Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 171
Nhóm dịch: Hồng Mai
Có vẻ hôm nay Dương Phi Vũ đã trang điểm rất cẩn thận, hàng lông mi dài nhỏ, sắc lẹm, mắt hạnh mơ màng giống như một làn khói xanh, vô cùng mê ly. Nhất là đôi môi đỏ tươi, chói loá, trông như là. Cho dù là trời đông cực kỳ giá rét nhưng nàng mặc khá ít quần áo, hình như nàng chỉ mặc một chiếc váy màu vàng làm nổi bật dáng người cao gầy cùng bộ ngực như khuôn đúc của nàng.
Trên cánh tay Dương Phi Vũ khoác một chiếc giỏ trúc, bên trong cái giỏ có mấy cành mai vàng. Ở hậu viện có mấy gốc mai vàng. Bùi Oánh đã chờ rất lâu tới thời điểm mai vàng nở này. Hành lang nhỏ hẹp, không đủ để hai người cùng đi qua. Trương Hoán liền lui lại nhường Dương Phi Vũ đi trước.
“ Đã lâu không gặp” Trương Hoán mỉm cười nói với Dương Phi Vũ, thế nhưng Dương Phi Vũ chỉ hừ một tiếng, đầu hơi ngẩng cao, tựa như nàng không chẳng ngó ngàng tới câu nói của Trương Hoán. Một mùi hương nhàn nhạt bay qua người Trương Hoán, Dương Phi Vũ uốn éo eo biến mất sau cánh cửa phòng.
Thấy thái độ lãnh đạm của Dương Phi Vũ, Trương Hoán lắc đầu khó hiểu rồi đi vào trong phòng.
Lúc này, màn đêm đã lặng lẽ buông xuống, trong phòng tối đen. Trương Hoán lấy đá lửa đốt đèn. Ngọn đèn dìu dịu nhanh chóng toả ánh sáng phắp phòng. Đây là phòng ngủ của Bùi Oánh. Nàng không thích người khác bước vào đây. Tất cả đồ đạc trong này đều tự tay nàng sắp đặt. Căn phòng rất sạch sẽ. Nền nhà, gương đồng không một hạt bụi. Trên chiếc kệ kê sát tường có trang trí một số đồ sứ chạm ngọc xa hoa, phong cách rất cổ xưa. Rèm giường treo ngay ngắn, chăn nệm gấp chỉnh tề. Không một chút lộn xộn, một mùi hương thơm ngát toả ra thể hiện sở thích tao nhã của chủ nhân.
Phía trước cửa sổ có một chiếc ghế mây đang khẽ đung đưa. Đây là vật duy nhất trong phòng thuộc về Trương Hoán. Cái ghế mây này do thân binh của Trương Hoán đem từ đông Nội Uyển đến, đây mà vật Trương Hoán yêu thích nhất. Trương Hoán ngồi vào ghế mây cẩn thận thưởng thức từng đồ vật trong phòng. Những đồ vật quen thuộc lại khiến cảm giác tịch mịnh len lỏi vào lòng hắn. Hắn lại đắm mình vào những kỷ niệm.
Đinh.. đông! Một tiếng động trong trẻo từ xa truyền lại. Trong màn đêm yên tĩnh nghe thấy rất rõ ràng. Đột nhiên Trương Hoán nhớ đến Bùi Oánh đã từng nói Dương Phi Vũ chính là người đánh đàn nổi tiếng ở kinh thành. Hắn từ từ nhắm mắt bắt đầu thưởng thức tiếng nhạc.
Tiếng tỳ bà du dương bi ai, tựa như thuật lại cuộc sống bất hạnh của một người phụ nữ. Đắm mình dưới ánh trăng tiếng đàn của Dương Phi Vũ liên tục vang lên. Nàng như si như dại gảy đàn, ngón tay nhẹ nhàng như múa. Tiếng đàn nói lên tâm sự, nàng như nghĩ tới sự bất hạnh của mình cũng giống cô gái trong bản nhạc.
Một ngày … Vào giữa trưa của một ngày mùa hạ … một người đàn ông cao lớn xuất hiện trước cửa sổ phòng nàng. Hắn cầm một nửa bản nhạc phổ đã cũ. Trên người hắn mặc một chiếc áo trắng đã cũ, ánh mắt u buồn, năm ấy nàng mười ba tuổi.
Tiếng tỳ bà đột nhiên dồn dập. Ba nắm sau, nàng đã trở thành cầm sư, ánh mắt hắn vẫn u buồn mờ đục như cũ. Có một ngày nàng đánh hoàn hảo bản nhạc Quảng Lăng Tán đã vất vả luyện tập trong ba năm. Cuối cùng hắn đã cười, nụ cười sang lạn, đầy thoải mái. Nụ cười xuất hiện sau ba năm này của hắn khiến lòng nàng mê say, nàng yêu hắn một cách điên cuồng.
Tiếng tỳ bà lại trở nên dịu dàng giống dòng suối thu xuyên qua rừng phong. Mấy năm tiếp theo thật bình lặng và ngọt ngào. Nàng dần dần nổi tiếng khắp Trường An, người theo đuổi vô số nhưng nàng vẫn như trước đây cùng hắn đắm mình trong âm nhạc tìm kiếm sự đồng điệu trong âm nhạc
Tiếng tỳ bà lại như than như khóc, như mờ ảo trong cõi mộng. Khi thì uyển chuyển, lúc phẫn nộ, khi thì tươi mát như gió xuân, khi lại trầm lắng như trăng soi đáy nước. Trương Hoán bị tiếng đàn tác động, hắn nhớ đến kỷ niệm của bản thân. Nhớ đến việc gắn bó cùng nàng khi trốn trong động, nhớ đến khi nàng khí thảm thiết khi chia tay tại hồ Khúc Giang. Nhớ tới khi họ gặp lại sau hai năm. Hắn nhớ người con gái si mê đi theo hắn hành quân ngàn dặm, lại nghĩ đến lửa lòng bùng cháy với nàng trong chiếc lều lông thú
Lúc đó hai loại tình cảm hoài niệm đan xen với nhau trong lòng hắn, hai khuôn mặt thay nhau hiện lên trước mắt hắn. Khi thì thấy khuôn mặt ai oán bất lực của Thôi Ninh, nàng nhẹ nhàng khẽ nấc: “ Thiếp thân luôn dàng tình yêu thắm thiết nhất cho chàng, Hoán lang bao giờ thì chàng trở về? Khi thì lại thấy Bùi Oánh cười duyên: “ Khứ Bệnh, thiếp sẽ cùng chàng đi đến chân trời góc bể.”
Tiếng tỳ bà đột nhiên cao vút, kích động, như vó sắt phi nhanh. Dương Phi Vũ thì nghĩ đến khi triều đình tuyển tú nữ. Tới lúc nàng vội vàng thu nhập tư trang chạy trốn cả đêm cùng cầm sư.
Mà Trương Hoán cũng nhớ nhung tới cực điểm. Hắn hận không thể xẻ mình làm hai. Một nửa chờ Bùi Oánh từ phía đông trở lại, còn nửa kia thì bay về Trường An lau đi những giọt nước mắt của Thôi Ninh
“ Tranh” Dây đàn đột nhiên đứt tung giống như sinh tử trong thời loạn thế. Đêm đột nhiên im lặng đáng sợ hình như ngay cả hô hấp cũng ngừng lại. Trương Hoán đứng phắt lên. Lúc này hắn quyết định không cần chờ đến hai năm. Đầu năm sau hắn sẽ lấy danh nghĩa báo cáo công tác để trở về Trường An.
Trường An, bầu không khí tết ngày càng rõ. Tiếng pháo liên tiếp vang lên ở các phường. Dòng người đi lại như nêm trên đường, khắp nơi chỉ thấy dân chúng Trường An đi sắm tết. Từng nhóm trẻ nhỏ chạy qua đường mang theo tiếng cười vô lo nghĩ của chúng đi khắp đoạn đường.
Mấy trăm kỵ binh đang hộ tống một xe ngựa lộc cộc đi trên đường Xuân Minh. Trong xe ngựa, Thôi Viên lặng lẽ ngồi, nhìn đường phố Trường An phồn vinh lướt qua mắt mình. Mấy ngày nữa là được mười một năm ông ta nhậm chức hữu tướng quốc. Mười một năm trong bước đường đi gần sáu mươi năm cuộc đời của Thôi Viên, không dài nhưng cũng không ngắn, nhưng quãng thời gian này là những năm tháng quan trọng nhất. Đại Đường dần hồi phục từ cảnh hoang tàn, đổ nát. Đột nhiên trong lòng Thôi Viên không khỏi dâng trào một cảm giác kiêu ngạo. Từ trước tới nay những lời chỉ trích ông ta dùng thế gia thay thế quốc gia không ngừng diễn ra, nhưng việc quốc lực Đại Đường đã hồi phục một cách nhanh chóng là một cú trời giáng cho những kẻ đó. Bản thân Thôi Viên ông ta có thể được trang trọng ghi trong sử sách là: Tướng quốc thời trung hưng.
Người phía trước càng lúc càng nhiều, xe ngựa bắt đầu giảm tốc độ. Thôi Viên lại bắt đầu nghĩ tới điểm nóng thảo luận trong triều gần đây: Biến cố Hà Lũng.
Cũnh giống như Bùi Tuấn, Thôi Viên vẫn một mực theo dõi hướng đi của Thiên Kỵ doanh. Lúc đầu ông ta vốn tưởng Thiên Kỵ doanh muốn chia phần Hà Đông trong cơn sóng dữ vừa qua, chính vì thế Thôi Viên mới hạ lệnh cho quân đội nghiêm chỉnh chờ đợi. Tới khi Thôi Viên phát hiện ra Trương Hoán có ý đồ vượt Hoàng Hà đi về tây, ông ta lập tức hạ lệnh cho quân đội thả cho Trương Hoán vượt Hoàng Hà.
Trương Hoán không làm cho Thôi Viên thất vọng. Chỉ trong vòng hơn một tháng trời hắn đã chiếm được Hà Tây, Trương Hoán như cây gai độc cắm sâu vào Lũng Hữu. Mặc dù Thôi Viên biết sau này Trương Hoán sẽ trở thành một mối uy hiếp với chính mình. Thế nhưng trước tiên Trương Hoán sẽ có tác dụng trong việc tiêu diệt Vi gia. Đây cũng chính là giấc mơ bấy lâu này của Thôi Viên.
Thế nhưng hai ngày nay tâm trạng của Thôi Viên không thể nào vui lên được. Nguyên nhân xuất phát từ hai tin tức. Cả hai tin này đều có liên quan tới Bùi gia. Đầu tiên là việc Trương Hoán phái Bùi Oánh làm sứ giả tới Vi gia. Cho dù hai người này có đám hỏi hay không thế nhưng sự kiện đi sứ này đã chính thức nói lên rằng: Trương Hoán muốn tuyên bố với thiên hạ là hắn thuần phục Bùi Tuấn.
Trong khi đó Bùi Tuấn cực kỳ cảm kích, ông ta lập tức phái em của mình là Hộ bộ thị lang Bùi Hữu và Thái phủ tự thiếu khanh Quách Toàn đi tới quận Vũ Uy, thương nghị giải quyết vấn đề thiếu lương thực của Hà Tây, đồng thời Bùi Tuấn còn trịnh trọng mời Quách Tử Nghi đức cao vọng trọng và Nhan Chân Khanh cùng nhau đi tới quận Khai Dương, hoá giải mâu thuẫn giữa Trương Hoán và Vi gia.
Lúc này Bùi Tuấn đã hoàn toàn chiếm ưu thế, trong khi đó bản thân Thôi Viên lại trở thành khán giả. Thôi Viên hiểu rằng mục đích của Bùi Tuấn không phải là Hà Tây. Bùi Tuấn chỉ lợi dụng Trương Hoán để tiến vào Lũng Hữu. Một khi thời cơ đã chín, sẽ vượt Hoàng Hà tiến về tây, khiến Lũng Hữu trở thành địa bàn của Bùi gia.
Trong thực tế cuộc đấu tranh quyền lực của Đại Đường chỉ là cuộc đấu tranh giữa hai nhà Thôi, Bùi mà thôi.
Thế nhưng còn một việc khác khiến Thôi Viên lo lắng hơn. Đó chính là thân phận của Trương Hoán. Trương Hoán chính là con của Thái tử Dự. Không cần phải nhìn cũng biết. Nếu như Bùi Tuấn ủng hộ Trương Hoán phát triển thế lực thành công. Vậy liệu Bùi gia cuối cùng có trở thành thế gia duy nhất trong triều đình không?
Chọn một đại diện họ Lý tiêu biểu mà có thể khống chế được vẫn luôn là một thoả thuận ngầm của mấy đại thế gia. Có vẻ như Bùi Tuấn bắt đầu phá với luật ngầm này. Nhất định mình phải tìm một cơ hội nói chuyện thẳng thắn với Bùi Tuấn.
Xe ngựa rẽ vào phương Tuyên Dương. Khi xe ngựa còn cách Thôi phủ khoảng chừng hai trăm bước, đột nhiên qua cửa sổ xe Thôi Viên nhìn thấy người nhà ông ta dẫn hai đạo cô đi vào Thôi phủ từ cửa ngách.
“ Xảy ra chuyện gì?”
Là một trọng thần triều đình, Thôi Viên luôn luôn chú ý tới danh tiếng của mình. Tuy ông ta có nuôi chùa chiền và đạo quán. Thế nhưng chưa bao giờ Thôi Viên chấp nhận cho tăng, đạo, thần bước chân vào phủ mình. Bây giờ đột nhiên xuất hiện hai đạo cô này. “ Không được” Thôi Viên quyết định phải tra ra manh mối của chuyện này. Việc nên đánh sẽ đánh, tuyệt đối không khoan nhượng.
Có vẻ hôm nay Dương Phi Vũ đã trang điểm rất cẩn thận, hàng lông mi dài nhỏ, sắc lẹm, mắt hạnh mơ màng giống như một làn khói xanh, vô cùng mê ly. Nhất là đôi môi đỏ tươi, chói loá, trông như là. Cho dù là trời đông cực kỳ giá rét nhưng nàng mặc khá ít quần áo, hình như nàng chỉ mặc một chiếc váy màu vàng làm nổi bật dáng người cao gầy cùng bộ ngực như khuôn đúc của nàng.
Trên cánh tay Dương Phi Vũ khoác một chiếc giỏ trúc, bên trong cái giỏ có mấy cành mai vàng. Ở hậu viện có mấy gốc mai vàng. Bùi Oánh đã chờ rất lâu tới thời điểm mai vàng nở này. Hành lang nhỏ hẹp, không đủ để hai người cùng đi qua. Trương Hoán liền lui lại nhường Dương Phi Vũ đi trước.
“ Đã lâu không gặp” Trương Hoán mỉm cười nói với Dương Phi Vũ, thế nhưng Dương Phi Vũ chỉ hừ một tiếng, đầu hơi ngẩng cao, tựa như nàng không chẳng ngó ngàng tới câu nói của Trương Hoán. Một mùi hương nhàn nhạt bay qua người Trương Hoán, Dương Phi Vũ uốn éo eo biến mất sau cánh cửa phòng.
Thấy thái độ lãnh đạm của Dương Phi Vũ, Trương Hoán lắc đầu khó hiểu rồi đi vào trong phòng.
Lúc này, màn đêm đã lặng lẽ buông xuống, trong phòng tối đen. Trương Hoán lấy đá lửa đốt đèn. Ngọn đèn dìu dịu nhanh chóng toả ánh sáng phắp phòng. Đây là phòng ngủ của Bùi Oánh. Nàng không thích người khác bước vào đây. Tất cả đồ đạc trong này đều tự tay nàng sắp đặt. Căn phòng rất sạch sẽ. Nền nhà, gương đồng không một hạt bụi. Trên chiếc kệ kê sát tường có trang trí một số đồ sứ chạm ngọc xa hoa, phong cách rất cổ xưa. Rèm giường treo ngay ngắn, chăn nệm gấp chỉnh tề. Không một chút lộn xộn, một mùi hương thơm ngát toả ra thể hiện sở thích tao nhã của chủ nhân.
Phía trước cửa sổ có một chiếc ghế mây đang khẽ đung đưa. Đây là vật duy nhất trong phòng thuộc về Trương Hoán. Cái ghế mây này do thân binh của Trương Hoán đem từ đông Nội Uyển đến, đây mà vật Trương Hoán yêu thích nhất. Trương Hoán ngồi vào ghế mây cẩn thận thưởng thức từng đồ vật trong phòng. Những đồ vật quen thuộc lại khiến cảm giác tịch mịnh len lỏi vào lòng hắn. Hắn lại đắm mình vào những kỷ niệm.
Đinh.. đông! Một tiếng động trong trẻo từ xa truyền lại. Trong màn đêm yên tĩnh nghe thấy rất rõ ràng. Đột nhiên Trương Hoán nhớ đến Bùi Oánh đã từng nói Dương Phi Vũ chính là người đánh đàn nổi tiếng ở kinh thành. Hắn từ từ nhắm mắt bắt đầu thưởng thức tiếng nhạc.
Tiếng tỳ bà du dương bi ai, tựa như thuật lại cuộc sống bất hạnh của một người phụ nữ. Đắm mình dưới ánh trăng tiếng đàn của Dương Phi Vũ liên tục vang lên. Nàng như si như dại gảy đàn, ngón tay nhẹ nhàng như múa. Tiếng đàn nói lên tâm sự, nàng như nghĩ tới sự bất hạnh của mình cũng giống cô gái trong bản nhạc.
Một ngày … Vào giữa trưa của một ngày mùa hạ … một người đàn ông cao lớn xuất hiện trước cửa sổ phòng nàng. Hắn cầm một nửa bản nhạc phổ đã cũ. Trên người hắn mặc một chiếc áo trắng đã cũ, ánh mắt u buồn, năm ấy nàng mười ba tuổi.
Tiếng tỳ bà đột nhiên dồn dập. Ba nắm sau, nàng đã trở thành cầm sư, ánh mắt hắn vẫn u buồn mờ đục như cũ. Có một ngày nàng đánh hoàn hảo bản nhạc Quảng Lăng Tán đã vất vả luyện tập trong ba năm. Cuối cùng hắn đã cười, nụ cười sang lạn, đầy thoải mái. Nụ cười xuất hiện sau ba năm này của hắn khiến lòng nàng mê say, nàng yêu hắn một cách điên cuồng.
Tiếng tỳ bà lại trở nên dịu dàng giống dòng suối thu xuyên qua rừng phong. Mấy năm tiếp theo thật bình lặng và ngọt ngào. Nàng dần dần nổi tiếng khắp Trường An, người theo đuổi vô số nhưng nàng vẫn như trước đây cùng hắn đắm mình trong âm nhạc tìm kiếm sự đồng điệu trong âm nhạc
Tiếng tỳ bà lại như than như khóc, như mờ ảo trong cõi mộng. Khi thì uyển chuyển, lúc phẫn nộ, khi thì tươi mát như gió xuân, khi lại trầm lắng như trăng soi đáy nước. Trương Hoán bị tiếng đàn tác động, hắn nhớ đến kỷ niệm của bản thân. Nhớ đến việc gắn bó cùng nàng khi trốn trong động, nhớ đến khi nàng khí thảm thiết khi chia tay tại hồ Khúc Giang. Nhớ tới khi họ gặp lại sau hai năm. Hắn nhớ người con gái si mê đi theo hắn hành quân ngàn dặm, lại nghĩ đến lửa lòng bùng cháy với nàng trong chiếc lều lông thú
Lúc đó hai loại tình cảm hoài niệm đan xen với nhau trong lòng hắn, hai khuôn mặt thay nhau hiện lên trước mắt hắn. Khi thì thấy khuôn mặt ai oán bất lực của Thôi Ninh, nàng nhẹ nhàng khẽ nấc: “ Thiếp thân luôn dàng tình yêu thắm thiết nhất cho chàng, Hoán lang bao giờ thì chàng trở về? Khi thì lại thấy Bùi Oánh cười duyên: “ Khứ Bệnh, thiếp sẽ cùng chàng đi đến chân trời góc bể.”
Tiếng tỳ bà đột nhiên cao vút, kích động, như vó sắt phi nhanh. Dương Phi Vũ thì nghĩ đến khi triều đình tuyển tú nữ. Tới lúc nàng vội vàng thu nhập tư trang chạy trốn cả đêm cùng cầm sư.
Mà Trương Hoán cũng nhớ nhung tới cực điểm. Hắn hận không thể xẻ mình làm hai. Một nửa chờ Bùi Oánh từ phía đông trở lại, còn nửa kia thì bay về Trường An lau đi những giọt nước mắt của Thôi Ninh
“ Tranh” Dây đàn đột nhiên đứt tung giống như sinh tử trong thời loạn thế. Đêm đột nhiên im lặng đáng sợ hình như ngay cả hô hấp cũng ngừng lại. Trương Hoán đứng phắt lên. Lúc này hắn quyết định không cần chờ đến hai năm. Đầu năm sau hắn sẽ lấy danh nghĩa báo cáo công tác để trở về Trường An.
Trường An, bầu không khí tết ngày càng rõ. Tiếng pháo liên tiếp vang lên ở các phường. Dòng người đi lại như nêm trên đường, khắp nơi chỉ thấy dân chúng Trường An đi sắm tết. Từng nhóm trẻ nhỏ chạy qua đường mang theo tiếng cười vô lo nghĩ của chúng đi khắp đoạn đường.
Mấy trăm kỵ binh đang hộ tống một xe ngựa lộc cộc đi trên đường Xuân Minh. Trong xe ngựa, Thôi Viên lặng lẽ ngồi, nhìn đường phố Trường An phồn vinh lướt qua mắt mình. Mấy ngày nữa là được mười một năm ông ta nhậm chức hữu tướng quốc. Mười một năm trong bước đường đi gần sáu mươi năm cuộc đời của Thôi Viên, không dài nhưng cũng không ngắn, nhưng quãng thời gian này là những năm tháng quan trọng nhất. Đại Đường dần hồi phục từ cảnh hoang tàn, đổ nát. Đột nhiên trong lòng Thôi Viên không khỏi dâng trào một cảm giác kiêu ngạo. Từ trước tới nay những lời chỉ trích ông ta dùng thế gia thay thế quốc gia không ngừng diễn ra, nhưng việc quốc lực Đại Đường đã hồi phục một cách nhanh chóng là một cú trời giáng cho những kẻ đó. Bản thân Thôi Viên ông ta có thể được trang trọng ghi trong sử sách là: Tướng quốc thời trung hưng.
Người phía trước càng lúc càng nhiều, xe ngựa bắt đầu giảm tốc độ. Thôi Viên lại bắt đầu nghĩ tới điểm nóng thảo luận trong triều gần đây: Biến cố Hà Lũng.
Cũnh giống như Bùi Tuấn, Thôi Viên vẫn một mực theo dõi hướng đi của Thiên Kỵ doanh. Lúc đầu ông ta vốn tưởng Thiên Kỵ doanh muốn chia phần Hà Đông trong cơn sóng dữ vừa qua, chính vì thế Thôi Viên mới hạ lệnh cho quân đội nghiêm chỉnh chờ đợi. Tới khi Thôi Viên phát hiện ra Trương Hoán có ý đồ vượt Hoàng Hà đi về tây, ông ta lập tức hạ lệnh cho quân đội thả cho Trương Hoán vượt Hoàng Hà.
Trương Hoán không làm cho Thôi Viên thất vọng. Chỉ trong vòng hơn một tháng trời hắn đã chiếm được Hà Tây, Trương Hoán như cây gai độc cắm sâu vào Lũng Hữu. Mặc dù Thôi Viên biết sau này Trương Hoán sẽ trở thành một mối uy hiếp với chính mình. Thế nhưng trước tiên Trương Hoán sẽ có tác dụng trong việc tiêu diệt Vi gia. Đây cũng chính là giấc mơ bấy lâu này của Thôi Viên.
Thế nhưng hai ngày nay tâm trạng của Thôi Viên không thể nào vui lên được. Nguyên nhân xuất phát từ hai tin tức. Cả hai tin này đều có liên quan tới Bùi gia. Đầu tiên là việc Trương Hoán phái Bùi Oánh làm sứ giả tới Vi gia. Cho dù hai người này có đám hỏi hay không thế nhưng sự kiện đi sứ này đã chính thức nói lên rằng: Trương Hoán muốn tuyên bố với thiên hạ là hắn thuần phục Bùi Tuấn.
Trong khi đó Bùi Tuấn cực kỳ cảm kích, ông ta lập tức phái em của mình là Hộ bộ thị lang Bùi Hữu và Thái phủ tự thiếu khanh Quách Toàn đi tới quận Vũ Uy, thương nghị giải quyết vấn đề thiếu lương thực của Hà Tây, đồng thời Bùi Tuấn còn trịnh trọng mời Quách Tử Nghi đức cao vọng trọng và Nhan Chân Khanh cùng nhau đi tới quận Khai Dương, hoá giải mâu thuẫn giữa Trương Hoán và Vi gia.
Lúc này Bùi Tuấn đã hoàn toàn chiếm ưu thế, trong khi đó bản thân Thôi Viên lại trở thành khán giả. Thôi Viên hiểu rằng mục đích của Bùi Tuấn không phải là Hà Tây. Bùi Tuấn chỉ lợi dụng Trương Hoán để tiến vào Lũng Hữu. Một khi thời cơ đã chín, sẽ vượt Hoàng Hà tiến về tây, khiến Lũng Hữu trở thành địa bàn của Bùi gia.
Trong thực tế cuộc đấu tranh quyền lực của Đại Đường chỉ là cuộc đấu tranh giữa hai nhà Thôi, Bùi mà thôi.
Thế nhưng còn một việc khác khiến Thôi Viên lo lắng hơn. Đó chính là thân phận của Trương Hoán. Trương Hoán chính là con của Thái tử Dự. Không cần phải nhìn cũng biết. Nếu như Bùi Tuấn ủng hộ Trương Hoán phát triển thế lực thành công. Vậy liệu Bùi gia cuối cùng có trở thành thế gia duy nhất trong triều đình không?
Chọn một đại diện họ Lý tiêu biểu mà có thể khống chế được vẫn luôn là một thoả thuận ngầm của mấy đại thế gia. Có vẻ như Bùi Tuấn bắt đầu phá với luật ngầm này. Nhất định mình phải tìm một cơ hội nói chuyện thẳng thắn với Bùi Tuấn.
Xe ngựa rẽ vào phương Tuyên Dương. Khi xe ngựa còn cách Thôi phủ khoảng chừng hai trăm bước, đột nhiên qua cửa sổ xe Thôi Viên nhìn thấy người nhà ông ta dẫn hai đạo cô đi vào Thôi phủ từ cửa ngách.
“ Xảy ra chuyện gì?”
Là một trọng thần triều đình, Thôi Viên luôn luôn chú ý tới danh tiếng của mình. Tuy ông ta có nuôi chùa chiền và đạo quán. Thế nhưng chưa bao giờ Thôi Viên chấp nhận cho tăng, đạo, thần bước chân vào phủ mình. Bây giờ đột nhiên xuất hiện hai đạo cô này. “ Không được” Thôi Viên quyết định phải tra ra manh mối của chuyện này. Việc nên đánh sẽ đánh, tuyệt đối không khoan nhượng.
Bình luận facebook