Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 61
Ông Kim cùng với hai bệnh nhân trẻ hơn ông vài ba tuổi đi dạo thơ thẩn trên con đường làng. Người đi bên trái ông là Khánh, trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Lộc, còn người đi phía sau là Đại, chủ nhiệm Hợp tác xã Đông Mỹ huyện Văn Lâm. Đang nói chuyện mùa màng, ông Kim bỗng hỏi đột ngột:
- Các cậu có hay được xem phim không?
Đại đáp:
- Bình quân vài tháng đội chiếu bóng lưu động của huyện về chiếu ở Hợp tác xã của em một lần.
- Có xem những phim chiếu cảnh các nông trường tập thể của Liên Xô không?
- Nhiều lắm. Cách đây vài tháng, chúng em xem phim Anh lính I-van, cười đến vỡ bụng. Nhìn cảnh nông dân Liên Xô sống thích quá bí thư nhỉ.
- Ước mơ của tớ đấy. Các cậu ao ước nông dân có nhà cao cửa rộng, lúa chất đầy nhà, đường làng đổ nhựa được thế cũng tốt. Nhưng giàu có no đủ mà đèn nhà ai nhà nấy rạng thì chán lắm. Chủ nghĩa Xã hội ngoài ăn ngon, mặc đẹp, ở sang, học hành chữa bệnh không mất tiền còn cần có cuộc sống văn hóa tinh thần hết sức đầy đủ.
Khánh hỏi:
- Như vậy nhà cửa nông thôn chúng ta sau này cũng phá đi để xây lại ngay hàng thẳng lối giống như nhà cửa của nông trường Liên Xô hay sao bí thư?
- Bậy. Không thể làm như vậy được. Làng xã của chúng ta hình thành và tồn tại song song với lịch sử dân tộc. Nó đã gắn bó với người nông dân từ đời này sang đời khác. Người ta dù đi đâu vẫn nhớ về vườn rau ao cá, hàng cau, lũy tre của quê mình. Bỏ nó đi chẳng khác gì chúng ta cắt bỏ cội nguồn của mình.
Có mấy cụ già đang ngồi bên những cái xẻng, cái cuốc dưới một gốc cây gạo chuyện trò rôm rả, ông Kim liền sà vào.
- Chào các cụ.
Một cụ đáp lại lời chào của ông Kim:
- Vâng, chào ông bí thư. Ông khoẻ rồi hay sao mà đi chơi đấy?
- Đỡ rồi cụ ạ. Đang định vài hôm nữa xin ra viện đây. Các cụ đi đâu mà mang cuốc xẻng thế này?
- Anh em chúng tôi rủ nhau đi sửa lại mấy cái hầm trú ẩn cho các cháu ở nhà trẻ, định ngồi nghỉ một lát rồi vào thăm ông bí thư đây. Không ngờ lại gặp ông ở đây.
Ông Kim cầm lấy cái điếu cày:
- Cụ nào có thuốc cho xin một điếu.
Một cụ cầm gói thuốc đưa cho ông Kim:
- Thuốc tôi trồng lấy, không biết ông bí thư có hút được không.
Ông Kim cho thuốc vào nõ, châm đóm rít một hơi ngon lành. Nhả khói xong, ông Kim bảo:
- Thuốc của cụ ngon quá. Chẳng kém gì thằng Thống Nhất của mậu dịch. Các cụ này. Đất chân rừng của xã ta sao còn bỏ hoang nhiều thế?
- Đất thuộc diện Hợp tác xã quản lí đấy ông ạ.
- Sao Hợp tác không tổ chức cho xã viên trồng trọt mà để hoang phí thế?
Một cụ nói giọng bức xúc:
- Vâng. Tiếc của giời lắm ông ạ. Xã viên cũng đã năm lần bảy lượt đề nghị nếu Hợp tác không làm thì khoán cho bà con làm rồi nộp hoa lợi cho Hợp tác. Nhưng các ông lãnh đạo bảo không ai có quyền giao đất cho nông dân. Làm thế là phạm vào chính sách. Vô lí quá ông ạ. Ông cha mình thường dạy tấc đất tấc vàng. Thế mà ở đây không phải tấc đất mà mẫu đất, hàng trăm mẫu đất bị bỏ hoang, ông có thấy đau lòng không?
Ông Kim hỏi:
- Theo cụ đất chân rừng trồng cây gì đưa lại lợi ích nhiều nhất?
- Trồng đỗ, trồng vừng gì đều được cả ông ạ. Nhưng cây sắn hoặc cây dứa là cho thu lợi nhất.
Ông Kim hỏi tiếp:
- Cụ tính số đất chân rừng của Hợp tác bỏ hoang độ bao nhiêu mẫu?
Một cụ quay sang hỏi một cụ ngồi cạnh:
- Dễ có đến trên trăm mẫu đấy ông Đáo nhỉ?
- Đến thế thật – Cụ Đáo đáp.
Ông Kim ngạc nhiên:
- Nhiều thế kia à?
Cụ Đáo:
- Ông ngồi đây cũng nhìn thấy rừng xã tôi mênh mông trùng điệp thế kia thì vài trăm mẫu đất chân rừng có gì là nhiều hả ông.
Ông Kim ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
- Trồng sắn, trồng đỗ như các cụ nói chỉ có cái lợi trước mắt. Nếu tất cả số đất chân rừng ấy mà trồng cây trẩu xen với cây dứa, cây chè các cụ thấy thế nào? Cây lớn xòe tán che cho cây bên dưới, mấy loại cây này vừa giữ đất cho rừng khỏi bị xói mòn, vừa thu lợi nhiều hơn cây sắn và cây đỗ nhiều. Nếu không trồng cây dầu trẩu thì trồng cọ cũng đưa lại lợi ích kinh tế lớn lắm.
Cụ Đáo bảo:
- Độc canh cây lúa mà Hợp tác xã còn làm ăn trầy trật, ông bảo trồng trẩu, trồng cọ, trồng chè, trồng dứa làm sao mà ôm nổi.
Ông Kim hỏi:
- Nếu khoán hẳn đất cho các hộ xã viên có làm nổi không?
- Được thế thì còn nói làm gì. - Một cụ nói giọng phấn chấn.
Một cô y tá mặc áo blouse màu xanh lá cây đi đến chỗ ông Kim đang ngồi.
- Bác bí thư ngồi đây mà cháu tìm khắp nơi không thấy.
- Lại tìm về uống thuốc hả?
- Không ạ. Bác có khách ở huyện Linh Sơn lên thăm.
- Thế à. Có đông không?
- Bốn, năm người gì đó, chú Hạp với các chú khác cháu không nhớ.
Ông Kim đứng lên:
- Xin phép các cụ, tôi phải về tiếp khách đây. Thế nào tôi cũng vào làng tìm các cụ để nói nốt câu chuyện đang còn nói dở.
Cụ Đáo bảo:
- Chúng tôi chuẩn bị chè xanh và khoai lang để tiếp ông bí thư.
Ông Kim cười hỏi:
- Sao không chuẩn bị gà vịt mà chuẩn bị chè xanh với khoai lang?
- Tôi nghe người ta bảo ông khen thằng địa chủ Trần Đình nấu nước chè xanh và khoai lang giữa buổi đưa ra cho thợ cày nên được ăn no cày càng khỏe. Chúng tôi chuẩn bị chè xanh và khoai lang tiếp ông để ông nhớ lại cái thời đi cày thuê của mình.
- Đã vậy các cụ xem có nhà ai muối cà không xin cho tôi mấy quả ăn với khoai lang. Tôi vẫn thường khen tài muối cà của địa chủ Đình nữa đấy.
- Các cậu có hay được xem phim không?
Đại đáp:
- Bình quân vài tháng đội chiếu bóng lưu động của huyện về chiếu ở Hợp tác xã của em một lần.
- Có xem những phim chiếu cảnh các nông trường tập thể của Liên Xô không?
- Nhiều lắm. Cách đây vài tháng, chúng em xem phim Anh lính I-van, cười đến vỡ bụng. Nhìn cảnh nông dân Liên Xô sống thích quá bí thư nhỉ.
- Ước mơ của tớ đấy. Các cậu ao ước nông dân có nhà cao cửa rộng, lúa chất đầy nhà, đường làng đổ nhựa được thế cũng tốt. Nhưng giàu có no đủ mà đèn nhà ai nhà nấy rạng thì chán lắm. Chủ nghĩa Xã hội ngoài ăn ngon, mặc đẹp, ở sang, học hành chữa bệnh không mất tiền còn cần có cuộc sống văn hóa tinh thần hết sức đầy đủ.
Khánh hỏi:
- Như vậy nhà cửa nông thôn chúng ta sau này cũng phá đi để xây lại ngay hàng thẳng lối giống như nhà cửa của nông trường Liên Xô hay sao bí thư?
- Bậy. Không thể làm như vậy được. Làng xã của chúng ta hình thành và tồn tại song song với lịch sử dân tộc. Nó đã gắn bó với người nông dân từ đời này sang đời khác. Người ta dù đi đâu vẫn nhớ về vườn rau ao cá, hàng cau, lũy tre của quê mình. Bỏ nó đi chẳng khác gì chúng ta cắt bỏ cội nguồn của mình.
Có mấy cụ già đang ngồi bên những cái xẻng, cái cuốc dưới một gốc cây gạo chuyện trò rôm rả, ông Kim liền sà vào.
- Chào các cụ.
Một cụ đáp lại lời chào của ông Kim:
- Vâng, chào ông bí thư. Ông khoẻ rồi hay sao mà đi chơi đấy?
- Đỡ rồi cụ ạ. Đang định vài hôm nữa xin ra viện đây. Các cụ đi đâu mà mang cuốc xẻng thế này?
- Anh em chúng tôi rủ nhau đi sửa lại mấy cái hầm trú ẩn cho các cháu ở nhà trẻ, định ngồi nghỉ một lát rồi vào thăm ông bí thư đây. Không ngờ lại gặp ông ở đây.
Ông Kim cầm lấy cái điếu cày:
- Cụ nào có thuốc cho xin một điếu.
Một cụ cầm gói thuốc đưa cho ông Kim:
- Thuốc tôi trồng lấy, không biết ông bí thư có hút được không.
Ông Kim cho thuốc vào nõ, châm đóm rít một hơi ngon lành. Nhả khói xong, ông Kim bảo:
- Thuốc của cụ ngon quá. Chẳng kém gì thằng Thống Nhất của mậu dịch. Các cụ này. Đất chân rừng của xã ta sao còn bỏ hoang nhiều thế?
- Đất thuộc diện Hợp tác xã quản lí đấy ông ạ.
- Sao Hợp tác không tổ chức cho xã viên trồng trọt mà để hoang phí thế?
Một cụ nói giọng bức xúc:
- Vâng. Tiếc của giời lắm ông ạ. Xã viên cũng đã năm lần bảy lượt đề nghị nếu Hợp tác không làm thì khoán cho bà con làm rồi nộp hoa lợi cho Hợp tác. Nhưng các ông lãnh đạo bảo không ai có quyền giao đất cho nông dân. Làm thế là phạm vào chính sách. Vô lí quá ông ạ. Ông cha mình thường dạy tấc đất tấc vàng. Thế mà ở đây không phải tấc đất mà mẫu đất, hàng trăm mẫu đất bị bỏ hoang, ông có thấy đau lòng không?
Ông Kim hỏi:
- Theo cụ đất chân rừng trồng cây gì đưa lại lợi ích nhiều nhất?
- Trồng đỗ, trồng vừng gì đều được cả ông ạ. Nhưng cây sắn hoặc cây dứa là cho thu lợi nhất.
Ông Kim hỏi tiếp:
- Cụ tính số đất chân rừng của Hợp tác bỏ hoang độ bao nhiêu mẫu?
Một cụ quay sang hỏi một cụ ngồi cạnh:
- Dễ có đến trên trăm mẫu đấy ông Đáo nhỉ?
- Đến thế thật – Cụ Đáo đáp.
Ông Kim ngạc nhiên:
- Nhiều thế kia à?
Cụ Đáo:
- Ông ngồi đây cũng nhìn thấy rừng xã tôi mênh mông trùng điệp thế kia thì vài trăm mẫu đất chân rừng có gì là nhiều hả ông.
Ông Kim ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
- Trồng sắn, trồng đỗ như các cụ nói chỉ có cái lợi trước mắt. Nếu tất cả số đất chân rừng ấy mà trồng cây trẩu xen với cây dứa, cây chè các cụ thấy thế nào? Cây lớn xòe tán che cho cây bên dưới, mấy loại cây này vừa giữ đất cho rừng khỏi bị xói mòn, vừa thu lợi nhiều hơn cây sắn và cây đỗ nhiều. Nếu không trồng cây dầu trẩu thì trồng cọ cũng đưa lại lợi ích kinh tế lớn lắm.
Cụ Đáo bảo:
- Độc canh cây lúa mà Hợp tác xã còn làm ăn trầy trật, ông bảo trồng trẩu, trồng cọ, trồng chè, trồng dứa làm sao mà ôm nổi.
Ông Kim hỏi:
- Nếu khoán hẳn đất cho các hộ xã viên có làm nổi không?
- Được thế thì còn nói làm gì. - Một cụ nói giọng phấn chấn.
Một cô y tá mặc áo blouse màu xanh lá cây đi đến chỗ ông Kim đang ngồi.
- Bác bí thư ngồi đây mà cháu tìm khắp nơi không thấy.
- Lại tìm về uống thuốc hả?
- Không ạ. Bác có khách ở huyện Linh Sơn lên thăm.
- Thế à. Có đông không?
- Bốn, năm người gì đó, chú Hạp với các chú khác cháu không nhớ.
Ông Kim đứng lên:
- Xin phép các cụ, tôi phải về tiếp khách đây. Thế nào tôi cũng vào làng tìm các cụ để nói nốt câu chuyện đang còn nói dở.
Cụ Đáo bảo:
- Chúng tôi chuẩn bị chè xanh và khoai lang để tiếp ông bí thư.
Ông Kim cười hỏi:
- Sao không chuẩn bị gà vịt mà chuẩn bị chè xanh với khoai lang?
- Tôi nghe người ta bảo ông khen thằng địa chủ Trần Đình nấu nước chè xanh và khoai lang giữa buổi đưa ra cho thợ cày nên được ăn no cày càng khỏe. Chúng tôi chuẩn bị chè xanh và khoai lang tiếp ông để ông nhớ lại cái thời đi cày thuê của mình.
- Đã vậy các cụ xem có nhà ai muối cà không xin cho tôi mấy quả ăn với khoai lang. Tôi vẫn thường khen tài muối cà của địa chủ Đình nữa đấy.
Bình luận facebook