• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Danh Môn (2 Viewers)

  • Chương 443

Nhóm dịch: Hồng Mai


Ngay sau đó đợt thứ hai, vòng thứ ba, những tiếng nổ mạnh mãnh liệt lần lượt nối tiếp theo nhau làm cho người ta không thở nổi. Kỵ binh Cát La Lộc chịu thương vong nặng nề, nhưng càng đáng sợ chính là tâm lý, cảm giác sợ hãi thật lớn bao phủ trong lòng mỗi người. Phía trước là Mạch Đao quân giống như tường cao, hiện tại quân Đường lại có loại vũ khí ma quỷ, bọn họ bắt đầu đánh mất ý chí chiến đấu. Trong trận mưa tên dày đặc của quân Đường rốt cục có người quay đầu chạy trốn. Phảng phất như trên núi tuyết có một hòn đá nhỏ rơi xuống, bộ phận người thoát đi cuối cùng dẫn đến kỵ binh Cát La Lộc tan tác như tuyết lở. Trung quân của Trương Hoán nằm trên một điểm cao, năm nghìn kỵ sĩ trọng giáp ở lại bên cạnh đô đốc. Từ xa nhìn lại, bọn họ giống hệt một cái gò đen nhỏ nhô lên từ mặt đất. Quả thật, năm nghìn kỵ binh này là một khối người thép ngựa sắt cùng mũi mâu bén nhọn đâm tới như nước lũ khiến người khác mất vía. Những cơn gió nhẹ thổi thoang thoảng làm lay động lá tinh kỳ trên đỉnh đầu bọn họ. Đám kỵ binh chỉ lẳng lặng đứng thẳng, không có mệnh lệnh, bọn họ tuyệt không khinh suất tham gia chiến đấu.


Trương Hoán ngồi trên lưng ngựa ngắm nhìn cuộc chiến đấu. Tiền quân người Cát La Lộc rốt cục tan tác, nhưng hậu quân của bọn họ cũng không có xông lên tiếp ứng, mà là từ từ bắt đầu di động về phía sau, bọn họ hiển nhiên cũng bị hỏa dược quân Đường làm táng đởm kinh hồn mà chuẩn bị rút lui. Không thể cho bọn hắn cơ hội đào tẩu.


Kiếm của Trương Hoán lại một lần nữa chỉ hướng phía trước, quả quyết hạ lệnh: “ Hai cánh kỵ binh đánh sâu vào hậu quân của quân địch.”


Hai vạn kỵ binh lúc nãy lui lại trước sức ép của tiền quân đối phương, giờ giống như hai thanh trường kiếm, một phải một trái đâm tới hướng hậu quân kẻ địch. Lúc này trận thế quân Đường cũng bắt đầu phát sinh biến hóa, một loạt hàng Mạch Đao quân tiến lên phía trước, chiến xa phía sau cũng chậm rãi đi theo. Từ chiến xa mũi tên phô thiên cái địa bắn về phía sau lưng quân địch, tiếng nổ mạnh không ngừng vang lên trong đám kỵ binh Cát La Lộc bỏ chạy tứ tán.


Toàn bộ tuyến Đao thuẫn binh xông tới, từng đợt lại từng đợt đánh sâu vào đội hình của kẻ địch đã mất đi ý chí chiến đấu. Giờ phút này, cán cân thắng lợi đã nghiêng về phía quân Đường. Cùng với Trương Hoán ra lệnh một tiếng, năm nghìn kỵ binh tinh nhuệ hộ vệ hắn cũng chợt phát động. Bọn họ giống nước lũ vỡ đê, thế không thể chống đỡ nhằm phía địch nhân, trở thành sức ép cuối cùng đè lên cọng cỏ, Cát La Lộc từ đó toàn tuyến tan tác. Ngày hai mươi mốt tháng sáu năm Tuyên Nhân thứ bảy, sáu vạn quân Đường chủ lực cùng năm vạn kỵ binh người Cát La Lộc ở phía tây trấn Thần Tiên đã triển khai trận quyết chiến tranh đoạt Bắc Đình, quân Đường cuối cùng bằng vào uy lực của Mạch Đao quân cùng Phích Lịch chiến xa đã đánh bại người Cát La Lộc. Trận chiến này, quân Đường giết hơn ba vạn quân địch tam, bắt làm tù binh vạn người, chỉ có khoảng một ngàn người Cát La Lộc may mắn chạy thoát.


Sau một trận chiến này, không chỉ có quân Đường hoàn toàn đã khống chế Bắc Đình, mà còn người Cát La Lộc bởi vì trận chiến đó mà mất hết quân tinh nhuệ, bắt đầu từ từ đi vào hướng suy yếu. Hai năm sau, bộ lạc Cát La Lộc bị người Hồi Hột bức bách bắt đầu di chuyển hướng tây, cuối cùng định cư tại phía tây A Mỗ Hà, trở thành phụ thuộc người Đại Thực.


( người tộc Thổ Phiên, người Hồi Hột, người Cát La Lộc ba phương tranh đoạt Tây Vực, đây là một đoạn lịch sử chân thật. Vì ngăn cản Hồi Hột xuôi nam An Tây, tộc người Thổ Phiên cùng người Hồi Hột bùng nổ chiến tranh. Sau đó tộc người Thổ Phiên liên hợp người Cát La Lộc đánh bại Hồi Hột. Sau khi Khả Hãn Hồi Hột chết không bao lâu, Hiệt Kiền Già Tư chỉ huy đại quân Hồi Hột lại lần nữa xuôi nam, một trận đánh bại tộc người Thổ Phiên và người Cát La Lộc. Cũng là trong chiến tranh này, toán quân Đường cuối cùng lưu thủ Tây Vực toàn quân bị diệt, biến mất trong sông dài của lịch sử.


Bối cảnh cùng thời gian đó cũng không còn nhiều lắm là ta đọc trên sách về thời khắc đó. Lúc này Đại Đường bên ngoài có phiên trấn cát cứ, bên trong có hoạn quan chuyên quyền, đã sớm vô lực thu phục Tây Vực. Mặc dù lịch sử không thể thay đổi, nhưng lão Cao hy vọng chính mình dụng ý có thể lưu lại một phần tâm huyết Đại Đường )


Dưới cái nóng gay gắt thành Nhữ Dương im ắng, trên mặt đất phảng phất nổi lên sốt phát ban, cái nóng hầm hập đã cuốn tất cả đi. Không có tiếng động, không có chó sủa, nơi này đã như là một tòa thành rỗng. Trước kia tiết Đại Thử mặc dù có nóng, nhưng trên đường cái còn có tên khất cái đi ăn xin hay người bán hàng rong chạy trên phố. Nhưng năm nay cái gì cũng không có, yên lặng giống như chết. Đây là bởi vì dưới cái nóng nực vẫn còn ẩn chứa một loại không khí khác càng làm cho người ta sợ hãi. Đói khát cùng Tử Vong, đúng vậy, từ đầu mùa xuân đến bây giờ, đã suốt bốn tháng không có một giọt mưa. Hơn mười con sông khắp vùng cũng dần dần khô cạn, vô số mạch điền chết héo không cho thu hoạch, thu hoạch vụ chiêm đã qua, thu hoạch so sánh năm ngoái giảm mạnh tám phần. Nhưng nhu cầu quân lương của Thôi Khánh Công so với năm ngoái tăng thêm ba thành. Theo tình hình lúc trước, khi quân đội không phong tỏa ranh giới thì nhiều người đưa cả nhà trốn tránh Sơn Nam. Những ai chậm chân hoặc quyến luyến ruộng vườn, khi bọn họ đã bắt đầu gặp phải uy hiếp của tử vong thì đại quân Thôi Khánh Công đã phong tỏa biên giới, không cho phép bất luận kẻ nào trốn tránh.


Đói khát càng đáng sợ hơn chính là nạn binh hoả, đương quân lương khó có thể đợi đến vụ sau, biện pháp có thể áp dụng chỉ có hai cái. Thứ nhất là cắt giảm lính; thứ hai chính là binh lính tự túc. Rất không may mắn, Thôi Khánh Công áp dụng loại sách lược sau, chỉ cung cấp mỗi chi quân đội một nửa quân lương, một nửa khác do thuộc cấp tự mình giải quyết. Đây không nghi ngờ là lỗ hổng buông thả cho quân làm loạn. Bắt đầu từ tháng năm, khắp nơi tại Hoài Bắc loạn quân tùy tiện thi hành tàn bạo dã man, gian dâm, đánh cướp, thậm chí ăn thịt người. Vô số lưu binh ( bị đày) và toán lính rời rạc kết thành từng đội phóng đãng tại thành trì lẫn vùng nông thôn, trong bóng đêm che chở thực hành tội ác của bọn họ. Thậm chí ngay cả quan viên địa phương cũng không buông tha. Trong tháng sáu, số quan viên Huyện lệnh bị diệt cả nhà đã đạt mười ba hộ. Vô số bản tấu buộc tội Thôi Khánh Công như tuyết rơi bay về triều đình. Thái Hậu Thôi Tiểu Phù lập tức phái Ngự Sử chất vấn. Nhưng lại được câu trả lời chỉ có bốn chữ lạnh lùng: dân đói gây nên!


Cùng lúc đó, Vi Đức Khánh ở Trần Lưu cũng gặp phải cùng khốn cảnh như Thôi Khánh Công, sản lượng lương thực giảm thậm chí còn vượt qua Hoài Bắc. Nhưng Vi Đức Khánh lại áp dụng một loại biện pháp tương đối ôn hòa, hắn cắt giảm hai vạn binh lính già yếu. Lại phái người cải trang tặc phỉ cướp bóc kho quan, đồng thời mượn lương nhà giàu. Đối với việc làm yên lòng dân chúng, hắn tận lực ràng buộc binh lính không cho đi nhiễu dân. Một loạt hành động này khơi dậy vô số dân cư Hoài Bắc nhằm hướng bắc trốn tránh. Mâu thuẫn hai người Thôi, Vi cũng bởi vậy ngày càng sâu sắc. Rốt cục, vào cuối tháng năm khi xử trí một nhóm dân đói vượt biên thì quân đội của Vi Đức Khánh cùng quân đội Thôi Khánh Công đã xảy ra xung đột đổ máu. Thù mới hận cũ tích lũy, tình hình giữa hai quân hết sức căng thẳng.


Mấy con khoái mã phi như gió lọt vào thành Nhữ Dương. Trên đường cái im ắng nên kỵ binh không có bất cứ ngăn trở gì. Bọn họ một mạch điên cuồng dong duổi chạy tới phủ đệ của Thôi Khánh Công, vẻ hưng phấn tràn đầy trên mặt. Không đợi xuống ngựa liền lớn tiếng nói với bảo vệ: “ Mau chóng bẩm báo Vương gia, Cố Tướng quân tại huyện Tống Thành đánh bại Vi tặc, giết địch hai vạn. Đặc biệt báo tin mừng với Vương gia.” Đây là tin mừng hơn một tháng qua ít có, bảo vệ không dám sơ sót nên tiếp nhận tin báo liền chạy nhanh vào vương phủ.


Mấy tháng qua Thôi Khánh Công đều bị mắc trong một nỗi lo lắng làm điên cuồng bất an, động một tý là nổi trận lôi đình mà trút giận lên người hầu và thân binh. Điều khiến hắn lo âu không chỉ có là ảnh hưởng của nạn hạn hán, hắn cho tới bây giờ không có sức đem sự sống chết của dân để ở trong lòng. Thực sự làm hắn ăn ngủ không yên là sự khống chế đối với quân đội. Bởi vì thuộc hạ thuộc cấp bắt đầu tự mưu sinh mang đến hậu quả trực tiếp nhất là sự khống chế đối với quân đội của hắn giảm. Sự thay đổi này mà nói làm Thôi Khánh Công hắn bắt đầu có nguy cơ bị mất quyền lực. Loại xu thế từ lần cùng Vi Đức Khánh giao chiến lại có thể xuất hiện. Đại tướng thuộc hạ đều tự xuất trận, tất cả lấy đánh cướp tài sản của dân làm nhiệm vụ của mình. Đối với đánh giặc thì cũng là đùn đẩy lẫn nhau, không phối hợp với nhau khiến cho Vi Đức Khánh trong ngắn ngủn mười ngày liền ba trận thắng ba, lấy phương thức tiêu diệt từng bộ phận mà giết của mình gần năm vạn quân.


“ Vương gia, có tin mừng báo!” Thân binh biết tính tình hắn nên từ xa liền lớn tiếng hồi báo, đánh thức Thôi Khánh Công đang trầm tư trước bản đồ.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Danh gia hào môn
  • Đang cập nhật..
Chap-674
Danh môn
  • Cao Nguyệt
Chương 630
Mối tình danh môn
  • Niêm Hoa Nhạ Tiếu
Chương 952
Danh Môn Khuê Tú Và Nông Phu
  • Giả Diện Đích Thịnh Yến
chap-149
Thế Gia Danh Môn
  • Thập Tam Xuân
chap-188

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom