Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Em phải đến Harvard học kinh tế - Chương 05 - Phần 6
TẬP VIẾT CẢM TƯỞNG SAU KHI ĐỌC SÁCH, PHÁT TRIỂN TƯ DUY LÝ TÍNH
Mùa hè năm lớp 3, tôi yêu cầu Đình Nhi, mỗi bài nhật ký phải viết tới 500 từ. Một hôm, trời rất nóng, ngoài việc đọc sách và làm bài tập, Đình Nhi không muốn làm thêm một việc gì nữa. Cháu buồn rầu hỏi tôi: "Mẹ ơi, nhật ký hôm nay viết cái gì nhỉ?" Tôi gợi ý: "Sao con không viết cảm tưởng của con về cuốn sách hôm nay con vừa đọc?" Đình Nhi lập tức vui ngay, bắt tôi dạy cho cách viết.
Tôi bảo cháu, trước tiên hãy viết về các nhân vật trong sách mà con có ấn tượng sâu sắc nhất, cứ viết như con đang kể chuyện cho bạn nghe. Tôi nói với Đình Nhi, con nên tham khảo phần "Lời mở đầu' và phần "Vĩ thanh" trong mỗi cuốn sách, ở đó nói chung đều có lời giới thiệu bình luận về cuốn sách đó của các nhà phê bình. Con có thể hoàn toàn viết những suy nghĩ của con, cũng có thể mượn lời bình luận ở những phần trong sách. Phải chú ý xem các tác giả đã tóm tắt giới thiệu các nhân vật và các tình tiết trong sách một cách chuẩn xác, bằng ngôn ngữ chắt lọc như thế nào, nhưng dẫu sao tốt nhất là nên dùng lời của mình để viết.
Từ trước tới nay, trẻ em đọc sách thường chỉ chú ý đến cốt truyện, chẳng mấy khi để ý đến các phần "Lời nói đầu" và "Vĩ thanh" trong sách. Đình Nhi cũng vậy, nhưng để viết được cảm tưởng, Đình Nhi bắt đầu chú ý đọc các phần bình luận văn học cô đọng như trên. Để tìm được những nội dung cần thiết trong một bài bình luận hàng nghìn chữ ấy, Đình Nhi không chỉ đọc một lần mà có được, hơn nữa còn phải còn phải biết sàng lọc, lựa chọn. Điều này không chỉ trực tiếp giúp Đình Nhi hiểu sâu hơn về ý đồ sáng tác của tác giả, còn giúp cháu làm quen trước với kiểu văn nghị luận, và quan trọng hơn cả là nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển tư duy lý tính của Đình Nhi. Trên thực tế, bài tự thuật của Đình Nhi viết khi dự thi vào Trường Đại học Harvard là một thể văn kết hợp giữa văn tự thuật và văn cảm tưởng.
So sánh giữa hai bài văn cảm tưởng mà Đình Nhi viết sớm nhất với hai bài văn cảm tưởng viết cuối thời tiểu học của ĐÌnh Nhi, có thể thấy rõ tư duy lý tính của Đình Nhi dần dần thành thục.
Ngày 6 tháng 7 năm 1990. Chủ nhật. Trời hửng nắng.
"Bóng ma trong mộng"
Tôi vừa đọc cuốn truyện nổi tiếng "Bóng ma trong mộng". Đây là cuốn sách đồng thoại rất thú vị do nhà văn nổi tiếng Frank Bame sáng tác. Những nhân vật chủ yếu trong cuốn sách này là: Tayfoo, Jack Bí ngô, Tiều phu thép và người nôm rơm..
Tayfoo sinh ra tại vùng Ause, nhưng lại sống tại đất nước Người tím ở phương Bắc. Ở đây tất cả mọi thứ đều màu tím. Tôi rất thích cậu bé Tayfoo này, vì bạn ấy thật tốt bụng và thật thà, căm ghét sự gian tà quỷ quái và sống bình đẳng với mọi người...
Jack Bí ngô là một nhân vật có cái đầu được làm bằng quả bí ngô, trên đó có khắc đủ mắt, mũi, mồm. Cái đầu ấy được cắm trên một thanh gỗ dài làm thân mình và chân tay. Tayfoo cho nó hình thể, còn Lawmobie cho nó tâm hồn. Tôi thấy nhân vật Jack Bí ngô rất hài hước, suốt ngày luôn lẩm bẩm những câu nói của ra đâu vào đâu. Hơn nữa các khớp tay chân hay bị hỏng và bàn tay thỉnh thoảng lại rụng rời, trông thật buồn cười.
Còn Tiều Phu Thép là một nhân vật được tạo thành bởi các mảnh sắt nhỏ hàn gắn lại. Nó có mặt trái tim bằng một cục gỗ tròn sơn đỏ, trái tim, ấy là do một thầy phù thủy tặng. Tôi rất thích Tiều Phu Thép, vị hoàng đế của vương quốc Người Vàng này, bởi vì trong suốt cả câu chuyện, Tiều Phu Thép luôn tỏ ra hiền lành đôn hậu, ưa làm việc thiện và dũng cảm đấu tranh với kẻ ác.
Người nộm rơm là một hình nộm bên ngoài làm bằng vải, bên trong được nhét đầy rơm, cái đầu của nó được nhét đầy mùn cưa và tim đinh sắt, thầy phù thủy cho nó cái đầu này. Tôi rất khâm phục Người Nộm Rơm, bởi vì trong lúc nguy hiểm, cái đầu của Người Nộm Rơm đã nghĩ ra được khá nhiều biện pháp để giải quyết.
Đây là những nhân vật để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất trong cuốn sách này. Ở đây còn có những nhân vật khác nữa như Con Nắc Nẻ, Ngựa Cưa Gỗ... Nhưng vì bài nhật ký này đã hơn 500 từ rồi, tôi không viết nữa.
Ngày 9 tháng 7 năm 1990. thứ hai. Trời mưa to.
Nếu tôi cũng có được một viên thuốc ước...
Thuốc ước là một loại thuốc vô cùng kỳ diệu trong cuốn truyện "Bóng ma trong mộng". Đã có viên thuốc ấy, chỉ cần uống xong rồi bắt đầu kẹp đôi từ 1 đến 17, sau đó nói lên ước nguyện của mình, thì lập tức ước nguyện ấy trở thành hiện thực. Thế nhưng đếm kẹp đôi đến số 17 cũng không phải là chuyện dễ dàng. Bởi vì 17 là số lẻ, không đếm được đến số 17, thì cũng không thực hiện được ước muốn của mình, làm thế nào đây? Tôi đã nghĩ ra được một cách, tôi bắt đầu đếm từ một nửa của con số 1, rồi lần lượt 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17. Bạn thấy, thật là dễ phải không?
Tôi nghĩ, nếu tôi có được một viên thuốc ước đó, thì ước muốn đầu tiên của tôi là có được 100 viên như thế. Như vậy tôi có thể có được 100 ước muốn được thực hiện. Và nếu có rồi, tôi sẽ uống tiếp viên thứ hai, đếm đến 17 rồi nói: "Tôi muốn có một bộ quần áo và một đôi giày như của cô gái da đen mặc trong vũ hội". Và ước muốn thứ ba của tôi là: "Tôi muốn trở thành người giàu tri thức nhất thế giới". Ước muốn thứ tư sẽ là: "Ước cho cả nhà tôi mãi mãi trẻ trung, mãi mãi không chết".
Tôi thường hỏi ba mẹ tôi có những ước muốn gì? Ba nói: "Ba muốn sau này sẽ trở thành người có ích". Mẹ nói: "Mẹ muốn con người ta không cần ăn mà vẫn sống được". Sau đó ba lại thay đổi ý kiến, bây giờ ba ước: "Ước cho tất cả những người tốt trên đời đều trở thành những người tài giỏi nhất". Mẹ cũng thay đổi ý kiến, mẹ ước: "Ước cho trên đời này, không có kẻ cắp, không có người xấu bụng". Còn tôi cũng ước thêm: thứ nhất là tất cả sách trên giá của tôi đều biến thành sách mới. Thứ hai là: có rất nhiều tiền, muốn mua cái gì cũng được.
Cuốn sách này mua cách đây đã ba năm, lúc đó tôi mới học lớp 1, chỉ biết được dăm ba chữ, vì vậy lần đầu tiên tôi biết chuyện này là do mẹ tôi đọc cho nghe.
Ngày 1 tháng 8 năm 1991
Cảm nghĩ sau khi đọc quyển “80 năm thời cận đại”
Nghe nói, trong những năm cuối cùng của triều đại Mãn Thanh, trên một tờ báo của Singapor có vẽ một bức tranh biếm họa: bên ngoài một ngôi nhà tranh cũ nát, lơ thơ mấy cây cằn cỗi, xiêu vẹo, ngoài trời mưa rất to, trong nhà nước dội tứ tung. Bên dưới bức tranh có ghi hai chữ “Trung Quốc”. Lúc bấy giờ tôi chẳng hiểu gì, Trung Quốc tại sao lại như vậy? Cho đến tận sau khi tôi đọc cuốn “80 năm thời cận đại”, tôi mới hiểu ra rằng, Trung Quốc trong suốt 80 năm thời cận đại là thưòi kỳ thối nát nhất của xã hội phong kiến. Nó cũng giống như ngôi nhà tranh dột nát kia.
Thời đó, trình độ văn hoá, tư tưởng của người Trung Hoa vô cùng lạc hậu. Bọn thống trị phong kiến vẫn tôn Mạnh Tử và Khổng Tử là những bậc thánh nhân. Những người có chữ nghĩa trong thiên hạ vẫn khư khư ôm những quyển sách cũ nát của Khổng Tử và Mạnh Tử - những vĩ nhân đã sống cách đây hơn 2.000 năm, và tư tưởng của họ vẫn dừng lại ở thời kỳ hơn 1.000 năm về trước, có chăng chỉ có một chút phát triển không đáng kể. Lúc bấy giờ, người Trung Quốc cũng chẳng hiểu biết gì về thế giới. Họ vẽ bản đồ Trung Quốc theo sự tưởng tượng chủ quan của mình. Họ cho rằng các nước trên thế giới như Anh, Nga… cũng chỉ nhỏ bé như nước Cao Ly (Triều Tiên) mà thôi. Trên tấm bản đồ, Trung Quốc được vẽ ở chính giữa, vẽ rất to, bốn xung quanh là những hòn đảo nhỏ li ti. Đó là những nước Anh, Nga… Có một câu chuyện rất nực cười: Vào những năm niên hiệu Đạo Quang, có một lái buôn người Bồ Đào Nha đến Trung Quốc, khi đi qua hải quan, để nói rõ rằng mình đến đây từ đất nước Bồ Đào Nha, người đó bèn lấy ra một tấm bản đồ thế giới được vẽ theo tiêu chuẩn quốc tế, đưa cho viên quan trấn ải xem. Thế nhưng viên quan này xem không hiểu, bèn dẫn người lái buôn đến phủ. Người Bồ Đào Nha đã cố nhẫn nại chỉ vào tấm bản đồ thuyết minh tỉ mỉ cho các quan trong phủ nghe, nhưng các quan trong phủ vừa trông vào tấm bản đồ đã nổ giận đùng đùng, lớn tiếng quát tháo: “Đây là cái khỉ gì vậy, hãy xem bản đồ của nhà Đại Thanh chúng ta đây!” Nói rồi, họ bèn lấy ra tấm bản đồ Đại Thanh tôi vừa kể. Người Bồ Đào Nha kia trông thấy, thật là dở khóc dở cười!
Vì tư tưởng văn hóa của Trung Quốc quá lạc hậu, cho nên khoa học kĩ thuật cũng chẳng sao tiến bộ được. Trong khi các nước đã có đầy những tàu hỏa, tàu thủy, súng máy, pháo to… thì Trung Quốc vẫn đang dừng ở thời kỳ sử dụng giáo, mác, xe ngựa và thuyền gỗ…
Do khoa học kĩ thuật lạc hậu, nên nền quốc phòng của Trung Quốc cũng lạc hậu theo. Quân đội Mãn Thanh chỉ có thể đi trấn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân, nếu phải đánh nhau với quân đội nước ngoài thì thật là bi thảm. Một thân vương của triều đình Tăng Cách Lâm Tẩm, trong những năm niên hiệu Đạo Quang, đã có lần đem theo hơn 3.000 kỵ binh thiện chiến nhất của triều đình đi giao chiến với quân Anh. Kết quả bị súng to pháo lớn của đối phương đánh cho tan tác tơi bời. Chỉ còn có 7 người, 7 ngựa theo Tăng Cách Lâm Tẩm chạy tháo thân về tới kinh thành.
Tất cả những cái đó đều nói lên rằng, Trung Quốc lạc hậu so với các nước khác. Tình trạng lạc hậu đó là do chế độ chuyên chế của xã hội phong kiến Trung Quốc. Đặc trưng của chế độ chuyên chế là ai nắm được hoàng quyền thì cả đất nước sẽ là tài sản riêng của mình, người ấy muốn sao phải vậy.
CHỈ SỢ LÀM ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG, ĐI TÌM CƠ HỘI CẠNH TRANH CAO
Được sự chỉ bảo của cha mẹ, Đình Nhi tiến bộ rất nhanh, cuối học kỳ I lớp 4 này chắc chắn sẽ đứng đầu lớp. Chính lúc ấy, cái “lớp 4 vô kỉ luật” của cháu lại ngày càng quậy phá hơn. Vào đầu năm học, nhà trường đã điều một cô giáo dạy văn rất có năng lực về làm chủ nhiệm lớp 4 này. Đến đầu học kỳ II, nhà trường lại bố trí cô thêm chức trưởng phòng hành chính. Các phụ huynh học sinh đều cho như vậy là nhà trường đã bỏ lửng lớp này.
Chúng tôi rất hiểu, do trình độ chung đều thấp, sự “đứng đầu lớp” của Đình Nhi có lẽ chỉ tương đương với các cháu đứng thứ 20 của các trường trọng điểm. Muốn kích thích Đình Nhi có được tiến bộ lớn hơn nữa, cần phải đặt Đình Nhi trong một môi trường có sự cạnh tranh ở trình độ cao hơn. Thế là chúng tôi bắt đầu phải nghĩ đến việc bỏ tiền ra chạy chuyển trường cho cháu. Dù cho là không gặp được thầy giỏi hơn, nhưng ít nhất cũng phải chọn cho cháu một trường gần nhà, mỗi ngày sẽ tiết kiệm được hai giờ đi lại, dành cho cháu tự rèn luyện. Như vậy, cũng đã có lợi cho cháu khá nhiều.
Rất may, vào một ngày cuối tuần, Ương Ương lại đến nhà tôi chơi. Tôi hỏi thăm cháu tình hình học tập, cháu vui vẻ và tự hào nói với tôi: cô giáo chủ nhiệm, Liệu Lệ Quỳnh, là một chủ nhiệm rất giỏi. Lớp cháu được công nhận là “Tập thể ưu tú”, lớp cháu có hai bạn vừa chuyển trường đi… Ương Ương rất thích nhân cơ hội này Lưu Diệc Đình chuyển đến học cùng lớp với cháu.
Trương Hân Vũ vẫn có thói quen “gặp cơ hội tốt không bao giờ bỏ lỡ”. Thế là anh bảo tôi phải lập tức đến nhà Ương Ương để tìm hiểu thêm. Cha mẹ Ương Ương ca ngợi cô chủ nhiệm hết lời. Trương Hân Vũ sau khi nghe tôi kể lại, lập tức quyết định: phải tìm ngay và gặp cô giáo Liệu. Được sự giúp đỡ rất tận tình của cha mẹ cháu Ương Ương, của cô chủ nhiệm Liệu Lệ Quỳnh và cô giáo Lưu Huệ Anh, Trường tiểu học Sở Thương Nghiệp chỉ thu của chúng tôi chút ít tiền lệ phí chuyển trường có tính chất tượng trưng. Và thế là ngay tuần sau Đình Nhi đã được theo học lớp cô giáo Liệu.
Việc chuyển trường lần này có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm lý của Đình Nhi, kết quả kiểm tra lần đầu ở lớp mới, Đình Nhi được xếp thứ 17 trong cả lớp. Kết quả đó đã minh chứng cho lời nói của ba mẹ trước đây là đúng: học giỏi số 1 ở “lớp vô kỉ luật” cũng chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”.
Hiểu được điều đó, Đình Nhi sẽ biết được tự cao tự mãn là một thói xấu đáng chê. Sau này, đã nhiều lần, Đình Nhi giành được những thành tích mà những người bình thường sẽ thấy rất kiêu hãnh, nhưng cháu không hề bị tính tự kiêu ấy làm cho mờ mắt. Bởi cháu đã quá quen thuộc với quan niệm: “Coi tất cả những thành tích mình giành được mới chỉ là con số 0”. Chỉ có vậy, mới tự thúc đẩy phải cố gắng vươn lên trong những cuộc cạnh tranh ở mức độ cao hơn. Trường tiểu học Sở Thương nghiệp là trung tâm đào tạo học sinh xuất sắc để tham dự các cuộc thi toán Olympic. Đây là kho báu tri thức mà trước khi chuyển trường, Đình Nhi chưa hề biết đến. Sau khi chuyển trường chúng tôi động viên cháu hãy mau chóng nộp đơn xin nhà trường cho vào học lớp đào tạo đặc biệt này. Các thầy cô giáo đều ngạc nhiên: “Hiếm có học sinh ham học như thế này”. Được cô giáo Liệu giới thiệu, thầy Ngô Xuân Dung chủ nhiệm lớp chuyên toán đặc cách tiếp nhận Đình Nhi, vì lớp này đã đào tạo học sinh giỏi ngay từ lớp 2.
Học tập có cường độ có sức hấp dẫn lớn đối với Đình Nhi, việc hướng dẫn cho Đình Nhi về môn vật lý, ba cũng phải vận dụng đến những khả năng sở trường của mình. Chỉ ít lâu sau (cũng giống như Hoa La Canh năm xưa đã đoạt giải “cúp vàng” môn toán thời tiểu học), Đình Nhi lao vào cuộc tranh tài, và kết quả thật bất ngờ: cháu đã đoạt “giải nhất cuộc thi chuyên toán lớp 4”. Lúc bấy giờ tôi còn đang ở bệnh viện Hồ Bắc, chăm sóc mẹ tôi vừa bị mổ khối u trực tràng. Được tin cháu đoạt giải cao, mẹ tôi vui mừng nói: “Đây quả là một liều thuốc đặc hiệu đối với mẹ!”
Có thể nói, chuyển trường và được vào lớp chuyên là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Đình Nhi. Mặc dù lúc bấy giờ vẫn chưa thể tiên đoán được mọi sự việc sau này, nhưng theo bản năng tôi đã dự cảm được sự phát triển trí lực của Đình Nhi sẽ có bước đột phá quan trọng.
Giải nhất của cuộc thi chuyên toán đã kích thích mạnh mẽ hứng thú học toán của Đình Nhi. Từ đó về sau, ngoài thời gian tất yếu để học văn học ra, Đình Nhi đã dồn phần lớn thời gian cho môn toán với tất cả sự say mê hứng thú. Chúng tôi luôn coi trọng sự cố gắng về mặt này của Đình Nhi. Mặc dù ở trường Đại học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là những chuyên khoa tách biệt, nhưng ba vẫn luôn nhấn mạnh rằng: những học sinh nào giỏi cả về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, mới có tiền đồ rộng mở. Huống chi khi thi vào bậc sơ trung, bắt buộc Đình Nhi phải thật giỏi về môn toán, có vậy mới mở được cánh cửa để bước vào các trường trung học trọng điểm.
Việc học tập tại các trường chuyên lớp chọn thực sự là một điển hình cạnh tranh ở trình độ cao, nhất là cuộc đào thải nghiệt ngã cuối lớp 5. Phạm vi cạnh tranh đã vượt ra khỏi cấp nhà trường, nó là cuộc đua tranh giữa các học sinh xuất sắc trong toàn khu vực. Đình Nhi tuy chỉ là một học sinh “giữa đường nhập cuộc” so với các bạn bè trong lớp chuyên, học chậm mất 2 năm 6 tháng, nhưng về môn toán, trong các cuộc thi toán toàn quốc tổ chức vào học kỳ II năm lớp 6, Đình Nhi đã đoạt giải nhì toàn thành phố Thành Đô và đoạt giải ba toàn tỉnh Tứ Xuyên. Một lần nữa lại chứng minh cho câu nói “khổ luyện, tất sẽ thành tài”.
Công sức của Đình Nhi với môn toán trường chuyên, đã được đền đáp. Từ đó, cháu học tiến bộ rất nhanh, thắng hầu hết các đối thủ trong kỳ thi vào sơ trung, đi thẳng vào trường trung học trọng điểm, ngay trong khi học trung học điểm số các môn học đều được xếp loại ưu.
Hiện nay, tại Đại học Harvard, tuy môn Anh văn vẫn chưa bằng các bạn người Mỹ, nhưng kết quả học tập các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên vẫn vững vàng đứng ở loại giỏi.
Mùa hè năm lớp 3, tôi yêu cầu Đình Nhi, mỗi bài nhật ký phải viết tới 500 từ. Một hôm, trời rất nóng, ngoài việc đọc sách và làm bài tập, Đình Nhi không muốn làm thêm một việc gì nữa. Cháu buồn rầu hỏi tôi: "Mẹ ơi, nhật ký hôm nay viết cái gì nhỉ?" Tôi gợi ý: "Sao con không viết cảm tưởng của con về cuốn sách hôm nay con vừa đọc?" Đình Nhi lập tức vui ngay, bắt tôi dạy cho cách viết.
Tôi bảo cháu, trước tiên hãy viết về các nhân vật trong sách mà con có ấn tượng sâu sắc nhất, cứ viết như con đang kể chuyện cho bạn nghe. Tôi nói với Đình Nhi, con nên tham khảo phần "Lời mở đầu' và phần "Vĩ thanh" trong mỗi cuốn sách, ở đó nói chung đều có lời giới thiệu bình luận về cuốn sách đó của các nhà phê bình. Con có thể hoàn toàn viết những suy nghĩ của con, cũng có thể mượn lời bình luận ở những phần trong sách. Phải chú ý xem các tác giả đã tóm tắt giới thiệu các nhân vật và các tình tiết trong sách một cách chuẩn xác, bằng ngôn ngữ chắt lọc như thế nào, nhưng dẫu sao tốt nhất là nên dùng lời của mình để viết.
Từ trước tới nay, trẻ em đọc sách thường chỉ chú ý đến cốt truyện, chẳng mấy khi để ý đến các phần "Lời nói đầu" và "Vĩ thanh" trong sách. Đình Nhi cũng vậy, nhưng để viết được cảm tưởng, Đình Nhi bắt đầu chú ý đọc các phần bình luận văn học cô đọng như trên. Để tìm được những nội dung cần thiết trong một bài bình luận hàng nghìn chữ ấy, Đình Nhi không chỉ đọc một lần mà có được, hơn nữa còn phải còn phải biết sàng lọc, lựa chọn. Điều này không chỉ trực tiếp giúp Đình Nhi hiểu sâu hơn về ý đồ sáng tác của tác giả, còn giúp cháu làm quen trước với kiểu văn nghị luận, và quan trọng hơn cả là nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển tư duy lý tính của Đình Nhi. Trên thực tế, bài tự thuật của Đình Nhi viết khi dự thi vào Trường Đại học Harvard là một thể văn kết hợp giữa văn tự thuật và văn cảm tưởng.
So sánh giữa hai bài văn cảm tưởng mà Đình Nhi viết sớm nhất với hai bài văn cảm tưởng viết cuối thời tiểu học của ĐÌnh Nhi, có thể thấy rõ tư duy lý tính của Đình Nhi dần dần thành thục.
Ngày 6 tháng 7 năm 1990. Chủ nhật. Trời hửng nắng.
"Bóng ma trong mộng"
Tôi vừa đọc cuốn truyện nổi tiếng "Bóng ma trong mộng". Đây là cuốn sách đồng thoại rất thú vị do nhà văn nổi tiếng Frank Bame sáng tác. Những nhân vật chủ yếu trong cuốn sách này là: Tayfoo, Jack Bí ngô, Tiều phu thép và người nôm rơm..
Tayfoo sinh ra tại vùng Ause, nhưng lại sống tại đất nước Người tím ở phương Bắc. Ở đây tất cả mọi thứ đều màu tím. Tôi rất thích cậu bé Tayfoo này, vì bạn ấy thật tốt bụng và thật thà, căm ghét sự gian tà quỷ quái và sống bình đẳng với mọi người...
Jack Bí ngô là một nhân vật có cái đầu được làm bằng quả bí ngô, trên đó có khắc đủ mắt, mũi, mồm. Cái đầu ấy được cắm trên một thanh gỗ dài làm thân mình và chân tay. Tayfoo cho nó hình thể, còn Lawmobie cho nó tâm hồn. Tôi thấy nhân vật Jack Bí ngô rất hài hước, suốt ngày luôn lẩm bẩm những câu nói của ra đâu vào đâu. Hơn nữa các khớp tay chân hay bị hỏng và bàn tay thỉnh thoảng lại rụng rời, trông thật buồn cười.
Còn Tiều Phu Thép là một nhân vật được tạo thành bởi các mảnh sắt nhỏ hàn gắn lại. Nó có mặt trái tim bằng một cục gỗ tròn sơn đỏ, trái tim, ấy là do một thầy phù thủy tặng. Tôi rất thích Tiều Phu Thép, vị hoàng đế của vương quốc Người Vàng này, bởi vì trong suốt cả câu chuyện, Tiều Phu Thép luôn tỏ ra hiền lành đôn hậu, ưa làm việc thiện và dũng cảm đấu tranh với kẻ ác.
Người nộm rơm là một hình nộm bên ngoài làm bằng vải, bên trong được nhét đầy rơm, cái đầu của nó được nhét đầy mùn cưa và tim đinh sắt, thầy phù thủy cho nó cái đầu này. Tôi rất khâm phục Người Nộm Rơm, bởi vì trong lúc nguy hiểm, cái đầu của Người Nộm Rơm đã nghĩ ra được khá nhiều biện pháp để giải quyết.
Đây là những nhân vật để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất trong cuốn sách này. Ở đây còn có những nhân vật khác nữa như Con Nắc Nẻ, Ngựa Cưa Gỗ... Nhưng vì bài nhật ký này đã hơn 500 từ rồi, tôi không viết nữa.
Ngày 9 tháng 7 năm 1990. thứ hai. Trời mưa to.
Nếu tôi cũng có được một viên thuốc ước...
Thuốc ước là một loại thuốc vô cùng kỳ diệu trong cuốn truyện "Bóng ma trong mộng". Đã có viên thuốc ấy, chỉ cần uống xong rồi bắt đầu kẹp đôi từ 1 đến 17, sau đó nói lên ước nguyện của mình, thì lập tức ước nguyện ấy trở thành hiện thực. Thế nhưng đếm kẹp đôi đến số 17 cũng không phải là chuyện dễ dàng. Bởi vì 17 là số lẻ, không đếm được đến số 17, thì cũng không thực hiện được ước muốn của mình, làm thế nào đây? Tôi đã nghĩ ra được một cách, tôi bắt đầu đếm từ một nửa của con số 1, rồi lần lượt 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17. Bạn thấy, thật là dễ phải không?
Tôi nghĩ, nếu tôi có được một viên thuốc ước đó, thì ước muốn đầu tiên của tôi là có được 100 viên như thế. Như vậy tôi có thể có được 100 ước muốn được thực hiện. Và nếu có rồi, tôi sẽ uống tiếp viên thứ hai, đếm đến 17 rồi nói: "Tôi muốn có một bộ quần áo và một đôi giày như của cô gái da đen mặc trong vũ hội". Và ước muốn thứ ba của tôi là: "Tôi muốn trở thành người giàu tri thức nhất thế giới". Ước muốn thứ tư sẽ là: "Ước cho cả nhà tôi mãi mãi trẻ trung, mãi mãi không chết".
Tôi thường hỏi ba mẹ tôi có những ước muốn gì? Ba nói: "Ba muốn sau này sẽ trở thành người có ích". Mẹ nói: "Mẹ muốn con người ta không cần ăn mà vẫn sống được". Sau đó ba lại thay đổi ý kiến, bây giờ ba ước: "Ước cho tất cả những người tốt trên đời đều trở thành những người tài giỏi nhất". Mẹ cũng thay đổi ý kiến, mẹ ước: "Ước cho trên đời này, không có kẻ cắp, không có người xấu bụng". Còn tôi cũng ước thêm: thứ nhất là tất cả sách trên giá của tôi đều biến thành sách mới. Thứ hai là: có rất nhiều tiền, muốn mua cái gì cũng được.
Cuốn sách này mua cách đây đã ba năm, lúc đó tôi mới học lớp 1, chỉ biết được dăm ba chữ, vì vậy lần đầu tiên tôi biết chuyện này là do mẹ tôi đọc cho nghe.
Ngày 1 tháng 8 năm 1991
Cảm nghĩ sau khi đọc quyển “80 năm thời cận đại”
Nghe nói, trong những năm cuối cùng của triều đại Mãn Thanh, trên một tờ báo của Singapor có vẽ một bức tranh biếm họa: bên ngoài một ngôi nhà tranh cũ nát, lơ thơ mấy cây cằn cỗi, xiêu vẹo, ngoài trời mưa rất to, trong nhà nước dội tứ tung. Bên dưới bức tranh có ghi hai chữ “Trung Quốc”. Lúc bấy giờ tôi chẳng hiểu gì, Trung Quốc tại sao lại như vậy? Cho đến tận sau khi tôi đọc cuốn “80 năm thời cận đại”, tôi mới hiểu ra rằng, Trung Quốc trong suốt 80 năm thời cận đại là thưòi kỳ thối nát nhất của xã hội phong kiến. Nó cũng giống như ngôi nhà tranh dột nát kia.
Thời đó, trình độ văn hoá, tư tưởng của người Trung Hoa vô cùng lạc hậu. Bọn thống trị phong kiến vẫn tôn Mạnh Tử và Khổng Tử là những bậc thánh nhân. Những người có chữ nghĩa trong thiên hạ vẫn khư khư ôm những quyển sách cũ nát của Khổng Tử và Mạnh Tử - những vĩ nhân đã sống cách đây hơn 2.000 năm, và tư tưởng của họ vẫn dừng lại ở thời kỳ hơn 1.000 năm về trước, có chăng chỉ có một chút phát triển không đáng kể. Lúc bấy giờ, người Trung Quốc cũng chẳng hiểu biết gì về thế giới. Họ vẽ bản đồ Trung Quốc theo sự tưởng tượng chủ quan của mình. Họ cho rằng các nước trên thế giới như Anh, Nga… cũng chỉ nhỏ bé như nước Cao Ly (Triều Tiên) mà thôi. Trên tấm bản đồ, Trung Quốc được vẽ ở chính giữa, vẽ rất to, bốn xung quanh là những hòn đảo nhỏ li ti. Đó là những nước Anh, Nga… Có một câu chuyện rất nực cười: Vào những năm niên hiệu Đạo Quang, có một lái buôn người Bồ Đào Nha đến Trung Quốc, khi đi qua hải quan, để nói rõ rằng mình đến đây từ đất nước Bồ Đào Nha, người đó bèn lấy ra một tấm bản đồ thế giới được vẽ theo tiêu chuẩn quốc tế, đưa cho viên quan trấn ải xem. Thế nhưng viên quan này xem không hiểu, bèn dẫn người lái buôn đến phủ. Người Bồ Đào Nha đã cố nhẫn nại chỉ vào tấm bản đồ thuyết minh tỉ mỉ cho các quan trong phủ nghe, nhưng các quan trong phủ vừa trông vào tấm bản đồ đã nổ giận đùng đùng, lớn tiếng quát tháo: “Đây là cái khỉ gì vậy, hãy xem bản đồ của nhà Đại Thanh chúng ta đây!” Nói rồi, họ bèn lấy ra tấm bản đồ Đại Thanh tôi vừa kể. Người Bồ Đào Nha kia trông thấy, thật là dở khóc dở cười!
Vì tư tưởng văn hóa của Trung Quốc quá lạc hậu, cho nên khoa học kĩ thuật cũng chẳng sao tiến bộ được. Trong khi các nước đã có đầy những tàu hỏa, tàu thủy, súng máy, pháo to… thì Trung Quốc vẫn đang dừng ở thời kỳ sử dụng giáo, mác, xe ngựa và thuyền gỗ…
Do khoa học kĩ thuật lạc hậu, nên nền quốc phòng của Trung Quốc cũng lạc hậu theo. Quân đội Mãn Thanh chỉ có thể đi trấn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân, nếu phải đánh nhau với quân đội nước ngoài thì thật là bi thảm. Một thân vương của triều đình Tăng Cách Lâm Tẩm, trong những năm niên hiệu Đạo Quang, đã có lần đem theo hơn 3.000 kỵ binh thiện chiến nhất của triều đình đi giao chiến với quân Anh. Kết quả bị súng to pháo lớn của đối phương đánh cho tan tác tơi bời. Chỉ còn có 7 người, 7 ngựa theo Tăng Cách Lâm Tẩm chạy tháo thân về tới kinh thành.
Tất cả những cái đó đều nói lên rằng, Trung Quốc lạc hậu so với các nước khác. Tình trạng lạc hậu đó là do chế độ chuyên chế của xã hội phong kiến Trung Quốc. Đặc trưng của chế độ chuyên chế là ai nắm được hoàng quyền thì cả đất nước sẽ là tài sản riêng của mình, người ấy muốn sao phải vậy.
CHỈ SỢ LÀM ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG, ĐI TÌM CƠ HỘI CẠNH TRANH CAO
Được sự chỉ bảo của cha mẹ, Đình Nhi tiến bộ rất nhanh, cuối học kỳ I lớp 4 này chắc chắn sẽ đứng đầu lớp. Chính lúc ấy, cái “lớp 4 vô kỉ luật” của cháu lại ngày càng quậy phá hơn. Vào đầu năm học, nhà trường đã điều một cô giáo dạy văn rất có năng lực về làm chủ nhiệm lớp 4 này. Đến đầu học kỳ II, nhà trường lại bố trí cô thêm chức trưởng phòng hành chính. Các phụ huynh học sinh đều cho như vậy là nhà trường đã bỏ lửng lớp này.
Chúng tôi rất hiểu, do trình độ chung đều thấp, sự “đứng đầu lớp” của Đình Nhi có lẽ chỉ tương đương với các cháu đứng thứ 20 của các trường trọng điểm. Muốn kích thích Đình Nhi có được tiến bộ lớn hơn nữa, cần phải đặt Đình Nhi trong một môi trường có sự cạnh tranh ở trình độ cao hơn. Thế là chúng tôi bắt đầu phải nghĩ đến việc bỏ tiền ra chạy chuyển trường cho cháu. Dù cho là không gặp được thầy giỏi hơn, nhưng ít nhất cũng phải chọn cho cháu một trường gần nhà, mỗi ngày sẽ tiết kiệm được hai giờ đi lại, dành cho cháu tự rèn luyện. Như vậy, cũng đã có lợi cho cháu khá nhiều.
Rất may, vào một ngày cuối tuần, Ương Ương lại đến nhà tôi chơi. Tôi hỏi thăm cháu tình hình học tập, cháu vui vẻ và tự hào nói với tôi: cô giáo chủ nhiệm, Liệu Lệ Quỳnh, là một chủ nhiệm rất giỏi. Lớp cháu được công nhận là “Tập thể ưu tú”, lớp cháu có hai bạn vừa chuyển trường đi… Ương Ương rất thích nhân cơ hội này Lưu Diệc Đình chuyển đến học cùng lớp với cháu.
Trương Hân Vũ vẫn có thói quen “gặp cơ hội tốt không bao giờ bỏ lỡ”. Thế là anh bảo tôi phải lập tức đến nhà Ương Ương để tìm hiểu thêm. Cha mẹ Ương Ương ca ngợi cô chủ nhiệm hết lời. Trương Hân Vũ sau khi nghe tôi kể lại, lập tức quyết định: phải tìm ngay và gặp cô giáo Liệu. Được sự giúp đỡ rất tận tình của cha mẹ cháu Ương Ương, của cô chủ nhiệm Liệu Lệ Quỳnh và cô giáo Lưu Huệ Anh, Trường tiểu học Sở Thương Nghiệp chỉ thu của chúng tôi chút ít tiền lệ phí chuyển trường có tính chất tượng trưng. Và thế là ngay tuần sau Đình Nhi đã được theo học lớp cô giáo Liệu.
Việc chuyển trường lần này có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm lý của Đình Nhi, kết quả kiểm tra lần đầu ở lớp mới, Đình Nhi được xếp thứ 17 trong cả lớp. Kết quả đó đã minh chứng cho lời nói của ba mẹ trước đây là đúng: học giỏi số 1 ở “lớp vô kỉ luật” cũng chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”.
Hiểu được điều đó, Đình Nhi sẽ biết được tự cao tự mãn là một thói xấu đáng chê. Sau này, đã nhiều lần, Đình Nhi giành được những thành tích mà những người bình thường sẽ thấy rất kiêu hãnh, nhưng cháu không hề bị tính tự kiêu ấy làm cho mờ mắt. Bởi cháu đã quá quen thuộc với quan niệm: “Coi tất cả những thành tích mình giành được mới chỉ là con số 0”. Chỉ có vậy, mới tự thúc đẩy phải cố gắng vươn lên trong những cuộc cạnh tranh ở mức độ cao hơn. Trường tiểu học Sở Thương nghiệp là trung tâm đào tạo học sinh xuất sắc để tham dự các cuộc thi toán Olympic. Đây là kho báu tri thức mà trước khi chuyển trường, Đình Nhi chưa hề biết đến. Sau khi chuyển trường chúng tôi động viên cháu hãy mau chóng nộp đơn xin nhà trường cho vào học lớp đào tạo đặc biệt này. Các thầy cô giáo đều ngạc nhiên: “Hiếm có học sinh ham học như thế này”. Được cô giáo Liệu giới thiệu, thầy Ngô Xuân Dung chủ nhiệm lớp chuyên toán đặc cách tiếp nhận Đình Nhi, vì lớp này đã đào tạo học sinh giỏi ngay từ lớp 2.
Học tập có cường độ có sức hấp dẫn lớn đối với Đình Nhi, việc hướng dẫn cho Đình Nhi về môn vật lý, ba cũng phải vận dụng đến những khả năng sở trường của mình. Chỉ ít lâu sau (cũng giống như Hoa La Canh năm xưa đã đoạt giải “cúp vàng” môn toán thời tiểu học), Đình Nhi lao vào cuộc tranh tài, và kết quả thật bất ngờ: cháu đã đoạt “giải nhất cuộc thi chuyên toán lớp 4”. Lúc bấy giờ tôi còn đang ở bệnh viện Hồ Bắc, chăm sóc mẹ tôi vừa bị mổ khối u trực tràng. Được tin cháu đoạt giải cao, mẹ tôi vui mừng nói: “Đây quả là một liều thuốc đặc hiệu đối với mẹ!”
Có thể nói, chuyển trường và được vào lớp chuyên là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Đình Nhi. Mặc dù lúc bấy giờ vẫn chưa thể tiên đoán được mọi sự việc sau này, nhưng theo bản năng tôi đã dự cảm được sự phát triển trí lực của Đình Nhi sẽ có bước đột phá quan trọng.
Giải nhất của cuộc thi chuyên toán đã kích thích mạnh mẽ hứng thú học toán của Đình Nhi. Từ đó về sau, ngoài thời gian tất yếu để học văn học ra, Đình Nhi đã dồn phần lớn thời gian cho môn toán với tất cả sự say mê hứng thú. Chúng tôi luôn coi trọng sự cố gắng về mặt này của Đình Nhi. Mặc dù ở trường Đại học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là những chuyên khoa tách biệt, nhưng ba vẫn luôn nhấn mạnh rằng: những học sinh nào giỏi cả về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, mới có tiền đồ rộng mở. Huống chi khi thi vào bậc sơ trung, bắt buộc Đình Nhi phải thật giỏi về môn toán, có vậy mới mở được cánh cửa để bước vào các trường trung học trọng điểm.
Việc học tập tại các trường chuyên lớp chọn thực sự là một điển hình cạnh tranh ở trình độ cao, nhất là cuộc đào thải nghiệt ngã cuối lớp 5. Phạm vi cạnh tranh đã vượt ra khỏi cấp nhà trường, nó là cuộc đua tranh giữa các học sinh xuất sắc trong toàn khu vực. Đình Nhi tuy chỉ là một học sinh “giữa đường nhập cuộc” so với các bạn bè trong lớp chuyên, học chậm mất 2 năm 6 tháng, nhưng về môn toán, trong các cuộc thi toán toàn quốc tổ chức vào học kỳ II năm lớp 6, Đình Nhi đã đoạt giải nhì toàn thành phố Thành Đô và đoạt giải ba toàn tỉnh Tứ Xuyên. Một lần nữa lại chứng minh cho câu nói “khổ luyện, tất sẽ thành tài”.
Công sức của Đình Nhi với môn toán trường chuyên, đã được đền đáp. Từ đó, cháu học tiến bộ rất nhanh, thắng hầu hết các đối thủ trong kỳ thi vào sơ trung, đi thẳng vào trường trung học trọng điểm, ngay trong khi học trung học điểm số các môn học đều được xếp loại ưu.
Hiện nay, tại Đại học Harvard, tuy môn Anh văn vẫn chưa bằng các bạn người Mỹ, nhưng kết quả học tập các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên vẫn vững vàng đứng ở loại giỏi.
Bình luận facebook