Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Em phải đến Harvard học kinh tế - Chương 03 - Phần 2
CẢ NHÀ ĐỒNG TÂM NUÔI DẠY “BÉ BÉO”
Thời kỳ năm 1983, ly hôn còn là một việc động trời và được coi là trái với tập tục, những người thân của tôi đều cho rằng Đình Nhi quá bất hạnh, nên càng thương cháu. Tết đến, bác dâu về nhà chồng ăn Tết đã mua cho Đình Nhi mấy bộ quần áo mới. Đan Lệ, vợ chưa cưới của cậu Vệ Trung, cũng vội đan cho Đình Nhi chiếc áo len.
Thời kỳ đó, thịt, trứng, rau quả đều khó khăn không phải mua là có ngay được. May mà cậu Vệ Trung có mấy người quen là lái xe, nên thường giúp mua sắm, đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng theo định lượng cho Đình Nhi: mỗi ngày nửa cân (0,25 lít) sữa, một quả trứng hoặc là hai bìa đậu phụ, một lạng (0,05 kg) thịt nạc hoặc cá, sau giấc ngủ trưa còn có hoa quả. Cách ăn cũng theo yêu cầu của tôi: mỗi bữa trước tiên cho cháu ăn hết lòng trắng trứng, sau đó cho cháu ăn cơm và rau, giữa hai bữa vẫn định kỳ uống nước, không cho cháu ăn linh tinh. Phương pháp này khiến Đình Nhi phát triển rất chắc mà không bị béo phì. Cậu viết trong thư nói:
… Cháu rất thích ăn nội tạng động vật như dạ dày, gan, bầu dục. Cháu nói là cháu là “bé bị thịt”. Cháu đặc biệt thích ăn cá. Ở đây có rất nhiều loại thức ăn để thay đổi món, hiện nay có lươn ếch.v.v… Chúng em thường chế biến thay đổi để cháu không bị chán.
Đình Nhi vừa tròn 2 tuổi đã có tính tự giác cao, rửa mặt cũng đòi tự mình làm, mọi sự việc bất kể có làm được hay không nhưng đều đòi tự làm. Để giáo dục tính độc lập của cháu, bà ngoại cũng ra sức thỏa mãn nhu cầu của Đình Nhi. Nhưng Đình Nhi vẫn còn là đứa trẻ chưa hiểu nhiều sự việc, trước ngày sinh nhật không lâu còn làm một chuyện ngốc nghếch: Cháu nhìn thấy trong ti vi cảnh vận động viên nhảy cầu từ trên cao xuống, liền đem chiếc ô tô đồ chơi mà cậu mua cho ném từ trên tầng ba xuống, nói rằng: “Để cho ô tô bơi!”. Có khi vì sợ Đình Nhi bị bỏng lửa, bỏng nước nóng, bà ngoại đành phải để cho cháu khóc vài tiếng.
Trong mắt của bà ngoại “khuyết điểm” phải nhắc đến nhất đó là Đình Nhi thường có những hành vi tấn công như đánh, mắng những người lạ (đều là người quen của bà ngoại và cậu) đến hỏi han, xoa đầu cháu. Tôi đoán đó là nỗi sợ tái diễn cảnh tượng đau khổ “xuất hiện người lạ là mất đi người thân và mất đi cảm giác an toàn” từ đó mà áp dụng “biện pháp tự vệ”. Để sửa đổi thói quen này cho Đình Nhi, ngoài việc dạy cho cháu nhận biết những sự vật mới, bà ngoại còn trọng điểm tiến hành giáo dục đạo đức, lễ phép cho Đình Nhi, không cho phép cháu đánh, mắng chửi người khác, gặp người khác phải chào hỏi như: chào ông, chào bà, chào chú. Không lâu bà ngoại đã giành được những kết quả khả quan.
… Những khi nhà không có khách, mẹ thường giảng cho cháu hiểu đạo lý, dạy cho cháu phải biết yêu mến, nhiệt tình đối với người khác, cháu đã biết tiếp thu. Như gần đây có ông Tề (nhạc phụ tương lai của cậu Vệ Trung) đến, cháu rất nhiệt tình chào ông, lại còn lấy thuốc cho ông, sau đó đem gói thuốc bỏ vào trong túi ông. Cháu biết mời ông uống trà, chủ động đặt cái ghế con trước tủ đựng đồ ăn sau đó tự trèo lên ghế lấy lạc và dưa đến đặt bên cạnh ông, mời ông ăn.
Cậu Vệ Trung còn tả tỉ mỉ những tiến triển mới về mặt năng lực biểu đạt và năng lực quan sát khi Đình Nhi được 2 năm 2 tháng.
… Ngày 29 tháng 5, em đưa Đình Nhi đến công viên Trung Sơn chơi nửa ngày. Khi mua vé vào cổng, Đình Nhi nói: “Cậu vào mua vé, cháu ở ngoài đợi cậu”. Khi vào trong công viên cháu nhìn thấy người khác bơi thuyền bèn nói: “Đợi cô Đan Lệ đến, chúng ta cùng bơi thuyền, nếu chỉ có hai cậu cháu thì không bơi. Có cô Đan Lệ đến vui hơn nhiều”. Những lời đó đều do tự Đình Nhi nói ra. Hôm đó em không muốn cho cháu đi bơi thuyền, một là thời gian gấp gáp, hai là vì chỉ có mình em, không có người trông nom cháu ngộ nhỡ gặp nguy hiểm, nên chuyện bơi thuyền phải dẹp sang một bên. Sau đó hai cậu cháu đến khu động vật. Hôm ấy thời tiết tốt nên mọi chim sẻ đều hót líu lo. Đình Nhi vui vẻ nói: “Ở nhà ta cũng có con chim đang hót (chỉ trong sách)”. Khi nhìn thấy báo biển, mọi người đều nói có hai con, nhưng Đình Nhi chỉ nói có một con thôi, nói đã bơi ngược lại. Thực tế, đích thực chỉ có một con báo biển, nó lúc bơi thẳng, lúc bơi ngược lại …
Khi Đình Nhi được 2 năm 3 tháng, để nâng cao cảm hứng đọc thuộc thơ của cháu, bà ngoại đã chọn một số bài thơ cổ có vẽ những cảnh rất đẹp, minh hoạ. Có cả bài thơ đếm số rất hay: “Một hai đi ba dặm, khói bếp bốn năm nhà, đình dài bảy tám chiếc, tám chín mười nhành hoa”. Bà ngoại viết thư nói:
… Đình Nhi thích đọc nhất câu thơ “Sàng tiền minh nguyệt quang (Ánh trăng sáng trước giường)” của Lý Bạch. Có lúc đọc đến câu: “Đê đầu tư cố hương (Cúi đầu nhớ cố hương)”, Đình Nhi bèn hỏi: “Quê hương của cháu ở Thành Đô, quê hương của bà ở đâu?”.
Ngoài ra, bà ngoại còn thông báo cho tôi biết “động hướng mới” của Đình Nhi: học chữ và bắt chước chị ở nhà đối diện vẽ.
… Cháu vừa vẽ vừa nói: “Em vẽ một quả cầu và vẽ một chiếc thuyền”. Sau đó cháu vừa vẽ lại vừa nói: “Đây là tượng trưng cho nước”. Mỗi lần vẽ cháu đều nói: “Vẽ xong gửi cho mẹ, mẹ sẽ rất vui mừng”.
Cùng với sự chuyển dịch của thời gian, tình cảm của Đình Nhi đối với bà ngoại, đối với cậu ruột ngày càng sâu sắc. Bà ngoại và cậu vẫn sống như trước đây, có một vai trò thúc đẩy sự phát triển trí lực của Đình Nhi. Có thời gian cậu ruột rất bận công tác và tự học, ngoài ra, còn phải lo chuẩn bị hôn nhân, thời gian ở cạnh Đình Nhi rất có hạn, Đình Nhi đã đem tâm nguyện của mình tạo thành một bài ca trẻ em:
“Bà ngoại thân yêu, Cậu ruột thân yêu, Luôn bên Đình Đình; Đình Đình luôn bên Bà ngoại và cậu mình”. Cậu viết trong thư:
… Bây giờ cháu có thể nghe được tiếng bước chân của em và báo cho bà: “Cậu đã về rồi”. Hôm nay em đi mua gạo, bỗng nhiên trời mưa to, Đình Đình nói với bà: “Ngớt mưa cháu sẽ đem ô cho cậu”.
… Buổi tối bà ngoại tắm rửa cho cháu, cháu chủ động nói: “Bà ngoại, có lẽ cháu phải trở về Thành Đô, cháu ở đây khiến bà vất vả quá!”.
Không ngờ rằng, ở Hồ Bắc, Đình Nhi còn học được lòng thương người. Giả sử những thứ khác đều không học được, thì tôi cũng nghĩ rằng chuyến đi này thật không uổng phí.
MẸ CON HỘI NGỘ “NGHIỆM THU” RẤT MÃN NGUYỆN
Thời gian trôi nhanh, Đình Nhi đã sống ở nhà bà được hơn một năm. Cháu bắt đầu tỏ ra chán ghét những tri thức vốn đã thuộc làu làu trong lòng. Bà biết được rằng sự giáo dục của mình không thể theo kịp sự phát triển trí lực của Đình Nhi, hi vọng tôi sẽ trực tiếp giáo dục ở bước tiếp theo. Vì Đình Nhi và cũng vì để cho bà vất vả đã lâu nay có thể đến trường của ông để đoàn tụ, tôi quyết định lợi dụng kỳ nghỉ thăm nhà trong dịp tết năm 1984 đưa Đình Nhi trở về Thành Đô.
Để tránh thời gian cao điểm chạy tàu, tôi quyết định đi vào hôm tất niên. Buổi tối hôm trước trên tàu còn đông như nêm cối, vậy mà giờ lặng ngắt không một bóng người. Trong toa chỉ có tôi ngồi. Tuy có thể nằm xuống chỗ ngồi của ba người nhưng lại lạnh đến nỗi không thể chợp mắt. Qua một đêm, cuối cùng vào ngày mồng 1 Tết, tôi đã nhìn thấy đứa con gái mong mỏi bấy lâu được gặp mặt.
Nỗi niềm vui mừng của cảnh đoàn tụ kể sao cho hết, tình hình về Đình Nhi cũng khiến tôi hết sức hài lòng. Tính cách của cháu phát triển rất lý tưởng, nhiệt tình, chủ động, ý thức tham dự rất mạnh. Ngày Tết, những người đến chúc Tết bà ngoại rất nhiều. Mỗi khi có khách, Đình Nhi lại ra giúp tiếp đãi khách, lại còn chủ động biểu diễn tiết mục, khách vỗ tay tán thưởng khiến Đình Nhi càng phấn khởi, cháu thường kéo tay khách khi ra về: “Các bà đừng đi, cháu còn chưa biểu diễn hết cơ mà…”. Bà ngoại vội vàng nói giúp khách rằng, mọi người còn phải đi chúc tết những nơi khác. Nếu muốn để Đình Nhi biểu diễn hết thì phải mất một tiếng đồng hồ, vì ngoài biểu diễn ca múa, đọc thơ, cháu còn thích tự biên tự diễn, những bài ca múa do cháu hứng khởi sáng tác phải đến khi bản thân thấy mệt cháu mới kết thúc.
Khả năng lý giải và khả năng tự kiềm chế của Đình Nhi vẫn phát triển tốt, phàm là những việc không cho phép cháu làm, chỉ cần giảng giải kĩ đạo lý cho cháu, cháu sẽ nỗ lực tự kiềm chế không làm. Thí dụ: cậu Vệ Trung nhờ bạn cùng học mua ở Thẩm Quyến về một chiếc raido cassete âm thanh nổi, cậu thường ghi những lời bài hát, lời đọc thơ, lời nói của Đình Nhi vào trong băng, sau đó mở ra cho cháu nghe, để cổ vũ cháu học tập. Đình Nhi rất muốn chơi đùa với chiếc radio cassete, nhưng cậu Vệ Trung không cho Đình Nhi động đến đài, nói để đến khi lớn lên sẽ dạy cháu cách dùng, cháu bèn nhẫn nại không động đến. Có lúc, bạn cùng học của cậu cho Đình Nhi nghịch cassete, Đình Nhi liền nói: “Đợi đến khi cháu đi học, cậu sẽ dạy cháu, cậu yêu cầu cháu bây giờ không được động đến”. Quan niệm phải trái của cháu rất rõ, có lần cháu làm việc trái, bèn chủ động thỉnh cầu trừng phạt: “Bà đánh cháu đi!”. Nếu như có phạt thật một hai roi cháu cũng không khóc. Năng lực tư duy trừu tượng của Đình Nhi phát triển rất nhanh, đã có thể suy diễn lô-gíc theo chuẩn mực. Trong hơn 10 ngày đợi tôi đến đón, Đình Nhi nói: “Cháu muốn có mẹ!”. Cậu ruột đùa nói: “Cậu muốn có chị, cháu đòi được chị cậu đến, cháu sẽ có mẹ!”. Đình Nhi suy nghĩ một lát liền nói: “Cậu yêu cầu mẹ cháu tới, cậu sẽ có chị!”. Nhiệt tình học tập của Đình Nhi rất cao, bà ngoại dạy cháu học câu thơ: “Gà cất gáy, trời hửng sáng, mọi người thức dậy mở cửa…”. Trên đường từ phía nam đến phía bắc nhà máy, cháu nhìn thấy một con gà trống liền đọc lại câu thơ trên. Nửa năm trước khi tôi trở về thăm nhà, cháu đã nhận biết hơn 20 cuốn sách tranh thiếu nhi, lần này cháu còn có thể vừa lật sách vừa giảng cho tôi những nội dung cháu đã đọc thuộc như “Bướm đến nhà hoa” và “Câu chuyện bốn mùa…”. Cháu còn rất thích trò chơi chữ, một loại là từ phản nghĩa, một loại là từ đồng âm. Đối với từ phản nghĩa, cháu bắt đầu biết từ khi 2 năm 3 tháng tuổi. Bắt đầu cũng rất ngẫu nhiên. Hôm đó, bà ngoại và Đình Nhi đứng trên sân thượng nhà bốn tầng, bà ngoại tự nhiên nói một câu: “Đứng thật cao, nhìn thật xa”. Khi trở về phòng bếp, Đình Nhi tự nhiên nói: “Đứng thật cao, nhìn thật xa”, bà ngoại nghe vậy rất mừng bèn giảng giải cho Đình Nhi: “Bà nói đứng thật cao, cháu phải đối lại là nhìn thật xa” và luyện vài lần cho Đình Nhi. Bữa cơm trưa ngày hôm sau, cậu Vệ Trung nói: “Đứng thật cao”, Đình Nhi bèn mở to mồm đối lại: “Nhìn thật xa”; cậu nói: “Nhìn thật xa”, Đình Nhi đối lại: “Đứng thật cao”. Khi tôi biết được sự việc này từ trong thư, tôi lập tức thỉnh cầu mẹ bắt đầu cho Đình Nhi học từ phản nghĩa. Khi tôi về thăm nhà vào dịp hè, tôi lại dạy cho Đình Nhi một số từ phản nghĩa, có lẽ những trò chơi này đã không ngừng thức tỉnh cháu chú ý phân biệt sự vật, chơi mấy tháng mà vẫn không thấy chán.
Đối với những từ đồng âm thì là do trước Tết cháu học được từ một bài hát như sau:
Hoa đo đỏ, cỏ xanh xanh Hát bài ca, cười yên ngựa Ngựa gì? – Ngựa to Gì to? Núi to Núi gì? – Núi cao Gì cao? – Tháp cao Tháp gì? - Bảo tháp Gì bảo? - Quốc bảo Gì quốc? – Trung Quốc. Tôi cảm thấy hình thức hỏi đáp của bài này rất thú vị. Chỉ cần đổi câu sau thành: Gì quốc? Trung Quốc. Gì trung? Miền trung, hoặc Lòng trung, Gia trung… sẽ có thể biến thành một phương pháp huấn luyện từ vựng lớn vô hạn. Vậy là, trước tiên tôi dạy Đình Nhi chơi trò đếm số, người thua hỏi, người thắng trả lời, khi không trả lời được sẽ mất tư cách trả lời, biến thành người hỏi. Để Đình Nhi học được nhiều từ mới trong trò chơi, tôi thường “mượn” một từ cho cháu khi cháu không trả lời được. Mỗi lần tôi trả lời hoặc mượn cho cháu từ mới, tôi liền nhân cơ hội đó giảng giải một lượt cho cháu hiểu, sau đó lại chơi tiếp. Đình Nhi rất thích thú trò chơi đối từ này, và cho mãi đến khi cháu vào tiểu học, cháu vẫn thường lợi dụng lúc chúng tôi cùng đi trên đường để đòi cùng tôi chơi trò “đối từ”. Trò chơi đó đã nhanh chóng củng cố và phát triển từ vựng của Đình Nhi.
3 TUỔI KIỂM TRA TRÍ LỰC ĐÃ NHẢY MỘT BƯỚC ĐI VẠN DẶM
Phương pháp giáo dục này còn mang lại thành công ngoài dự đoán: tại căn nhà mới của Vệ Trung và Đan Lệ, tôi phát hiện một cuốn sách “Bách khoa toàn thư nhật dụng gia đình”. Trong sách có một phần “Bảng trắc lượng trí lực nhi đồng nhóm tuổi 3 – 7”. Bảng trắc lượng này do Belner, nhà tâm lý học người Pháp và Simon, nhà tâm lý học người Mỹ cùng biên soạn. Với sự hiếu kỳ cao độ, tôi đã dùng nó để kiểm tra trí tuệ của Đình Nhi, muốn kiểm nghiệm xem những nỗ lực gần 3 năm qua của mình đã đạt được kết quả như thế nào.
Dạng trắc lượng này chính là sự so sánh giữa tuổi trí lực nhi đồng và tuổi thực tế để phán đoán mức độ trí lực, công thức của nó là tuổi tâm lý + tuổi thực tế = thương số trí lực. Nói cách khác, nếu một đứa trẻ vượt qua được trắc nghiệm mà bình quân những đứa trẻ 3 tuổi mới có thể vượt qua thì tuổi trí lực (tức là tuổi tâm lý) của trẻ là 3 tuổi, vượt qua trắc nghiệm mà những đứa trẻ 4 tuổi mới có thể vượt qua thì tuổi trí lực của đứa trẻ là 4 tuổi. Cứ như vậy tịnh tiến dần lên. Trong trắc nghiệm, nếu vượt tuổi thực tế thì mỗi một đề trắc ngiệm được tăng thêm 2 tháng tuổi trí tuệ, ngược lại cũng như vậy. Nếu như tuổi trí lực là 8 tuổi, tuổi thực tế mới chỉ có 6 tuổi, thương số trí lực là 8: 6 x 100 = 133, nếu như tuổi trí lực là 8 tuổi thực tế là 12, thương số trí lực là 8: 12 x 100 = 67.
Lần đầu tôi trắc lượng trí lực cho Đình Nhi là vào trung tuần tháng 2 năm 1984, Đình Nhi kém 1 tháng thì đây 3 tuổi, tuổi trí lực đo được là 5 tuổi 4 tháng, thương số trí lực là 183. Cháu đều vượt qua toàn bộ những đề trắc lượng về năng lực ngôn ngữ ở nhóm 3 – 7 tuổi; cháu cũng vượt qua tuyệt đại bộ phận đề của nhóm 3 – 7 tuổi về mặt thường thức (như giữa gỗ và kính có gì khác nhau); cháu chỉ không làm được một đề (Đổi số có 3 chữ số); trong số bảy đề ở bộ đề trắc nghiệm ở nhóm 7 tuổi, cháu cũng không thể vượt qua một số đề của nhóm 4 – 6 tuổi (như vẽ hình học, buộc dây thừng).
Kết quả này đã đủ làm phấn chấn lòng người. Theo thống kê điều tra của các nhà tâm lý học, ở độ tuổi lên 3, một đứa trẻ có độ tuổi tâm lý “sớm 2 năm” là tuyệt đỉnh thông minh, trong 5 vạn người mới có một.
(Cần phải nói thêm là đến 13 tuổi sự “sớm 2 năm” sẽ không có gì đặc biệt nữa. Bởi vì con người ở khoảng 6 – 12 tuổi sự tăng trưởng trí lực có quan hệ trực tuyến với tuổi đời, sau 12 tuổi sẽ rất khó căn cứ vào sự tăng trưởng của tuổi đời để phán đoán trình độ trí lực của người. Vì thế, thương số trí lực của người 12 tuổi đến trưởng thành phải dựa vào góc độ thống kê học để tính toán, tức là coi điểm bình quân đạt được qua trắc nghiệm của người cùng lứa tuổi là 100, lấy dãy phân số thuộc điểm giành được của người đó để đoán định vị trí điểm trí lực của anh ta trong số người cùng lứa tuổi).
Để kiểm nghiệm tình hình phát triển trí lực của Đình Nhi theo tiêu chuẩn Trung Quốc, tôi đã nhờ mẹ mình mượn cuốn “Đại cương giáo dục nhà trẻ” do Ủy ban giáo dục quốc gia phát hành. Đối chiếu kết quả cho thấy, Đình Nhi đã nắm được toàn bộ nội dung giảng dạy của lớp mẫu giáo nhỏ và mẫu giáo lớn. Nói một cách khác, nhìn từ góc độ nắm vững tri thức, cháu đã có thể trực tiếp học tiểu học.
Thế nhưng, tình hình Trung Quốc khi đó không thể cho phép tôi thực hiện được kế hoạch của mình: do ngân sách giáo dục có hạn, nhà nước quy định 7 tuổi mới được vào tiểu học. Tôi thì vừa không có tiền để nuôi gia sư dạy cháu học tiểu học, lại vừa không thể vứt bỏ công việc của mình để dạy cháu. Đó là điểm mà tôi không thể sánh kịp những người đi trước trong thực hiện giáo dục từ sớm ở Âu Mỹ và Nhật Bản.
Có điều, tôi đã sớm có sự chuẩn bị tư tưởng cho việc này. Đó là hiện thực mà tuyệt đại đa số những gia đình ở Trung Quốc phải đối mặt. Tôi nghĩ, trong điều kiện như vậy nếu mình có thể mò mẫm ra một con đường giáo dục cho trẻ có trí lực sớm, thì chẳng phải càng có ý nghĩa hơn hay sao? Khi đó, kế hoạch của tôi là phải tìm cho Đình Nhi một nhà trẻ thật tốt tại Thành Đô, sau giờ làm việc phải dốc sức dạy con tất cả những điều cần dạy, mà trọng điểm là tập đọc tiếng Hán và học tiếng Anh.
Vì việc học đọc tiếng Hán, có thể nói đây là một sai lầm rất đáng tiếc của tôi trong việc giáo dục Đình Nhi từ 0 đến 3 tuổi. Khi đó, tôi chỉ nghĩ được rằng “học chữ” trong giai đoạn trẻ con đang tập ghi nhớ bằng hình mẫu chưa có tác dụng gì, không thể dùng để đọc sách, mà không nghĩ rằng có thể lợi dụng phương thức ghi nhớ theo hình mẫu để trực tiếp học các từ ngữ tiếng Hán, cũng giống như học tiếng Anh bắt đầu từ việc học từ đơn âm tiết. Mặc dầu vậy ngay từ khi Đình Nhi mới được 2 năm 4 tháng tuổi, đã tự phát nhận biết được tên của mười mấy quyển truyện tranh nhi đồng. Tôi và mẹ đã chưa biết kịp thời phát huy tác dụng khả năng học tập này.
Bảy năm sau, một tổ chức chuyên nghiên cứu về giáo dục từ sớm cho trẻ nhỏ của Trung Quốc đã xuất bản một cuốn sách cho lưu hành nội bộ có tên “Phương pháp bồi dưỡng cho các cháu có tư chất thông minh”, trong đó có nói đến phương pháp làm thể nào để dạy cho trẻ em dưới một tuổi học chữ. Đại ý là lợi dụng những nguyên lý của phương pháp nhớ theo hình mẫu để trẻ con nhận biết mặt chữ trên các tấm bìa cứng giống như việc nhận biết hình vẽ các đồ vật vậy. Cứ thế luyện tập mãi mãi, trẻ con hai ba tuổi có thể tự mình đọc sách được.
Ngoài ra, những việc cần làm khác chúng tôi đều đã hoàn thành tốt đẹp, hơn nữa những công việc mà chúng tôi đã làm là những công việc vô cùng quan trọng. Đó là “kích thích và phát triển toàn diện các khả năng tiềm ẩn của trẻ nhỏ” chứ không phải chỉ là học tập tri thức từ sớm. Hiện nay, có không ít các bậc cha mẹ và một vài tổ chức nghiên cứu về việc giáo dục trẻ trước tuổi đi học. Họ đã làm một cách đơn giản là lấy việc dạy chữ sớm cho trẻ để thay thế cho việc giáo dục từ sớm toàn diện. Họ nghĩ rằng, giáo dục từ sớm chính là dạy trẻ con biết chữ từ rất sớm. Đây là một sự hiểu lầm về việc giáo dục từ sớm. Nếu đặt trọng tâm của việc giáo dục từ sớm ở chỗ dạy chữ từ sớm, mà bỏ qua việc phát huy các tiềm năng trí tuệ, như thế thì những đứa trẻ trước tuổi đi học ấy cũng chỉ là những đứa trẻ được học sớm dăm bảy chữ mà thôi. Những tri thức đó tuy rằng có lợi, nhưng hiệu quả của nó thật kém xa so với việc phát triển trí lực toàn diện.
Thực ra, trí lực và tri thức không phải là một. Tri thức là sự nhận thức các sự vật và các qui luật phát triển của nó, cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn của loài người, là sự cấu thành của các loại khả năng như: khả năng chú ý, khả năng quan sát, khả năng tưởng tượng, khả năng tư duy… Chả thế, đã có người nói rằng: “Phát triển trí lực là hòn ngọc vô giá, còn truyền thụ tri thức chỉ là một vật quý giá mà thôi”. Khi đã hiểu được điều đó, thì sự kiên trì nhẫn nại giáo dục con cái của các bậc cha mẹ sẽ tăng lên gấp bội, họ không nôn nóng thực dụng nữa, mà đã biết sàng lọc chắt chiu để nhào nặn nên những tố chất quý báu và tâm hồn trong sáng cho con cái mình.
Chính vì cả nhà tôi đã biết tình nguyện dồn hết tất cả thời gian và tâm huyết cho sự tiến bộ từng bước của Đình Nhi, mới có thể làm cho cháu trong hoàn cảnh cha mẹ ly dị nhau mà vẫn hoàn thành tốt đẹp công việc phát triển trí lực và giáo dục tình cảm từ 0 đến 3 tuổi.
Thời kỳ năm 1983, ly hôn còn là một việc động trời và được coi là trái với tập tục, những người thân của tôi đều cho rằng Đình Nhi quá bất hạnh, nên càng thương cháu. Tết đến, bác dâu về nhà chồng ăn Tết đã mua cho Đình Nhi mấy bộ quần áo mới. Đan Lệ, vợ chưa cưới của cậu Vệ Trung, cũng vội đan cho Đình Nhi chiếc áo len.
Thời kỳ đó, thịt, trứng, rau quả đều khó khăn không phải mua là có ngay được. May mà cậu Vệ Trung có mấy người quen là lái xe, nên thường giúp mua sắm, đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng theo định lượng cho Đình Nhi: mỗi ngày nửa cân (0,25 lít) sữa, một quả trứng hoặc là hai bìa đậu phụ, một lạng (0,05 kg) thịt nạc hoặc cá, sau giấc ngủ trưa còn có hoa quả. Cách ăn cũng theo yêu cầu của tôi: mỗi bữa trước tiên cho cháu ăn hết lòng trắng trứng, sau đó cho cháu ăn cơm và rau, giữa hai bữa vẫn định kỳ uống nước, không cho cháu ăn linh tinh. Phương pháp này khiến Đình Nhi phát triển rất chắc mà không bị béo phì. Cậu viết trong thư nói:
… Cháu rất thích ăn nội tạng động vật như dạ dày, gan, bầu dục. Cháu nói là cháu là “bé bị thịt”. Cháu đặc biệt thích ăn cá. Ở đây có rất nhiều loại thức ăn để thay đổi món, hiện nay có lươn ếch.v.v… Chúng em thường chế biến thay đổi để cháu không bị chán.
Đình Nhi vừa tròn 2 tuổi đã có tính tự giác cao, rửa mặt cũng đòi tự mình làm, mọi sự việc bất kể có làm được hay không nhưng đều đòi tự làm. Để giáo dục tính độc lập của cháu, bà ngoại cũng ra sức thỏa mãn nhu cầu của Đình Nhi. Nhưng Đình Nhi vẫn còn là đứa trẻ chưa hiểu nhiều sự việc, trước ngày sinh nhật không lâu còn làm một chuyện ngốc nghếch: Cháu nhìn thấy trong ti vi cảnh vận động viên nhảy cầu từ trên cao xuống, liền đem chiếc ô tô đồ chơi mà cậu mua cho ném từ trên tầng ba xuống, nói rằng: “Để cho ô tô bơi!”. Có khi vì sợ Đình Nhi bị bỏng lửa, bỏng nước nóng, bà ngoại đành phải để cho cháu khóc vài tiếng.
Trong mắt của bà ngoại “khuyết điểm” phải nhắc đến nhất đó là Đình Nhi thường có những hành vi tấn công như đánh, mắng những người lạ (đều là người quen của bà ngoại và cậu) đến hỏi han, xoa đầu cháu. Tôi đoán đó là nỗi sợ tái diễn cảnh tượng đau khổ “xuất hiện người lạ là mất đi người thân và mất đi cảm giác an toàn” từ đó mà áp dụng “biện pháp tự vệ”. Để sửa đổi thói quen này cho Đình Nhi, ngoài việc dạy cho cháu nhận biết những sự vật mới, bà ngoại còn trọng điểm tiến hành giáo dục đạo đức, lễ phép cho Đình Nhi, không cho phép cháu đánh, mắng chửi người khác, gặp người khác phải chào hỏi như: chào ông, chào bà, chào chú. Không lâu bà ngoại đã giành được những kết quả khả quan.
… Những khi nhà không có khách, mẹ thường giảng cho cháu hiểu đạo lý, dạy cho cháu phải biết yêu mến, nhiệt tình đối với người khác, cháu đã biết tiếp thu. Như gần đây có ông Tề (nhạc phụ tương lai của cậu Vệ Trung) đến, cháu rất nhiệt tình chào ông, lại còn lấy thuốc cho ông, sau đó đem gói thuốc bỏ vào trong túi ông. Cháu biết mời ông uống trà, chủ động đặt cái ghế con trước tủ đựng đồ ăn sau đó tự trèo lên ghế lấy lạc và dưa đến đặt bên cạnh ông, mời ông ăn.
Cậu Vệ Trung còn tả tỉ mỉ những tiến triển mới về mặt năng lực biểu đạt và năng lực quan sát khi Đình Nhi được 2 năm 2 tháng.
… Ngày 29 tháng 5, em đưa Đình Nhi đến công viên Trung Sơn chơi nửa ngày. Khi mua vé vào cổng, Đình Nhi nói: “Cậu vào mua vé, cháu ở ngoài đợi cậu”. Khi vào trong công viên cháu nhìn thấy người khác bơi thuyền bèn nói: “Đợi cô Đan Lệ đến, chúng ta cùng bơi thuyền, nếu chỉ có hai cậu cháu thì không bơi. Có cô Đan Lệ đến vui hơn nhiều”. Những lời đó đều do tự Đình Nhi nói ra. Hôm đó em không muốn cho cháu đi bơi thuyền, một là thời gian gấp gáp, hai là vì chỉ có mình em, không có người trông nom cháu ngộ nhỡ gặp nguy hiểm, nên chuyện bơi thuyền phải dẹp sang một bên. Sau đó hai cậu cháu đến khu động vật. Hôm ấy thời tiết tốt nên mọi chim sẻ đều hót líu lo. Đình Nhi vui vẻ nói: “Ở nhà ta cũng có con chim đang hót (chỉ trong sách)”. Khi nhìn thấy báo biển, mọi người đều nói có hai con, nhưng Đình Nhi chỉ nói có một con thôi, nói đã bơi ngược lại. Thực tế, đích thực chỉ có một con báo biển, nó lúc bơi thẳng, lúc bơi ngược lại …
Khi Đình Nhi được 2 năm 3 tháng, để nâng cao cảm hứng đọc thuộc thơ của cháu, bà ngoại đã chọn một số bài thơ cổ có vẽ những cảnh rất đẹp, minh hoạ. Có cả bài thơ đếm số rất hay: “Một hai đi ba dặm, khói bếp bốn năm nhà, đình dài bảy tám chiếc, tám chín mười nhành hoa”. Bà ngoại viết thư nói:
… Đình Nhi thích đọc nhất câu thơ “Sàng tiền minh nguyệt quang (Ánh trăng sáng trước giường)” của Lý Bạch. Có lúc đọc đến câu: “Đê đầu tư cố hương (Cúi đầu nhớ cố hương)”, Đình Nhi bèn hỏi: “Quê hương của cháu ở Thành Đô, quê hương của bà ở đâu?”.
Ngoài ra, bà ngoại còn thông báo cho tôi biết “động hướng mới” của Đình Nhi: học chữ và bắt chước chị ở nhà đối diện vẽ.
… Cháu vừa vẽ vừa nói: “Em vẽ một quả cầu và vẽ một chiếc thuyền”. Sau đó cháu vừa vẽ lại vừa nói: “Đây là tượng trưng cho nước”. Mỗi lần vẽ cháu đều nói: “Vẽ xong gửi cho mẹ, mẹ sẽ rất vui mừng”.
Cùng với sự chuyển dịch của thời gian, tình cảm của Đình Nhi đối với bà ngoại, đối với cậu ruột ngày càng sâu sắc. Bà ngoại và cậu vẫn sống như trước đây, có một vai trò thúc đẩy sự phát triển trí lực của Đình Nhi. Có thời gian cậu ruột rất bận công tác và tự học, ngoài ra, còn phải lo chuẩn bị hôn nhân, thời gian ở cạnh Đình Nhi rất có hạn, Đình Nhi đã đem tâm nguyện của mình tạo thành một bài ca trẻ em:
“Bà ngoại thân yêu, Cậu ruột thân yêu, Luôn bên Đình Đình; Đình Đình luôn bên Bà ngoại và cậu mình”. Cậu viết trong thư:
… Bây giờ cháu có thể nghe được tiếng bước chân của em và báo cho bà: “Cậu đã về rồi”. Hôm nay em đi mua gạo, bỗng nhiên trời mưa to, Đình Đình nói với bà: “Ngớt mưa cháu sẽ đem ô cho cậu”.
… Buổi tối bà ngoại tắm rửa cho cháu, cháu chủ động nói: “Bà ngoại, có lẽ cháu phải trở về Thành Đô, cháu ở đây khiến bà vất vả quá!”.
Không ngờ rằng, ở Hồ Bắc, Đình Nhi còn học được lòng thương người. Giả sử những thứ khác đều không học được, thì tôi cũng nghĩ rằng chuyến đi này thật không uổng phí.
MẸ CON HỘI NGỘ “NGHIỆM THU” RẤT MÃN NGUYỆN
Thời gian trôi nhanh, Đình Nhi đã sống ở nhà bà được hơn một năm. Cháu bắt đầu tỏ ra chán ghét những tri thức vốn đã thuộc làu làu trong lòng. Bà biết được rằng sự giáo dục của mình không thể theo kịp sự phát triển trí lực của Đình Nhi, hi vọng tôi sẽ trực tiếp giáo dục ở bước tiếp theo. Vì Đình Nhi và cũng vì để cho bà vất vả đã lâu nay có thể đến trường của ông để đoàn tụ, tôi quyết định lợi dụng kỳ nghỉ thăm nhà trong dịp tết năm 1984 đưa Đình Nhi trở về Thành Đô.
Để tránh thời gian cao điểm chạy tàu, tôi quyết định đi vào hôm tất niên. Buổi tối hôm trước trên tàu còn đông như nêm cối, vậy mà giờ lặng ngắt không một bóng người. Trong toa chỉ có tôi ngồi. Tuy có thể nằm xuống chỗ ngồi của ba người nhưng lại lạnh đến nỗi không thể chợp mắt. Qua một đêm, cuối cùng vào ngày mồng 1 Tết, tôi đã nhìn thấy đứa con gái mong mỏi bấy lâu được gặp mặt.
Nỗi niềm vui mừng của cảnh đoàn tụ kể sao cho hết, tình hình về Đình Nhi cũng khiến tôi hết sức hài lòng. Tính cách của cháu phát triển rất lý tưởng, nhiệt tình, chủ động, ý thức tham dự rất mạnh. Ngày Tết, những người đến chúc Tết bà ngoại rất nhiều. Mỗi khi có khách, Đình Nhi lại ra giúp tiếp đãi khách, lại còn chủ động biểu diễn tiết mục, khách vỗ tay tán thưởng khiến Đình Nhi càng phấn khởi, cháu thường kéo tay khách khi ra về: “Các bà đừng đi, cháu còn chưa biểu diễn hết cơ mà…”. Bà ngoại vội vàng nói giúp khách rằng, mọi người còn phải đi chúc tết những nơi khác. Nếu muốn để Đình Nhi biểu diễn hết thì phải mất một tiếng đồng hồ, vì ngoài biểu diễn ca múa, đọc thơ, cháu còn thích tự biên tự diễn, những bài ca múa do cháu hứng khởi sáng tác phải đến khi bản thân thấy mệt cháu mới kết thúc.
Khả năng lý giải và khả năng tự kiềm chế của Đình Nhi vẫn phát triển tốt, phàm là những việc không cho phép cháu làm, chỉ cần giảng giải kĩ đạo lý cho cháu, cháu sẽ nỗ lực tự kiềm chế không làm. Thí dụ: cậu Vệ Trung nhờ bạn cùng học mua ở Thẩm Quyến về một chiếc raido cassete âm thanh nổi, cậu thường ghi những lời bài hát, lời đọc thơ, lời nói của Đình Nhi vào trong băng, sau đó mở ra cho cháu nghe, để cổ vũ cháu học tập. Đình Nhi rất muốn chơi đùa với chiếc radio cassete, nhưng cậu Vệ Trung không cho Đình Nhi động đến đài, nói để đến khi lớn lên sẽ dạy cháu cách dùng, cháu bèn nhẫn nại không động đến. Có lúc, bạn cùng học của cậu cho Đình Nhi nghịch cassete, Đình Nhi liền nói: “Đợi đến khi cháu đi học, cậu sẽ dạy cháu, cậu yêu cầu cháu bây giờ không được động đến”. Quan niệm phải trái của cháu rất rõ, có lần cháu làm việc trái, bèn chủ động thỉnh cầu trừng phạt: “Bà đánh cháu đi!”. Nếu như có phạt thật một hai roi cháu cũng không khóc. Năng lực tư duy trừu tượng của Đình Nhi phát triển rất nhanh, đã có thể suy diễn lô-gíc theo chuẩn mực. Trong hơn 10 ngày đợi tôi đến đón, Đình Nhi nói: “Cháu muốn có mẹ!”. Cậu ruột đùa nói: “Cậu muốn có chị, cháu đòi được chị cậu đến, cháu sẽ có mẹ!”. Đình Nhi suy nghĩ một lát liền nói: “Cậu yêu cầu mẹ cháu tới, cậu sẽ có chị!”. Nhiệt tình học tập của Đình Nhi rất cao, bà ngoại dạy cháu học câu thơ: “Gà cất gáy, trời hửng sáng, mọi người thức dậy mở cửa…”. Trên đường từ phía nam đến phía bắc nhà máy, cháu nhìn thấy một con gà trống liền đọc lại câu thơ trên. Nửa năm trước khi tôi trở về thăm nhà, cháu đã nhận biết hơn 20 cuốn sách tranh thiếu nhi, lần này cháu còn có thể vừa lật sách vừa giảng cho tôi những nội dung cháu đã đọc thuộc như “Bướm đến nhà hoa” và “Câu chuyện bốn mùa…”. Cháu còn rất thích trò chơi chữ, một loại là từ phản nghĩa, một loại là từ đồng âm. Đối với từ phản nghĩa, cháu bắt đầu biết từ khi 2 năm 3 tháng tuổi. Bắt đầu cũng rất ngẫu nhiên. Hôm đó, bà ngoại và Đình Nhi đứng trên sân thượng nhà bốn tầng, bà ngoại tự nhiên nói một câu: “Đứng thật cao, nhìn thật xa”. Khi trở về phòng bếp, Đình Nhi tự nhiên nói: “Đứng thật cao, nhìn thật xa”, bà ngoại nghe vậy rất mừng bèn giảng giải cho Đình Nhi: “Bà nói đứng thật cao, cháu phải đối lại là nhìn thật xa” và luyện vài lần cho Đình Nhi. Bữa cơm trưa ngày hôm sau, cậu Vệ Trung nói: “Đứng thật cao”, Đình Nhi bèn mở to mồm đối lại: “Nhìn thật xa”; cậu nói: “Nhìn thật xa”, Đình Nhi đối lại: “Đứng thật cao”. Khi tôi biết được sự việc này từ trong thư, tôi lập tức thỉnh cầu mẹ bắt đầu cho Đình Nhi học từ phản nghĩa. Khi tôi về thăm nhà vào dịp hè, tôi lại dạy cho Đình Nhi một số từ phản nghĩa, có lẽ những trò chơi này đã không ngừng thức tỉnh cháu chú ý phân biệt sự vật, chơi mấy tháng mà vẫn không thấy chán.
Đối với những từ đồng âm thì là do trước Tết cháu học được từ một bài hát như sau:
Hoa đo đỏ, cỏ xanh xanh Hát bài ca, cười yên ngựa Ngựa gì? – Ngựa to Gì to? Núi to Núi gì? – Núi cao Gì cao? – Tháp cao Tháp gì? - Bảo tháp Gì bảo? - Quốc bảo Gì quốc? – Trung Quốc. Tôi cảm thấy hình thức hỏi đáp của bài này rất thú vị. Chỉ cần đổi câu sau thành: Gì quốc? Trung Quốc. Gì trung? Miền trung, hoặc Lòng trung, Gia trung… sẽ có thể biến thành một phương pháp huấn luyện từ vựng lớn vô hạn. Vậy là, trước tiên tôi dạy Đình Nhi chơi trò đếm số, người thua hỏi, người thắng trả lời, khi không trả lời được sẽ mất tư cách trả lời, biến thành người hỏi. Để Đình Nhi học được nhiều từ mới trong trò chơi, tôi thường “mượn” một từ cho cháu khi cháu không trả lời được. Mỗi lần tôi trả lời hoặc mượn cho cháu từ mới, tôi liền nhân cơ hội đó giảng giải một lượt cho cháu hiểu, sau đó lại chơi tiếp. Đình Nhi rất thích thú trò chơi đối từ này, và cho mãi đến khi cháu vào tiểu học, cháu vẫn thường lợi dụng lúc chúng tôi cùng đi trên đường để đòi cùng tôi chơi trò “đối từ”. Trò chơi đó đã nhanh chóng củng cố và phát triển từ vựng của Đình Nhi.
3 TUỔI KIỂM TRA TRÍ LỰC ĐÃ NHẢY MỘT BƯỚC ĐI VẠN DẶM
Phương pháp giáo dục này còn mang lại thành công ngoài dự đoán: tại căn nhà mới của Vệ Trung và Đan Lệ, tôi phát hiện một cuốn sách “Bách khoa toàn thư nhật dụng gia đình”. Trong sách có một phần “Bảng trắc lượng trí lực nhi đồng nhóm tuổi 3 – 7”. Bảng trắc lượng này do Belner, nhà tâm lý học người Pháp và Simon, nhà tâm lý học người Mỹ cùng biên soạn. Với sự hiếu kỳ cao độ, tôi đã dùng nó để kiểm tra trí tuệ của Đình Nhi, muốn kiểm nghiệm xem những nỗ lực gần 3 năm qua của mình đã đạt được kết quả như thế nào.
Dạng trắc lượng này chính là sự so sánh giữa tuổi trí lực nhi đồng và tuổi thực tế để phán đoán mức độ trí lực, công thức của nó là tuổi tâm lý + tuổi thực tế = thương số trí lực. Nói cách khác, nếu một đứa trẻ vượt qua được trắc nghiệm mà bình quân những đứa trẻ 3 tuổi mới có thể vượt qua thì tuổi trí lực (tức là tuổi tâm lý) của trẻ là 3 tuổi, vượt qua trắc nghiệm mà những đứa trẻ 4 tuổi mới có thể vượt qua thì tuổi trí lực của đứa trẻ là 4 tuổi. Cứ như vậy tịnh tiến dần lên. Trong trắc nghiệm, nếu vượt tuổi thực tế thì mỗi một đề trắc ngiệm được tăng thêm 2 tháng tuổi trí tuệ, ngược lại cũng như vậy. Nếu như tuổi trí lực là 8 tuổi, tuổi thực tế mới chỉ có 6 tuổi, thương số trí lực là 8: 6 x 100 = 133, nếu như tuổi trí lực là 8 tuổi thực tế là 12, thương số trí lực là 8: 12 x 100 = 67.
Lần đầu tôi trắc lượng trí lực cho Đình Nhi là vào trung tuần tháng 2 năm 1984, Đình Nhi kém 1 tháng thì đây 3 tuổi, tuổi trí lực đo được là 5 tuổi 4 tháng, thương số trí lực là 183. Cháu đều vượt qua toàn bộ những đề trắc lượng về năng lực ngôn ngữ ở nhóm 3 – 7 tuổi; cháu cũng vượt qua tuyệt đại bộ phận đề của nhóm 3 – 7 tuổi về mặt thường thức (như giữa gỗ và kính có gì khác nhau); cháu chỉ không làm được một đề (Đổi số có 3 chữ số); trong số bảy đề ở bộ đề trắc nghiệm ở nhóm 7 tuổi, cháu cũng không thể vượt qua một số đề của nhóm 4 – 6 tuổi (như vẽ hình học, buộc dây thừng).
Kết quả này đã đủ làm phấn chấn lòng người. Theo thống kê điều tra của các nhà tâm lý học, ở độ tuổi lên 3, một đứa trẻ có độ tuổi tâm lý “sớm 2 năm” là tuyệt đỉnh thông minh, trong 5 vạn người mới có một.
(Cần phải nói thêm là đến 13 tuổi sự “sớm 2 năm” sẽ không có gì đặc biệt nữa. Bởi vì con người ở khoảng 6 – 12 tuổi sự tăng trưởng trí lực có quan hệ trực tuyến với tuổi đời, sau 12 tuổi sẽ rất khó căn cứ vào sự tăng trưởng của tuổi đời để phán đoán trình độ trí lực của người. Vì thế, thương số trí lực của người 12 tuổi đến trưởng thành phải dựa vào góc độ thống kê học để tính toán, tức là coi điểm bình quân đạt được qua trắc nghiệm của người cùng lứa tuổi là 100, lấy dãy phân số thuộc điểm giành được của người đó để đoán định vị trí điểm trí lực của anh ta trong số người cùng lứa tuổi).
Để kiểm nghiệm tình hình phát triển trí lực của Đình Nhi theo tiêu chuẩn Trung Quốc, tôi đã nhờ mẹ mình mượn cuốn “Đại cương giáo dục nhà trẻ” do Ủy ban giáo dục quốc gia phát hành. Đối chiếu kết quả cho thấy, Đình Nhi đã nắm được toàn bộ nội dung giảng dạy của lớp mẫu giáo nhỏ và mẫu giáo lớn. Nói một cách khác, nhìn từ góc độ nắm vững tri thức, cháu đã có thể trực tiếp học tiểu học.
Thế nhưng, tình hình Trung Quốc khi đó không thể cho phép tôi thực hiện được kế hoạch của mình: do ngân sách giáo dục có hạn, nhà nước quy định 7 tuổi mới được vào tiểu học. Tôi thì vừa không có tiền để nuôi gia sư dạy cháu học tiểu học, lại vừa không thể vứt bỏ công việc của mình để dạy cháu. Đó là điểm mà tôi không thể sánh kịp những người đi trước trong thực hiện giáo dục từ sớm ở Âu Mỹ và Nhật Bản.
Có điều, tôi đã sớm có sự chuẩn bị tư tưởng cho việc này. Đó là hiện thực mà tuyệt đại đa số những gia đình ở Trung Quốc phải đối mặt. Tôi nghĩ, trong điều kiện như vậy nếu mình có thể mò mẫm ra một con đường giáo dục cho trẻ có trí lực sớm, thì chẳng phải càng có ý nghĩa hơn hay sao? Khi đó, kế hoạch của tôi là phải tìm cho Đình Nhi một nhà trẻ thật tốt tại Thành Đô, sau giờ làm việc phải dốc sức dạy con tất cả những điều cần dạy, mà trọng điểm là tập đọc tiếng Hán và học tiếng Anh.
Vì việc học đọc tiếng Hán, có thể nói đây là một sai lầm rất đáng tiếc của tôi trong việc giáo dục Đình Nhi từ 0 đến 3 tuổi. Khi đó, tôi chỉ nghĩ được rằng “học chữ” trong giai đoạn trẻ con đang tập ghi nhớ bằng hình mẫu chưa có tác dụng gì, không thể dùng để đọc sách, mà không nghĩ rằng có thể lợi dụng phương thức ghi nhớ theo hình mẫu để trực tiếp học các từ ngữ tiếng Hán, cũng giống như học tiếng Anh bắt đầu từ việc học từ đơn âm tiết. Mặc dầu vậy ngay từ khi Đình Nhi mới được 2 năm 4 tháng tuổi, đã tự phát nhận biết được tên của mười mấy quyển truyện tranh nhi đồng. Tôi và mẹ đã chưa biết kịp thời phát huy tác dụng khả năng học tập này.
Bảy năm sau, một tổ chức chuyên nghiên cứu về giáo dục từ sớm cho trẻ nhỏ của Trung Quốc đã xuất bản một cuốn sách cho lưu hành nội bộ có tên “Phương pháp bồi dưỡng cho các cháu có tư chất thông minh”, trong đó có nói đến phương pháp làm thể nào để dạy cho trẻ em dưới một tuổi học chữ. Đại ý là lợi dụng những nguyên lý của phương pháp nhớ theo hình mẫu để trẻ con nhận biết mặt chữ trên các tấm bìa cứng giống như việc nhận biết hình vẽ các đồ vật vậy. Cứ thế luyện tập mãi mãi, trẻ con hai ba tuổi có thể tự mình đọc sách được.
Ngoài ra, những việc cần làm khác chúng tôi đều đã hoàn thành tốt đẹp, hơn nữa những công việc mà chúng tôi đã làm là những công việc vô cùng quan trọng. Đó là “kích thích và phát triển toàn diện các khả năng tiềm ẩn của trẻ nhỏ” chứ không phải chỉ là học tập tri thức từ sớm. Hiện nay, có không ít các bậc cha mẹ và một vài tổ chức nghiên cứu về việc giáo dục trẻ trước tuổi đi học. Họ đã làm một cách đơn giản là lấy việc dạy chữ sớm cho trẻ để thay thế cho việc giáo dục từ sớm toàn diện. Họ nghĩ rằng, giáo dục từ sớm chính là dạy trẻ con biết chữ từ rất sớm. Đây là một sự hiểu lầm về việc giáo dục từ sớm. Nếu đặt trọng tâm của việc giáo dục từ sớm ở chỗ dạy chữ từ sớm, mà bỏ qua việc phát huy các tiềm năng trí tuệ, như thế thì những đứa trẻ trước tuổi đi học ấy cũng chỉ là những đứa trẻ được học sớm dăm bảy chữ mà thôi. Những tri thức đó tuy rằng có lợi, nhưng hiệu quả của nó thật kém xa so với việc phát triển trí lực toàn diện.
Thực ra, trí lực và tri thức không phải là một. Tri thức là sự nhận thức các sự vật và các qui luật phát triển của nó, cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn của loài người, là sự cấu thành của các loại khả năng như: khả năng chú ý, khả năng quan sát, khả năng tưởng tượng, khả năng tư duy… Chả thế, đã có người nói rằng: “Phát triển trí lực là hòn ngọc vô giá, còn truyền thụ tri thức chỉ là một vật quý giá mà thôi”. Khi đã hiểu được điều đó, thì sự kiên trì nhẫn nại giáo dục con cái của các bậc cha mẹ sẽ tăng lên gấp bội, họ không nôn nóng thực dụng nữa, mà đã biết sàng lọc chắt chiu để nhào nặn nên những tố chất quý báu và tâm hồn trong sáng cho con cái mình.
Chính vì cả nhà tôi đã biết tình nguyện dồn hết tất cả thời gian và tâm huyết cho sự tiến bộ từng bước của Đình Nhi, mới có thể làm cho cháu trong hoàn cảnh cha mẹ ly dị nhau mà vẫn hoàn thành tốt đẹp công việc phát triển trí lực và giáo dục tình cảm từ 0 đến 3 tuổi.
Bình luận facebook