Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 140
Cuộc họp giữa một số ủy viên Ban thường vụ và các bí thư huyện ủy, chủ tịch huyện để nghe phổ biến Thông tri của Ban bí thư diễn ra trong không khí căng thẳng, bức bối. Sau khi nghe đọc nguyên văn của bản Thông tri, Chi nói giọng vừa hài hước và bi quan:
- Thông tri này chẳng khác gì một bản cáo phó cho Nghị quyết 68 rồi. Chuẩn bị đưa ma đi thì vừa.
Bầu vỗ tay:
- Bí thư huyện ủy Tam Bình nói một câu quá hay mà còn chính xác nữa. Đúng là nếu Thông tri yêu cầu chấm dứt khoán hộ thì coi như đó là bản cáo phó thật.
Hạp không nghĩ Thông tri của Ban bí thư có thể bóp chết một Nghị quyết hợp lòng dân như Nghị quyết 68 nên nói:
- Đã chết đâu mà cáo phó?
Cần vừa nói vừa cười:
- Coi như chết thẳng cẳng rồi còn gì nữa mà ông bảo chưa chết.
Hạp nói giọng chắc nịch:
- Chấm dứt khoán hộ là ý của Ban bí thư. Còn ý của dân liệu người ta có chịu nghe không. Đừng hòng tước được miếng cơm ra khỏi mồm họ.
Ông Kim nhắc:
- Họp lần nào các cậu cũng mất trật tự. Bây giờ chúng ta dành nhiều thì giờ để thảo luận xem ta nên thực hiện Thông tri của Ban bí thư như thế nào. Còn việc thắc mắc, trách móc xin dẹp lại đã. Trước khi thảo luận biện pháp sửa chữa theo yêu cầu của Ban bí thư, tôi xin nói rõ vấn đề này. Sau khi nhận được Thông tri của Ban bí thư, thường vụ tỉnh ủy đã có một cuộc họp để trao đổi. Thường vụ nhất trí là không thể không sửa. Vì Thông tri giống như một pháp lệnh của Đảng mà mọi đảng viên phải có nhiệm vụ phải chấp hành. Vì vậy ở cuộc họp này không nên bàn cãi sửa hay là không sửa, mà chỉ cùng nhau bàn bạc xem nên sửa như thế nào để không làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nông dân. Đây là một việc khó, đòi hỏi đóng góp trí tuệ của tập thể. Bây giờ mời mọi người phát biểu.
Hạp đứng lên:
- Tôi hoàn toàn đồng ý với bí thư, Thông tri là pháp lệnh của Đảng. Nhưng phải xem lại pháp lệnh ấy có phù hợp hay không phù hợp. Nếu thấy chưa phù hợp thì chúng ta có quyền đề nghị lên trên nghiên cứu lại trước khi thực hiện để tránh để lại những hậu quả tai hại khôn lường.
Chi nói vẻ bức bối:
- Không biết các đồng chí thế nào chứ đối với tôi sau khi nghe bài nói chuyện của đồng chí Trung Chính và bây giờ là Thông tri của Ban bí thư, tôi sửng sốt thật sự không nghĩ rằng cấp trên lại quan liêu đến như thế. Thử hỏi từ khi có bản dự thảo và sau đó là Nghị quyết 68, ngoài mấy ông phái viên cưỡi ngựa xem hoa ra, có ai xuống tận nơi để tìm hiểu cặn kẽ phương thức làm ăn mới của tỉnh ta như thế nào không. Có tìm hiểu trước và sau Nghị quyết 68 đời sống của người nông dân thay đổi như thế nào không. Thực tế diễn ra một đường, đồng chí Trung Chính và Thông tri nói một nẻo, nói như chuyện xảy ra ở đâu chứ không phải xảy ra ở cái tỉnh Phước Vĩnh này.
Thanh đứng lên nói giọng lo lắng:
- Tôi thấy lần này thì gay go với bà con nông dân rồi. Thông tri của Ban bí thư yêu cầu sửa chữa thiếu sót sai lầm phải bảo đảm sản xuất được đẩy mạnh, đảng viên và quần chúng phấn khởi, đoàn kết, tin tưởng. Làm sao mà sản xuất được đẩy mạnh, đảng viên và quần chúng phấn khởi tin tưởng được. Nếu tính từ khi có bản dự thảo về quản lí lao động cho đến nay là có sáu vụ lúa và ba vụ xen canh. Thu hoạch năm sau cao hơn năm trước. Nếu nói đảng viên, quần chúng phấn khởi, tin tưởng, đoàn kết thì chỉ sau khi có Nghị quyết 68 ra đời, điều ấy mới thực sự đến với mọi người. Còn bây giờ đưa họ trở về con đường đói nghèo, thiếu thốn mà yêu cầu đảng viên, quần chúng phấn khởi, tin tưởng, đoàn kết là điều không bao giờ có được.
Cần lên tiếng:
- Tôi thấy đồng chí chủ tịch Tam Bình nói hoàn toàn chính xác. Thông tri là pháp lệnh. Nhưng cái pháp lệnh ấy bắt nông dân trở về với con đường đói khổ trước đây thì không khi nào nông dân chịu chấp hành. Nếu chúng ta bắt buộc, gò ép họ sửa theo Thông tri của Ban bí thư, tôi nghĩ sẽ có hai trường hợp sau đây sẽ diễn ra. Thứ nhất là nông dân bỏ ruộng không muốn làm. Thứ hai sẽ có hàng loạt nông dân xin ra khỏi Hợp tác xã. Hậu quả để lại khôn lường.
Thảo luận, tranh cãi, cuối cùng thì tỉnh ủy Phước Vĩnh cũng phải thực hiện Thông tri “Về việc chấn chỉnh công tác ba khoán và quản lí ruộng đất” của Ban bí thư Trung ương. Thường vụ cử các tỉnh ủy viên đi về các huyện để phổ biến Thông tri của Ban bí thư, đồng thời chỉ đạo làm thí điểm ở ba Hợp tác xã Hồng Vân, Cao Sơn, Gia Đạo để rút kinh nghiệm trước khi thành lập các tổ đi “sửa sai”. Bà Thường được cử xuống Hồng Vân, ông Côn lên Cao Sơn. Chi được phân công trực tiếp chỉ đạo việc chấn chỉnh ở Hợp tác xã Gia Đạo. Sau khi bàn giao công việc ở huyện cho Thanh, Chi cho quần áo tư trang vào túi du lịch lóc cóc đạp xe về Gia Đạo. Dân tình rơi vào tình trạng hoang mang khi nghe tin khoán hộ bị cấp trên cấm. Cuộc sống của Hợp tác xã đang xuôi chèo mát mái bỗng dưng đảo lộn tất cả. Cuộc họp đầu tiên của Ban quản trị có Ngô là bí thư chi bộ tham gia bàn hết nước mà chưa biết sửa chữa bằng cách nào để bảo toàn được thành quả của mấy năm qua. Khoán hộ đưa lại lợi ích to lớn cho cả tập thể lẫn hộ xã viên đã ăn sâu vào trong cách nghĩ cách làm của mọi người rồi, bây giờ bảo bỏ đi để quay về với khoán tổ, khoán nhóm, khoán quản như ngày xưa làm sao mà họ chấp nhận được. Họp mất một buổi sáng vẫn không tìm ra được cách sửa thế nào để cho xã viên chấp nhận được. Khi mọi người về nghỉ ăn trưa, chỉ còn lại Chi, Dậu, Tế, Ngô và Bích ngồi nói chuyện với nhau. Tâm trạng người nào cũng rối bời.
- Tôi lo quá chị Chi ạ – Dậu nói – Chỉ mới nghe phong thanh thôi mà gần hai mươi hộ nói nếu không được khoán hộ thì họ xin lại diện tích đất trước đây đã nộp vào Hợp tác và xin ra khỏi Hợp tác để làm ăn riêng rẽ. Nếu chủ trương sửa chữa bằng cách thu đất khoán hộ để tập trung vào khoán nhóm khoán tổ như chúng ta bàn vừa rồi thế nào những hộ nhận ruộng khoán trước đây cũng phản ứng dữ dội vì trong những năm qua họ đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức để cải tạo lại đất. Lấy trường hợp nhà ông Mẫn thôi. Vụ nào nhà ông ấy cũng rải hàng tấn phân chuồng lên ruộng khoán của mình. Vì thế vụ nào năng suất nhà ông ấy cũng vượt những hộ khác trên dưới bốn, năm cân thóc một sào. Bây giờ bảo ông ấy giao lại cho Hợp tác không phải dễ dàng gì.
Chi hỏi:
- Nếu vẫn giữ nguyên diện tích đã khoán cho ông ấy trước đây và ghép vào đó mấy hộ nữa thành một nhóm liệu có được không?
Dậu bảo:
- Cũng hơi khó. Tuy đã vào Hợp tác xã bao nhiêu năm nay rồi nhưng đầu óc tự tư tự lợi của ông này vẫn còn khá nặng nề. Cứ nhìn cái cách ông ấy dồn toàn lực cả gia đình, không trừ lớn bé trẻ già bỏ lên trên mấy mảnh ruộng khoán của ông ấy thì biết. Bây giờ ghép người khác vào với nhóm ông ta chưa chắc ông ta đồng ý và cũng không chắc gì người khác lại muốn ghép vào với ông ta.
Chi chép miệng:
- Lẽ nào chúng ta chịu bó tay đứng nhìn cảnh nghèo đói quay trở lại à?
Cũng chẳng riêng gì Gia Đạo lúng túng trong việc thực hiện Thông tri của Ban bí thư mà bà Thường xuống Vĩnh Hòa về cũng mang theo tâm trạng lo lắng, ấm ức. Tắt mặt trời bà Thường mới đạp xe về đến cơ quan và vào thẳng luôn nhà ông Kim. Thấy cái túi du lịch còn buộc ở sau xe đạp của bà Thường, ông Kim hỏi:
- Chị từ Vĩnh Hòa về rồi vào luôn đây đấy à?
- Phải. Sợ trời tối đạp vội đạp vàng đến bở hơi tai.
Ông Kim vào nhà đưa ra chiếc ghế mời bà Thường ngồi rồi quay vào xách ấm nước và cái điếu cày ra để bên cạnh. Bà Lê từ trong nhà cầm cái quạt nan đưa ra cho bà Thường:
- Làm việc muộn quá để sáng mai về cũng được chứ việc gì vội vội vàng vàng đạp xe cho mệt – Bà Lê bảo.
- Muốn về ngay để báo cáo tình hình với chú ấy.
Ông Kim đưa gói thuốc lào cho bà Thường. Bà Thường cầm điếu cày lên tay. Ông Kim nhắc:
- Nhịn hút đến mấy tiếng đồng hồ lại đi đường mệt khéo cả say đấy.
Bà Thường rời khỏi ghế ngồi xuống sụp đất bảo: “Cẩn tắc vô áy náy,” rồi cho thuốc, châm lửa hút. Vừa nhả khói ra khỏi miệng bà Thường lảo đảo, hai tay ôm cái điếu cày chống xuống đất, mồm lập bập hỏi:
- Chú… Cô…ôn… đi Linh Sơn về…ề… chưa?
Ông Kim cười:
- Chờ hết say rồi nói. Chị mà nói là càng say lâu đấy.
Bà Thường ngồi yên một lúc rồi đứng lên cười thoải mái:
- Không chống được cái điếu xuống đất thì ngã lăn kềnh ra như mọi lần rồi.
- Kinh nghiệm của tôi nếu nghỉ hút sau độ nửa ngày, khi hút lại nhấp nhấp mấy cái cho quen hơi khói thì không khi nào bị say cả.
Bà Thường ngồi lên ghế rồi hỏi:
- Chú Côn đi Linh Sơn về chưa?
- Chỉ có ông Dần đi Yên Lộc về thôi. Còn ông Côn chỉ gọi điện về. Tay Tấn đi Văn Lâm chẳng biết tình hình thế nào mà chưa về. Điện cũng không thấy gọi. Cô Chi cũng im tiếng, chắc đang rối như tơ vò. Tình hình ở Vĩnh Hòa thế nào hả chị?
Bà Lê từ trong nhà nói vọng ra:
- Chị Thường mới đi về còn mệt, để cho chị ấy nghỉ đã. Có gì cơm nước xong hãy hỏi.
- Tôi khỏe rồi cô ạ – Nói với bà Lê xong, bà Thường quay sang nói với ông Kim – Tình hình gay lắm chú ạ. Bà con phản ứng dữ dội khi nghe phổ biến Thông tri của Ban bí thư. Nhiều nơi bà con bảo nếu không cho khoán hộ và bắt họ quay lại kiểu làm ăn trước đây thì họ sẽ xin ra khỏi Hợp tác để làm ăn riêng lẻ. Người thì bảo Trung ương nói mặc Trung ương, còn họ cứ tiếp tục khoán hộ.
- Chết tôi rồi! Phổ biến Thông tri kiểu gì mà để bà con hiểu là bắt họ trở về với lối làm ăn trước đây?
- Chú đọc lại Thông tri của Ban bí thư xem có phải Ban bí thư yêu cầu tỉnh ủy phải dựa vào nguyên tắc và chế độ đã ban hành đấy hay sao. Ngay trong phần hướng dẫn sửa chữa, Thông tri cũng đã chỉ rõ: Cách quản lí Hợp tác xã phải tập trung và chế độ lao động trong Hợp tác xã là chế độ lao động tập thể. Lại còn nhấn mạnh: Cần chấm dứt mọi hình thức giao khoán ruộng đất của tập thể cho hộ. Thế chú bảo không cho khoán hộ và dựa vào nguyên tắc, chế độ đã ban hành không trở về với cơ chế cũ trước đây thì còn làm ăn theo kiểu nào nữa?
- Đúng là như vậy nhưng việc gì mà nói sổ toẹt Thông tri ra trước mặt bà con.
- Không nói cụ thể nội dung của Thông tri, chú bảo nói cái gì?
- Thiếu gì cách nói hả chị. Có thể nói với nông dân là trong quá trình khoán hộ có những chỗ làm chưa đúng với đường lối nên cấp trên yêu cầu tạm dừng lại chẳng hạn.
- Thế nếu bà con hỏi chú, khoán hộ làm ra thóc gạo nhiều như vậy sai đường lối ở chỗ nào, chú trả lời bà con ra sao?
Ông Kim không trả lời vào câu hỏi của bà Thường mà nói sang điều ông đang suy nghĩ:
- Gay go rồi chị ạ. Ông Dần xuống Yên Lộc về cũng bảo bà con phản ứng, ông Côn từ Linh Sơn gọi điện về cũng nói như thế. Chắc ở các huyện khác cũng thế. Làm sao bây giờ chị?
- Tôi cũng chưa biết tính sao. Theo tôi tình hình hiện nay có thể sẽ có hai khả năng xảy ra song song. Một là không chịu sửa, cứ tiếp tục khoán hộ rồi đến đâu thì đến. Hai, phản ứng tiêu cực bằng cách xin ra khỏi Hợp tác, lấy lại ruộng đất để làm ăn riêng lẻ. Cách nào thì chúng ta cũng chết.
- Bằng cách nào cũng phải duy trì cho được khoán hộ chị ạ. Không khoán được công khai thì khoán bí mật, không khoán được hình thức này thì ngụy trang dưới các hình thức khác. Không làm thế thì chết.
- Chú định làm thêm một bản kiểm điểm nữa à?
- Nếu Hợp tác xã làm ăn no đủ, không bị tan rã thì có làm chục bản kiểm điểm, tôi cũng sẵn sàng làm chứ không phải một bản. Ai muốn hiểu mình thế nào thì hiểu, miễn sao dân được no.
Bà Thường hút thêm một lần thuốc nữa rồi bảo:
- Sáng mai tôi đi Thạch Sơn để xem tình hình trên ấy sao nhé?
- Chị mới đi Vĩnh Hòa về nghỉ một hôm cho khỏe, sau đó xuống Tam Bình. Thạch Sơn để tôi đi cho chứ đường toàn đèo dốc chị đi không nổi đâu.
- Thế cũng được. Đang yên đang lành bỗng rối lên như nồi canh hẹ. Không biết mọi việc sẽ đi đến đâu. Đói kém trở lại trông thấy rồi chú ạ.
Nói xong bà Thường thở dài.
Ông Kim thấy bức bối trong người liền rít một điếu thuốc lào rồi đứng lên đi dạo theo các con đường trong khuôn viên cơ quan.
- Thông tri này chẳng khác gì một bản cáo phó cho Nghị quyết 68 rồi. Chuẩn bị đưa ma đi thì vừa.
Bầu vỗ tay:
- Bí thư huyện ủy Tam Bình nói một câu quá hay mà còn chính xác nữa. Đúng là nếu Thông tri yêu cầu chấm dứt khoán hộ thì coi như đó là bản cáo phó thật.
Hạp không nghĩ Thông tri của Ban bí thư có thể bóp chết một Nghị quyết hợp lòng dân như Nghị quyết 68 nên nói:
- Đã chết đâu mà cáo phó?
Cần vừa nói vừa cười:
- Coi như chết thẳng cẳng rồi còn gì nữa mà ông bảo chưa chết.
Hạp nói giọng chắc nịch:
- Chấm dứt khoán hộ là ý của Ban bí thư. Còn ý của dân liệu người ta có chịu nghe không. Đừng hòng tước được miếng cơm ra khỏi mồm họ.
Ông Kim nhắc:
- Họp lần nào các cậu cũng mất trật tự. Bây giờ chúng ta dành nhiều thì giờ để thảo luận xem ta nên thực hiện Thông tri của Ban bí thư như thế nào. Còn việc thắc mắc, trách móc xin dẹp lại đã. Trước khi thảo luận biện pháp sửa chữa theo yêu cầu của Ban bí thư, tôi xin nói rõ vấn đề này. Sau khi nhận được Thông tri của Ban bí thư, thường vụ tỉnh ủy đã có một cuộc họp để trao đổi. Thường vụ nhất trí là không thể không sửa. Vì Thông tri giống như một pháp lệnh của Đảng mà mọi đảng viên phải có nhiệm vụ phải chấp hành. Vì vậy ở cuộc họp này không nên bàn cãi sửa hay là không sửa, mà chỉ cùng nhau bàn bạc xem nên sửa như thế nào để không làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nông dân. Đây là một việc khó, đòi hỏi đóng góp trí tuệ của tập thể. Bây giờ mời mọi người phát biểu.
Hạp đứng lên:
- Tôi hoàn toàn đồng ý với bí thư, Thông tri là pháp lệnh của Đảng. Nhưng phải xem lại pháp lệnh ấy có phù hợp hay không phù hợp. Nếu thấy chưa phù hợp thì chúng ta có quyền đề nghị lên trên nghiên cứu lại trước khi thực hiện để tránh để lại những hậu quả tai hại khôn lường.
Chi nói vẻ bức bối:
- Không biết các đồng chí thế nào chứ đối với tôi sau khi nghe bài nói chuyện của đồng chí Trung Chính và bây giờ là Thông tri của Ban bí thư, tôi sửng sốt thật sự không nghĩ rằng cấp trên lại quan liêu đến như thế. Thử hỏi từ khi có bản dự thảo và sau đó là Nghị quyết 68, ngoài mấy ông phái viên cưỡi ngựa xem hoa ra, có ai xuống tận nơi để tìm hiểu cặn kẽ phương thức làm ăn mới của tỉnh ta như thế nào không. Có tìm hiểu trước và sau Nghị quyết 68 đời sống của người nông dân thay đổi như thế nào không. Thực tế diễn ra một đường, đồng chí Trung Chính và Thông tri nói một nẻo, nói như chuyện xảy ra ở đâu chứ không phải xảy ra ở cái tỉnh Phước Vĩnh này.
Thanh đứng lên nói giọng lo lắng:
- Tôi thấy lần này thì gay go với bà con nông dân rồi. Thông tri của Ban bí thư yêu cầu sửa chữa thiếu sót sai lầm phải bảo đảm sản xuất được đẩy mạnh, đảng viên và quần chúng phấn khởi, đoàn kết, tin tưởng. Làm sao mà sản xuất được đẩy mạnh, đảng viên và quần chúng phấn khởi tin tưởng được. Nếu tính từ khi có bản dự thảo về quản lí lao động cho đến nay là có sáu vụ lúa và ba vụ xen canh. Thu hoạch năm sau cao hơn năm trước. Nếu nói đảng viên, quần chúng phấn khởi, tin tưởng, đoàn kết thì chỉ sau khi có Nghị quyết 68 ra đời, điều ấy mới thực sự đến với mọi người. Còn bây giờ đưa họ trở về con đường đói nghèo, thiếu thốn mà yêu cầu đảng viên, quần chúng phấn khởi, tin tưởng, đoàn kết là điều không bao giờ có được.
Cần lên tiếng:
- Tôi thấy đồng chí chủ tịch Tam Bình nói hoàn toàn chính xác. Thông tri là pháp lệnh. Nhưng cái pháp lệnh ấy bắt nông dân trở về với con đường đói khổ trước đây thì không khi nào nông dân chịu chấp hành. Nếu chúng ta bắt buộc, gò ép họ sửa theo Thông tri của Ban bí thư, tôi nghĩ sẽ có hai trường hợp sau đây sẽ diễn ra. Thứ nhất là nông dân bỏ ruộng không muốn làm. Thứ hai sẽ có hàng loạt nông dân xin ra khỏi Hợp tác xã. Hậu quả để lại khôn lường.
Thảo luận, tranh cãi, cuối cùng thì tỉnh ủy Phước Vĩnh cũng phải thực hiện Thông tri “Về việc chấn chỉnh công tác ba khoán và quản lí ruộng đất” của Ban bí thư Trung ương. Thường vụ cử các tỉnh ủy viên đi về các huyện để phổ biến Thông tri của Ban bí thư, đồng thời chỉ đạo làm thí điểm ở ba Hợp tác xã Hồng Vân, Cao Sơn, Gia Đạo để rút kinh nghiệm trước khi thành lập các tổ đi “sửa sai”. Bà Thường được cử xuống Hồng Vân, ông Côn lên Cao Sơn. Chi được phân công trực tiếp chỉ đạo việc chấn chỉnh ở Hợp tác xã Gia Đạo. Sau khi bàn giao công việc ở huyện cho Thanh, Chi cho quần áo tư trang vào túi du lịch lóc cóc đạp xe về Gia Đạo. Dân tình rơi vào tình trạng hoang mang khi nghe tin khoán hộ bị cấp trên cấm. Cuộc sống của Hợp tác xã đang xuôi chèo mát mái bỗng dưng đảo lộn tất cả. Cuộc họp đầu tiên của Ban quản trị có Ngô là bí thư chi bộ tham gia bàn hết nước mà chưa biết sửa chữa bằng cách nào để bảo toàn được thành quả của mấy năm qua. Khoán hộ đưa lại lợi ích to lớn cho cả tập thể lẫn hộ xã viên đã ăn sâu vào trong cách nghĩ cách làm của mọi người rồi, bây giờ bảo bỏ đi để quay về với khoán tổ, khoán nhóm, khoán quản như ngày xưa làm sao mà họ chấp nhận được. Họp mất một buổi sáng vẫn không tìm ra được cách sửa thế nào để cho xã viên chấp nhận được. Khi mọi người về nghỉ ăn trưa, chỉ còn lại Chi, Dậu, Tế, Ngô và Bích ngồi nói chuyện với nhau. Tâm trạng người nào cũng rối bời.
- Tôi lo quá chị Chi ạ – Dậu nói – Chỉ mới nghe phong thanh thôi mà gần hai mươi hộ nói nếu không được khoán hộ thì họ xin lại diện tích đất trước đây đã nộp vào Hợp tác và xin ra khỏi Hợp tác để làm ăn riêng rẽ. Nếu chủ trương sửa chữa bằng cách thu đất khoán hộ để tập trung vào khoán nhóm khoán tổ như chúng ta bàn vừa rồi thế nào những hộ nhận ruộng khoán trước đây cũng phản ứng dữ dội vì trong những năm qua họ đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức để cải tạo lại đất. Lấy trường hợp nhà ông Mẫn thôi. Vụ nào nhà ông ấy cũng rải hàng tấn phân chuồng lên ruộng khoán của mình. Vì thế vụ nào năng suất nhà ông ấy cũng vượt những hộ khác trên dưới bốn, năm cân thóc một sào. Bây giờ bảo ông ấy giao lại cho Hợp tác không phải dễ dàng gì.
Chi hỏi:
- Nếu vẫn giữ nguyên diện tích đã khoán cho ông ấy trước đây và ghép vào đó mấy hộ nữa thành một nhóm liệu có được không?
Dậu bảo:
- Cũng hơi khó. Tuy đã vào Hợp tác xã bao nhiêu năm nay rồi nhưng đầu óc tự tư tự lợi của ông này vẫn còn khá nặng nề. Cứ nhìn cái cách ông ấy dồn toàn lực cả gia đình, không trừ lớn bé trẻ già bỏ lên trên mấy mảnh ruộng khoán của ông ấy thì biết. Bây giờ ghép người khác vào với nhóm ông ta chưa chắc ông ta đồng ý và cũng không chắc gì người khác lại muốn ghép vào với ông ta.
Chi chép miệng:
- Lẽ nào chúng ta chịu bó tay đứng nhìn cảnh nghèo đói quay trở lại à?
Cũng chẳng riêng gì Gia Đạo lúng túng trong việc thực hiện Thông tri của Ban bí thư mà bà Thường xuống Vĩnh Hòa về cũng mang theo tâm trạng lo lắng, ấm ức. Tắt mặt trời bà Thường mới đạp xe về đến cơ quan và vào thẳng luôn nhà ông Kim. Thấy cái túi du lịch còn buộc ở sau xe đạp của bà Thường, ông Kim hỏi:
- Chị từ Vĩnh Hòa về rồi vào luôn đây đấy à?
- Phải. Sợ trời tối đạp vội đạp vàng đến bở hơi tai.
Ông Kim vào nhà đưa ra chiếc ghế mời bà Thường ngồi rồi quay vào xách ấm nước và cái điếu cày ra để bên cạnh. Bà Lê từ trong nhà cầm cái quạt nan đưa ra cho bà Thường:
- Làm việc muộn quá để sáng mai về cũng được chứ việc gì vội vội vàng vàng đạp xe cho mệt – Bà Lê bảo.
- Muốn về ngay để báo cáo tình hình với chú ấy.
Ông Kim đưa gói thuốc lào cho bà Thường. Bà Thường cầm điếu cày lên tay. Ông Kim nhắc:
- Nhịn hút đến mấy tiếng đồng hồ lại đi đường mệt khéo cả say đấy.
Bà Thường rời khỏi ghế ngồi xuống sụp đất bảo: “Cẩn tắc vô áy náy,” rồi cho thuốc, châm lửa hút. Vừa nhả khói ra khỏi miệng bà Thường lảo đảo, hai tay ôm cái điếu cày chống xuống đất, mồm lập bập hỏi:
- Chú… Cô…ôn… đi Linh Sơn về…ề… chưa?
Ông Kim cười:
- Chờ hết say rồi nói. Chị mà nói là càng say lâu đấy.
Bà Thường ngồi yên một lúc rồi đứng lên cười thoải mái:
- Không chống được cái điếu xuống đất thì ngã lăn kềnh ra như mọi lần rồi.
- Kinh nghiệm của tôi nếu nghỉ hút sau độ nửa ngày, khi hút lại nhấp nhấp mấy cái cho quen hơi khói thì không khi nào bị say cả.
Bà Thường ngồi lên ghế rồi hỏi:
- Chú Côn đi Linh Sơn về chưa?
- Chỉ có ông Dần đi Yên Lộc về thôi. Còn ông Côn chỉ gọi điện về. Tay Tấn đi Văn Lâm chẳng biết tình hình thế nào mà chưa về. Điện cũng không thấy gọi. Cô Chi cũng im tiếng, chắc đang rối như tơ vò. Tình hình ở Vĩnh Hòa thế nào hả chị?
Bà Lê từ trong nhà nói vọng ra:
- Chị Thường mới đi về còn mệt, để cho chị ấy nghỉ đã. Có gì cơm nước xong hãy hỏi.
- Tôi khỏe rồi cô ạ – Nói với bà Lê xong, bà Thường quay sang nói với ông Kim – Tình hình gay lắm chú ạ. Bà con phản ứng dữ dội khi nghe phổ biến Thông tri của Ban bí thư. Nhiều nơi bà con bảo nếu không cho khoán hộ và bắt họ quay lại kiểu làm ăn trước đây thì họ sẽ xin ra khỏi Hợp tác để làm ăn riêng lẻ. Người thì bảo Trung ương nói mặc Trung ương, còn họ cứ tiếp tục khoán hộ.
- Chết tôi rồi! Phổ biến Thông tri kiểu gì mà để bà con hiểu là bắt họ trở về với lối làm ăn trước đây?
- Chú đọc lại Thông tri của Ban bí thư xem có phải Ban bí thư yêu cầu tỉnh ủy phải dựa vào nguyên tắc và chế độ đã ban hành đấy hay sao. Ngay trong phần hướng dẫn sửa chữa, Thông tri cũng đã chỉ rõ: Cách quản lí Hợp tác xã phải tập trung và chế độ lao động trong Hợp tác xã là chế độ lao động tập thể. Lại còn nhấn mạnh: Cần chấm dứt mọi hình thức giao khoán ruộng đất của tập thể cho hộ. Thế chú bảo không cho khoán hộ và dựa vào nguyên tắc, chế độ đã ban hành không trở về với cơ chế cũ trước đây thì còn làm ăn theo kiểu nào nữa?
- Đúng là như vậy nhưng việc gì mà nói sổ toẹt Thông tri ra trước mặt bà con.
- Không nói cụ thể nội dung của Thông tri, chú bảo nói cái gì?
- Thiếu gì cách nói hả chị. Có thể nói với nông dân là trong quá trình khoán hộ có những chỗ làm chưa đúng với đường lối nên cấp trên yêu cầu tạm dừng lại chẳng hạn.
- Thế nếu bà con hỏi chú, khoán hộ làm ra thóc gạo nhiều như vậy sai đường lối ở chỗ nào, chú trả lời bà con ra sao?
Ông Kim không trả lời vào câu hỏi của bà Thường mà nói sang điều ông đang suy nghĩ:
- Gay go rồi chị ạ. Ông Dần xuống Yên Lộc về cũng bảo bà con phản ứng, ông Côn từ Linh Sơn gọi điện về cũng nói như thế. Chắc ở các huyện khác cũng thế. Làm sao bây giờ chị?
- Tôi cũng chưa biết tính sao. Theo tôi tình hình hiện nay có thể sẽ có hai khả năng xảy ra song song. Một là không chịu sửa, cứ tiếp tục khoán hộ rồi đến đâu thì đến. Hai, phản ứng tiêu cực bằng cách xin ra khỏi Hợp tác, lấy lại ruộng đất để làm ăn riêng lẻ. Cách nào thì chúng ta cũng chết.
- Bằng cách nào cũng phải duy trì cho được khoán hộ chị ạ. Không khoán được công khai thì khoán bí mật, không khoán được hình thức này thì ngụy trang dưới các hình thức khác. Không làm thế thì chết.
- Chú định làm thêm một bản kiểm điểm nữa à?
- Nếu Hợp tác xã làm ăn no đủ, không bị tan rã thì có làm chục bản kiểm điểm, tôi cũng sẵn sàng làm chứ không phải một bản. Ai muốn hiểu mình thế nào thì hiểu, miễn sao dân được no.
Bà Thường hút thêm một lần thuốc nữa rồi bảo:
- Sáng mai tôi đi Thạch Sơn để xem tình hình trên ấy sao nhé?
- Chị mới đi Vĩnh Hòa về nghỉ một hôm cho khỏe, sau đó xuống Tam Bình. Thạch Sơn để tôi đi cho chứ đường toàn đèo dốc chị đi không nổi đâu.
- Thế cũng được. Đang yên đang lành bỗng rối lên như nồi canh hẹ. Không biết mọi việc sẽ đi đến đâu. Đói kém trở lại trông thấy rồi chú ạ.
Nói xong bà Thường thở dài.
Ông Kim thấy bức bối trong người liền rít một điếu thuốc lào rồi đứng lên đi dạo theo các con đường trong khuôn viên cơ quan.
Bình luận facebook