-
#3
Hình Mẫn xua tay:
- Tôi chỉ hỏi thế thôi, không có gì đâu.
Thanh Hoành biết cô đã bị cuốn vào vụ án liên quan đến Ám Hoa, và rất có thể cô sẽ mất việc. Thực ra, có mất công việc hay không với cô không hề quan trọng. Đúng như Cửu Thiều từng nhận định, cô không hợp với công việc này. Làm xong thủ tục và rời khỏi nhiệm sở lặng lẽ, không một lời chào từ biệt, Thanh Hoành hiểu rằng cô đang rơi vào hoàn cảnh rất khó xử. Khi sự việc chưa được làm sáng tỏ, những người xung quanh chẳng thể lại gần cô. Cô rời Sở cảnh sát, lái xe đến văn phòng của giáo sư Đàm.
Vừa vào cửa chính đã thấy Lâm Noãn nhăn nhó, bước đi như trên mây, trên tay là những tập tài liệu. Thanh Hoành vờ hỏi:
- Chị sao vậy?
Lâm Noãn khổ sở đáp:
- Uống nhiều trà thanh nhiệt giải độc, bị đi ngoài.
Thanh Hoành biết đó là do tác dụng của Phan tả diệp, liền bảo:
- Chị nên đến bệnh viện khám xem sao.
Lâm Noãn đột nhiên đặt chồng tài liệu vào tay Thanh Hoành, vẻ cuống quýt:
- Xin lỗi cô, tôi phải vào nhà vệ sinh!
Thanh Hoành ôm chồng tài liệu đứng đó, tự vấn lương tâm xem có phải mình đã bỏ nhiều Phan tả diệp vào cốc trà quá không? Đúng lúc đó, giáo sư Đàm cũng vừa xách cặp đi ra, vẻ mặt kém vui:
- Đến giờ phải đi rồi, đúng không? Lâm Noãn lại chạy đi đâu rồi?
- Cháu nghĩ bụng dạ chị ấy có vấn đề, tốt nhất nên đến bệnh viện khám xem sao.
Đàm Húc Đông chau mày, nói với thư ký của mình:
- Bảo Lâm Noãn đi khám đi, tôi đi cùng Tiểu Hoành cũng được.
Thanh Hoành không ngờ kế hoạch của cô diễn ra suôn sẻ như vậy, cô thậm chí không cần chủ động nói lời đề nghị như kịch bản đã sắp đặt.
- Được đi cùng giáo sư, chắc chắn cháu sẽ học hỏi được rất nhiều điều. Có điều gì cần đến cháu, xin chú cứ chỉ bảo.
Đàm Húc Đông mỉm cười:
- Cô là học trò cưng của giám đốc Lăng, tôi đâu giám chỉ bảo cô.
Câu nói của giáo sư Đàm khiến Thanh Hoành không khỏi bùi ngùi. Năm ấy, cô chờ giám đốc Lăng dưới chân tòa nhà nơi ông ở, trời mưa như trút, cô ướt như chuột lột, đứng chặn đầu chiếc xe hơi màu đen cũ kỹ. Khi đó giám đốc Lăng vẫn còn trẻ, nhưng tóc mai đã bạc hết cả. Ông nhìn cô, và chỉ nói ngắn gọn:
“Lên nhà ngồi một lát.”
Mãi về sau này cô mới hiểu hết ý nghĩa đằng sau câu nói: “Lên nhà ngồi một lát.”
Không lâu sau khi cô thi đậu ngành pháp y, một lãnh đạo ngành cảnh sát đã bị “ngã ngựa”. Và nguyên nhân đằng sau vụ việc này là do có người tố cáo ông có quan hệ với trẻ vị thành niên. Mà sự thực chỉ đơn thuần là ông cho cô bé lên nhà sưởi ấm vì cô bé đã bị rét cóng khi đứng chờ dưới chân tòa nhà nơi ông ở. Cô bé được bậc cha chú rủ lòng thương xót ấy đã lấy trộm một vài đồ đạc cá nhân của ông để làm bằng chứng uy hiếp ông. Và sau đó đã bị đối thủ của ông trên quan trường lợi dụng.
Mặc dù khi ấy cô không hề biết đến sự tồn tại của những thủ đoạn đê tiện đó, nhưng Lăng Trác Viễn quả thực đã rất mạo hiểm.
Cô nghĩ, nếu cô là học trò của giám đốc Lăng, thì hẳn là một học trò bất tài.
Có giáo sư Đàm làm bia đỡ đạn, cô dễ dàng vượt qua vòng kiểm tra khám xét của cảnh sát để vào được phòng chăm sóc đặc biệt.
Cửu Thiều mặc áo bệnh nhân, có đánh số, cổ chân và cổ tay bị buộc cố định bằng sợi vải. Nghe tiếng động, biết có người vào phòng, nhưng anh không buồn quay ra nhìn, mắt vẫn nhìn thẳng về phía trước.
Giáo sư Đàm đặt cặp xuống và cởi áo khoác. Thanh Hoành nhanh nhẹn đón lấy, treo lên cho ông.
Ông ngồi xuống sofa cạnh giường bệnh, bật bút ghi âm:
- Chúng ta trò chuyện một chút nhé.
Cửu Thiều nằm yên không nhúc nhích, như thể không hề nghe thấy lời ông nói vậy.
Giáo sư Đàm đổ người về phía trước, nhìn anh:
- Anh ở đây bao lâu rồi? Tình trạng sức khỏe của anh ra sao? Tôi là bác sĩ tâm lý của anh. Tôi mong rằng chúng ta có thể trò chuyện với nhau.
Nhưng dù ông có dẫn dắt thế nào cũng không khiến đối phương có bất cứ phản ứng gì. Giáo sư Đàm độc thoại một hồi thì cửa phòng bệnh bật mở. Y tá mang theo hộp thuốc đi vào.
- Tôi phải thay thuốc cho bệnh nhân. Nếu hai vị muốn trò chuyện với bệnh nhân xin đừng nói quá lâu, trạng thái cảm xúc và sức khỏe của bệnh nhân rất không ổn định. Bệnh nhân đau đầu cả đêm, sáng nay mới thiếp đi được một lát.
Giáo sư Đàm hỏi:
- Chúng tôi có cần tránh mặt không?
Cô y tá mỉm cười:
- Không sao.
Cô y tá vén áo Cửu Thiều, tháo lớp băng gạc, bôi thuốc khử trùng và băng bó lại cho anh.
- Thể chất của bệnh nhân rất tốt, những vết thương ngoài da sẽ mau chóng lành lặn trở lại, có điều trạng thái tinh thần của anh ấy rất xấu.
Lúc thay thuốc, Cửu Thiều đờ đẫn hệt như một người gỗ, không có bất cứ phản ứng nào, ngay cả khi y tá hơi vụng tay, chạm mạnh vào vết thương của anh. Giáo sư Đàm quan sát một lúc thì lắc đầu, ông bước đến giá treo áo, lôi bao thuốc lá ra, dốc một điếu, bỏ vào miệng ngậm.
Cô y tá nói:
- Đây là phòng chăm sóc đặc biệt, không được hút thuốc.
Giáo sư cười, bảo:
- Tôi chỉ ngậm cho đỡ thèm thôi, tôi không mang theo bật lửa.
Y tá thay thuốc xong thì mang theo đồ nghề ra ngoài.
Đàm Húc Đông đứng lên, ném điếu thuốc vào thùng rác:
- Tôi vào nhà vệ sinh một lát.
Thanh Hoành đứng bên giường, cúi đầu nhìn anh. Anh chỉnh cao đầu giường, ngả lưng vào gối, gương mặt không chút biểu cảm, cổ áo xộc xệch. Cô cảm thấy lạ lẫm với một Cửu Thiều như thế.
Lát sau, anh ngoảnh sang nhìn cô. Ánh nắng như thiêu đốt chiếu qua ô cửa sổ, anh nheo mắt, hàng mi dài chập chờn như cánh bướm.
Thanh Hoành chỉnh lại cổ áo cho anh, ngập ngừng giây lát, cô chạm tay vào sống mũi thẳng tắp của anh, vuốt ve nhè nhẹ. Anh không phản kháng, mà nhắm mắt lại, mi mắt anh chộn rộn trong lòng bàn tay cô. Thanh Hoành ngồi xuống, nhìn trân trân cánh tay phải bị cột chặt của anh. Đó vốn là bàn tay với những ngón thon dài, trắng muốt. Bàn tay ấy từng chơi vĩ cầm, pha chế rượu, và siết chặt tay cô. Nhưng lúc này, trên mu bàn tay hằn lên những vết thâm tím đáng ghét.
Phòng vệ sinh vang lên tiếng xối nước. Giáo sư Đàm đẩy cửa bước ra:
- Cậu ấy vẫn không chịu nói gì?
Thanh Hoành lắc đầu.
Giáo sư Đàm cúi xuống, nhìn vào mắt anh:
- Chắc là cậu đã mệt, ngày mai chúng tôi sẽ tới thăm cạu, có cần chúng tôi mang thứ gì cho cậu không?
Cửu Thiều vẫn thinh lặng.
Tuy nói vậy, nhưng giáo sư Đàm không định mang đồ gì cho Cửu Thiều, vì trước khi vào phòng họ sẽ bị lục soát. Thực ra ông chỉ muốn kiếm cớ gợi chuyện với Cửu Thiều, nhưng tiếc là ông vẫn thất bại.
Hôm sau, Thanh Hoành vẫn đón giáo sư Đàm và đưa ông đến bệnh viện đúng giờ. Có điều không may là Hình Mẫn cũng có mặt. Nhưng ông không hề tỏ ra ngạc nhiên khi thấy cô. Ông chỉ nhìn cô một lát, rồi quay sang hỏi giáo sư.
- Giáo sư Đàm, xin hỏi, đã có kết quả kiểm tra nói dối chưa?
Giáo sư Đàm bất giác đút tay vào túi áo tìm bao thuốc, nhưng ông chợt dừng lại:
- Tâm lý của người bệnh rất không ổn định, chưa thể tiến hành kiểm tra. Tôi đang cố gắng trò chuyện với anh ta.
Hình Mẫn gật đầu, rồi rảo bước.
Kiểm tra xong xuôi, Thanh Hoành theo giáo sư Đàm vào phòng bệnh.
Hôm nay cũng như hôm qua, không có bất cứ tiến triển nào. Dù giáo sư có dùng lời lẽ chân thành, cảm động đến mấy, Tiêu Cửu Thiều cũng không đáp lại.
Liếc thấy cổ áo của anh lại xộc xệch, Thanh Hoành bước tới chỉnh trang giúp anh. Lúc vén cổ áo của anh, ngón tay cô chạm vào gáy của Cửu Thiều, anh thoáng rùng mình.
Đàm Húc Đông đứng lên, kéo cánh cửa thông qua lan can:
- Tiểu Hoành, lại đây, tôi có vài điều muốn nói với cháu.
Thanh Hoành bước ra ban công, ánh nắng bên ngoài khiến cô nhức mắt. Những ngày qua bao biến cố đã xảy ra, cô như người đi trong cõi mê, không hề biết rằng lúc này đã là giữa thu, rặng phong dưới chân tòa nhà đã bắt đầu đỏ lá.
Đàm Húc Đông nói:
- Tôi để ý thấy người bệnh có cảm tình với cô, lát nữa cô hãy thử trò chuyện với cậu ta.
Thanh Hoành ngạc nhiên, hỏi:
- Cháu phải nói gì với anh ấy?
Đàm Húc Đông lấy làm lạ:
- Cô từng viết rất nhiều bài luận về chướng ngại tâm lý sau chấn thương kia mà. Nay bệnh nhân đã có ở trước mặt, lẽ nào cô không biết phải làm thế nào?
Nghe giáo sư nhắc, Thanh Hoành mới nhận ra, anh đang rơi vào trạng thái của người gặp chướng ngại về tâm lý sau chấn thương. Cô quay vào phòng, lấy ra bài trắc nghiệm tâm lý gồm tám nội dung, đọc cho anh nghe từng nội dung. Sau đó, đặt bút chì vào tay trái của anh, hướng dẫn anh khoanh tròn các câu trả lời.
Bút ký tên và bút máy đều đã bị tịch thu trước khi họ vào phòng với lý do, đó là những vật dụng có thể gây nguy hiểm. Trong phòng còn lắp đặt camera theo dõi, để nếu có bất cứ động tĩnh gì, phía cảnh sát có thể lập tức ứng phó. Chế độ “chăm sóc” đặc biệt này có lẽ chỉ có những nhân vật “tầm cỡ” như Ám Hoa mới được hưởng mà thôi.
Thanh Hoành đọc hết câu trắc nghiệm cuối cùng và bắt đầu tính điểm. Kết quả khiến cô vô cùng ngạc nhiên:
- Thưa giáo sư, kết quả bài trắc nghiệm tâm lý của anh ấy… điểm số cho mỗi nội dung đều rất thấp, và được chia đều.
Đàm Húc Đông xem bài trắc nghiệm, và lắc đầu:
- Hôm nay tạm dừng ở đây, ngày mai chúng ta sẽ quay lại.
Rời khỏi phòng bệnh, Thanh Hoành bỗng nhớ lại một chuyện cũ.
- Tôi chỉ hỏi thế thôi, không có gì đâu.
Thanh Hoành biết cô đã bị cuốn vào vụ án liên quan đến Ám Hoa, và rất có thể cô sẽ mất việc. Thực ra, có mất công việc hay không với cô không hề quan trọng. Đúng như Cửu Thiều từng nhận định, cô không hợp với công việc này. Làm xong thủ tục và rời khỏi nhiệm sở lặng lẽ, không một lời chào từ biệt, Thanh Hoành hiểu rằng cô đang rơi vào hoàn cảnh rất khó xử. Khi sự việc chưa được làm sáng tỏ, những người xung quanh chẳng thể lại gần cô. Cô rời Sở cảnh sát, lái xe đến văn phòng của giáo sư Đàm.
Vừa vào cửa chính đã thấy Lâm Noãn nhăn nhó, bước đi như trên mây, trên tay là những tập tài liệu. Thanh Hoành vờ hỏi:
- Chị sao vậy?
Lâm Noãn khổ sở đáp:
- Uống nhiều trà thanh nhiệt giải độc, bị đi ngoài.
Thanh Hoành biết đó là do tác dụng của Phan tả diệp, liền bảo:
- Chị nên đến bệnh viện khám xem sao.
Lâm Noãn đột nhiên đặt chồng tài liệu vào tay Thanh Hoành, vẻ cuống quýt:
- Xin lỗi cô, tôi phải vào nhà vệ sinh!
Thanh Hoành ôm chồng tài liệu đứng đó, tự vấn lương tâm xem có phải mình đã bỏ nhiều Phan tả diệp vào cốc trà quá không? Đúng lúc đó, giáo sư Đàm cũng vừa xách cặp đi ra, vẻ mặt kém vui:
- Đến giờ phải đi rồi, đúng không? Lâm Noãn lại chạy đi đâu rồi?
- Cháu nghĩ bụng dạ chị ấy có vấn đề, tốt nhất nên đến bệnh viện khám xem sao.
Đàm Húc Đông chau mày, nói với thư ký của mình:
- Bảo Lâm Noãn đi khám đi, tôi đi cùng Tiểu Hoành cũng được.
Thanh Hoành không ngờ kế hoạch của cô diễn ra suôn sẻ như vậy, cô thậm chí không cần chủ động nói lời đề nghị như kịch bản đã sắp đặt.
- Được đi cùng giáo sư, chắc chắn cháu sẽ học hỏi được rất nhiều điều. Có điều gì cần đến cháu, xin chú cứ chỉ bảo.
Đàm Húc Đông mỉm cười:
- Cô là học trò cưng của giám đốc Lăng, tôi đâu giám chỉ bảo cô.
Câu nói của giáo sư Đàm khiến Thanh Hoành không khỏi bùi ngùi. Năm ấy, cô chờ giám đốc Lăng dưới chân tòa nhà nơi ông ở, trời mưa như trút, cô ướt như chuột lột, đứng chặn đầu chiếc xe hơi màu đen cũ kỹ. Khi đó giám đốc Lăng vẫn còn trẻ, nhưng tóc mai đã bạc hết cả. Ông nhìn cô, và chỉ nói ngắn gọn:
“Lên nhà ngồi một lát.”
Mãi về sau này cô mới hiểu hết ý nghĩa đằng sau câu nói: “Lên nhà ngồi một lát.”
Không lâu sau khi cô thi đậu ngành pháp y, một lãnh đạo ngành cảnh sát đã bị “ngã ngựa”. Và nguyên nhân đằng sau vụ việc này là do có người tố cáo ông có quan hệ với trẻ vị thành niên. Mà sự thực chỉ đơn thuần là ông cho cô bé lên nhà sưởi ấm vì cô bé đã bị rét cóng khi đứng chờ dưới chân tòa nhà nơi ông ở. Cô bé được bậc cha chú rủ lòng thương xót ấy đã lấy trộm một vài đồ đạc cá nhân của ông để làm bằng chứng uy hiếp ông. Và sau đó đã bị đối thủ của ông trên quan trường lợi dụng.
Mặc dù khi ấy cô không hề biết đến sự tồn tại của những thủ đoạn đê tiện đó, nhưng Lăng Trác Viễn quả thực đã rất mạo hiểm.
Cô nghĩ, nếu cô là học trò của giám đốc Lăng, thì hẳn là một học trò bất tài.
Có giáo sư Đàm làm bia đỡ đạn, cô dễ dàng vượt qua vòng kiểm tra khám xét của cảnh sát để vào được phòng chăm sóc đặc biệt.
Cửu Thiều mặc áo bệnh nhân, có đánh số, cổ chân và cổ tay bị buộc cố định bằng sợi vải. Nghe tiếng động, biết có người vào phòng, nhưng anh không buồn quay ra nhìn, mắt vẫn nhìn thẳng về phía trước.
Giáo sư Đàm đặt cặp xuống và cởi áo khoác. Thanh Hoành nhanh nhẹn đón lấy, treo lên cho ông.
Ông ngồi xuống sofa cạnh giường bệnh, bật bút ghi âm:
- Chúng ta trò chuyện một chút nhé.
Cửu Thiều nằm yên không nhúc nhích, như thể không hề nghe thấy lời ông nói vậy.
Giáo sư Đàm đổ người về phía trước, nhìn anh:
- Anh ở đây bao lâu rồi? Tình trạng sức khỏe của anh ra sao? Tôi là bác sĩ tâm lý của anh. Tôi mong rằng chúng ta có thể trò chuyện với nhau.
Nhưng dù ông có dẫn dắt thế nào cũng không khiến đối phương có bất cứ phản ứng gì. Giáo sư Đàm độc thoại một hồi thì cửa phòng bệnh bật mở. Y tá mang theo hộp thuốc đi vào.
- Tôi phải thay thuốc cho bệnh nhân. Nếu hai vị muốn trò chuyện với bệnh nhân xin đừng nói quá lâu, trạng thái cảm xúc và sức khỏe của bệnh nhân rất không ổn định. Bệnh nhân đau đầu cả đêm, sáng nay mới thiếp đi được một lát.
Giáo sư Đàm hỏi:
- Chúng tôi có cần tránh mặt không?
Cô y tá mỉm cười:
- Không sao.
Cô y tá vén áo Cửu Thiều, tháo lớp băng gạc, bôi thuốc khử trùng và băng bó lại cho anh.
- Thể chất của bệnh nhân rất tốt, những vết thương ngoài da sẽ mau chóng lành lặn trở lại, có điều trạng thái tinh thần của anh ấy rất xấu.
Lúc thay thuốc, Cửu Thiều đờ đẫn hệt như một người gỗ, không có bất cứ phản ứng nào, ngay cả khi y tá hơi vụng tay, chạm mạnh vào vết thương của anh. Giáo sư Đàm quan sát một lúc thì lắc đầu, ông bước đến giá treo áo, lôi bao thuốc lá ra, dốc một điếu, bỏ vào miệng ngậm.
Cô y tá nói:
- Đây là phòng chăm sóc đặc biệt, không được hút thuốc.
Giáo sư cười, bảo:
- Tôi chỉ ngậm cho đỡ thèm thôi, tôi không mang theo bật lửa.
Y tá thay thuốc xong thì mang theo đồ nghề ra ngoài.
Đàm Húc Đông đứng lên, ném điếu thuốc vào thùng rác:
- Tôi vào nhà vệ sinh một lát.
Thanh Hoành đứng bên giường, cúi đầu nhìn anh. Anh chỉnh cao đầu giường, ngả lưng vào gối, gương mặt không chút biểu cảm, cổ áo xộc xệch. Cô cảm thấy lạ lẫm với một Cửu Thiều như thế.
Lát sau, anh ngoảnh sang nhìn cô. Ánh nắng như thiêu đốt chiếu qua ô cửa sổ, anh nheo mắt, hàng mi dài chập chờn như cánh bướm.
Thanh Hoành chỉnh lại cổ áo cho anh, ngập ngừng giây lát, cô chạm tay vào sống mũi thẳng tắp của anh, vuốt ve nhè nhẹ. Anh không phản kháng, mà nhắm mắt lại, mi mắt anh chộn rộn trong lòng bàn tay cô. Thanh Hoành ngồi xuống, nhìn trân trân cánh tay phải bị cột chặt của anh. Đó vốn là bàn tay với những ngón thon dài, trắng muốt. Bàn tay ấy từng chơi vĩ cầm, pha chế rượu, và siết chặt tay cô. Nhưng lúc này, trên mu bàn tay hằn lên những vết thâm tím đáng ghét.
Phòng vệ sinh vang lên tiếng xối nước. Giáo sư Đàm đẩy cửa bước ra:
- Cậu ấy vẫn không chịu nói gì?
Thanh Hoành lắc đầu.
Giáo sư Đàm cúi xuống, nhìn vào mắt anh:
- Chắc là cậu đã mệt, ngày mai chúng tôi sẽ tới thăm cạu, có cần chúng tôi mang thứ gì cho cậu không?
Cửu Thiều vẫn thinh lặng.
Tuy nói vậy, nhưng giáo sư Đàm không định mang đồ gì cho Cửu Thiều, vì trước khi vào phòng họ sẽ bị lục soát. Thực ra ông chỉ muốn kiếm cớ gợi chuyện với Cửu Thiều, nhưng tiếc là ông vẫn thất bại.
Hôm sau, Thanh Hoành vẫn đón giáo sư Đàm và đưa ông đến bệnh viện đúng giờ. Có điều không may là Hình Mẫn cũng có mặt. Nhưng ông không hề tỏ ra ngạc nhiên khi thấy cô. Ông chỉ nhìn cô một lát, rồi quay sang hỏi giáo sư.
- Giáo sư Đàm, xin hỏi, đã có kết quả kiểm tra nói dối chưa?
Giáo sư Đàm bất giác đút tay vào túi áo tìm bao thuốc, nhưng ông chợt dừng lại:
- Tâm lý của người bệnh rất không ổn định, chưa thể tiến hành kiểm tra. Tôi đang cố gắng trò chuyện với anh ta.
Hình Mẫn gật đầu, rồi rảo bước.
Kiểm tra xong xuôi, Thanh Hoành theo giáo sư Đàm vào phòng bệnh.
Hôm nay cũng như hôm qua, không có bất cứ tiến triển nào. Dù giáo sư có dùng lời lẽ chân thành, cảm động đến mấy, Tiêu Cửu Thiều cũng không đáp lại.
Liếc thấy cổ áo của anh lại xộc xệch, Thanh Hoành bước tới chỉnh trang giúp anh. Lúc vén cổ áo của anh, ngón tay cô chạm vào gáy của Cửu Thiều, anh thoáng rùng mình.
Đàm Húc Đông đứng lên, kéo cánh cửa thông qua lan can:
- Tiểu Hoành, lại đây, tôi có vài điều muốn nói với cháu.
Thanh Hoành bước ra ban công, ánh nắng bên ngoài khiến cô nhức mắt. Những ngày qua bao biến cố đã xảy ra, cô như người đi trong cõi mê, không hề biết rằng lúc này đã là giữa thu, rặng phong dưới chân tòa nhà đã bắt đầu đỏ lá.
Đàm Húc Đông nói:
- Tôi để ý thấy người bệnh có cảm tình với cô, lát nữa cô hãy thử trò chuyện với cậu ta.
Thanh Hoành ngạc nhiên, hỏi:
- Cháu phải nói gì với anh ấy?
Đàm Húc Đông lấy làm lạ:
- Cô từng viết rất nhiều bài luận về chướng ngại tâm lý sau chấn thương kia mà. Nay bệnh nhân đã có ở trước mặt, lẽ nào cô không biết phải làm thế nào?
Nghe giáo sư nhắc, Thanh Hoành mới nhận ra, anh đang rơi vào trạng thái của người gặp chướng ngại về tâm lý sau chấn thương. Cô quay vào phòng, lấy ra bài trắc nghiệm tâm lý gồm tám nội dung, đọc cho anh nghe từng nội dung. Sau đó, đặt bút chì vào tay trái của anh, hướng dẫn anh khoanh tròn các câu trả lời.
Bút ký tên và bút máy đều đã bị tịch thu trước khi họ vào phòng với lý do, đó là những vật dụng có thể gây nguy hiểm. Trong phòng còn lắp đặt camera theo dõi, để nếu có bất cứ động tĩnh gì, phía cảnh sát có thể lập tức ứng phó. Chế độ “chăm sóc” đặc biệt này có lẽ chỉ có những nhân vật “tầm cỡ” như Ám Hoa mới được hưởng mà thôi.
Thanh Hoành đọc hết câu trắc nghiệm cuối cùng và bắt đầu tính điểm. Kết quả khiến cô vô cùng ngạc nhiên:
- Thưa giáo sư, kết quả bài trắc nghiệm tâm lý của anh ấy… điểm số cho mỗi nội dung đều rất thấp, và được chia đều.
Đàm Húc Đông xem bài trắc nghiệm, và lắc đầu:
- Hôm nay tạm dừng ở đây, ngày mai chúng ta sẽ quay lại.
Rời khỏi phòng bệnh, Thanh Hoành bỗng nhớ lại một chuyện cũ.
Bình luận facebook