Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hành trình về phương Đông - Chương 02 phần 2
- Làm sao có thể được, tim ngừng đập là chết rồi còn gì? – Giáo sư Spalding kêu lớn.
- Bạn không tin ư, được bạn hãy để tay lên ngực tôi.
Giáo sư Spalding để tay lên ngực đạo sĩ và tay kia bắt mạch. Một sự rung động lạ lùng xảy ra, nhịp tim đập của đạo sĩ từ từ chậm dần và ngưng hẳn. Đây là một ảo tưởng? Giáo sư vội đưa tay xem đồng hồ, đúng một phút im lặng, rồi quả tim bỗng bắt đầu đập trở lại. Đạo sĩ mỉm cười giải thích:
- Bây giờ thì ông tin rồi chứ? Có lẽ ông nghĩ rằng điều này phản khoa học, tôi xin lấy thí dụ sau mà ông có thể kiểm chứng được. Con voi thở chậm hơn con khỉ do đó nó sống lâu hơn. Quan sát lối hô hấp loài vật như con rắn chẳng hạn, nó thở rất chậm nên sống lâu hơn con chó. Nếu nghiên cứu kỹ, bạn sẽ thấy sự liên hệ mầu nhiệm giữa hơi thở và sự sống lâu. Một kẻ sống đời êm đềm, sống lâu hơn người có đời sống vội vã, náo nhiệt. Có các giống dơi ngủ suốt mùa đông. Chúng treo cẳng trên vách đá ngưng thở nhiều tháng, và chỉ tỉnh giấc khi xuân đến. Con gấu cũng ngủ suốt mùa đông như thế. Tại sao loài vật làm được mà loài người lại không làm được? Đó đâu phải phản khoa học hay phản thiên nhiên. Vì các khoa học gia kết luận rằng điều này không thể xảy ra nên không bao giờ họ nhìn thêm điều gì nữa. Đối với người Á châu, bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra và thiên nhiên là ông thầy rất tốt.
- Nhưng như thế đâu có lợi gì, sống lâu thêm vài tháng, vài giờ…
Đạo sĩ mỉm cười một cách bí mật trả lời:
- Một ngày nào đó, bạn sẽ hiểu lời tôi nói. Tôi không thể giải thích gì thêm lúc này. Bạn có tin rằng nếu luyện tập pháp môn này đến mức cao siêu, ta có thể thắng đoạt tử thần không? Bạn đồng ý rằng ngưng thở là chết, và nếu ta giữ được hơi thở thì ta bảo tồn sự sống có đúng không?
- Dĩ nhiên là như thế.
- Bạn thân mến, một đạo sư có thể cầm giữ hơi thở không những trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm và nhiều thế kỷ, tức là họ có thể kéo dài sự sống theo ý muốn có đúng không? Ông bạn đã đồng ý ràng hơi thở ở đâu tức là sự sống ở đó kia mà.
- Nhưng làm sao có ai giữ được lâu như thế?
- Khi bạn lên dãy Hy Mã Lạp Sơn, bạn sẽ gặp những người này và điều này không lạ lùng như bạn nghĩ. Khoa Yoga chân truyền có thể đem lại nhiều quyền năng bất ngờ, lạ lùng, nhưng đã mấy ai khổ công tập luyện. Trong thời buổi điên đảo hiện nay, con người mê mải trong danh lợi, phù phiếm, các ảo ảnh cuộc đời, làm gì có thì giờ suy nghĩ đến sinh hoạt tâm linh. Đó cũng là lý do những người thực sự mong muốn một trạng thái tâm linh thường ẩn mình nơi hoang vắng, các bậc đó không bao giờ phải đi tìm đồ đệ mà người tìm đạo phải đi kiếm các ngài…
Giáo sư Spalding thắc mắc:
- Nhưng sống lâu trong hoang vắng để làm gì chứ?
- Hiện giờ đầu óc bạn vẫn còn suy nghĩ như người Âu, nghĩa là lý luận theo một chiều. Muốn học hỏi bạn phải cởi bỏ các thành kiến sẵn có, thì mới mong học hỏi những điều mới lạ. Một thời gian nữa bạn sẽ hiểu điều tôi muốn nói. Dĩ nhiên ,các bậc chân sư kéo dài đời sống vì những lý do chính đáng, cao cả chứ đâu tham sống sợ chết như người thường. Trên dẫy tuyết sơn có những vị đã sống cả trăm năm, có vị sống đến cả ngàn năm. Tất cả đều có những sứ mạng riêng nên họ giữ nguyên thể xác. Một đạo sĩ thấp kém như tôi không đủ kiến thức để có ý kiến. Tôi cho bạn biết trước một điều, bạn sẽ cầm về Anh móng tay của một vị Lạt Ma đã sống hơn bốn trăm năm.
- Liệu ông có thể cho chúng tôi biết làm cách nào để kéo dài đời sống như thế được?
- Có ba phương pháp kéo dài sự sống. Phương pháp thứ nhất là luyện tập tất cả các tư thế (asana) cùng với môn khí công bí truyền cho thật thuần thục tuyệt hảo. Phương pháp này chỉ có thể thực hiện dưới sự chỉ dẫn của một vị danh sư đã có kinh nghiệm vì sai một ly đi một dặm, đó là chưa kể người tập phải có một nếp sống tinh khiết, trong sạch hoàn toàn. Một ý niệm xấu khi thiền định có thể làm loạn động hơi thở đưa đến tình trạng “tẩu hoả nhập ma”, điên loạn hoặc chết ngay. Phương pháp thứ hai là sử dụng dược chất, pha chế các loại thuốc đặc biệt các loại cây cỏ hiếm hoi, phương pháp này cũng chỉ một thiểu số biết cách bào chế và chỉ truyền lại cho các đệ tử riêng. Phương pháp luyện đơn này chỉ được dùng trong trường hợp đặc biệt vì nó có các hiệu quả không thể lường được. Phương pháp thứ ba là lối mở các kinh kỳ bát mạch, sinh tử huyền quan rất khó giải thích theo khoa học thực nghiệm. Tôi chỉ có thế nói như thế còn tin hay không là quyền của ông. Trong óc con người có một lỗ trống rất nhỏ nằm sâu bên trong, và có một nắp đậy bên ngoài. Nơi cuối cùng của đốt xương sống là sào huyệt của luồng hỏa hầu Kundalini. Sự trụy lạc, trác táng làm tiêu hao sinh lực, khiến con người trở nên già nua, cằn cỗi. Trái lại, nếu biết kiểm soát ta có thể tiết kiệm sinh lực. Khi một người làm chủ toàn xác thân, y sẽ kiểm soát được luồng hoả hầu này. Chỉ những đạo sĩ Yogi thượng thặng mới dám luyện tập đến luồng hỏa hầu, khiến nó thức tỉnh đi ngược lên trên theo xương sống khai mở các bí huyệt, các trung tâm quan trọng nằm dọc theo lộ trình. Khi mở được nắp đậy lỗ hổng ngay trong óc để luồng hỏa hầu Kundalini chui vào cư ngụ nơi đây, ta sẽ khai mở nhiều quyền năng, cải lão hoàn đồng kéo dài sự sống. Sự khó khăn nhất là việc mở được cái nắp đậy trên óc, việc này có khi cần sự trợ giúp của một danh sư sử dụng nội lực giúp y đả thông kinh kỳ bách mạch. Việc này rất khó vì kẻ táo bạo luyện công dễ mất mạng như chơi. Người thành công có thể kéo dài sự sống như ý muốn và khi chết thể xác họ vẫn tươi tốt như khi còn sống, và không hề hư hại…
Giáo sư Spalding im lặng, tất cả những điều vị đạo sĩ tiết lộ, thật lạ lùng, ngoài tầm hiểu biết của khoa học. Chắc chắn khoa sinh lý học không thể chấp nhận luồng sinh lực vô hình này. Có lẽ nó xuất phát từ trí tưởng tượng của các đạo sĩ chất phác, mê tín chăng? Có nên tin hay không?
Như đọc được tư tưởng của giáo sư, đạo sĩ mỉm cười:
- Tôi biết ông bạn nghi ngờ vì các điều đó hoàn toàn trái với lý thuyết khoa học nhưng bạn hỡi, minh triết bao trùm mọi khoa học, nó là khoa học vũ trụ, so với môn khoa học thực nghiệm thì môn này chỉ là một mãnh vụn.
- Một ngày nào đó, khoa học sẽ tiến đến vấn đề tôi vừa trình bày, lúc đó tình trạng hiểu biết của nhân loại đã tiến hóa cao hơn bây giờ, nên có thể hiểu biết một cách chính xác hơn. Bạn nên hiểu luật vũ trụ định rằng khoa học thực nghiệm phải luôn luôn đi song song với sự tiến hóa của nhân loại. Vài trăm năm trước có phải khoa học lúc đó thật là ấu trĩ so với bây giờ hay không? Nếu đi ngược dòng lịch sử, bạn có thấy rõ mực tiến hóa của khoa học và nhân loại luôn luôn bổ túc cho nhau không? Thời tiền sử, nói về nguyên tử lực là điều vô lý và có nói cũng chả ai hiểu. Thời Trung Cổ, nếu có giảng giải về không gian sẽ bị kết án là phù thủy. Lịch sử Âu châu đã chứng minh rằng những người thông minh quá đều bị chế nhạo, là điên khùng rồi bị thiêu sống. Đó cũng là lý do các bậc danh sư không hề xuất hiện và các phương pháp tu hành được gìn giữ cẩn thận, bí mật, chỉ những người thành tâm mới được dạy bảo.
- Nhưng có cách nào một người Âu như tôi được truyền dạy các điều này không?
- Được lắm chứ, nhưng liệu bạn có sẵn sàng từ bỏ chốn phồn hoa đô hội để ẩn mình nơi hoang vu, tịch mịch tu học không?
- Điều này…cũng được, nhưng tôi phải thu xếp công việc đã….
- Bạn có sẵn sàng từ bỏ mọi hoạt động vui thú phàm thục để hoàn toàn dành cho việc thực hành pháp môn Yoga – không phải vài ngày, vài giờ , mà trọn đời.
- Nhưng chảng lẽ trọn đời chỉ có làm thế thôi…có lẽ khi tôi già đã…
Đạo sĩ bật cười:
- Bạn mến, Yoga không phải một trò tiêu khiển trong lúc nhàn rỗi hoặc khi tuổi già bóng xế. Người Âu các ông sao ham hoạt động và tham lam quá vậy?
Giáo sư Spalding đỏ mặt cãi:
- Nhưng tập Yoga để làm gì? Kéo dài đời sống khổ hạnh thêm vài năm có ích lợi gì đâu?
Đạo sĩ nghiêm mặt:
- Ai bảo mục đích Yoga là cầu sống lâu? Sống khổ hạnh mà không có ý nghĩa để làm gì? Phần lớn các đạo sĩ luyện thân thể cường tráng sống lâu hơn người khác chưa thấu hiểu được mục đích tối hậu. Bạn nghĩ các bậc chân sư chỉ lo sống thêm ít lâu thôi hay sao? Người đời thường chỉ hiểu một chiều, và đi ngay đến kết luận. Chinh phục thể xác chỉ là bước đầu đưa con người đến việc chinh phục tinh thần. Giữ cho mình không hành động xấu thì dễ nhưng giữ cho tâm không nghĩ xấu mới khó khăn gấp bội, và đòi hỏi nổ lực phi thường. Đời người quá ngắn, việc tập luyện kiểm soát thể xác đã đòi hỏi nhiều năm, không đủ để tu tập tinh thần. Do đó, các đạo sĩ mới kéo dài thêm đời sống. Môn Hatha Yoga như tôi nói chỉ nhắm mục đích chủ trị xác thân, khi thành công phải tu tập thêm Raja Yoga nhắm chủ trị tinh thần nữa chứ. Hatha Yoga dọn đường cho Raja Yoga …
- Thế tại sao ta không tập Raja Yoga ngay có hơn không?
Đạo sĩ lại bật cười:
- Người Âu thật hấp tấp, muốn đi xa phải đi từ từ, phải tập đi trước khi tập chạy chứ. Đốt giai đoạn là bảo đảm thất bại. Khi thể xác chưa làm chủ nổi thì làm sao đã đòi làm chủ tinh thần…
Giaó sư Spalding nôn nóng:
- Nhưng làm sao tôi có thể học môn Raja Yoga, bạn có thể chỉ cho tôi thêm về môn này không?
- Này ông bạn, việc gì cũng có duyên phận, nếu đủ duyên bạn sẽ gặp thầy hay bạn giỏi. Hãy có một lòng khao khát chân lý rồi định mệnh sẽ dẫn dắt bạn.
- Nhưng tôi đâu quen biết ai, các bậc chân sư đâu có tên trong điện thoại niên giám – tôi làm sao gặp các ngài?
Đạo sĩ mỉm cười một cách bí mật.
- Hãy vững niềm tin, lòng khao khát cầu đạo có một tư tưởng mạnh mẽ và chắc chắn sẽ được đáp ứng. “Hãy gõ cửa rồi cửa sẽ mở, hãy tìm rồi sẽ gặp”, bạn quên rồi sao?
Giáo sư Spalding giật mình, một lần nữa câu nói quen thuộc trong Kinh thánh lại được nhắc nhở bởi một đạo sĩ xứ Ấn. Ông bối rối không biết nói gì. Đạo sĩ mỉm cười nói tiếp:
- Người Âu có tính tò mò, cái gì cũng muốn biết. Thực hành mới là quan trọng, chứ biết suông để làm gì? Phương pháp rèn luyện tinh thần cũng giống như thể xác thôi. Nếu tập lueỵ6n thể thao đều đặn thì bắp thịt sẽ nảy nở, rắn chắc; thì rèn luyện tinh thần cũng vậy. Nhiều người có các tính xấu như ích kỷ, tham lam, hà tiện, đa nghi… Do đó, họ hành động không tốt với người khác. Đa số cho rằng đó là bản tính tự nhiên, không đổi được. Thật ra, nếu muốn ta có thể sửa đổi mọi tính tình. Nếu một tập luyện đúng cách làm bắp thịt nở nang thì sự kiểm soát thích nghi sẽ tạo các đức hạnh cần thiết. Kinh Rig Veda đã ghi rõ: “Kẻ nào quan niệm sự tiến hóa một cách rõ ràng chính xác sẽ ý thức được quyền lợi và hạnh phúc của mình. Muốn trở nên một bậc toàn thiện ta phải có các đức hạnh và can đảm. Người nào muốn cải thiện xã hội phải biết cải thiện mình trước đã. Phải biết quên quyền lợi riêng để chú tâm vào phận sự chung. Phải hiểu rằng các cơ hội tiếp xúc với mọi người đều tạo cho ta cơ hội phụng sự. Phụng sự mọi người chính là phụng sự thượng đế. Những người nhiệt tâm sửa mình phải ý thức quyền năng vô hạn của tư tưởng vì hành động phát sinh từ tư tưởng. Người tìm đạo phải biết kiểm soát tư tưởng của mình và sử dụng chúng một cách hợp lý và bác ái. Kiểm soát tư tưởng là mục đích của môn Raja Yoga. Trở ngại lớn nhất của những người luyện tâm, rèn chí là sự kiêu ngạo và óc chỉ trích. Với óc chỉ trích, con người công kích tất cả họ sẵn sàng bôi nhọ mọi đức hạnh, tìm sự sai quấy ở khắp mọi người. Người tu pháp Raja Yoga phải có thái độ ngược lại, phải tìm thấy điều thiện ở tất cả mọi người và nhìn thấy mọi sự đều có cái lý riêng của nó. Có thế họ mới giúp mình và người khác được. Trở ngại thứ hai là sự nông nổi, làm điều này chưa xong, đã nhảy sang việc khác. Vừa bắt tay vào việc đã mong thấy kết quả và nếu kết quả chưa như ý muốn liền bỏ điều theo đuổi, để nhảy sang một điều khác. Rốt cuộc không có điều gì xong cả. Thái độ này không thể chấp nhận được. Sự bền tâm kiên chí là điều cần thiết để chủ trị tư tưởng. Dĩ nhiên, kiếp người ngắn ngủi không ai có thể trừ hết thói hư, tật xấu trong một kiếp, do đó, việc tu hành cũng kéo dài trong nhiều kiếp sống. Khi đó họ sẽ ý thức các sự kiện vĩ đại của sự sống vô cùng và rời bỏ cái bản ngã để hòa mình vào dòng tiến hóa của vũ trụ, hòa nhập với Chân Ngã bất diệt.
- Như thế môn này sẽ giúp ta trở nên một vị thánh?
- Này ông bạn, đừng nên kết luận vội vàng. Con đường dẫn đến quả vị tiên thánh đâu phải chỉ có một. Có nhiều con đường đưa đến chân lý và không đường nào hơn đường nào. Đây là một điều vô cùng quan trọng mà bạn phải ghi nhớ mãi mãi. Không một con đường nào hơn đường nào dù là Hatha Yoga hay Raja Yoga hay là môn gì chăng nữa. Tại sao ta cứ nghĩ pháp môn này mới hay, tôn giáo kia mới tốt? Không một đường nào có thể là duy nhất được. Tốt hơn cả hãy tự biết mình. Thay vì tìm một chân lý tuyệt đối, hãy tìm sự tuyệt đối nơi mình vì chân lý để sống chứ không phải để dạy.
Giáo sư Spalding im lặng không thốt lên câu nào. Lời nói của đạo sĩ như có một sức mạnh vang dội trong lòng ông. Các thành kiến từ trước bỗng tan biến hết và ông cảm thấy xúc động vô cùng.
Đạo sĩ mỉm cười:
- Này ông bạn, không một vị thánh nào vỗ ngực xưng danh mà chỉ có các kẻ còn u mê trong bản ngã mới tha thiết đến danh vọng, địa vị. Khi họ đeo đầy mình những chức tước, thì làm sao họ giải thoát được ? Thượng đế ban cho ta trí thông minh để nhận xét thì ta phải biết phân biệt chứ. Hãy nhìn thành Benares với cả trăm đền thờ khác nhau, hàng ngàn giáo sĩ, tông phái. Ai cũng tự nhận rằng phe mình gần thượng đế nhất. Tại sao suốt hai năm nay phái đoàn các ông đã đi khắp nơi, thăm viếng mọi chỗ mà vẫn không thỏa mãn ? Phải chăng vì sự hiểu biết phân biệt của các ông đã cao, không chấp nhận sự mê tín, mù quáng nữa. Kinh Gita nói rõ, “Thầy nào, trò nấy. Một tu sĩ chân chính không có đệ tử bất hảo, và một đệ tử thông minh không tìm thầy bất lương”. Luật thiên nhiên đã dạy “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Một người sáng suốt đâu thể đi theo kẻ u mê… Một tu sĩ hiểu biết phải lo làm chủ chính mình để cầu giải thoát chứ đâu phải lo lôi kéo đệ tử cho đông, xây cất các đền đài cho đẹp, đễ tự hào về các thành quả này. Như thế là phô trương bản ngã, kiêu căng, ngã mạn làm sao còn giải thoát được. Bạn hãy sử dụng lý trí và trực giác để phân biệt những người này, nếu bạn tha thiết mong cầu chân lý thì chắc chắn điều mong ước sẽ thành sự thật. Chúng ta gặp nhau thế này cũng đã quá đủ, đã đến lúc tôi phải trở về am thất.
- Nhưng làm sao tôi sẽ gặp lại ông…tôi chưa biết tên ông.
- Hãy gọi tôi là Bramananda.
Giáo sư Spalding yên lặng nhìn vị đạo sĩ khuất dần qua hàng cây rậm rạp. Bóng chiều từ từ rơi xuống trên sông Hằng.
- Bạn không tin ư, được bạn hãy để tay lên ngực tôi.
Giáo sư Spalding để tay lên ngực đạo sĩ và tay kia bắt mạch. Một sự rung động lạ lùng xảy ra, nhịp tim đập của đạo sĩ từ từ chậm dần và ngưng hẳn. Đây là một ảo tưởng? Giáo sư vội đưa tay xem đồng hồ, đúng một phút im lặng, rồi quả tim bỗng bắt đầu đập trở lại. Đạo sĩ mỉm cười giải thích:
- Bây giờ thì ông tin rồi chứ? Có lẽ ông nghĩ rằng điều này phản khoa học, tôi xin lấy thí dụ sau mà ông có thể kiểm chứng được. Con voi thở chậm hơn con khỉ do đó nó sống lâu hơn. Quan sát lối hô hấp loài vật như con rắn chẳng hạn, nó thở rất chậm nên sống lâu hơn con chó. Nếu nghiên cứu kỹ, bạn sẽ thấy sự liên hệ mầu nhiệm giữa hơi thở và sự sống lâu. Một kẻ sống đời êm đềm, sống lâu hơn người có đời sống vội vã, náo nhiệt. Có các giống dơi ngủ suốt mùa đông. Chúng treo cẳng trên vách đá ngưng thở nhiều tháng, và chỉ tỉnh giấc khi xuân đến. Con gấu cũng ngủ suốt mùa đông như thế. Tại sao loài vật làm được mà loài người lại không làm được? Đó đâu phải phản khoa học hay phản thiên nhiên. Vì các khoa học gia kết luận rằng điều này không thể xảy ra nên không bao giờ họ nhìn thêm điều gì nữa. Đối với người Á châu, bất cứ việc gì cũng có thể xảy ra và thiên nhiên là ông thầy rất tốt.
- Nhưng như thế đâu có lợi gì, sống lâu thêm vài tháng, vài giờ…
Đạo sĩ mỉm cười một cách bí mật trả lời:
- Một ngày nào đó, bạn sẽ hiểu lời tôi nói. Tôi không thể giải thích gì thêm lúc này. Bạn có tin rằng nếu luyện tập pháp môn này đến mức cao siêu, ta có thể thắng đoạt tử thần không? Bạn đồng ý rằng ngưng thở là chết, và nếu ta giữ được hơi thở thì ta bảo tồn sự sống có đúng không?
- Dĩ nhiên là như thế.
- Bạn thân mến, một đạo sư có thể cầm giữ hơi thở không những trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm và nhiều thế kỷ, tức là họ có thể kéo dài sự sống theo ý muốn có đúng không? Ông bạn đã đồng ý ràng hơi thở ở đâu tức là sự sống ở đó kia mà.
- Nhưng làm sao có ai giữ được lâu như thế?
- Khi bạn lên dãy Hy Mã Lạp Sơn, bạn sẽ gặp những người này và điều này không lạ lùng như bạn nghĩ. Khoa Yoga chân truyền có thể đem lại nhiều quyền năng bất ngờ, lạ lùng, nhưng đã mấy ai khổ công tập luyện. Trong thời buổi điên đảo hiện nay, con người mê mải trong danh lợi, phù phiếm, các ảo ảnh cuộc đời, làm gì có thì giờ suy nghĩ đến sinh hoạt tâm linh. Đó cũng là lý do những người thực sự mong muốn một trạng thái tâm linh thường ẩn mình nơi hoang vắng, các bậc đó không bao giờ phải đi tìm đồ đệ mà người tìm đạo phải đi kiếm các ngài…
Giáo sư Spalding thắc mắc:
- Nhưng sống lâu trong hoang vắng để làm gì chứ?
- Hiện giờ đầu óc bạn vẫn còn suy nghĩ như người Âu, nghĩa là lý luận theo một chiều. Muốn học hỏi bạn phải cởi bỏ các thành kiến sẵn có, thì mới mong học hỏi những điều mới lạ. Một thời gian nữa bạn sẽ hiểu điều tôi muốn nói. Dĩ nhiên ,các bậc chân sư kéo dài đời sống vì những lý do chính đáng, cao cả chứ đâu tham sống sợ chết như người thường. Trên dẫy tuyết sơn có những vị đã sống cả trăm năm, có vị sống đến cả ngàn năm. Tất cả đều có những sứ mạng riêng nên họ giữ nguyên thể xác. Một đạo sĩ thấp kém như tôi không đủ kiến thức để có ý kiến. Tôi cho bạn biết trước một điều, bạn sẽ cầm về Anh móng tay của một vị Lạt Ma đã sống hơn bốn trăm năm.
- Liệu ông có thể cho chúng tôi biết làm cách nào để kéo dài đời sống như thế được?
- Có ba phương pháp kéo dài sự sống. Phương pháp thứ nhất là luyện tập tất cả các tư thế (asana) cùng với môn khí công bí truyền cho thật thuần thục tuyệt hảo. Phương pháp này chỉ có thể thực hiện dưới sự chỉ dẫn của một vị danh sư đã có kinh nghiệm vì sai một ly đi một dặm, đó là chưa kể người tập phải có một nếp sống tinh khiết, trong sạch hoàn toàn. Một ý niệm xấu khi thiền định có thể làm loạn động hơi thở đưa đến tình trạng “tẩu hoả nhập ma”, điên loạn hoặc chết ngay. Phương pháp thứ hai là sử dụng dược chất, pha chế các loại thuốc đặc biệt các loại cây cỏ hiếm hoi, phương pháp này cũng chỉ một thiểu số biết cách bào chế và chỉ truyền lại cho các đệ tử riêng. Phương pháp luyện đơn này chỉ được dùng trong trường hợp đặc biệt vì nó có các hiệu quả không thể lường được. Phương pháp thứ ba là lối mở các kinh kỳ bát mạch, sinh tử huyền quan rất khó giải thích theo khoa học thực nghiệm. Tôi chỉ có thế nói như thế còn tin hay không là quyền của ông. Trong óc con người có một lỗ trống rất nhỏ nằm sâu bên trong, và có một nắp đậy bên ngoài. Nơi cuối cùng của đốt xương sống là sào huyệt của luồng hỏa hầu Kundalini. Sự trụy lạc, trác táng làm tiêu hao sinh lực, khiến con người trở nên già nua, cằn cỗi. Trái lại, nếu biết kiểm soát ta có thể tiết kiệm sinh lực. Khi một người làm chủ toàn xác thân, y sẽ kiểm soát được luồng hoả hầu này. Chỉ những đạo sĩ Yogi thượng thặng mới dám luyện tập đến luồng hỏa hầu, khiến nó thức tỉnh đi ngược lên trên theo xương sống khai mở các bí huyệt, các trung tâm quan trọng nằm dọc theo lộ trình. Khi mở được nắp đậy lỗ hổng ngay trong óc để luồng hỏa hầu Kundalini chui vào cư ngụ nơi đây, ta sẽ khai mở nhiều quyền năng, cải lão hoàn đồng kéo dài sự sống. Sự khó khăn nhất là việc mở được cái nắp đậy trên óc, việc này có khi cần sự trợ giúp của một danh sư sử dụng nội lực giúp y đả thông kinh kỳ bách mạch. Việc này rất khó vì kẻ táo bạo luyện công dễ mất mạng như chơi. Người thành công có thể kéo dài sự sống như ý muốn và khi chết thể xác họ vẫn tươi tốt như khi còn sống, và không hề hư hại…
Giáo sư Spalding im lặng, tất cả những điều vị đạo sĩ tiết lộ, thật lạ lùng, ngoài tầm hiểu biết của khoa học. Chắc chắn khoa sinh lý học không thể chấp nhận luồng sinh lực vô hình này. Có lẽ nó xuất phát từ trí tưởng tượng của các đạo sĩ chất phác, mê tín chăng? Có nên tin hay không?
Như đọc được tư tưởng của giáo sư, đạo sĩ mỉm cười:
- Tôi biết ông bạn nghi ngờ vì các điều đó hoàn toàn trái với lý thuyết khoa học nhưng bạn hỡi, minh triết bao trùm mọi khoa học, nó là khoa học vũ trụ, so với môn khoa học thực nghiệm thì môn này chỉ là một mãnh vụn.
- Một ngày nào đó, khoa học sẽ tiến đến vấn đề tôi vừa trình bày, lúc đó tình trạng hiểu biết của nhân loại đã tiến hóa cao hơn bây giờ, nên có thể hiểu biết một cách chính xác hơn. Bạn nên hiểu luật vũ trụ định rằng khoa học thực nghiệm phải luôn luôn đi song song với sự tiến hóa của nhân loại. Vài trăm năm trước có phải khoa học lúc đó thật là ấu trĩ so với bây giờ hay không? Nếu đi ngược dòng lịch sử, bạn có thấy rõ mực tiến hóa của khoa học và nhân loại luôn luôn bổ túc cho nhau không? Thời tiền sử, nói về nguyên tử lực là điều vô lý và có nói cũng chả ai hiểu. Thời Trung Cổ, nếu có giảng giải về không gian sẽ bị kết án là phù thủy. Lịch sử Âu châu đã chứng minh rằng những người thông minh quá đều bị chế nhạo, là điên khùng rồi bị thiêu sống. Đó cũng là lý do các bậc danh sư không hề xuất hiện và các phương pháp tu hành được gìn giữ cẩn thận, bí mật, chỉ những người thành tâm mới được dạy bảo.
- Nhưng có cách nào một người Âu như tôi được truyền dạy các điều này không?
- Được lắm chứ, nhưng liệu bạn có sẵn sàng từ bỏ chốn phồn hoa đô hội để ẩn mình nơi hoang vu, tịch mịch tu học không?
- Điều này…cũng được, nhưng tôi phải thu xếp công việc đã….
- Bạn có sẵn sàng từ bỏ mọi hoạt động vui thú phàm thục để hoàn toàn dành cho việc thực hành pháp môn Yoga – không phải vài ngày, vài giờ , mà trọn đời.
- Nhưng chảng lẽ trọn đời chỉ có làm thế thôi…có lẽ khi tôi già đã…
Đạo sĩ bật cười:
- Bạn mến, Yoga không phải một trò tiêu khiển trong lúc nhàn rỗi hoặc khi tuổi già bóng xế. Người Âu các ông sao ham hoạt động và tham lam quá vậy?
Giáo sư Spalding đỏ mặt cãi:
- Nhưng tập Yoga để làm gì? Kéo dài đời sống khổ hạnh thêm vài năm có ích lợi gì đâu?
Đạo sĩ nghiêm mặt:
- Ai bảo mục đích Yoga là cầu sống lâu? Sống khổ hạnh mà không có ý nghĩa để làm gì? Phần lớn các đạo sĩ luyện thân thể cường tráng sống lâu hơn người khác chưa thấu hiểu được mục đích tối hậu. Bạn nghĩ các bậc chân sư chỉ lo sống thêm ít lâu thôi hay sao? Người đời thường chỉ hiểu một chiều, và đi ngay đến kết luận. Chinh phục thể xác chỉ là bước đầu đưa con người đến việc chinh phục tinh thần. Giữ cho mình không hành động xấu thì dễ nhưng giữ cho tâm không nghĩ xấu mới khó khăn gấp bội, và đòi hỏi nổ lực phi thường. Đời người quá ngắn, việc tập luyện kiểm soát thể xác đã đòi hỏi nhiều năm, không đủ để tu tập tinh thần. Do đó, các đạo sĩ mới kéo dài thêm đời sống. Môn Hatha Yoga như tôi nói chỉ nhắm mục đích chủ trị xác thân, khi thành công phải tu tập thêm Raja Yoga nhắm chủ trị tinh thần nữa chứ. Hatha Yoga dọn đường cho Raja Yoga …
- Thế tại sao ta không tập Raja Yoga ngay có hơn không?
Đạo sĩ lại bật cười:
- Người Âu thật hấp tấp, muốn đi xa phải đi từ từ, phải tập đi trước khi tập chạy chứ. Đốt giai đoạn là bảo đảm thất bại. Khi thể xác chưa làm chủ nổi thì làm sao đã đòi làm chủ tinh thần…
Giaó sư Spalding nôn nóng:
- Nhưng làm sao tôi có thể học môn Raja Yoga, bạn có thể chỉ cho tôi thêm về môn này không?
- Này ông bạn, việc gì cũng có duyên phận, nếu đủ duyên bạn sẽ gặp thầy hay bạn giỏi. Hãy có một lòng khao khát chân lý rồi định mệnh sẽ dẫn dắt bạn.
- Nhưng tôi đâu quen biết ai, các bậc chân sư đâu có tên trong điện thoại niên giám – tôi làm sao gặp các ngài?
Đạo sĩ mỉm cười một cách bí mật.
- Hãy vững niềm tin, lòng khao khát cầu đạo có một tư tưởng mạnh mẽ và chắc chắn sẽ được đáp ứng. “Hãy gõ cửa rồi cửa sẽ mở, hãy tìm rồi sẽ gặp”, bạn quên rồi sao?
Giáo sư Spalding giật mình, một lần nữa câu nói quen thuộc trong Kinh thánh lại được nhắc nhở bởi một đạo sĩ xứ Ấn. Ông bối rối không biết nói gì. Đạo sĩ mỉm cười nói tiếp:
- Người Âu có tính tò mò, cái gì cũng muốn biết. Thực hành mới là quan trọng, chứ biết suông để làm gì? Phương pháp rèn luyện tinh thần cũng giống như thể xác thôi. Nếu tập lueỵ6n thể thao đều đặn thì bắp thịt sẽ nảy nở, rắn chắc; thì rèn luyện tinh thần cũng vậy. Nhiều người có các tính xấu như ích kỷ, tham lam, hà tiện, đa nghi… Do đó, họ hành động không tốt với người khác. Đa số cho rằng đó là bản tính tự nhiên, không đổi được. Thật ra, nếu muốn ta có thể sửa đổi mọi tính tình. Nếu một tập luyện đúng cách làm bắp thịt nở nang thì sự kiểm soát thích nghi sẽ tạo các đức hạnh cần thiết. Kinh Rig Veda đã ghi rõ: “Kẻ nào quan niệm sự tiến hóa một cách rõ ràng chính xác sẽ ý thức được quyền lợi và hạnh phúc của mình. Muốn trở nên một bậc toàn thiện ta phải có các đức hạnh và can đảm. Người nào muốn cải thiện xã hội phải biết cải thiện mình trước đã. Phải biết quên quyền lợi riêng để chú tâm vào phận sự chung. Phải hiểu rằng các cơ hội tiếp xúc với mọi người đều tạo cho ta cơ hội phụng sự. Phụng sự mọi người chính là phụng sự thượng đế. Những người nhiệt tâm sửa mình phải ý thức quyền năng vô hạn của tư tưởng vì hành động phát sinh từ tư tưởng. Người tìm đạo phải biết kiểm soát tư tưởng của mình và sử dụng chúng một cách hợp lý và bác ái. Kiểm soát tư tưởng là mục đích của môn Raja Yoga. Trở ngại lớn nhất của những người luyện tâm, rèn chí là sự kiêu ngạo và óc chỉ trích. Với óc chỉ trích, con người công kích tất cả họ sẵn sàng bôi nhọ mọi đức hạnh, tìm sự sai quấy ở khắp mọi người. Người tu pháp Raja Yoga phải có thái độ ngược lại, phải tìm thấy điều thiện ở tất cả mọi người và nhìn thấy mọi sự đều có cái lý riêng của nó. Có thế họ mới giúp mình và người khác được. Trở ngại thứ hai là sự nông nổi, làm điều này chưa xong, đã nhảy sang việc khác. Vừa bắt tay vào việc đã mong thấy kết quả và nếu kết quả chưa như ý muốn liền bỏ điều theo đuổi, để nhảy sang một điều khác. Rốt cuộc không có điều gì xong cả. Thái độ này không thể chấp nhận được. Sự bền tâm kiên chí là điều cần thiết để chủ trị tư tưởng. Dĩ nhiên, kiếp người ngắn ngủi không ai có thể trừ hết thói hư, tật xấu trong một kiếp, do đó, việc tu hành cũng kéo dài trong nhiều kiếp sống. Khi đó họ sẽ ý thức các sự kiện vĩ đại của sự sống vô cùng và rời bỏ cái bản ngã để hòa mình vào dòng tiến hóa của vũ trụ, hòa nhập với Chân Ngã bất diệt.
- Như thế môn này sẽ giúp ta trở nên một vị thánh?
- Này ông bạn, đừng nên kết luận vội vàng. Con đường dẫn đến quả vị tiên thánh đâu phải chỉ có một. Có nhiều con đường đưa đến chân lý và không đường nào hơn đường nào. Đây là một điều vô cùng quan trọng mà bạn phải ghi nhớ mãi mãi. Không một con đường nào hơn đường nào dù là Hatha Yoga hay Raja Yoga hay là môn gì chăng nữa. Tại sao ta cứ nghĩ pháp môn này mới hay, tôn giáo kia mới tốt? Không một đường nào có thể là duy nhất được. Tốt hơn cả hãy tự biết mình. Thay vì tìm một chân lý tuyệt đối, hãy tìm sự tuyệt đối nơi mình vì chân lý để sống chứ không phải để dạy.
Giáo sư Spalding im lặng không thốt lên câu nào. Lời nói của đạo sĩ như có một sức mạnh vang dội trong lòng ông. Các thành kiến từ trước bỗng tan biến hết và ông cảm thấy xúc động vô cùng.
Đạo sĩ mỉm cười:
- Này ông bạn, không một vị thánh nào vỗ ngực xưng danh mà chỉ có các kẻ còn u mê trong bản ngã mới tha thiết đến danh vọng, địa vị. Khi họ đeo đầy mình những chức tước, thì làm sao họ giải thoát được ? Thượng đế ban cho ta trí thông minh để nhận xét thì ta phải biết phân biệt chứ. Hãy nhìn thành Benares với cả trăm đền thờ khác nhau, hàng ngàn giáo sĩ, tông phái. Ai cũng tự nhận rằng phe mình gần thượng đế nhất. Tại sao suốt hai năm nay phái đoàn các ông đã đi khắp nơi, thăm viếng mọi chỗ mà vẫn không thỏa mãn ? Phải chăng vì sự hiểu biết phân biệt của các ông đã cao, không chấp nhận sự mê tín, mù quáng nữa. Kinh Gita nói rõ, “Thầy nào, trò nấy. Một tu sĩ chân chính không có đệ tử bất hảo, và một đệ tử thông minh không tìm thầy bất lương”. Luật thiên nhiên đã dạy “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Một người sáng suốt đâu thể đi theo kẻ u mê… Một tu sĩ hiểu biết phải lo làm chủ chính mình để cầu giải thoát chứ đâu phải lo lôi kéo đệ tử cho đông, xây cất các đền đài cho đẹp, đễ tự hào về các thành quả này. Như thế là phô trương bản ngã, kiêu căng, ngã mạn làm sao còn giải thoát được. Bạn hãy sử dụng lý trí và trực giác để phân biệt những người này, nếu bạn tha thiết mong cầu chân lý thì chắc chắn điều mong ước sẽ thành sự thật. Chúng ta gặp nhau thế này cũng đã quá đủ, đã đến lúc tôi phải trở về am thất.
- Nhưng làm sao tôi sẽ gặp lại ông…tôi chưa biết tên ông.
- Hãy gọi tôi là Bramananda.
Giáo sư Spalding yên lặng nhìn vị đạo sĩ khuất dần qua hàng cây rậm rạp. Bóng chiều từ từ rơi xuống trên sông Hằng.
Bình luận facebook