-
Chương 22
Với chính nàng, nàng xin Phật Thích Ca Mâu Ni phù trợ. Đôi mắt hạ thấp, vầng trán bình lặng, người chủ của Hiện tại ngự trị thế giới ô uế và bất toàn.
Xin Phật Thích Ca Mâu Ni mang nàng ra khỏi bầu trời vần vũ trong lòng.
Xin Phật Thích Ca Mâu Ni mang cho nàng sức mạnh chiến đấu chống lại những con quỷ nhảy ra từ bên trong nàng.
- Ta không phải là một con quỷ.
Một giọng nói làm nàng rung mình.
Nàng run rẩy nhìn quanh. Không có ai cả.
- Ta tên là Thẩm Phong, - giọng đó nói. - Ta là người thợ đàn của nàng.
Nàng nhắm mắt lại rồi tập trung niệm kinh.
- Tất cả là ảo giác, nhưng ta tồn tại, - chàng lặp lại. - Hãy nhìn ta! Ta tồn tại vì nàng!
Nàng cố gắng mặc kệ chàng.
Chàng bắt đầu hát. Đó không phải là một khúc ca. Khi môi chàng mấp máy, chàng tạo ra những tiếng động dài và ngắn giống như tiếng đàn cổ cầm. Khúc nhạc mà chàng chơi không giống với tất cả những khúc nhạc nàng biết chơi. Chàng thể hiện niềm vui bằng những nốt trầm và nỗi buồn bằng những nốt cao và trong. Chàng là cái tĩnh mịch của rừng và sự hỗn độn trong kinh thành, là cơn giận dữ của đàn ông và sự dịu hiền của phụ nữ.
Cái mơ hồ mà nàng từng gặp trong mơ lại ngự trị nàng. Nàng nhớ hai bàn tay đỏ hồng và ấm áp vuốt ve chân nàng, lướt qua eo nàng, xoay nàng qua lại như một nhạc cụ. Nàng thấy mình ở dưới gốc cây đào, cơ thể một phụ nữ bơi trong ánh nắng. Nàng cảm nhận lại được mình. Nàng nắm chặt những viên ngọc trai trên tràng hạt rồi bắt đầu niệm kinh thành tiếng.
Chàng cười rồi thì thầm vào tai nàng:
- Nếu ta là một ông thần, nàng đã thấy quanh ta là ánh sáng. Nếu ta là một bóng ma, ta đã ám nàng hằng đêm. Nếu ta là linh hồn cây cối, hay đất đá bị sét đánh chết, hay là một con cáo tinh ranh và có khả năng hóa thân, ta đã biến thành phụ nữ để nàng đừng trốn tránh ta rồi. Ta là ta. Ta là người sống bên kia sườn núi. Hãy nhìn ta! Hãy nhìn ta!
Nàng nhắm mắt.
- Ta là người phàm, - chàng nện vào tai nàng. - Ta sẽ biến nàng thành cây đàn cổ cầm đẹp nhất của ta. Ngày ngày nàng sẽ ở cùng ta. Từ bây giờ, chúng ta sẽ đi cùng nhau qua các mùa màng. Hãy mở mắt ra, hãy nhìn ta!
Nàng vẫn nhắm mắt.
Chàng bướng bỉnh:
- Ta từ xa đến để cướp nàng đi.
Chàng quấn lấy nàng. Nàng nghiến răng không dám thở. Chàng rít lên:
- Vì nàng là vợ ta.
Nàng cảm thấy lòng mình bị xé toạc. Một nỗi đau khi xưa từng bị xóa bỏ, kìm hãm bỗng xâm chiếm lấy nàng đến tận đầu ngón tay.
- Khi tuyết rơi, mặt đất sẽ trắng xóa rồi người ta chẳng phân biệt được đâu là tuyết, đâu là mây. Hãy đến với ta, đi vào trong ta. Chúng ta sẽ đi xem tuyết.
Tuyết, hằng hà vô số những cánh bướm trắng, quay quanh nàng rồi rơi lên nàng. Nàng run rẩy vui mừng. Đầu nàng đụng vào một vật. Nàng đứng dậy rồi mở mắt. Bên ngoài, người ta đang gõ những cái chuông đồng lớn. Quanh nàng, ngồi trên những cái gối đất, các nữ tu gõ mõ tụng kinh đồng thanh. Đầu nàng vừa đập vào lưng cô gái ngồi trước mặt. Huệ Viên quay lại. Xấu hổ, con bé cúi xuống, đứng dậy rồi ra khỏi phòng.
Nàng vội về phòng tu, tự hỏi mình có còn linh hồn hay không.
Nàng mở cổ áo, cởi áo xuống tận thắt lưng rồi lấy khăn lau cơ thể. Nàng ngâm khuôn mặt mình vào bồn nước. Nước lạnh lấy từ giếng lên thấu qua da mặt nàng rồi thổi một luồng hơi lạnh vào đầu óc nàng. Nàng nín thở đếm: “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy...” Nàng cộng vào rồi lại chia ra để biết chắc mình vẫn còn tỉnh táo.
Trên bờ Nam sông Dương Tử, vô số người tin Phật. Ở góc đường, ở giữa đồng, bên bờ sông, gần gốc cây nghìn tuổi, những miếu thờ xây đơn giản dành cho các thần linh hay ột linh hồn có thể hóa thân vào đó. Những người sống chia sẻ không gian sống với người chế, với các linh hồn, với rồng, với bán thần, với những sinh vật thần tiên. Họ gặp nhau ở góc đường, sau gốc cây, trong một ngôi nhà sập, gần nghĩa địa, bên bờ sông. Họ nói chuyện với nhau hoặc không nói chuyện với nhau. Họ thấy nhau hoặc không biết đến nhau. Họ thương nhau, ghét nhau, hù dọa nhau, lẩn trốn nhau, tìm nhau rồi mất nhau. Người này chết, người kia sống. Thật ra cuộc đời người chết là một cuộc đời không sống, và cuộc đời thần linh là cuộc đời không chết. Và cuộc đời người phàm nào thèm sự bất tử của thần linh chẳng phải là một cuộc đời chết đó sao? Ai sống? Ai không sống? Ai muốn tồn tại, ai muốn biến mất?
- Sư Trinh Không, chuyện lớn rồi! Đến đây nhanh! Đến đây nhanh!
Giọng hốt hoảng của một ni cô mới vào chùa chen ngang dòng suy nghĩ của nàng. Nàng lau mặt rồi vội vã ra khỏi phòng tu.
Nàng kinh hãi nhận ra binh lính mặc đồ chiến đã vào trong đền thờ Phật. Trong sân chùa, những nữ tu ái ngại quan sát chúng. Nàng chậm rãi bước chân tìm con gái Huệ Viên trong đám đông. Nàng không thấy nó. Tên trưởng nhóm ra hiệu cho nàng từ thềm phòng tiếp khách. Trinh Không leo lên bậc thang. Trên ghế danh dự, một vị khách không mời phe phẩy chiếc quạt lông rực rỡ. Nhờ vào quần áo mịn màng và cái đuôi chồn nâu tím trên đầu hắn mà nàng biết đó là một thái giám cai quản trong hoàng cung. Mùi hương của cuộc đời trước đây làm nàng run rẩy. Nàng đứng bất động.
Thấy nàng, hắn nhảy khỏi ghế rồi quỳ xuống.
- Nô tài, tổng giám nội cung, kính chào Hoàng Thái hậu, - giọng mái mái của hắn cất lên.
Không thể tránh né được, nàng hếch cằm, lấy lại giọng nói trịnh trọng và lạnh lẽo ngày nọ rồi lệnh cho hắn đứng lên. Vị sư tổng quản lùi lại rồi đóng cánh cửa phía sau lưng. Chỉ một mình đối diện với quá khứ của mình, nàng căng thẳng rồi đứng thẳng người như thể nàng vẫn còn đội chiếc vương miện nặng nề của Hoàng Thái hậu.
Sau những nghi lễ tôn kính và phải phép, tên thái giám nói:
- Theo chiếu chỉ từ những vương triều trước đây và còn lưu hành đến tận ngày nay, những vụ thu hoạch trong khu vực thuộc về đất chùa không phải đóng thuế. Có nhiều rừng cây, đất đai và nông dân, các tu sĩ lại giao thương với các vùng ven sông để làm giàu. Hoàng đế triều Tống cao quý nay lo ngại những tu sĩ này xúi giục dân chúng chống lại Người.
Thấy khó chịu nhưng nàng vẫn bình thản.
- Với tiền cúng dường từ các gia đình giàu có và tiền thu được từ các vụ mùa, tu sĩ xây chùa, phân phát của cải cho người nghèo và truyền bá đạo đức Phật pháp.
Tên thái giám mỉm cười rồi che miệng sau cái quạt. Mắt hắn chằm chằm quan sát nàng rồi nói tiếp:
- Các tu sĩ che giấu tội đồ, đón nhận các nông dân trốn thuế và binh lính bỏ trốn trong cuộc chiến chống phương Bắc. Phòng ngủ của họ đầy những chiến binh xưa từng theo vị hôn phu Hoàng đế lập quốc và chinh phạt phương Bắc của Hoàng Thái hậu. Bằng tiền kiếm được, ai có thể biết trước các tu sĩ có mua vũ khí và chuẩn bị nổi dậy hay không?
Nàng nhìn thẳng vào mắt tên thái giám nhưng đầu óc nàng xây xẩm, muốn nôn mửa. Ký ức về những cuộc mưu phản trở về với nàng. Cách đây hai mươi năm, hoàng đế bây giờ, Nghĩa Long, đã leo lên ngôi báu sau một vụ ám sát cả hai anh lớn của mình là Nghĩa Phù và Nghĩa Chân. Nàng cố kìm chế cơn giận.
- Với lòng khoan dung của Phật, các tu sĩ đã chối bỏ tất cả lại muốn dựng lên một vương quốc làm gì? Núi non thuộc về tất cả mọi người. Trong vùng, có bảy ngôi chúa phát tán những thông điệp hòa bình và từ bi. Không cần biết quá khứ và lý do bị suy sụp, con người ai cũng phải đau khổ. Tất cả những ai thất vọng hay đói kém đều tìm được ở đây một chỗ ở, gạo ăn và chăn ấm. Tất cả những ai muốn bắt đầu một cuộc đời mới, chúng ta đều cho họ những thứ để dựng được một mái lều, những công cụ để cày ruộng cuốc đất và hạt mầm để gieo cấy. Tất cả những ai, đàn ông, đàn bà, những ai muốn vứt bỏ thế giới của các ảo vọng và muốn đến cùng chúng ta trong im lặng và thanh tịnh, các tu sĩ đều mở cửa đất Phật từ bi.
Tên thái giám phá lên cười.
- Hoàng đế nghe rằng các vị đang che giấu một âm mưu. Rằng vị tăng chùa Tịnh Quốc là người tình của Hoàng Thái hậu. Rằng kẻ hầu cận xưa kia của vị hôn phu Hoàng đế lập quốc tôn kính đã cải làm tăng sau khi theo Hoàng Thái hậu đến tận cửa chùa...
Nàng ngắt lời:
- Hoang đường! Chùa Tịnh Quốc cách đây tám ngày đường. Ta chưa bao giờ gặp tướng Trịnh từ lúc ta bước qua cửa chùa Đại Bi.
- Bẩm Hoàng Thái hậu, Hoàng đế muốn Hoàng Thái hậu chắc chắn với Hoàng đế về điều đó.
Nàng hiểu ngay ra thông điệp hắn mang đến.
- Thế gian chẳng ai biết ta còn sống. Việc ta chết đã chính thức thông báo cách đây hai mươi năm, ngay trước khi ta khoác áo tu. Rất ít người biết tên ta và quá khứ của ta. Một “người chết” không thể mưu phản.
- Cách đây một tháng, Hoàng đế nằm mộng thấy Hoàng Thái hậu muốn trả thù cho con trai mình. Từ lúc đó, Hoàng đế mất ngủ, long thể bất an.
- Trả thù là việc của người phàm, còn các môn đồ Phật kinh tởm sự hung bạo và máu me. Nghĩa Long lo chuyện vô cớ. Những kẻ mưu phản ở trong triều, quanh Hoàng đế đó. Ở đây, chúng ta không gây thêm đau khổ nữa.
- Bẩm Hoàng Thái hậu, Hoàng đế muốn Hoàng Thái hậu minh chứng sự trong sạch.
Tên thái giám ngừng nói bóng gió. Hắn đứng lên, bước tới vài bước rồi dập đầu lần nữa. Hắn rút trong tay áo ra một dải lụa trắng rồi đặt lên chiếc bàn thấp trước mặt nàng. Hắn đặt trên dải lụa không tì vết này một lọ nước có nút đóng kín.
- Nô tài kính chúc Hoàng Thái hậu thượng lộ bình an.
Hắn dập trán xuống đất rồi trở gót lui ra trong tiếng sột soạt của vải vóc.
Nàng không thấy tức giận, cũng không thấy đau lòng.
Chắc trời đang giữa trưa nhưng trong phòng tối om.
Giữa chiếc bàn phủ lụa trắng, lọ thuốc làm từ gốm màu ngọc tỏa ra ánh sáng dịu nhẹ. Qua đường cong khéo léo và màu sắc tinh xảo chuyển từ xanh sang lục, nàng biết đó là một vật được nung trong lò thượng trong cung, lấy lửa từ những cây trăm tuổi. Tuy nhiên, sự hòa hợp của hình dáng và màu sắc bị phá vỡ bởi một cái nút nhô lên. Đỏ thẫm như giọt máu, có lẽ nó được làm từ một viên đá hồng ngọc lớn. Ngay cả đối với các tội đồ kết án tử, các hoàng đế Trung Hoa không quên thể hiện sự giàu có và quyền lực của mình qua từng vật dụng mang từ trong điện ra, dù nó có nhỏ đến mấy chăng nữa.
Tên thái giám mà Nghĩa Long phái đến lại thắp lên những ký ức nàng đã phá hủy thành tro. Hai mươi năm trước, bị đày khỏi Tử Cấm Thành, nàng đã ở trong Ngô quận với con trai và một vài tỳ thiếp của nó. Nghĩa Phù đã hòa giải với nàng, coi nàng như mẹ chứ không còn là một hoàng thái hậu chuyên chế. Ngô quận có kênh đào ngang dọc và các tòa nhà mái cong, trôi giữa sắc tím của hoa lệ quyên và sắc xanh ngọc của nước. Những chiếc cầu ở đó hình bán nguyệt, những cây liễu rũ xả tóc dài hứa hẹn một cuộc đời bình yên và hạnh phúc, tránh xa mọi náo động của triều đình. Hôm đó, Nghĩa Phù đang ngồi chơi đàn cổ cầm trong vườn, mặc chiếc áo vải mịn nhiều lớp để tất cả những sắc màu và đường thêu đều nhìn xuyên thấy. Mi mắt khép hờ, nàng nghe tiếng nhạc của nó trong hạnh phúc. Bỗng cửa mở ra, binh lính tràn vào nhà rồi lăm lăm kiếm lao tới Nghĩa Phù. Con nàng chống cự bằng cây đàn đã gãy rồi nhảy qua bức tường chạy trốn. Vừa hét tên con, nàng vừa chạy theo sau những kẻ đuổi theo nó. Trên cầu, nàng thấy nó định trốn ra khỏi thành qua cửa Sấm. Binh lính hiện ra rồi dùng gậy đập nó. Nó lảo đảo rồi ngã ra đất.
Cảnh này lặp đi lặp lại trong những giấc mơ của nàng, nhưng hai mươi năm ròng rã, nàng đã cầu nguyện dưới chân Phật nhiều lần đến mức cuối cùng đã đuổi được nó ra khỏi những đêm tối của mình. Nhưng Nghĩa Long, kẻ đồng lõa âm mưu giết hại Nghĩa Phù ở Ngô quận và Nghĩa Chân trong thành Tân An, ai có thể cho nó sức mạnh để quên đi? Làm sao nỗi sợ bị trả thù có thể thoát được khỏi một kẻ đã giết hại hai người anh em cùng lúc?
Nếu Nghĩa Long vững vàng nắm quyền lực, sao nó lại phải lo nghĩ về một hoàng thái hậu đã thành tu sĩ, một bà già sống xa nhân thế? Nếu nó đã quyết định bịt miệng một bà mẹ hai mươi năm sau, chẳng qua vì nó bị nỗi lòng cắn xé sợ hãi và kinh tởm chính mình! Bị trí nhớ truy đuổi, nó muốn xóa đi bóng tối của một tội ác thuở xưa bằng cách tạo ra thêm một tội ác mới. Lẽ nào nó lại không bị trí tưởng tượng cuồng quay và những đêm dài mất ngủ trị tội? Phải chịu đựng cơn sợ hãi, đó chẳng phải là khởi đầu của sự trừng phạt đó sao? Lọ thuốc này mang trên đầu một giọt máu đã thể hiện nỗi lo của người gửi nó đến. Nếu Nghĩa Long sợ, đó là bởi vì nó bị đe dọa.Trong hoàng cung, nhiều người chắc hẳn đang mưu phản trong bóng tối để chiếm ngôi báu của nó. Có phải chính những đứa con của nó đang âm mưu lật đổ nó không?
Chuông đồng lớn vang lên, báo hiệu một cơn bão mới. Nàng chắp tay rồi bắt đầu tụng kinh. Tại sao phải trả thù khi chính ta đã từng bị trả thù? Lời kinh cho nàng cảm nhận một dòng nước mát chảy qua đầu óc đang bỏng rát.
Nàng tìm trong người một vật gì đó để lại làm kỷ niệm cho Huệ Viên. Vô ích. Mặc bộ áo cũ, nàng không mang theo gì, thậm chí không một chiếc khăn. Không có cả mực hay giấy trong phòng. Rồi nàng nghĩ rằng con gái mình sẽ bị kinh động bởi từ ngữ mình viết ra, vậy nên nàng không nên kéo nó ra khỏi con đường của nó khi nhắc nhớ một lần nữa về những việc liên quan đến máu. Nàng thở dài. Có lẽ Nghĩa Long cũng đã gửi một lọ thuốc đến Huệ Viên. Nàng lắc đầu. Sao phải lo nghĩ? Huệ Viên đón nhận cái chết trong thanh thản khi biết mình sẽ đi đến nơi cao vời của những đấng tỏa hào quang.
Những cánh cửa lớn và cửa sổ vẽ trên nền đất những vệt tối. Nàng, một người nhỏ bé, nhặt lấy cây cọ rồi vẽ theo chúng. Khi ánh sáng yếu đi, nàng có thể đi bộ trên bậc thềm đầy những thứ mà nàng gọi là “hoa mặt trời”. Hôm qua, cuộc đời nàng đã bắt đầu, nàng còn bé hơn những cái bình cao cổ. Hôm nay, nàng đã đi hết con đường do các thần linh định ra và đến biên giới đời mình. Sáu mươi năm bỏ lại sau lưng với nàng ngắn như một khúc nhạc cổ cầm.
Có gì sau cái chết? Nàng muốn đi theo ông nội trong trang viên dưới đất. Nàng đã khóc trên thân thể lạnh giá của cha. Nàng đã ở cùng chồng trong lúc chàng hấp hối. Nàng lau cơ thể đã chết của con mình bằng nước mắt. Tại sao nàng lại ngập ngừng khi giờ phút của nàng cuối cùng cũng đã điểm?
Nàng với tay cầm lấy lọ thuốc. Nàng mở cái nút màu đỏ rồi đưa lọ thuốc lên môi.
Khoan! Mặt trời. Nàng chưa chào từ biệt mặt trời! Nàng phải nhìn lần nữa núi rừng và muôn cây của nó! Nàng phải chào mùa xuân, người bạn thân của nàng. Nàng phải nhìn lần cuối cuộc đời nàng, bức tranh trải ra, để lộ dần những ngôi nhà, những con kênh, những chiếc đĩa vàng, ngựa trang trí lông chim, binh lính mang áo giáp, các nữ tu, những chuông đồng. Nàng phải hít thở lần nữa, lần cuối cùng, mùi hương của cây bách. Đời nàng đã là một tác phẩm tuyệt đẹp và tất cả những đau khổ chỉ là bóng tối và tàn tích để tôn lên vẻ đẹp của nó.
Nàng vội đứng dậy rồi lao ra cửa sổ. Nàng giật mạnh những tấm tranh gỗ mở cửa ra. Nàng ngạc nhiên nhận thấy thế giới bên ngoài đã đổi màu sắc. Màu hồng, màu hoa cà, màu tím, màu đỏ, màu cam, màu vàng, xanh, lục, trắng, tất cả màu sắc rực rỡ và tinh tế trong những đám mây chiều và bình minh đã đến gặp nàng. Nàng nheo mắt rồi cắn môi. Nàng không mơ, mùa xuân đang đến chào nàng.
Nàng đổ lọ thuốc vào miệng. Một dòng nước đặc chảy dọc theo cổ họng nàng. Nàng lảo đảo lùi lại. Bị chóng mặt, nàng bước tới trước, tìm cái gì đó để vịn rồi vấp chân ngã xuống. Ngực nàng co thắt, lưng nàng căng ra. Một vị ngọt đắng trào vào dạ dày nàng, nàng phun một ngụm máu ra ngoài. Vai nàng cong lại, nàng vã mồ hôi rất nhiều rồi khuỵu xuống.
Xa xa, nàng thấy một cánh đồng rộng mênh mông, nước ruộng phản chiếu màu trời. Một người trẻ tuổi đang đi bộ trên những thửa ruộng. Mặt trời đâm qua những lá lúa, xăm trổ trên những gót chân trần. Chàng trai bắt đầu chạy, chàng ta bay lên. Giống như một cánh chim nhạn đen báo hiệu cơn mưa tới, chàng băng qua khoảng mênh mông ngăn cách giữa họ. Rồi bỗng chàng biến mất.
Chính là chàng! Kẻ có được sự khờ dại thời trai trẻ và sức mạnh của một người trưởng thành.
- Ta là một nhánh đào trổ hoa và nàng là một chiếc bình cổ, - chàng nói với nàng.
Nàng quay phắt lại, nhưng chỉ thấy một màn nâu dày đặc. Nàng nháy mắt nhận ra mắt mình đang chảy máu.
- Ta ở trong nàng còn nàng mang ta trong bụng. Chúng ta sẽ cùng viết ra niềm vui và hy vọng.
Nàng sờ soạng tìm chàng.
- Chúng ta sẽ ở trong tất cả các bức tranh, trong tất cả các tòa nhà.
Màn nâu đục tối sầm lại và nàng không còn thấy gì nữa.
- Ta chơi đàn cổ cầm, làm đàn cổ cầm. Ta muốn nàng là vợ ta. Nàng sẽ ở trên lưng ta, trong vòng tay ta, trên gối của ta, trong giấc ngủ của ta.
Nàng lại ho và thổ huyết. Nàng nằm ngửa trên mặt đất. Một hơi nóng quấn lấy nàng, nâng thân thể nàng lên khỏi những làn sóng lả lơi. Nàng nghe chàng thì thầm giọng trầm sâu mà chỉ có cây đàn cổ cầm làm từ gỗ nghìn năm mới có thể mang đến cho thế giới thần linh:
- Các thành đô sẽ bị chinh phạt và cướp bóc. Các điện đài sẽ bị phá phách. Châu báu ngọc ngà sẽ đổi chủ. Chiến tranh sẽ đốt cháy đất trời. Nhưng chúng ta sẽ đi qua lửa và tro.
Run rẩy từng cơn, nàng gượng cười. Nụ cười là lời đồng ý. Một làn hơi nhào đến nàng rồi đi vào trong nàng. Sau một cơn đau nhói xuyên vào cơ thể, cảm giác đờ đẫn xâm chiếm nàng. Nàng buông lỏng đôi mắt, ngôn từ và ký ức. Da nàng dãn ra. Nàng trở thành mặt đất để bầu trời dựa vào nằm ngủ. Những cảm giác nóng, lạnh, khô và ấm lần lượt đi qua cơ thể nàng như một đợt chấn động dễ chịu. Tim nàng ngừng đập nhưng nàng không thấy buồn. Ngọn gió cắm xuống đất, gây cho nàng một cơn đau dễ chịu. Một cái cây mọc lên từ ngực nàng, những cây khác mọc lên từ chân tay. Nàng trở thành rừng. Những chiếc lá rừng reo lên tạo thành thứ âm nhạc thanh cao. Nàng không còn nghĩ được nữa. Hàng nghìn ý nghĩ vụt trôi qua nàng. Nàng không còn nhìn thấy mặt trời. Nàng đứng dậy vươn tới hàng nghìn mặt trời.
- Ta là châu báu của nàng. Đi thôi, - một giọng nói thì thầm với nàng.
Xin Phật Thích Ca Mâu Ni mang nàng ra khỏi bầu trời vần vũ trong lòng.
Xin Phật Thích Ca Mâu Ni mang cho nàng sức mạnh chiến đấu chống lại những con quỷ nhảy ra từ bên trong nàng.
- Ta không phải là một con quỷ.
Một giọng nói làm nàng rung mình.
Nàng run rẩy nhìn quanh. Không có ai cả.
- Ta tên là Thẩm Phong, - giọng đó nói. - Ta là người thợ đàn của nàng.
Nàng nhắm mắt lại rồi tập trung niệm kinh.
- Tất cả là ảo giác, nhưng ta tồn tại, - chàng lặp lại. - Hãy nhìn ta! Ta tồn tại vì nàng!
Nàng cố gắng mặc kệ chàng.
Chàng bắt đầu hát. Đó không phải là một khúc ca. Khi môi chàng mấp máy, chàng tạo ra những tiếng động dài và ngắn giống như tiếng đàn cổ cầm. Khúc nhạc mà chàng chơi không giống với tất cả những khúc nhạc nàng biết chơi. Chàng thể hiện niềm vui bằng những nốt trầm và nỗi buồn bằng những nốt cao và trong. Chàng là cái tĩnh mịch của rừng và sự hỗn độn trong kinh thành, là cơn giận dữ của đàn ông và sự dịu hiền của phụ nữ.
Cái mơ hồ mà nàng từng gặp trong mơ lại ngự trị nàng. Nàng nhớ hai bàn tay đỏ hồng và ấm áp vuốt ve chân nàng, lướt qua eo nàng, xoay nàng qua lại như một nhạc cụ. Nàng thấy mình ở dưới gốc cây đào, cơ thể một phụ nữ bơi trong ánh nắng. Nàng cảm nhận lại được mình. Nàng nắm chặt những viên ngọc trai trên tràng hạt rồi bắt đầu niệm kinh thành tiếng.
Chàng cười rồi thì thầm vào tai nàng:
- Nếu ta là một ông thần, nàng đã thấy quanh ta là ánh sáng. Nếu ta là một bóng ma, ta đã ám nàng hằng đêm. Nếu ta là linh hồn cây cối, hay đất đá bị sét đánh chết, hay là một con cáo tinh ranh và có khả năng hóa thân, ta đã biến thành phụ nữ để nàng đừng trốn tránh ta rồi. Ta là ta. Ta là người sống bên kia sườn núi. Hãy nhìn ta! Hãy nhìn ta!
Nàng nhắm mắt.
- Ta là người phàm, - chàng nện vào tai nàng. - Ta sẽ biến nàng thành cây đàn cổ cầm đẹp nhất của ta. Ngày ngày nàng sẽ ở cùng ta. Từ bây giờ, chúng ta sẽ đi cùng nhau qua các mùa màng. Hãy mở mắt ra, hãy nhìn ta!
Nàng vẫn nhắm mắt.
Chàng bướng bỉnh:
- Ta từ xa đến để cướp nàng đi.
Chàng quấn lấy nàng. Nàng nghiến răng không dám thở. Chàng rít lên:
- Vì nàng là vợ ta.
Nàng cảm thấy lòng mình bị xé toạc. Một nỗi đau khi xưa từng bị xóa bỏ, kìm hãm bỗng xâm chiếm lấy nàng đến tận đầu ngón tay.
- Khi tuyết rơi, mặt đất sẽ trắng xóa rồi người ta chẳng phân biệt được đâu là tuyết, đâu là mây. Hãy đến với ta, đi vào trong ta. Chúng ta sẽ đi xem tuyết.
Tuyết, hằng hà vô số những cánh bướm trắng, quay quanh nàng rồi rơi lên nàng. Nàng run rẩy vui mừng. Đầu nàng đụng vào một vật. Nàng đứng dậy rồi mở mắt. Bên ngoài, người ta đang gõ những cái chuông đồng lớn. Quanh nàng, ngồi trên những cái gối đất, các nữ tu gõ mõ tụng kinh đồng thanh. Đầu nàng vừa đập vào lưng cô gái ngồi trước mặt. Huệ Viên quay lại. Xấu hổ, con bé cúi xuống, đứng dậy rồi ra khỏi phòng.
Nàng vội về phòng tu, tự hỏi mình có còn linh hồn hay không.
Nàng mở cổ áo, cởi áo xuống tận thắt lưng rồi lấy khăn lau cơ thể. Nàng ngâm khuôn mặt mình vào bồn nước. Nước lạnh lấy từ giếng lên thấu qua da mặt nàng rồi thổi một luồng hơi lạnh vào đầu óc nàng. Nàng nín thở đếm: “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy...” Nàng cộng vào rồi lại chia ra để biết chắc mình vẫn còn tỉnh táo.
Trên bờ Nam sông Dương Tử, vô số người tin Phật. Ở góc đường, ở giữa đồng, bên bờ sông, gần gốc cây nghìn tuổi, những miếu thờ xây đơn giản dành cho các thần linh hay ột linh hồn có thể hóa thân vào đó. Những người sống chia sẻ không gian sống với người chế, với các linh hồn, với rồng, với bán thần, với những sinh vật thần tiên. Họ gặp nhau ở góc đường, sau gốc cây, trong một ngôi nhà sập, gần nghĩa địa, bên bờ sông. Họ nói chuyện với nhau hoặc không nói chuyện với nhau. Họ thấy nhau hoặc không biết đến nhau. Họ thương nhau, ghét nhau, hù dọa nhau, lẩn trốn nhau, tìm nhau rồi mất nhau. Người này chết, người kia sống. Thật ra cuộc đời người chết là một cuộc đời không sống, và cuộc đời thần linh là cuộc đời không chết. Và cuộc đời người phàm nào thèm sự bất tử của thần linh chẳng phải là một cuộc đời chết đó sao? Ai sống? Ai không sống? Ai muốn tồn tại, ai muốn biến mất?
- Sư Trinh Không, chuyện lớn rồi! Đến đây nhanh! Đến đây nhanh!
Giọng hốt hoảng của một ni cô mới vào chùa chen ngang dòng suy nghĩ của nàng. Nàng lau mặt rồi vội vã ra khỏi phòng tu.
Nàng kinh hãi nhận ra binh lính mặc đồ chiến đã vào trong đền thờ Phật. Trong sân chùa, những nữ tu ái ngại quan sát chúng. Nàng chậm rãi bước chân tìm con gái Huệ Viên trong đám đông. Nàng không thấy nó. Tên trưởng nhóm ra hiệu cho nàng từ thềm phòng tiếp khách. Trinh Không leo lên bậc thang. Trên ghế danh dự, một vị khách không mời phe phẩy chiếc quạt lông rực rỡ. Nhờ vào quần áo mịn màng và cái đuôi chồn nâu tím trên đầu hắn mà nàng biết đó là một thái giám cai quản trong hoàng cung. Mùi hương của cuộc đời trước đây làm nàng run rẩy. Nàng đứng bất động.
Thấy nàng, hắn nhảy khỏi ghế rồi quỳ xuống.
- Nô tài, tổng giám nội cung, kính chào Hoàng Thái hậu, - giọng mái mái của hắn cất lên.
Không thể tránh né được, nàng hếch cằm, lấy lại giọng nói trịnh trọng và lạnh lẽo ngày nọ rồi lệnh cho hắn đứng lên. Vị sư tổng quản lùi lại rồi đóng cánh cửa phía sau lưng. Chỉ một mình đối diện với quá khứ của mình, nàng căng thẳng rồi đứng thẳng người như thể nàng vẫn còn đội chiếc vương miện nặng nề của Hoàng Thái hậu.
Sau những nghi lễ tôn kính và phải phép, tên thái giám nói:
- Theo chiếu chỉ từ những vương triều trước đây và còn lưu hành đến tận ngày nay, những vụ thu hoạch trong khu vực thuộc về đất chùa không phải đóng thuế. Có nhiều rừng cây, đất đai và nông dân, các tu sĩ lại giao thương với các vùng ven sông để làm giàu. Hoàng đế triều Tống cao quý nay lo ngại những tu sĩ này xúi giục dân chúng chống lại Người.
Thấy khó chịu nhưng nàng vẫn bình thản.
- Với tiền cúng dường từ các gia đình giàu có và tiền thu được từ các vụ mùa, tu sĩ xây chùa, phân phát của cải cho người nghèo và truyền bá đạo đức Phật pháp.
Tên thái giám mỉm cười rồi che miệng sau cái quạt. Mắt hắn chằm chằm quan sát nàng rồi nói tiếp:
- Các tu sĩ che giấu tội đồ, đón nhận các nông dân trốn thuế và binh lính bỏ trốn trong cuộc chiến chống phương Bắc. Phòng ngủ của họ đầy những chiến binh xưa từng theo vị hôn phu Hoàng đế lập quốc và chinh phạt phương Bắc của Hoàng Thái hậu. Bằng tiền kiếm được, ai có thể biết trước các tu sĩ có mua vũ khí và chuẩn bị nổi dậy hay không?
Nàng nhìn thẳng vào mắt tên thái giám nhưng đầu óc nàng xây xẩm, muốn nôn mửa. Ký ức về những cuộc mưu phản trở về với nàng. Cách đây hai mươi năm, hoàng đế bây giờ, Nghĩa Long, đã leo lên ngôi báu sau một vụ ám sát cả hai anh lớn của mình là Nghĩa Phù và Nghĩa Chân. Nàng cố kìm chế cơn giận.
- Với lòng khoan dung của Phật, các tu sĩ đã chối bỏ tất cả lại muốn dựng lên một vương quốc làm gì? Núi non thuộc về tất cả mọi người. Trong vùng, có bảy ngôi chúa phát tán những thông điệp hòa bình và từ bi. Không cần biết quá khứ và lý do bị suy sụp, con người ai cũng phải đau khổ. Tất cả những ai thất vọng hay đói kém đều tìm được ở đây một chỗ ở, gạo ăn và chăn ấm. Tất cả những ai muốn bắt đầu một cuộc đời mới, chúng ta đều cho họ những thứ để dựng được một mái lều, những công cụ để cày ruộng cuốc đất và hạt mầm để gieo cấy. Tất cả những ai, đàn ông, đàn bà, những ai muốn vứt bỏ thế giới của các ảo vọng và muốn đến cùng chúng ta trong im lặng và thanh tịnh, các tu sĩ đều mở cửa đất Phật từ bi.
Tên thái giám phá lên cười.
- Hoàng đế nghe rằng các vị đang che giấu một âm mưu. Rằng vị tăng chùa Tịnh Quốc là người tình của Hoàng Thái hậu. Rằng kẻ hầu cận xưa kia của vị hôn phu Hoàng đế lập quốc tôn kính đã cải làm tăng sau khi theo Hoàng Thái hậu đến tận cửa chùa...
Nàng ngắt lời:
- Hoang đường! Chùa Tịnh Quốc cách đây tám ngày đường. Ta chưa bao giờ gặp tướng Trịnh từ lúc ta bước qua cửa chùa Đại Bi.
- Bẩm Hoàng Thái hậu, Hoàng đế muốn Hoàng Thái hậu chắc chắn với Hoàng đế về điều đó.
Nàng hiểu ngay ra thông điệp hắn mang đến.
- Thế gian chẳng ai biết ta còn sống. Việc ta chết đã chính thức thông báo cách đây hai mươi năm, ngay trước khi ta khoác áo tu. Rất ít người biết tên ta và quá khứ của ta. Một “người chết” không thể mưu phản.
- Cách đây một tháng, Hoàng đế nằm mộng thấy Hoàng Thái hậu muốn trả thù cho con trai mình. Từ lúc đó, Hoàng đế mất ngủ, long thể bất an.
- Trả thù là việc của người phàm, còn các môn đồ Phật kinh tởm sự hung bạo và máu me. Nghĩa Long lo chuyện vô cớ. Những kẻ mưu phản ở trong triều, quanh Hoàng đế đó. Ở đây, chúng ta không gây thêm đau khổ nữa.
- Bẩm Hoàng Thái hậu, Hoàng đế muốn Hoàng Thái hậu minh chứng sự trong sạch.
Tên thái giám ngừng nói bóng gió. Hắn đứng lên, bước tới vài bước rồi dập đầu lần nữa. Hắn rút trong tay áo ra một dải lụa trắng rồi đặt lên chiếc bàn thấp trước mặt nàng. Hắn đặt trên dải lụa không tì vết này một lọ nước có nút đóng kín.
- Nô tài kính chúc Hoàng Thái hậu thượng lộ bình an.
Hắn dập trán xuống đất rồi trở gót lui ra trong tiếng sột soạt của vải vóc.
Nàng không thấy tức giận, cũng không thấy đau lòng.
Chắc trời đang giữa trưa nhưng trong phòng tối om.
Giữa chiếc bàn phủ lụa trắng, lọ thuốc làm từ gốm màu ngọc tỏa ra ánh sáng dịu nhẹ. Qua đường cong khéo léo và màu sắc tinh xảo chuyển từ xanh sang lục, nàng biết đó là một vật được nung trong lò thượng trong cung, lấy lửa từ những cây trăm tuổi. Tuy nhiên, sự hòa hợp của hình dáng và màu sắc bị phá vỡ bởi một cái nút nhô lên. Đỏ thẫm như giọt máu, có lẽ nó được làm từ một viên đá hồng ngọc lớn. Ngay cả đối với các tội đồ kết án tử, các hoàng đế Trung Hoa không quên thể hiện sự giàu có và quyền lực của mình qua từng vật dụng mang từ trong điện ra, dù nó có nhỏ đến mấy chăng nữa.
Tên thái giám mà Nghĩa Long phái đến lại thắp lên những ký ức nàng đã phá hủy thành tro. Hai mươi năm trước, bị đày khỏi Tử Cấm Thành, nàng đã ở trong Ngô quận với con trai và một vài tỳ thiếp của nó. Nghĩa Phù đã hòa giải với nàng, coi nàng như mẹ chứ không còn là một hoàng thái hậu chuyên chế. Ngô quận có kênh đào ngang dọc và các tòa nhà mái cong, trôi giữa sắc tím của hoa lệ quyên và sắc xanh ngọc của nước. Những chiếc cầu ở đó hình bán nguyệt, những cây liễu rũ xả tóc dài hứa hẹn một cuộc đời bình yên và hạnh phúc, tránh xa mọi náo động của triều đình. Hôm đó, Nghĩa Phù đang ngồi chơi đàn cổ cầm trong vườn, mặc chiếc áo vải mịn nhiều lớp để tất cả những sắc màu và đường thêu đều nhìn xuyên thấy. Mi mắt khép hờ, nàng nghe tiếng nhạc của nó trong hạnh phúc. Bỗng cửa mở ra, binh lính tràn vào nhà rồi lăm lăm kiếm lao tới Nghĩa Phù. Con nàng chống cự bằng cây đàn đã gãy rồi nhảy qua bức tường chạy trốn. Vừa hét tên con, nàng vừa chạy theo sau những kẻ đuổi theo nó. Trên cầu, nàng thấy nó định trốn ra khỏi thành qua cửa Sấm. Binh lính hiện ra rồi dùng gậy đập nó. Nó lảo đảo rồi ngã ra đất.
Cảnh này lặp đi lặp lại trong những giấc mơ của nàng, nhưng hai mươi năm ròng rã, nàng đã cầu nguyện dưới chân Phật nhiều lần đến mức cuối cùng đã đuổi được nó ra khỏi những đêm tối của mình. Nhưng Nghĩa Long, kẻ đồng lõa âm mưu giết hại Nghĩa Phù ở Ngô quận và Nghĩa Chân trong thành Tân An, ai có thể cho nó sức mạnh để quên đi? Làm sao nỗi sợ bị trả thù có thể thoát được khỏi một kẻ đã giết hại hai người anh em cùng lúc?
Nếu Nghĩa Long vững vàng nắm quyền lực, sao nó lại phải lo nghĩ về một hoàng thái hậu đã thành tu sĩ, một bà già sống xa nhân thế? Nếu nó đã quyết định bịt miệng một bà mẹ hai mươi năm sau, chẳng qua vì nó bị nỗi lòng cắn xé sợ hãi và kinh tởm chính mình! Bị trí nhớ truy đuổi, nó muốn xóa đi bóng tối của một tội ác thuở xưa bằng cách tạo ra thêm một tội ác mới. Lẽ nào nó lại không bị trí tưởng tượng cuồng quay và những đêm dài mất ngủ trị tội? Phải chịu đựng cơn sợ hãi, đó chẳng phải là khởi đầu của sự trừng phạt đó sao? Lọ thuốc này mang trên đầu một giọt máu đã thể hiện nỗi lo của người gửi nó đến. Nếu Nghĩa Long sợ, đó là bởi vì nó bị đe dọa.Trong hoàng cung, nhiều người chắc hẳn đang mưu phản trong bóng tối để chiếm ngôi báu của nó. Có phải chính những đứa con của nó đang âm mưu lật đổ nó không?
Chuông đồng lớn vang lên, báo hiệu một cơn bão mới. Nàng chắp tay rồi bắt đầu tụng kinh. Tại sao phải trả thù khi chính ta đã từng bị trả thù? Lời kinh cho nàng cảm nhận một dòng nước mát chảy qua đầu óc đang bỏng rát.
Nàng tìm trong người một vật gì đó để lại làm kỷ niệm cho Huệ Viên. Vô ích. Mặc bộ áo cũ, nàng không mang theo gì, thậm chí không một chiếc khăn. Không có cả mực hay giấy trong phòng. Rồi nàng nghĩ rằng con gái mình sẽ bị kinh động bởi từ ngữ mình viết ra, vậy nên nàng không nên kéo nó ra khỏi con đường của nó khi nhắc nhớ một lần nữa về những việc liên quan đến máu. Nàng thở dài. Có lẽ Nghĩa Long cũng đã gửi một lọ thuốc đến Huệ Viên. Nàng lắc đầu. Sao phải lo nghĩ? Huệ Viên đón nhận cái chết trong thanh thản khi biết mình sẽ đi đến nơi cao vời của những đấng tỏa hào quang.
Những cánh cửa lớn và cửa sổ vẽ trên nền đất những vệt tối. Nàng, một người nhỏ bé, nhặt lấy cây cọ rồi vẽ theo chúng. Khi ánh sáng yếu đi, nàng có thể đi bộ trên bậc thềm đầy những thứ mà nàng gọi là “hoa mặt trời”. Hôm qua, cuộc đời nàng đã bắt đầu, nàng còn bé hơn những cái bình cao cổ. Hôm nay, nàng đã đi hết con đường do các thần linh định ra và đến biên giới đời mình. Sáu mươi năm bỏ lại sau lưng với nàng ngắn như một khúc nhạc cổ cầm.
Có gì sau cái chết? Nàng muốn đi theo ông nội trong trang viên dưới đất. Nàng đã khóc trên thân thể lạnh giá của cha. Nàng đã ở cùng chồng trong lúc chàng hấp hối. Nàng lau cơ thể đã chết của con mình bằng nước mắt. Tại sao nàng lại ngập ngừng khi giờ phút của nàng cuối cùng cũng đã điểm?
Nàng với tay cầm lấy lọ thuốc. Nàng mở cái nút màu đỏ rồi đưa lọ thuốc lên môi.
Khoan! Mặt trời. Nàng chưa chào từ biệt mặt trời! Nàng phải nhìn lần nữa núi rừng và muôn cây của nó! Nàng phải chào mùa xuân, người bạn thân của nàng. Nàng phải nhìn lần cuối cuộc đời nàng, bức tranh trải ra, để lộ dần những ngôi nhà, những con kênh, những chiếc đĩa vàng, ngựa trang trí lông chim, binh lính mang áo giáp, các nữ tu, những chuông đồng. Nàng phải hít thở lần nữa, lần cuối cùng, mùi hương của cây bách. Đời nàng đã là một tác phẩm tuyệt đẹp và tất cả những đau khổ chỉ là bóng tối và tàn tích để tôn lên vẻ đẹp của nó.
Nàng vội đứng dậy rồi lao ra cửa sổ. Nàng giật mạnh những tấm tranh gỗ mở cửa ra. Nàng ngạc nhiên nhận thấy thế giới bên ngoài đã đổi màu sắc. Màu hồng, màu hoa cà, màu tím, màu đỏ, màu cam, màu vàng, xanh, lục, trắng, tất cả màu sắc rực rỡ và tinh tế trong những đám mây chiều và bình minh đã đến gặp nàng. Nàng nheo mắt rồi cắn môi. Nàng không mơ, mùa xuân đang đến chào nàng.
Nàng đổ lọ thuốc vào miệng. Một dòng nước đặc chảy dọc theo cổ họng nàng. Nàng lảo đảo lùi lại. Bị chóng mặt, nàng bước tới trước, tìm cái gì đó để vịn rồi vấp chân ngã xuống. Ngực nàng co thắt, lưng nàng căng ra. Một vị ngọt đắng trào vào dạ dày nàng, nàng phun một ngụm máu ra ngoài. Vai nàng cong lại, nàng vã mồ hôi rất nhiều rồi khuỵu xuống.
Xa xa, nàng thấy một cánh đồng rộng mênh mông, nước ruộng phản chiếu màu trời. Một người trẻ tuổi đang đi bộ trên những thửa ruộng. Mặt trời đâm qua những lá lúa, xăm trổ trên những gót chân trần. Chàng trai bắt đầu chạy, chàng ta bay lên. Giống như một cánh chim nhạn đen báo hiệu cơn mưa tới, chàng băng qua khoảng mênh mông ngăn cách giữa họ. Rồi bỗng chàng biến mất.
Chính là chàng! Kẻ có được sự khờ dại thời trai trẻ và sức mạnh của một người trưởng thành.
- Ta là một nhánh đào trổ hoa và nàng là một chiếc bình cổ, - chàng nói với nàng.
Nàng quay phắt lại, nhưng chỉ thấy một màn nâu dày đặc. Nàng nháy mắt nhận ra mắt mình đang chảy máu.
- Ta ở trong nàng còn nàng mang ta trong bụng. Chúng ta sẽ cùng viết ra niềm vui và hy vọng.
Nàng sờ soạng tìm chàng.
- Chúng ta sẽ ở trong tất cả các bức tranh, trong tất cả các tòa nhà.
Màn nâu đục tối sầm lại và nàng không còn thấy gì nữa.
- Ta chơi đàn cổ cầm, làm đàn cổ cầm. Ta muốn nàng là vợ ta. Nàng sẽ ở trên lưng ta, trong vòng tay ta, trên gối của ta, trong giấc ngủ của ta.
Nàng lại ho và thổ huyết. Nàng nằm ngửa trên mặt đất. Một hơi nóng quấn lấy nàng, nâng thân thể nàng lên khỏi những làn sóng lả lơi. Nàng nghe chàng thì thầm giọng trầm sâu mà chỉ có cây đàn cổ cầm làm từ gỗ nghìn năm mới có thể mang đến cho thế giới thần linh:
- Các thành đô sẽ bị chinh phạt và cướp bóc. Các điện đài sẽ bị phá phách. Châu báu ngọc ngà sẽ đổi chủ. Chiến tranh sẽ đốt cháy đất trời. Nhưng chúng ta sẽ đi qua lửa và tro.
Run rẩy từng cơn, nàng gượng cười. Nụ cười là lời đồng ý. Một làn hơi nhào đến nàng rồi đi vào trong nàng. Sau một cơn đau nhói xuyên vào cơ thể, cảm giác đờ đẫn xâm chiếm nàng. Nàng buông lỏng đôi mắt, ngôn từ và ký ức. Da nàng dãn ra. Nàng trở thành mặt đất để bầu trời dựa vào nằm ngủ. Những cảm giác nóng, lạnh, khô và ấm lần lượt đi qua cơ thể nàng như một đợt chấn động dễ chịu. Tim nàng ngừng đập nhưng nàng không thấy buồn. Ngọn gió cắm xuống đất, gây cho nàng một cơn đau dễ chịu. Một cái cây mọc lên từ ngực nàng, những cây khác mọc lên từ chân tay. Nàng trở thành rừng. Những chiếc lá rừng reo lên tạo thành thứ âm nhạc thanh cao. Nàng không còn nghĩ được nữa. Hàng nghìn ý nghĩ vụt trôi qua nàng. Nàng không còn nhìn thấy mặt trời. Nàng đứng dậy vươn tới hàng nghìn mặt trời.
- Ta là châu báu của nàng. Đi thôi, - một giọng nói thì thầm với nàng.
Bình luận facebook