Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Em phải đến Harvard học kinh tế - Chương 04 - Phần 2
NHỮNG NGÀY CHỦ NHẬT VUI VẺ
Tuy ban ngày vẫn luôn ngoan ngoãn, tối về vẫn được nghe mẹ kể chuyện, thế nhưng ngày nào cũng phải theo mẹ đến cơ quan hội họp, đối với một cháu bé mới vừa ba tuổi, cuộc sống thật là buồn chán. Sau sáu ngày hội họp triền miên, sáng sớm ngày chủ nhật, vừa mở mắt dậy, Đình Nhi đã nũng nịu nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay con không đi “chỉnh Đảng” nữa đâu! Mẹ nhé!” – “Ừ!” – tôi nói, “Mấy hôm vừa rồi đi họp với mẹ, con đã rất ngoan, hôm nay mẹ sẽ thưởng cho con, mẹ cho con đi chơi ở ngoại ô thành phố”. Đình Nhi mừng lắm, cháu vùng dậy đi rửa mặt, đánh răng. Ăn điểm tâm xong, Đình Nhi tất bật cùng tôi chuẩn bị đồ đạc đi chơi xa, đồ ăn thức uống và cả mấy quyển truyện tranh, rồi Đình Nhi ngoan ngoãn để tôi bế đặt cháu vào chiếc “chuyên xa” cháu vẫn thường ngồi - một chiếc ghế mây chuyên dùng để lai trẻ con đặt ở phía sau xe đạp, đề phòng Đình Nhi ngồi ở sau xe ngủ gật rồi ngã, tôi đã dùng phương pháp thủ công cắt ngắn chân cái ghế mây, chằng thật chặt lên cái đèo hàng ở phía sau xe, sau khi đặt con ngồi vào đó rồi, tôi lại dùng dây vải quấn chặt con vào ghế.
Đình Nhi biết rằng, mẹ làm như vậy là vì sự an toàn của nó. Để cho Đình Nhi ngay từ nhỏ đã có được một quan niệm về sự an toàn, tôi thường giảng giải cho nó nghe những việc làm của mình để đảm bảo an toàn. Ví dụ như: khi sang đường tại sao lại phải nhìn bên trái trước, rồi nhìn bên phải sau, và phải đi trong vạch sang đường? Qua ngã tư tại sao phải nhớ câu: “Đèn đỏ dừng xe, đèn xanh đi được, đèn vàng chờ một lát”. Đến cửa hàng ăn bình dân tại sao lại phải tự đi lấy bát đũa? Trẻ con tại sao lại không được dẫn đường cho người không quen biết?… Tôi cho rằng trẻ con sống ở thành phố, giáo dục an toàn phải được đặt lên hàng dầu. Chỉ có đảm bảo cho trẻ con thật an toàn, khỏe mạnh thì mới có thể nói đến chuyện giáo dục những cái khác được.
Giáo dục an toàn cho trẻ con, bạn đừng hi vọng chỉ một lần là được, bạn phải làm đi làm lại nhiều lần trong những tình huống cần thiết. Trên đường ra ngoại ô, chúng tôi phải đi qua một ngã tư lớn nhất của thành phố. Năm 1984, Sở Công an Thành Đô, cứ hằng tháng lại dán tại đây một bản thông báo về số lượng người tử thương do tai nạn giao thông. Khi đi qua bản thông báo chứ lớn ấy tôi cố tình dừng lại đọc kĩ bản thông báo cho Đình Nhi nghe, tôi còn nói với cháu: “Những người mẹ có con bị chết vì tai nạn sẽ đau khổ biết chừng nào, và những con người tàn tật kia sẽ sống ra sao?”. Cuối cùng tôi và Đình Nhi cùng cầu mong: những bi kịch đó đừng bao giờ đến với chúng tôi và những người thân của chúng tôi. (Sau này khi có dịp qua ngã tư đó, Đình Nhi lại nhắc tôi hãy chú ý đọc bản thông báo kia, tôi lại nhắc lại cảm xúc và những lời cầu nguyện để khắc sâu ấn tượng cho con. Cách làm này tạo cho con tôi có một khoảng thời gian tốt là luôn tự giác ý thức đến sự an toàn, “bất kể làm việc gì, an toàn vẫn là số một”, đó là nhận thức chung của cả hai mẹ con chúng tôi).
Khi đi qua ngã tư đó rồi, Đình Nhi lại hỏi: “Ở Thành Đô sao lại có nhiều tai nạn xe cộ vậy mẹ? Có nhiều người không sợ tai nạn hay sao?”. Tôi nói với Đình Nhi, tai nạn xe cộ ai mà chẳng sợ, cũng giống như ai cũng sợ bệnh ung thư, thế nhưng rất nhiều người luôn có tâm lý cầu may, luôn tự lừa mình và để lừa người mà cho rằng “vận xấu đó sẽ không rơi vào mình”. Thế là ai cũng thích được khỏe mạnh và an toàn, mà vẫn có người không mau đã trở thành vật hy sinh cho tai nạn giao thông, phạm tội và bệnh tật.
Trong những lời nói trên có một số từ Đình Nhi không hiểu như “tâm lý cầu may, tự lừa mình để lừa người, phạm tội, vật hy sinh”… Cũng giống như khi đọc truyện cho con nghe, tôi vẫn dừng lại giải thích cho con, không bỏ qua, không né tránh. Chắc bạn sẽ nói rằng: “Cháu còn bé như vậy, mà những từ ngữ khó thế, có giải thích cháu cũng không hiểu, không nhớ được, vậy thì giải thích có tác dụng gì?”. Thực ra, Đình Nhi có nhớ được hay không, điều đó không quan trọng, điều cốt yếu là bạn đã biết hành động để giải quyết những vẫn đề khúc mắc. Bản thân việc giải thích từ mới của bạn chính là một bài học dạy cho con bạn về thái độ và phương pháp làm việc. Nếu người lớn trong khi truyền thụ tri thức cho trẻ, gặp những cái khó hoặc những cái còn chưa hiểu rõ lắm mà lại né tránh, bỏ qua thì ở con bạn sẽ hình thành một thói quen xấu là “không chịu đào sâu suy nghĩ”, sau này trong học tập chắc chắn sẽ có những lỗ hổng kiến thức là chuyện bình thường.
Để cho Đình Nhi có được một thói quen tốt là không hiểu phải hỏi ngay, tôi không chỉ luyện cho Đình Nhi hễ gặp một từ mới nào, phải làm cho rõ, mà mỗi khi gặp thứ gì lạ, hoặc một sự việc gì chưa rõ ràng phải lập tức làm cho cháu hiểu. Làm như vậy sẽ tạo cho cháu một thói quen “những điều nhìn thấy phải hiểu rõ”. Nếu gặp một sự việc gì mà tôi chưa rõ lắm tôi sẽ nói với Đình Nhi: “Để mẹ hỏi lại xem, hoặc là để mẹ tra lại trong sách vở”. Những khi đó, Đình Nhi thường nói với tôi: “Con sẽ nhớ để nhắc mẹ đấy”.
Đưa Đình Nhi ra đến ngoại ô, tôi liền đi gửi xe đạp, chuyển sang xe buýt. Chúng tôi có thể đi đến tận các vùng ngoại ô xa mà không bị mệt. Khi trở về Đình Nhi có mệt thì cũng không phải đi bộ, có thể ngủ gật trên chiếc “chuyên xa”, phía sau xe đạp của tôi.
Xư buýt chạy chừng mười lăm phút đến một vùng nông thôn ngoại thành, những thửa mạ non xanh, những luống cải ra hoa vàng rực, cả một bầu không khí trong lành thơm mát đang chờ đợi chúng tôi. Xuống xe, chúng tôi rẽ xuống một con đường nhỏ cạnh dòng sông. Tôi để Đình Nhi tự do chạy nhảy dọc triền đê. Nhìn thấy những bông hoa dại giữa bãi cỏ xanh, Đình Nhi sung sướng chạy lại, hái lấy hái để. Chả mấy chốc cháu đã ôm về một bó hoa lớn đủ màu sắc.
Tôi bắt đầu bài học bằng câu hỏi: “Con có biết các loại hoa này gọi là gì không?”. Có những loài hoa Đình Nhi đã thấy trong sách vở liền nhận ra ngay, có những loài hoa chưa gặp lần nào cháu liền nhờ tôi chỉ bảo. Tôi gọi tên từng loại hoa, sau đó chỉ ra sự khác biệt về màu sắc và hình dáng của các loại hoa đó. Khi nói về hình dáng của hoa, tôi giảng luôn cho Đình Nhi biết cấu tạo mỗi bông hoa, đâu là đài hoa, cánh hoa, đâu là nhụy đực, nhụy cái. Đình Nhi đã hiểu được, và nói lại cho tôi nghe. Khi cho Đình Nhi biết về loài hoa tử vân anh, tiện thể tôi nói về “phân chuồng” và “phân hóa học”. Chỉ cho Đình Nhi thấy những người nông dân đang bón phân ở trên đồng. Đình Nhi thấy những người nông dân đang bón phân ở trên đồng. Đình Nhi bỗng bịt mũi kêu la: “Thối quá!”. Tôi giảng luôn cho Đình Nhi câu ngạn ngữ: “Không có mùi phân bắc, sao có bát cơm thơm”.
Đối với Đình Nhi, ngày chủ nhật đó thực là thích thú, cháu đã học được bao nhiều điều mới lạ. Thời kỳ còn trong nhà trẻ, động lực học tập của trẻ con không phải là những lý tưởng cao cả, những ý chí kiên cường, những niềm say mê cao thượng hoặc một mục đích nào khác. Muốn phát triển trí tuệ cho trẻ, phải dựa vào tính hiếu kỳ và tâm lý thích vui vui của con trẻ. Sau đó, chủ nhật nào tôi cũng dẫn Đình Nhi đi chơi. Và trong những cuộc đùa vui thích thú đó, tôi đã dạy cho Đình Nhi nhiều điều mới lạ. Nhiều gia đình cũng thường xuyên dẫn con đến công viên chơi, nhưng ít người quan tâm đến việc hướng dẫn con hiểu biết thiên nhiên và yêu quý thiên nhiên. Ngoài việc chạy nhảy vui chơi, hít thở không khí trong lành, con cái họ chẳng có được mấy điều thu hoạch. Chơi suốt một ngày, trở về nhà chỉ nói được motọ câu: “Hôm nay em cùng bạn X chơi ở công viên”. Đáng tiếc biết bao!
LỰA CHỌN NHÀ TRẺ TỐT, TỪ BIỆT TRƯỜNG NỘI TRÚ
Hằng ngày phải mang theo Đình Nhi đến cơ quan làm việc, thật vô cùng bận rộn. Sáng sớm, khi tiếng chuông đồng hồ báo thức vang lên, là bắt đầu một cuộc chiến mới, cho đến tận lúc Đình Nhi lên giường ngủ mới tạm coi là kết thúc. Lúc đó tôi mới có thời gian dồn tâm sức vào tập giáo trình đại học. Tiểu Viên, cô bạn hàng xóm, thấy cảnh ngộ của tôi quá vất vả, chị chủ động nhờ cô giáo của nhà trẻ nội trú, nể tình riêng cho Đình Nhi vào lớp học của cô buổi ban ngày. Tôi đang mừng vì từ nay ban ngày hoàn toàn được giải phóng, thì bất ngờ, khoảng gần trưa ngày thứ ba, Đình Nhi gào khóc nằng nặc đòi về nhà. Cô giáo sợ lãnh đạo nhà trẻ phát hiện ra, vội vã bảo Tiểu Viên mang cháu về. Thích đến nỗi đã có lần sơ ý làm “mất lòng” một người hàng xóm. Lần ấy Đình Nhi còn đang ở nhà bà ngoại, cháu đã ngây thơ nói với ông hàng xóm rằng: “Ông Đình ơi! Cháu không thích ông đâu, cháu chỉ thích cô giáo ở nhà trẻ thôi!”.
Nhờ Tiểu Viên xin lỗi cô giáo giúp tôi, và nhắc nhở Đình Nhi kàm như thế là không được. Cháu thẳng thắn nói: “Ở nhà trẻ, cô giáo không dạy hát, không dạy múa, không kể chuyện gì, ngay cả đồ chơi cô cũng không cho chơi, con không đi nhà trẻ ấy đâu!”. Tiểu Viên nói: “Lớp tuổi nhỏ là phải như thế chứ!”. Cô khuyên tôi nên nhờ Hội Văn nghệ liên hệ cho Đình Nhi được chính thức vào nhà trẻ đó. Phòng Tổ chức của Hội Văn nghệ tỉnh cũng đồng ý cho tôi một chỉ tiêu được cho con vào nhà trẻ nội trú, họ đang chờ tôi trả lời.
Thái độ bất bình thường của Đình Nhi làm tôi nhận ra cái nhà trẻ đó chỉ là loại nhà trẻ kiểu cũ, “đơn thuần là bảo mẫu và giữ trẻ”. Trẻ con ở đó chẳng được học cái gì. Nó không giống như nhà trẻ số 3 mà một đồng nghiệp của tôi đã giới thiệu. Ở đó họ thực hiện một chế độ giáo dục đổi mới, các loại đồ chơi nhằm phát triển trí lực của trẻ con được bày sẵn trên bàn, cháu nào thích chơi thứ gì, tự do lựa chọn, chỉ có điều chơi xong phải trả lại nguyên chỗ cũ.
Tôi cũng đã một vài lần đưa Đình Nhi đến Nhà trẻ số 3 đó tham quan, cháu rất thích. Song muốn vào được nhà trẻ kiểu mẫu đó, còn phải chờ đợi thêm mấy tháng nữa. Chọn được nhà trẻ ưng ý rồi, dù có chờ đến ba năm nữa vẫn cứ chờ.
Tôi nghĩ rằng, đừng nói đến loại nhà trẻ không coi trọng phát triển trí lực cho trẻ con, ngay cả các nhà trẻ rất coi trọng điều đó, thì tất cả các loại nhà trẻ nội trú không bao giờ tôi gửi con vào. Bởi vì, trẻ con dưới 6 tuổi rất cần sự giáo dục riêng lẻ của gia đình. Ở chúng, sự chú ý rất hay bị phân tán, tình cảm không ổn định, ý chí rất mỏng manh, không thích hợp với việc lấy giáo dục tập thể làm chính. Chúng không thể tách rời sự gần gũi âu yếm của cha mẹ, chúng rất cần tình cảm gia đình; sự bắt chước lời nói, sự phát triển hành động, sự hình thành tính cách của trẻ… không thể tách rời sự giáo dục riêng lẻ của cha mẹ. Nếu hằng ngày không có được sự giáo dục riêng lẻ của gia đình, thì đã làm mất đi môi trường và động lực chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển cả tâm, sinh lý cho trẻ con. Để cho Đình Nhi hằng ngày đều được thưởng thức “món ăn tinh thần” của gia đình, tôi không gửi Đình Nhi vào Nhà trẻ nội trú.
Như vậy, Đình Nhi chỉ còn cách ngày ngày theo mẹ đi “chỉnh Đảng” mà thôi. Ít lâu sau tôi đọc được hai mẩu tin quan trọng trên báo chí. Một là, Nhà hát kịch Thượng Hải có chiêu sinh một lớp chuyên tu về lý luận hý kịch, tháng 5 này sẽ tổ chức thi, thời gian học 2 năm, chủ nhiệm lớp là ông Dư Thu Vũ. Tin thứ hai: có một phụ nữ chờ việc ở Thành Đô, thành lập một nhà trẻ tư nhân, điều kiện ở đó tuy còn thô sơ, cô giáo lại chỉ có một mình là bà chủ đó, thế nhưng lại gần 10 đứa trẻ ở đó lại đang vui đùa rất vui vẻ, học phí lại không đắt lắm. Và điều quan trọng hơn là ngay ngày mai có thể cho con nhập học. Thế là tôi liền nộp học phí cho Đình Nhi. Về đến cơ quan tôi vội vã tìm gặp Tổng biên tập Lý Lũy, hi vọng lãnh đạo sẽ cho phép tôi nghỉ công tác, có thời gian ôn luyện văn hóa để thi vào lớp đại học chuyên tu do thầy Dư Thu Vũ làm chủ nhiệm.
Tổng biên tập Lý Lũy là một người luôn coi trọng việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, ông không chỉ đồng ý cho Ban biên tập chi khoản chi phí cho tôi đi học, mà còn làm công văn báo cáo với Đảng ủy cơ quan phê chuẩn kế hoạch học tập của tôi. Tôi đã không phụ công lao của đồng nghiệp, trong cuộc đua tranh kịch liệt giữa các cán bộ chuyên ngành trong toàn quốc, tôi đã vượt qua được tất cả các cuộc thi văn hoá, thi chuyên ngành và thi năng khiếu. Tôi tự cảm thấy cũng không đến nỗi nào. Ngoài ra, tôi còn làm việc với Nhà hát kịch Thượng Hải và Xưởng phim Thượng Hải, chuẩn bị một số đề tài cho Ban biên tập chúng tôi. Xong xuôi công việc tôi mới trở về Thành Đô chờ kết quả.
Trong thời gian lên Thượng Hải dự thi, tôi gửi Đình Nhi tại nhà trẻ tư nhân mà tôi vừa kể. Để Đình Nhi được quan tâm chăm sóc tốt hơn trong 20 ngày tôi xa nhà lên Thượng Hải, tôi đã nộp lệ phí luôn cả tháng. Vợ chồng bà chủ động viên tôi cứ yên tâm đi công tác. Khi tôi trở về đến đón Đình Nhi, thấy cháu gầy rộc đi, không còn nhận ra cháu nữa. Chiếc khăn mặt mới tinh giờ bẩn thỉu như giẻ lau nhà. Những điều tồi tệ ấy tôi cũng đã lường trước, nhưng khi Đình Nhi cúi nhặt những hột cơm vãi ở dưới nền nhà cho vào miệng, và nhất là khi tắm cho cháu, thây gân cốt lộ ra. Tôi thương cháu như đứt từng khúc ruột.
Đến nay tôi vẫn chưa hiểu nổi trong 20 ngày xa mẹ, cháu bị đày đọa như thế nào, tôi cũng không muốn trực tiếp hỏi cái người đã xử tệ với cháu. Tôi không bao giờ bước chân đến cái gọi là trẻ kinh khủng đó một lần nữa. Trong cuốn “Nhật ký dạy con”, ngay sau ngày từ Hồ Bắc trở về, tôi đã viết:
Sau 20 ngày xa cách, trí nhớ của Đình Nhi đã suy giảm quá nhiều, hầu như con không còn nhớ gì về bà ngoại và các cậu của nó, những bài thơ Đường trước đây con thường đọc thuộc lòng nay đều không nhớ nữa, những thói quen tốt đẹp mà tôi đã dày công rèn giũa tạo nên nay đều mất hết, như thói quen giữ vệ sinh, thói quen khi ăn uống. Về tính cách cũng có nhiều thay đổi, không còn ngây thơ hoạt bát như trước đây; tính hồ nghi, bụng dạ hẹp hòi ngày càng thể hiện rõ hơn. Giờ đây con hay chấp nhặt, hay cáu bẳn, hay gào khóc, khát khao được âu yếm nuông chiều. Khuôn mặt gầy tọp đi, những vết muỗi cắn đỏ hằn từng mảng. Tôi đã mất nhiều công sức để uốn nắn lại tính tình và thói quen của con, cốt sao cho tâm hồn và cả thể xác của con được lành mạnh như trước đây. Tôi đã phải thuê cả một cô giúp việc chăm sóc con. Một tháng sau, Đình Nhi trở lại bình thường. Lúc bấy giờ tôi rất lo, những gì đã xảy ra trong 20 ngày qua sẽ để lại những ảnh hưởng không tốt đối với cháu sau này, tôi luôn để tâm theo dõi. Giờ đây (2 tháng đã trôi qua), tôi thấy hầu như hậu quả không có gì ghê gớm lắm.
Thời gian đó, cha mẹ tôi mỗi tháng đã cố dành dụm lấy 10 đồng giúp đỡ tôi một nửa tiền công thuê người trông nom cháu. Khoản trợ cấp đó kéo dài cho đến lúc Đình Nhi chính thức được nhận vào Nhà trẻ số 3.
Tuy ban ngày vẫn luôn ngoan ngoãn, tối về vẫn được nghe mẹ kể chuyện, thế nhưng ngày nào cũng phải theo mẹ đến cơ quan hội họp, đối với một cháu bé mới vừa ba tuổi, cuộc sống thật là buồn chán. Sau sáu ngày hội họp triền miên, sáng sớm ngày chủ nhật, vừa mở mắt dậy, Đình Nhi đã nũng nịu nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay con không đi “chỉnh Đảng” nữa đâu! Mẹ nhé!” – “Ừ!” – tôi nói, “Mấy hôm vừa rồi đi họp với mẹ, con đã rất ngoan, hôm nay mẹ sẽ thưởng cho con, mẹ cho con đi chơi ở ngoại ô thành phố”. Đình Nhi mừng lắm, cháu vùng dậy đi rửa mặt, đánh răng. Ăn điểm tâm xong, Đình Nhi tất bật cùng tôi chuẩn bị đồ đạc đi chơi xa, đồ ăn thức uống và cả mấy quyển truyện tranh, rồi Đình Nhi ngoan ngoãn để tôi bế đặt cháu vào chiếc “chuyên xa” cháu vẫn thường ngồi - một chiếc ghế mây chuyên dùng để lai trẻ con đặt ở phía sau xe đạp, đề phòng Đình Nhi ngồi ở sau xe ngủ gật rồi ngã, tôi đã dùng phương pháp thủ công cắt ngắn chân cái ghế mây, chằng thật chặt lên cái đèo hàng ở phía sau xe, sau khi đặt con ngồi vào đó rồi, tôi lại dùng dây vải quấn chặt con vào ghế.
Đình Nhi biết rằng, mẹ làm như vậy là vì sự an toàn của nó. Để cho Đình Nhi ngay từ nhỏ đã có được một quan niệm về sự an toàn, tôi thường giảng giải cho nó nghe những việc làm của mình để đảm bảo an toàn. Ví dụ như: khi sang đường tại sao lại phải nhìn bên trái trước, rồi nhìn bên phải sau, và phải đi trong vạch sang đường? Qua ngã tư tại sao phải nhớ câu: “Đèn đỏ dừng xe, đèn xanh đi được, đèn vàng chờ một lát”. Đến cửa hàng ăn bình dân tại sao lại phải tự đi lấy bát đũa? Trẻ con tại sao lại không được dẫn đường cho người không quen biết?… Tôi cho rằng trẻ con sống ở thành phố, giáo dục an toàn phải được đặt lên hàng dầu. Chỉ có đảm bảo cho trẻ con thật an toàn, khỏe mạnh thì mới có thể nói đến chuyện giáo dục những cái khác được.
Giáo dục an toàn cho trẻ con, bạn đừng hi vọng chỉ một lần là được, bạn phải làm đi làm lại nhiều lần trong những tình huống cần thiết. Trên đường ra ngoại ô, chúng tôi phải đi qua một ngã tư lớn nhất của thành phố. Năm 1984, Sở Công an Thành Đô, cứ hằng tháng lại dán tại đây một bản thông báo về số lượng người tử thương do tai nạn giao thông. Khi đi qua bản thông báo chứ lớn ấy tôi cố tình dừng lại đọc kĩ bản thông báo cho Đình Nhi nghe, tôi còn nói với cháu: “Những người mẹ có con bị chết vì tai nạn sẽ đau khổ biết chừng nào, và những con người tàn tật kia sẽ sống ra sao?”. Cuối cùng tôi và Đình Nhi cùng cầu mong: những bi kịch đó đừng bao giờ đến với chúng tôi và những người thân của chúng tôi. (Sau này khi có dịp qua ngã tư đó, Đình Nhi lại nhắc tôi hãy chú ý đọc bản thông báo kia, tôi lại nhắc lại cảm xúc và những lời cầu nguyện để khắc sâu ấn tượng cho con. Cách làm này tạo cho con tôi có một khoảng thời gian tốt là luôn tự giác ý thức đến sự an toàn, “bất kể làm việc gì, an toàn vẫn là số một”, đó là nhận thức chung của cả hai mẹ con chúng tôi).
Khi đi qua ngã tư đó rồi, Đình Nhi lại hỏi: “Ở Thành Đô sao lại có nhiều tai nạn xe cộ vậy mẹ? Có nhiều người không sợ tai nạn hay sao?”. Tôi nói với Đình Nhi, tai nạn xe cộ ai mà chẳng sợ, cũng giống như ai cũng sợ bệnh ung thư, thế nhưng rất nhiều người luôn có tâm lý cầu may, luôn tự lừa mình và để lừa người mà cho rằng “vận xấu đó sẽ không rơi vào mình”. Thế là ai cũng thích được khỏe mạnh và an toàn, mà vẫn có người không mau đã trở thành vật hy sinh cho tai nạn giao thông, phạm tội và bệnh tật.
Trong những lời nói trên có một số từ Đình Nhi không hiểu như “tâm lý cầu may, tự lừa mình để lừa người, phạm tội, vật hy sinh”… Cũng giống như khi đọc truyện cho con nghe, tôi vẫn dừng lại giải thích cho con, không bỏ qua, không né tránh. Chắc bạn sẽ nói rằng: “Cháu còn bé như vậy, mà những từ ngữ khó thế, có giải thích cháu cũng không hiểu, không nhớ được, vậy thì giải thích có tác dụng gì?”. Thực ra, Đình Nhi có nhớ được hay không, điều đó không quan trọng, điều cốt yếu là bạn đã biết hành động để giải quyết những vẫn đề khúc mắc. Bản thân việc giải thích từ mới của bạn chính là một bài học dạy cho con bạn về thái độ và phương pháp làm việc. Nếu người lớn trong khi truyền thụ tri thức cho trẻ, gặp những cái khó hoặc những cái còn chưa hiểu rõ lắm mà lại né tránh, bỏ qua thì ở con bạn sẽ hình thành một thói quen xấu là “không chịu đào sâu suy nghĩ”, sau này trong học tập chắc chắn sẽ có những lỗ hổng kiến thức là chuyện bình thường.
Để cho Đình Nhi có được một thói quen tốt là không hiểu phải hỏi ngay, tôi không chỉ luyện cho Đình Nhi hễ gặp một từ mới nào, phải làm cho rõ, mà mỗi khi gặp thứ gì lạ, hoặc một sự việc gì chưa rõ ràng phải lập tức làm cho cháu hiểu. Làm như vậy sẽ tạo cho cháu một thói quen “những điều nhìn thấy phải hiểu rõ”. Nếu gặp một sự việc gì mà tôi chưa rõ lắm tôi sẽ nói với Đình Nhi: “Để mẹ hỏi lại xem, hoặc là để mẹ tra lại trong sách vở”. Những khi đó, Đình Nhi thường nói với tôi: “Con sẽ nhớ để nhắc mẹ đấy”.
Đưa Đình Nhi ra đến ngoại ô, tôi liền đi gửi xe đạp, chuyển sang xe buýt. Chúng tôi có thể đi đến tận các vùng ngoại ô xa mà không bị mệt. Khi trở về Đình Nhi có mệt thì cũng không phải đi bộ, có thể ngủ gật trên chiếc “chuyên xa”, phía sau xe đạp của tôi.
Xư buýt chạy chừng mười lăm phút đến một vùng nông thôn ngoại thành, những thửa mạ non xanh, những luống cải ra hoa vàng rực, cả một bầu không khí trong lành thơm mát đang chờ đợi chúng tôi. Xuống xe, chúng tôi rẽ xuống một con đường nhỏ cạnh dòng sông. Tôi để Đình Nhi tự do chạy nhảy dọc triền đê. Nhìn thấy những bông hoa dại giữa bãi cỏ xanh, Đình Nhi sung sướng chạy lại, hái lấy hái để. Chả mấy chốc cháu đã ôm về một bó hoa lớn đủ màu sắc.
Tôi bắt đầu bài học bằng câu hỏi: “Con có biết các loại hoa này gọi là gì không?”. Có những loài hoa Đình Nhi đã thấy trong sách vở liền nhận ra ngay, có những loài hoa chưa gặp lần nào cháu liền nhờ tôi chỉ bảo. Tôi gọi tên từng loại hoa, sau đó chỉ ra sự khác biệt về màu sắc và hình dáng của các loại hoa đó. Khi nói về hình dáng của hoa, tôi giảng luôn cho Đình Nhi biết cấu tạo mỗi bông hoa, đâu là đài hoa, cánh hoa, đâu là nhụy đực, nhụy cái. Đình Nhi đã hiểu được, và nói lại cho tôi nghe. Khi cho Đình Nhi biết về loài hoa tử vân anh, tiện thể tôi nói về “phân chuồng” và “phân hóa học”. Chỉ cho Đình Nhi thấy những người nông dân đang bón phân ở trên đồng. Đình Nhi thấy những người nông dân đang bón phân ở trên đồng. Đình Nhi bỗng bịt mũi kêu la: “Thối quá!”. Tôi giảng luôn cho Đình Nhi câu ngạn ngữ: “Không có mùi phân bắc, sao có bát cơm thơm”.
Đối với Đình Nhi, ngày chủ nhật đó thực là thích thú, cháu đã học được bao nhiều điều mới lạ. Thời kỳ còn trong nhà trẻ, động lực học tập của trẻ con không phải là những lý tưởng cao cả, những ý chí kiên cường, những niềm say mê cao thượng hoặc một mục đích nào khác. Muốn phát triển trí tuệ cho trẻ, phải dựa vào tính hiếu kỳ và tâm lý thích vui vui của con trẻ. Sau đó, chủ nhật nào tôi cũng dẫn Đình Nhi đi chơi. Và trong những cuộc đùa vui thích thú đó, tôi đã dạy cho Đình Nhi nhiều điều mới lạ. Nhiều gia đình cũng thường xuyên dẫn con đến công viên chơi, nhưng ít người quan tâm đến việc hướng dẫn con hiểu biết thiên nhiên và yêu quý thiên nhiên. Ngoài việc chạy nhảy vui chơi, hít thở không khí trong lành, con cái họ chẳng có được mấy điều thu hoạch. Chơi suốt một ngày, trở về nhà chỉ nói được motọ câu: “Hôm nay em cùng bạn X chơi ở công viên”. Đáng tiếc biết bao!
LỰA CHỌN NHÀ TRẺ TỐT, TỪ BIỆT TRƯỜNG NỘI TRÚ
Hằng ngày phải mang theo Đình Nhi đến cơ quan làm việc, thật vô cùng bận rộn. Sáng sớm, khi tiếng chuông đồng hồ báo thức vang lên, là bắt đầu một cuộc chiến mới, cho đến tận lúc Đình Nhi lên giường ngủ mới tạm coi là kết thúc. Lúc đó tôi mới có thời gian dồn tâm sức vào tập giáo trình đại học. Tiểu Viên, cô bạn hàng xóm, thấy cảnh ngộ của tôi quá vất vả, chị chủ động nhờ cô giáo của nhà trẻ nội trú, nể tình riêng cho Đình Nhi vào lớp học của cô buổi ban ngày. Tôi đang mừng vì từ nay ban ngày hoàn toàn được giải phóng, thì bất ngờ, khoảng gần trưa ngày thứ ba, Đình Nhi gào khóc nằng nặc đòi về nhà. Cô giáo sợ lãnh đạo nhà trẻ phát hiện ra, vội vã bảo Tiểu Viên mang cháu về. Thích đến nỗi đã có lần sơ ý làm “mất lòng” một người hàng xóm. Lần ấy Đình Nhi còn đang ở nhà bà ngoại, cháu đã ngây thơ nói với ông hàng xóm rằng: “Ông Đình ơi! Cháu không thích ông đâu, cháu chỉ thích cô giáo ở nhà trẻ thôi!”.
Nhờ Tiểu Viên xin lỗi cô giáo giúp tôi, và nhắc nhở Đình Nhi kàm như thế là không được. Cháu thẳng thắn nói: “Ở nhà trẻ, cô giáo không dạy hát, không dạy múa, không kể chuyện gì, ngay cả đồ chơi cô cũng không cho chơi, con không đi nhà trẻ ấy đâu!”. Tiểu Viên nói: “Lớp tuổi nhỏ là phải như thế chứ!”. Cô khuyên tôi nên nhờ Hội Văn nghệ liên hệ cho Đình Nhi được chính thức vào nhà trẻ đó. Phòng Tổ chức của Hội Văn nghệ tỉnh cũng đồng ý cho tôi một chỉ tiêu được cho con vào nhà trẻ nội trú, họ đang chờ tôi trả lời.
Thái độ bất bình thường của Đình Nhi làm tôi nhận ra cái nhà trẻ đó chỉ là loại nhà trẻ kiểu cũ, “đơn thuần là bảo mẫu và giữ trẻ”. Trẻ con ở đó chẳng được học cái gì. Nó không giống như nhà trẻ số 3 mà một đồng nghiệp của tôi đã giới thiệu. Ở đó họ thực hiện một chế độ giáo dục đổi mới, các loại đồ chơi nhằm phát triển trí lực của trẻ con được bày sẵn trên bàn, cháu nào thích chơi thứ gì, tự do lựa chọn, chỉ có điều chơi xong phải trả lại nguyên chỗ cũ.
Tôi cũng đã một vài lần đưa Đình Nhi đến Nhà trẻ số 3 đó tham quan, cháu rất thích. Song muốn vào được nhà trẻ kiểu mẫu đó, còn phải chờ đợi thêm mấy tháng nữa. Chọn được nhà trẻ ưng ý rồi, dù có chờ đến ba năm nữa vẫn cứ chờ.
Tôi nghĩ rằng, đừng nói đến loại nhà trẻ không coi trọng phát triển trí lực cho trẻ con, ngay cả các nhà trẻ rất coi trọng điều đó, thì tất cả các loại nhà trẻ nội trú không bao giờ tôi gửi con vào. Bởi vì, trẻ con dưới 6 tuổi rất cần sự giáo dục riêng lẻ của gia đình. Ở chúng, sự chú ý rất hay bị phân tán, tình cảm không ổn định, ý chí rất mỏng manh, không thích hợp với việc lấy giáo dục tập thể làm chính. Chúng không thể tách rời sự gần gũi âu yếm của cha mẹ, chúng rất cần tình cảm gia đình; sự bắt chước lời nói, sự phát triển hành động, sự hình thành tính cách của trẻ… không thể tách rời sự giáo dục riêng lẻ của cha mẹ. Nếu hằng ngày không có được sự giáo dục riêng lẻ của gia đình, thì đã làm mất đi môi trường và động lực chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển cả tâm, sinh lý cho trẻ con. Để cho Đình Nhi hằng ngày đều được thưởng thức “món ăn tinh thần” của gia đình, tôi không gửi Đình Nhi vào Nhà trẻ nội trú.
Như vậy, Đình Nhi chỉ còn cách ngày ngày theo mẹ đi “chỉnh Đảng” mà thôi. Ít lâu sau tôi đọc được hai mẩu tin quan trọng trên báo chí. Một là, Nhà hát kịch Thượng Hải có chiêu sinh một lớp chuyên tu về lý luận hý kịch, tháng 5 này sẽ tổ chức thi, thời gian học 2 năm, chủ nhiệm lớp là ông Dư Thu Vũ. Tin thứ hai: có một phụ nữ chờ việc ở Thành Đô, thành lập một nhà trẻ tư nhân, điều kiện ở đó tuy còn thô sơ, cô giáo lại chỉ có một mình là bà chủ đó, thế nhưng lại gần 10 đứa trẻ ở đó lại đang vui đùa rất vui vẻ, học phí lại không đắt lắm. Và điều quan trọng hơn là ngay ngày mai có thể cho con nhập học. Thế là tôi liền nộp học phí cho Đình Nhi. Về đến cơ quan tôi vội vã tìm gặp Tổng biên tập Lý Lũy, hi vọng lãnh đạo sẽ cho phép tôi nghỉ công tác, có thời gian ôn luyện văn hóa để thi vào lớp đại học chuyên tu do thầy Dư Thu Vũ làm chủ nhiệm.
Tổng biên tập Lý Lũy là một người luôn coi trọng việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, ông không chỉ đồng ý cho Ban biên tập chi khoản chi phí cho tôi đi học, mà còn làm công văn báo cáo với Đảng ủy cơ quan phê chuẩn kế hoạch học tập của tôi. Tôi đã không phụ công lao của đồng nghiệp, trong cuộc đua tranh kịch liệt giữa các cán bộ chuyên ngành trong toàn quốc, tôi đã vượt qua được tất cả các cuộc thi văn hoá, thi chuyên ngành và thi năng khiếu. Tôi tự cảm thấy cũng không đến nỗi nào. Ngoài ra, tôi còn làm việc với Nhà hát kịch Thượng Hải và Xưởng phim Thượng Hải, chuẩn bị một số đề tài cho Ban biên tập chúng tôi. Xong xuôi công việc tôi mới trở về Thành Đô chờ kết quả.
Trong thời gian lên Thượng Hải dự thi, tôi gửi Đình Nhi tại nhà trẻ tư nhân mà tôi vừa kể. Để Đình Nhi được quan tâm chăm sóc tốt hơn trong 20 ngày tôi xa nhà lên Thượng Hải, tôi đã nộp lệ phí luôn cả tháng. Vợ chồng bà chủ động viên tôi cứ yên tâm đi công tác. Khi tôi trở về đến đón Đình Nhi, thấy cháu gầy rộc đi, không còn nhận ra cháu nữa. Chiếc khăn mặt mới tinh giờ bẩn thỉu như giẻ lau nhà. Những điều tồi tệ ấy tôi cũng đã lường trước, nhưng khi Đình Nhi cúi nhặt những hột cơm vãi ở dưới nền nhà cho vào miệng, và nhất là khi tắm cho cháu, thây gân cốt lộ ra. Tôi thương cháu như đứt từng khúc ruột.
Đến nay tôi vẫn chưa hiểu nổi trong 20 ngày xa mẹ, cháu bị đày đọa như thế nào, tôi cũng không muốn trực tiếp hỏi cái người đã xử tệ với cháu. Tôi không bao giờ bước chân đến cái gọi là trẻ kinh khủng đó một lần nữa. Trong cuốn “Nhật ký dạy con”, ngay sau ngày từ Hồ Bắc trở về, tôi đã viết:
Sau 20 ngày xa cách, trí nhớ của Đình Nhi đã suy giảm quá nhiều, hầu như con không còn nhớ gì về bà ngoại và các cậu của nó, những bài thơ Đường trước đây con thường đọc thuộc lòng nay đều không nhớ nữa, những thói quen tốt đẹp mà tôi đã dày công rèn giũa tạo nên nay đều mất hết, như thói quen giữ vệ sinh, thói quen khi ăn uống. Về tính cách cũng có nhiều thay đổi, không còn ngây thơ hoạt bát như trước đây; tính hồ nghi, bụng dạ hẹp hòi ngày càng thể hiện rõ hơn. Giờ đây con hay chấp nhặt, hay cáu bẳn, hay gào khóc, khát khao được âu yếm nuông chiều. Khuôn mặt gầy tọp đi, những vết muỗi cắn đỏ hằn từng mảng. Tôi đã mất nhiều công sức để uốn nắn lại tính tình và thói quen của con, cốt sao cho tâm hồn và cả thể xác của con được lành mạnh như trước đây. Tôi đã phải thuê cả một cô giúp việc chăm sóc con. Một tháng sau, Đình Nhi trở lại bình thường. Lúc bấy giờ tôi rất lo, những gì đã xảy ra trong 20 ngày qua sẽ để lại những ảnh hưởng không tốt đối với cháu sau này, tôi luôn để tâm theo dõi. Giờ đây (2 tháng đã trôi qua), tôi thấy hầu như hậu quả không có gì ghê gớm lắm.
Thời gian đó, cha mẹ tôi mỗi tháng đã cố dành dụm lấy 10 đồng giúp đỡ tôi một nửa tiền công thuê người trông nom cháu. Khoản trợ cấp đó kéo dài cho đến lúc Đình Nhi chính thức được nhận vào Nhà trẻ số 3.
Bình luận facebook