Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1
Không hiểu sao mà tôi sinh ra thì giọng đã rất to, mỗi lần khóc muốn sập nhà, mấy người lớn gọi tôi là “Tiểu Loa”
(Cái loa nhỏ), còn nói kiếp trước tôi chắc chắn là con gái của Lôi Thần*
(Vị thần sấm chớp). Vì vậy, ba mẹ tôi mới đặt cho tôi một cái tên cực kỳ yên tĩnh – Lý An Tĩnh.
Năm tôi 4 tuổi, có một đoàn kịch Tần xoang* nổi tiếng tới làng chúng tôi biểu diễn. Tôi theo bà nội đi xem hát, còn chui vào hậu trường nhìn mấy nghệ sĩ trang điểm đủ màu sắc rực rỡ trên mặt
(Kịch Tần xoang: loại kịch lưu hành ở các tỉnh phía tây bắc Trung Quốc, vừa hát vừa đánh hai miếng gỗ vào nhau.) Về đến nhà tôi bắt chước lấy màu nước bôi vẽ đầy mặt, kết quả là màu nước tốt quá, rửa mãi cũng không sạch nổi, tôi phải vác cái mặt vằn vện như mèo suốt nửa tháng, nhưng cũng chả sao, con nít mà, làm gì cũng thấy vui.
Năm 6 tuổi, một người đàn ông lạ mặt đẹp trai đến nhà trò chuyện với cha mẹ tôi rất lâu. Tôi dán vào cạnh cửa định nghe lén thì bị bà nội túm lấy ra sân lột đậu giúp bà.
“Con gái, con có muốn đi học hát tuồng không?” Ba tôi vẻ mặt hiền từ nhìn tôi, ánh mắt tràn ngập tình phụ tử quả thực làm tôi choáng váng.
Tôi nhớ những nghệ sĩ hát hò trên sân khấu, nhớ khán giả bên dưới nhiệt liệt hoan hô thì hơi động lòng. Bà nội tôi là người cực kỳ mê kịch, nếu tôi đi học hát tuồng thì có thể hát cho bà nghe mỗi ngày, bà không cần phải đem chiếc ghế nhỏ đi một quãng đường rất xa để xem hát nữa.
“Dạ muốn!” Tôi gật đầu thật mạnh.
Một tuần sau, tôi theo ông chú đẹp trai kia rời nhà đi theo đoàn hát đến một nơi rất xa, ở cùng một đám trẻ cùng trang lứa. Mỗi ngày khi trời vừa tờ mờ sáng đã đến chân núi gần đó để luyện giọng. Tôi vừa cất tiếng đã khiến mọi người kinh động, giọng tôi thật sự là kinh thiên động địa, quỷ thần khiếp sợ, khiến thầy giáo dạy chúng tôi hoảng hốt.
Tục ngữ nói: Tần xoang một tiếng gầm. Đương nhiên tôi trở thành mầm non trọng điểm được đào tạo, nếu lúc đó tôi kiên trì hơn thì tương lai có thể sẽ có một nghệ sĩ Tần xoang ưu tú.
Nhưng mà nói thật tôi thực sự không có triển vọng, ở gánh hát chưa tới một tháng đã khóc sướt mướt bị ba rước về nhà. Không còn cách nào khác, tôi thật sự rất nhớ nhà, rất nhớ mấy người bạn nhỏ của mình, một ngày không gặp tưởng ba thu, tôi đây là cách gần 30 thu đó, nước mắt nhớ nhung sắp chảy thành sông Hoàng Hà.
Cuộc đời nghệ sĩ của tôi vì quá mức nhớ nhà mà biến thành một dấu chấm câu không hoàn mỹ.
Sau đó, mẹ cứ hỏi tôi: “Con gái, sau này lớn lên con muốn làm gì?”
Hừ! Không phải quá đơn giản à, cơ bản là không cần suy nghĩ, tôi vỗ vỗ ngực, hết sức tự hào nói: “Con phải làm bà chủ tiệm bán quà vặt ở cửa thôn.” Như thế thì tôi có thể có được cả quầy đồ ăn vặt, muốn ăn cái gì thì ăn cái đó, không cần vì ăn một cây kem mà phải nhìn sắc mặt mẹ nữa.
Mẹ nghe câu trả lời thì cau mày, thở dài: “Trời ơi! Sao mà mẹ lại sinh ra đứa con không có tương lai gì thế này chứ.”
Đối với sự rầu rĩ của mẹ, tôi không hiểu nổi, làm bà chủ tiệm đồ ăn vặt rất tốt mà, cả nhà toàn đồ ăn, rảnh rỗi xem tivi, thu tiền, lúc đó tôi cực kỳ kiên định cho rằng đó là công việc sung sướng nhất thế giới.
Đầu tháng 6, trong thôn bắt đầu nhộn nhịp vào mùa thu hoạch lúa mì. Loa phóng thanh to ở đầu thôn phát liên tục bài “Trên cánh đồng hy vọng”. Người lớn bận rộn trên ruộng, trong không khí nóng bức thoang thoảng mùi lúa mạch thơm thơm, tôi với mấy người bạn thoải mái ngồi dưới bóng cây hòe to đầu thôn.
“Lớn lên cậu muốn làm gì?” Tôi vừa ăn kem vừa huých tay Triệu Vi Vi.
“Áaaa! Cậu nhẹ tay thôi, sơn móng tay dính lên tay tớ này.” Triệu Vi Vi hét lên, vội vàng lau phần sơn bị lem trên tay.
“Cậu sơn nửa tiếng rồi còn chưa xong hả, mùi hôi rình.” Tôi không thích cái mùi sơn móng tay đó, giống y mùi sơn nhà.
Vi Vi liếc xéo tôi, gương mặt búp bê hiện lên vẻ bất mãn, “Gì mà hôi hả, thơm vầy mà!”
Tôi lè lưỡi, lặp lại câu hỏi ban nãy, “Vi Vi, lớn lên cậu muốn làm nghề gì?”
“Sau này tớ sẽ làm chuyên gia trang điểm.” Lúc Triệu Vi Vi nói, mắt sáng lên vẻ lấp lánh lạ lùng, khoảnh khắc đó tôi thấy mơ ước Vi Vi rất vĩ đại, nhưng mà vẫn không bằng tôi.
“Lỗi Lỗi, cậu sao? Lớn lên cậu muốn làm gì?” Tôi quay đầu đẩy đẩy Lâm Lỗi y hệt con trai ngồi bên phải, cô ấy vẫn nghiêm túc xoay khối rubik trong tay.
“Võ sĩ quyền Anh.”
“Hả?!” Tôi kinh ngạc nhìn Lâm Lỗi, rồi vỗ vỗ vai cô ấy, “Tuyệt quá, sau này có ai bắt nạt tớ, cậu có thể giúp tớ đánh nó.”
Lâm Lỗi nhìn tôi như nhìn đứa ngốc, “Lý! An! Tĩnh! Thôn chúng ta ai dám bắt nạt cậu?”
Triệu Vi Vi ở bên cạnh bồi thêm một dao: “Đúng đó, với cái giọng của cậu, hét lên một tiếng thì chó cũng bị dọa tè luôn.”
Tôi ấm ức vò vò mái tóc mới cắt: “Hôm qua Châu Kiệt Luân mới dán kẹo cao su lên tóc tớ đó.”
Châu Kiệt Luân là tên thiếu gia giàu có độc ác trong thôn, tên thật là Châu Kiệt Thụy, vì thầy giáo luôn thuận miệng gọi cậu ta là Châu Kiệt Luân Châu Kiệt Luân Châu Kiệt Luân, mọi người cũng gọi cậu ta là Châu Kiệt Luân. Châu Kiệt Thụy rất đắc ý mà nhận tên gọi Thiên vương Châu Á như thế, lúc đó còn ngâm nga ca khúc “Côn nhị khúc” thịnh hành thời bấy giờ.
Ánh mắt Lâm Lỗi từ từ chuyển sang vẻ thương cảm, cô ấy nhìn chăm chú kiểu tóc mới của tôi một lúc lâu rồi mới chậm rãi nói: “Tóc ngắn này cũng đẹp, nhìn cậu rất đáng yêu.”
Chậc, quan trọng không phải là chuyện đó, đều là do Châu Kiệt Luân hại mà mái tóc dài đến eo của tôi nuôi trong 4 năm đã bị cắt mất.
Nhưng mà sự chú ý của Lâm Lỗi lại quay về khối rubik trên tay.
Thời tiết tháng 6 như đứa trẻ, thay đổi bất thường.
Bầu trời xanh trên đầu nhanh chóng bị mây đen chiếm lấy, những hạt mưa to như hạt đậu bất ngờ nện xuống. Ba đứa chúng tôi ngồi dưới gốc cây do dự không biết làm sao để về nhà, Triệu Vi Vi lo lắng nhất vì cô ấy mang đôi giày xăng đan mới, nếu bị dính mưa thì không đẹp nữa; Lâm Lỗi lạnh lùng thờ ơ đưa tay che trán, tư thế chuẩn bị vọt vào màn mưa; còn tôi, thực ra tôi thấy khá vui, tôi thích trời mưa hơn những ngày nắng nóng bức, nhất là khi những ngày mưa giông đột ngột thế này, cứ thấy rất k1ch thích, rất sảng khoái.
Nhưng giây tiếp theo, niềm vui của tôi biến mất không còn bóng dáng.
“Lý! An! Tĩnh!” Là giọng mẹ tôi, tôi nhìn xuyên qua màn mưa về phía âm thanh đó, nhìn thấy mẹ tôi đang đội cái mũ rơm to chạy từ ruộng lúa mạch lên, quần áo bà bị nước mưa ướt hơn nửa, trong tay còn cầm lưỡi liềm.
Thấy tôi ngơ ra, bà lại hét to: “Còn ngẩn ra đó làm gì! Mau về nhà phụ gom lúa lại!”
Sáng nay trời nắng to, nhà tôi đem lúa ra phơi trên sân, bây giờ trời mưa phải chạy về gom lại.
Tôi “Dạ” rồi tạm biệt Lâm Lỗi với Vi Vi, đội mưa chạy nhanh về phía mẹ.
Một lúc sau Lâm Lỗi với Vi Vi cũng bị cha mẹ gọi về. Mưa mùa hè là mưa giông, tất cả mọi nhà trong thôn đều cuống cuồng kéo mấy tấm bạt nhựa, dùng xẻng xúc, mở bao, người lớn trẻ con người già ai cũng ra trận, bận rộn tất bật chạy đua từng giây với cơn mưa này.
“Mẹ, lát nữa con muốn ăn kem.” Tôi đứng giữ miệng bao phân bón to, nhìn mẹ đang xúc từng xẻng lớn lúa hất vào trong bao.
Mẹ cơ bản là không nghe được tôi nói gì, tiếp tục ra sức cào những hạt lúa còn thừa trên đất, không được lãng phí dù chỉ chút ít lương thực.
Em trai ba tuổi của tôi rất thính tai, nghe thấy chữ kem thì lập tức bu lại nắm áo mẹ, ầm ĩ đòi ăn.
“Hạo Hạo, đi đi đi, qua bên kia chơi đi.” Mẹ dùng một tay đẩy thằng bé lại dưới mái hiên, sợ nó mắc mưa cảm lạnh.
“Không, không được, con muốn ăn, huhuhuhu…” Em trai là con mèo tham ăn, nó mới ba tuổi nên cách duy nhất để đạt được thứ nó muốn là khóc, vì nó biết khóc thì sẽ được, hơn nữa lần nào cũng được. Nhưng nếu đổi lại là tôi khóc thì sẽ bị đánh, mắng, tôi nghiêm túc cho rằng ba mẹ bất công, trọng nam khinh nữ.
Ngoài mặt tôi vẫn bình tĩnh giúp mẹ giữ miệng bao, lòng lại đắc ý, còn ranh mãnh mong em sẽ khóc nhiều hơn thì tôi có thể hưởng xái nó mà ăn kem. Tiệm bán đồ ăn vặt đầu thôn mới có loại kem hình búp bê đầu to, nhìn đẹp mà còn ngon nữa, tôi rất muốn được ăn thử.
Sau khi mẹ thu dọn xong đống lúa mì, em trai vẫn còn khóc, khóc tới khản giọng.
“Được rồi, Tĩnh Tĩnh, con đi ra ngoài tiệm mua kem đi, con với em mỗi đứa một cây.” Cuối cùng mẹ mềm lòng, hoặc là bà chào thua với tài khóc lóc của em. Tôi vui vẻ vỗ vỗ phủi đất trên tay, không thèm để tâm đến mưa to bên ngoài, vội vã chạy đi mua kem.
Lúc quay về trời đã tạnh, xéo xéo nhà tôi có một chiếc xe van trắng đang đậu, mấy người lớn đang ra ra vào vào dọn đồ trên xe xuống. Một cậu bé nhìn lịch sự nhã nhặn nắm tay một cô bé đứng ở cửa, trong tay cậu ấy ôm một con gấu bông rất to, đó là con gấu bông mà dù tôi quấn lấy mẹ nài nỉ bao nhiêu lần thì mẹ vẫn kiên quyết không mua cho tôi.
Tôi nhìn cậu ấy chăm chú một lúc lâu, đúng ra mà nói là nhìn chằm chằm con gấu bông trên tay cậu ấy, nhìn lâu đến mức cây kem đầu búp bê trên tay tôi bắt đầu chảy ra.
Cậu ấy cũng nhìn thấy tôi, lịch sự gật đầu chào tôi, gương mặt khôi ngô dưới ánh sáng sau cơn mưa hạ như sáng rực lấp lánh.
Đột nhiên tôi thấy căng thẳng, đó là lần đầu tiên tôi gặp một người đẹp như thế, tựa như những diễn viên nhỏ tuổi từ trong tivi bước ra ngoài, tất cả con trai trong thôn tôi không ai đẹp như cậu ấy.
Cậu ấy nhìn thấy dáng vẻ của tôi, mỉm cười, sau đó bị một người đàn ông vóc người cao cao gọi vào nhà.
Cậu ấy mới vừa cười với tôi sao? Mặt tôi nóng lên, đỏ bừng, siết chặt cây kem trong tay, trán rịn ra lớp mồ hôi mỏng, trong lòng có tiếng nói thúc giục tôi.
“Cậu tên gì vậy?” Tôi thực sự chạy tới, đuổi theo người ta hỏi.
Cậu ấy hơi ngẩn ra, mỉm cười, cất giọng rất êm tai trả lời: “Trương Gia Vũ.”
“Còn cậu?” Cậu ấy hỏi.
“Lý An Tĩnh, cậu gọi tớ là Tĩnh Tĩnh được rồi.” Tôi cười hì hì đáp, tỏ ý thân thiện, đưa cây kem đầu búp bê trên tay cho cậu ấy: “Cậu ăn không?”
Tôi tự cảm động vì hành động của bản thân, đây là cây kem đầu búp bê mà tôi mong ước đã lâu đó.
Nhưng Trương Gia Vũ lại không nhận cây kem đầu búp bê quý báu mà tôi đưa, cậu ấy nhìn em gái mình, lắc đầu xin lỗi: “Cảm ơn cậu, nhưng mà em gái mình bị cảm, mình muốn làm gương cho em ấy nên tạm thời không thể ăn kem được.”
Lúc đó tôi thấy rất xấu hổ, là người chị mà tôi tranh giành đồ ăn vặt, cướp điều khiển từ xa, chiến tranh thế giới bùng nổ với em trai ba ngày hai bữa, không hề có dáng vẻ nhường nhịn cho em. Vì việc này mà mẹ tôi đã dạy dỗ nhiều lần nhưng tôi cứ nghe vào tai này lại ra tai kia, kiên cường đòi được đối xử bình đẳng.
Từ đây tôi nhớ kỹ tên Trương Gia Vũ, lúc ấy cảm thấy cậu ấy rất đặc biệt, khi đó tôi cũng không thể tưởng tượng được cuộc đời từ nay về sau, cái tên Trương Gia Vũ này vĩnh viễn thành sự ràng buộc tôi không thể nào dứt bỏ được.
*
Lâm Lỗi đang xem TV trong phòng khách, là phim “Tây Du Ký” chiếu hè, khối rubik cô để trên bàn trà nơi vị trí dễ thấy nhất, tay ôm mớ bánh ống gạo, uể oải nhai.
“Nhị Lỗi, cho tớ mượn tủ lạnh nhà cậu nhé.”
Lâm Lỗi yên lặng gật đầu, mắt không rời khỏi màn hình TV.
Tôi để cây kem đầu búp bê tan hơn nửa vào ngăn đông tủ lạnh, nhìn đồng hồ treo tường, ngồi xuống xem “Tây Du Ký” cùng với Lâm Lỗi.
Trên TV đang chiếu đến đoạn Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không bị Như Lai Phật tổ đè dưới Ngũ hành sơn, nhìn Đại Thánh oai phong lẫm liệt thời xưa chịu dãi nắng dầm mưa hơn 500 năm, ánh mắt khát vọng tự do cùng tiếng nhạc “500 năm thương hải tang điền”, tôi không kiềm được rơi nước mắt, đau lòng cho Đại Thánh đầu vương đầy cỏ dại…
“Tĩnh Tĩnh, cậu… có cần khóc thế không?” Lâm Lỗi nhặt cây bánh ống rơi trên đất, giọng buồn cười cạn lời, từ trước tới giờ cô không bao giờ biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài, cũng không thích nhìn mấy cô bạn cùng tuổi khóc lóc.
“Cậu không thấy Đại Thánh rất đáng thương hả? 500 năm đó, ông ấy làm sao ăn cơm? Rồi sao đi vệ sinh? Mấy cậu bé chăn trâu kia sao không hái cho Đại Thánh mấy trái đào chứ?”
“Nó là khỉ thần từ đá nứt ra, không cần ăn cơm hay đi vệ sinh.” Lâm Lỗi nói rồi lại cắn cây bánh ống, tôi cảm thấy cô ấy nói có lý, gật gật đầu, vươn tay rút một cây bánh ống cô ấy ôm trong ngực, cắn một miếng.
“Hai cậu ăn gì ngon vậy? Sao không gọi tớ.” Vi Vi đột ngột xuất hiện, mặc bộ váy công chúa mới tinh cực đẹp, nhìn là biết rất đắt tiền.
“Ui chao! Đẹp quá! Cậu mặc nhìn y như Bạch Tuyết ấy!”
Vi Vi nghe khen thì vui vẻ cười tít mắt: “Đẹp ha, này là cô tớ mua ở Quảng Đông mang về cho đấy, ở huyện chúng ta không mua được đâu.”
Chậc chậc, nói thật là tôi rất hâm mộ Vi Vi, cũng muốn được mặc chiếc váy đẹp như vậy, nhưng mà ba mới mua cho tôi cái cặp mới, nhà tôi không giàu có gì nên tôi ngại mở miệng xin.
Lâm Lỗi không có hứng thú với quần áo đẹp, hoặc có thể nói cô ấy không hứng thú gì với mọi thứ mà con gái thích. Cô ấy thích những đồ ngầu ngầu, kiểu như đua xe, xếp gỗ, trò chơi ghép hình, máy chơi game… Vì vậy cô chỉ nhìn thoáng qua Vi Vi, không nhận xét hay khen ngợi.
Vi Vi chen vào ngồi giữa hai đứa tôi, rút hai cây bánh ống trong ngực Lâm Lỗi, ăn rất kiểu cách, cô cẩn thận há miệng thật to, sợ vụn bánh rơi xuống làm dơ váy mới.
Ba chúng tôi ngồi ăn một hơi hơn nửa bó bánh ống, “Tây Du Ký” cũng chiếu xong một tập.
Vi Vi đứng dậy đi vệ sinh, vừa quay lại đã ồn ào đòi chơi diễn kịch, hôm nay cô mặc bộ váy mới, dĩ nhiên không thể bỏ qua cơ hội tốt để khoe vẻ đẹp của mình.
Lâm Lỗi bất lực thở hắt ra, rất muốn giả vờ ngủ nhưng Vi Vi đã túm tay cô: “Lỗi Lỗi, lần trước cậu đã hứa chơi với tớ, hôm nay không cho chơi xấu.”
Lâm Lỗi rất muốn nói: “Triệu Vi Vi tiểu thư, tớ rất bận, không muốn chơi mấy trò nhàm chán đó với cậu.” Nhưng nhìn vẻ mặt mong đợi thiết tha của Vi Vi, đành nuốt những lời đó vào lòng, miễn cưỡng đồng ý.
“Tốt quá, tớ đóng vai Bạch Tuyết, cậu đóng vai hoàng tử đi.” Vi Vi vui vẻ chỉ Lâm Lỗi, Bạch Tuyết người ta đâu có ầm ĩ như cậu ấy.
“Tớ thì sao?” Tôi hỏi.
“Tĩnh Tĩnh, cậu đóng vai phù thủy nhé, cho cậu quả táo này.” Vi Vi giống như làm ảo thuật, móc một quả táo đỏ trong túi ra.
Úi, phù thủy… tôi thích!
Phù thủy: Táo đây, táo đây, táo ngon táo đẹp đây.
Bạch Tuyết: Chào bà, buổi sáng tốt lành!
Phù thủy: Cô bé xinh đẹp, cô có muốn ăn thử một miếng không?
Bạch Tuyết: Ồ vâng, cảm ơn bà!
Bạch Tuyết cắn một miếng rồi ngã lăn ra đất.
Phù thủy: Con bé đã chết! Ha ha ha…
Lâm Lỗi đóng vai hoàng tử đẹp trai xuất hiện, cúi xuống nhẹ nhàng hôn lên mặt Bạch Tuyết.
Bạch Tuyết mặt đỏ ửng, mi mắt nhấp nháy, yếu ớt mở mắt ra, thẹn thùng nhìn bạch mã hoàng tử trước mặt.
Diễn xuất quá tuyệt, tôi cảm thấy sau này Triệu Vi Vi có thể làm diễn viên, có thể lấy được giải thưởng cái gì gà cái gì ngựa đó, tôi không nhớ rõ.
(Kim Kê, Kim Mã)
Có tiếng bước chân dồn dập vọng tới, anh trai Triệu Vi Vi, Triệu Phi xuất hiện ở cửa nhà Lâm Lỗi.
“Anh, sao anh lại tới đây?”
Triệu Phi không để ý tới em gái mình mà nhìn thẳng vào tôi, dáng vẻ muốn nói lại thôi.
“Tĩnh Tĩnh, em mau về nhà đi, mẹ em đang tìm em đấy.” Giọng anh ấy tràn ngập vẻ quan tâm, khác xa bộ dạng cà lơ phất phơ bình thường.
Tôi mẫn cảm phát giác điều khác thường, tim giật thót, lo lắng có chuyện gì không hay sắp xảy ra.
(Cái loa nhỏ), còn nói kiếp trước tôi chắc chắn là con gái của Lôi Thần*
(Vị thần sấm chớp). Vì vậy, ba mẹ tôi mới đặt cho tôi một cái tên cực kỳ yên tĩnh – Lý An Tĩnh.
Năm tôi 4 tuổi, có một đoàn kịch Tần xoang* nổi tiếng tới làng chúng tôi biểu diễn. Tôi theo bà nội đi xem hát, còn chui vào hậu trường nhìn mấy nghệ sĩ trang điểm đủ màu sắc rực rỡ trên mặt
(Kịch Tần xoang: loại kịch lưu hành ở các tỉnh phía tây bắc Trung Quốc, vừa hát vừa đánh hai miếng gỗ vào nhau.) Về đến nhà tôi bắt chước lấy màu nước bôi vẽ đầy mặt, kết quả là màu nước tốt quá, rửa mãi cũng không sạch nổi, tôi phải vác cái mặt vằn vện như mèo suốt nửa tháng, nhưng cũng chả sao, con nít mà, làm gì cũng thấy vui.
Năm 6 tuổi, một người đàn ông lạ mặt đẹp trai đến nhà trò chuyện với cha mẹ tôi rất lâu. Tôi dán vào cạnh cửa định nghe lén thì bị bà nội túm lấy ra sân lột đậu giúp bà.
“Con gái, con có muốn đi học hát tuồng không?” Ba tôi vẻ mặt hiền từ nhìn tôi, ánh mắt tràn ngập tình phụ tử quả thực làm tôi choáng váng.
Tôi nhớ những nghệ sĩ hát hò trên sân khấu, nhớ khán giả bên dưới nhiệt liệt hoan hô thì hơi động lòng. Bà nội tôi là người cực kỳ mê kịch, nếu tôi đi học hát tuồng thì có thể hát cho bà nghe mỗi ngày, bà không cần phải đem chiếc ghế nhỏ đi một quãng đường rất xa để xem hát nữa.
“Dạ muốn!” Tôi gật đầu thật mạnh.
Một tuần sau, tôi theo ông chú đẹp trai kia rời nhà đi theo đoàn hát đến một nơi rất xa, ở cùng một đám trẻ cùng trang lứa. Mỗi ngày khi trời vừa tờ mờ sáng đã đến chân núi gần đó để luyện giọng. Tôi vừa cất tiếng đã khiến mọi người kinh động, giọng tôi thật sự là kinh thiên động địa, quỷ thần khiếp sợ, khiến thầy giáo dạy chúng tôi hoảng hốt.
Tục ngữ nói: Tần xoang một tiếng gầm. Đương nhiên tôi trở thành mầm non trọng điểm được đào tạo, nếu lúc đó tôi kiên trì hơn thì tương lai có thể sẽ có một nghệ sĩ Tần xoang ưu tú.
Nhưng mà nói thật tôi thực sự không có triển vọng, ở gánh hát chưa tới một tháng đã khóc sướt mướt bị ba rước về nhà. Không còn cách nào khác, tôi thật sự rất nhớ nhà, rất nhớ mấy người bạn nhỏ của mình, một ngày không gặp tưởng ba thu, tôi đây là cách gần 30 thu đó, nước mắt nhớ nhung sắp chảy thành sông Hoàng Hà.
Cuộc đời nghệ sĩ của tôi vì quá mức nhớ nhà mà biến thành một dấu chấm câu không hoàn mỹ.
Sau đó, mẹ cứ hỏi tôi: “Con gái, sau này lớn lên con muốn làm gì?”
Hừ! Không phải quá đơn giản à, cơ bản là không cần suy nghĩ, tôi vỗ vỗ ngực, hết sức tự hào nói: “Con phải làm bà chủ tiệm bán quà vặt ở cửa thôn.” Như thế thì tôi có thể có được cả quầy đồ ăn vặt, muốn ăn cái gì thì ăn cái đó, không cần vì ăn một cây kem mà phải nhìn sắc mặt mẹ nữa.
Mẹ nghe câu trả lời thì cau mày, thở dài: “Trời ơi! Sao mà mẹ lại sinh ra đứa con không có tương lai gì thế này chứ.”
Đối với sự rầu rĩ của mẹ, tôi không hiểu nổi, làm bà chủ tiệm đồ ăn vặt rất tốt mà, cả nhà toàn đồ ăn, rảnh rỗi xem tivi, thu tiền, lúc đó tôi cực kỳ kiên định cho rằng đó là công việc sung sướng nhất thế giới.
Đầu tháng 6, trong thôn bắt đầu nhộn nhịp vào mùa thu hoạch lúa mì. Loa phóng thanh to ở đầu thôn phát liên tục bài “Trên cánh đồng hy vọng”. Người lớn bận rộn trên ruộng, trong không khí nóng bức thoang thoảng mùi lúa mạch thơm thơm, tôi với mấy người bạn thoải mái ngồi dưới bóng cây hòe to đầu thôn.
“Lớn lên cậu muốn làm gì?” Tôi vừa ăn kem vừa huých tay Triệu Vi Vi.
“Áaaa! Cậu nhẹ tay thôi, sơn móng tay dính lên tay tớ này.” Triệu Vi Vi hét lên, vội vàng lau phần sơn bị lem trên tay.
“Cậu sơn nửa tiếng rồi còn chưa xong hả, mùi hôi rình.” Tôi không thích cái mùi sơn móng tay đó, giống y mùi sơn nhà.
Vi Vi liếc xéo tôi, gương mặt búp bê hiện lên vẻ bất mãn, “Gì mà hôi hả, thơm vầy mà!”
Tôi lè lưỡi, lặp lại câu hỏi ban nãy, “Vi Vi, lớn lên cậu muốn làm nghề gì?”
“Sau này tớ sẽ làm chuyên gia trang điểm.” Lúc Triệu Vi Vi nói, mắt sáng lên vẻ lấp lánh lạ lùng, khoảnh khắc đó tôi thấy mơ ước Vi Vi rất vĩ đại, nhưng mà vẫn không bằng tôi.
“Lỗi Lỗi, cậu sao? Lớn lên cậu muốn làm gì?” Tôi quay đầu đẩy đẩy Lâm Lỗi y hệt con trai ngồi bên phải, cô ấy vẫn nghiêm túc xoay khối rubik trong tay.
“Võ sĩ quyền Anh.”
“Hả?!” Tôi kinh ngạc nhìn Lâm Lỗi, rồi vỗ vỗ vai cô ấy, “Tuyệt quá, sau này có ai bắt nạt tớ, cậu có thể giúp tớ đánh nó.”
Lâm Lỗi nhìn tôi như nhìn đứa ngốc, “Lý! An! Tĩnh! Thôn chúng ta ai dám bắt nạt cậu?”
Triệu Vi Vi ở bên cạnh bồi thêm một dao: “Đúng đó, với cái giọng của cậu, hét lên một tiếng thì chó cũng bị dọa tè luôn.”
Tôi ấm ức vò vò mái tóc mới cắt: “Hôm qua Châu Kiệt Luân mới dán kẹo cao su lên tóc tớ đó.”
Châu Kiệt Luân là tên thiếu gia giàu có độc ác trong thôn, tên thật là Châu Kiệt Thụy, vì thầy giáo luôn thuận miệng gọi cậu ta là Châu Kiệt Luân Châu Kiệt Luân Châu Kiệt Luân, mọi người cũng gọi cậu ta là Châu Kiệt Luân. Châu Kiệt Thụy rất đắc ý mà nhận tên gọi Thiên vương Châu Á như thế, lúc đó còn ngâm nga ca khúc “Côn nhị khúc” thịnh hành thời bấy giờ.
Ánh mắt Lâm Lỗi từ từ chuyển sang vẻ thương cảm, cô ấy nhìn chăm chú kiểu tóc mới của tôi một lúc lâu rồi mới chậm rãi nói: “Tóc ngắn này cũng đẹp, nhìn cậu rất đáng yêu.”
Chậc, quan trọng không phải là chuyện đó, đều là do Châu Kiệt Luân hại mà mái tóc dài đến eo của tôi nuôi trong 4 năm đã bị cắt mất.
Nhưng mà sự chú ý của Lâm Lỗi lại quay về khối rubik trên tay.
Thời tiết tháng 6 như đứa trẻ, thay đổi bất thường.
Bầu trời xanh trên đầu nhanh chóng bị mây đen chiếm lấy, những hạt mưa to như hạt đậu bất ngờ nện xuống. Ba đứa chúng tôi ngồi dưới gốc cây do dự không biết làm sao để về nhà, Triệu Vi Vi lo lắng nhất vì cô ấy mang đôi giày xăng đan mới, nếu bị dính mưa thì không đẹp nữa; Lâm Lỗi lạnh lùng thờ ơ đưa tay che trán, tư thế chuẩn bị vọt vào màn mưa; còn tôi, thực ra tôi thấy khá vui, tôi thích trời mưa hơn những ngày nắng nóng bức, nhất là khi những ngày mưa giông đột ngột thế này, cứ thấy rất k1ch thích, rất sảng khoái.
Nhưng giây tiếp theo, niềm vui của tôi biến mất không còn bóng dáng.
“Lý! An! Tĩnh!” Là giọng mẹ tôi, tôi nhìn xuyên qua màn mưa về phía âm thanh đó, nhìn thấy mẹ tôi đang đội cái mũ rơm to chạy từ ruộng lúa mạch lên, quần áo bà bị nước mưa ướt hơn nửa, trong tay còn cầm lưỡi liềm.
Thấy tôi ngơ ra, bà lại hét to: “Còn ngẩn ra đó làm gì! Mau về nhà phụ gom lúa lại!”
Sáng nay trời nắng to, nhà tôi đem lúa ra phơi trên sân, bây giờ trời mưa phải chạy về gom lại.
Tôi “Dạ” rồi tạm biệt Lâm Lỗi với Vi Vi, đội mưa chạy nhanh về phía mẹ.
Một lúc sau Lâm Lỗi với Vi Vi cũng bị cha mẹ gọi về. Mưa mùa hè là mưa giông, tất cả mọi nhà trong thôn đều cuống cuồng kéo mấy tấm bạt nhựa, dùng xẻng xúc, mở bao, người lớn trẻ con người già ai cũng ra trận, bận rộn tất bật chạy đua từng giây với cơn mưa này.
“Mẹ, lát nữa con muốn ăn kem.” Tôi đứng giữ miệng bao phân bón to, nhìn mẹ đang xúc từng xẻng lớn lúa hất vào trong bao.
Mẹ cơ bản là không nghe được tôi nói gì, tiếp tục ra sức cào những hạt lúa còn thừa trên đất, không được lãng phí dù chỉ chút ít lương thực.
Em trai ba tuổi của tôi rất thính tai, nghe thấy chữ kem thì lập tức bu lại nắm áo mẹ, ầm ĩ đòi ăn.
“Hạo Hạo, đi đi đi, qua bên kia chơi đi.” Mẹ dùng một tay đẩy thằng bé lại dưới mái hiên, sợ nó mắc mưa cảm lạnh.
“Không, không được, con muốn ăn, huhuhuhu…” Em trai là con mèo tham ăn, nó mới ba tuổi nên cách duy nhất để đạt được thứ nó muốn là khóc, vì nó biết khóc thì sẽ được, hơn nữa lần nào cũng được. Nhưng nếu đổi lại là tôi khóc thì sẽ bị đánh, mắng, tôi nghiêm túc cho rằng ba mẹ bất công, trọng nam khinh nữ.
Ngoài mặt tôi vẫn bình tĩnh giúp mẹ giữ miệng bao, lòng lại đắc ý, còn ranh mãnh mong em sẽ khóc nhiều hơn thì tôi có thể hưởng xái nó mà ăn kem. Tiệm bán đồ ăn vặt đầu thôn mới có loại kem hình búp bê đầu to, nhìn đẹp mà còn ngon nữa, tôi rất muốn được ăn thử.
Sau khi mẹ thu dọn xong đống lúa mì, em trai vẫn còn khóc, khóc tới khản giọng.
“Được rồi, Tĩnh Tĩnh, con đi ra ngoài tiệm mua kem đi, con với em mỗi đứa một cây.” Cuối cùng mẹ mềm lòng, hoặc là bà chào thua với tài khóc lóc của em. Tôi vui vẻ vỗ vỗ phủi đất trên tay, không thèm để tâm đến mưa to bên ngoài, vội vã chạy đi mua kem.
Lúc quay về trời đã tạnh, xéo xéo nhà tôi có một chiếc xe van trắng đang đậu, mấy người lớn đang ra ra vào vào dọn đồ trên xe xuống. Một cậu bé nhìn lịch sự nhã nhặn nắm tay một cô bé đứng ở cửa, trong tay cậu ấy ôm một con gấu bông rất to, đó là con gấu bông mà dù tôi quấn lấy mẹ nài nỉ bao nhiêu lần thì mẹ vẫn kiên quyết không mua cho tôi.
Tôi nhìn cậu ấy chăm chú một lúc lâu, đúng ra mà nói là nhìn chằm chằm con gấu bông trên tay cậu ấy, nhìn lâu đến mức cây kem đầu búp bê trên tay tôi bắt đầu chảy ra.
Cậu ấy cũng nhìn thấy tôi, lịch sự gật đầu chào tôi, gương mặt khôi ngô dưới ánh sáng sau cơn mưa hạ như sáng rực lấp lánh.
Đột nhiên tôi thấy căng thẳng, đó là lần đầu tiên tôi gặp một người đẹp như thế, tựa như những diễn viên nhỏ tuổi từ trong tivi bước ra ngoài, tất cả con trai trong thôn tôi không ai đẹp như cậu ấy.
Cậu ấy nhìn thấy dáng vẻ của tôi, mỉm cười, sau đó bị một người đàn ông vóc người cao cao gọi vào nhà.
Cậu ấy mới vừa cười với tôi sao? Mặt tôi nóng lên, đỏ bừng, siết chặt cây kem trong tay, trán rịn ra lớp mồ hôi mỏng, trong lòng có tiếng nói thúc giục tôi.
“Cậu tên gì vậy?” Tôi thực sự chạy tới, đuổi theo người ta hỏi.
Cậu ấy hơi ngẩn ra, mỉm cười, cất giọng rất êm tai trả lời: “Trương Gia Vũ.”
“Còn cậu?” Cậu ấy hỏi.
“Lý An Tĩnh, cậu gọi tớ là Tĩnh Tĩnh được rồi.” Tôi cười hì hì đáp, tỏ ý thân thiện, đưa cây kem đầu búp bê trên tay cho cậu ấy: “Cậu ăn không?”
Tôi tự cảm động vì hành động của bản thân, đây là cây kem đầu búp bê mà tôi mong ước đã lâu đó.
Nhưng Trương Gia Vũ lại không nhận cây kem đầu búp bê quý báu mà tôi đưa, cậu ấy nhìn em gái mình, lắc đầu xin lỗi: “Cảm ơn cậu, nhưng mà em gái mình bị cảm, mình muốn làm gương cho em ấy nên tạm thời không thể ăn kem được.”
Lúc đó tôi thấy rất xấu hổ, là người chị mà tôi tranh giành đồ ăn vặt, cướp điều khiển từ xa, chiến tranh thế giới bùng nổ với em trai ba ngày hai bữa, không hề có dáng vẻ nhường nhịn cho em. Vì việc này mà mẹ tôi đã dạy dỗ nhiều lần nhưng tôi cứ nghe vào tai này lại ra tai kia, kiên cường đòi được đối xử bình đẳng.
Từ đây tôi nhớ kỹ tên Trương Gia Vũ, lúc ấy cảm thấy cậu ấy rất đặc biệt, khi đó tôi cũng không thể tưởng tượng được cuộc đời từ nay về sau, cái tên Trương Gia Vũ này vĩnh viễn thành sự ràng buộc tôi không thể nào dứt bỏ được.
*
Lâm Lỗi đang xem TV trong phòng khách, là phim “Tây Du Ký” chiếu hè, khối rubik cô để trên bàn trà nơi vị trí dễ thấy nhất, tay ôm mớ bánh ống gạo, uể oải nhai.
“Nhị Lỗi, cho tớ mượn tủ lạnh nhà cậu nhé.”
Lâm Lỗi yên lặng gật đầu, mắt không rời khỏi màn hình TV.
Tôi để cây kem đầu búp bê tan hơn nửa vào ngăn đông tủ lạnh, nhìn đồng hồ treo tường, ngồi xuống xem “Tây Du Ký” cùng với Lâm Lỗi.
Trên TV đang chiếu đến đoạn Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không bị Như Lai Phật tổ đè dưới Ngũ hành sơn, nhìn Đại Thánh oai phong lẫm liệt thời xưa chịu dãi nắng dầm mưa hơn 500 năm, ánh mắt khát vọng tự do cùng tiếng nhạc “500 năm thương hải tang điền”, tôi không kiềm được rơi nước mắt, đau lòng cho Đại Thánh đầu vương đầy cỏ dại…
“Tĩnh Tĩnh, cậu… có cần khóc thế không?” Lâm Lỗi nhặt cây bánh ống rơi trên đất, giọng buồn cười cạn lời, từ trước tới giờ cô không bao giờ biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài, cũng không thích nhìn mấy cô bạn cùng tuổi khóc lóc.
“Cậu không thấy Đại Thánh rất đáng thương hả? 500 năm đó, ông ấy làm sao ăn cơm? Rồi sao đi vệ sinh? Mấy cậu bé chăn trâu kia sao không hái cho Đại Thánh mấy trái đào chứ?”
“Nó là khỉ thần từ đá nứt ra, không cần ăn cơm hay đi vệ sinh.” Lâm Lỗi nói rồi lại cắn cây bánh ống, tôi cảm thấy cô ấy nói có lý, gật gật đầu, vươn tay rút một cây bánh ống cô ấy ôm trong ngực, cắn một miếng.
“Hai cậu ăn gì ngon vậy? Sao không gọi tớ.” Vi Vi đột ngột xuất hiện, mặc bộ váy công chúa mới tinh cực đẹp, nhìn là biết rất đắt tiền.
“Ui chao! Đẹp quá! Cậu mặc nhìn y như Bạch Tuyết ấy!”
Vi Vi nghe khen thì vui vẻ cười tít mắt: “Đẹp ha, này là cô tớ mua ở Quảng Đông mang về cho đấy, ở huyện chúng ta không mua được đâu.”
Chậc chậc, nói thật là tôi rất hâm mộ Vi Vi, cũng muốn được mặc chiếc váy đẹp như vậy, nhưng mà ba mới mua cho tôi cái cặp mới, nhà tôi không giàu có gì nên tôi ngại mở miệng xin.
Lâm Lỗi không có hứng thú với quần áo đẹp, hoặc có thể nói cô ấy không hứng thú gì với mọi thứ mà con gái thích. Cô ấy thích những đồ ngầu ngầu, kiểu như đua xe, xếp gỗ, trò chơi ghép hình, máy chơi game… Vì vậy cô chỉ nhìn thoáng qua Vi Vi, không nhận xét hay khen ngợi.
Vi Vi chen vào ngồi giữa hai đứa tôi, rút hai cây bánh ống trong ngực Lâm Lỗi, ăn rất kiểu cách, cô cẩn thận há miệng thật to, sợ vụn bánh rơi xuống làm dơ váy mới.
Ba chúng tôi ngồi ăn một hơi hơn nửa bó bánh ống, “Tây Du Ký” cũng chiếu xong một tập.
Vi Vi đứng dậy đi vệ sinh, vừa quay lại đã ồn ào đòi chơi diễn kịch, hôm nay cô mặc bộ váy mới, dĩ nhiên không thể bỏ qua cơ hội tốt để khoe vẻ đẹp của mình.
Lâm Lỗi bất lực thở hắt ra, rất muốn giả vờ ngủ nhưng Vi Vi đã túm tay cô: “Lỗi Lỗi, lần trước cậu đã hứa chơi với tớ, hôm nay không cho chơi xấu.”
Lâm Lỗi rất muốn nói: “Triệu Vi Vi tiểu thư, tớ rất bận, không muốn chơi mấy trò nhàm chán đó với cậu.” Nhưng nhìn vẻ mặt mong đợi thiết tha của Vi Vi, đành nuốt những lời đó vào lòng, miễn cưỡng đồng ý.
“Tốt quá, tớ đóng vai Bạch Tuyết, cậu đóng vai hoàng tử đi.” Vi Vi vui vẻ chỉ Lâm Lỗi, Bạch Tuyết người ta đâu có ầm ĩ như cậu ấy.
“Tớ thì sao?” Tôi hỏi.
“Tĩnh Tĩnh, cậu đóng vai phù thủy nhé, cho cậu quả táo này.” Vi Vi giống như làm ảo thuật, móc một quả táo đỏ trong túi ra.
Úi, phù thủy… tôi thích!
Phù thủy: Táo đây, táo đây, táo ngon táo đẹp đây.
Bạch Tuyết: Chào bà, buổi sáng tốt lành!
Phù thủy: Cô bé xinh đẹp, cô có muốn ăn thử một miếng không?
Bạch Tuyết: Ồ vâng, cảm ơn bà!
Bạch Tuyết cắn một miếng rồi ngã lăn ra đất.
Phù thủy: Con bé đã chết! Ha ha ha…
Lâm Lỗi đóng vai hoàng tử đẹp trai xuất hiện, cúi xuống nhẹ nhàng hôn lên mặt Bạch Tuyết.
Bạch Tuyết mặt đỏ ửng, mi mắt nhấp nháy, yếu ớt mở mắt ra, thẹn thùng nhìn bạch mã hoàng tử trước mặt.
Diễn xuất quá tuyệt, tôi cảm thấy sau này Triệu Vi Vi có thể làm diễn viên, có thể lấy được giải thưởng cái gì gà cái gì ngựa đó, tôi không nhớ rõ.
(Kim Kê, Kim Mã)
Có tiếng bước chân dồn dập vọng tới, anh trai Triệu Vi Vi, Triệu Phi xuất hiện ở cửa nhà Lâm Lỗi.
“Anh, sao anh lại tới đây?”
Triệu Phi không để ý tới em gái mình mà nhìn thẳng vào tôi, dáng vẻ muốn nói lại thôi.
“Tĩnh Tĩnh, em mau về nhà đi, mẹ em đang tìm em đấy.” Giọng anh ấy tràn ngập vẻ quan tâm, khác xa bộ dạng cà lơ phất phơ bình thường.
Tôi mẫn cảm phát giác điều khác thường, tim giật thót, lo lắng có chuyện gì không hay sắp xảy ra.
Bình luận facebook