Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 211
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
Ask the beta: thưc ra chương này là editor mới đúng :’P
Mấy chương trước đã có bạn hỏi là “sao Ngô Tà không mang điện thoại di động vào trại an dưỡng mà lại dùng bật lửa Zippo”. Mình xin được trả lời luôn là dạo Tam Thúc viết đến chỗ này thì điện thoại di động nó ko được phổ biến như bây giờ đâu các bạn ạ, vả lại hồi đó cũng chỉ có loại màn hình mono như Nokia 1100 thôi, ko phải LCD đâu, cũng ko có chức năng đèn pin. Đến cái điện thoại hường huệ của Hoa chảnh chó trùm bằng trộm mộ phần 7 mới xuất hiện, màn hình cũng là mono hết. Trò bản thường xuyên chơi là trò Rắn đó =”))))) Điện thoại ấy mà mang vào nhà ma hay mang đi trộm mộ thì chiếu sáng cũng chả được là bao, cho nên túm cái quần lại, trong Đạo Mộ các bạn hãy cứ coi như Zippo là nhất đi nhé =”))))))))))
.*****
Đọc xong dòng chữ này, tôi phải hít thật sâu một hơi, nỗi kinh hoảng trong lòng quả thực đã không cách nào hình dung nổi.
Nhưng nội dung của đoạn văn này không phải thứ làm tôi kinh ngạc nhất. Nói thật, trong tích tắc nhìn thấy cuốn sổ ghi chép kia, tôi cũng đã nghĩ đến việc có lẽ mình sẽ đọc được nội dung như vậy rồi. Điều khiến hơi thở tôi bị bóp nghẹt trong nháy mắt chính là dòng chữ ký kia cơ.
“Trần Văn Cẩm!”
Trời ạ, tôi thật sự không thể ngờ thứ này lại là do cô ấy để lại. Nói vậy thì người gửi cuốn băng ghi hình cho tôi, lôi kéo tôi tới đây, cũng chính là cô ấy?
Điều này thật sự là một bước ngoặt bất ngờ, khiến người ta thật không sao hiểu nổi. Tuy rằng chú Ba chưa từng nhắc đến bất cứ tin tức gì về cô ấy, nhưng trong quan niệm của tôi, cô hẳn đã chết ở nơi nào đó rồi, sao lại có thể đột ngột xuất hiện trong thời điểm này được, hơn nữa còn dẫn tôi đến tận đây?
Còn nữa, chỉ trong có một đoạn văn ngắn ngủn này lại chứa đựng quá nhiều thông tin. Cái gì mà ba người? Là ba người nào? “Nó” là thứ gì? “Chúng tôi” là chỉ ai, lẽ nào lại là nhóm người ở Tây Sa? “Nghiên cứu” gì? “Bí mật” gì?
Vô số suy nghĩ chợt nảy lên trong đầu tôi, nhưng tôi không kịp suy xét một ý nào. Tôi lấy lại bình tĩnh rồi lập tức lật cuốn sổ tay đọc tiếp phần sau.
Cuốn sổ tay này rất dày, có chừng hai sáu, hai bảy trang chi chít chữ, toàn là những hàng chữ lít nhít viết sít nhau, nét bút cực kỳ nắn nót và còn có rất nhiều hình vẽ. Hình như đó là một cuốn sổ tay công tác.
Tôi đặt bật lửa lên mép cái ngăn kéo vừa được lôi ra, rồi chính mình thì ngồi trên mặt đất, lập tức tập trung tinh thần đọc cuốn sổ.
Vừa mở ra trang đầu tiên nằm ngay phía sau trang bìa trong, tôi lập tức chấn động. Trên trang giấy tôi nhìn thấy một bức tranh rất kỳ quái, được vẽ vô cùng tỉ mỉ.
Bức vẽ này chỉ được tạo nên bởi bảy đường, sáu đường cong uốn lượn và một vòng tròn không ngay ngắn. Tôi chỉ cần nhớ lại một chút liền nhận ra ngay đây là thứ mà chú Ba đã miêu tả lại cho tôi: chính là cái đồ hình đã được giải mã từ sách lụa Chiến Quốc kia.
Tôi vô cùng kinh ngạc. Xem ra nhóm của Văn Cẩm cũng ghê gớm phết đây, có thể lấy được cả cái đồ hình cực kỳ khó xơi này cơ đấy. Nói vậy thì cô ấy cũng từng có hứng thú với cái đồ hình này.
Thế nhưng, khác với bản vẽ phác chú Ba cho tôi xem, bức họa lần này lại có đánh dấu ở trên. Tôi vừa xem liền toát mồ hôi lạnh đầy người. Chỉ thấy sáu đường cong nọ, bên trên mỗi cái lại có một chấm đen, có cảm giác dường như đây chính là điều chú Ba đã nói với tôi: tấm bản đồ sao kia xếp đúng vị trí với đường thẳng mà chọn ra sáu vì tinh tú. Song, ở trên bốn cái chấm đen đó, tôi lại nhìn thấy mấy con chữ nhỏ.
Từ trên xuống dưới là:
Núi Trường Bạch – Vân Đỉnh Thiên Cung
Miếu Hạt Dưa – Thất Tinh Lỗ Vương Cung
Núi Phật Nằm – Phật tháp Thiên Quan Tự
Sa Đầu Tiêu – Mộ thuyền chìm đáy biển
Tôi đọc xong liền hít một hơi lạnh, trong lòng bấn loạn mất vài giây. Trong chốc lát, như người vừa ngộ đạo, tôi lập tức sáng tỏ cái thứ mình vừa nhìn thấy đây là cái gì.
Choáng, thật quá choáng! Lẽ nào những đường cong trên đồ hình này lại chính là bản vẽ hướng chạy của từng mạch núi nằm trong đại long mạch mà Uông Tàng Hải đã định ra?
Cẩn thận quan sát những đường cong, tôi liền phát hiện quả đúng là như vậy. Bởi vì không đặt trên bản đồ mà nhìn, cho nên căn bản là tôi không sao liên tưởng sáu đường vẽ này đến điều đó được, mà tôi chỉ thấy chúng trông như những đường gân lá hay bản đồ phân bố sông ngòi. Nhưng bây giờ, vừa nhìn một cái, tôi đã lập tức nhận ra đây kỳ thật là một con “rồng”. Sáu đường cong này chính là đầu rồng, đuôi rồng và tứ chi của rồng! Mỗi nét vẽ đều là một mạch núi, mà cái điểm bên trên đường cong, lại chính là bảo nhãn trên mạch núi.
Đây vốn không phải là cái bản đồ sao gì đó như lời Cầu Đức Khảo nói mà!
Trong chốc lát toàn thân tôi lạnh toát, ý thức được điều gì đã xảy ra. Cái đuệch, còn không phải chính là Cầu Đức Khảo cố ý đánh lạc hướng? Còn không phải là cái lão yêu tinh này lừa chú Ba sao?!
Lại nhìn đến hai đường cong không có chữ. Tôi lập tức phát hiện bên trên chúng cũng có chấm đen, có điều bên cạnh ghi toàn là dấu chấm hỏi. Dĩ nhiên mấy cái này cũng có thể là những long mạch trong Đại phong thủy, có điều là không biết rõ vị trí của long nhãn trên long mạch.
Cú đánh liên hoàn từ trên trời giáng xuống này khiến tôi lúng túng không biết phải làm sao. Tôi thật sự không ngờ mở cuốn sổ tay này ra một cái liền ăn ngay mấy cú knock out như thế. Tôi lập tức khép quyển sổ lại, hít một hơi thật sâu, nhưng mà tay tôi vẫn phát run lên. Tôi nhớ tới lời nói trên trang bìa kia: “nội dung bên trong có liên quan đến một vài bí mật khổng lồ”. Tôi tự nhủ, cô không nên cứ thế kích thích người ta ngay tại trang đầu tiên như vậy chứ!
Thế nhưng, sự kinh hãi đó rất nhanh đã bị cảm giác mừng như điên thay thế. Tôi nghiến răng vỗ vỗ ngực, xóa tan cái cảm giác nghẹt thở đó đi, lại mở cuốn sổ tay ra lần nữa.
Quan sát kỹ bức vẽ, lúc bấy giờ, tôi thấy được một điểm còn mấu chốt hơn cả.
Chỉ thấy ngoài sáu đường cong ra, có một khoảng giấy trống ở giữa do sáu nét vẽ uốn lượn quây tròn xung quanh, bên trong vòng tròn đó cũng có một dấu chấm đen. Chấm đen này không nằm trên đường cong nào cả, đứng độc lập lẻ loi ở vị trí có lẽ là trung tâm của toàn bộ hình vẽ.
Mà bên cạnh chấm đen này cũng có một hàng chữ nhỏ: Sài Đạt Mộc – Tháp Mộc Đà
Thứ này thì tôi xem không hiểu, nhưng mà bên dưới dòng chữ nhỏ này bị gạch một đường rất sâu, còn có hai ba dấu chấm hỏi. Rõ ràng là trên tấm bản đồ này thì điểm đó mới là quan trọng nhất. Hơn nữa, trong lúc vẽ, Văn Cẩm có nghi vấn gì đó, cho nên mới vừa nghĩ vừa điền mấy dấu chấm hỏi kia.
Dựa theo kinh nghiệm từ những chỗ bên cạnh thì dấu chấm này có lẽ cũng biểu thị cho một địa điểm. Sài Đạt Mộc? Tháp Mộc Đà? Lẽ nào đó cũng là một ngôi mộ cổ sao? Tôi tự hỏi vì sao điểm này lại nằm ngoài những đường cong kia chứ?
Lập tức, tôi bỗng ý thức được rằng những gì mà Văn Cẩm biết còn nhiều hơn chúng tôi rất nhiều. Xem ra cuốn sổ tay này có thể cho tôi biết khá là nhiều điều nghi vấn đây. Nghĩ đoạn, tôi lập tức lại lật sổ tay xem nội dung phần tiếp theo.
Nội dung sau đó đều là những đoạn chữ viết xen lẫn với nhiều hình vẽ. Chữ viết bên trên cũng cực kỳ nắn nót, ghi chép rất có trật tự, thế nhưng cỡ chữ nhỏ quá, dưới ánh sáng có yếu ớt của chiếc bật lửa, muốn đọc phải cực kỳ cố sức.
Tôi lấy lại bình tĩnh, tập trung tinh thần, chăm chú đọc, vừa đọc vừa thấy cảm thấy mối ngờ vực ngày một dâng lên, đồng thời cũng cảm thấy thất vọng ngày một nhiều. Đợi đến khi xem xong, những nghi hoặc và thất vọng của tôi đã lên đến đỉnh điểm. Tôi đờ ra tại chỗ, cái cảm giác trong lòng thật quá khó để hình dung.
Nội dung trong toàn bộ cuốn sổ tay đại khái có thể chia làm ba phần, gồm hơn mười nghìn chữ, đều là biên bản công tác dưới dạng nhật ký, ghi chép cực kỳ rườm rà, nhưng dựa theo nội dung trong đó mà phân ra thì đại khái có thể chia làm ba phần.
Phần thứ nhất là ghi chép từ ngày mùng 2 tháng Tư năm 1990 đến ngày 6 tháng Ba năm 1991. Vì không thể chép lại cả cuốn sổ tay ở đây nên tôi chỉ có thể tóm tắt và cũng gạn lọc ra những chương mục quan trọng nhất để cho rõ ràng hơn.
Nội dung của phần thứ nhất như sau:
Ngày 2 tháng Tư năm 1990
Chúng tôi đem phần lớn những đồ sứ trong huyệt mộ dưới đáy biển ra tiến hành đánh số và phân loại một lượt, sao chép lại tất cả đồ sứ ở đó, đồng thời so sánh với bích họa, hy vọng có thể tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Uông Tàng Hải. Thông qua so sánh như vậy, chúng tôi quả thực đã phát hiện được một vài qui luật: được ghi lại trên bích họa là những chuyện trong cuộc sống của ông ta, còn nội dung vẽ trên đồ sứ là quá trình xây dựng công trình của ông ta. Điều này có thể chứng minh từ các nhóm nội dung mà chúng tôi đã phân loại. Ví dụ như: tiến vào nước Đông Hạ – xây dựng Vân Đỉnh Thiên Cung, được Chu Nguyên Chương phong thưởng – thiết kế hoàng cung thời Minh, đều đã tìm thấy hình vẽ thể hiện. Hơn nữa, dựa theo thứ tự trong mộ thất, có thể phân chia thứ tự trước sau của những khoảng thời gian này rất dễ dàng, hơn nữa từng cái đều phù hợp.
Dựa theo phương thức suy đoán như vậy, những bích họa này đều ghi chép lại công lao hiển hách của bậc thầy phong thủy Uông Tàng Hải. Nội dung được ghi chép lại đều tương ứng với những tác phẩm của ông ta. Còn những việc mà đối với người khác là quan trọng, ví như cưới vợ, săn bắn, thì lại không thấy ghi lại bất cứ điều gì. Tôi gọi cái này là “Thuyết tương đối họ Uông”.
——————————
Ngày 6 tháng Tư năm 1990
Hôm nay “Thuyết tương đối họ Uông” vấp phải một vấn đề hóc búa. Trong tấm bích họa cuối cùng của Uông Tàng Hải, chúng tôi phát hiện một đoạn nội dung thế này:
(Bên dưới là một bức phác thảo, đoán là vẽ tấm bích họa. Tôi bắt gặp hình vẽ trong này mới nhớ tới ban nãy lục bàn cũng trông thấy mấy thứ vẽ vời như trẻ con kia, hóa ra đều là hình bọn họ sao lại bích họa.)
Nội dung bức phác thảo rất khó miêu tả bởi vì trình vẽ quá lởm. Tôi chỉ có thể đại khái nhìn ra nó na ná cảnh tượng một vị quan to quyền quý nào đó tiễn biệt một người khác. Bối cảnh là cửa một cung điện rất lớn, ở bốn phía có các loại động vật như “lạc đà lừa ngựa” xếp thành hàng ngang ngay ngắn chỉnh tề, đương nhiên là bị vẽ cho thành chó với chuột hết một loạt. Tôi hiểu rõ tranh sơn thủy và tranh thú vật thời cổ đại, về mảng kiến thức này tôi đã được đào tạo rất kỹ càng và chặt chẽ, cho nên từ hình dạng và bút pháp tôi có thể đoán ra những động vật hình thù dị hợm này thật ra hẳn phải là ngựa hoặc lạc đà. Đằng sau cửa cung, người hầu kẻ hạ đứng hàng đàn, xếp thành đội hình long trọng. Có thể thấy, trong bức họa là một cảnh tượng khá hoành tráng.
Phía sau còn có hai ba trang toàn hình vẽ. Tôi không có hứng thú xem nên bỏ qua toàn bộ, đọc luôn nội dung phần sau.
Những gì ghi lại trên tấm bích họa này hẳn phải là sự việc xảy ra sau khi Uông Tàng Hải sáu mươi tám tuổi. Lúc đó ông ta đã hoàn thành công trình cuối cùng của mình, mà nội dung trên tấm bích họa này đại khái nói rằng ông đã nhận lệnh của hoàng đế, xuất phát đến một nơi, một kiểu hoạt động tương tự như đi sứ sang nước ngoài vậy. Cấu trúc của bức bích họa này rõ ràng là mô phỏng theo những tấm bích họa thời Đường vẽ cảnh Đường Huyền Trang đi Tây Vực, vô cùng kỳ lạ. Nhưng mà chúng tôi đã lật xem tất cả đồ sứ ở đây ra, từ đầu đến cuối vẫn không phát hiện được bất cứ hình vẽ nào có khả năng là tương ứng với nó.
Có người nói có thể đây là sự kiện cuối cùng trong cuộc đời ông ta cho nên không có bất cứ một tác phẩm tương ứng nào. Nhưng cũng có người lại khăng khăng cho rằng người như Uông Tàng Hải làm gì có ngoại lệ kiểu này. Không có hình vẽ trên sứ tương ứng thì khả năng là có ẩn ý hoặc nguyên nhân đặc biệt nào đó. Hoặc có thể, tác phẩm đó của ông ta đã được khắc vào một chỗ nào khác chẳng hạn.
Quả thật sau này tiếp tục nghiên cứu thì phát hiện vài năm cuối cùng của Uông Tàng Hải kia cực kỳ thần bí, hoàn toàn không được viết lại trên bất cứ tư liệu lịch sử nào. Trong cả cuộc đời ông ta, có thể nói, quãng thời gian ngắn cuối cùng này là một khoảng trắng.
Trong vài năm đó, rốt cuộc ông ta đã ở đâu, làm gì? Đây là một câu hỏi hóc búa.
——————————
Ngày 6 tháng Mười Hai năm 1990
Suốt mấy tháng này, chúng tôi vẫn luôn điều tra hành tung của Uông Tàng Hải trong mấy năm cuối đời. Cuối cùng cũng đã có manh mối. Chúng tôi phát hiện ra rằng, sau công trình cuối cùng, có một lần Uông Tàng Hải đã tháp tùng hoàng đế đi bái tế núi ở Trường Bạch sơn, từ đó về sau không có bất kỳ ghi chép bằng văn tự nào nữa.
Núi Trường Bạch, lẽ nào ông ta đã đi vào trong núi sao? Chúng tôi cực kỳ hoài nghi.
————————-
Ngày 7 tháng Mười Hai năm 1990
Đến đây thì không tra cứu thêm được nữa. Chúng tôi thay đổi phương hướng, bắt đầu bắt tay vào tìm hiểu từ phía vị hoàng đế kia. Trong Minh Chí có ghi chép kỹ càng việc đi về của các sứ đoàn và các dịp đại điển. Chúng tôi muốn từ đó tìm ra lần đại điển được miêu tả trên bích họa của Uông Tàng Hải, hoặc là ghi chép về chuyện ông ta đi sứ nước ngoài.
(* Minh Chí là tài liệu lịch sử Minh triều liệt kê từng sự kiện theo lối chép sử chính thống, đại điển là các dịp lễ trọng đại có sự tham gia của vua chúa và hoàng tộc )
Kết quả lại khiến chúng tôi kinh ngạc vô cùng. Chúng tôi phát hiện ra rằng, trước khi hoàng đế chết hai năm, tổng cộng có bảy lần đại điển, trong đó sáu lần đều rất bình thường, nhưng lại có một lần rất kỳ quái, ghi chép hết sức đơn giản và không có bất cứ chú giải nào.
“Năm Hồng Vũ thứ hai mươi chín, xưởng vệ bốn mươi sáu người, binh sĩ mười hai người, lừa ngựa một trăm hai mươi sáu con, trân châu mười đấu, hoàng kim ba mươi cân, đi sứ Tháp Mộc Đà. “
Đại điển và đi sứ, đây là hai sự kiện duy nhất được ghi lại đầy đủ. Nhưng bản ghi chép này lại không đề rõ viên quan đi sứ lúc bấy giờ. Mà điều khiến người ta thấy kỳ quái nhất là: Tháp Mộc Đà là nơi nào?
Là một nước sao? Trong chính sử không có bất cứ ghi chép nào cả. Có điều cũng rất có khả năng, vì ở vào khoảng thời Minh, ở hai khu vực Đông Nam Á và Tây Vực có vô số những nước nhỏ. Đây có lẽ là một trong số những tiểu quốc đó. Thế nhưng Uông Tàng Hải lại làm đặc sứ đến một tiểu quốc ư? Điều này có hơi kỳ quái. Với tuổi tác của ông ta thì đâu có hợp để đi lặn lội đường trường.
————————-
Ngày 11 tháng Hai năm 1991
Tiếp tục tiến hành điều tra, trong lúc đó chúng tôi đã tiến hành thảo luận hai lần.
(Ở giữa là mười trang viết lan man, toàn thảo luận và suy đoán, nhưng sau đó đều được chứng minh là sai, cho nên đã bị gạch bỏ.)
Bởi vì sử liệu triều Minh đã trải qua một lần đại nạn vào thời nhà Thanh(triều đại sau lên nắm quyền cho tiêu hủy các loại văn bản lịch sử của triều đại trước, chuyện thường ngày ở huyện há ┐( ̄ヮ ̄)┌ ), cho nên lúc này điều tra rất khó khăn, rất lâu mà vẫn không có kết quả, về sau lại phải chuyển hướng điều tra mới giải quyết được một vấn đề. Chúng tôi so sánh những đồ vật mang theo tới “Tháp Mộc Đà”, liền phát hiện chủng loại lễ vật cho thấy đây là một quốc gia Tây Vực, hơn nữa số lượng và hình thức tặng phẩm xem ra khá thấp, thế nhưng lừa ngựa lại rất nhiều. Đây thoạt nhìn thì giống như một thương đội chứ không phải là đoàn đặc sứ.
————————-
Ngày 6 tháng Ba năm 1991
Hoàn toàn không có manh mối, điểm đột phá cũng không tìm thấy nữa. Nghiên cứu trì trệ không có tiến bộ, tâm trạng mọi người đều không tốt.
Đây là đoạn thứ nhất, rõ ràng là trước đoạn này hẳn còn phải có nội dung, nhưng đằng trước lại không phát hiện dấu vết của những trang bị xé. Xem ra đây không phải là một cuốn sổ tay đơn độc. Đây là một cuốn trong một bộ sổ tay.
Đoạn thứ nhất miêu tả, trong lúc bọn họ nghiên cứu về Uông Tàng Hải thì phát hiện ra “Tháp Mộc Đà”, sau đó lại nghiên cứu “Tháp Mộc Đà”, cuối cùng nghiên cứu bị ngưng trệ. Quá trình là như vậy. Từ một đoạn nội dung này có thể thấy được rất nhiều điều. Bọn họ đang nghiên cứu bích họa và đồ sứ trong huyệt mộ dưới đáy biển. Hơn nữa, xem ra nghiên cứu còn cực kỳ chính thống và quy củ, là qui trình khảo cổ kinh điển. (Quá trình tra cứu tư liệu kiểu này có vẻ cực kỳ tẻ nhạt, nhưng lại là phương thức nghiên cứu chủ yếu hằng này của người làm công tác khảo cổ. Khảo cổ chính là khai quật – phục chế – tra cứu). Nhưng vào năm chú Ba ra đi thì căn bản không có điều kiện như thế này. Mộ biển của Uông Tàng Hải lớn là thế, chỉ lèo tèo có mỗi vài người như vậy thì biết phải làm bao lâu mới có thể sao chép lại toàn bộ đồ vật trong huyệt mộ đây? Như vậy, bọn họ đã bắt đầu làm công việc này từ lúc nào?
Đây là một manh mối rất lớn. Có điều tôi không có sức nghiền ngẫm, nên lại đọc tiếp. Lúc đó tôi cho rằng đằng sau sẽ là đoạn kế tiếp của quá trình đó, thế nhưng sau đoạn ngày 6 tháng Ba năm 1991 này, lại xuất hiện một hiện tượng khiến tôi nghi hoặc.
Từ sau một đoạn này có khoảng sáu trang nội dung, đều kể về chuyện thu thập tư liệu, phần này sẽ lược bỏ. Tiếp tục giở về phía sau, lại là một đoạn nhật ký công tác, thời gian lại nhảy tới ngày 19 tháng Một năm 1993.
Sau này nhìn lại nội dung ghi chép trong đó, bạn sẽ phát hiện thấy đã có sự khác biệt tương đối lớn so với phần trước. Nội dung đoạn này là vào ngày mười chín tháng Một năm 1993, thẳng đến tận ngày 8 tháng Hai năm 1995, khoảng cách thời gian từng đoạn khá lớn, thế nhưng những thứ được ghi chép lại không nhiều. Nội dung như sau:
Ngày 19 tháng Một năm 1993
Qua lần thảo luận trước, chuyện của Uông Tàng Hải đã rõ ràng hẳn lên. Xem ra việc ông ta tới Tháp Mộc Đà thực sự có liên quan đến sự việc hoàng đế tế bái núi Trường Bạch. Có lẽ ông ta trở về Vân Đỉnh Thiên cung, sau đó mới lên đường đến Tháp Mộc Đà. Tháp Mộc Đà này tất nhiên có liên quan đến tình cảnh trong núi Trường Bạch.
————————-
Ngày 18 tháng Tư năm 1993
Dựa vào bích họa, chúng tôi đã sắp xếp lại ba tuyến đường dẫn đến Vân Đỉnh Thiên Cung. Chúng tôi quyết định trước hết sẽ đi núi Trường Bạch, tìm hiểu đến tận cùng.
————————-
Ngày 30 tháng Năm năm 1993
Tiến vào phạm vi núi Trường Bạch, thời tiết rất tệ.
(Sau đó đại khái có hơn mười trang ghi chép về việc di chuyển trong tuyết như kiểu tiểu thuyết thám hiểm, cũng giống như khi chúng tôi đến Vân Đỉnh Thiên Cung, cho đến tận đoạn tiến vào trong.)
Ngày 15 tháng Sáu năm 1993
Đã mất liên lạc với bọn họ. Hai người chúng tôi tiếp tục tiến lên.
————————-
Ngày 17 tháng Sáu năm 1993
Chúng tôi chạm đích Vân Đỉnh Thiên Cung. Tình hình cực kỳ không ổn, những người khác có khả năng lành ít dữ nhiều. Chúng tôi cũng không có thời gian do dự. Chúng tôi quyết định tiến vào cửa thanh đồng, xem thử bên trong rốt cuộc là chỗ như thế nào.
————————-
Ngày 18 tháng Sáu năm 1993, có vẻ như, tôi đã nhìn thấy Chung Cực!
(Chung cực nghĩa là Tận Cùng)
(Từ đoạn này về sau ở giữa bị ngắt quãng, không có bất cứ nội dung nào. Tiếp theo là đoạn cuối cùng của nhật ký. Hiển nhiên, suốt thời gian một năm rưỡi cô ấy không hề ghi chép thứ gì.)
Điều cuối cùng được viết lại là:
Ngày 8 tháng Hai năm 1995
Chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch tìm kiếm Tháp Mộc Đà. Tất thảy những thứ này rốt cuộc là chuyện gì, tôi nhất định phải làm cho rõ ràng.
Đây là phần thứ hai. Đến đây có tổng cộng khoảng ba mươi trang nội dung. Điều dễ thấy nhất, đó là giữa phần thứ nhất và phần thứ hai có những mấy năm nội dung để trống. Tới phần thứ hai thì nhảy luôn vào hành trình của họ đến Vân Đỉnh Thiên Cung. Đọc đến đây, trong lòng tôi đã làm rõ được một nghi vấn: xem ra tại Vân Đỉnh Thiên Cung, những người chết trong đống vàng có lẽ chính là nhóm người bọn họ. Hơn nữa xem xét đồ vật mà bọn họ mang theo và những gì Văn Cẩm tiết lộ với chúng ta ở đây, thì có lẽ đây cũng chính là nhóm người trước kia ở Tây Sa rồi.
Nói vậy thì dường như bọn họ không hề gặp phải tình cảnh đặc biệt quẫn bách gì khác, hơn nữa hình như sinh hoạt còn khá thoải mái nữa? Có điều mấy chuyện này chỉ là thứ yếu. Điều làm cho tôi khiếp sợ là, hiển nhiên Văn Cẩm cũng đã phát hiện ra cánh cửa thanh đồng kia, hơn nữa cô ấy còn đã đi vào.
“Tôi đã nhìn thấy Chung Cực!” Tôi đọc đến đoạn này liền toát mồ hôi lạnh đầm đìa, lòng tự nhủ đây là ý gì thế này, cái thứ Chung Cực này là biểu thị cho cái gì?
Xem xét thời gian ghi chép thì thấy sau khi cô ấy vào đó, dường như trong suốt một năm rưỡi không hề viết bất cứ cái gì vào trong nhật ký. Chuyện đó không phù hợp với tính cách của cô ấy. Tôi cảm thấy cực kỳ có khả năng là cô ấy đã nhìn thấy cái gì đó đằng sau cánh cửa thanh đồng, cho nên mới quá mức khiếp sợ, không còn đầu óc đâu mà nghĩ đến sổ tay gì hết.
Nhìn chung, cảm giác lớn nhất mà phần thứ hai để lại cho tôi, đó là Tháp Mộc Đà kia có lẽ có liên quan rất chặt chẽ với cánh cửa thanh đồng. Sau khi Văn Cẩm bước vào cửa thanh đồng thì mới nhen nhóm ý định đi tìm kiếm “Tháp Mộc Đà” này.
Tiếp về sau là đoạn thứ ba. Phần này đặc biệt dài, nhưng khoảng cách thời gian rất ngắn, từ ngày 8 tháng Hai năm 1995 đến ngày 8 tháng Sáu năm 1995, trong đó xem ra chỉ có một đoạn là đáng nói.
Ngày tám tháng Hai năm 1995
Căn cứ vào tấm bản đồ long mạch kia, chúng tôi đã có thể xác định được vị trí của Tháp Mộc Đà. Chúng tôi chuẩn bị tiến hành một lần khảo sát, hy vọng là trong lần khảo sát này sẽ có thể phát hiện đáp án của một loạt câu đố kia. Phải nói thật là tôi thực sự không ngờ, đằng sau chuyện này lại có nhiều sự tình đến như vậy. Nếu như thứ tôi chứng kiến sau cánh cửa thanh đồng là thực, thì toàn bộ chuyện này quả thật quá đáng sợ.
Nội dung sau đó kể về hành trình bọn họ đi đến nơi gọi là “Tháp Mộc Đà” kia. Xem miêu tả trong đó thì “Tháp Mộc Đà” hẳn là một ốc đảo trong sa mạc. Văn Cẩm đi theo một đoàn lạc đà, vào năm 1993 thì xuất phát từ Đôn Hoàng, tiến vào Sài Đạt Mộc, bắt đầu chặng đường này.
Bọn họ được một người phụ nữ gọi là Định Chủ Trác Mã dẫn đường, bắt đầu tiến vào sa mạc. Sau đó, ở một núi đá, bọn họ chia tay với người đó, đi vào chỗ gọi là “Tháp Mộc Đà”. Bên trong ốc đảo kia dường như cực kỳ hung hiểm, trên đường đi chết không ít người, còn thấy trên bản đồ hành trình ở sổ tay có rất nhiều ký hiệu nguy hiểm. Cuối cùng, bọn họ tới được Tháp Mộc Đà, có điều cô ấy lại phát sinh mâu thuẫn với một người khác, rốt cuộc chưa đi đến đích đã trở về.
Tôi đọc lướt rất nhanh nội dung này một lần, cũng không xem kỹ. Từ sau những nội dung ấy là khoảng trắng, không còn gì khác. Phần nội dung này có khoảng ba mươi trang, ghi chép cực kỳ kỹ càng, có một lượng lớn bản đồ hành trình cùng với những mô tả về tổn hại của thiết bị và thời tiết các loại.
Trong toàn bộ cuốn sổ tay căn bản không hề viết về việc bọn họ làm thế nào có được các thông tin, hoặc là điều tra như thế nào, cũng không nhắc gì đến việc bọn họ mất tích ở Tây Sa, hay chuyện ở trại an dưỡng này. Tất cả thông tin bên trong đều có liên quan đến “Tháp Mộc Đà” kia, chiếm hết gần một nửa độ dài, toàn là phân tích về những thứ mà Thiết Diện Sinh Uông Tàng Hải để lại, hơn nữa từ đó phát hiện ra phương hướng liên quan đến “Tháp Mộc Đà”. Mà trên hết, điều khiến tôi rất để ý chính là ba đoạn nội dung này rõ ràng đều bị ngắt quãng ở giữa, có cảm giác dường như cuốn sổ tay này từng bị người ta xé ra đóng lại thành quyển mới, hoặc chỉ là bản sao chép.
Tôi dùng sức kéo căng khe hở giữa các trang, phát hiện không hề có bất cứ dấu vết đóng lại hay vết giấy rách nào. Đây là một cuốn sổ tay nguyên vẹn. Như vậy tức là cuốn sổ tay này có thể là một bản Văn Cẩm chép lại. Dường như cô ấy đã chọn một vài nội dung về Tháp Mộc Đà trong sổ gốc, sao chép rồi tập hợp chúng vào một cuốn sổ tay khác.
Tại sao cô ấy phải làm vậy cơ chứ? Đây cũng là một chuyện khó lòng tưởng tượng nổi. Vì sao nhóm người này lại luôn luôn thần thần bí bí như vậy? Không lẽ trong những nội dung khác của sổ tay có những điều cô ấy không muốn để cho người khác biết sao?
Hơn nữa, xem cuốn sổ tay này thì thấy có một cảm giác rất rõ ràng, dường như chính nó muốn tôi biết rằng “Tháp Mộc Đà” này là địa điểm cực kỳ quan trọng, tựa như muốn tôi tìm đến nơi đó.
Nghi vấn trong lòng nhiều không kể xiết, trong một lúc cũng không lần ra được manh mối gì, tôi day day thái dương, lật cuốn sổ tay trở lại, chuẩn bị đọc lại tỉ mỉ từ đầu để còn cẩn thận suy nghĩ xem có rút ra được chút đầu mối gì không. Thế nhưng đúng lúc này cái bật lửa trước mắt lại tối sầm đi. Ngọn lửa đã dần tàn lụi, ánh sáng ảm đạm.
Tôi nhớ ra cái bật lửa này đã dùng một lúc khá lâu rồi, có lẽ là sắp tắt, vì vậy tôi định lôi đống báo chí và cả ngăn kéo ra nhóm lửa, xếp thành một đống lửa luôn, như vậy sẽ không đến mức lát nữa mình phải sờ soạng trong bóng tối khi mà bật lửa không dùng được. Vì vậy tôi cầm cái bật lửa, đứng lên, giãn gân giãn cốt một lát.
Đúng lúc đó, tôi chợt cảm thấy có gì đó rất không hợp lý, trong đây hình như có chỗ nào đó không giống như hồi nãy. Tôi dứt khoát giơ cao bật lửa, định nhìn một chút xem có phải ảo giác hay không. Vụ này không nhìn còn khá, chứ nhìn xong tôi bị dọa thiếu điều chết ngỏm luôn. Chỉ thấy ở cái bàn đối diện không biết từ lúc nào đã xuất hiện một “người”. Người này ngồi trên chiếc ghế tôi vừa ngồi ban nãy, nhìn vào trong cái gương kia, đang chải đầu.
Beta: Earl Panda
.
.
Ask the beta: thưc ra chương này là editor mới đúng :’P
Mấy chương trước đã có bạn hỏi là “sao Ngô Tà không mang điện thoại di động vào trại an dưỡng mà lại dùng bật lửa Zippo”. Mình xin được trả lời luôn là dạo Tam Thúc viết đến chỗ này thì điện thoại di động nó ko được phổ biến như bây giờ đâu các bạn ạ, vả lại hồi đó cũng chỉ có loại màn hình mono như Nokia 1100 thôi, ko phải LCD đâu, cũng ko có chức năng đèn pin. Đến cái điện thoại hường huệ của Hoa chảnh chó trùm bằng trộm mộ phần 7 mới xuất hiện, màn hình cũng là mono hết. Trò bản thường xuyên chơi là trò Rắn đó =”))))) Điện thoại ấy mà mang vào nhà ma hay mang đi trộm mộ thì chiếu sáng cũng chả được là bao, cho nên túm cái quần lại, trong Đạo Mộ các bạn hãy cứ coi như Zippo là nhất đi nhé =”))))))))))
.*****
Đọc xong dòng chữ này, tôi phải hít thật sâu một hơi, nỗi kinh hoảng trong lòng quả thực đã không cách nào hình dung nổi.
Nhưng nội dung của đoạn văn này không phải thứ làm tôi kinh ngạc nhất. Nói thật, trong tích tắc nhìn thấy cuốn sổ ghi chép kia, tôi cũng đã nghĩ đến việc có lẽ mình sẽ đọc được nội dung như vậy rồi. Điều khiến hơi thở tôi bị bóp nghẹt trong nháy mắt chính là dòng chữ ký kia cơ.
“Trần Văn Cẩm!”
Trời ạ, tôi thật sự không thể ngờ thứ này lại là do cô ấy để lại. Nói vậy thì người gửi cuốn băng ghi hình cho tôi, lôi kéo tôi tới đây, cũng chính là cô ấy?
Điều này thật sự là một bước ngoặt bất ngờ, khiến người ta thật không sao hiểu nổi. Tuy rằng chú Ba chưa từng nhắc đến bất cứ tin tức gì về cô ấy, nhưng trong quan niệm của tôi, cô hẳn đã chết ở nơi nào đó rồi, sao lại có thể đột ngột xuất hiện trong thời điểm này được, hơn nữa còn dẫn tôi đến tận đây?
Còn nữa, chỉ trong có một đoạn văn ngắn ngủn này lại chứa đựng quá nhiều thông tin. Cái gì mà ba người? Là ba người nào? “Nó” là thứ gì? “Chúng tôi” là chỉ ai, lẽ nào lại là nhóm người ở Tây Sa? “Nghiên cứu” gì? “Bí mật” gì?
Vô số suy nghĩ chợt nảy lên trong đầu tôi, nhưng tôi không kịp suy xét một ý nào. Tôi lấy lại bình tĩnh rồi lập tức lật cuốn sổ tay đọc tiếp phần sau.
Cuốn sổ tay này rất dày, có chừng hai sáu, hai bảy trang chi chít chữ, toàn là những hàng chữ lít nhít viết sít nhau, nét bút cực kỳ nắn nót và còn có rất nhiều hình vẽ. Hình như đó là một cuốn sổ tay công tác.
Tôi đặt bật lửa lên mép cái ngăn kéo vừa được lôi ra, rồi chính mình thì ngồi trên mặt đất, lập tức tập trung tinh thần đọc cuốn sổ.
Vừa mở ra trang đầu tiên nằm ngay phía sau trang bìa trong, tôi lập tức chấn động. Trên trang giấy tôi nhìn thấy một bức tranh rất kỳ quái, được vẽ vô cùng tỉ mỉ.
Bức vẽ này chỉ được tạo nên bởi bảy đường, sáu đường cong uốn lượn và một vòng tròn không ngay ngắn. Tôi chỉ cần nhớ lại một chút liền nhận ra ngay đây là thứ mà chú Ba đã miêu tả lại cho tôi: chính là cái đồ hình đã được giải mã từ sách lụa Chiến Quốc kia.
Tôi vô cùng kinh ngạc. Xem ra nhóm của Văn Cẩm cũng ghê gớm phết đây, có thể lấy được cả cái đồ hình cực kỳ khó xơi này cơ đấy. Nói vậy thì cô ấy cũng từng có hứng thú với cái đồ hình này.
Thế nhưng, khác với bản vẽ phác chú Ba cho tôi xem, bức họa lần này lại có đánh dấu ở trên. Tôi vừa xem liền toát mồ hôi lạnh đầy người. Chỉ thấy sáu đường cong nọ, bên trên mỗi cái lại có một chấm đen, có cảm giác dường như đây chính là điều chú Ba đã nói với tôi: tấm bản đồ sao kia xếp đúng vị trí với đường thẳng mà chọn ra sáu vì tinh tú. Song, ở trên bốn cái chấm đen đó, tôi lại nhìn thấy mấy con chữ nhỏ.
Từ trên xuống dưới là:
Núi Trường Bạch – Vân Đỉnh Thiên Cung
Miếu Hạt Dưa – Thất Tinh Lỗ Vương Cung
Núi Phật Nằm – Phật tháp Thiên Quan Tự
Sa Đầu Tiêu – Mộ thuyền chìm đáy biển
Tôi đọc xong liền hít một hơi lạnh, trong lòng bấn loạn mất vài giây. Trong chốc lát, như người vừa ngộ đạo, tôi lập tức sáng tỏ cái thứ mình vừa nhìn thấy đây là cái gì.
Choáng, thật quá choáng! Lẽ nào những đường cong trên đồ hình này lại chính là bản vẽ hướng chạy của từng mạch núi nằm trong đại long mạch mà Uông Tàng Hải đã định ra?
Cẩn thận quan sát những đường cong, tôi liền phát hiện quả đúng là như vậy. Bởi vì không đặt trên bản đồ mà nhìn, cho nên căn bản là tôi không sao liên tưởng sáu đường vẽ này đến điều đó được, mà tôi chỉ thấy chúng trông như những đường gân lá hay bản đồ phân bố sông ngòi. Nhưng bây giờ, vừa nhìn một cái, tôi đã lập tức nhận ra đây kỳ thật là một con “rồng”. Sáu đường cong này chính là đầu rồng, đuôi rồng và tứ chi của rồng! Mỗi nét vẽ đều là một mạch núi, mà cái điểm bên trên đường cong, lại chính là bảo nhãn trên mạch núi.
Đây vốn không phải là cái bản đồ sao gì đó như lời Cầu Đức Khảo nói mà!
Trong chốc lát toàn thân tôi lạnh toát, ý thức được điều gì đã xảy ra. Cái đuệch, còn không phải chính là Cầu Đức Khảo cố ý đánh lạc hướng? Còn không phải là cái lão yêu tinh này lừa chú Ba sao?!
Lại nhìn đến hai đường cong không có chữ. Tôi lập tức phát hiện bên trên chúng cũng có chấm đen, có điều bên cạnh ghi toàn là dấu chấm hỏi. Dĩ nhiên mấy cái này cũng có thể là những long mạch trong Đại phong thủy, có điều là không biết rõ vị trí của long nhãn trên long mạch.
Cú đánh liên hoàn từ trên trời giáng xuống này khiến tôi lúng túng không biết phải làm sao. Tôi thật sự không ngờ mở cuốn sổ tay này ra một cái liền ăn ngay mấy cú knock out như thế. Tôi lập tức khép quyển sổ lại, hít một hơi thật sâu, nhưng mà tay tôi vẫn phát run lên. Tôi nhớ tới lời nói trên trang bìa kia: “nội dung bên trong có liên quan đến một vài bí mật khổng lồ”. Tôi tự nhủ, cô không nên cứ thế kích thích người ta ngay tại trang đầu tiên như vậy chứ!
Thế nhưng, sự kinh hãi đó rất nhanh đã bị cảm giác mừng như điên thay thế. Tôi nghiến răng vỗ vỗ ngực, xóa tan cái cảm giác nghẹt thở đó đi, lại mở cuốn sổ tay ra lần nữa.
Quan sát kỹ bức vẽ, lúc bấy giờ, tôi thấy được một điểm còn mấu chốt hơn cả.
Chỉ thấy ngoài sáu đường cong ra, có một khoảng giấy trống ở giữa do sáu nét vẽ uốn lượn quây tròn xung quanh, bên trong vòng tròn đó cũng có một dấu chấm đen. Chấm đen này không nằm trên đường cong nào cả, đứng độc lập lẻ loi ở vị trí có lẽ là trung tâm của toàn bộ hình vẽ.
Mà bên cạnh chấm đen này cũng có một hàng chữ nhỏ: Sài Đạt Mộc – Tháp Mộc Đà
Thứ này thì tôi xem không hiểu, nhưng mà bên dưới dòng chữ nhỏ này bị gạch một đường rất sâu, còn có hai ba dấu chấm hỏi. Rõ ràng là trên tấm bản đồ này thì điểm đó mới là quan trọng nhất. Hơn nữa, trong lúc vẽ, Văn Cẩm có nghi vấn gì đó, cho nên mới vừa nghĩ vừa điền mấy dấu chấm hỏi kia.
Dựa theo kinh nghiệm từ những chỗ bên cạnh thì dấu chấm này có lẽ cũng biểu thị cho một địa điểm. Sài Đạt Mộc? Tháp Mộc Đà? Lẽ nào đó cũng là một ngôi mộ cổ sao? Tôi tự hỏi vì sao điểm này lại nằm ngoài những đường cong kia chứ?
Lập tức, tôi bỗng ý thức được rằng những gì mà Văn Cẩm biết còn nhiều hơn chúng tôi rất nhiều. Xem ra cuốn sổ tay này có thể cho tôi biết khá là nhiều điều nghi vấn đây. Nghĩ đoạn, tôi lập tức lại lật sổ tay xem nội dung phần tiếp theo.
Nội dung sau đó đều là những đoạn chữ viết xen lẫn với nhiều hình vẽ. Chữ viết bên trên cũng cực kỳ nắn nót, ghi chép rất có trật tự, thế nhưng cỡ chữ nhỏ quá, dưới ánh sáng có yếu ớt của chiếc bật lửa, muốn đọc phải cực kỳ cố sức.
Tôi lấy lại bình tĩnh, tập trung tinh thần, chăm chú đọc, vừa đọc vừa thấy cảm thấy mối ngờ vực ngày một dâng lên, đồng thời cũng cảm thấy thất vọng ngày một nhiều. Đợi đến khi xem xong, những nghi hoặc và thất vọng của tôi đã lên đến đỉnh điểm. Tôi đờ ra tại chỗ, cái cảm giác trong lòng thật quá khó để hình dung.
Nội dung trong toàn bộ cuốn sổ tay đại khái có thể chia làm ba phần, gồm hơn mười nghìn chữ, đều là biên bản công tác dưới dạng nhật ký, ghi chép cực kỳ rườm rà, nhưng dựa theo nội dung trong đó mà phân ra thì đại khái có thể chia làm ba phần.
Phần thứ nhất là ghi chép từ ngày mùng 2 tháng Tư năm 1990 đến ngày 6 tháng Ba năm 1991. Vì không thể chép lại cả cuốn sổ tay ở đây nên tôi chỉ có thể tóm tắt và cũng gạn lọc ra những chương mục quan trọng nhất để cho rõ ràng hơn.
Nội dung của phần thứ nhất như sau:
Ngày 2 tháng Tư năm 1990
Chúng tôi đem phần lớn những đồ sứ trong huyệt mộ dưới đáy biển ra tiến hành đánh số và phân loại một lượt, sao chép lại tất cả đồ sứ ở đó, đồng thời so sánh với bích họa, hy vọng có thể tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Uông Tàng Hải. Thông qua so sánh như vậy, chúng tôi quả thực đã phát hiện được một vài qui luật: được ghi lại trên bích họa là những chuyện trong cuộc sống của ông ta, còn nội dung vẽ trên đồ sứ là quá trình xây dựng công trình của ông ta. Điều này có thể chứng minh từ các nhóm nội dung mà chúng tôi đã phân loại. Ví dụ như: tiến vào nước Đông Hạ – xây dựng Vân Đỉnh Thiên Cung, được Chu Nguyên Chương phong thưởng – thiết kế hoàng cung thời Minh, đều đã tìm thấy hình vẽ thể hiện. Hơn nữa, dựa theo thứ tự trong mộ thất, có thể phân chia thứ tự trước sau của những khoảng thời gian này rất dễ dàng, hơn nữa từng cái đều phù hợp.
Dựa theo phương thức suy đoán như vậy, những bích họa này đều ghi chép lại công lao hiển hách của bậc thầy phong thủy Uông Tàng Hải. Nội dung được ghi chép lại đều tương ứng với những tác phẩm của ông ta. Còn những việc mà đối với người khác là quan trọng, ví như cưới vợ, săn bắn, thì lại không thấy ghi lại bất cứ điều gì. Tôi gọi cái này là “Thuyết tương đối họ Uông”.
——————————
Ngày 6 tháng Tư năm 1990
Hôm nay “Thuyết tương đối họ Uông” vấp phải một vấn đề hóc búa. Trong tấm bích họa cuối cùng của Uông Tàng Hải, chúng tôi phát hiện một đoạn nội dung thế này:
(Bên dưới là một bức phác thảo, đoán là vẽ tấm bích họa. Tôi bắt gặp hình vẽ trong này mới nhớ tới ban nãy lục bàn cũng trông thấy mấy thứ vẽ vời như trẻ con kia, hóa ra đều là hình bọn họ sao lại bích họa.)
Nội dung bức phác thảo rất khó miêu tả bởi vì trình vẽ quá lởm. Tôi chỉ có thể đại khái nhìn ra nó na ná cảnh tượng một vị quan to quyền quý nào đó tiễn biệt một người khác. Bối cảnh là cửa một cung điện rất lớn, ở bốn phía có các loại động vật như “lạc đà lừa ngựa” xếp thành hàng ngang ngay ngắn chỉnh tề, đương nhiên là bị vẽ cho thành chó với chuột hết một loạt. Tôi hiểu rõ tranh sơn thủy và tranh thú vật thời cổ đại, về mảng kiến thức này tôi đã được đào tạo rất kỹ càng và chặt chẽ, cho nên từ hình dạng và bút pháp tôi có thể đoán ra những động vật hình thù dị hợm này thật ra hẳn phải là ngựa hoặc lạc đà. Đằng sau cửa cung, người hầu kẻ hạ đứng hàng đàn, xếp thành đội hình long trọng. Có thể thấy, trong bức họa là một cảnh tượng khá hoành tráng.
Phía sau còn có hai ba trang toàn hình vẽ. Tôi không có hứng thú xem nên bỏ qua toàn bộ, đọc luôn nội dung phần sau.
Những gì ghi lại trên tấm bích họa này hẳn phải là sự việc xảy ra sau khi Uông Tàng Hải sáu mươi tám tuổi. Lúc đó ông ta đã hoàn thành công trình cuối cùng của mình, mà nội dung trên tấm bích họa này đại khái nói rằng ông đã nhận lệnh của hoàng đế, xuất phát đến một nơi, một kiểu hoạt động tương tự như đi sứ sang nước ngoài vậy. Cấu trúc của bức bích họa này rõ ràng là mô phỏng theo những tấm bích họa thời Đường vẽ cảnh Đường Huyền Trang đi Tây Vực, vô cùng kỳ lạ. Nhưng mà chúng tôi đã lật xem tất cả đồ sứ ở đây ra, từ đầu đến cuối vẫn không phát hiện được bất cứ hình vẽ nào có khả năng là tương ứng với nó.
Có người nói có thể đây là sự kiện cuối cùng trong cuộc đời ông ta cho nên không có bất cứ một tác phẩm tương ứng nào. Nhưng cũng có người lại khăng khăng cho rằng người như Uông Tàng Hải làm gì có ngoại lệ kiểu này. Không có hình vẽ trên sứ tương ứng thì khả năng là có ẩn ý hoặc nguyên nhân đặc biệt nào đó. Hoặc có thể, tác phẩm đó của ông ta đã được khắc vào một chỗ nào khác chẳng hạn.
Quả thật sau này tiếp tục nghiên cứu thì phát hiện vài năm cuối cùng của Uông Tàng Hải kia cực kỳ thần bí, hoàn toàn không được viết lại trên bất cứ tư liệu lịch sử nào. Trong cả cuộc đời ông ta, có thể nói, quãng thời gian ngắn cuối cùng này là một khoảng trắng.
Trong vài năm đó, rốt cuộc ông ta đã ở đâu, làm gì? Đây là một câu hỏi hóc búa.
——————————
Ngày 6 tháng Mười Hai năm 1990
Suốt mấy tháng này, chúng tôi vẫn luôn điều tra hành tung của Uông Tàng Hải trong mấy năm cuối đời. Cuối cùng cũng đã có manh mối. Chúng tôi phát hiện ra rằng, sau công trình cuối cùng, có một lần Uông Tàng Hải đã tháp tùng hoàng đế đi bái tế núi ở Trường Bạch sơn, từ đó về sau không có bất kỳ ghi chép bằng văn tự nào nữa.
Núi Trường Bạch, lẽ nào ông ta đã đi vào trong núi sao? Chúng tôi cực kỳ hoài nghi.
————————-
Ngày 7 tháng Mười Hai năm 1990
Đến đây thì không tra cứu thêm được nữa. Chúng tôi thay đổi phương hướng, bắt đầu bắt tay vào tìm hiểu từ phía vị hoàng đế kia. Trong Minh Chí có ghi chép kỹ càng việc đi về của các sứ đoàn và các dịp đại điển. Chúng tôi muốn từ đó tìm ra lần đại điển được miêu tả trên bích họa của Uông Tàng Hải, hoặc là ghi chép về chuyện ông ta đi sứ nước ngoài.
(* Minh Chí là tài liệu lịch sử Minh triều liệt kê từng sự kiện theo lối chép sử chính thống, đại điển là các dịp lễ trọng đại có sự tham gia của vua chúa và hoàng tộc )
Kết quả lại khiến chúng tôi kinh ngạc vô cùng. Chúng tôi phát hiện ra rằng, trước khi hoàng đế chết hai năm, tổng cộng có bảy lần đại điển, trong đó sáu lần đều rất bình thường, nhưng lại có một lần rất kỳ quái, ghi chép hết sức đơn giản và không có bất cứ chú giải nào.
“Năm Hồng Vũ thứ hai mươi chín, xưởng vệ bốn mươi sáu người, binh sĩ mười hai người, lừa ngựa một trăm hai mươi sáu con, trân châu mười đấu, hoàng kim ba mươi cân, đi sứ Tháp Mộc Đà. “
Đại điển và đi sứ, đây là hai sự kiện duy nhất được ghi lại đầy đủ. Nhưng bản ghi chép này lại không đề rõ viên quan đi sứ lúc bấy giờ. Mà điều khiến người ta thấy kỳ quái nhất là: Tháp Mộc Đà là nơi nào?
Là một nước sao? Trong chính sử không có bất cứ ghi chép nào cả. Có điều cũng rất có khả năng, vì ở vào khoảng thời Minh, ở hai khu vực Đông Nam Á và Tây Vực có vô số những nước nhỏ. Đây có lẽ là một trong số những tiểu quốc đó. Thế nhưng Uông Tàng Hải lại làm đặc sứ đến một tiểu quốc ư? Điều này có hơi kỳ quái. Với tuổi tác của ông ta thì đâu có hợp để đi lặn lội đường trường.
————————-
Ngày 11 tháng Hai năm 1991
Tiếp tục tiến hành điều tra, trong lúc đó chúng tôi đã tiến hành thảo luận hai lần.
(Ở giữa là mười trang viết lan man, toàn thảo luận và suy đoán, nhưng sau đó đều được chứng minh là sai, cho nên đã bị gạch bỏ.)
Bởi vì sử liệu triều Minh đã trải qua một lần đại nạn vào thời nhà Thanh(triều đại sau lên nắm quyền cho tiêu hủy các loại văn bản lịch sử của triều đại trước, chuyện thường ngày ở huyện há ┐( ̄ヮ ̄)┌ ), cho nên lúc này điều tra rất khó khăn, rất lâu mà vẫn không có kết quả, về sau lại phải chuyển hướng điều tra mới giải quyết được một vấn đề. Chúng tôi so sánh những đồ vật mang theo tới “Tháp Mộc Đà”, liền phát hiện chủng loại lễ vật cho thấy đây là một quốc gia Tây Vực, hơn nữa số lượng và hình thức tặng phẩm xem ra khá thấp, thế nhưng lừa ngựa lại rất nhiều. Đây thoạt nhìn thì giống như một thương đội chứ không phải là đoàn đặc sứ.
————————-
Ngày 6 tháng Ba năm 1991
Hoàn toàn không có manh mối, điểm đột phá cũng không tìm thấy nữa. Nghiên cứu trì trệ không có tiến bộ, tâm trạng mọi người đều không tốt.
Đây là đoạn thứ nhất, rõ ràng là trước đoạn này hẳn còn phải có nội dung, nhưng đằng trước lại không phát hiện dấu vết của những trang bị xé. Xem ra đây không phải là một cuốn sổ tay đơn độc. Đây là một cuốn trong một bộ sổ tay.
Đoạn thứ nhất miêu tả, trong lúc bọn họ nghiên cứu về Uông Tàng Hải thì phát hiện ra “Tháp Mộc Đà”, sau đó lại nghiên cứu “Tháp Mộc Đà”, cuối cùng nghiên cứu bị ngưng trệ. Quá trình là như vậy. Từ một đoạn nội dung này có thể thấy được rất nhiều điều. Bọn họ đang nghiên cứu bích họa và đồ sứ trong huyệt mộ dưới đáy biển. Hơn nữa, xem ra nghiên cứu còn cực kỳ chính thống và quy củ, là qui trình khảo cổ kinh điển. (Quá trình tra cứu tư liệu kiểu này có vẻ cực kỳ tẻ nhạt, nhưng lại là phương thức nghiên cứu chủ yếu hằng này của người làm công tác khảo cổ. Khảo cổ chính là khai quật – phục chế – tra cứu). Nhưng vào năm chú Ba ra đi thì căn bản không có điều kiện như thế này. Mộ biển của Uông Tàng Hải lớn là thế, chỉ lèo tèo có mỗi vài người như vậy thì biết phải làm bao lâu mới có thể sao chép lại toàn bộ đồ vật trong huyệt mộ đây? Như vậy, bọn họ đã bắt đầu làm công việc này từ lúc nào?
Đây là một manh mối rất lớn. Có điều tôi không có sức nghiền ngẫm, nên lại đọc tiếp. Lúc đó tôi cho rằng đằng sau sẽ là đoạn kế tiếp của quá trình đó, thế nhưng sau đoạn ngày 6 tháng Ba năm 1991 này, lại xuất hiện một hiện tượng khiến tôi nghi hoặc.
Từ sau một đoạn này có khoảng sáu trang nội dung, đều kể về chuyện thu thập tư liệu, phần này sẽ lược bỏ. Tiếp tục giở về phía sau, lại là một đoạn nhật ký công tác, thời gian lại nhảy tới ngày 19 tháng Một năm 1993.
Sau này nhìn lại nội dung ghi chép trong đó, bạn sẽ phát hiện thấy đã có sự khác biệt tương đối lớn so với phần trước. Nội dung đoạn này là vào ngày mười chín tháng Một năm 1993, thẳng đến tận ngày 8 tháng Hai năm 1995, khoảng cách thời gian từng đoạn khá lớn, thế nhưng những thứ được ghi chép lại không nhiều. Nội dung như sau:
Ngày 19 tháng Một năm 1993
Qua lần thảo luận trước, chuyện của Uông Tàng Hải đã rõ ràng hẳn lên. Xem ra việc ông ta tới Tháp Mộc Đà thực sự có liên quan đến sự việc hoàng đế tế bái núi Trường Bạch. Có lẽ ông ta trở về Vân Đỉnh Thiên cung, sau đó mới lên đường đến Tháp Mộc Đà. Tháp Mộc Đà này tất nhiên có liên quan đến tình cảnh trong núi Trường Bạch.
————————-
Ngày 18 tháng Tư năm 1993
Dựa vào bích họa, chúng tôi đã sắp xếp lại ba tuyến đường dẫn đến Vân Đỉnh Thiên Cung. Chúng tôi quyết định trước hết sẽ đi núi Trường Bạch, tìm hiểu đến tận cùng.
————————-
Ngày 30 tháng Năm năm 1993
Tiến vào phạm vi núi Trường Bạch, thời tiết rất tệ.
(Sau đó đại khái có hơn mười trang ghi chép về việc di chuyển trong tuyết như kiểu tiểu thuyết thám hiểm, cũng giống như khi chúng tôi đến Vân Đỉnh Thiên Cung, cho đến tận đoạn tiến vào trong.)
Ngày 15 tháng Sáu năm 1993
Đã mất liên lạc với bọn họ. Hai người chúng tôi tiếp tục tiến lên.
————————-
Ngày 17 tháng Sáu năm 1993
Chúng tôi chạm đích Vân Đỉnh Thiên Cung. Tình hình cực kỳ không ổn, những người khác có khả năng lành ít dữ nhiều. Chúng tôi cũng không có thời gian do dự. Chúng tôi quyết định tiến vào cửa thanh đồng, xem thử bên trong rốt cuộc là chỗ như thế nào.
————————-
Ngày 18 tháng Sáu năm 1993, có vẻ như, tôi đã nhìn thấy Chung Cực!
(Chung cực nghĩa là Tận Cùng)
(Từ đoạn này về sau ở giữa bị ngắt quãng, không có bất cứ nội dung nào. Tiếp theo là đoạn cuối cùng của nhật ký. Hiển nhiên, suốt thời gian một năm rưỡi cô ấy không hề ghi chép thứ gì.)
Điều cuối cùng được viết lại là:
Ngày 8 tháng Hai năm 1995
Chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch tìm kiếm Tháp Mộc Đà. Tất thảy những thứ này rốt cuộc là chuyện gì, tôi nhất định phải làm cho rõ ràng.
Đây là phần thứ hai. Đến đây có tổng cộng khoảng ba mươi trang nội dung. Điều dễ thấy nhất, đó là giữa phần thứ nhất và phần thứ hai có những mấy năm nội dung để trống. Tới phần thứ hai thì nhảy luôn vào hành trình của họ đến Vân Đỉnh Thiên Cung. Đọc đến đây, trong lòng tôi đã làm rõ được một nghi vấn: xem ra tại Vân Đỉnh Thiên Cung, những người chết trong đống vàng có lẽ chính là nhóm người bọn họ. Hơn nữa xem xét đồ vật mà bọn họ mang theo và những gì Văn Cẩm tiết lộ với chúng ta ở đây, thì có lẽ đây cũng chính là nhóm người trước kia ở Tây Sa rồi.
Nói vậy thì dường như bọn họ không hề gặp phải tình cảnh đặc biệt quẫn bách gì khác, hơn nữa hình như sinh hoạt còn khá thoải mái nữa? Có điều mấy chuyện này chỉ là thứ yếu. Điều làm cho tôi khiếp sợ là, hiển nhiên Văn Cẩm cũng đã phát hiện ra cánh cửa thanh đồng kia, hơn nữa cô ấy còn đã đi vào.
“Tôi đã nhìn thấy Chung Cực!” Tôi đọc đến đoạn này liền toát mồ hôi lạnh đầm đìa, lòng tự nhủ đây là ý gì thế này, cái thứ Chung Cực này là biểu thị cho cái gì?
Xem xét thời gian ghi chép thì thấy sau khi cô ấy vào đó, dường như trong suốt một năm rưỡi không hề viết bất cứ cái gì vào trong nhật ký. Chuyện đó không phù hợp với tính cách của cô ấy. Tôi cảm thấy cực kỳ có khả năng là cô ấy đã nhìn thấy cái gì đó đằng sau cánh cửa thanh đồng, cho nên mới quá mức khiếp sợ, không còn đầu óc đâu mà nghĩ đến sổ tay gì hết.
Nhìn chung, cảm giác lớn nhất mà phần thứ hai để lại cho tôi, đó là Tháp Mộc Đà kia có lẽ có liên quan rất chặt chẽ với cánh cửa thanh đồng. Sau khi Văn Cẩm bước vào cửa thanh đồng thì mới nhen nhóm ý định đi tìm kiếm “Tháp Mộc Đà” này.
Tiếp về sau là đoạn thứ ba. Phần này đặc biệt dài, nhưng khoảng cách thời gian rất ngắn, từ ngày 8 tháng Hai năm 1995 đến ngày 8 tháng Sáu năm 1995, trong đó xem ra chỉ có một đoạn là đáng nói.
Ngày tám tháng Hai năm 1995
Căn cứ vào tấm bản đồ long mạch kia, chúng tôi đã có thể xác định được vị trí của Tháp Mộc Đà. Chúng tôi chuẩn bị tiến hành một lần khảo sát, hy vọng là trong lần khảo sát này sẽ có thể phát hiện đáp án của một loạt câu đố kia. Phải nói thật là tôi thực sự không ngờ, đằng sau chuyện này lại có nhiều sự tình đến như vậy. Nếu như thứ tôi chứng kiến sau cánh cửa thanh đồng là thực, thì toàn bộ chuyện này quả thật quá đáng sợ.
Nội dung sau đó kể về hành trình bọn họ đi đến nơi gọi là “Tháp Mộc Đà” kia. Xem miêu tả trong đó thì “Tháp Mộc Đà” hẳn là một ốc đảo trong sa mạc. Văn Cẩm đi theo một đoàn lạc đà, vào năm 1993 thì xuất phát từ Đôn Hoàng, tiến vào Sài Đạt Mộc, bắt đầu chặng đường này.
Bọn họ được một người phụ nữ gọi là Định Chủ Trác Mã dẫn đường, bắt đầu tiến vào sa mạc. Sau đó, ở một núi đá, bọn họ chia tay với người đó, đi vào chỗ gọi là “Tháp Mộc Đà”. Bên trong ốc đảo kia dường như cực kỳ hung hiểm, trên đường đi chết không ít người, còn thấy trên bản đồ hành trình ở sổ tay có rất nhiều ký hiệu nguy hiểm. Cuối cùng, bọn họ tới được Tháp Mộc Đà, có điều cô ấy lại phát sinh mâu thuẫn với một người khác, rốt cuộc chưa đi đến đích đã trở về.
Tôi đọc lướt rất nhanh nội dung này một lần, cũng không xem kỹ. Từ sau những nội dung ấy là khoảng trắng, không còn gì khác. Phần nội dung này có khoảng ba mươi trang, ghi chép cực kỳ kỹ càng, có một lượng lớn bản đồ hành trình cùng với những mô tả về tổn hại của thiết bị và thời tiết các loại.
Trong toàn bộ cuốn sổ tay căn bản không hề viết về việc bọn họ làm thế nào có được các thông tin, hoặc là điều tra như thế nào, cũng không nhắc gì đến việc bọn họ mất tích ở Tây Sa, hay chuyện ở trại an dưỡng này. Tất cả thông tin bên trong đều có liên quan đến “Tháp Mộc Đà” kia, chiếm hết gần một nửa độ dài, toàn là phân tích về những thứ mà Thiết Diện Sinh Uông Tàng Hải để lại, hơn nữa từ đó phát hiện ra phương hướng liên quan đến “Tháp Mộc Đà”. Mà trên hết, điều khiến tôi rất để ý chính là ba đoạn nội dung này rõ ràng đều bị ngắt quãng ở giữa, có cảm giác dường như cuốn sổ tay này từng bị người ta xé ra đóng lại thành quyển mới, hoặc chỉ là bản sao chép.
Tôi dùng sức kéo căng khe hở giữa các trang, phát hiện không hề có bất cứ dấu vết đóng lại hay vết giấy rách nào. Đây là một cuốn sổ tay nguyên vẹn. Như vậy tức là cuốn sổ tay này có thể là một bản Văn Cẩm chép lại. Dường như cô ấy đã chọn một vài nội dung về Tháp Mộc Đà trong sổ gốc, sao chép rồi tập hợp chúng vào một cuốn sổ tay khác.
Tại sao cô ấy phải làm vậy cơ chứ? Đây cũng là một chuyện khó lòng tưởng tượng nổi. Vì sao nhóm người này lại luôn luôn thần thần bí bí như vậy? Không lẽ trong những nội dung khác của sổ tay có những điều cô ấy không muốn để cho người khác biết sao?
Hơn nữa, xem cuốn sổ tay này thì thấy có một cảm giác rất rõ ràng, dường như chính nó muốn tôi biết rằng “Tháp Mộc Đà” này là địa điểm cực kỳ quan trọng, tựa như muốn tôi tìm đến nơi đó.
Nghi vấn trong lòng nhiều không kể xiết, trong một lúc cũng không lần ra được manh mối gì, tôi day day thái dương, lật cuốn sổ tay trở lại, chuẩn bị đọc lại tỉ mỉ từ đầu để còn cẩn thận suy nghĩ xem có rút ra được chút đầu mối gì không. Thế nhưng đúng lúc này cái bật lửa trước mắt lại tối sầm đi. Ngọn lửa đã dần tàn lụi, ánh sáng ảm đạm.
Tôi nhớ ra cái bật lửa này đã dùng một lúc khá lâu rồi, có lẽ là sắp tắt, vì vậy tôi định lôi đống báo chí và cả ngăn kéo ra nhóm lửa, xếp thành một đống lửa luôn, như vậy sẽ không đến mức lát nữa mình phải sờ soạng trong bóng tối khi mà bật lửa không dùng được. Vì vậy tôi cầm cái bật lửa, đứng lên, giãn gân giãn cốt một lát.
Đúng lúc đó, tôi chợt cảm thấy có gì đó rất không hợp lý, trong đây hình như có chỗ nào đó không giống như hồi nãy. Tôi dứt khoát giơ cao bật lửa, định nhìn một chút xem có phải ảo giác hay không. Vụ này không nhìn còn khá, chứ nhìn xong tôi bị dọa thiếu điều chết ngỏm luôn. Chỉ thấy ở cái bàn đối diện không biết từ lúc nào đã xuất hiện một “người”. Người này ngồi trên chiếc ghế tôi vừa ngồi ban nãy, nhìn vào trong cái gương kia, đang chải đầu.
Bình luận facebook