Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 62
Tiểu thư Bạch Anh? Tiểu thư Bạch Anh là ai? Mấy ngày nay, đây là lần thứ hai gã nghe thấy cái tên này. Chu Vạn Đông vô cùng hoài nghi, liên tục hỏi Giả Quế Chi nhiều lần nhưng chị ta cứ ngơ ngơ ngác ngác giống như chẳng hề nghe thấy.
Chu Vạn Đông từng nghe đến Đại Lạt Ma nhưng chưa từng nghe nói đến Bạch Anh. Nghe như là tên cô gái bình thường, không biết có tài đức gì mà có thể sánh ngang với Đại Lạt Ma?
Giả Quế Chi cũng đang nghĩ đến vấn đề này. Chị ta đang nghĩ rốt cuộc tiểu thư Bạch Anh là người thế nào?
Nói đến Bạch Anh thì phải nói đến ông cố Giả Quý Hồng của mình.
Ông cố Giả Quý Hồng đứng thứ ba trong nhà, nên trong nhà gọi là Giả Tam. Lúc Giả Quế Chi biết chuyện, ông đã già lắm rồi. Chuyện về ông cố chị ta đều nghe từ ông nội.
Ông nội kể lại bằng giọng điệu căm hận, trước kia nhà họ căn bản không phải là người Thanh Hải, mà là ở bến Thượng Hải: Cháu biết không bến Thượng Hải là một nơi trù phú. Cháu không biết đường Nam Kinh phồn hoa thế nào đâu. Có rất nhiều quý bà quý cô mặc sườn xám, mang giày cao gót, tư thái yểu điệu đẹp chết người. Nhiều cửa hàng bán vải vóc, nước hoa, kem dưỡng da, chăn mền, dao kéo, mũ dạ… cái gì cũng có. Còn có thể xem chiếu bóng, còn có sân khấu ca múa nhạc. Nói cho cháu biết đào kép Bắc Kinh nổi tiếng ở thủ đô thì cũng chưa thể gọi là nổi tiếng. Phải nổi tiếng ở Bến Thượng Hải mới chính thức là nổi tiếng cả nước đấy.
Là một nơi tốt như vậy nên người ngoại quốc đều tranh nhau xây tô giới. Vậy mà một ngày ông Giả Tam tối kéo xe về nhà cũng không biết đã bị trúng tà gì, muốn cả nhà lập tức thu dọn hành lý, dọn nhà đến Tây Bắc.
Tây Bắc là nơi nào chứ. Hoang vu vắng vẻ, từ xưa đến nay là nơi lưu vong. Mấy ông quan lớn ngày xưa phạm tội vừa nghe nói bị lưu đày đến Tây Bắc là cả nhà người thì phát điên, người thì thắt cổ tự vận. Ai mà chủ động khăng khăng đi đến chỗ đó chứ?
Mà khi đó Trung Quốc chiến tranh loạn lạc, Đông Tây Nam Bắc chẳng nơi nào yên ổn. Không phải chiến tranh thì là thổ phỉ, còn không thì là hạn hán lũ lụt. Cả một nhà từ già đến trẻ cứ vậy lên đường không phải là đi chết hay sao?
Vợ ông Giả Tam sử dụng hết cách, một khóc lóc hai náo loạn ba treo cổ, cuối cùng cũng chẳng làm được gì. Lúc lên đường ngoại trừ ông Giả Tam ra mọi người đều khóc như đi đưa đám.
Ban đầu thật ra không có đích đến chính xác, chẳng qua là đi Tây Bắc thôi.
Giả Tam từng nói gần nói xa tiết lộ Phương Bắc đang đánh giặc không nên đi, phương Nam cũng không ổn định, nghe nói đội du kích của Hồng Quân xuất quỷ nhập thần, ít có ai đến đó. Nhưng Tây Nam không thể đi, đó là nơi tiểu thư Bạch Anh căn dặn tránh xa, chỉ còn lại Tây Bắc thôi.
Lẽ ra không định ở Nang Khiêm, nhưng khi đến vùng lân cận thì gặp tai họa trời giáng, đụng phải quân phiệt Mã thị cướp bóc người Tạng ở tỉnh Thanh Hải, giết người cướp của, đoạt lương cướp ngựa. Tiền tài vất vã gìn giữ suốt quãng đường đều gần như bị cướp sạch. Điều khiến ông nội Giả Quế Chi không thể tha thứ chính là: Trong trận tai họa bất ngờ này, ông Giả Tam chỉ hô to bảo bọn họ đi núp. Thứ đầu tiên ông xông lên giành lại chỉ là một chiếc rương dài. Đến nỗi vợ Giả Tam đang vất vã lẫn trốn đã bị trúng đạn, chưa kịp hoảng sợ hô lên đã đi đời nhà ma.
Người chết của mất, không thể tiếp tục đi được nữa, bất đắc dĩ cuối cùng phải ở lại Nang Khiêm. Trong nhà không ai thích ông, đều ghét ông hay lải nhải mấy chuyện quỷ quái kỳ dị. Nếu không phải nể công ơn nuôi dưỡng thì họ đã sớm vứt bỏ ông cho xong việc. Nhất là mẹ của Giả Quế Chi, bà vô cùng ghét ông cố này. Bởi vì lúc bà sinh Giả Quế Chi, Giả Tam lụm khụm chống gậy đi từng bước từ căn nhà kề đến cửa phòng bà. Gần như là kinh hãi lặp đi lặp lại một câu nói: “Chính là đứa bé này, đại nạn tám mươi năm sớm muộn gì cũng do nó gánh…”
Sau đó Giả Quế Chi đã hỏi ông nội, đại nạn tám mươi năm là có ý gì? Ông nội trừng mắt chửi mắng: Cháu nghe ông già đó nói nhảm làm gì. Ông ta nói trước kia từng gặp phải yêu quái, còn nói yêu quái bắt ông ta làm một chuyện. Bảy mươi năm sau mới bắt đầu làm, tám mươi năm là hạn chót, nếu như đến lúc đó vẫn chưa hoàn thành, từ trên xuống dưới nhà họ Giả sẽ tuyệt tự, chết không toàn thây. Ông khinh, đầu óc điên khùng rồi, từ Thượng Hải chạy đến nơi này.
Đối với chuyện cả đời này không thể là người Thượng Hải, ông nội vẫn canh cánh trong lòng như vậy. Mỗi lần mắng ông cố đều nhắc lại câu này.
Còn đối với chuyện yêu quái, Giả Quế Chi cảm thấy tuy người trong nhà ngoài miệng đều khinh khi, nhưng trong đầu vẫn thà tin là có còn hơn là không. Nếu không tại sao từ nhỏ đã bảo chị ta tin Phật chứ. Thậm chí mẹ dặn dò chị ta không chỉ một lần: “Phải dốc lòng hướng Phật nhé Quế Chi, Lạt Ma sẽ phù hộ con…”
Sau đó có một ngày, ông cố bệnh sắp chết, chị ta ngồi ở cửa chơi xúc cát, vừa ngẩng đầu lên đã thấy ông lão gầy trơ xương mắt sáng quắc, vẫy vẫy tay với chị ta. Chị ta quên mất lời mẹ dặn dò “Rời xa lão yêu quái này ra”, quỷ thần xui khiến rảo bước đi vào phòng ông.
***
Hết di chuyển rồi lại dừng, dừng xong lại di chuyển tiếp. Lúc thì bằng phẳng êm ru lúc thì dằn xóc khó đi, ngoại trừ thỉnh thoảng xuống xe tiểu tiện tại nơi vô cùng hoang vu, đa số đều là di chuyển trên đường. Mơ mơ màng màng dựa vào tủ lạnh trong xe ngủ vài giấc, rốt cuộc cũng đã đến nơi.
Thời gian là nửa đêm, xe dừng tại một vách núi trên đường đèo. Cửa xe sau mở ra, Chu Vạn Đông thò đầu vào, thô lỗ hỏi Tần Phóng: “Có muốn tiểu tiện không?”
Tần Phóng ừ, từ từ dựa vào vách xe đứng dậy. Suốt cả quãng đường này, bởi vì anh hết sức phối hợp nên Chu Vạn Đông cũng chẳng làm khó gì anh. Ngay cả việc dùng băng keo dán miệng anh lại cũng lười: Dù sao cần phải nói chuyện ăn cơm, xé xé dán dán, Tần Phóng không than đau gã cũng ngại phiền.
Tiểu tiện xong lên xe, dường như đám người Chu Vạn Đông cũng không vội đi, đứng sau xe nói huyên thuyên. Tim Tần Phóng đập kịch liệt, anh khe khẽ nhích đến cửa xe nghe ngóng, nghe thấy Giả Quế Chi nói: “Chắc là dưới thung lũng một trong những vách núi này, nhưng đứng trên cao không thể nhận ra. Mấy ngọn núi này quá giống nhau, ông cố tôi nói ông có bản đồ, chúng ta nên dựa theo bản đồ đàng hoàng đi vào từ mặt đất đi.”
Bản đồ? Sao nghe giống như là đào mộ ăn cắp của cải vậy?
Tiếng Chu Vạn Đông có vẻ không kiên nhẫn: “Bản đồ của ông chị, chị có từng thấy chưa? Chị có từng đi qua chỗ đó chưa?”
“Chưa từng thấy cũng chưa từng đi qua.”
“Thấy cũng chưa từng thấy thì làm sao chị biết là có?”
“Ông đã nói có bản đồ, đều đặt trong cái rương dài kia, không ai động đến.”
Chu Vạn Đông hoang mang: “Tại sao không động đến? Dù sao cũng nên mở ra xem thử, nói không chừng ông già để lại bảo vật, nói không chừng bên trong… có vàng thì sao?”
Vàng? Giả Quế Chi cười khẩy.
Chiếc rương dài sơn màu đen kia giống như ông cố, đều bị người nhà ghét bỏ, thậm chí là tránh còn không kịp nữa là. Ông nội nói, năm đó an cư ở Nang Khiêm, ông tận mất thấy ông cố Giả Tam khiêng ra một cái xác nữ từ chiếc rương kia.
Chiếc rương kia dài nhưng lại hẹp, suốt quãng đường đi họ cũng từng tò mò suy đoán xem trong chiếc rương này cất thứ gì. Nhưng chưa bao giờ nghĩ chiếc rương này là chiếc quan tài.
Ngàn dặm xa xôi từ Thượng Hải đến Nang Khiêm, bôn ba gần hai tháng, có đôi khi còn nằm ngủ lên chiếc rương, ai ngờ bên trong lại chứa thi thể.
Nhất định là ông cố Giả Tam trúng tà rồi, từ tối hôm ông kéo xe về với thái độ khác thường nói muốn dọn nhà là ông đã trúng tà rồi.
Sau khi ông chết, người trong nhà vốn định đốt hết đồ đạc của ông, nhưng không ai muốn vào căn phòng hôi hám nồng nặc kia thu dọn, không ai muốn đụng đến chiếc rương đã chứa xác chết kia cả. Hơn nữa trước khi ông chết còn dặn dò liên miên rất nhiều chuyện khiến người ta sởn gai ốc. Nên dứt khoát khóa cửa lại cho xong, dù sao ông chỉ ở có một căn phòng nhỏ, thêm một căn cũng không nhiều mà bớt một căn cũng không ít.
Sau đó lại xây lại nhà mới, nhà cũ vẫn cứ để hoang. Sau đó nữa là Giả Quế Chi ra ngoài đi học, lập gia đình, an cư, rất hiếm khi trở về Nang Khiêm. Người thế hệ trước không bệnh thì chết, trong nhà chẳng còn lại bao nhiêu người. Khi đó Triệu Giang Long còn đề nghị chị ta mang gia sản bán lấy tiền, chị ta không đồng ý, trả lời rằng dù sao cũng không thiếu số tiền này.
Có lẽ sâu trong nội tâm chị ta, ngày đó những lời ông cố nói, chị ta đều nhớ tất cả.
Lại có lẽ ngoài mặt nói tuyệt đối không tin, nhưng bên trong vẫn luôn lo lắng sợ hãi.
Năm 2010 Ngọc Thụ động đất, nghe nói Nang Khiêm cũng bị liên lụy. Sau khi hết động đất Giả Quế Chi trở về quê, căn nhà cũ vẫn khóa mấy chục năm đã bị sập, giữa đám gạch ngói lộ ra chiếc rương bị bong tróc nước sơn.
Không rời đất tổ, xây lại nhà mới tại vị trí cũ, còn cố ý chừa ra một căn phòng cất chiếc rương dài kia. Nếu như không phải Triệu Giang Long đột ngột xảy ra biến cố thì…
Chị ta bán gia sản đổi thành tiền mặt, bà con trong nhà cũng sắp xếp dời đến tỉnh Tây Ninh. Giả gia ở Nang Khiêm bỗng hoàn toàn mất liên hệ, đồ đạc lớp vứt lớp bán, duy chỉ có chiếc rương kia vẫn còn. Do dự nhiều lần chị ta mới chọn một đêm khuya yên ắng len lén chôn kế bên mộ của ông Giả Tam.
Chị ta nói với Chu Vạn Đông, chiếc rương kia không ai động đến, lời này không phải thật.
Mấy tháng trước Triệu Giang Long nói muốn giúp người ta chuyển hàng lậu, đây cũng là cách thường dùng bên ngoài. Thuộc hạ bên dưới không thể mang hàng đi, bởi vì kẻ này thường bị nghi ngờ nhiều nhất, dễ dàng bị người ta tra ra. Để đề phòng lúc bị kiểm tra chẳng may bị phát hiện, hàng phải tìm người khác không bị hiềm nghi mang giúp. Nhưng lại sợ người ta chiếm làm của riêng, cho nên suốt quãng đường cũng sẽ phải theo dõi chặt chẽ.
Sau khi xí nghiệp Triệu Giang Long đóng cửa, dù Giả Quế Chi đã bán đất trả nợ nhưng vẫn còn thiếu không ít. Người bị dính án kiện trong thời gian ngắn không thể hoạt động lại, cuộc sống không thoải mái như trước, đành phải tìm đường tắt kiếm ít tiền. Nếu Triệu Giang Long muốn đi ra ngoài, tối hôm trước hai người sẽ thân mật khắng khít một phen. Tình cảm vợ chồng của hai người sau khi có kẻ thứ ba thứ tư chen vào lại bất ngờ chuyển tốt, thật quả là vô tâm trồng liễu, liễu xanh um.
Sau khi xong chuyện, Triệu Giang Long cảm khái nói một câu, tuổi hai người cũng không còn nhỏ nữa, nên có một đứa con. Trước đây đã kiểm tra sức khỏe, hai bên cũng không có vấn đề gì, vậy mà sao mãi vẫn chưa có con.
Đầu Giả Quế Chi đau buốt, nhưng cũng biết Triệu Giang Long không cố tình, im lặng không nói gì, qua một lúc Triệu Giang Long lại thuận miệng nhắc đến: “Vết sẹo sau lưng em có từ khi nào vậy?”
Sẹo? Lúc nào có sẹo? Không có ấn tượng. Chị ta đưa tay đến sờ chỗ Triệu Giang Long nói, rất trơn láng chẳng hề có vết sẹo lồi lên. Chị ta bảo Triệu Giang Long lấy điện thoại chụp một tấm xem. Ồ, có, rất mỏng nhưng dù sao cũng không đau, chẳng biết là có khi nào.
Nhưng đã lớn tuổi nên trong lòng luôn thấy hơi lo sợ, sợ thân thể mình thỉnh thoảng xuất hiện dị thường là dấu hiệu của bệnh nan y. Sau khi Triệu Giang Long ngủ, chị ta còn nằm trên giường xem tấm hình, sau đó phóng lớn lên.
Tim giật thót dường như chị ta cảm giác miệng khô khốc vội nuốt nuốt nước miếng, từ từ ngồi dậy khỏi giường, run run đưa tay đếm vết sẹo kia. Phóng lớn hơn mới thấy rõ đó không phải là một đường, mà là bảy đường hợp lại. Mỗi một đường đều nhỏ nhắn dữ tợn, giống như là… dây mây.
Trong lúc chớp nhoáng, chị ta bỗng hiểu rõ được rất nhiều chuyện.
– Đây không phải là vết sẹo, đây là sự uy hiếp tựa như cảnh tỉnh người ta.
– Tại sao là bảy vết, bởi vì ông từng nhắc đến bảy mươi năm sau phải bắt đầu làm một việc, tám mươi năm là kỳ hạn cuối cùng. Từ năm 1937 đến nay đã qua bảy mươi bảy năm. Bảy mươi bảy năm, bảy vết, qua một năm là thêm một vết.
– Tại sao nhiều năm kết hôn với lão Triệu nhưng vẫn không có con, bởi vì không hoàn thành thì sẽ tuyệt tự, chết không toàn thây.
– Tại sao khi đó ông dường như khủng hoảng nói: Chính là đứa bé này, đại nạn tám mươi năm sớm muộn gì nó phải gánh…
Lẽ nào lời ông nói đều là sự thật sao?
Triệu Giang Long vừa đi khỏi, chị ta cũng vội vàng đến Nang Khiêm. Đào chiếc rương kế bên mộ ông lên, nơm nớp lo sợ mở ra, bên trong có một phong thư, chữ viết thanh tú, dường như của một cô gái, ký tên là Bạch Anh.
Trong đó còn có thư của ông, ông không biết chữ, lúc trước đều phải tìm người viết giúp. Sau giải phóng tham gia xóa nạn mù chữ, dốc sức học hành, cả quyển từ điển Tân Hoa đã lật đến sờn, rốt cuộc có thể trúc trắc viết thư. Chữ viết lớn nhỏ không đều, xiêu xiêu vẹo vẹo, chữ nào không biết viết thì vẽ vòng tròn, nhưng không ảnh hưởng đến việc đọc hiểu.
Xem xong bức thư, lưng chị ta nhất thời đổ mồ hôi lạnh, trong đầu chỉ quanh quẩn bốn chữ: Yêu ma quỷ quái.
Hoảng loạn tìm thầy, chị ta cầu cứu vị sư phụ mà mình đã quy y, không nói rõ “phiền phức lớn” mà bản thân gặp phải. Sư phụ hỏi chị ta, có nghiêm trọng không? Nếu như quá nghiêm trọng thì chỉ có thể đi tìm Đại Lạt Ma thôi.
Ồ, Đại Lạt Ma, chị ta biết. Người bình thường rất khó gặp được, nghe nói có một vị cư sĩ trong nước thành tâm cầu kiến, quyên góp một triệu tệ mới nghe được Đại Lạt Ma chỉ giáo vài câu.
Chị ta lấy gì đi gặp Đại Lạt Ma đây? Làm sao có thể nhờ Đại Lạt Ma giúp chị ta giải quyết phiền phức lớn này?
Đúng lúc đó chị ta nhận được điện thoại của Triệu Giang Long, giọng điệu thoải mái nói cho chị ta biết lần này rất đơn giản, đã thấy được hàng rồi. Đó là một hạt châu gì đó. Có điều nghe nói trong mắt người Tạng là vật quý báu, còn có tên là, tên là Cửu Nhãn… Thiên Châu.Đọc nhanh tại Vietwriter.com
Chu Vạn Đông từng nghe đến Đại Lạt Ma nhưng chưa từng nghe nói đến Bạch Anh. Nghe như là tên cô gái bình thường, không biết có tài đức gì mà có thể sánh ngang với Đại Lạt Ma?
Giả Quế Chi cũng đang nghĩ đến vấn đề này. Chị ta đang nghĩ rốt cuộc tiểu thư Bạch Anh là người thế nào?
Nói đến Bạch Anh thì phải nói đến ông cố Giả Quý Hồng của mình.
Ông cố Giả Quý Hồng đứng thứ ba trong nhà, nên trong nhà gọi là Giả Tam. Lúc Giả Quế Chi biết chuyện, ông đã già lắm rồi. Chuyện về ông cố chị ta đều nghe từ ông nội.
Ông nội kể lại bằng giọng điệu căm hận, trước kia nhà họ căn bản không phải là người Thanh Hải, mà là ở bến Thượng Hải: Cháu biết không bến Thượng Hải là một nơi trù phú. Cháu không biết đường Nam Kinh phồn hoa thế nào đâu. Có rất nhiều quý bà quý cô mặc sườn xám, mang giày cao gót, tư thái yểu điệu đẹp chết người. Nhiều cửa hàng bán vải vóc, nước hoa, kem dưỡng da, chăn mền, dao kéo, mũ dạ… cái gì cũng có. Còn có thể xem chiếu bóng, còn có sân khấu ca múa nhạc. Nói cho cháu biết đào kép Bắc Kinh nổi tiếng ở thủ đô thì cũng chưa thể gọi là nổi tiếng. Phải nổi tiếng ở Bến Thượng Hải mới chính thức là nổi tiếng cả nước đấy.
Là một nơi tốt như vậy nên người ngoại quốc đều tranh nhau xây tô giới. Vậy mà một ngày ông Giả Tam tối kéo xe về nhà cũng không biết đã bị trúng tà gì, muốn cả nhà lập tức thu dọn hành lý, dọn nhà đến Tây Bắc.
Tây Bắc là nơi nào chứ. Hoang vu vắng vẻ, từ xưa đến nay là nơi lưu vong. Mấy ông quan lớn ngày xưa phạm tội vừa nghe nói bị lưu đày đến Tây Bắc là cả nhà người thì phát điên, người thì thắt cổ tự vận. Ai mà chủ động khăng khăng đi đến chỗ đó chứ?
Mà khi đó Trung Quốc chiến tranh loạn lạc, Đông Tây Nam Bắc chẳng nơi nào yên ổn. Không phải chiến tranh thì là thổ phỉ, còn không thì là hạn hán lũ lụt. Cả một nhà từ già đến trẻ cứ vậy lên đường không phải là đi chết hay sao?
Vợ ông Giả Tam sử dụng hết cách, một khóc lóc hai náo loạn ba treo cổ, cuối cùng cũng chẳng làm được gì. Lúc lên đường ngoại trừ ông Giả Tam ra mọi người đều khóc như đi đưa đám.
Ban đầu thật ra không có đích đến chính xác, chẳng qua là đi Tây Bắc thôi.
Giả Tam từng nói gần nói xa tiết lộ Phương Bắc đang đánh giặc không nên đi, phương Nam cũng không ổn định, nghe nói đội du kích của Hồng Quân xuất quỷ nhập thần, ít có ai đến đó. Nhưng Tây Nam không thể đi, đó là nơi tiểu thư Bạch Anh căn dặn tránh xa, chỉ còn lại Tây Bắc thôi.
Lẽ ra không định ở Nang Khiêm, nhưng khi đến vùng lân cận thì gặp tai họa trời giáng, đụng phải quân phiệt Mã thị cướp bóc người Tạng ở tỉnh Thanh Hải, giết người cướp của, đoạt lương cướp ngựa. Tiền tài vất vã gìn giữ suốt quãng đường đều gần như bị cướp sạch. Điều khiến ông nội Giả Quế Chi không thể tha thứ chính là: Trong trận tai họa bất ngờ này, ông Giả Tam chỉ hô to bảo bọn họ đi núp. Thứ đầu tiên ông xông lên giành lại chỉ là một chiếc rương dài. Đến nỗi vợ Giả Tam đang vất vã lẫn trốn đã bị trúng đạn, chưa kịp hoảng sợ hô lên đã đi đời nhà ma.
Người chết của mất, không thể tiếp tục đi được nữa, bất đắc dĩ cuối cùng phải ở lại Nang Khiêm. Trong nhà không ai thích ông, đều ghét ông hay lải nhải mấy chuyện quỷ quái kỳ dị. Nếu không phải nể công ơn nuôi dưỡng thì họ đã sớm vứt bỏ ông cho xong việc. Nhất là mẹ của Giả Quế Chi, bà vô cùng ghét ông cố này. Bởi vì lúc bà sinh Giả Quế Chi, Giả Tam lụm khụm chống gậy đi từng bước từ căn nhà kề đến cửa phòng bà. Gần như là kinh hãi lặp đi lặp lại một câu nói: “Chính là đứa bé này, đại nạn tám mươi năm sớm muộn gì cũng do nó gánh…”
Sau đó Giả Quế Chi đã hỏi ông nội, đại nạn tám mươi năm là có ý gì? Ông nội trừng mắt chửi mắng: Cháu nghe ông già đó nói nhảm làm gì. Ông ta nói trước kia từng gặp phải yêu quái, còn nói yêu quái bắt ông ta làm một chuyện. Bảy mươi năm sau mới bắt đầu làm, tám mươi năm là hạn chót, nếu như đến lúc đó vẫn chưa hoàn thành, từ trên xuống dưới nhà họ Giả sẽ tuyệt tự, chết không toàn thây. Ông khinh, đầu óc điên khùng rồi, từ Thượng Hải chạy đến nơi này.
Đối với chuyện cả đời này không thể là người Thượng Hải, ông nội vẫn canh cánh trong lòng như vậy. Mỗi lần mắng ông cố đều nhắc lại câu này.
Còn đối với chuyện yêu quái, Giả Quế Chi cảm thấy tuy người trong nhà ngoài miệng đều khinh khi, nhưng trong đầu vẫn thà tin là có còn hơn là không. Nếu không tại sao từ nhỏ đã bảo chị ta tin Phật chứ. Thậm chí mẹ dặn dò chị ta không chỉ một lần: “Phải dốc lòng hướng Phật nhé Quế Chi, Lạt Ma sẽ phù hộ con…”
Sau đó có một ngày, ông cố bệnh sắp chết, chị ta ngồi ở cửa chơi xúc cát, vừa ngẩng đầu lên đã thấy ông lão gầy trơ xương mắt sáng quắc, vẫy vẫy tay với chị ta. Chị ta quên mất lời mẹ dặn dò “Rời xa lão yêu quái này ra”, quỷ thần xui khiến rảo bước đi vào phòng ông.
***
Hết di chuyển rồi lại dừng, dừng xong lại di chuyển tiếp. Lúc thì bằng phẳng êm ru lúc thì dằn xóc khó đi, ngoại trừ thỉnh thoảng xuống xe tiểu tiện tại nơi vô cùng hoang vu, đa số đều là di chuyển trên đường. Mơ mơ màng màng dựa vào tủ lạnh trong xe ngủ vài giấc, rốt cuộc cũng đã đến nơi.
Thời gian là nửa đêm, xe dừng tại một vách núi trên đường đèo. Cửa xe sau mở ra, Chu Vạn Đông thò đầu vào, thô lỗ hỏi Tần Phóng: “Có muốn tiểu tiện không?”
Tần Phóng ừ, từ từ dựa vào vách xe đứng dậy. Suốt cả quãng đường này, bởi vì anh hết sức phối hợp nên Chu Vạn Đông cũng chẳng làm khó gì anh. Ngay cả việc dùng băng keo dán miệng anh lại cũng lười: Dù sao cần phải nói chuyện ăn cơm, xé xé dán dán, Tần Phóng không than đau gã cũng ngại phiền.
Tiểu tiện xong lên xe, dường như đám người Chu Vạn Đông cũng không vội đi, đứng sau xe nói huyên thuyên. Tim Tần Phóng đập kịch liệt, anh khe khẽ nhích đến cửa xe nghe ngóng, nghe thấy Giả Quế Chi nói: “Chắc là dưới thung lũng một trong những vách núi này, nhưng đứng trên cao không thể nhận ra. Mấy ngọn núi này quá giống nhau, ông cố tôi nói ông có bản đồ, chúng ta nên dựa theo bản đồ đàng hoàng đi vào từ mặt đất đi.”
Bản đồ? Sao nghe giống như là đào mộ ăn cắp của cải vậy?
Tiếng Chu Vạn Đông có vẻ không kiên nhẫn: “Bản đồ của ông chị, chị có từng thấy chưa? Chị có từng đi qua chỗ đó chưa?”
“Chưa từng thấy cũng chưa từng đi qua.”
“Thấy cũng chưa từng thấy thì làm sao chị biết là có?”
“Ông đã nói có bản đồ, đều đặt trong cái rương dài kia, không ai động đến.”
Chu Vạn Đông hoang mang: “Tại sao không động đến? Dù sao cũng nên mở ra xem thử, nói không chừng ông già để lại bảo vật, nói không chừng bên trong… có vàng thì sao?”
Vàng? Giả Quế Chi cười khẩy.
Chiếc rương dài sơn màu đen kia giống như ông cố, đều bị người nhà ghét bỏ, thậm chí là tránh còn không kịp nữa là. Ông nội nói, năm đó an cư ở Nang Khiêm, ông tận mất thấy ông cố Giả Tam khiêng ra một cái xác nữ từ chiếc rương kia.
Chiếc rương kia dài nhưng lại hẹp, suốt quãng đường đi họ cũng từng tò mò suy đoán xem trong chiếc rương này cất thứ gì. Nhưng chưa bao giờ nghĩ chiếc rương này là chiếc quan tài.
Ngàn dặm xa xôi từ Thượng Hải đến Nang Khiêm, bôn ba gần hai tháng, có đôi khi còn nằm ngủ lên chiếc rương, ai ngờ bên trong lại chứa thi thể.
Nhất định là ông cố Giả Tam trúng tà rồi, từ tối hôm ông kéo xe về với thái độ khác thường nói muốn dọn nhà là ông đã trúng tà rồi.
Sau khi ông chết, người trong nhà vốn định đốt hết đồ đạc của ông, nhưng không ai muốn vào căn phòng hôi hám nồng nặc kia thu dọn, không ai muốn đụng đến chiếc rương đã chứa xác chết kia cả. Hơn nữa trước khi ông chết còn dặn dò liên miên rất nhiều chuyện khiến người ta sởn gai ốc. Nên dứt khoát khóa cửa lại cho xong, dù sao ông chỉ ở có một căn phòng nhỏ, thêm một căn cũng không nhiều mà bớt một căn cũng không ít.
Sau đó lại xây lại nhà mới, nhà cũ vẫn cứ để hoang. Sau đó nữa là Giả Quế Chi ra ngoài đi học, lập gia đình, an cư, rất hiếm khi trở về Nang Khiêm. Người thế hệ trước không bệnh thì chết, trong nhà chẳng còn lại bao nhiêu người. Khi đó Triệu Giang Long còn đề nghị chị ta mang gia sản bán lấy tiền, chị ta không đồng ý, trả lời rằng dù sao cũng không thiếu số tiền này.
Có lẽ sâu trong nội tâm chị ta, ngày đó những lời ông cố nói, chị ta đều nhớ tất cả.
Lại có lẽ ngoài mặt nói tuyệt đối không tin, nhưng bên trong vẫn luôn lo lắng sợ hãi.
Năm 2010 Ngọc Thụ động đất, nghe nói Nang Khiêm cũng bị liên lụy. Sau khi hết động đất Giả Quế Chi trở về quê, căn nhà cũ vẫn khóa mấy chục năm đã bị sập, giữa đám gạch ngói lộ ra chiếc rương bị bong tróc nước sơn.
Không rời đất tổ, xây lại nhà mới tại vị trí cũ, còn cố ý chừa ra một căn phòng cất chiếc rương dài kia. Nếu như không phải Triệu Giang Long đột ngột xảy ra biến cố thì…
Chị ta bán gia sản đổi thành tiền mặt, bà con trong nhà cũng sắp xếp dời đến tỉnh Tây Ninh. Giả gia ở Nang Khiêm bỗng hoàn toàn mất liên hệ, đồ đạc lớp vứt lớp bán, duy chỉ có chiếc rương kia vẫn còn. Do dự nhiều lần chị ta mới chọn một đêm khuya yên ắng len lén chôn kế bên mộ của ông Giả Tam.
Chị ta nói với Chu Vạn Đông, chiếc rương kia không ai động đến, lời này không phải thật.
Mấy tháng trước Triệu Giang Long nói muốn giúp người ta chuyển hàng lậu, đây cũng là cách thường dùng bên ngoài. Thuộc hạ bên dưới không thể mang hàng đi, bởi vì kẻ này thường bị nghi ngờ nhiều nhất, dễ dàng bị người ta tra ra. Để đề phòng lúc bị kiểm tra chẳng may bị phát hiện, hàng phải tìm người khác không bị hiềm nghi mang giúp. Nhưng lại sợ người ta chiếm làm của riêng, cho nên suốt quãng đường cũng sẽ phải theo dõi chặt chẽ.
Sau khi xí nghiệp Triệu Giang Long đóng cửa, dù Giả Quế Chi đã bán đất trả nợ nhưng vẫn còn thiếu không ít. Người bị dính án kiện trong thời gian ngắn không thể hoạt động lại, cuộc sống không thoải mái như trước, đành phải tìm đường tắt kiếm ít tiền. Nếu Triệu Giang Long muốn đi ra ngoài, tối hôm trước hai người sẽ thân mật khắng khít một phen. Tình cảm vợ chồng của hai người sau khi có kẻ thứ ba thứ tư chen vào lại bất ngờ chuyển tốt, thật quả là vô tâm trồng liễu, liễu xanh um.
Sau khi xong chuyện, Triệu Giang Long cảm khái nói một câu, tuổi hai người cũng không còn nhỏ nữa, nên có một đứa con. Trước đây đã kiểm tra sức khỏe, hai bên cũng không có vấn đề gì, vậy mà sao mãi vẫn chưa có con.
Đầu Giả Quế Chi đau buốt, nhưng cũng biết Triệu Giang Long không cố tình, im lặng không nói gì, qua một lúc Triệu Giang Long lại thuận miệng nhắc đến: “Vết sẹo sau lưng em có từ khi nào vậy?”
Sẹo? Lúc nào có sẹo? Không có ấn tượng. Chị ta đưa tay đến sờ chỗ Triệu Giang Long nói, rất trơn láng chẳng hề có vết sẹo lồi lên. Chị ta bảo Triệu Giang Long lấy điện thoại chụp một tấm xem. Ồ, có, rất mỏng nhưng dù sao cũng không đau, chẳng biết là có khi nào.
Nhưng đã lớn tuổi nên trong lòng luôn thấy hơi lo sợ, sợ thân thể mình thỉnh thoảng xuất hiện dị thường là dấu hiệu của bệnh nan y. Sau khi Triệu Giang Long ngủ, chị ta còn nằm trên giường xem tấm hình, sau đó phóng lớn lên.
Tim giật thót dường như chị ta cảm giác miệng khô khốc vội nuốt nuốt nước miếng, từ từ ngồi dậy khỏi giường, run run đưa tay đếm vết sẹo kia. Phóng lớn hơn mới thấy rõ đó không phải là một đường, mà là bảy đường hợp lại. Mỗi một đường đều nhỏ nhắn dữ tợn, giống như là… dây mây.
Trong lúc chớp nhoáng, chị ta bỗng hiểu rõ được rất nhiều chuyện.
– Đây không phải là vết sẹo, đây là sự uy hiếp tựa như cảnh tỉnh người ta.
– Tại sao là bảy vết, bởi vì ông từng nhắc đến bảy mươi năm sau phải bắt đầu làm một việc, tám mươi năm là kỳ hạn cuối cùng. Từ năm 1937 đến nay đã qua bảy mươi bảy năm. Bảy mươi bảy năm, bảy vết, qua một năm là thêm một vết.
– Tại sao nhiều năm kết hôn với lão Triệu nhưng vẫn không có con, bởi vì không hoàn thành thì sẽ tuyệt tự, chết không toàn thây.
– Tại sao khi đó ông dường như khủng hoảng nói: Chính là đứa bé này, đại nạn tám mươi năm sớm muộn gì nó phải gánh…
Lẽ nào lời ông nói đều là sự thật sao?
Triệu Giang Long vừa đi khỏi, chị ta cũng vội vàng đến Nang Khiêm. Đào chiếc rương kế bên mộ ông lên, nơm nớp lo sợ mở ra, bên trong có một phong thư, chữ viết thanh tú, dường như của một cô gái, ký tên là Bạch Anh.
Trong đó còn có thư của ông, ông không biết chữ, lúc trước đều phải tìm người viết giúp. Sau giải phóng tham gia xóa nạn mù chữ, dốc sức học hành, cả quyển từ điển Tân Hoa đã lật đến sờn, rốt cuộc có thể trúc trắc viết thư. Chữ viết lớn nhỏ không đều, xiêu xiêu vẹo vẹo, chữ nào không biết viết thì vẽ vòng tròn, nhưng không ảnh hưởng đến việc đọc hiểu.
Xem xong bức thư, lưng chị ta nhất thời đổ mồ hôi lạnh, trong đầu chỉ quanh quẩn bốn chữ: Yêu ma quỷ quái.
Hoảng loạn tìm thầy, chị ta cầu cứu vị sư phụ mà mình đã quy y, không nói rõ “phiền phức lớn” mà bản thân gặp phải. Sư phụ hỏi chị ta, có nghiêm trọng không? Nếu như quá nghiêm trọng thì chỉ có thể đi tìm Đại Lạt Ma thôi.
Ồ, Đại Lạt Ma, chị ta biết. Người bình thường rất khó gặp được, nghe nói có một vị cư sĩ trong nước thành tâm cầu kiến, quyên góp một triệu tệ mới nghe được Đại Lạt Ma chỉ giáo vài câu.
Chị ta lấy gì đi gặp Đại Lạt Ma đây? Làm sao có thể nhờ Đại Lạt Ma giúp chị ta giải quyết phiền phức lớn này?
Đúng lúc đó chị ta nhận được điện thoại của Triệu Giang Long, giọng điệu thoải mái nói cho chị ta biết lần này rất đơn giản, đã thấy được hàng rồi. Đó là một hạt châu gì đó. Có điều nghe nói trong mắt người Tạng là vật quý báu, còn có tên là, tên là Cửu Nhãn… Thiên Châu.Đọc nhanh tại Vietwriter.com
Bình luận facebook