-
Chương 27: Sự Chờ Đợi Ngọt Ngào
Chương 27: Sự Chờ Đợi Ngọt Ngào
Thân thiết mà hiểu nhau trong im lặng là điều khiến người ta cảm thấy hạnh phúc nhất trên thế gian này, thế nhưng, lần này sự im lặng của Cát Niên lại chứa đựng nỗi bất an.
.
Hôm có kết quả thi học kỳ, Cát Niên đi theo các bạn đến sân vận động để xem bảng danh dự, trên bảng có công bố tên của mười học sinh đứng đầu các khối. Học sinh tập trung trước bảng thông báo rất đông, Cát Niên phải đợi một lúc mới có thể len vào được chỗ trống, khối Mười trường Trung học số 7 có tám lớp, hơn bốn trăm học sinh, vậy mà cô cũng lọt được vào trong top này, không cao không thấp cô xếp đúng vị trí thứ mười.
Cát Niên là cái tên mới trong bảng danh dự này, cô đã quen với việc im hơi lặng tiếng, chẳng ai biết đến, cũng giống như một giọt nước an toàn trốn vào lòng đại dương, vì vậy khi nhìn thấy ba chữ “Tạ Cát Niên” to đùng trên tấm giấy đỏ kia, cô bỗng cảm thấy thật kỳ quặc. Đương nhiên, dù sao chăng nữa cô vẫn là học sinh, việc thi tốt vẫn là một điều đáng chúc mừng, vì vậy khi các bạn học người ngưỡng mộ người kinh ngạc nói với cô: “Ghê nhỉ, Tạ Cát Niên, lọt vào top 10 của toàn khối cơ đấy”, cô chỉ đáp lại bằng nụ cười xấu hổ và khiêm tốn.
Lúc Hàn Thuật và vài người bạn đi tới, Cát Niên thấy đã đến lúc mình nên tránh đi rồi, không đấu lại được chẳng nhẽ lại không tránh được hay sao?
Nghe nói thành tích của Hàn Thuật cũng không tồi, nhưng lần này cậu không lọt được vào top 10, có lẽ quá nhiều thú vui đã phần nào làm phân tán tư tưởng của cậu.
“Ôi, Hàn Thuật, cậu chỉ kém bạn xếp thứ mười có mỗi một điểm thôi.” Cát Niên nghe thấy một bạn gái có vẻ như là bạn học cùng lớp của Hàn Thuật nói một cách nuối tiếc.
Hàn Thuật nở nụ cười với cô bạn kia, cậu cũng không nói gì cả, chỉ chăm chú nhìn những cái tên trên bảng danh dự, ánh mắt vô tình nhìn về phía người đang có ý định rút lui là Cát Niên, cậu liếc cô một cái, rồi giả bộ như không nhìn thấy gì.
Chu Lượng kiễng chân lên bá vai Hàn Thuật nói: “Nếu như cái danh sách này dài thêm một chút nữa thì thấy cái tên thứ mười một sẽ là cậu, hơn nữa, trong lớp mình thì cậu vẫn ở top 3, thế là giỏi lắm rồi.”
Hàn Thuật lắc vai đẩy tay Chu Lượng ra, chẳng mặn mà gì nói: “Giỏi cái gì? Ông già tớ nói rằng ông ấy từ nhỏ tới lớn thi cử chỉ luôn đứng trong top 3, chị tớ có lẽ cũng chẳng kém gì. Tớ coi như là đứa con cháu nhà họ Hàn bất hiếu đầu tiên không lọt vào top 10, về tới nhà thế nào cũng bị lột xác cho xem.”
Hàn Thuật vừa nói, vừa liếc nhìn sang Cát Niên, ánh mắt của cậu khiến Cát Niên cảm thấy mình như đã trở thành tội nhân gây ra việc bạo hành trong gia đình. Hình như cô cũng có nghe bố mẹ cô trong lúc tán gẫu có nói rằng, Viện phó Viện kiểm sát trông hiền lành nho nhã vậy mà dạy con vô cùng nghiêm khắc, khác hẳn sự nuông chiều con trai của phu nhân Viện phó, ông quan niệm rằng yêu cho roi cho vọt, vì thế khi ra tay ông thường đánh rất ác. Thường thì một bên ông nén lòng “dạy con” còn một bên vợ ông sống chết ngăn cản, cả tòa nhà ai cũng nghe thấy, chỉ là người ta không tiện nói ra mà thôi.
Hôm nay Hàn Thuật mặc áo khoác thể thao màu đỏ, cái màu cực kỳ đĩ bợm, nhưng khi khoác lên người cậu trông cũng mát mẻ bắt mắt. Cậu ấy là kiểu người như thế này, khi buộc phải mặc đồng phục thì cậu là người mặc chỉnh tề nhất, lúc không phải mặc đồng phục thì cậu tranh thủ mọi cơ hội không phải mặc, đánh chết cũng không mặc. Cát Niên tưởng tượng ra cảnh anh chàng Hàn Thuật này bị Viện phó Hàn cầm roi đánh cho sưng mông vãi tiểu, rồi cũng tự thấy mình không được tử tế cho lắm.
“Theo tớ thì, đây cũng là do đen đủi, này nhé, nếu cái người thứ mười kia làm sai một câu hỏi trắc nghiệm thôi thì vị trí thứ mười này chắc sẽ vào tay cậu.” Phương Chí Hòa cũng đã nhìn thấy Cát Niên, cậu cố tình thêm dầu vào lửa.
Hàn Thuật tỏ vẻ không đồng ý nói: “Cậu nói những lời này làm gì?”
Cát Niên đã chạy trốn thành công. Cô nghĩ, không ngờ lần này Hàn Thuật lại biết điều như vậy, sách giáo khoa môn chính trị nói đúng, cần phải triệt để nhìn vào vấn đề theo hướng khách quan, toàn diện, phát triển, có lẽ nhìn người cũng vậy.
Không ngờ rằng Hàn Thuật đã nhanh chóng dùng hành động lật đổ quan điểm của cô.
Cát Niên đạp xe về nhà, xe của cô là chiếc xe “Phượng hoàng” bố mẹ mua khi kết hôn, hồi đó xe này thuộc loại xịn, còn bây giờ, có quên không khóa xe thì cũng chẳng ai lấy. Cát Niên dáng người không cao nhưng yên xe lại rất cao, leo lên xe cũng hơi khó khăn, ức chế nhất là cái bánh xe không biết bị hỏng chỗ nào mà cứ chuyển động là kêu “lạch cạch lạch cạch”, có điều ngày nào cô cũng nghênh ngang trên phố như vậy nên cũng vô cảm với vấn đề này từ lâu rồi.
Vừa ra khỏi trường một quãng, Cát Niên nghe thấy có tiếng người xen vào giữa những tiếng “lạch cạch lạch cạch” của bánh xe.
“Giấy vụn bao nhiêu tiền một cân?”
Người đạp xe đuổi theo cô mặc một chiếc áo đỏ chóe.
Cát Niên hiểu ngay, Hàn Thuật đang mỉa mai cô giống một bà đồng nát.
Cô không nói gì, cắm đầu cắm cổ đạp chiếc xe cũ kỹ của mình một cách khổ sở, nhưng xe của Hàn Thuật vẫn nhanh hơn xe cô nhiều. Cát Niên thấy tốc độ của mình như sắp rời xa lực hút trái đất đến nơi rồi mà Hàn Thuật vẫn bình thường như hình với bóng đuổi đằng sau cô.
“Tôi hỏi cậu, ngoài đọc sách ra cậu còn biết làm gì nữa? Chính vì cái thứ mọt sách ngoài đọc sách ra thì chẳng hiểu gì như cậu nên mới có cái trò xếp hạng vô vị kia, cái loại điểm cao nhưng năng lực kém chính là chỉ cậu đấy.”
Hóa ra có người coi cô là đối tượng để trút giận và kẻ chịu tội thay cho sự bất mãn của họ đối với chế độ giáo dục. Cát Niên quyết định đi ngược lại quan điểm cái gì mà “nhìn vào vấn đề theo hướng toàn diện, khách quan, phát triển”, trong sách cũng nói rồi, dù những hiện tượng có thiên biến vạn hóa đến đâu, nhưng bản chất của sự vật không bao giờ thay đổi. Lúc nãy cậu ta tỏ ra khoan dung độ lượng trước mặt mọi người, đó là giả thôi! Trong lòng cậu thực ra rất hận cô.
“Tạ Cát Niên, cậu nói đi, ngoài học ra cậu còn biết gì nữa?”
Cát Niên phóng xe bạt mạng đến nỗi mồ hôi cô túa ra giữa cái lạnh của mùa đông, cô không thể hiểu nổi tại sao Hàn Thuật vẫn còn đủ sức để nói không ngớt miệng như thế.
Cuối cùng cô thấy không thể chịu nổi nữa, cứ tiếp tục phóng xe thế này, sớm muộn cô cũng đứt hơi mất.
“Đường về nhà cậu đã qua… qua mất rồi.” Cát Niên vừa thở vừa nói. “Cậu còn đi theo tớ làm gì?”
“Đường đi là nhà cậu làm à?”
“Thôi được rồi, đừng đi theo nữa, tớ nói, nói hết với cậu…”
“Nói cái gì cơ?” Hàn Thuật đi song song với đầu xe của Cát Niên, tự nhiên cậu lại thấy có chút tò mò, không biết cô muốn nói với cậu điều gì.
“Giấy vụn… ba hào một cân.” Cát Niên vừa nói xong, phát hiện Hàn Thuật đã biến mất từ lúc nào rồi.
Hàn Thuật dùng chân dừng xe bên cạnh vỉa hè.
“Vô vị! Tạ Cát Niên, từ trước đến giờ tôi chưa từng thấy người nào vô vị như cậu!”
Vừa mới nghỉ đông được một tuần, năm mới đã đến rồi. Ngày Tết dĩ nhiên là phải đi chúc Tết nhà người thân, thế là, lần đầu tiên kể từ khi chuyển nhà về sống cùng cha mẹ, Cát Niên cùng với bố mẹ đến chúc Tết nhà bác gái.
Theo lệ thì bố mẹ bắt Cát Niên thể hiện lòng cảm kích suốt đời không quên đối với sự chăm sóc mấy năm qua của bác trai và bác gái, thế nhưng họ cũng chẳng hy vọng Cát Niên nói được những lời cảm động. Phần lớn thời gian, Cát Niên chỉ cần hùa theo là được rồi. Đợi đến khi bác gái nói, hiếm có gặp dịp Tết, hôm nay lại đủ chân, chi bằng mấy người lớn chúng ta cùng nhau “quây quần làm vài ván”, Cát Niên ngồi bên cạnh xem ti vi một lúc, đứa em trai đã ngủ say, được đặt trên chiếc giường trong căn phòng nhỏ, cô thừa lúc không ai chú ý đến mình, liền lén lút chuồn ra ngoài, men theo con đường quen thuộc đến nhà Vu Vũ.
Nhà Vu Vũ không có họ hàng thân thiết nào cả, theo như Vu Vũ nói, dù có là người thân đi chăng nữa thì cũng tránh xa gia đình cậu, vì vậy, cho dù là mồng hai Tết, cũng không cần lo lắng rằng cậu đi chúc Tết họ hàng không có nhà.
Gõ cửa một hồi lâu, bà của Vu Vũ mới run rẩy ra mở cửa, bà già rồi, tay chân và đầu óc đều kém linh hoạt, nhìn thấy Cát Niên, có vẻ như nhận ra cô là ai nhưng cũng có vẻ chẳng biết cô là ai cả. Cát Niên dìu bà vào trong phòng, mất bao nhiêu công sức mới biết hóa ra Vu Vũ không có nhà.
Cát Niên lôi một viên kẹo cô giấu trong người ban sáng đưa cho bà Vu Vũ, người già hơn 70 tuổi, răng sắp rụng hết đến nơi rồi, mồm ngậm kẹo mà vui như một đứa trẻ con. Cát Niên nói chuyện với bà một lúc, nói chung là ai nói chuyện người ấy, cả hai người đều không hiểu người kia nói gì, cứ nói chuyện linh tinh vậy thôi, sau đó bà chuyển sự chú ý sang chiếc ti vi trắng đen mười bốn inch trong nhà.
Cát Niên đi ra ngoài, đứng ở giữa khoảnh sân nhỏ nhà Vu Vũ, nếu như có người không tin rằng thành phố này vẫn có những góc nhỏ bị không khí tết lãng quên mất thì hãy đến đây mà xem. Thế nhưng khi nhìn thấy mấy chậu hoa mọc xiêu vẹo trong sân và một cây tỳ bà duy nhất sống sót, bỗng nhiên cô lại hy vọng đừng bao giờ có ai tới làm phiền cái góc nhỏ này.
Giữa mùa đông, miền Nam không có tuyết, chỉ có những cơn mưa dầm. Chân tay tê cứng, Cát Niên hít một hơi thật sâu, cô thấy cổ họng và lồng ngực mình lạnh tê tái, lập tức cô thấy mình vô cùng tỉnh táo, Cát Niên thích mùa đông thế này. Cô đợi hơn một tiếng mà Vu Vũ vẫn chưa về, nhưng cô không vội, so với việc phải về nhà bác gái xem mọi người đánh mạt chược thì cô thích bê cái ghế đẩu ra ngoài cửa ngồi ngắm sân nhà Vu Vũ và cả cây tỳ bà của cô hơn. Chờ đợi cũng có nhiều kiểu, đây là kiểu chờ đợi làm cho người ta cảm thấy ngọt ngào.
Bên ngoài chắc là náo nhiệt lắm, phía xa xa, chốc chốc lại có tiếng cười nói và tiếng pháo vọng lại, hòa cùng với âm thanh rè rè phát ra từ chiếc ti vi cũ kỹ trong phòng bà, mang lại cảm giác mơ hồ nhưng vĩnh cửu, giống như âm nhạc phát ra từ chiếc máy hát cũ. Một chiếc lá tỳ bà vừa rụng, rơi xuống nền đất, khẽ phát ra tiếng “tạch”. Đúng lúc này, Cát Niên nghe thấy tiếng bước chân Vu Vũ.
Cô cười mở cổng cho cậu.
Bên ngoài không chỉ có Vu Vũ mà còn mấy cậu con trai ăn mặc kỳ quái nhìn có vẻ trạc tuổi Vu Vũ, một hai người lớn hơn Vu Vũ vài tuổi, trên tay các cậu không cầm những quả pháo phát ra tiếng nổ đinh tai mà là thuốc lá.
Cát Niên không ngờ lại có người khác đi cùng, nên cô cứ đứng đó không biết phải làm gì, tay vẫn vịn vào bức tường bên cạnh cửa.
“Hề hề, Vu Vũ, trong nhà cậu còn giấu cả con gái nữa cơ à”. Ai đó bỗng lên tiếng, huých Vu Vũ cười hì hì, bao nhiêu con mắt lập tức nhìn Vu Vũ không chút giấu giếm. Vu Vũ tiến lên phía trước mấy bước, rồi quay người lại, lưng cậu đối diện với Cát Niên, vừa đủ che chắn cho cô.
“Nói cái gì thế, đây là họ hàng của gia đình tớ”. Cậu cười nói.
“Thế thì chúng tớ cũng vào nhà cậu chúc Tết họ hàng, nói chuyện phiếm, có được không?”
“Hôm khác đi. Nhà tớ có khách rồi, lần sau hẹn các cậu đi.” Vu Vũ đóng cánh cửa nhỏ ngay trước mặt mấy cậu bạn, đợi cho tiếng nói của mấy cậu bạn kia xa dần cậu mới cùng Cát Niên đi vào nhà.
Trước khi bước vào cửa, Cát Niên mới để ý thấy tay phải của Vu Vũ cũng cầm một điếu thuốc, thuốc đã châm lửa, khói thuốc đang bay lên.
Cát Niên nhìn Vu Vũ một lúc lâu, rồi lại nhìn điếu thuốc trong tay cậu. Vu Vũ không động đậy, cô cũng không nói gì, chỉ nhướn người giật lấy điếu thuốc, cô lại ngồi lên chiếc ghế ban nãy, lẳng lặng dập tắt đốm lửa trên nền đất.
Vu Vũ có vẻ như mỉm cười, cậu ngồi luôn lên bậc cửa làm bằng gỗ.
“Đến lâu chưa?”
“Không lâu lắm.”
Ngày xưa lúc hai người suốt ngày ở bên nhau, cũng không phải nói mãi không hết chuyện, thường thì cả hai cứ im lặng ngồi bên nhau, việc người nào người ấy làm hoặc chuyện người nào người ấy nghĩ. Thân thiết mà hiểu nhau trong im lặng là điều khiến người ta cảm thấy hạnh phúc nhất trên thế gian này, thế nhưng, lần này sự im lặng của Cát Niên chứa đựng nỗi bất an.
Một lúc sau, Cát Niên nói với Vu Vũ: “Sau này, cứ cuối tuần chúng ta đi đánh cầu lông nhé, tớ biết một sân cầu lông, giá thuê rất rẻ. Chỉ cần không có việc gì đặc biệt, hay không nói là không đến được thì không gặp không về nhé?”
Vu Vũ nhận lời cô.
Mong muốn của Cát Niên rất đơn giản, cô hy vọng được nhìn thấy Vu Vũ nhiều hơn, cô không muốn cậu tụ tập với những người kỳ quái kia, Vu Vũ đang đứng sát ranh giới của một người tốt, cô không muốn có người đẩy cậu sang bên kia. Cát Niên nghĩ, chỉ cần giữ cậu bên mình được nhiều hơn thì cậu sẽ có ít cơ hội hút thuốc cùng những người kia hơn.
Vu Vũ là một người giữ lời hứa, tuần nào cậu cũng tới, có lúc là thứ Bảy, có lúc là Chủ nhật. Lần nào cậu cũng nói trước với Cát Niên thời gian của tuần sau, lúc không có tiền thuê sân, họ lại ra chỗ đất trống của nghĩa trang liệt sĩ để đánh cầu.
Có một vài lần, hai người gặp Trần Khiết Khiết ở sân cầu lông cũ kỹ nhất của thành phố, Cát Niên không hiểu vì sao với điều kiện kinh tế của mình, Trần Khiết Khiết lại chọn nơi cơ sở vật chất và sân bãi đều không tốt này. Trần Khiết Khiết nói, kỹ thuật đánh cầu của cô không tốt, đánh ở đâu cũng vậy thôi.
Mỗi lần Trần Khiết Khiết lại có một người bạn đồng hành khác nhau, những khi chỉ đi một mình, cô lại lịch sự hỏi Cát Niên và Vu Vũ có thể cho cô chơi cùng một hai trận hay không. Dù sao cũng là bạn cùng trường, đối tượng cũng rất dễ thương và hào phóng, Cát Niên không thể quá nhỏ nhen được, cứ vậy vài lần, Vu Vũ và Trần Khiết Khiết cũng trở nên thân thiết.
Rốt cuộc vẫn là tâm tính của một cô gái, có một lần Cát Niên không thể kiềm chế được, khó chịu hỏi Vu Vũ.
“Tiểu hòa thượng, cậu thấy Trần Khiết Khiết xinh không?”
“Xinh”. Vu Vũ thành thật trả lời.
“Còn gì nữa?”
“Còn gì nữa cái gì?”
“À, không có gì.”
Khi Vu Vũ khen người khác xinh, Cát Niên có chút chạnh lòng, nhưng cô lại nghĩ, Trần Khiết Khiết chỉ là xinh thôi, cũng giống như Hàn Thuật trông cũng rất ra dáng, đây đều là sự thật, Vu Vũ chỉ là thấy sao nói vậy. Xinh thì xinh, nhưng cũng chỉ có xinh mà thôi, còn về sau này – không có sau này gì cả!
Thật ra, Trần Khiết Khiết cũng không có thái độ quá nhiệt tình hay si mê gì, cô vẫn luôn cho người ta cảm giác cô là người nho nhã và lịch sự. Do có quan hệ gặp gỡ tình cờ ở sân cầu lông mà ở trường Trần Khiết Khiết cũng khá thân thiết với Cát Niên. Thực ra tính cách con nhà giàu thường đơn giản hơn, cứ so sánh như vậy, Cát Niên không khỏi hổ thẹn vì cái tính nhỏ mọn quá mức của mình. Hơn nữa Trần Khiết Khiết giống như nàng công chúa trong chuyện cổ tích, có bao nhiêu hoàng tử xếp hàng ngoài lâu đài, làm sao cô ấy lại có thể để ý đến Tiểu hòa thượng của cô chứ?
Thân thiết mà hiểu nhau trong im lặng là điều khiến người ta cảm thấy hạnh phúc nhất trên thế gian này, thế nhưng, lần này sự im lặng của Cát Niên lại chứa đựng nỗi bất an.
.
Hôm có kết quả thi học kỳ, Cát Niên đi theo các bạn đến sân vận động để xem bảng danh dự, trên bảng có công bố tên của mười học sinh đứng đầu các khối. Học sinh tập trung trước bảng thông báo rất đông, Cát Niên phải đợi một lúc mới có thể len vào được chỗ trống, khối Mười trường Trung học số 7 có tám lớp, hơn bốn trăm học sinh, vậy mà cô cũng lọt được vào trong top này, không cao không thấp cô xếp đúng vị trí thứ mười.
Cát Niên là cái tên mới trong bảng danh dự này, cô đã quen với việc im hơi lặng tiếng, chẳng ai biết đến, cũng giống như một giọt nước an toàn trốn vào lòng đại dương, vì vậy khi nhìn thấy ba chữ “Tạ Cát Niên” to đùng trên tấm giấy đỏ kia, cô bỗng cảm thấy thật kỳ quặc. Đương nhiên, dù sao chăng nữa cô vẫn là học sinh, việc thi tốt vẫn là một điều đáng chúc mừng, vì vậy khi các bạn học người ngưỡng mộ người kinh ngạc nói với cô: “Ghê nhỉ, Tạ Cát Niên, lọt vào top 10 của toàn khối cơ đấy”, cô chỉ đáp lại bằng nụ cười xấu hổ và khiêm tốn.
Lúc Hàn Thuật và vài người bạn đi tới, Cát Niên thấy đã đến lúc mình nên tránh đi rồi, không đấu lại được chẳng nhẽ lại không tránh được hay sao?
Nghe nói thành tích của Hàn Thuật cũng không tồi, nhưng lần này cậu không lọt được vào top 10, có lẽ quá nhiều thú vui đã phần nào làm phân tán tư tưởng của cậu.
“Ôi, Hàn Thuật, cậu chỉ kém bạn xếp thứ mười có mỗi một điểm thôi.” Cát Niên nghe thấy một bạn gái có vẻ như là bạn học cùng lớp của Hàn Thuật nói một cách nuối tiếc.
Hàn Thuật nở nụ cười với cô bạn kia, cậu cũng không nói gì cả, chỉ chăm chú nhìn những cái tên trên bảng danh dự, ánh mắt vô tình nhìn về phía người đang có ý định rút lui là Cát Niên, cậu liếc cô một cái, rồi giả bộ như không nhìn thấy gì.
Chu Lượng kiễng chân lên bá vai Hàn Thuật nói: “Nếu như cái danh sách này dài thêm một chút nữa thì thấy cái tên thứ mười một sẽ là cậu, hơn nữa, trong lớp mình thì cậu vẫn ở top 3, thế là giỏi lắm rồi.”
Hàn Thuật lắc vai đẩy tay Chu Lượng ra, chẳng mặn mà gì nói: “Giỏi cái gì? Ông già tớ nói rằng ông ấy từ nhỏ tới lớn thi cử chỉ luôn đứng trong top 3, chị tớ có lẽ cũng chẳng kém gì. Tớ coi như là đứa con cháu nhà họ Hàn bất hiếu đầu tiên không lọt vào top 10, về tới nhà thế nào cũng bị lột xác cho xem.”
Hàn Thuật vừa nói, vừa liếc nhìn sang Cát Niên, ánh mắt của cậu khiến Cát Niên cảm thấy mình như đã trở thành tội nhân gây ra việc bạo hành trong gia đình. Hình như cô cũng có nghe bố mẹ cô trong lúc tán gẫu có nói rằng, Viện phó Viện kiểm sát trông hiền lành nho nhã vậy mà dạy con vô cùng nghiêm khắc, khác hẳn sự nuông chiều con trai của phu nhân Viện phó, ông quan niệm rằng yêu cho roi cho vọt, vì thế khi ra tay ông thường đánh rất ác. Thường thì một bên ông nén lòng “dạy con” còn một bên vợ ông sống chết ngăn cản, cả tòa nhà ai cũng nghe thấy, chỉ là người ta không tiện nói ra mà thôi.
Hôm nay Hàn Thuật mặc áo khoác thể thao màu đỏ, cái màu cực kỳ đĩ bợm, nhưng khi khoác lên người cậu trông cũng mát mẻ bắt mắt. Cậu ấy là kiểu người như thế này, khi buộc phải mặc đồng phục thì cậu là người mặc chỉnh tề nhất, lúc không phải mặc đồng phục thì cậu tranh thủ mọi cơ hội không phải mặc, đánh chết cũng không mặc. Cát Niên tưởng tượng ra cảnh anh chàng Hàn Thuật này bị Viện phó Hàn cầm roi đánh cho sưng mông vãi tiểu, rồi cũng tự thấy mình không được tử tế cho lắm.
“Theo tớ thì, đây cũng là do đen đủi, này nhé, nếu cái người thứ mười kia làm sai một câu hỏi trắc nghiệm thôi thì vị trí thứ mười này chắc sẽ vào tay cậu.” Phương Chí Hòa cũng đã nhìn thấy Cát Niên, cậu cố tình thêm dầu vào lửa.
Hàn Thuật tỏ vẻ không đồng ý nói: “Cậu nói những lời này làm gì?”
Cát Niên đã chạy trốn thành công. Cô nghĩ, không ngờ lần này Hàn Thuật lại biết điều như vậy, sách giáo khoa môn chính trị nói đúng, cần phải triệt để nhìn vào vấn đề theo hướng khách quan, toàn diện, phát triển, có lẽ nhìn người cũng vậy.
Không ngờ rằng Hàn Thuật đã nhanh chóng dùng hành động lật đổ quan điểm của cô.
Cát Niên đạp xe về nhà, xe của cô là chiếc xe “Phượng hoàng” bố mẹ mua khi kết hôn, hồi đó xe này thuộc loại xịn, còn bây giờ, có quên không khóa xe thì cũng chẳng ai lấy. Cát Niên dáng người không cao nhưng yên xe lại rất cao, leo lên xe cũng hơi khó khăn, ức chế nhất là cái bánh xe không biết bị hỏng chỗ nào mà cứ chuyển động là kêu “lạch cạch lạch cạch”, có điều ngày nào cô cũng nghênh ngang trên phố như vậy nên cũng vô cảm với vấn đề này từ lâu rồi.
Vừa ra khỏi trường một quãng, Cát Niên nghe thấy có tiếng người xen vào giữa những tiếng “lạch cạch lạch cạch” của bánh xe.
“Giấy vụn bao nhiêu tiền một cân?”
Người đạp xe đuổi theo cô mặc một chiếc áo đỏ chóe.
Cát Niên hiểu ngay, Hàn Thuật đang mỉa mai cô giống một bà đồng nát.
Cô không nói gì, cắm đầu cắm cổ đạp chiếc xe cũ kỹ của mình một cách khổ sở, nhưng xe của Hàn Thuật vẫn nhanh hơn xe cô nhiều. Cát Niên thấy tốc độ của mình như sắp rời xa lực hút trái đất đến nơi rồi mà Hàn Thuật vẫn bình thường như hình với bóng đuổi đằng sau cô.
“Tôi hỏi cậu, ngoài đọc sách ra cậu còn biết làm gì nữa? Chính vì cái thứ mọt sách ngoài đọc sách ra thì chẳng hiểu gì như cậu nên mới có cái trò xếp hạng vô vị kia, cái loại điểm cao nhưng năng lực kém chính là chỉ cậu đấy.”
Hóa ra có người coi cô là đối tượng để trút giận và kẻ chịu tội thay cho sự bất mãn của họ đối với chế độ giáo dục. Cát Niên quyết định đi ngược lại quan điểm cái gì mà “nhìn vào vấn đề theo hướng toàn diện, khách quan, phát triển”, trong sách cũng nói rồi, dù những hiện tượng có thiên biến vạn hóa đến đâu, nhưng bản chất của sự vật không bao giờ thay đổi. Lúc nãy cậu ta tỏ ra khoan dung độ lượng trước mặt mọi người, đó là giả thôi! Trong lòng cậu thực ra rất hận cô.
“Tạ Cát Niên, cậu nói đi, ngoài học ra cậu còn biết gì nữa?”
Cát Niên phóng xe bạt mạng đến nỗi mồ hôi cô túa ra giữa cái lạnh của mùa đông, cô không thể hiểu nổi tại sao Hàn Thuật vẫn còn đủ sức để nói không ngớt miệng như thế.
Cuối cùng cô thấy không thể chịu nổi nữa, cứ tiếp tục phóng xe thế này, sớm muộn cô cũng đứt hơi mất.
“Đường về nhà cậu đã qua… qua mất rồi.” Cát Niên vừa thở vừa nói. “Cậu còn đi theo tớ làm gì?”
“Đường đi là nhà cậu làm à?”
“Thôi được rồi, đừng đi theo nữa, tớ nói, nói hết với cậu…”
“Nói cái gì cơ?” Hàn Thuật đi song song với đầu xe của Cát Niên, tự nhiên cậu lại thấy có chút tò mò, không biết cô muốn nói với cậu điều gì.
“Giấy vụn… ba hào một cân.” Cát Niên vừa nói xong, phát hiện Hàn Thuật đã biến mất từ lúc nào rồi.
Hàn Thuật dùng chân dừng xe bên cạnh vỉa hè.
“Vô vị! Tạ Cát Niên, từ trước đến giờ tôi chưa từng thấy người nào vô vị như cậu!”
Vừa mới nghỉ đông được một tuần, năm mới đã đến rồi. Ngày Tết dĩ nhiên là phải đi chúc Tết nhà người thân, thế là, lần đầu tiên kể từ khi chuyển nhà về sống cùng cha mẹ, Cát Niên cùng với bố mẹ đến chúc Tết nhà bác gái.
Theo lệ thì bố mẹ bắt Cát Niên thể hiện lòng cảm kích suốt đời không quên đối với sự chăm sóc mấy năm qua của bác trai và bác gái, thế nhưng họ cũng chẳng hy vọng Cát Niên nói được những lời cảm động. Phần lớn thời gian, Cát Niên chỉ cần hùa theo là được rồi. Đợi đến khi bác gái nói, hiếm có gặp dịp Tết, hôm nay lại đủ chân, chi bằng mấy người lớn chúng ta cùng nhau “quây quần làm vài ván”, Cát Niên ngồi bên cạnh xem ti vi một lúc, đứa em trai đã ngủ say, được đặt trên chiếc giường trong căn phòng nhỏ, cô thừa lúc không ai chú ý đến mình, liền lén lút chuồn ra ngoài, men theo con đường quen thuộc đến nhà Vu Vũ.
Nhà Vu Vũ không có họ hàng thân thiết nào cả, theo như Vu Vũ nói, dù có là người thân đi chăng nữa thì cũng tránh xa gia đình cậu, vì vậy, cho dù là mồng hai Tết, cũng không cần lo lắng rằng cậu đi chúc Tết họ hàng không có nhà.
Gõ cửa một hồi lâu, bà của Vu Vũ mới run rẩy ra mở cửa, bà già rồi, tay chân và đầu óc đều kém linh hoạt, nhìn thấy Cát Niên, có vẻ như nhận ra cô là ai nhưng cũng có vẻ chẳng biết cô là ai cả. Cát Niên dìu bà vào trong phòng, mất bao nhiêu công sức mới biết hóa ra Vu Vũ không có nhà.
Cát Niên lôi một viên kẹo cô giấu trong người ban sáng đưa cho bà Vu Vũ, người già hơn 70 tuổi, răng sắp rụng hết đến nơi rồi, mồm ngậm kẹo mà vui như một đứa trẻ con. Cát Niên nói chuyện với bà một lúc, nói chung là ai nói chuyện người ấy, cả hai người đều không hiểu người kia nói gì, cứ nói chuyện linh tinh vậy thôi, sau đó bà chuyển sự chú ý sang chiếc ti vi trắng đen mười bốn inch trong nhà.
Cát Niên đi ra ngoài, đứng ở giữa khoảnh sân nhỏ nhà Vu Vũ, nếu như có người không tin rằng thành phố này vẫn có những góc nhỏ bị không khí tết lãng quên mất thì hãy đến đây mà xem. Thế nhưng khi nhìn thấy mấy chậu hoa mọc xiêu vẹo trong sân và một cây tỳ bà duy nhất sống sót, bỗng nhiên cô lại hy vọng đừng bao giờ có ai tới làm phiền cái góc nhỏ này.
Giữa mùa đông, miền Nam không có tuyết, chỉ có những cơn mưa dầm. Chân tay tê cứng, Cát Niên hít một hơi thật sâu, cô thấy cổ họng và lồng ngực mình lạnh tê tái, lập tức cô thấy mình vô cùng tỉnh táo, Cát Niên thích mùa đông thế này. Cô đợi hơn một tiếng mà Vu Vũ vẫn chưa về, nhưng cô không vội, so với việc phải về nhà bác gái xem mọi người đánh mạt chược thì cô thích bê cái ghế đẩu ra ngoài cửa ngồi ngắm sân nhà Vu Vũ và cả cây tỳ bà của cô hơn. Chờ đợi cũng có nhiều kiểu, đây là kiểu chờ đợi làm cho người ta cảm thấy ngọt ngào.
Bên ngoài chắc là náo nhiệt lắm, phía xa xa, chốc chốc lại có tiếng cười nói và tiếng pháo vọng lại, hòa cùng với âm thanh rè rè phát ra từ chiếc ti vi cũ kỹ trong phòng bà, mang lại cảm giác mơ hồ nhưng vĩnh cửu, giống như âm nhạc phát ra từ chiếc máy hát cũ. Một chiếc lá tỳ bà vừa rụng, rơi xuống nền đất, khẽ phát ra tiếng “tạch”. Đúng lúc này, Cát Niên nghe thấy tiếng bước chân Vu Vũ.
Cô cười mở cổng cho cậu.
Bên ngoài không chỉ có Vu Vũ mà còn mấy cậu con trai ăn mặc kỳ quái nhìn có vẻ trạc tuổi Vu Vũ, một hai người lớn hơn Vu Vũ vài tuổi, trên tay các cậu không cầm những quả pháo phát ra tiếng nổ đinh tai mà là thuốc lá.
Cát Niên không ngờ lại có người khác đi cùng, nên cô cứ đứng đó không biết phải làm gì, tay vẫn vịn vào bức tường bên cạnh cửa.
“Hề hề, Vu Vũ, trong nhà cậu còn giấu cả con gái nữa cơ à”. Ai đó bỗng lên tiếng, huých Vu Vũ cười hì hì, bao nhiêu con mắt lập tức nhìn Vu Vũ không chút giấu giếm. Vu Vũ tiến lên phía trước mấy bước, rồi quay người lại, lưng cậu đối diện với Cát Niên, vừa đủ che chắn cho cô.
“Nói cái gì thế, đây là họ hàng của gia đình tớ”. Cậu cười nói.
“Thế thì chúng tớ cũng vào nhà cậu chúc Tết họ hàng, nói chuyện phiếm, có được không?”
“Hôm khác đi. Nhà tớ có khách rồi, lần sau hẹn các cậu đi.” Vu Vũ đóng cánh cửa nhỏ ngay trước mặt mấy cậu bạn, đợi cho tiếng nói của mấy cậu bạn kia xa dần cậu mới cùng Cát Niên đi vào nhà.
Trước khi bước vào cửa, Cát Niên mới để ý thấy tay phải của Vu Vũ cũng cầm một điếu thuốc, thuốc đã châm lửa, khói thuốc đang bay lên.
Cát Niên nhìn Vu Vũ một lúc lâu, rồi lại nhìn điếu thuốc trong tay cậu. Vu Vũ không động đậy, cô cũng không nói gì, chỉ nhướn người giật lấy điếu thuốc, cô lại ngồi lên chiếc ghế ban nãy, lẳng lặng dập tắt đốm lửa trên nền đất.
Vu Vũ có vẻ như mỉm cười, cậu ngồi luôn lên bậc cửa làm bằng gỗ.
“Đến lâu chưa?”
“Không lâu lắm.”
Ngày xưa lúc hai người suốt ngày ở bên nhau, cũng không phải nói mãi không hết chuyện, thường thì cả hai cứ im lặng ngồi bên nhau, việc người nào người ấy làm hoặc chuyện người nào người ấy nghĩ. Thân thiết mà hiểu nhau trong im lặng là điều khiến người ta cảm thấy hạnh phúc nhất trên thế gian này, thế nhưng, lần này sự im lặng của Cát Niên chứa đựng nỗi bất an.
Một lúc sau, Cát Niên nói với Vu Vũ: “Sau này, cứ cuối tuần chúng ta đi đánh cầu lông nhé, tớ biết một sân cầu lông, giá thuê rất rẻ. Chỉ cần không có việc gì đặc biệt, hay không nói là không đến được thì không gặp không về nhé?”
Vu Vũ nhận lời cô.
Mong muốn của Cát Niên rất đơn giản, cô hy vọng được nhìn thấy Vu Vũ nhiều hơn, cô không muốn cậu tụ tập với những người kỳ quái kia, Vu Vũ đang đứng sát ranh giới của một người tốt, cô không muốn có người đẩy cậu sang bên kia. Cát Niên nghĩ, chỉ cần giữ cậu bên mình được nhiều hơn thì cậu sẽ có ít cơ hội hút thuốc cùng những người kia hơn.
Vu Vũ là một người giữ lời hứa, tuần nào cậu cũng tới, có lúc là thứ Bảy, có lúc là Chủ nhật. Lần nào cậu cũng nói trước với Cát Niên thời gian của tuần sau, lúc không có tiền thuê sân, họ lại ra chỗ đất trống của nghĩa trang liệt sĩ để đánh cầu.
Có một vài lần, hai người gặp Trần Khiết Khiết ở sân cầu lông cũ kỹ nhất của thành phố, Cát Niên không hiểu vì sao với điều kiện kinh tế của mình, Trần Khiết Khiết lại chọn nơi cơ sở vật chất và sân bãi đều không tốt này. Trần Khiết Khiết nói, kỹ thuật đánh cầu của cô không tốt, đánh ở đâu cũng vậy thôi.
Mỗi lần Trần Khiết Khiết lại có một người bạn đồng hành khác nhau, những khi chỉ đi một mình, cô lại lịch sự hỏi Cát Niên và Vu Vũ có thể cho cô chơi cùng một hai trận hay không. Dù sao cũng là bạn cùng trường, đối tượng cũng rất dễ thương và hào phóng, Cát Niên không thể quá nhỏ nhen được, cứ vậy vài lần, Vu Vũ và Trần Khiết Khiết cũng trở nên thân thiết.
Rốt cuộc vẫn là tâm tính của một cô gái, có một lần Cát Niên không thể kiềm chế được, khó chịu hỏi Vu Vũ.
“Tiểu hòa thượng, cậu thấy Trần Khiết Khiết xinh không?”
“Xinh”. Vu Vũ thành thật trả lời.
“Còn gì nữa?”
“Còn gì nữa cái gì?”
“À, không có gì.”
Khi Vu Vũ khen người khác xinh, Cát Niên có chút chạnh lòng, nhưng cô lại nghĩ, Trần Khiết Khiết chỉ là xinh thôi, cũng giống như Hàn Thuật trông cũng rất ra dáng, đây đều là sự thật, Vu Vũ chỉ là thấy sao nói vậy. Xinh thì xinh, nhưng cũng chỉ có xinh mà thôi, còn về sau này – không có sau này gì cả!
Thật ra, Trần Khiết Khiết cũng không có thái độ quá nhiệt tình hay si mê gì, cô vẫn luôn cho người ta cảm giác cô là người nho nhã và lịch sự. Do có quan hệ gặp gỡ tình cờ ở sân cầu lông mà ở trường Trần Khiết Khiết cũng khá thân thiết với Cát Niên. Thực ra tính cách con nhà giàu thường đơn giản hơn, cứ so sánh như vậy, Cát Niên không khỏi hổ thẹn vì cái tính nhỏ mọn quá mức của mình. Hơn nữa Trần Khiết Khiết giống như nàng công chúa trong chuyện cổ tích, có bao nhiêu hoàng tử xếp hàng ngoài lâu đài, làm sao cô ấy lại có thể để ý đến Tiểu hòa thượng của cô chứ?
Bình luận facebook