Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 93
Nhan Phúc Thụy nằm viện mà lo lắng không yên, ông nghe người nằm chung phòng bảo, phí nằm viện mỗi ngày cần cả trăm tệ. Với số tiền này đã bọn trẻ đã có thể được ăn thịt, loại phòng này của ông đắt đỏ quá đi mất.
Ông nhiều lần đề cập đến chuyện xuất viện với viện trưởng, nhưng viện trưởng không đồng ý, nói là bệnh này nói nặng không nặng, nói nhẹ không nhẹ, nếu đưa vào viện trễ sẽ bị liệt, lúc đó không phải là giá trăm tệ nữa đâu.
Nhan Phúc Thụy hỏi bà: "Viện phí này..."
Viện trưởng không ngừng xua tay: "Ông đừng quan tâm, ông đừng quan tâm."
Làm sao không quan tâm cho được chứ? Nhan Phúc Thụy sốt ruột chết được. Viện cô nhi Ánh Nắng tên như ý nghĩa, nghèo đến mức chỉ còn lại nắng và mưa mà thôi, lấy tiền đâu mà đóng viện phí cho ông. Có điều vào một buổi tối nào đó, lúc viện trưởng đưa Tần Phóng vào, Nhan Phúc Thụy đã hiểu ra tất cả.
Viện trường cười tươi rói: "Không nhìn ra ông Nhan lại khiêm tốn đến vậy. Có bạn giàu thế mà bình thường kín tiếng quá."
Trước khi đi ra ngoài còn khẽ giọng rủ rỉ với ông: "Ông Nhan à, bạn của ông đã quyên góp rất nhiều cho cô nhi viện Ánh Nắng chúng ta đấy."
Ngụ ý là, xin thay mặt viện chúng ta nhiệt tình cảm ơn cậu ấy nhé. Nói xong liền nhường lại phòng bệnh cho hai người họ trò chuyện. Lúc đi ra ngoài còn thuận tay đóng cửa lại, cửa vang lên tiếng phịch khe khẽ, căn phòng trở nên yên ắng.
Không khí thân thiện như đã theo viện trưởng ra ngoài rồi, Nhan Phúc Thụy lúng túng, không biết nên mở đầu thế nào: Lần trước gặp được Tần Phóng... đã lâu, lâu lắm rồi.
Tần Phóng cười xòa, anh kéo ghế ngồi xuống rồi nói: "Tôi với ông quen nhau như thế không cần khách sáo, ông muốn nói gì cứ nói, không có gì nói thì coi như tôi mượn chỗ hút điếu thuốc đi."
Anh lấy ra chiếc bật lửa bằng bạc ra, xoèn xoẹt đánh lửa, kề đầu đến, rít vào thật sâu, sau đó ngửa đầu khép hờ mắt, từ từ nhả ra làn khói. Khói chậm rãi bay lên, uốn lượn lan tỏa mang theo đủ mọi hình dáng, chia cách không gian phòng bệnh.
Nhan Phúc Thụy nhìn anh, Tần Phóng thay đổi rất lớn, dù tướng mạo vẫn dừng lại ở số tuổi kia, nhưng từ trong ra ngoài như đã hoàn toàn biến thành một người khác. Trước đây Tần Phóng khiến người ta cảm thấy khiêm tốn, nhã nhặn và thân thiện. Mặc đồ vest vào trông hệt quý ông nước Anh thế kỷ trước, cởi mũ dạ cúi đầu chào hỏi, hay là lấy khăn tay thượng hạng ra đưa cho cô gái bên cạnh. Bây giờ, trông anh đầy ngang ngạnh và u ám, vẻ mặt tỏ ra rất khó gần. Giống như gã cao bồi miền Texas, phong trần mệt mỏi, tùy ý bất cần, cổ áo mở rộng, tay áo xắn lên tận khuỷa tay.
Nhan Phúc Thụy hoảng hốt hô lên: "Tần Phóng, tay của cậu..."
Nơi khuỷa tay anh có một vết sẹo rất sâu, không phải là vết sẹo bình thường mà thoáng nhìn như trên khuỷu tay đeo thêm một chiếc vòng vậy.
Tần Phóng liếc mắt nhìn vết sẹo kia, rồi thản nhiên nói: "Bị người ta chém thôi."
Bị người ta chém á? Vậy gân tay cũng bị chém đứt sao?
Dường như Tần Phóng không muốn nói đến đề tài này: "Có đôi khi xen vào mấy chuyện không đâu, nên khó tránh khỏi."
Rồi anh lại nói: "Nếu cần tiền thì cứ nói với tôi, đừng cố tằn tiện ăn mắm mút giòi, làm vậy tôi cũng không cảm thấy ông có tiết khí cao thượng bao nhiêu cả. Điểm này ông nên học hỏi ở Tư Đằng, xưa nay cô ấy xài tiền của người khác không hề ngần ngại."
Nhan Phúc Thụy cười xấu hổ, từ lúc gặp mặt đến giờ ông luôn cố gắng tránh né đề tài này, có điều thấy Tần Phóng nói nhẹ nhàng như thế, ông cũng không dè dặt nữa, hỏi anh: "Chuyện tiểu thư Tư Đằng... cậu có tìm được đầu mối gì không?"
Tần Phòng thoáng im lặng, anh dụi điếu thuốc trên tủ đầu giường, thật lâu sau mới nói: "Coi như là có, tôi đã tìm được... nguồn gốc của Khưu Sơn rồi."
Tuy nói bình thản như thế nhưng từ "tìm được" nhẹ nhàng này thật ra anh đã tốn rất nhiều công sực. Tần Phóng là người cố chấp, anh luôn cho rằng một người không thể nào chui ra từ đá được. Chỉ cần là đối phương từng sống, từng tồn tại thì cõi đời này nhất định sẽ có dấu vết để lần theo, cho dù nó chỉ mờ nhạt. Anh tốn hai năm đi thăm hết tất cả đạo môn năm xưa có thể liên quan đến Khưu Sơn. Đến huyện Tịnh Hóa, cũng đi đến trấn Võ Hán Tam đã xảy ra trận lụt năm đó. Tìm kiếm từng chút, từng chút, rốt cuộc đã ngồi cùngbàn với đời cháu của sư đệ đồng môn với Khưu Sơn.
Cuộc đời cứ như một trò khôi hài, lúc gọi thức ăn ngay cả anh cũng không dám tin. Người đó họ Dư, tên là Dư Đại Thông, mới bốn mươi tuổi, "thừa kế tổ nghiệp hiếm có", là một đạo sĩ giả. Có con cái đầy đủ, không ăn chay, chuyên ở những thôn hoang vu hẻo lánh kiếm sống. Lúc làm việc thì mặc áo đạo và đội nón đạo sĩ nghiêng nghiêng, hễ tí là dán bùa vàng lên kiếm gỗ đào, nhảy nhót lung tung, sau đó trợn trừng mắt, hô lớn: "Lệnh trời quyết trảm, cấp cấp như luật lệnh."
Xong việc tất lấy tiền thù lao, có lúc trên dưới một trăm tệ, có lúc là một con gà mái, cũng có lúc là một rổ trứng gà.
Lúc ăn cơm với Tần Phóng, ông ta vừa mới làm lễ cúng bái cho người khác xong, được một con gà mái nên đem dây buộc vào chân bàn. Con gà mái kia cứ kêu quang quác khiếp đảm, vổ cánh phành phạch, vẫy đạp lung tung dấy lên bụi bặm trên đất, thức ăn cũng không may mắn thoát khỏi.
Tần Phóng thấy thế chẳng buồn ăn gì nữa nhưng Dư Đại Thông lại ăn ngon lành, nắm chiếc đùi gà lắc lư, vừa ngấu nghiến vừa nói rõ từng chữ: "Khưu Sơn á... không biết đã cách mấy đời rồi. Năm đó là đồng môn với ông cố tôi, đều là tiểu đạo sĩ trong đạo quan, kiếm miếng cơm ăn thôi..."
"Thật ra Khưu Sơn và ông cố tôi không có gì ly kỳ, ly kỳ chính là sư phụ của họ, là một đạo sĩ vân du, không biết tại sao cuối cùng lại đến chỗ hẻo lánh của chúng tôi lập đạo quan, sau đó còn chết ở đấy. Ông ấy đã dạy Khưu Sơn chút công phu, nhưng Khưu Sơn quá tham lam, dã tâm quá lớn không nghe lời sư phụ khuyên bảo, nhất quyết ra ngoài xông xáo..."
Nói đến đây thì dừng lại nhai nuốt, rồi ra vẻ thần bí kề sát vào Tần Phóng: "Tôi đã nói với cậu rồi đó, sư tổ tôi tuyệt đối là cao nhân. Biết nói tiếng phổ thông, ông cố tôi còn từng nghe ông ấy kể chuyện Bát Kỳ, cậu biết Bát Kỳ không? Khi đó vẫn còn triều đại phong kiến, người Mãn Thanh làm vua, tôi đoán sư tổ tôi không chừng là thuộc hạ của vương gia hay hoàng đế rồi."
"Cậu đừng nghi ngờ, ông tôi nói, sư phụ ông có một cái rương bảo bối, được khóa bằng cái ổ to như cái bát, có một lần ông tôi nhìn lén qua cửa, thấy trong rương toàn là quần áo dát vàng, vàng bạc óng ánh, đồ đạc và châu ngọc chậc chậc..."
Gã hạ giọng: "Cậu nói xem, bên trong rương kia có phải Hoàng Mã Quái trên tivi thường chiếu không? Không chừng sư phụ của ông cố tôi hầu hạ bên cạnh hoàng đế đấy. Sau đó không phải Từ Hi thái hậu đã cướp quyền sao? Nhất định khi đó nơi nương tựa của sư tổ đã ngã, bị truy sát nên mới trốn đến nơi hẻo lánh của chúng tôi ẩn cư."
Dư Đại Thông này xem phim cung đấu triều Thanh nhiều quá rồi. Tần Phóng bật cười, bất chợt nghĩ đến: Khi đó Thiệu Diễm Khoan giúp Khưu Sơn đối phó Tư Đằng nghe nói xuất phát từ nguyên nhân xưởng dệt Hoa Mỹ sắp đóng cửa, Khưu Sơn hứa sẽ đưa cho Thiệu Diễm Khoan tiền của. Lúc ấy anh rất hoang mang, cảm thấy Khưu Sơn chẳng qua là đạo sĩ nghèo, có tài vật gì hiếm có để cậu chủ như hắn ta để mắt đến chứ? Lẽ nào...
Anh ngồi thẳng người: "Sư tổ của ông có phải rất tốt với Khưu Sơn, truyền thụ y bát gì đó cho ông ta không?"
Dư Đại Thông vỗ đùi: "Có thể đấy, phải biết rằng..."
Nói đến đây, gã bỗng khựng lại, sau giây lát do dự mới xòe một bàn tay với Tần Phóng: "Thêm 50 đồng nữa."
Tần Phóng cười khanh khách, vứt ví tiền lên bàn: "Nói hay thì cho ông hết."
Kỳ lạ, anh không hề thấy gã Dư Đại Thông này tham lam, ngược lại cảm thấy kiểu tính toán bằng đầu ngón tay của gã vô cùng đáng yêu.
Dư Đại Thông vui mừng, gã hắng giọng trở về việc chính: "Do ông tôi không phấn đấu, đầu óc lại tệ, chẳng học được chân truyền gì. Khưu Sơn lại khác, học hành khắc khổ, đầu óc thông minh, sư tổ rất thích ông ta, nghe nói cho ông ta rất nhiều thứ, y bát này, pháp bảo này, tiền này... Sau đó thì..."
Gã căm phẫn: "Sau đó, Khưu Sơn như chim phượng hoàng bay khỏi ngọn núi hoang vu không còn quay trở lại nữa. Cuối cùng là ông tôi đưa tiễn sư tổ đoạn đường cuối cùng, mua quan tài chôn cất còn thiếu người ta hai xâu tiền đấy. Bởi vậy người thật thà dễ bị bắt nạt... Này người anh em, sao cậu lại muốn hỏi thăm Khưu Sơn vậy? Sau này ông ta thế nào?"
Tần Phóng bỗng nổi ý định trêu đùa: "50 đồng."
Dư Đại Thông vội vàng xua tay: "Thôi đi, thôi đi, tôi chưa từng gặp Khưu Sơn bao giờ, tôi không quan tâm đến ông ta. Cậu hỏi đi, cậu hỏi đi."
Ánh mắt Tần Phóng dần căng thẳng: "Ông mới nhắc đến... pháp bảo gì vậy?
...
Nhan Phúc Thụy nghe đến đây cũng hồi hộp nín thở: "Pháp bảo gì?"
Ngược lại Tần Phóng cười lớn: "Ông cảm thấy thật sự có pháp bảo sao?"
"Dư Đại Thông là người Thiểm Tây, chỗ ông ta ở là huyện Chiêu Hòa, năm Quang Tự thứ XIX trong "Huyện Chí Chiêu Hòa" có một đoạn văn thế này. Nội dung là giờ Tỵ mùng Hai tháng Chín năm Quang Tự thứ XIX ở Tây Bắc xuất hiện ánh lửa, một ngôi sao băng to như cái đấu, kéo theo sấm sét đùng đoàng rơi xuống rừng rậm. Mây đen giăng kín, người trong huyện sợ đến mức bất động, qua hai ngày đến xem thấy được một cái hố sâu cả thước, xung quanh đen sì như than, ba năm không mọc nổi một cọng cỏ."
Nhan Phúc Thụy nghe như thế không hiểu ra sao, Tần Phóng biết ông đầu óc trì trệ liền nói: "Năm Quang Tự XIX là năm 1893, trong Huyện Chí ghi lại trên trời rơi xuống một thiên thạch, bốc lên khói đen khói vàng nghi ngút. Hai ngày sau có người dân đến thăm dò thì thấy trên mặt đất có một cái rãnh sâu hơn cả thước, tất cả xung quanh đều bị cháy sém, sau đó mảnh đất kia ba năm liền không có một cọng cỏ."
Rốt cuộc Nhan Phúc Thụy đã hiểu, nhưng càng hoang mang hơn: "Không phải là thiên thạch rơi xuống sao? Có gì kỳ lạ ư?"
Tần Phóng nói: "Đây là Huyện Chí Chiêu Hòa ghi lại sau này, bởi vì hôm đó xuất hiện ánh lửa lại bốc khói đen nghi ngút, người dân sợ có độc không dám đến gần, hai ngày sau mới đi xem xét. Nhưng Dư Đại Thông nói, đêm mà thiên thạch rơi xuống, sư tổ hắn liền dẫn theo hai đệ tử chỉ mới hơn mười tuổi vào rừng. Tối hôm đó đã xảy ra một chuyện…"Đọc nhanh tại Vietwriter.com
Ông nhiều lần đề cập đến chuyện xuất viện với viện trưởng, nhưng viện trưởng không đồng ý, nói là bệnh này nói nặng không nặng, nói nhẹ không nhẹ, nếu đưa vào viện trễ sẽ bị liệt, lúc đó không phải là giá trăm tệ nữa đâu.
Nhan Phúc Thụy hỏi bà: "Viện phí này..."
Viện trưởng không ngừng xua tay: "Ông đừng quan tâm, ông đừng quan tâm."
Làm sao không quan tâm cho được chứ? Nhan Phúc Thụy sốt ruột chết được. Viện cô nhi Ánh Nắng tên như ý nghĩa, nghèo đến mức chỉ còn lại nắng và mưa mà thôi, lấy tiền đâu mà đóng viện phí cho ông. Có điều vào một buổi tối nào đó, lúc viện trưởng đưa Tần Phóng vào, Nhan Phúc Thụy đã hiểu ra tất cả.
Viện trường cười tươi rói: "Không nhìn ra ông Nhan lại khiêm tốn đến vậy. Có bạn giàu thế mà bình thường kín tiếng quá."
Trước khi đi ra ngoài còn khẽ giọng rủ rỉ với ông: "Ông Nhan à, bạn của ông đã quyên góp rất nhiều cho cô nhi viện Ánh Nắng chúng ta đấy."
Ngụ ý là, xin thay mặt viện chúng ta nhiệt tình cảm ơn cậu ấy nhé. Nói xong liền nhường lại phòng bệnh cho hai người họ trò chuyện. Lúc đi ra ngoài còn thuận tay đóng cửa lại, cửa vang lên tiếng phịch khe khẽ, căn phòng trở nên yên ắng.
Không khí thân thiện như đã theo viện trưởng ra ngoài rồi, Nhan Phúc Thụy lúng túng, không biết nên mở đầu thế nào: Lần trước gặp được Tần Phóng... đã lâu, lâu lắm rồi.
Tần Phóng cười xòa, anh kéo ghế ngồi xuống rồi nói: "Tôi với ông quen nhau như thế không cần khách sáo, ông muốn nói gì cứ nói, không có gì nói thì coi như tôi mượn chỗ hút điếu thuốc đi."
Anh lấy ra chiếc bật lửa bằng bạc ra, xoèn xoẹt đánh lửa, kề đầu đến, rít vào thật sâu, sau đó ngửa đầu khép hờ mắt, từ từ nhả ra làn khói. Khói chậm rãi bay lên, uốn lượn lan tỏa mang theo đủ mọi hình dáng, chia cách không gian phòng bệnh.
Nhan Phúc Thụy nhìn anh, Tần Phóng thay đổi rất lớn, dù tướng mạo vẫn dừng lại ở số tuổi kia, nhưng từ trong ra ngoài như đã hoàn toàn biến thành một người khác. Trước đây Tần Phóng khiến người ta cảm thấy khiêm tốn, nhã nhặn và thân thiện. Mặc đồ vest vào trông hệt quý ông nước Anh thế kỷ trước, cởi mũ dạ cúi đầu chào hỏi, hay là lấy khăn tay thượng hạng ra đưa cho cô gái bên cạnh. Bây giờ, trông anh đầy ngang ngạnh và u ám, vẻ mặt tỏ ra rất khó gần. Giống như gã cao bồi miền Texas, phong trần mệt mỏi, tùy ý bất cần, cổ áo mở rộng, tay áo xắn lên tận khuỷa tay.
Nhan Phúc Thụy hoảng hốt hô lên: "Tần Phóng, tay của cậu..."
Nơi khuỷa tay anh có một vết sẹo rất sâu, không phải là vết sẹo bình thường mà thoáng nhìn như trên khuỷu tay đeo thêm một chiếc vòng vậy.
Tần Phóng liếc mắt nhìn vết sẹo kia, rồi thản nhiên nói: "Bị người ta chém thôi."
Bị người ta chém á? Vậy gân tay cũng bị chém đứt sao?
Dường như Tần Phóng không muốn nói đến đề tài này: "Có đôi khi xen vào mấy chuyện không đâu, nên khó tránh khỏi."
Rồi anh lại nói: "Nếu cần tiền thì cứ nói với tôi, đừng cố tằn tiện ăn mắm mút giòi, làm vậy tôi cũng không cảm thấy ông có tiết khí cao thượng bao nhiêu cả. Điểm này ông nên học hỏi ở Tư Đằng, xưa nay cô ấy xài tiền của người khác không hề ngần ngại."
Nhan Phúc Thụy cười xấu hổ, từ lúc gặp mặt đến giờ ông luôn cố gắng tránh né đề tài này, có điều thấy Tần Phóng nói nhẹ nhàng như thế, ông cũng không dè dặt nữa, hỏi anh: "Chuyện tiểu thư Tư Đằng... cậu có tìm được đầu mối gì không?"
Tần Phòng thoáng im lặng, anh dụi điếu thuốc trên tủ đầu giường, thật lâu sau mới nói: "Coi như là có, tôi đã tìm được... nguồn gốc của Khưu Sơn rồi."
Tuy nói bình thản như thế nhưng từ "tìm được" nhẹ nhàng này thật ra anh đã tốn rất nhiều công sực. Tần Phóng là người cố chấp, anh luôn cho rằng một người không thể nào chui ra từ đá được. Chỉ cần là đối phương từng sống, từng tồn tại thì cõi đời này nhất định sẽ có dấu vết để lần theo, cho dù nó chỉ mờ nhạt. Anh tốn hai năm đi thăm hết tất cả đạo môn năm xưa có thể liên quan đến Khưu Sơn. Đến huyện Tịnh Hóa, cũng đi đến trấn Võ Hán Tam đã xảy ra trận lụt năm đó. Tìm kiếm từng chút, từng chút, rốt cuộc đã ngồi cùngbàn với đời cháu của sư đệ đồng môn với Khưu Sơn.
Cuộc đời cứ như một trò khôi hài, lúc gọi thức ăn ngay cả anh cũng không dám tin. Người đó họ Dư, tên là Dư Đại Thông, mới bốn mươi tuổi, "thừa kế tổ nghiệp hiếm có", là một đạo sĩ giả. Có con cái đầy đủ, không ăn chay, chuyên ở những thôn hoang vu hẻo lánh kiếm sống. Lúc làm việc thì mặc áo đạo và đội nón đạo sĩ nghiêng nghiêng, hễ tí là dán bùa vàng lên kiếm gỗ đào, nhảy nhót lung tung, sau đó trợn trừng mắt, hô lớn: "Lệnh trời quyết trảm, cấp cấp như luật lệnh."
Xong việc tất lấy tiền thù lao, có lúc trên dưới một trăm tệ, có lúc là một con gà mái, cũng có lúc là một rổ trứng gà.
Lúc ăn cơm với Tần Phóng, ông ta vừa mới làm lễ cúng bái cho người khác xong, được một con gà mái nên đem dây buộc vào chân bàn. Con gà mái kia cứ kêu quang quác khiếp đảm, vổ cánh phành phạch, vẫy đạp lung tung dấy lên bụi bặm trên đất, thức ăn cũng không may mắn thoát khỏi.
Tần Phóng thấy thế chẳng buồn ăn gì nữa nhưng Dư Đại Thông lại ăn ngon lành, nắm chiếc đùi gà lắc lư, vừa ngấu nghiến vừa nói rõ từng chữ: "Khưu Sơn á... không biết đã cách mấy đời rồi. Năm đó là đồng môn với ông cố tôi, đều là tiểu đạo sĩ trong đạo quan, kiếm miếng cơm ăn thôi..."
"Thật ra Khưu Sơn và ông cố tôi không có gì ly kỳ, ly kỳ chính là sư phụ của họ, là một đạo sĩ vân du, không biết tại sao cuối cùng lại đến chỗ hẻo lánh của chúng tôi lập đạo quan, sau đó còn chết ở đấy. Ông ấy đã dạy Khưu Sơn chút công phu, nhưng Khưu Sơn quá tham lam, dã tâm quá lớn không nghe lời sư phụ khuyên bảo, nhất quyết ra ngoài xông xáo..."
Nói đến đây thì dừng lại nhai nuốt, rồi ra vẻ thần bí kề sát vào Tần Phóng: "Tôi đã nói với cậu rồi đó, sư tổ tôi tuyệt đối là cao nhân. Biết nói tiếng phổ thông, ông cố tôi còn từng nghe ông ấy kể chuyện Bát Kỳ, cậu biết Bát Kỳ không? Khi đó vẫn còn triều đại phong kiến, người Mãn Thanh làm vua, tôi đoán sư tổ tôi không chừng là thuộc hạ của vương gia hay hoàng đế rồi."
"Cậu đừng nghi ngờ, ông tôi nói, sư phụ ông có một cái rương bảo bối, được khóa bằng cái ổ to như cái bát, có một lần ông tôi nhìn lén qua cửa, thấy trong rương toàn là quần áo dát vàng, vàng bạc óng ánh, đồ đạc và châu ngọc chậc chậc..."
Gã hạ giọng: "Cậu nói xem, bên trong rương kia có phải Hoàng Mã Quái trên tivi thường chiếu không? Không chừng sư phụ của ông cố tôi hầu hạ bên cạnh hoàng đế đấy. Sau đó không phải Từ Hi thái hậu đã cướp quyền sao? Nhất định khi đó nơi nương tựa của sư tổ đã ngã, bị truy sát nên mới trốn đến nơi hẻo lánh của chúng tôi ẩn cư."
Dư Đại Thông này xem phim cung đấu triều Thanh nhiều quá rồi. Tần Phóng bật cười, bất chợt nghĩ đến: Khi đó Thiệu Diễm Khoan giúp Khưu Sơn đối phó Tư Đằng nghe nói xuất phát từ nguyên nhân xưởng dệt Hoa Mỹ sắp đóng cửa, Khưu Sơn hứa sẽ đưa cho Thiệu Diễm Khoan tiền của. Lúc ấy anh rất hoang mang, cảm thấy Khưu Sơn chẳng qua là đạo sĩ nghèo, có tài vật gì hiếm có để cậu chủ như hắn ta để mắt đến chứ? Lẽ nào...
Anh ngồi thẳng người: "Sư tổ của ông có phải rất tốt với Khưu Sơn, truyền thụ y bát gì đó cho ông ta không?"
Dư Đại Thông vỗ đùi: "Có thể đấy, phải biết rằng..."
Nói đến đây, gã bỗng khựng lại, sau giây lát do dự mới xòe một bàn tay với Tần Phóng: "Thêm 50 đồng nữa."
Tần Phóng cười khanh khách, vứt ví tiền lên bàn: "Nói hay thì cho ông hết."
Kỳ lạ, anh không hề thấy gã Dư Đại Thông này tham lam, ngược lại cảm thấy kiểu tính toán bằng đầu ngón tay của gã vô cùng đáng yêu.
Dư Đại Thông vui mừng, gã hắng giọng trở về việc chính: "Do ông tôi không phấn đấu, đầu óc lại tệ, chẳng học được chân truyền gì. Khưu Sơn lại khác, học hành khắc khổ, đầu óc thông minh, sư tổ rất thích ông ta, nghe nói cho ông ta rất nhiều thứ, y bát này, pháp bảo này, tiền này... Sau đó thì..."
Gã căm phẫn: "Sau đó, Khưu Sơn như chim phượng hoàng bay khỏi ngọn núi hoang vu không còn quay trở lại nữa. Cuối cùng là ông tôi đưa tiễn sư tổ đoạn đường cuối cùng, mua quan tài chôn cất còn thiếu người ta hai xâu tiền đấy. Bởi vậy người thật thà dễ bị bắt nạt... Này người anh em, sao cậu lại muốn hỏi thăm Khưu Sơn vậy? Sau này ông ta thế nào?"
Tần Phóng bỗng nổi ý định trêu đùa: "50 đồng."
Dư Đại Thông vội vàng xua tay: "Thôi đi, thôi đi, tôi chưa từng gặp Khưu Sơn bao giờ, tôi không quan tâm đến ông ta. Cậu hỏi đi, cậu hỏi đi."
Ánh mắt Tần Phóng dần căng thẳng: "Ông mới nhắc đến... pháp bảo gì vậy?
...
Nhan Phúc Thụy nghe đến đây cũng hồi hộp nín thở: "Pháp bảo gì?"
Ngược lại Tần Phóng cười lớn: "Ông cảm thấy thật sự có pháp bảo sao?"
"Dư Đại Thông là người Thiểm Tây, chỗ ông ta ở là huyện Chiêu Hòa, năm Quang Tự thứ XIX trong "Huyện Chí Chiêu Hòa" có một đoạn văn thế này. Nội dung là giờ Tỵ mùng Hai tháng Chín năm Quang Tự thứ XIX ở Tây Bắc xuất hiện ánh lửa, một ngôi sao băng to như cái đấu, kéo theo sấm sét đùng đoàng rơi xuống rừng rậm. Mây đen giăng kín, người trong huyện sợ đến mức bất động, qua hai ngày đến xem thấy được một cái hố sâu cả thước, xung quanh đen sì như than, ba năm không mọc nổi một cọng cỏ."
Nhan Phúc Thụy nghe như thế không hiểu ra sao, Tần Phóng biết ông đầu óc trì trệ liền nói: "Năm Quang Tự XIX là năm 1893, trong Huyện Chí ghi lại trên trời rơi xuống một thiên thạch, bốc lên khói đen khói vàng nghi ngút. Hai ngày sau có người dân đến thăm dò thì thấy trên mặt đất có một cái rãnh sâu hơn cả thước, tất cả xung quanh đều bị cháy sém, sau đó mảnh đất kia ba năm liền không có một cọng cỏ."
Rốt cuộc Nhan Phúc Thụy đã hiểu, nhưng càng hoang mang hơn: "Không phải là thiên thạch rơi xuống sao? Có gì kỳ lạ ư?"
Tần Phóng nói: "Đây là Huyện Chí Chiêu Hòa ghi lại sau này, bởi vì hôm đó xuất hiện ánh lửa lại bốc khói đen nghi ngút, người dân sợ có độc không dám đến gần, hai ngày sau mới đi xem xét. Nhưng Dư Đại Thông nói, đêm mà thiên thạch rơi xuống, sư tổ hắn liền dẫn theo hai đệ tử chỉ mới hơn mười tuổi vào rừng. Tối hôm đó đã xảy ra một chuyện…"Đọc nhanh tại Vietwriter.com
Bình luận facebook