Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Búp sen xanh - Phần 1 chương 02
2
Lại một mùa sen nở. Nhưng không phải mùa sen báo tin vui một con người ra đời như ba năm về trước mà mùa sen tang tóc đến với vợ chồng anh Nguyễn Sinh Sắc: ông tú Hoàng Xuân Đường tạ thế.
Tin bố vợ qua đời đến với anh nho Sắc giữa lúc gà gáy đầu. Anh chẳng kịp sửa soạn gì, chỉ đến chắp tay xá thầy học giữa đêm khuya để về hộ tang bố vợ. Người thầy học của anh, một ông đồ nổi tiếng dạy học trò thành đạt, xúc động đưa cho anh mười nén hương trầm:
- Thầy Hoàng Xuân Đường là bạn đồng môn của tôi, tuy ông không có khoa bảng cao, nhưng tôi coi ông là bậc đàn anh. Anh mang về mười nén hương trầm này thắp trước linh cữu ông và anh vái giùm tôi năm vái vì tôi chưa thể đi viếng ông lúc ni được.
Ông Nguyễn Thúc Tự chắp tay cưng kính vái trước mặt anh nho Sắc năm ể anh nho Sắc chuyển những cái vái ấy về linh cữu ông Hoàng Xuân Đường.
Trời tối như mực. Anh nho Sắc cùng mấy người bạn học cũ từ làng Đông Chữ đi trong tiếng gà gọi sáng, chó sủa dậy làng. Anh nhắc lại với các bạn lời thầy dặn lúc anh đi học thêm với ông đồ Nghi Lộc: "Cái mệnh của con người ta là: sinh, lão, bệnh, tử. Cha ốm đau kỳ này, nếu chưa phải là tận số thì rồi cũng qua khỏi. Nhược bằng... Chữa được bệnh không ai chữa được mệnh. Cho nên con cứ thư tâm mà đi học thêm. Kỳ thi Tân Mão (1891) con đã không thành đạt thì kỳ thi Giáp Ngọ (1894) tới con phải...". Anh ân hận: "Tuy đã được thầy căn dặn vậy, lòng tôi vẫn áy náy về bệnh tình của thầy. Tôi đã dặn nhà tôi là hễ thấy bệnh cha khang khác thì cho người xuống ngay gọi tôi về. Ngờ đâu cái số tôi được thầy đón về làm con, làm học trò, mà lúc thầy trút hơi thở cuối cùng từ biệt cõi đời thì tôi lại không được cái phúc phận ở bên thầy!"
Anh nho Sắc và các bạn anh đi một mạch từ Nghi Lộc về tới làng Chùa vừa lúc mặt trời mọc. Anh Quý (14)và anh San (15) đang đứng đợi anh nho Sắc bên bờ ao sen. Cử Quý, nho San, nho Sắc nhìn nhau nuốt nước mắt, không nói lời nào mà chia nhận với nhau nỗi đau qua ánh mắt.
(14) Vương Thúc Quý.
(15) Phan Bội Châu.
Anh nho Sắc từ ngòai sân chạy vào, hai tay dang rộng, phủ phục xuống nền nhà, bên cạnh giường người thầy học, người bố vợ. Toàn thân anh rung lên từng chập dài. Bé Côn, tay không rời chéo áo của mẹ, ngơ ngác nhìn mọi việc đang xảy ra, vẻ khó hiểu.
Qua một cơn khóc nấc dài, anh nho Sắc đốt mười nén hương trầm, kể lại những điều mà thày học Nguyễn Thức Tự nhờ. Anh vái đúng số vái thầy Tự đã gửi về. Anh thưa với mẹ vợ và bà con chú bác trong họ Hoàng:
- Thưa mẹ, thưa các bác, các chú, các bà và anh chị em trong họ hàng làng xóm, bạn hữu. Theo tục lệ từ xưa của nhân dân ta thì con rể để tang bố vợ có ba tháng. Nhưng phần tôi thì xin cho tôi được để đại tang ba năm, làm việc hiếu trong tang lễ như một người con trai trưởng. Vì thầy Hoàng Xuân Đường là người nuôi nấng tôi, dạy tôi học chữ thánh hiền từ tấm bé, gả con gái đầu lòng cho tôi và gây dựng cơ nghiệp cho tôi...
Mọi người xúc động hướng mắt nhìn anh nho Sắc đầy trìu mến. Một cụ già trong họ nghẹn ngào nói:
- Quý hóa quá! Cái bụng anh nho Sắc nhiều chữ nên nghĩ khác hẳn những người khác từ xưa tới nay. Cao đạo nên cao kiến. Ông bác tôi nằm đó hẳn là mát dạ.
Một số bà con nói nhôn nhan khắp nhà, khắp sân:
- Khối người có con trai hàng đàn mà lúc chết kiến kéo đến khoét mắt, còn các con thì bâu lại đống của tranh chia phần hơn!
Ba chị em bé Thanh, bé Khiêm, bé Côn đứng sát vào thành giường ông, chăm chú nghe mọi người nói những lời tốt đẹp về ông mình, về cha mình. Bỗng bé Nguyễn Sinh Côn níu áo cha, nói:
- Cha ơi! Cây nến cũng khóc ông. Nước mắt nó chảy cha ơi!
Anh nho Sắc xoa xoa đầu con:
- Ừ, cây nến cũng biết thương ông. Ai cũng thương nhớ ông, con ạ.
Anh cử Quý và anh nho San bế bé Côn và bé Khiêm đi ra sân. Bé Thanh đã lên chín thì luôn luôn ở bên cạnh dì An.
Anh nho San hỏi bé Côn:
- Người ta khóc là phải gào lên từng tiếng, cây nến nó đâu biết nói mà cháu lại bảo nó khóc
Bé Côn, hai mắt lúng liếng:
- Cha cháu, chú Quý, cả chú nữa, nước mắt chảy mà nỏ (16) có tiếng khóc. Cây nến trên bàn thờ cũng chảy nước mắt thương ông cháu chứ không có tiếng khóc, chú ạ.
(16) Chẳng.
Anh cử Quý nói với anh nho San:
- Bé Côn sớm biết xét đóan, nhớ tốt.
- Cháu Côn có thích đi học chữ không - Anh nho San hỏi.
Bé Côn nói luôn:
- Cháu đã học rồi, chú ạ.- Cha cháu dạy cháu học à?
- Khôông ạ.
- Cháu đã học được những chữ chi nào?
Côn lật ngửa bàn tay anh nho San ra, chìa ngón tay trỏ, vừa vạch vừa nói:
- Chữ nhất là một nì, chữ nhị là hai nì, chữ tam là... là ba nì.
Bé Khiêm vẻ khinh thường em:
- Hắn chỉ hoọc (học) được mỗi ba cấy chự nớ (cái chữ ấy) thôi.
- Hứ, - bé Côn giọng nũng nịu - anh Khêm (Khiêm) nói nỏ phải... nỏ phải. Êm (em) biết nhiều hơn chứ, đâu chỉ có ba chữ. - Bé Côn lại ngửa bàn tay anh nho San ra vạch từng nét chữ tứ, chữ ngũ...
Trong nhà, bài vị, linh sàng cũng đã lập xong. Anh nho San, anh cử Quý bế hai anh em Khiêm, Côn vào làm lễ khâm niệm ông Hoàng Xuân Đường.
Một hồi bảy tiếng cồng gióng giả vừa dứt, giọng người chủ tang kéo dài gọi: "Ba... hồn... bảy... vía... cụ Hoàng... Xuân... Đường... về... nhập xác...!". Tiếng trống, tiếng cồng, nhạc bát âm và tiếng khóc càng cất lên inh ỏi. Nắp quan tài đậy lại. Cả nhà gục đầu vào phía áo quan. Bà đồ, chị nho Sắc, cô An ôm choàng lấy quan tài gào khóc...
Đúng giờ Thìn (17), chiếc quan tài được từ từ nâng lên trên những cánh tay của đám học trò và những người thân thích, bằng hữu cụ đồ. Anh cử Quý, anh nho San, anh Thuyết khiêng ở đằng đầu quan tài. Anh nho Sắc mặc đồ đại tang phủ phục xuống đất cho quan tài khiêng đi qua.
(17) Khoảng 9 giờ sáng
Ông già Xẩm, vai mang đàn bầu, tay cầm gậy cũng dò từng bước đi theo đám tang ông đồ ra tới giữa đồng.
Xong tuần tang bố vợ, anh nho Sắc gầy rộc như qua một trận ốm. Chị nho Sắc và cô An thì phải bắt tay ngay vào công việc: ngày đi làm đồng, tối dệt vải quá nửa đêm mới đi ngủ. Số tiền tốn kém vào việc ma chay tuy được những học trò, bạn hữu phúng điếu nhiều, nhưng chẳng thấm tháp, cho nên mẹ con bà đồ phải lấy công dệt vải để trang trải. Phần thì kỳ thi Hương cũng không còn xa nữa, cả nhà bà đồ đều lo lắng, mong đợi nhiều ở anh nho Sắc trong kỳ thi này.
Từ ngày ông đồ mất, vợ chồng anh nho Sắc về ăn chung với bà đồ. Ngôi nhà tranh ba gian của ông bà đồ dựng lên cho vợ chồng nho Sắc ra ở riêng nay tạm cho những chị em làng Chùa mượn làm nơi nhóm phường kéo sợi. Những đêm trăng, từ mái nhà này những điệu ví dặm được cất lên cùng với tiếng xa quay...
Một hôm, có mấy người bà con bên họ ngoại của bà đồ đến dự lễ đốt vàng mã cho ông đồ nhân tết "xá tội vong nhân" rằm tháng bảy. Khách ở nghỉ đêm. Bà đồ ngồi ở giữa giường. Ba chị em bé Thanh, Khiêm, Côn ngồi vây quanh bà nghe bà kể chuyện với khách. Trăng rằm sáng như ban ngày. Những khóm cúc ngòai cửa sổ ngả bóng vào trang sách của anh nho Sắc đang học. Chị nho Sắc thì ngồi dệt trên khung cửi ở gian nhà đầu hồi phía Tây. Cô An đi quay sợi với phường vải bên nhà chị nho Sắc.
Mấy người khách cứ tấm tắc khen:
- Bác có được người con rể như anh nho Sắc thật là quý hóa.
Bà đồ đã từ lâu được ấm lòng về điều ấy. Cho nên bà nhắc lại chuyện cũ với một giọng hối hận:
- Vợ chồng nhà nho đã có ba mặt con. Ấy vậy mà cái bụng của tôi vẫn chưa hết áy náy về cái tích tôi không muốn gả con Loan cho nho Sắc.
Bà mời khách ăn trầu. Bé Thanh và bé Côn tranh nhau được giã trầu giúp bà. Bé Khiêm thì ngồi lì xì, nghịch trò xếp những thứ trong cơi trầu thành ô, thành hình khối... Bà đồ vẫn cái giọng đều đều:
- Ngay lúc ông nhà tôi đón nho Sắc về nhà này, quần áo lấm lem bùn đất, tóc đỏ hoe như râu ngô khô, mặt mũi đen nhẻm, chỉ có hai con mắt sáng tinh anh, cặp lông mày dài mượt lộ rõ một đứa trẻ có tướng mạo. Tôi thương nó như con đẻ từ bữa ấy kia. Hơn mười năm nho Sắc ăn học trong nhà ni, tôi không hề chê nổi một tí chi về đường ăn nết ở cả. Nhưng khi ông nhà tôi đưa ra cái việc gả con Loan cho nho Sắc là tôi không thuận bụng. Tôi đâu có tính chi cái chuyện "môn đăng hộ đối" mà sợ miệng thế gian cười chê rằng con gái nhà có danh có giá mà hư đốn để bố mẹ phải gán luôn cho đứa con nuôi đã ăn ở trong nhà. Được cái, ông nhà tôi đã quyết là làm... Ông đã xuống tận quê ngoại thưa chuyện ni với cha mẹ tôi. Ông còn mời cả họ Hoàng lại để ông thưa việc ông gả con gái đầu lòng cho nho Sắc...
Đối với ba chị em Thanh, Khiêm, Côn thì đây là lần đầu tiên được nghe bà ngoại nói kỹ về bố mẹ mình.
Không ai còn nhớ được người đầu tiên của dòng họ Nguyễn Sinh đến làng Sen khai cơ lập nghiệp. Người ta chỉ còn nhớ rằng, từ buổi làng Sen còn là trang trại đã có người họ Nguyễn ở sinh sống. Hồi bấy giờ còn gọi là Trại Sen, vì có nhiều đầm sen rộng bát ngát. Sen nhiều đến nỗi có những tên: Đồng Sen, Cồn Sen, Đầm Sen, Giếng Sen...
Do có nhiều sen, cảnh trí trong làng, ngòai đồng lại đẹp nên Trại Sen đổi tên thành làng Mỹ Liên. Về sau các cụ lại đổi là Kim Liên.
Nhất vui là cảnh Kim Liên
Cảnh tiên có cảnh, người tiên có người.
Cái thuở ấy, làng Sen gồm có năm phường: phường Giữa (xóm Đông Lĩnh), phường Phú Đầm (xóm Nam Lĩnh), phường Cơn Trôi (xóm Tây Lĩnh), phường Thượng (xóm Thượng Thọ), phường Ngòai (xóm Trung Ca, vì dân xóm này hát xướng giỏi, có phường hát nhà trò).
Lúc về ở Trại Sen, họ Nguyễn chưa đệm chữ Sinh. Qua gia phả của một nhánh họ thì: "Hoàng sơ tổ khảo là Nguyễn Bá Phụ. Tiếp đến đời Nguyễn Bá Bạc, đời Nguyễn Bá Ban, đời Nguyễn Văn Dân. ốn vị tổ này không ghi rõ sinh về thời nào. Đến đời ông Nguyễn Vật bắt đầu lót đệm chữ "Sinh", ông là giám sinh, triều Lê Thánh Đức, năm thứ ba. Kế đến, ông to đời thứ sáu là Nguyễn Sinh Trí mới mười bảy tuổi đã đậu hiếu sinh. Đến năm ba mươi tư tuổi, ông đậu tam trường khoa thi Hội".
Họ Nguyễn Sinh giàu và có khoa cử đời ông tổ thứ năm, thứ sáu. Đến đời thứ mười là Nguyễn Sinh Nhậm vẫn ở lại phường Phú Đầm, một phường nhiều đầm sen nhất Trại Sen. Ông Nguyễn Sinh Nhậm vào bậc trung lưu của làng Sen. Ông lập gia đình sớm nhưng hiếm con, khi sinh hạ được một người con trai tên là Nguyễn Sinh Trợ, tên chữ là Thuyết thì bà Nhậm chết. Ông Nhậm ở vậy nuôi con cho đến tuổi thành niên và lập gia đình riêng cho con trai rồi mới lấy vợ kế. Ông cưới bà Hà Thị Hy, một cô gái có tài hoa, nhan sắc bị quá lứa ở làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh với làng Sen.
Hà Thị Hy là con gái một nghệ nhân nổi tiếng về ngón đàn đáy, đàn bầu. Nhà giàu có, thuộc loại nhiều ruộng nhất của làng Sài. Ông ham học chữ "thánh hiền", nhưng không màng chuyện thi cử. Trong nhà luôn luôn nuôi thầy dạy học. Năm ông đã hai thứ tóc còn nuôi cử nhân Hồ Sĩ Tạo dạy cho các con cháu và ông học thêm. Ông còn nhóm lên trong nhà mình một "phường hát ả đào". "Phường hát ả đào" của ông chỉ để làm vui trong gia đình, trong họ hàng và những bà con có đám cưới, đám ăn mừng thượng thọ.
Hy được cha yêu quý, truyền cho tất cả vốn hiểu biết về đàn, phách và ca trù. Cô lại còn có biệt tài về múa đèn. Khuôn mặt "trăng rằm", lông mày cong vành bán nguyệt, mắt lá đào, mũi thon dài, môi cắn chỉ, cổ ba ngấn, lưng ong, cô dang thẳng hai cánh tay hình chữ thập trên đôi cánh tay ấy đặt mỗi bên ba đĩa đèn, và trên đầu cũng đội ba đĩa đèn đầy dầu, thắp sáng. Cô múa dẻo như con rắn luồn qua những cành cây mà dầu trong đĩa không sánh ra ngòai, đèn không tắt một ngọn nào. Nhiều bà con trong làng khâm phục tài múa đèn của cô đã gọi cô là cô Đèn. Nhưng, không ít người ngầm coi cô là "xướng ca vô lòai". Những nhà giàu có không muốn dạm hỏi cô về làm dâu. Những nhà không bằng nhà bố mẹ cô thì lại sợ không "môn đăng hộ đối".
Một buổi trưa hè. Gió Lào phả cái nóng vào mọi chốn mọi nơi trên đất làng Sài. Một nhóm con trai ra đầu làng ngồi mát, đan rổ rá. Cô Đèn đi chợ xa về. Cô mặc váy lụa, bốn dải lưng xanh, dây xà tích, áo dài vải Đồng Lầm lấp ló cổ áo trắng, yếm thắm, vấn khăn nhung, tóc thả đuôi gà. Cô đi từ ngòai đường hàng huyện trở vào làng. Cô quẩy đôi thúng đậy hai cái mẹt kín bưng, trên mẹt có một chồng bánh đa. Vừa đi chớm tới bóng râm đầu cổng làng, thấy đông người đang ngồi mát dưới gốc cây, cô đã cố ý đi nép vào ria đường làng. Bất thần, một anh chàng giơ tay đụng vào vai cô và nói giọng chớt nhả. Cả đám trai làng cười ồ lên. Cô Đèn mặt đỏ bừng, hai con mắt lá đào quắc sáng như hai ngọn đèn, mắng: "Cái hạng các anh không đáng dụng đến gấu váy của tôi đâu”. Như lửa bị giội nước, mọi người mặt ngay cán tàn ngồi im như phỗng đá. Cô Đèn đã đi khuất sau bờ tre, đám trai làng mới hỏi nhau:
- Con Đèn chượi (chửi) người trêu nó hay chượi cả bọn chúng mình ngồi đây hề?
- Hắn gọi "cái hạng các anh", rứa là hắn nhủ cả đám chúng mình.
Từ cái hôm ấy, tất cả con trai chưa vợ ở làng Sài "ăn thề" với nhau: Không ai được hỏi cô Đèn làm vợ. Nếu con trai ở làng khác đến làng Sài dạm hỏi cô Đèn thì đón đường đánh. Cuộc trả thù này đã hãm duyên cô Đèn cho tới năm cô đã ba mươi tuổi mà vẫn chưa lấy được chồng. Có người gợi ý với bố cô Đèn nên soạn một cơi trầu, một bầu rượu mời đám trai làng đèn, xin lỗi để họ xá cho... Ông đã bàn với con gái cái điều ấy. Nhưng cô Đèn vẫn một mực không chịu nhún mình với đám trai làng. Khi ông Nguyễn Sinh Nhậm từ làng Sen đánh liều sang xin ăn hỏi cô Đèn, trai làng Sài họp lại bàn luận... Họ xót xa cô Đèn: Một người con gái tài hoa, nhan sắc nhất làng mà phải chịu cái "án treo" quá lứa, lỡ duyên, nay phải đi làm vợ kế của một người làng khác! Chúng ta không nên ngăn cản nữa. Đọ gươm khi còn trên yên, đừng chém theo lúc người đã ngã ngựa!
Trai làng Sài đã dựng một cổng chào ở đầu làng trên con đường đi sang làng Sen. Họ còn nhờ cử nhân Hồ Sĩ Tạo làm cho một bài văn chúc. Lúc đám rước dâu tới cổng chào, trai làng Sài bận quần trắng, áo dài, đội khăn, đứng thành hai hàng. Một người có giọng bình văn hay bước ra đọc bài chúc. Họ nhà trai đã đáp lễ mười quan (18) tiền đồng, một vò rượu tăm và một cái thủ lợn.
(18) Đơn vị tiền thời nhà Nguyễn
Lại một mùa sen nở. Nhưng không phải mùa sen báo tin vui một con người ra đời như ba năm về trước mà mùa sen tang tóc đến với vợ chồng anh Nguyễn Sinh Sắc: ông tú Hoàng Xuân Đường tạ thế.
Tin bố vợ qua đời đến với anh nho Sắc giữa lúc gà gáy đầu. Anh chẳng kịp sửa soạn gì, chỉ đến chắp tay xá thầy học giữa đêm khuya để về hộ tang bố vợ. Người thầy học của anh, một ông đồ nổi tiếng dạy học trò thành đạt, xúc động đưa cho anh mười nén hương trầm:
- Thầy Hoàng Xuân Đường là bạn đồng môn của tôi, tuy ông không có khoa bảng cao, nhưng tôi coi ông là bậc đàn anh. Anh mang về mười nén hương trầm này thắp trước linh cữu ông và anh vái giùm tôi năm vái vì tôi chưa thể đi viếng ông lúc ni được.
Ông Nguyễn Thúc Tự chắp tay cưng kính vái trước mặt anh nho Sắc năm ể anh nho Sắc chuyển những cái vái ấy về linh cữu ông Hoàng Xuân Đường.
Trời tối như mực. Anh nho Sắc cùng mấy người bạn học cũ từ làng Đông Chữ đi trong tiếng gà gọi sáng, chó sủa dậy làng. Anh nhắc lại với các bạn lời thầy dặn lúc anh đi học thêm với ông đồ Nghi Lộc: "Cái mệnh của con người ta là: sinh, lão, bệnh, tử. Cha ốm đau kỳ này, nếu chưa phải là tận số thì rồi cũng qua khỏi. Nhược bằng... Chữa được bệnh không ai chữa được mệnh. Cho nên con cứ thư tâm mà đi học thêm. Kỳ thi Tân Mão (1891) con đã không thành đạt thì kỳ thi Giáp Ngọ (1894) tới con phải...". Anh ân hận: "Tuy đã được thầy căn dặn vậy, lòng tôi vẫn áy náy về bệnh tình của thầy. Tôi đã dặn nhà tôi là hễ thấy bệnh cha khang khác thì cho người xuống ngay gọi tôi về. Ngờ đâu cái số tôi được thầy đón về làm con, làm học trò, mà lúc thầy trút hơi thở cuối cùng từ biệt cõi đời thì tôi lại không được cái phúc phận ở bên thầy!"
Anh nho Sắc và các bạn anh đi một mạch từ Nghi Lộc về tới làng Chùa vừa lúc mặt trời mọc. Anh Quý (14)và anh San (15) đang đứng đợi anh nho Sắc bên bờ ao sen. Cử Quý, nho San, nho Sắc nhìn nhau nuốt nước mắt, không nói lời nào mà chia nhận với nhau nỗi đau qua ánh mắt.
(14) Vương Thúc Quý.
(15) Phan Bội Châu.
Anh nho Sắc từ ngòai sân chạy vào, hai tay dang rộng, phủ phục xuống nền nhà, bên cạnh giường người thầy học, người bố vợ. Toàn thân anh rung lên từng chập dài. Bé Côn, tay không rời chéo áo của mẹ, ngơ ngác nhìn mọi việc đang xảy ra, vẻ khó hiểu.
Qua một cơn khóc nấc dài, anh nho Sắc đốt mười nén hương trầm, kể lại những điều mà thày học Nguyễn Thức Tự nhờ. Anh vái đúng số vái thầy Tự đã gửi về. Anh thưa với mẹ vợ và bà con chú bác trong họ Hoàng:
- Thưa mẹ, thưa các bác, các chú, các bà và anh chị em trong họ hàng làng xóm, bạn hữu. Theo tục lệ từ xưa của nhân dân ta thì con rể để tang bố vợ có ba tháng. Nhưng phần tôi thì xin cho tôi được để đại tang ba năm, làm việc hiếu trong tang lễ như một người con trai trưởng. Vì thầy Hoàng Xuân Đường là người nuôi nấng tôi, dạy tôi học chữ thánh hiền từ tấm bé, gả con gái đầu lòng cho tôi và gây dựng cơ nghiệp cho tôi...
Mọi người xúc động hướng mắt nhìn anh nho Sắc đầy trìu mến. Một cụ già trong họ nghẹn ngào nói:
- Quý hóa quá! Cái bụng anh nho Sắc nhiều chữ nên nghĩ khác hẳn những người khác từ xưa tới nay. Cao đạo nên cao kiến. Ông bác tôi nằm đó hẳn là mát dạ.
Một số bà con nói nhôn nhan khắp nhà, khắp sân:
- Khối người có con trai hàng đàn mà lúc chết kiến kéo đến khoét mắt, còn các con thì bâu lại đống của tranh chia phần hơn!
Ba chị em bé Thanh, bé Khiêm, bé Côn đứng sát vào thành giường ông, chăm chú nghe mọi người nói những lời tốt đẹp về ông mình, về cha mình. Bỗng bé Nguyễn Sinh Côn níu áo cha, nói:
- Cha ơi! Cây nến cũng khóc ông. Nước mắt nó chảy cha ơi!
Anh nho Sắc xoa xoa đầu con:
- Ừ, cây nến cũng biết thương ông. Ai cũng thương nhớ ông, con ạ.
Anh cử Quý và anh nho San bế bé Côn và bé Khiêm đi ra sân. Bé Thanh đã lên chín thì luôn luôn ở bên cạnh dì An.
Anh nho San hỏi bé Côn:
- Người ta khóc là phải gào lên từng tiếng, cây nến nó đâu biết nói mà cháu lại bảo nó khóc
Bé Côn, hai mắt lúng liếng:
- Cha cháu, chú Quý, cả chú nữa, nước mắt chảy mà nỏ (16) có tiếng khóc. Cây nến trên bàn thờ cũng chảy nước mắt thương ông cháu chứ không có tiếng khóc, chú ạ.
(16) Chẳng.
Anh cử Quý nói với anh nho San:
- Bé Côn sớm biết xét đóan, nhớ tốt.
- Cháu Côn có thích đi học chữ không - Anh nho San hỏi.
Bé Côn nói luôn:
- Cháu đã học rồi, chú ạ.- Cha cháu dạy cháu học à?
- Khôông ạ.
- Cháu đã học được những chữ chi nào?
Côn lật ngửa bàn tay anh nho San ra, chìa ngón tay trỏ, vừa vạch vừa nói:
- Chữ nhất là một nì, chữ nhị là hai nì, chữ tam là... là ba nì.
Bé Khiêm vẻ khinh thường em:
- Hắn chỉ hoọc (học) được mỗi ba cấy chự nớ (cái chữ ấy) thôi.
- Hứ, - bé Côn giọng nũng nịu - anh Khêm (Khiêm) nói nỏ phải... nỏ phải. Êm (em) biết nhiều hơn chứ, đâu chỉ có ba chữ. - Bé Côn lại ngửa bàn tay anh nho San ra vạch từng nét chữ tứ, chữ ngũ...
Trong nhà, bài vị, linh sàng cũng đã lập xong. Anh nho San, anh cử Quý bế hai anh em Khiêm, Côn vào làm lễ khâm niệm ông Hoàng Xuân Đường.
Một hồi bảy tiếng cồng gióng giả vừa dứt, giọng người chủ tang kéo dài gọi: "Ba... hồn... bảy... vía... cụ Hoàng... Xuân... Đường... về... nhập xác...!". Tiếng trống, tiếng cồng, nhạc bát âm và tiếng khóc càng cất lên inh ỏi. Nắp quan tài đậy lại. Cả nhà gục đầu vào phía áo quan. Bà đồ, chị nho Sắc, cô An ôm choàng lấy quan tài gào khóc...
Đúng giờ Thìn (17), chiếc quan tài được từ từ nâng lên trên những cánh tay của đám học trò và những người thân thích, bằng hữu cụ đồ. Anh cử Quý, anh nho San, anh Thuyết khiêng ở đằng đầu quan tài. Anh nho Sắc mặc đồ đại tang phủ phục xuống đất cho quan tài khiêng đi qua.
(17) Khoảng 9 giờ sáng
Ông già Xẩm, vai mang đàn bầu, tay cầm gậy cũng dò từng bước đi theo đám tang ông đồ ra tới giữa đồng.
Xong tuần tang bố vợ, anh nho Sắc gầy rộc như qua một trận ốm. Chị nho Sắc và cô An thì phải bắt tay ngay vào công việc: ngày đi làm đồng, tối dệt vải quá nửa đêm mới đi ngủ. Số tiền tốn kém vào việc ma chay tuy được những học trò, bạn hữu phúng điếu nhiều, nhưng chẳng thấm tháp, cho nên mẹ con bà đồ phải lấy công dệt vải để trang trải. Phần thì kỳ thi Hương cũng không còn xa nữa, cả nhà bà đồ đều lo lắng, mong đợi nhiều ở anh nho Sắc trong kỳ thi này.
Từ ngày ông đồ mất, vợ chồng anh nho Sắc về ăn chung với bà đồ. Ngôi nhà tranh ba gian của ông bà đồ dựng lên cho vợ chồng nho Sắc ra ở riêng nay tạm cho những chị em làng Chùa mượn làm nơi nhóm phường kéo sợi. Những đêm trăng, từ mái nhà này những điệu ví dặm được cất lên cùng với tiếng xa quay...
Một hôm, có mấy người bà con bên họ ngoại của bà đồ đến dự lễ đốt vàng mã cho ông đồ nhân tết "xá tội vong nhân" rằm tháng bảy. Khách ở nghỉ đêm. Bà đồ ngồi ở giữa giường. Ba chị em bé Thanh, Khiêm, Côn ngồi vây quanh bà nghe bà kể chuyện với khách. Trăng rằm sáng như ban ngày. Những khóm cúc ngòai cửa sổ ngả bóng vào trang sách của anh nho Sắc đang học. Chị nho Sắc thì ngồi dệt trên khung cửi ở gian nhà đầu hồi phía Tây. Cô An đi quay sợi với phường vải bên nhà chị nho Sắc.
Mấy người khách cứ tấm tắc khen:
- Bác có được người con rể như anh nho Sắc thật là quý hóa.
Bà đồ đã từ lâu được ấm lòng về điều ấy. Cho nên bà nhắc lại chuyện cũ với một giọng hối hận:
- Vợ chồng nhà nho đã có ba mặt con. Ấy vậy mà cái bụng của tôi vẫn chưa hết áy náy về cái tích tôi không muốn gả con Loan cho nho Sắc.
Bà mời khách ăn trầu. Bé Thanh và bé Côn tranh nhau được giã trầu giúp bà. Bé Khiêm thì ngồi lì xì, nghịch trò xếp những thứ trong cơi trầu thành ô, thành hình khối... Bà đồ vẫn cái giọng đều đều:
- Ngay lúc ông nhà tôi đón nho Sắc về nhà này, quần áo lấm lem bùn đất, tóc đỏ hoe như râu ngô khô, mặt mũi đen nhẻm, chỉ có hai con mắt sáng tinh anh, cặp lông mày dài mượt lộ rõ một đứa trẻ có tướng mạo. Tôi thương nó như con đẻ từ bữa ấy kia. Hơn mười năm nho Sắc ăn học trong nhà ni, tôi không hề chê nổi một tí chi về đường ăn nết ở cả. Nhưng khi ông nhà tôi đưa ra cái việc gả con Loan cho nho Sắc là tôi không thuận bụng. Tôi đâu có tính chi cái chuyện "môn đăng hộ đối" mà sợ miệng thế gian cười chê rằng con gái nhà có danh có giá mà hư đốn để bố mẹ phải gán luôn cho đứa con nuôi đã ăn ở trong nhà. Được cái, ông nhà tôi đã quyết là làm... Ông đã xuống tận quê ngoại thưa chuyện ni với cha mẹ tôi. Ông còn mời cả họ Hoàng lại để ông thưa việc ông gả con gái đầu lòng cho nho Sắc...
Đối với ba chị em Thanh, Khiêm, Côn thì đây là lần đầu tiên được nghe bà ngoại nói kỹ về bố mẹ mình.
Không ai còn nhớ được người đầu tiên của dòng họ Nguyễn Sinh đến làng Sen khai cơ lập nghiệp. Người ta chỉ còn nhớ rằng, từ buổi làng Sen còn là trang trại đã có người họ Nguyễn ở sinh sống. Hồi bấy giờ còn gọi là Trại Sen, vì có nhiều đầm sen rộng bát ngát. Sen nhiều đến nỗi có những tên: Đồng Sen, Cồn Sen, Đầm Sen, Giếng Sen...
Do có nhiều sen, cảnh trí trong làng, ngòai đồng lại đẹp nên Trại Sen đổi tên thành làng Mỹ Liên. Về sau các cụ lại đổi là Kim Liên.
Nhất vui là cảnh Kim Liên
Cảnh tiên có cảnh, người tiên có người.
Cái thuở ấy, làng Sen gồm có năm phường: phường Giữa (xóm Đông Lĩnh), phường Phú Đầm (xóm Nam Lĩnh), phường Cơn Trôi (xóm Tây Lĩnh), phường Thượng (xóm Thượng Thọ), phường Ngòai (xóm Trung Ca, vì dân xóm này hát xướng giỏi, có phường hát nhà trò).
Lúc về ở Trại Sen, họ Nguyễn chưa đệm chữ Sinh. Qua gia phả của một nhánh họ thì: "Hoàng sơ tổ khảo là Nguyễn Bá Phụ. Tiếp đến đời Nguyễn Bá Bạc, đời Nguyễn Bá Ban, đời Nguyễn Văn Dân. ốn vị tổ này không ghi rõ sinh về thời nào. Đến đời ông Nguyễn Vật bắt đầu lót đệm chữ "Sinh", ông là giám sinh, triều Lê Thánh Đức, năm thứ ba. Kế đến, ông to đời thứ sáu là Nguyễn Sinh Trí mới mười bảy tuổi đã đậu hiếu sinh. Đến năm ba mươi tư tuổi, ông đậu tam trường khoa thi Hội".
Họ Nguyễn Sinh giàu và có khoa cử đời ông tổ thứ năm, thứ sáu. Đến đời thứ mười là Nguyễn Sinh Nhậm vẫn ở lại phường Phú Đầm, một phường nhiều đầm sen nhất Trại Sen. Ông Nguyễn Sinh Nhậm vào bậc trung lưu của làng Sen. Ông lập gia đình sớm nhưng hiếm con, khi sinh hạ được một người con trai tên là Nguyễn Sinh Trợ, tên chữ là Thuyết thì bà Nhậm chết. Ông Nhậm ở vậy nuôi con cho đến tuổi thành niên và lập gia đình riêng cho con trai rồi mới lấy vợ kế. Ông cưới bà Hà Thị Hy, một cô gái có tài hoa, nhan sắc bị quá lứa ở làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh với làng Sen.
Hà Thị Hy là con gái một nghệ nhân nổi tiếng về ngón đàn đáy, đàn bầu. Nhà giàu có, thuộc loại nhiều ruộng nhất của làng Sài. Ông ham học chữ "thánh hiền", nhưng không màng chuyện thi cử. Trong nhà luôn luôn nuôi thầy dạy học. Năm ông đã hai thứ tóc còn nuôi cử nhân Hồ Sĩ Tạo dạy cho các con cháu và ông học thêm. Ông còn nhóm lên trong nhà mình một "phường hát ả đào". "Phường hát ả đào" của ông chỉ để làm vui trong gia đình, trong họ hàng và những bà con có đám cưới, đám ăn mừng thượng thọ.
Hy được cha yêu quý, truyền cho tất cả vốn hiểu biết về đàn, phách và ca trù. Cô lại còn có biệt tài về múa đèn. Khuôn mặt "trăng rằm", lông mày cong vành bán nguyệt, mắt lá đào, mũi thon dài, môi cắn chỉ, cổ ba ngấn, lưng ong, cô dang thẳng hai cánh tay hình chữ thập trên đôi cánh tay ấy đặt mỗi bên ba đĩa đèn, và trên đầu cũng đội ba đĩa đèn đầy dầu, thắp sáng. Cô múa dẻo như con rắn luồn qua những cành cây mà dầu trong đĩa không sánh ra ngòai, đèn không tắt một ngọn nào. Nhiều bà con trong làng khâm phục tài múa đèn của cô đã gọi cô là cô Đèn. Nhưng, không ít người ngầm coi cô là "xướng ca vô lòai". Những nhà giàu có không muốn dạm hỏi cô về làm dâu. Những nhà không bằng nhà bố mẹ cô thì lại sợ không "môn đăng hộ đối".
Một buổi trưa hè. Gió Lào phả cái nóng vào mọi chốn mọi nơi trên đất làng Sài. Một nhóm con trai ra đầu làng ngồi mát, đan rổ rá. Cô Đèn đi chợ xa về. Cô mặc váy lụa, bốn dải lưng xanh, dây xà tích, áo dài vải Đồng Lầm lấp ló cổ áo trắng, yếm thắm, vấn khăn nhung, tóc thả đuôi gà. Cô đi từ ngòai đường hàng huyện trở vào làng. Cô quẩy đôi thúng đậy hai cái mẹt kín bưng, trên mẹt có một chồng bánh đa. Vừa đi chớm tới bóng râm đầu cổng làng, thấy đông người đang ngồi mát dưới gốc cây, cô đã cố ý đi nép vào ria đường làng. Bất thần, một anh chàng giơ tay đụng vào vai cô và nói giọng chớt nhả. Cả đám trai làng cười ồ lên. Cô Đèn mặt đỏ bừng, hai con mắt lá đào quắc sáng như hai ngọn đèn, mắng: "Cái hạng các anh không đáng dụng đến gấu váy của tôi đâu”. Như lửa bị giội nước, mọi người mặt ngay cán tàn ngồi im như phỗng đá. Cô Đèn đã đi khuất sau bờ tre, đám trai làng mới hỏi nhau:
- Con Đèn chượi (chửi) người trêu nó hay chượi cả bọn chúng mình ngồi đây hề?
- Hắn gọi "cái hạng các anh", rứa là hắn nhủ cả đám chúng mình.
Từ cái hôm ấy, tất cả con trai chưa vợ ở làng Sài "ăn thề" với nhau: Không ai được hỏi cô Đèn làm vợ. Nếu con trai ở làng khác đến làng Sài dạm hỏi cô Đèn thì đón đường đánh. Cuộc trả thù này đã hãm duyên cô Đèn cho tới năm cô đã ba mươi tuổi mà vẫn chưa lấy được chồng. Có người gợi ý với bố cô Đèn nên soạn một cơi trầu, một bầu rượu mời đám trai làng đèn, xin lỗi để họ xá cho... Ông đã bàn với con gái cái điều ấy. Nhưng cô Đèn vẫn một mực không chịu nhún mình với đám trai làng. Khi ông Nguyễn Sinh Nhậm từ làng Sen đánh liều sang xin ăn hỏi cô Đèn, trai làng Sài họp lại bàn luận... Họ xót xa cô Đèn: Một người con gái tài hoa, nhan sắc nhất làng mà phải chịu cái "án treo" quá lứa, lỡ duyên, nay phải đi làm vợ kế của một người làng khác! Chúng ta không nên ngăn cản nữa. Đọ gươm khi còn trên yên, đừng chém theo lúc người đã ngã ngựa!
Trai làng Sài đã dựng một cổng chào ở đầu làng trên con đường đi sang làng Sen. Họ còn nhờ cử nhân Hồ Sĩ Tạo làm cho một bài văn chúc. Lúc đám rước dâu tới cổng chào, trai làng Sài bận quần trắng, áo dài, đội khăn, đứng thành hai hàng. Một người có giọng bình văn hay bước ra đọc bài chúc. Họ nhà trai đã đáp lễ mười quan (18) tiền đồng, một vò rượu tăm và một cái thủ lợn.
(18) Đơn vị tiền thời nhà Nguyễn
Bình luận facebook