9.
Vệ Quân Bình gần như lấy hết của cải trong nhà ra mà van xin:
“Cầu xin cô!”
Tôi không nhận tiền, nói thẳng:
“Bây giờ có thể nói cho tôi biết, Nguyên Nhi ch/ết như thế nào không?”
Lá bùa dán trên trán Vệ Quân Bình phấp phới theo gió, ông ta nuốt nước miếng:
“Nguyên Đệ sau khi được đưa từ trong giếng ra thì trở thành một người khác.”
Vệ Quân Bình chìm vào trong hồi ức.
Ba mẹ của Vệ Quân Bình mất sớm, sau khi kết hôn với mẹ Nguyên Nhi, người duy nhất cần phải phụng dưỡng chính là bà ngoại của Nguyên Nhi.
Đối với điều này, Vệ Quân Bình rất không thoải mái, bà cụ có con trai mà sao cứ bám víu nhà họ Vệ giống như muỗi hút m/á/u vậy.
Thế nên, ở nhà, Vệ Quân Bình chưa từng cho bà ấy sắc mặt tốt.
Điều khiến người ta khó chịu hơn là bà cụ này có học thức, không có việc gì mà cứ trưng ra thái độ từng học trong xã hội cũ.
Dưới góc nhìn của Vệ Quân Bình, bà ấy chính là tàn dư của xã hội phong kiến.
Câu nói mà Vệ Quân Bình thường treo bên miệng chính là:
“Già rồi mà không chịu ch/ết đi.”
Trước khi Nguyên Nhi sinh ra, bác sĩ nói cái thai là con trai nên Vệ Quân Bình rất mong chờ, gặp ai cũng khoe mình sắp có con trai.
Đến khi biết là con gái, Vệ Quân Bình tức điên, muốn ném ch/ết Nguyên Nhi vừa lọt lòng.
Là bà ngoại khóc lóc van xin, cứu Nguyên Nhi lại.
Vệ Quân Bình nghĩ, công tâm mà nói, Nguyên Nhi là một cô gái tốt.
Con bé để mặc bị đánh bị mắng nhưng không hề đánh trả.
Có lần, Vệ Quân Bình tức giận bên ngoài, định cầm cưa điện trong nhà ra gi/ết người đó nhưng lại lỡ tay làm Nguyên Nhi bị thương.
Nguyên Nhi khóc đến mức xé ruột xé gan, kể từ đó trở đi bắt đầu ngoan ngoãn nghe lời hơn, thường xuyên giấu cưa điện của Vệ Quân Bình đi.
Cái ch/ết của bà ngoại có liên quan tới mẹ của Nguyên Nhi.
Chi tiêu trong nhà càng lúc càng tăng, mẹ Nguyên Nhi cáu giận, bầu không khí trong nhà rất ảm đạm.
Cuối cùng, bà ta bùng nổ.
Bà ta mắng mẹ ruột của mình, mắng bà ấy là sâu mọt, sâu bọ, xả hết những lời độc địa mình biết lên người mẹ ruột để xoa dịu cơn tức giận của mình.
Ngay đêm đó, bà ngoại Nguyên Nhi treo cổ tự t/ử.
Phản ứng đầu tiên của Vệ Quân Bình vậy mà lại là thở phào nhẹ nhõm, cả người thoải mái.
Mẹ Nguyên Nhi hối hận, Vệ Quân Bình cười lạnh trong lòng:
“Nếu có thời gian chi bằng mời một vài ca sĩ hát hí khúc tới đi.”
“Nói với mấy người anh của bà và cả làng rằng chúng ta phụng dưỡng bà cụ đến khi nhắm mắt xuôi tay!”
Trong ngày tổ chức hôn lễ, Vệ Tiểu Long che gương mặt đỏ bừng, nói với Vệ Quân Bình là chị gái đánh cậu ta.
“Nó dám?”
Vệ Quân Bình dùng cưa điện hành hạ Nguyên Nhi, sau đó ném cô ấy xuống giếng, hời hợt nói:
“Mày cứ ở trong giếng khóc thương cho bà ngoại mày đi.”
Hí khúc diễn cả đêm, Nguyên Nhi khóc suốt một đêm.
Sau đó, Vệ Quân Bình rùng mình nhớ đến Nguyên Nhi, khoảnh khắc cô gái hai mươi tuổi đó mang mái tóc bù xù bò ra khỏi giếng.
Ánh mắt của cô ấy tràn đầy căm hận, móng tay nứt nẻ, m/á/u chảy xuống thành giếng, đồng thời trong miệng vẫn cứ lẩm bẩm, ngâm nga bài đồng dao kỳ lạ.
Vệ Quân Bình sợ hãi, lần đầu tiên ông ta nảy sinh suy nghĩ gi/ết Nguyên Nhi.
Ông ta nhốt Nguyên Nhi trong phòng, không cho ăn uống, mãi đến khi trong phòng bốc ra mùi hôi tanh thì mới biết, Nguyên Nhi ch/ết đói rồi.
Nhưng ánh mắt đó đã khắc sâu vào lòng Vệ Quân Bình, khiến cho ông ta mất ngủ cả đêm.
Sau đó, ông ta nảy ra một ý định táo bạo.
Phân xác, vẽ bùa, âm hôn với kẻ sát nhân, mọi thủ đoạn có thể trấn áp Nguyên Nhi ông ta đều áp dụng hết.
Xung quanh lặng thinh như tờ, nghe câu chuyện mà Vệ Quân Bình kể lại thì ai nấy ớn lạnh cả người.
Vệ Quân Bình quỳ dưới chân tôi, ngón tay đen sì giữ chặt quần tôi, không ngừng dập đầu.
Tôi nhìn về phía xa, ánh nắng tạo thành vầng hào quang đủ màu sắc lơ lửng trên không trung, rõ ràng là nắng như thiêu như đốt nhưng toàn thân tôi lại lạnh buốt.
Tôi hoàn toàn hiểu ra, lòng người đôi khi còn đáng sợ hơn cả ma quỷ.
Tôi nói với Vệ Quân Bình, muốn tháo chuông thì phải tìm người buộc chuông.
Trước tiên, chúng tôi phải đến mộ Nguyên Nhi.
Chúng tôi chọn một ngày lành tháng tốt, có rất nhiều người trong làng đi cùng.
Trời mưa phùn, trăng lên cao, sương mù mờ mịt.
Ông nội Tống đi sau lưng ông Đỗ, lần này ông Đỗ có mang theo kèn xô-na.
Thoạt nhìn, Vệ Quân Bình trông có vẻ bình tĩnh đi bên cạnh tôi, nhưng giọng nói run rẩy của ông ta lộ ra vẻ thấp thỏm.
“Bà mối Nhậm, lần này cô… Nhất định phải cứu tôi… Chỉ có cô mới có thể cứu tôi…”
Tôi cười khẩy:
“Ông từng nghĩ đến chưa, Vệ Tiểu Long nói ch/ết là ch/ết, tại sao ông vẫn có thể sống lâu như vậy?”
Vệ Quân Bình vội vàng lắc đầu.
Nếu như Vệ Quân Bình ch/ết rồi, có nghĩa là hồn ma này đã không còn ý thức của mình nữa. Nhưng hồn ma có thể giữ lại mạng của Vệ Quân Bình, ắt hẳn còn có chuyện cô ấy muốn hỏi.
Chúng tôi trèo lên núi, đến trước mộ Nguyên Nhi.
Trước nấm mồ trơ trọi, không có nổi một tờ tiền giấy.
Mưa tạnh dần, Vệ Quân Bình và mẹ Nguyên Nhi quỳ trước mộ.
“Lạy…”
Hai người lạy lục trước nấm mồ.
Tất cả mọi người nín thở, như thể sợ làm phiền đến linh hồn của Nguyên Nhi.
Những người khiêng quan tài mở nắp quan tài ra, tôi đặt xương ngón tay Nguyên Nhi về vị trí ban đầu, dùng kim chỉ ghép thi thể lại.
Thi thể của cô ấy không thối rữa không hư hại, vết m/á/u trên mặt tựa như chỉ mới chảy ra một giây trước đó.
Hai người thấp thỏm lo lắng, gió thổi cây lung lay cũng khiến cho họ sợ hãi.
Đột nhiên, Vệ Quân Bình quay đầu lại, ngửa tai trái lên trời, bờ môi mấp máy không kiềm được mà run rẩy:
“Đến rồi… Nó đến rồi!”
“Kéo cưa lớn, kéo cưa lớn, trước nhà bà ngoại diễn hí khúc.”
“Anh đi, tôi đi, chỉ là không để Nguyên Nhi đi!”
“Kéo cưa lớn, kéo cưa lớn, trước nhà bà ngoại diễn hí khúc.”
“Mèo đi, chó đi, chỉ là không cho Nguyên Nhi đi!”
Khác với giọng nữ trầm khàn lúc đầu, lần này giọng nữ bi thương buồn bã, còn kèm theo âm thanh của kèn xô-na.
Sương mù trắng giăng kín khắp nơi, dày đặc bao phủ cả khu rừng.
Tôi lẩm nhẩm đọc pháp lệnh, thắp lên ánh sáng trong sương mù.
“Mọi người mau đến đây.”
Ông nội Tống đếm số người:
“Thiếu ba người, vợ chồng nhà họ Vệ và ông Đỗ.”
Sau mộ Nguyên Nhi vọng đến tiếng kêu thảm của Vệ Quân Bình, ông ta khóc lóc, bò giống như một con thú, lòng bàn chân nát bét, đầu gối bị vật nặng làm gãy, đùi thì xé thành hai.
Có người bị dọa ngất xỉu, mọi người nhìn không rõ là ai dùng thứ gì để chặt, Vệ Quân Bình và mẹ Nguyên Nhi vậy mà chỉ còn lại cái đầu.
Họ vẫn còn ý thức, trơ mắt nhìn bản thân bị chia năm xẻ bảy.
“Tại sao?”
Một giọng nói hư ảo cất tiếng hỏi.
“Nguyên Nhi, ba nghe thấy giọng con rồi, ba xin lỗi! Ba xin lỗi con, con tha cho ba đi.”
“Tại sao?”
Thất khiếu (gồm hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng) của mẹ Nguyên Nhi chảy máu:
“Mẹ, có phải mẹ không? Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, con không phải người, con là súc vật, mẹ tha cho con đi.”
“Vệ Quân Bình, tôi không phải Nguyên Nhi.”
Giọng nói già nua buồn bã vang lên:
“Nguyên Nhi đã ch/ết trong giếng từ lâu rồi.”
“Người bò từ trong giếng ra là tôi.”
Ông Đỗ bước ra khỏi sương mù, trên khuôn mặt vốn có của ông ta xuất hiện một gương mặt khác, là bà ngoại Nguyên Nhi.
Tôi hít sâu một hơi, ông Đỗ bị nhập khi nào vậy?
Là khi đến khiêng quan tài sao?
Chẳng trách, ông ấy đối xử tốt với Phùng Lai đến thế.
Vệ Quân Bình và mẹ Nguyên Nhi sống không bằng ch/ết, bọn họ chỉ còn lại mỗi cái đầu, đau khổ tận cùng.
Ông Đỗ đi về phía tôi, khi đi ngang qua ông nội Tống thì dừng lại:
“Ông Tống, cảm ơn ông.”
Bà ngoại nắm tay Phùng Lai, gửi gắm bé Nguyên Vọng cho ông Tống.
Hoá ra ông Tống đều biết cả, còn nhận lời giúp bà ấy nuôi Nguyên Vọng.
Bà ngoại bình tĩnh nói:
“Đời này của tôi không bằng chó lợn, kiếp sau đầu thai làm động vật, làm con mèo con chó cũng không hối tiếc.”
“Tôi lớn lên trong xã hội cũ, không ngờ những đau khổ lúc đó chẳng là gì so với hiện tại.”
Bà ngoại và Phùng Lai đi đến trước mộ Nguyên Nhi, Phùng Lai cảm kích nhìn tôi, sau đó lấy từ trong ngực ra một lọ thuốc độc rồi uống cạn.
Vào giây phút cuối đời, phía sau là vòng tay của Nguyên Nhi, trong tiếng hét xé ruột gan của Vệ Quân Bình và mẹ Nguyên Nhi, bà ngoại lẩm bẩm:
“Kiếp sau, tôi không muốn làm người nữa.”
(…)
Ngoại truyện (Góc nhìn của bà ngoại.)
Tôi là Viên Thục, sinh năm 1942.
Năm đó, nạn đói tiếp diễn, ba tôi không còn cách nào khác nên đành bán tôi cho con trai út của địa chủ, là Phúc Vinh mới chỉ tám tuổi.
Khi nhỏ tôi từng đọc sách, càng đọc nhiều sách thì con người càng đau khổ.
Đau khổ vì bản thân lực bất tòng tâm, không thể báo ân cho đất nước. Đau khổ vì phải thấy người dân bị quân Nhật tra tấn gi/ết hại, đau khổ vì bất lực trước sự mất mạng của vô số sinh mạng.
Tôi từng mơ rằng bản thân rời làng đi đánh giặc, đi cứu chữa cho nhân dân, thế nhưng đáng tiếc, mỗi lần tỉnh dậy đều thấy mình đang ở bên cạnh Phúc Vinh.
Cậu ta tám tuổi nhưng vẫn chưa cai sữa, đêm nào cũng bắt tôi cởi quần áo ra ôm cậu ta.
Tôi trải qua cuộc sống như vậy suốt năm năm, trong thời gian đó, chỉ cần tôi có ý định bỏ trốn thì đều bị người ta bắt lại.
Tôi không hiểu tại sao những người dân đó không buông tha cho tôi.
Họ và nhà Phúc Vinh rõ ràng không có bất cứ quan hệ gì, họ chỉ đơn thuần là muốn xem trò vui, vì ngược đãi người khác thôi.
Chỉ cần tôi chạy là người dân cả làng sẽ cầm đuốc đi tìm tôi.
Sau này, tôi sinh cho Phúc Vinh một đứa con trai đầu lòng, cuộc sống mới khấm khá hơn vài phần.
Dần dần, tôi sinh cho Phúc Vinh tổng cộng năm người con trai, một người con gái.
Tôi rất nuông chiều đứa con gái này, hy vọng con bé có thể ra khỏi làng, thoát khỏi xiềng xích.
Phúc Vinh ghét con gái, không cho con bé ăn cơm, tôi tự mình dành dụm thức ăn cho con bé.
Năm đứa con trai của tôi đều không phải người tốt.
Chúng ăn hiếp con gái, tôi bảo vệ con bé nên bị năm đứa con trai ném đá vào người, tôi đau đớn bật khóc.
Đúng lúc ấy, trong làng có một thầy giáo ghé đến, thầy ấy họ Tống.
Tôi nhờ anh Tống dạy con gái học, nhưng con gái chỉ muốn chơi cùng anh thôi.
Tôi nói:
“Mẹ nhất định sẽ gả con cho một chàng trai tốt.”
Năm đó con gái 17 tuổi, gả cho Vệ Quân Bình ở cùng làng.
Chưa đầy hai năm sau, Phúc Vinh ch/ết trong mương nước.
Khi đó, tôi già hơn người đồng trang lứa rất nhiều, giống như cây cổ thụ mà thân cây đều cắm sâu trong đất.
Không thể nhớ là ngày nào, tôi bắt đầu được năm đứa con trai luân phiên nuôi dưỡng, mỗi tháng đổi một nhà.
Thời đại thay đổi nhưng cứ như không đổi.
Những ngôi nhà đất đổi thành nhà gạch, thậm chí có nhà hai tầng, đường đất trở thành đường xi măng, trẻ em đi bộ đến trường chỉ mất nửa tiếng.
Nhưng tại sao tôi vẫn cảm thấy chẳng có gì thay đổi cả?
Những người đó vẫn là những người năm xưa, luân hồi từ thế hệ này sang thế hệ khác, giống như đầu thai chuyển kiếp vậy.
Họ vẫn ác độc như thế.
Khi Nguyên Nhi chào đời là lúc tôi vui mừng nhất.
Con bé rất đáng yêu, ngoan ngoãn hiểu chuyện, có chính kiến của mình.
Tôi biết Vệ Quân Bình luôn đánh con bé, nhưng con bé không sợ, con bé nói nhất định phải tìm cách đi học để rời khỏi nơi đây.
Tôi luôn trìu mến vuốt ve đầu con bé:
“Nhất định sẽ được, đến khi đó con đừng quên đón bà ngoại nha.”
“Cả đời này, ước nguyện của bà ngoại là được thoát khỏi ngọn núi này.”
Khi đó, tôi không còn nhiều thời gian nữa rồi, cọng rơm cuối cùng đè ch/ết tôi là một câu nói của con gái.
Con bé khóc, dùng những lời cay nghiệt nhất mắng chửi tôi, nó bỏ tôi ngoài trời mưa, ném hết hành lý của tôi vào thùng rác, nhưng tất cả không bằng câu nói:
“Mẹ, mẹ hại tôi thảm quá!”
Tôi nghĩ, đối với tôi mà nói, ch/ết mới là giải thoát, nhưng còn Nguyên Nhi, con bé sống tốt mới có hy vọng.
Sau khi ch/ết, linh hồn tôi lang thang không có đường trở lại, cuối cùng, nhờ sự kết hợp kỳ lạ nào đó mà tôi nhập vào cơ thể Nguyên Nhi.
Cái lạnh cắt da, toàn thân đau nhức, vết sẹo do cưa điện để lại không cách nào có thể chữa lành được.
Giếng cạn đã tích tụ nước mưa khiến hai bên thành giếng trơn trượt, hóa ra Nguyên Nhi đã ch/ết cóng ở đây.
Tôi muốn sống thay Nguyên Nhi.
Nhưng giếng này sâu như vậy, vết thương lại đau như thế, tôi dường như nghe được bài đồng dao Nguyên Nhi biên soạn, con bé muốn gặp mặt tôi lần cuối biết bao.
Tôi muốn sống thay cho Nguyên Nhi, nhưng cơ thể Nguyên Nhi quá yếu, Vệ Quân Bình nhốt tôi trong phòng để tôi ch/ết đói.
Nhưng cho dù ch/ết rồi, họ vẫn không buông tha cho Nguyên Nhi, thế mà lại muốn tổ chức âm hôn.
Chính vào ngày hôm đó, tôi nhập vào người ông Đỗ.
Nguyên Nhi à, bà ngoại rất muốn gặp lại con một lần nữa.
Kiếp sau, nếu phải làm người, chúng ta làm mẹ con có được không?
Bình luận facebook