Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 45
Trăng suông. Dậu và Tế gánh hai cái sọt không đi dọc đường sắt về phía ga Gia Liễn. Không gian yên tĩnh chỉ có tiếng bước chân lạo xạo của hai người.
- Không biết mấy giờ thì có chuyến tàu ngược? – Tế hỏi trống không.
- Giờ giấc thì tớ không biết – Dậu đáp – Nhưng thường thường đầu hôm có một chuyến, khoảng giữa đêm có một chuyến. Không biết về sáng có thêm chuyến nào nữa không.
- Theo ông thì chờ tàu đến nhảy lên hay vào trong ga xin xỏ đàng hoàng?
- Tàu ngược thường toa nào cũng rỗng nên cứ vào xin cho đàng hoàng.
- Tớ cũng nghĩ thế.
Ga Gia Liễn bị bom Mỹ đánh sập tanh bành, chỉ dựng lại các cột hiệu chạy tàu, còn công nhân nhà ga ở trong mấy mái lán che tạm. Ban đêm chỉ có mấy cây đèn bão leo lét. Thỉnh thoảng bóng một vài anh nhân viên bước ra khỏi lán vội vã nhìn trời rồi quay trở lại. Tế và Dậu đến đặt hai cái sọt xuống cạnh lán. Nghe tiếng động, một anh nhân viên từ trong lán đi ra.
- Chào anh – Dậu nhanh nhẩu chào trước.
- Vâng. Chào hai anh – Anh nhân viên đáp lại – Hai anh đi đâu mà vào ngồi nghỉ đây?
- Hai anh em tôi lên mạn trên mua một ít sắn về ăn, định vào đây xin nhờ các anh đi tàu.
- Tàu khách ngược đã chạy từ tám giờ tối, các anh ra trễ quá đến mấy tiếng rồi, làm gì còn tàu nữa.
- Anh em chúng tôi định xin đi nhờ tàu hàng.
- Tàu hàng đi nhận hàng viện trợ đều do quân sự kiểm soát. Để bảo đảm bí mật nên người ta chẳng cho các anh đi đâu.
- Tàu ngược toàn tàu chạy không, có gì mà phải bảo đảm bí mật. Lát nữa tàu đến nhờ anh nói hộ cho anh em tôi một tiếng. Tôi cũng là bộ đội đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ phục viên, chắc các đồng chí bộ đội vận tải thông cảm thôi.
- Ấy là tôi nghĩ thế – Anh nhân viên nhà ga nói – Hai anh vào ngồi uống nước, đợi khi nào tàu đến ra hỏi xem các anh bộ đội có cho đi nhờ hay không.
Tế nhìn vào lán thấy có mấy người công nhân đang ngủ ngon lành nên từ chối khéo:
- Hai anh em tôi ngồi ngoài này cho mát anh ạ. Khi nào thì có chuyến tàu ngược hả anh?
- Thời chiến chẳng có giờ giấc nào đâu. Thường thì từ mười giờ có một chuyến. Nhưng có hôm đến mười hai giờ tàu mới đến. Hai anh ở đâu mà lên mạn ngược mua sắn?
- Chúng tôi ở xã Đạo Thắng.
- Ga Gia Liễn nằm trên đất Đạo Thắng, hóa ra là người nhà với nhau cả.
Anh công nhân đường sắt ngồi xuống cạnh Tế. Tế bắt chuyện:
- Anh quê ở đâu ta?
- Tôi quê tận Thái Bình.
- Xa nhỉ.
- Vâng. Này tôi hỏi thật. Không biết hai anh có biết quy định về chính sách lương thực không mà định lên mạn ngược mua sắn?
- Chúng tôi có biết. Nhưng chúng tôi mua sắn của dân trồng trên đất phần trăm chứ không phải mua của Hợp tác xã.
- Mua của ai chẳng quan trọng. Vấn đề là Nhà nước quy định không được đưa lương thực, thực phẩm và các loại nguyên liệu từ địa phương này sang địa phương khác. Tháng trước tôi tranh thủ về thăm quê. Khi ra đi vợ tôi đùm cho chục cân gạo mới đem lên trộn lẫn với gạo mậu dịch ăn cho đỡ nhạt cơm. Tôi đã tránh qua lối phà Tân Đệ mà vòng lên tận đò ngang đoạn qua Thường Tín. Cứ tưởng đã lọt được rồi. Ai hay đến trạm Ngọc Hồi gặp phải trạm kiểm soát ở đó. Xin sùi bọt mép, cuối cùng vẫn mất toi chục cân gạo. Tôi sợ các anh đi không khéo lại vừa mất công vừa mất của thì khổ.
Tế băn khoăn:
- Gay nhỉ. Tính sao đây ông Dậu?
- Thử liều nhắm mắt đưa chân, gặp đâu tính đó. Tịch thu gạo, tịch thu chè chứ ai nỡ tịch thu mấy cân sắn cứu đói.
Có tiếng còi tàu từ xa vọng lại. Anh nhân viên bảo:
- Có tàu rồi đấy. Tàu dừng hai anh cứ ra đi. Tôi sẽ nói hộ với các anh bộ đội áp tải để cho hai anh đi nhờ.
- Hai anh em tôi biết ơn anh quá – Dậu nói.
Đoàn tàu vận tải vào ga. Anh nhân viên chạy đến chỗ mấy anh bộ đội đang đứng nói gì đó. Lát sau đưa tay vẫy Dậu và Tế. Dậu và Tế vội vàng gánh đôi sọt lên vai chạy về phía mấy anh bộ đội và anh nhân viên nhà ga đang đứng. Chào hỏi mấy câu, Dậu và Tế vứt sọt lên một toa tàu trống rỗng rồi nhảy lên ngồi.
Con tàu từ từ chuyển bánh mang theo Dậu và Tế nhòa dần trong bóng đêm.
- Không biết mấy giờ thì có chuyến tàu ngược? – Tế hỏi trống không.
- Giờ giấc thì tớ không biết – Dậu đáp – Nhưng thường thường đầu hôm có một chuyến, khoảng giữa đêm có một chuyến. Không biết về sáng có thêm chuyến nào nữa không.
- Theo ông thì chờ tàu đến nhảy lên hay vào trong ga xin xỏ đàng hoàng?
- Tàu ngược thường toa nào cũng rỗng nên cứ vào xin cho đàng hoàng.
- Tớ cũng nghĩ thế.
Ga Gia Liễn bị bom Mỹ đánh sập tanh bành, chỉ dựng lại các cột hiệu chạy tàu, còn công nhân nhà ga ở trong mấy mái lán che tạm. Ban đêm chỉ có mấy cây đèn bão leo lét. Thỉnh thoảng bóng một vài anh nhân viên bước ra khỏi lán vội vã nhìn trời rồi quay trở lại. Tế và Dậu đến đặt hai cái sọt xuống cạnh lán. Nghe tiếng động, một anh nhân viên từ trong lán đi ra.
- Chào anh – Dậu nhanh nhẩu chào trước.
- Vâng. Chào hai anh – Anh nhân viên đáp lại – Hai anh đi đâu mà vào ngồi nghỉ đây?
- Hai anh em tôi lên mạn trên mua một ít sắn về ăn, định vào đây xin nhờ các anh đi tàu.
- Tàu khách ngược đã chạy từ tám giờ tối, các anh ra trễ quá đến mấy tiếng rồi, làm gì còn tàu nữa.
- Anh em chúng tôi định xin đi nhờ tàu hàng.
- Tàu hàng đi nhận hàng viện trợ đều do quân sự kiểm soát. Để bảo đảm bí mật nên người ta chẳng cho các anh đi đâu.
- Tàu ngược toàn tàu chạy không, có gì mà phải bảo đảm bí mật. Lát nữa tàu đến nhờ anh nói hộ cho anh em tôi một tiếng. Tôi cũng là bộ đội đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ phục viên, chắc các đồng chí bộ đội vận tải thông cảm thôi.
- Ấy là tôi nghĩ thế – Anh nhân viên nhà ga nói – Hai anh vào ngồi uống nước, đợi khi nào tàu đến ra hỏi xem các anh bộ đội có cho đi nhờ hay không.
Tế nhìn vào lán thấy có mấy người công nhân đang ngủ ngon lành nên từ chối khéo:
- Hai anh em tôi ngồi ngoài này cho mát anh ạ. Khi nào thì có chuyến tàu ngược hả anh?
- Thời chiến chẳng có giờ giấc nào đâu. Thường thì từ mười giờ có một chuyến. Nhưng có hôm đến mười hai giờ tàu mới đến. Hai anh ở đâu mà lên mạn ngược mua sắn?
- Chúng tôi ở xã Đạo Thắng.
- Ga Gia Liễn nằm trên đất Đạo Thắng, hóa ra là người nhà với nhau cả.
Anh công nhân đường sắt ngồi xuống cạnh Tế. Tế bắt chuyện:
- Anh quê ở đâu ta?
- Tôi quê tận Thái Bình.
- Xa nhỉ.
- Vâng. Này tôi hỏi thật. Không biết hai anh có biết quy định về chính sách lương thực không mà định lên mạn ngược mua sắn?
- Chúng tôi có biết. Nhưng chúng tôi mua sắn của dân trồng trên đất phần trăm chứ không phải mua của Hợp tác xã.
- Mua của ai chẳng quan trọng. Vấn đề là Nhà nước quy định không được đưa lương thực, thực phẩm và các loại nguyên liệu từ địa phương này sang địa phương khác. Tháng trước tôi tranh thủ về thăm quê. Khi ra đi vợ tôi đùm cho chục cân gạo mới đem lên trộn lẫn với gạo mậu dịch ăn cho đỡ nhạt cơm. Tôi đã tránh qua lối phà Tân Đệ mà vòng lên tận đò ngang đoạn qua Thường Tín. Cứ tưởng đã lọt được rồi. Ai hay đến trạm Ngọc Hồi gặp phải trạm kiểm soát ở đó. Xin sùi bọt mép, cuối cùng vẫn mất toi chục cân gạo. Tôi sợ các anh đi không khéo lại vừa mất công vừa mất của thì khổ.
Tế băn khoăn:
- Gay nhỉ. Tính sao đây ông Dậu?
- Thử liều nhắm mắt đưa chân, gặp đâu tính đó. Tịch thu gạo, tịch thu chè chứ ai nỡ tịch thu mấy cân sắn cứu đói.
Có tiếng còi tàu từ xa vọng lại. Anh nhân viên bảo:
- Có tàu rồi đấy. Tàu dừng hai anh cứ ra đi. Tôi sẽ nói hộ với các anh bộ đội áp tải để cho hai anh đi nhờ.
- Hai anh em tôi biết ơn anh quá – Dậu nói.
Đoàn tàu vận tải vào ga. Anh nhân viên chạy đến chỗ mấy anh bộ đội đang đứng nói gì đó. Lát sau đưa tay vẫy Dậu và Tế. Dậu và Tế vội vàng gánh đôi sọt lên vai chạy về phía mấy anh bộ đội và anh nhân viên nhà ga đang đứng. Chào hỏi mấy câu, Dậu và Tế vứt sọt lên một toa tàu trống rỗng rồi nhảy lên ngồi.
Con tàu từ từ chuyển bánh mang theo Dậu và Tế nhòa dần trong bóng đêm.
Bình luận facebook