôn mặt lạnh buốt của nàng, thở dài: "Cha mẹ nhà ai lại nhẫn tâm thế này, đem hài tử ném ra đây giữa trời đông giá rét?"
Hắn cầm chăn lông quấn chặt người Văn Khanh, nhưng không có ý mang nàng đi: "Nhóc con, không phải lão hán không muốn cứu ngươi, bản thân lão hán còn không có cơm ăn, đi theo ta cũng không sống được. Nơi này tuy rằng không phải nơi tốt đẹp gì, nhưng tóm lại có thể cho ngươi miếng ăn..."
Suy nghĩ của Văn Khanh có chút thay đổi, so với vào thanh lâu, thà đi theo lão ăn mày còn hơn, ít ra thanh danh sẽ tốt hơn nhiều.
Vì thế lúc lão ăn mày chuẩn bị rời đi, nàng oa oa khóc lớn, chỉ có điều vừa đói vừa rét, âm thanh yếu ớt nghe như mèo con, hết sức đáng thương.
Lão hán quả nhiên động lòng trắc ẩn, đi được hai bước lại quay lại: "Thôi, mang theo ngươi vậy. Sau này nếu không nuôi được, ta sẽ tìm cho ngươi một gia đình tốt, dù sao cũng tốt hơn là cái chỗ dơ bẩn này."
"Không có gì, đây là việc tôi nên làm."
Đưa linh hồn Quý Văn Khanh vào Chuyển Sinh Trì xong, một vầng sáng vàng bao phủ cơ thể Văn Khanh, cảm giác thoải mái đến mức làm cô muốn kêu lên. Đó chính là công đức, mỗi một lần hoàn thành nhiệm vụ đều sẽ nhận được công đức của người uỷ thác. Văn Khanh không biết công đức này có ích lợi gì, nhưng lần nào thu được công đức xong cô cũng vô cùng thoải mái, không còn mệt mỏi, ngay cả linh hồn cũng mạnh hơn rất nhiều.
Bàn tay trống không của Văn Khanh nắm vào rồi lại mở ra, lòng bàn tay có thêm hai cái chìa khoá màu vàng kim, một cái là túi đen khủng bố, một cái là bao lì xì tu chân. Cái đầu là bàn tay vàng mang theo để hoàn thành nhiệm vụ, cái sau là cướp được của Mạc Dao, có điều bây giờ chúng đều thuộc về cô hết rồi. Cô giơ tay ném, hai chiếc chìa khoá hoá thành sao băng bay vào hư không vô tận, cùng với hai cái chiếc khác treo trong không gian đen kịt, toả ra hào quang lấp lánh, giống như những ngôi sao trên bầu trời đêm.
Chỗ này được Văn Khanh đặt tên là hư không vô tận, bên ngoài là một cái sân nhỏ mang phong cách cổ xưa, xung quanh là sương mù trắng xoá dày đặc, ngay cổng có một con đường nhỏ mờ ảo trong màn sương, không biết dẫn đến nơi nào.
Trong viện có ba gian phòng, bên trái là không gian mênh mông để đặt bàn tay vàng. Hai gian bên cạnh là chỗ cô nghỉ ngơi, tiếp khách. Những vị khách đó chính là người uỷ thác.
Trong viện quanh năm là mùa xuân, có một cây đào rất lớn che khuất nửa cái sân, hoa nở quanh năm, cảnh sắc động lòng người. Bên dưới cây đào có một hòn đá thần, gọi là đá Vãng Sinh, Văn Khanh dùng nó để quan sát cuộc đời của người uỷ thác. Trong viện còn có một cái giếng — Chuyển Sinh Trì, khi chấp niệm đã tiêu tan, lúc ấy người uỷ thác sẽ từ nơi này đầu thai chuyển kiếp.
Cây cỏ ở không gian vô tận đều do Văn Khanh khống chế, tuỳ cô điều khiển. Lúc này cô đang nằm trên xích đu dưới cây đào, nhắm mắt dưỡng thần, chờ người uỷ thác tiếp theo đến.
Không biết qua bao lâu, Văn Khanh dường như ngủ được một giấc vô cùng thoải mái, bấy giờ mới nghe thấy tiếng chuông chiêu hồn vang lên ở cửa viện.
Có người tới.
Văn Khanh đứng ở trước cửa, nhìn nữ tử đi đến từ cuối đường. Nàng mặc đồ cổ trang, tóc dài đến eo, dáng người tinh tế, có chút mong manh yếu đuối. Dung mạo tuyệt mỹ, đôi mắt chứa đầy nhu tình, ánh mắt đong đầy sự dịu dàng. Nhưng cằm nàng hơi thu lại, lúc bước đi hơi hóp ngực, có vẻ khúm núm. Thế nên Văn Khanh đưa ra kết luận: đây hẳn là một cô nương điềm đạm lại có chút nhát gan.
Văn Khanh dẫn nàng vào trong viện rồi ngồi xuống, sau đó lấy ra một bình trà từ trong không khí, chậm rãi pha một chén. Nữ tử vẫn luôn an tĩnh lúc này lại có chút kinh ngạc: "Cái này... đây là bản lĩnh của tiên nhân ư?" Nói xong nàng lại nhìn bốn phía, phong cảnh như ở chốn bồng lai, không khỏi thở dài: "Chưa từng nghĩ tới, một kẻ ti tiện như ta khi chết lại có thể đi đến cõi tiên."
Văn Khanh ôn hoà cười: "Ta cũng không phải tiên nhân."
"Nơi đây là tiên cảnh, không phải tiên nhân thì cũng không thể là người bình thường."
Lần này Văn Khanh không phủ nhận, ngược lại hỏi, "Nguyện vọng của ngươi là gì?"
"Nguyện vọng?" Nữ tử vẻ mặt mịt mù.
"Đúng vậy, những người đến đây đều là chưa thực hiện được tâm nguyện, chấp niệm khó tiêu tan, ta ở đây để giúp đỡ hoàn thành tâm nguyện."
Nghe Văn Khanh giải thích xong, nữ tử do dự lắc lắc đầu: "Ta không có di nguyện gì cả."
Văn Khanh nhìn nàng, sắc mặt nàng rất bình tĩnh, vô cùng thản nhiên, không giống nói dối. Văn Khanh cười cười, "Đi đến đây nhất định là chấp niệm chưa tiêu, có thể là nằm sâu trong lòng ngươi, chính ngươi cũng không phát hiện ra, ngươi cẩn thận suy nghĩ lại đi."
"Ta thật sự không có tâm nguyện." Nữ tử suy nghĩ hồi lâu, vẫn lắc đầu. "Ta sinh ra đã làm kỹ nữ, mười một tuổi tiếp khách, mười bảy tuổi chết bệnh, cả đời bị người coi khinh, bị người lăng nhục. Bây giờ rốt cuộc cũng thoát khỏi bể khổ, kiếp này không nguyện, chỉ nguyện kiếp sau bình an vui vẻ, không còn đau khổ."
Cho dù đã xem qua quá khứ của nàng từ đá Vãng Sinh, nhưng khi Văn Khanh nghe nàng thuật lại chuyện đời bình tĩnh không gợn sóng v. Cô nghĩ ngợi, hỏi: "Có muốn biết cha mẹ thân sinh của ngươi là ai không? Tại sao bọn họ vứt bỏ ngươi?"
Nữ tử lần thứ hai tỏ ra vẻ kinh ngạc, "Nhũ mẫu nói, mẫu thân ta là kỹ nữ hoa phường, vì khó sinh nên qua đời, phụ thân cũng không biết là vị khách làng chơi nào. Chẳng lẽ... thân thế ta còn có ẩn tình?"
"Ngươi tự xem đi." Văn Khanh vung tay lên, một đoạn hình ảnh trôi vào mi tâm của nữ tử, đây là ký ức cô lấy ra từ đá Vãng Sinh.
Nữ tử xem xong bỗng lệ rơi đầy mặt: "Thâu long chuyển phượng (*)? Thì ra là thế, thì ra là thế..."
(*) Trộm long tráo phụng: Ý bảo tráo đổi con.
Nàng bỗng nhiên nhìn thẳng vào Văn Khanh, hỏi: "Ngươi vừa rồi nói là sẽ hoàn thành tâm nguyện của ta, nguyện vọng gì cũng được sao?"
"Không sai."
"Được, nếu mẫu thân vì ta là con gái nên mới vứt bỏ ta, chỉ vì ta là con gái nên mới bị coi thường như vậy, chỉ vì ta là con gái nên mới bị đối xử như giun như dế. Ngươi hãy giúp ta... thay đổi địa vị của họ đi. Đừng để cho những nữ nhi khác bị chà đạp giống ta."
Văn Khanh nhìn nàng với con mắt khác, vốn tưởng rằng nàng biết thân thế của bản thân sẽ oán hận phụ mẫu mình, không nghĩ đến nguyện vọng của nàng là giúp đỡ những nữ tử khác trong thiên hạ!
Có lẽ là nhìn ra sự nghi hoặc của Văn Khanh, nữ tử cười nói: "Ta oán trời trách đất thì sao chứ? Những đau khổ mà ta phải chịu cũng không thể biến mất, những nữ tử chưa bị chà đạp họ cần sự giúp đỡ hơn, thay vì lãng phí nguyện vọng này để trả thù người khác, không bằng đi giúp các nữ tử trong thiên hạ."
Không thể không nói cô nương này lương thiện từ trong cốt tủy, rất khiến người động lòng, Văn Khanh nghiêm mặt nói: "Được thôi, ta sẽ làm theo ý muốn của ngươi."
Cô nói xong, nữ tử liền ngất đi. Chỉ có ngất xỉu mới có thể 'nhìn thấy' Văn Khanh đang làm gì. Cô bế nàng đặt lên trên giường, xoay người bước vào hư không vô tận.
***
Mùa đông ở Giang Nam vừa ướt vừa lạnh, cơn gió buốt giá quét qua khuôn mặt hơi tái của Văn Khanh, dường như ngay cả một chút ấm áp cuối cùng của nàng cũng muốn mang đi.
Nàng được quấn ở trong tã lót, bị ném ở cửa bách hoa phường, đứa trẻ này sinh ra vào giờ sửu, hiện tại đã là giờ mão, nói cách khác, Hứa Văn Khanh đã nằm bên ngoài trong thời tiết giá rét bốn tiếng, không chết coi như là mạng lớn!
Văn Khanh thật sự lạnh chịu không nổi, lấy một tấm chăn lông dày từ trong không gian ra đắp lên người, tuy rằng chặn được gió lạnh, nhưng nhiệt độ cơ thể không thể khôi phục được, chỉ có thể chờ người tới cứu.
Thế giới lần này là một quyển tiểu thuyết, nữ chủ là Lý Giai, mang theo hệ thống cung đấu xuyên tới. Lúc đó là thời kì Cửu Long đoạt ngôi thái tử. Nhưng quyển tiểu thuyết này có chỗ khác biệt: nữ chính không xuyên thành phi tần của lão Tứ, lão Bát hay thậm chí là lão Cửu, mà xuyên thành nữ nhân của thái tử Dận Nhưng —— trắc phúc tấn Lý Giai.
Và Hứa Văn Khanh chính là con gái của Lý Giai.
Lúc Lý Giai xuyên tới là thời điểm nguyên chủ đang mang thai, bị người ta hãm hại suýt chút nữa sinh non nên nàng mới có cơ hội xuyên vào. Sau khi chuyển kiếp, nàng một bên an phận dưỡng thai, một bên hoàn thành nhiệm vụ hệ thống – lung lạc tái tim Dận Nhưng.
Dận Nhưng lúc ấy chưa có con trai nối dõi, đối với cái thai trong bụng Lý Giai vô cùng coi trọng. Nếu nàng hạ sinh trưởng tử, địa vị nhất định càng thêm vững chắc. Nhưng hệ thống nói cho nàng biết, cái thai trong bụng nàng là con gái.
Lý Giai thất vọng không thôi, may mắn trong hệ thống cái gì cũng có. Trước đêm nàng sinh, cuối cùng cũng tích lũy đủ điểm thuộc tính, đổi thành kỹ năng thâu long chuyển phượng, sau đó vốn dĩ là sinh con gái lại chuyển thành con trai.
Hệ thống không có khả năng thông thiên, không thể thay đổi giới tính trẻ con, chỉ là đem con gái Lý Giai hạ sinh đánh tráo với đứa bé khác, đây được gọi là kỹ năng thâu long chuyển phượng. Lúc đó Lý Giai cũng không biết đứa bé kia không phải là con mình, chỉ mải đắm chìm trong niềm vui sướng vì địa vị đã được củng cố.
Mà Văn Khanh bị tráo đổi lại xuất hiện trước cổng bách hoa phường ở Giang Nam cách đó ngàn dặm.
"Sinh ra đã làm kỹ nữ, mười một tuổi tiếp khách, mười bảy tuổi chết bệnh, cả đời bị người coi khinh, bị người lăng nhục..."
Nghĩ đến cảnh ngộ của Hứa Văn Khanh, Văn Khanh nhịn không được đau lòng, thân là quý nữ của Thiên gia, chỉ vì là nữ nhi mà bị vứt bỏ, lưu lạc đến chốn buôn phấn bán hương, bị chà đạp đến chết. Lý Giai tất nhiên không có cố ý vứt bỏ nàng, nhưng nàng muốn mẫu bằng tử quý (*) nên mới sử dụng kỹ năng thâu long chuyển phượng để có con trai, có thể thấy được hài tử cũng chỉ là công cụ để nàng tranh sủng thôi.
(*) Mẫu bằng tử quý: mẹ vinh hiển nhờ con.
Thế nhưng Lý Giai như thế nào cũng không liên quan đến Văn Khanh, Hứa Văn Khanh cũng không nói muốn trả thù mẫu thân, nàng nếu vẽ thêm chuyện nói không chừng Hứa Văn Khanh sẽ khổ sở hơn. Cổ nhân trọng hiếu, Lý Giai sinh mà không dưỡng, Hứa Văn Khanh lại không bất kính với nàng, chắc là trong lòng vẫn nhớ đến cốt nhục tình thâm.
Thôi vậy, nàng chỉ cần hoàn thành nguyện vọng của Hứa Văn Khanh là được.
Ước chừng khoảng tám giờ, trời tờ mờ sáng, có điều hoa phường mở cửa muộn, mùa đông lại lạnh, trên đường cũng không có người, Văn Khanh vẫn nằm trên mặt đất, sắp đông cứng đến nơi.
Không bao lâu, Văn Khanh nghe được tiếng bước chân nhẹ nhàng, quay đầu nhìn, thì ra là một lão ăn mày bước đi khập khễnh. Hắn cũng nhìn thấy Văn Khanh, bước nhanh hai bước, đôi tay thô ráp sờ sờ khuôn mặt lạnh buốt của nàng, thở dài: "Cha mẹ nhà ai lại nhẫn tâm thế này, đem hài tử ném ra đây giữa trời đông giá rét?"
Hắn cầm chăn lông quấn chặt người Văn Khanh, nhưng không có ý mang nàng đi: "Nhóc con, không phải lão hán không muốn cứu ngươi, bản thân lão hán còn không có cơm ăn, đi theo ta cũng không sống được. Nơi này tuy rằng không phải nơi tốt đẹp gì, nhưng tóm lại có thể cho ngươi miếng ăn..."
Suy nghĩ của Văn Khanh có chút thay đổi, so với vào thanh lâu, thà đi theo lão ăn mày còn hơn, ít ra thanh danh sẽ tốt hơn nhiều.
Vì thế lúc lão ăn mày chuẩn bị rời đi, nàng oa oa khóc lớn, chỉ có điều vừa đói vừa rét, âm thanh yếu ớt nghe như mèo con, hết sức đáng thương.
Lão hán quả nhiên động lòng trắc ẩn, đi được hai bước lại quay lại: "Thôi, mang theo ngươi vậy. Sau này nếu không nuôi được, ta sẽ tìm cho ngươi một gia đình tốt, dù sao cũng tốt hơn là cái chỗ dơ bẩn này."
Bình luận facebook